Cầu Chúa ban cho con sự thanh thản để chấp nhận những thứ con không thể thay đổi, sự caN đảm để thay đổi những thứ con có thể, và sự khôn khoan để phân biệt những cái có thể thay đổi và không thể.

Dr. Reinhold Niebuhr

 
 
 
 
 
Tác giả: Diêm Liên Khoa
Thể loại: Tiểu Thuyết
Biên tập: Ha Ngoc Quyen
Upload bìa: Ha Ngoc Quyen
Số chương: 1
Phí download: 1 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 0 / 66
Cập nhật: 2020-11-03 00:36:46 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 11
gô Đại Vượng đã về nghỉ phép ở quê hương miền tây tỉnh Hà Nam của anh.
Trong thời gian nghỉ phép hơn một tháng, anh tưởng như đã sống hơn bốn mươi ngày trong trại giam. Không biết sau khi sư trưởng về sẽ có chuyện gì khó xử và bất ngờ xẩy ra bên Lưu Liên.Không biết bộ đội đi hành quân dã ngoại đường dài trở về, đại đội trưởng, chính trị viên và anh em lính cũ lính mới trong đơn vị sẽ bàn luận như thế nào về việc mất hút của anh. Theo sự sắp xếp kín như bưng của Lưu Liên, quả nhiên có một đại diện quân đội ở nhà ga chuyên môn bố trí ghế nằm cho các thủ trưởng đi công tác, đang trung thành đứng đợi ở cửa nhà ga lúc mười giờ sáng, dúi vào tay anh một vé tàu ghế nằm thông thường, rất khó mua thời đó, chẳng khác gì kỹ thuật mới cao cấp đang khan hiếm bây giờ, lại còn đưa cho anh xem một giấy thông hành quân nhân đặc biệt, bỏ vào một phong bì, trao cho anh và dặn anh dọc đường phải bảo quản tử tế, phải thực hiện người đâu chứng từ đấy, dù có vào nhà vệ sinh, cũng phải vật bất ly thân, túi xách không dời tay.
Trao dặn xong, người sĩ quan dong dỏng cao đi về văn phòng đại diện của anh, chỉ còn lại một mình Ngô Đại Vượng lẻ loi trong phòng đợi to rộng của nhà ga. Tính ra, sự cô độc thật sự bắt đầu từ lúc này, chẳng khác nào sự bất lực của cuộc đời và tình yêu bắt đầu từ khi đó.
Bị thúc ép bởi yêu cầu đời thường cần phải hợp tình hợp lý, Lưu Liên không đi tiễn anh. Chị chỉ tiễn anh ra khỏi cổng ngôi nhà gác số một. Chiếc xe com măng ca phòng quản lý cử đến đợi anh ở ngoài cổng. Khi sắp sửa chia tay, sau khi chiếc xe com măng ca ở ngoài cổng nổi mấy tiếng còi thúc dục, Lưu Liên nhét vào tay anh hai mươi tờ mười đồng mới tinh, bảo:
- Vượng cầm lấy một trăm đồng, dọc đường mua cho vợ hai bộ quần áo tử tế, mua cho con một vài thứ đồ chơi và bánh kẹo.
Anh không nhận tiền, nhìn chị lắc đầu, chị cứ cố tình nhét tiền vào túi xách chỉ dùng đựng tài liệu mà chị chuẩn bị sẵn cho anh.
Sau đó, bên ngoài lại nổi hai tiếng còi thúc giục.
Anh đã khóc. Nước mắt như viên ngọc rơi xuống phòng khách. Chị cười với anh. Nụ cười xanh xao mà u buồn, y như hoa cỏ dại mọc trên vách đá đất cằn quê anh. Nhìn chị cười, anh bước đến nắm tay, hỏi:
Lưu Liên, từ nay về sau, Vượng còn được gặp Liên không?
Chị cứ để anh bóp tay mình, sau đó rút tay, giục:
Mau ra đi, xe đang đợi Vượng ở ngoài.
Anh không thể không quay người đi ra.
Anh hy vọng chị ra cổng tiễn mình, nhưng lại bảo chị:
Liên ở đây thôi, đừng ra cổng tiễn nữa.
Chị không ra cửa tiễn anh thật. Nhưng khi ngồi trên xe com măng ca rời ngôi nhà số một, anh nhìn thấy chị từ lầu cổng đi ra, đứng dưới giàn nho nhìn anh trong xe, vẫy tay chào, lại một lần nữa, nụ cười trên mặt rạng ngời mà buồn khổ, như hoa cúc vàng dại đang héo tàn, mãi mãi khắc ghi trong tim anh.
Anh không ngờ, nụ cười buồn thương của chị là dấu ấn không phai mờ chị để lại cho anh mãi mãi trong cuộc đời. Nỗi cô độc thấm sâu vào linh hồn bắt đầu đến trong giây lát ở nhà ga, cho đến gần một tháng rưỡi nghỉ phép dài đằng đẵng ở dãy núi Bả Lâu miền tây tỉnh Hà Nam quê nhà, chỉ có nụ cười xanh xao ai oán của chị đã động viên an ủi anh.
Anh không biết trong thời gian một tháng rưỡi, đang xảy ra chuyện long trời chuyển đất trong doanh traị quân đội anh đã phục dịch ngày đêm suốt năm năm trời. Một đội quân lớn từng hiển hách chiến công đã lặng lẽ mất đi trong biên chế xây dựng quân đội của Nhà nước, giống một chậu canh vàng nước bạc sắp mất đi trong biển cả. Anh không biết, đội quân này mất đi, sẽ thay đổi số phận của biết bao người, mà sự thay đổi, chìm nổi và tiêu tan của số phận biết bao người, hoặc ít hoặc nhiều, hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp đều có liên quan đến tình yêu của anh và Lưu Liên. Chúng ta không thể nói tình yêu giữa anh và Lưu Liên đã thai nghén một cách tàn khốc bi kịch số phận binh lính sĩ quan của một sư đoàn. Nhưng chúng ta có thể nói, nếu không có màn kịch lớn tình yêu giữa anh và Lưu Liên, việc đóng màn và kết thúc của số phận nhiều người sẽ là hình thức khác, thời gian, địa điểm và hoàn cảnh khác. Ngô Đại Vượng không biết, trong những ngày anh nôn nóng không yên tại nhà, với niềm nhớ nhung sâu sắc của mối liên hệ chằng chịt giữa anh với đơn vị, còn đơn vị lại đang mưu mô sắp đặt cho anh và câu chuyện của anh một kế hoạch, mà biểu hiện ra ngoài là đường đường chính chính, quang minh lỗi lạc, bi tráng mà chính nghĩa. Lãng quên sẽ trở thành lời cuối sách, hoặc khúc hát dạo đầu của mọi câu chuyện trong doanh trại.
Lãng quên đã trở thành trung tâm công tác cuối cùng của đơn vị quân đội mất đi trong biên chế xây dựng quân đội và thế giới, mà trong khi đó anh vẫn còn sáng ngóng chiều mong doanh trại quân đội ấy, giống như một người bệnh sắp chết đang thương nhớ mạng sống cuối cùng của mình.Biểu hiện trực tiếp nhất của sự thương nhớ khắc cốt ghi lòng, đau đầu nhức óc là sự nôn nóng khó chịu của anh ở nhà quê. Mà sự nôn nóng khó chịu sống một ngày bằng cả năm ở nhà quê bởi nhớ Lưu Liên, không phải là sự khô khan, quạnh vắng của đời sống thường ngày, mà sau khi hoàng hôn buông xuống, anh không còn bao giờ có trái tim bình thường, giống như cuộc hôn nhân nhà quê khi đối diện và cùng giường với vợ trước kia.
Nói đến Triệu Nga vợ anh, xét đến cùng chị vẫn là vợ anh. Về mặt tình yêu và tình dục, tuy chị tỏ ra hiền lành như súc gỗ và vụng về hiếm có, thậm chí trong giờ phút then chốt trên giường, lại có những lời nói và cử chỉ người thường không thể tưởng tượng, làm cho sự trơ lì và đóng kín ở nơi sâu thẳm trái tim chị, cho đến sự ngu muội và hoang đường không nên có nào đó, luôn luôn ảnh hưởng đến sự hài hoà và hứng thú tình dục sau khi cưới. Nhưng, sau khi anh có ba điều cam kết với chị, đồng ý sau khi tìm mọi cách được đề bạt cán bộ và chuyển chị từ nông thôn ra thành phố, chị cũng đã hạ quyết tâm cố gắng để anh thoải mái chuyện giường chiếu. Từ sau lần tình dục đầu tiên, tuy chị còn ngượng ngùng xấu hổ, tuy chưa bao giờ chị chủ động bày tỏ tình cảm, đòi hỏi anh cho chị niềm sung sướng về thể xác. Nhưng nói chung khi anh có đòi hỏi, chị cũng có thể đáp ứng phần nhiều, thường là chiều theo ý thích của anh. Nhất là trong những lần nghỉ phép của anh sau này, chỉ cần anh nói với chị, anh đã tiến bộ, đã lập công được thưởng, sắp được đề bạt cán bộ, là chị cười, cười rất tươi, để anh tự do thoải mái trong tình dục, đặt linh hồn mình trong xác thịt, lấy xác thịt mình khao thưởng cho cố gắng tiến bộ của anh, để anh có cơ hội điên cuồng và si mê trên thân chị như một gã đàn ông đích thực, nhằm có thêm động lực sau khi về đơn vị tiếp tục cố gắng tiến bộ.
Mà sự thay đổi nhận thức và biểu hiện nổi bật nhất của chị là khi đã chiều theo ý anh, chị cũng không còn bao giờ che che đậy đậy trước mặt anh, nóng rồi, chị cũng dám cởi hết quần áo, để hai vú tồng ngồng thỗn thện đi qua đi lại trước mặt anh. Tính ra, trong mấy năm sau khi cưới, thời gian Ngô Đại Vượng và vợ chung sống với nhau cũng không quá hai ba tháng, xấp xỉ bằng thời gian anh sống chung với Lưu Liên. Nhưng chất lượng chung sống lại khác nhau một trời một vực. Một đằng coi tình dục là phần thưởng thể xác có mục đích thực tế, một đằng là đáp lại tinh thần và tâm hồn không hề đòi hỏi gì. Một đằng phần nhiều là một thứ thể hiện bản năng. Một đằng lại là sự trở về và thăng hoa của tâm hồn bùng nổ bởi ức chế kìm hãm.
Nhưng giờ đây, sự thăng hoa không còn, bỗng chốc đã trở thành chuyện hôm qua, chỉ có trong hồi tưởng và tái hiện mà thôi.
Chính vì thế, Ngô Đại Vượng từ đơn vị về nhà hơn một tháng đã không động đến vợ một lần, không hề có một lần rung động. Xem xét kỹ,Triệu Nga vẫn là người vợ chất phác, tuy không xinh đẹp bằng Lưu Liên, kiến thức cũng không bì nổi. Nhưng xét cho cùng vẫn trẻ hơn Lưu Liên nhiều. Là một đàn bà, chị không có nhiều điểm mạnh như Lưu Liên, nhưng cũng có nhiều ưu điểm và đặc sắc mà Lưu Liên không có.
Ví dụ, Triệu Nga tuyệt đối không để chồng xuống bếp nấu cơm, chị cho rằng anh thân chinh nấu cơm là sự bất mãn như tát vào mặt chị.
Ví dụ, Triệu Nga tuyệt đối không để chồng rửa bát, giặt quần áo, chị bảo anh xắn tay rửa bát, giặt quần áo, nếu hàng xóm trông thấy, chị sẽ bị coi là không cần mẫn, không hiền thục.
Nhưng việc ngoài đồng anh lại phải đi làm. Những việc nhà nông ngoài đồng, như bẻ ngô, bó cây ngô, cày ruộng, gieo tiểu mạch, gánh phân, bón phân, việc nào anh cũng nhanh chân nhanh tay.Ban ngày, việc ngoài đồng không việc nào anh không làm, nhưng đến tối, việc nên làm, anh lại rất ít làm. Ngô Gia Câu là một bản nhỏ tự nhiên thuộc hệ núi Phục Ngưu, nằm trên một dốc núi giữa sườn núi Bả Lâu, có hai mươi mấy gia đình, với hơn một trăm dân bản, có lao động tập thể, cũng có việc riêng của từng nhà, ví dụ khai khẩn một hai sào bãi hoang ở cạnh một thửa ruộng của đội sản xuất, trồng đậu trồng vừng, hoặc trồng mấy cây rau cải, củ cải ở bờ lém bên sông, không hy vọng chúng tươi tốt và bội thu theo mùa vụ, chỉ trông mong những cây rau cải, củ cải này có thể thêm thắt vào ba bữa ăn trong ngày. Cứ như thế ngày ngày anh ra đồng làm việc, giới thiệu với dân bản những tin tức thường ngày của thế giới bên ngoài. Đến đêm trăng lặn sao thưa, vợ con đều đã đi ngủ, anh lại ngồi thừ trong sân, trên đèo, im lặng, si mê, thẫn thờ nhìn về hướng doanh traị quân đội lâu lắm.
Một lần, ngủ đến nửa đêm, Triệu Nga đã từng thúc cùi cánh tay vào anh thử hỏi thế nào. Giả vờ lẩn thẩn, anh hỏi “thế nào, cái gì”, Chị hỏi anh không muốn việc ấy, là bởi vì sáu tháng qua ở bộ đội không có chút tiến bộ nào phải không? Chị giục, anh muốn em thì muốn đi, không có tiến bộ cố gắng sau cũng được.
Đây là lần đầu tiên chị chủ động cổ vũ và ám hiệu cho anh kể từ sau ngày cưới, lần đầu tiên chị bày tỏ với chồng tình yêu và lòng ham muốn. Nhưng khi chị cột tình yêu tình dục và sự tiến bộ cuộc đời anh vào một mối, anh bỗng hiểu ra, ham muốn của mình vừa vặn như cái cuốc, cái xẻng bị người ta sử dụng để cuốc ruộng xúc đất, khiến tình yêu của anh đối với chị vốn đã xuống đến không độ bởi Lưu Liên, lại xuống tiếp vài vạch dưới không độ.
Anh không động đến vợ, cũng không an ủi động viên, Ngồi dậy, anh nói một cách rất cao thượng:
- Trước kia anh đã thề với em, nếu anh không được đề bạt cán bộ, quyết không về động đến em, nhưng không ngờ, năm năm đi lính,anh vẫn chưa được đề bạt cán bộ.
Mượn cớ ân hận một cách cao thượng, anh trí trá cho xong yêu cầu kín đáo về thể xác của vợ đối với mình. Sau đó anh đứng lên, ra sân đứng một lúc, im lặng nhìn bầu trời đêm mênh mông. Đang là đêm rằm, trăng như chiếc mâm bạc tròn vành vạnh treo lơ lửng giữa trời. Dân bản không coi đêm rằm là gì hết. Nhưng nhìn trăng tròn, anh bỗng liên tưởng vẩn vơ, nẩy sinh nhiều ý nghĩ vớ vẩn không còn bao giờ có nữa đối với Lưu Liên. Anh đi một mình lên đỉnh núi ngoài bản, nhìn trăng sáng, nhớ Lưu Liên, cho mãi đến khi trời tang tảng sáng, vợ anh xuất hiện ở sau lưng, gọi tên anh bảo, đã sang canh năm, anh không về ngủ sao, anh mới nói một câu sáng láng ráo hoảnh chẳng khác gì câu nói của vai diễn giác ngộ cao trên sân khấu:
- Ôi, anh nhớ đơn vị quá, cảm thấy ở nhà chẳng có ý nghĩa gì hơn ở đơn vị.
Sau đó hai vợ chồng cùng về nhà.
Hơn một tháng ở nhà, thời gian chẳng là bao, nhưng Ngô Đại Vượng đã ở vào thế đứng ngồi không yên, hình như không phải ở nhà, mà đi tha hương đã mấy tháng mấy năm. Khi nhìn thấy hình ảnh Mao chủ tịch treo trên tường trong nhà, tinh thần hoảng hốt, anh ngây người, ngớ ngẩn nhìn hồi lâu, nhưng không ai biết nơi sâu thẳm trái tim anh đang nghĩ gì. Trông thấy tượng thạch cao đầu Mao Chủ tịch thờ trên bàn nhà hàng xóm, không nén nổi xúc động, anh bước đến vuốt ve, yêu mến chẳng dời tay, y như đến vuốt ve khuôn mặt bẽn lẽn của một thiếu nữ. Nhìn thấy học sinh trong bản cầm vở bài học có trích lời dạy của Mao Chủ tịch đi qua sườn núi, anh ngăn các em lại đòi xem, giở ra xem một cách lạ lùng khó hiểu, lại trả các em một cách chẳng hiểu ra làm sao. Nhìn thấy người đưa thư đứng tuổi trên thị trấn ngoài mấy chục dặm, cưỡi xe đạp đi qua trước bản, anh đã đứng bên đường chờ sẵn từ xa, không đợi người ta đến gần, anh cất to giọng gọi:
Này, tôi có thư không?
Không có - Người đưa thư trả lời.
Có điện báo không? - Anh lại hỏi.
Người đưa thư đến gần trước mặt anh đáp:
- Có điện báo, tôi chẳng phải đi ngay trong đêm đưa đến cho anh rồi à?
Nhìn người đưa thư đạp xe đi qua, anh lại đột nhiên chạy đuổi theo, lôi gác ba ga, suýt nữa làm người ta ngã chỏng chơ ra đất.
Không có thư, không có điện báo thật à? - Anh hỏi.
- Anh mắc bệnh tâm thần phải không? - Người đưa thư quát tướng lên - Không ở lại đơn vị mà chữa, về nhà làm quái gì?
Anh đành phải hậm hực, bất lực nhìn theo mãi, cho đến khi chiếc xe đạp màu xanh của người đưa thư biến thành một chấm trắng và mất hút trong nắng vàng rực rỡ cuối thu, anh vẫn đứng không nhúc nhích ở đầu bản bần thần nhìn về hướng đó.
Cuối cùng, anh trở nên lầm lì ít nói, có thể ngoài làm việc, cả ngày không thèm nói với vợ con một câu. Cuối cùng cũng có một ngày thật hoang đường, anh đang đánh phân lợn ra khỏi chuồng, không biết từ đâu nhặt được một chiếc biển gỗ ngô đồng. Trên biển có năm chữ “vì nhân dân phục vụ” viết bằng mực, sau chữ không ký ba chữ Mao Trạch Đông, không có ngôi sao năm cánh, bông lúa mạch và khẩu súng trường, chỉ có vết mục lốm đốm bởi dầm mưa dãi gío. Anh cầm tấm biển gỗ cắm lên tường chuồng lợn, mỗi lần hất một xẻng phân ra ngoài, anh lại liếc nhìn biển gỗ một cái. Khi hót hết phân, gánh ra ruộng, anh lại treo biển gỗ lên đòn gánh. Khi cày bừa gieo tiểu mạch trên ruộng, anh lại cắm biển gỗ ở đầu bờ. Lúc dắt con rong chơi,anh treo biển gỗ lên cành cây.
Một hôm, tấm biển gỗ từ cành cây rơi xuống, con trai anh dẫm chân lên tấm biển, anh liền tát nó một cái. Trên mặt thằng bé mới một tuổi rưỡi, in vết năm ngón tay đỏ lựng, nghiêm trọng tới mức vợ anh và dân bản không thể độ lượng và chấp nhận được nữa. Đã đến lúc mỗi người dân bản lương thiện cảm thấy tiếp tục nhẫn nhịn đều là vô trách nhiệm đối với Ngô Đại Vượng và gia đình anh, vẫn là do ông đội trưởng sản xuất cũ của bản đứng ra tiến hành một cuộc nói chuyện với anh đầy ý vị.
Đó là lúc Ngô Đại Vượng vừa ở nhà được một tháng chín ngày, vợ anh tìm ông đội trưởng sản xuất được chị gọi là chú cả, ấp a ấp úng kể laị một chi tiết đời sống khiến ai cũng khó hiểu. Chị kể, từ sau ngày về nhà nghỉ phép, anh không những không làm tình với chị, mà ngay đến sờ vào người, động vào thân một cái anh cũng không. Nhưng từ sau khi nhặt được tấm biển gỗ “vì nhân dân phục vụ”, đêm nào anh cũng cắm tấm biển gỗ ở đầu giường, đêm nào anh cũng làm tình với chị, mà khi làm tình, anh không coi chị là người, cũng không coi bản thân là người, hoàn toàn giống y như súc vật.
Ông đội trưởng sản xuất đã ngoài sáu mươi tuổi, hình như thừa biết nam nữ làm tình không coi mình, cũng không coi vợ là người, ắt phải là kiểu chơi khác hẳn. Cho nên, ông không thể không đứng ra giải quyết vấn đề luân lý, đạo đức rất khó hé răng này.
Hôm nay, ông đội trưởng gặp anh nói hai điều ngắn gọn mà đủ ý.
- Hết phép rồi, sao cậu không trở lại đơn vị? Tôi là người đã từng trải, biết bộ đội nghỉ phép đều là một tháng. Nhưng cậu về nhà đã quá một tháng, có phải cậu có sai phạm gì ở đơn vị bị khai trừ rồi phải không? Đại Vượng này, nếu không bị đơn vị khai trừ, cậu khẩn trương về đơn vị, mắc bệnh gì mau mau về đơn vị điều trị, ở nhà vừa thiếu bác sĩ, vừa không có tiền thuốc, cậu sống thế không chỉ hại bản thân, còn hại cả thằng bé và mẹ nó.
Cuộc nói chuyện của ông đội trưởng diễn ra trong ba gian nhà tranh vách đất cũ kỹ của Ngô Đại Vượng. Bên cạnh còn có một gian bếp lợp rạ. Ngô Đại Vượng đang áp dụng kỹ thuật xây bếp tiết kiệm năng lượng của quân đội trong bếp nhà mình. Anh định xây một cái bếp than y hệt của đơn vị, làm cho đời sống gia đình lấy đun củi là chính, đun than là phụ càng tiết kiệm được than và tiền. Bởi vì xây bếp phải trộn bùn nhào đất. Trộn bùn nhào đất ngay trong sân. Tấm biển gỗ “vì nhân dân phục vụ” anh cắm trên đống đất sét. Để nâng cao tính nghiêm túc của cuộc nói chuyện, để nói cho anh hiểu không sai sót những chuyện khó nói, khi nói xong hai việc trên sắp sửa ra về, ông đội trưởng liếc mắt nhìn tấm biển gỗ trong đống đất, rồi thuận chân đá bay tấm biển gỗ ngô đồng vốn dĩ đã mục nát.
Tấm biển gỗ rơi xuống sân như chiếc lá. Năm chữ vì nhân dân phục vụ viết mực nhom nhem, nứt vỡ rơi mỗi nơi một mảnh, y như tấm gỗ quan tài mấy ngàn năm đã mục nát.
Hôm sau, bố Triệu Nga, ông kế toán già từ công xã đến. Lúc này, bởi tuổi đời ông đã đến nước không còn hy vọng gì nữa, cả đời làm việc ở công xã, cũng không có đứa nào trong mấy đứa con từ nông thôn ra công tác ở thành phố. Vì vậy, nỗi bức xúc và bất lực trong lòng đã công nhiên thể hiện trên nét mặt có vẻ già nua của ông. Đến nhà Ngô Đại Vượng, ông không ngồi trên chiếc ghế con rể bê ra cho ông, cũng không thèm uống bát nước con gái rót mời bố, mà đứng đối mặt với Ngô Đại Vượng trong sân, lẳng lặng nhìn con rể hồi lâu, nói một câu kinh thiên động địa:
Ta thật có mắt như mù, tại sao lại gả con gái cho mày.
Sau đó, ông rút từ phong bì ra một bản cam đoan gấp ngay ngắn được bảo quản tử tế, giở ra trước mặt Ngô Đại Vượng, đập đập vào chỗ ký tên của anh, ông vứt vào tay anh, rồi hằm hằm ra về.
Về công xã tính sổ tiền ăn cuối tháng.
Tờ giấy cam đoan từ trên tay Ngô Đại Vượng ẻo lả rơi xuống đống đất cát trước mặt, màu trăng trắng vàng vàng nhợt nhạt, giống như sắc mặt Ngô Đại Vượng lúc bấy giờ.
Hôm sau, Ngô Đại Vượng thu xếp ba lô hành lý về đơn vị.
Người Tình Phu Nhân Sư Trưởng Người Tình Phu Nhân Sư Trưởng - Diêm Liên Khoa Người Tình Phu Nhân Sư Trưởng