Books are a uniquely portable magic.

Stephen King

 
 
 
 
 
Biên tập: Duy Vo
Upload bìa: Đỗ Quốc Dũng
Số chương: 26
Phí download: 4 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 3609 / 102
Cập nhật: 2015-07-15 23:34:21 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Tự Ngôn
ại sao tuyển tập này gồm 12 truyện ngắn với tựa đề Những người hành hương kì lạ?
Mười hai truyện ngắn trong tập sách này đã được viết ra trong khoảng mười tám năm vừa qua. Trước khi đạt đến hình dáng hiện nay, năm trong số các truyện này đã xuất hiện dưới hình thức các truyện ngắn trên nhật báo và các kịch bản; một truyện vốn là truyện phim truyền hình. Mười lăm năm trước, tôi kể lại một truyện khác trong một cuộc phỏng vấn thu âm cho một người bạn đã biên tập và xuất bản và bây giờ tôi viết lại truyện đó dựa trên bản văn của anh. Đây quả là một kinh nghiệm sáng tạo lạ lùng cần được giải thích, dầu chỉ để cho các cháu bé đang mơ ước lớn lên làm nhà văn, sẽ hiểu được phần nào cái thói quen và ham muốn viết lách nó cồn cào thôi thúc và nghiệt ngã đối với người đã trót mang nghiệp dĩ, đến thế nào.
Ý tưởng cho truyện đầu tiên đến với tôi vào những năm đầu 1970, kết quả của một giấc mộng khải ngộ tôi đã gặp sau khi sống tại Barcelona trong năm năm. Tôi nằm mộngthấy mình đang dự đám tang của chính mình, cùng đi với một nhóm bạn mặc tang phục long trọng nhưng phong thái lại giống như đi vào ngày hội. Tất cả chúng tôi đều có vẻ hạnh phức, vui thích được ở bên nhau. Nhất là tôi, càng thấy vui thích hơn bất kỳ người nào khác, bởi vì cơ may hiếm có nhờ cái chết đã cho tôi được gặp mặt tất cả bạn bè từ châu Mỹ La Tinh, các bạn bè cũ thân thiết nhất của tôi, những người mà từ lâu tôi không được gặp lại. Cuối cuộc tang lễ, khi họ bắt đầu tản mác, tôi cũng định rời đi nhưng một người trong bọn cho tôi thấy với ý đồ đứt khoát, rõ ràng là đối với riêng phần tôi, cuộc vui đã qua rồi. "Anh là người duy nhất không được đi đâu" anh ta nói. Chỉ khi đó tôi mới hiểu rằng chết có nghĩa là không bao giờ gặp mặt bạn bè nữa.
Không biết sao, nhưng tôi đã giải thích giấc mộng tiêu biểu đó như là một cuộcc rà soát ý thức về lý lịch của chính mình và tôi nghĩ, đây là một khởi điểm tốt để viết về những điều kỳ lạ đã xảy ra cho đám người châu Mỹ la tinh sống tại Châu Âu. Đó là một khám phá đầy khích lệ, bởi vì tôi vừa mới hoàn tất quyển Mùa thu của vị Trưởng lão, tác phẩm nhiều khó khăn và phiêu lưu nhất của tôi và tôi còn phân vân chưa biết nên đi đâu từ nơi đó.
Trong vòng hai năm tôi đã ghi chú vẽ những đề tài truyện khi chúng chợt hiện đến trong đầu óc tôi nhưng đã không thể quyết định nên làm gì với chúng. Vì tôi không có một quyển sổ tay ghi chú để sẵn tại nhà trong cái đêm tôi quyết định khởi đầu đó các con tôi cho tôi mượn một trong các quyển tập của chúng. Và trong các cuộc du hành thuờng xuyên của chúng tôi, các con tôi đã mang cuốn sổ ghi chú đó trong cặp đi học của chúng, sợ nó có thể bị thất lạc. Tôi đã thu thập sáu mươi bốn ý tưởng với rất nhiều chú thích rất chi tiết đến độ tôi chỉ còn cần viết ra mà thôi Năm 1974, khi tôi từ Bacelona trở về Mexico, điều trở nên hiển nhiên đối với tôi là quyển sách đó không thể là một thiên tiểu thuyết như có vẻ là thế trong lúc đầu, mà đúng hơn là một tập hợp những truyện ngắn dựa trên những sự kiện thu thập từ báo ch6í, có thể được cứu rỗi khỏi số phận tử vong bằng những phương cách ảo diệu của thi ca. Tôi đã xuất bản ba tập truyện ngắn nhưng không có tập nàođuợc thai nghén và sáng tác như một toàn bộ. Trái lại, mỗi truyện đầu đã là một mảnh rời, tự lập và tình cờ ngẫu hứng. Và do đó, việc viết ra sáu mươi bốn ý tưởng về các câu truyện đó hẳn đã là một cuộc phiêu lưu đầy hứng thú nếu tôi có thế viết ra một mạch tất cả những truyện đó, với một tính nhất quán nội tại trong văn điệu và văn phong có thể làm cho chúng trở thành bất khả phân ly trong trí nhớ của độc giả.
Tôi sáng tác hai truyện đầu - "Dấu máu của nàng trên tuyết" và "Mùa hè hạnh phúc của cô Forbes" - năm 1976 và liền sau đó cho đăng trên nhiều phụ trang văn chương tại nhiều nước. Tiếp tục làm việc không ngừng nghỉ, nhưng giữa chừng truyện thứ ba, truyện về đám tang của chính mình, tôi cảm thấy mệt mỏi nhiều hơn là nếu tôi để công sức vào một quyển tiểu thuyết. Điều đó cũng xảy ra với truyện thứ tư. Thật ra tôi không còn đủ sức lực để hoàn tất chúng. Bây giờ tôi biết tại sao: Cố gắng cần có để viết một truyện ngắn cũng mãnh hệt như bắt đầu một tiểu thuyết, nơi mà tất cả mọi điều đều cần phải được xác định ngay trong dòng đầu tiên: cấu trúc, văn điệu, văn phong, ngữ điệu, độ dài, và đôi khi cả tính cách của nhân vật. Tất cả cái còn lại chỉ là niềm vui của viết lách, niềm vui thân thiết nhất và cô đơn nhất mà con người có thể tưởng tượng được và nếu suốt cả phần còn lại của một đời người không được dùng để chữa đi chữa lại một cuốn tiểu thuyết, chính là vì cái đòi hỏi phải kết thúc một thiên truyện cũng cồn cào thôi thúc như cái đòi hỏi phải khởi đầu nó. Nhưng một câu truyện lại không có khởi đầu, cũng không có kết thúc. Nó trót lọt hay không, thế thôi. Và nếu coi mòi nó không trót lọt thì kinh nghiệm viết văn của tôi cũng như kinh nghiệm của nhiều nguời khác, chỉ ra rằng trong đa số trường hợp, tốt hơn là ta nên bắt đầu lại theo một hướng khác, hoặc là ném truyện đó vào sọt rác. Có ai đó, tôi không nhớ tên, đã phát ngôn một câu rất đáng khích lệ "Các nhà văn hay thường được đánh giá qua những gì họ xé bỏ hơn là qua những gì họ in ra ra". Đúng là tôi đã không xé bỏ những bản thảo và ghi chú lúc đầu, nhưng tôi đã làm một việc còn tệ hơn: Tôi ném chúng vào trong quên lãng.
Tôi nhớ đã mang theo quyển tập ghi chép trên bàn làm việc ở Mexico, chìm đắm trong đống giấy tờ lộn xộn, cho đến năm 1978. Một ngày nọ, khi đi đang tìm kiếm cái gì đó, tôi chợt nhớ rằng đã lâu tôi không thấy quyển tập đó ở đâu. Chẳng hề chi. Nhưng khi tôi chắc chắn là thực sự nó không còn ở nơi bàn viết, tôi phát hoảng. Mọi ngóc ngách trong nhà đều được lục tung lên. Chúng tôi xê dịch bàn ghế, kéo các kệ sách ra để chắc chắn là nó không kẹt đâu đó sau các quyển sách và tra hỏi một cách khiếm nhã những người giúp việc nhà cũng như bạn bè.
Chẳng một dấu vết nào. Lời giải thích duy nhất có thể chấp nhận được, có thể là trong những chiến dịch hủy diệt ba cái đám giấy má hổ lốn thường xuyên của tôi, quyển tập bất hạnh kia đã lưu lạc vào đám giấy phế liệu mất tiêu rồi.
Phản ứng của chính mình khiến tôi ngạc nhiên: Đề tài tôi đã bỏ quên gần bốn năm qua lại trở thành một vấn đề danh dự. Trong một toan tính thu hồi lại chúng bằng bất cứ giá nào và lao động đầy nhiệt tình như khi viết lách, tôi cố xoay xở để kiến tạo lại các ghi chú cho ba mươi truyện ngắn. Bởi vì sự cố gắng căng thẳng để nhớ lại đã tác động như một cuộc thử thách nơi luyện ngục để thanh lọc, tôi đã loại bỏ không thương xót nhữngcái nào xét ra không đáng được cứu rỗi và sau khi sàng lọc chỉ còn lại mười tám. Lần này tôi quyết định viết không ngừng nghỉ, nhưng tôi sớm nhận ra rằng tôi đã đánh mất nhiệt tình đối với chúng.
Và ngược lại với điều tôi thường khuyên các nhà văn trẻ, tôi đã không vất chúng đi. Thay vì thế, tôi xếp lại hồ sơ của chúng thôi. Chính là trường hợp ở đây.
Khi tôi bắt đầu viết ký sự về một cái chết được báo trước, năm 1979, tôi xác định sự kiện là trong những khoảng thời gian xả hơi giữa các quyển sách, tôi dễ bị mất đi thói quen viết lách và càng lúc càng trở nên khó hơn cho tôi để bắt đầu trở lại. Đó là lý do tại sao, trong khoảng giữa 1980 và tháng ba 1984 tôi bị bắt buộc phải viết hàng tuần một bài xã luận cho các tờ báo tại nhiều quốc gia khác nhau, như một thứ kỷ luật, để luôn giữ cho vũ khí của mình còn sắc bén. Rồi tôi lại nhận thấy là trong cuôcc chiến đấu với chất liệu trong quyển sổ ghi chú đó vẫn còn một vấn đề về các thể loại văn chương và đúng ra chúng nên là các bài báo, chứ không phải truyện. Trừ một điều là sau khi in năm bài, căn cứ trên quyển số ghi chú đó, tôi lại đổi ý một lần nữa. Mấy bài đó đem viết thành truyện phim có lẽ hay hơn. Năm kịch bản và một truyện phim truyền hình nhiều kỳ đã được soạn ra bằng cách đó.
Điều tôi không hề tiên liệu đó là việc làm báo và phim đã thay đổi một vài ý tưởng của tôi về các truyện đó, đến nỗi giờ đây khi tôi viết chúng trong hình thức cuối cùng này, tôi phải rất thận trọng tách rời các ý tưởng của chính tôi, bằng một cái nhíp, với những ý tướng từ các vỉ giám đốc kia đã gợi ra cho tôi trong khi tôi viết các kịch bản. Trong thực tế, việc tôi cộng tác cùng lúc với năm người sáng tạo khác nhau đã gợi ra một phương pháp khác để viết truyện. Tôi nên khởi đầu một truyện khi tôi có thời gian để làm, ngừng lại để đó, khi tôi cảm thấy mệt mỏi hoặc một dự án bất ngờ nào chợt xuất hiện, và rồi bắt đầu một truyện khác.
Trong khoảng chừng một năm, sáu trong số mười tám đề tài đã rơi vào sọt rác, trong số đó có truyện về đám tang của tôi, bởi vì tôi đã không bao giờ tái tạo được cái không khí liên hoan chè chén tưng bừng như từng xuất hiện trong giấc mộng của tôi. Các truyện còn lại, tuy thế, lại có vẻ hứa hẹn sẵn sàng bắt đầu một đời sống dài lâu.
Đó là mười hai truyện trong sách này. Tháng chín vừa qua, sau thêm hai năm làm việc liên tục, chúng đã sẵn sàng để chào đời. Và thế là cuộc hành hương hầu như vô tận của chúng lui tới các sọt giấy vụn đã có thể kết thúc nếu tôi không bị gặm nhấm bởi mối nghi ngờ cuối cùng ở giờ thứ mười một. Vì tôi đã mô tả các đô thị ở châu âu - bối cảnh cho các truyện xảy ra - từ trí nhớ đã khá xa xôi, tôi muốn kiểm chứng lại tính chính xác trong hồi ức của tôi sau hai mươi năm xa cách, và tôi đã làm một cuộc hành trình nhanh chóng để làm quen lại với Barcelona, Geneva, Rome và Paris.
Không một nơi nào trong các đô thị đó còn liên quan đến các hồi tưởng của tôi. Qua bao tang thương dâu bể, tất cả các đô thị đó, cũng như cá châu Âu ngày nay, đã trở nên lạ lùng. Những hồi ức thực sự hình như đã trở nên những bóng ma trong khi những hồi tưởng giả trá lại đầy sức thuyết phục đến độ chúng thay thế cho thực tại. Điều này có nghĩa là tôi đã không thể nhìn rõ được lằn ranh phân cách giữa ảo mộng chán chường và niềm hoài niệm quá khứ. Đấy là một giải pháp dứt khoát.
Cuối cùng tôi đã tìm được điều tôi cần thiết để hoàn thành tác phẩm, điều duy nhất mà sự trôi qua của bao năm tháng có thể đem lại một viễn tượng về thời gian.
truyện từ đầu trong tám tháng lên cơn sốt và nhờ vào lòng nghi ngờ hữu ích rằng có lẽ không có cái gì mà tôi đã trải qua trong hai mươi năm trước ở châu Âu là thực, tôi đã không phải tự hỏi nơi đâu cuộc đời kết thúc và tưởng tượng bắt đầu. Rồi thì viết lách trở nên trơn tuột đến độ đôi khi tôi cảm thấy như tôi đang viết chỉ vì tôi thích kể lại một câu truyện, có thể là về thân phận con người, rất giống với việc bay lên lơ lưng bằng sức mạnh siêu nhiên. Vì tôi làm việc với tất cả các truyện cùng lúc và cảm thấy mình tự do nhảy tới nhảy lui từ truyện này đến truyện khác, tôi đạt đến tia nhìn tổng quan; điều đó đã cứu thoát tôi khỏi sự rã rời phải bắt đầu mãi lại từ đầu và giúp tôi theo dấu những khoảng nhàn cư vô bổ và những mâu thuẫn chết người. Điều này, theo tôi nghĩ, đã giúp tôi kết thúc tập truyện theo sát nhất với câu truyện mà tôi vẫn mong viết ra.
Giờ đây món ăn tinh thần này đã sẵn sàng để được dọn ra bàn sao khi lang thang hết nơi này đến nơi khác, đấu tranh để tồn tại với bao nhiêu cảnh bất trắc. Tất cả các truyện, trừ hai truyện đầu, đều được hoàn tất cùng lúc và mỗi truyện mang ngày tháng tôi bắt đầu viết. Thứ tự các truyện trong lần xuất bản này giống như thứ tự xuất hiện trong sổ ghi chú.
Tôi vẫn thường nghĩ rằng mỗi phiên bản sau của một truyện phải tốt hơn phiên bản trước đó. Nếu thế thì làm sao ta biết được phiên bản nào là phiên bản cuối cùng, hoàn hảo nhất? Cũng giống như cách người đầu bếp biết lúc nào món xúp vừa ăn nhất, đây là một bí quyết nghề nghiệp không tuân theo qui luật của lý trí nhưng theo một thứ ma thuật của bản năng. Tuy nhiên, trong trường hợp này, tôi sẽ không đọc lại chúng, giống như tôi chưa hề đọc lại bất cứ tác phẩm nào khác của mình vì sợ rằng mình sẽ ân hận. Những độc giả mới sẽ biết nên làm gì với chúng. May mắn là, đối với những người hành hương kỳ lạ này, kết thúc cuộc đời nơi giỏ rác cũng giống như niềm vui trở lại quê nhà.
Khi tôi trở về từ cuộc hành trình may mắn đó, tôi viết lại tất cả các truyện từ đầu trong tám tháng lên cơn sốt và nhờ vào lòng nghi ngờ hữu ích rằng có lẽ không có cái gì mà tôi đã trải qua trong hai mươi năm trước ở Châu Âu là thực tôi đã không phải tự hỏi nơi đâu cuộc đời kết thức và tưởng tượng bắt đầu. Rồi thì viết lách trở nên trơn tuột đến độ đôi khi tôi cảm thấy như tôi đang viết chỉ vì tôi thích kể lại một câu truyện, có thể là về thân phận con người, rất giống với việc bay lên lơ lưng bằng sức mạnh siêu nhiên. Vì tôi làm việc với tất cả các truyện cùng lúc và cảm thấy mình tự do nhảy tới nhảy lui từ truyện này đến truyện khác, tôi đạt đến tia nhìn tổng quan; điều đó đã cứu thoát tôi khỏi sự rã rời phải bắt đầu mãi lại từ đầu và giúp tôi theo dấu những khoảng nhàn cư vô bổ và những mâu thuẫn chết người. Điều này, theo tôi nghĩ, đã giúp tôi kết thúc tập truyện theo sát nhất với câu truyện mà tôi vẫn mong viết ra.
Giờ đây món ăn tinh thần này đã sẵn sàng để được dọn ra bàn sau khi lang thang hết nơi này đến nơi khác, đấu tranh để tồn tại với bao nhiêu cảnh bất trắc. Tất cả các truyện, trừ hai truyện đầu, đều được hoàn tất cùng lúc và mỗi truyện mang ngày tháng tôi bắt đầu viết. Thứ tự các truyện trong lần xuất bản này giống như thứ tự xuất hiện trong sổ ghi chú.
Tôi vẫn thường nghĩ rằng mỗi phiên bản sau của một truyện phải tốt hơn phiên bản trước đó. Nếu thế thì làm sao ta biết được phiên bản nào là phiên bản cuối cùng, hoàn hảo nhất? Cũng giống như cách người đầu bếp biết lúc nào món xúp vừa ăn nhất, đây là một bí quyết nghề nghiệp không tuân theo qui luật của lý trí nhưng theo một thứ ma thuật của bản năng. Tuy nhiên, trong trường hợp này, tôi sẽ không đọc lại chúng, giống như tôi chưa hề đọc lại bất cứ tác phẩm nào khác của mình vì sợ rằng mình sẽ ân hận. Những độc giả mới sẽ biết nên làm gì với chúng. May mắn là, đối với những người hành hương kỳ lạ này, kết thúc
cuộc đời nơi giỏ rác cũng giống như niềm vui trở lại quê nhà.
Gabriel Garcia Marquez
Cartagena de Indas
Tháng tư 1992
Một cựu tổng thống vùng Caribê bệnh tật, sống ẩn dật ở Geneva, được một tài xế xe cứu thương đầy tham vọng và bà vợ cứng đầu của anh ta làm bạn.
Anh chàng Margarito Duarte từ vùng rừng núi Andes xứ Colombia đến Rome với một cái hộp có hình dáng và kích thước của một cái đựng cây trung hồ cầm để dâng lên đức Giáo Hoàng những gì đựng trong đó.
Một người đàn bà mang chiếc nhẫn hình rắn với mắt màu ngọc bích kiểu Ai Cập và chỉ được biết qua cái tên cô Frieda do đám sinh viên châu Mỹ La tinh đặt cho, sống bằng nghề rao bán các giấc mộng của mình cho các gia đình giàu có.
Một cô ca sĩ Mễ Tây Cơ xinh đẹp trên đường về thành phố Barcelona, xe bị hỏng và do những ngẫu nhiên lạ lùng của số mệnh, đã phải kết thúc cuộc đời trong một bệnh viện tâm thần.
Ở Toscane, một gia đình đi nghỉ hè đến thăm m ột lâu đài thời Phục Hưng bây giờ do một nhà văn danh tiếng Venezuela sở hữu và đã gặp bóng ma của người chủ lâu đời mấy trăm năm trước, một hiệp sĩ đã tự tìm lấy cái chết thê thảm do tuyệt vọng vì tình.
Maria dos Prazeres, m ột thời từng là nàng kiều nữ giang hồ quyến rũ nhất ở Barcelona, nằm mộng thấy thần chết xuất hiện, vì thế bà ta bắt đầu hoạch định kế hoạch cho đám tang của chính mình.
Một góa phụ trang phục theo kiểu Thánh Francis, dong thuyền từ Argentina đến Rome để gặp đức Giáo Hoàng.
Một cậu thiếu niên điển trai vùng Caribê hóa điên nơi đất Tây Ban Nha.
Một cô gia sư người Đức đã hủy hoại mùa hè vì những qui luật khắt khe do cô đặt ra và rồi đã tự hủy hoại chính m ình.
Billy Sanchez mang bà vợ có bầu với vết thương trên ngón tay đeo nhẫn, đến nhà thương và rồi chẳng bao giờ thấy lại nàng.
Một lần nữa, qua tuyển tập truyện ngắn đầy lôi cuốn này, Gariel Garcia Marquez mời gọi chúng ta đi vào những thế giới uy nghiêm và huyền ảo đầy tính ma thuật, từ đó chúng ta trồi lên nhưng v ẫn mãi bị vương vấn bởi bao khoảng thời gian mông lung hòa quyện vào nhau.
Truyện Ngắn Marquez Truyện Ngắn Marquez - Gabriel Garcia Márquez Truyện Ngắn Marquez