A house without books is like a room without windows.

Heinrich Mann

 
 
 
 
 
Tác giả: Xuân Vũ
Thể loại: Tùy Bút
Biên tập: Bach Ly Bang
Upload bìa: Đỗ Quốc Dũng
Số chương: 25
Phí download: 4 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1914 / 61
Cập nhật: 2015-07-18 13:01:35 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 13
ang nằm toòng teng trên võng bỗng nghe tiếng máy bay đến. Máy bay dọ thám. Có tiếng thét to cảnh giác mọi người, vang lên đây đó:
- Đầm già! Dẹp quần áo vô!
- Tắt lửa!
Mọi người ngửa mặt lên nhìn: Con “đầm già mang guốc” (loại máy bay tuần thám, bay chậm rì, có hai bánh xe thòi ra như cặp chân mang guốc. Bọn tôi chế diễu nó là “đầm già mang guốc”. Danh từ này có từ thời chống Pháp. Sau này về Nam “đầm già” bay đen trời. Nó tới đâu là bom tới đó, khác hẳn với thời chống Pháp, nhưng nó vẫn giữ nguyên tên: đầm già mang guốc.)
Con đầm già bay rè rè trên cao, vòng quanh khu rừng, không có vẻ gì nguy hiểm cả. Nhưng ông Huyện ủy bảo:
- Thằng này khó chịu lắm đó, các đồng chí phải đề phòng. Nó lên tới đây tức là nó đi tìm cái gì đó chứ chẳng chơi đâu.
Mười năm ở Hà Nội, tôi không còn nhớ các trận bom của đám “cồng cộc lửa” (spitfire) nay thấy máy bay thì cũng hơi gờm. Chiếc đầm già chao qua liệng lại một chốc rồi từ trên không có tiếng vang lên. Tiếng người nghe rõ từng câu một:
- Nghe đây! Anh em cán binh Việt Cộng hãy nghe đây. Đoàn văn nghệ xâm nhập xuống đồng bằng gồm có cán bộ Trung ương và cán bộ địa phương đã bị bắt đêm… Họ đã được đối xử tử tế và họ tự nhận ra công việc làm của họ là phi nghĩa, cho nên họ có đôi lời nhắn nhủ cùng đồng đội cũ của họ. Mời các bạn hãy lắng nghe những lời tâm tình của họ.
Chiếc máy bay bay chậm lại rồi hạ thấp xuống.
Tôi bảo ông Huyện ủy:
- Mình có bộ đội sao không chơi nó?
- Ấy chết! Ấy chết! Mình bắn một phát là lạy ông tôi ở bụi này ngay!
Chiếc máy bay lừ lừ bay thật chậm và tiếng nói lại phát ra:
- Cùng các bạn Hà Nội. Tôi là nhà nhiếp ảnh Bùi Văn Ánh. Tôi là người đã từng chụp ảnh bác Hồ đăng trên báo Nhân Dân, các bạn còn nhớ không? Trong chuyến đi vào đồng bằng đêm trước đây tôi đã bị bắt sống trên đường đột nhập. Tôi được đối xử tử tế, được trị bịnh sốt rét, hiện nay đã lành mạnh. Mỗi ngày tôi được ăn uống đầy đủ có cá thịt, nước ngọt, la-de, muốn thứ gì có thứ đó. Các bạn, tôi đã suy nghĩ rất nhiều. Chúng ta chiến đấu, hi sinh cho cái gì và cho ai? Nếu cho lý tưởng Thiên đàng Cộng sản thì hiện tôi đang sống trên Thiên đàng Cộng Sản! Hà Nội luôn luôn tuyên truyền rằng Miền Nam phồn vinh giả tạo, nhưng Miền Nam dưới mắt thật và cả trong ống kính máy ảnh của tôi nữa là một miền trù phú giàu có thực sự…
Sau bài phát thanh của nhiếp ảnh gia họ Bùi, có một bản nhạc. Trời đất! Bản “Kinh Cầu Nguyện” của Lưu Hữu Phước, bản nhạc tôi hát đến mòn lưỡi:
“Trời mây u ám gió cuốn tả tơi hoa cỏ
Thời xưa lưu dấu, âm vang nỉ non trong gió…”
Nghe nó, nhớ tổ tiên ông bà ông vải gì đâu không biết nữa. Mấy cái bộ mặt móp méo nhìn nhau mà chán nhau đến hết muốn thấy nhau nữa. Bỗng vang lên một giọng eo éo:
- Tôi là Phạm Thị Xuân Anh bị bắt cùng với nhà nhiếp ảnh Bùi Văn Ánh trong chuyến đi đồng bằng. Tôi là người Hà Nội, đi theo chồng là nhà quay phim Nguyễn Thiệp. Tôi không biết chồng tôi hiện giờ ở đâu còn sống hay bị thương bò lết rồi gục trong hang đá nào … hu hu…
Tiếng khóc của người đàn bà vang lên giữa trời xanh mà nắng lại chang chang như đổ lửa. Thiệp dựng đứng dậy nép mình bên thân cây, ngước lên khoảng lá trống như để nhìn cho rõ chiếc máy bay.
Phạm Thị Xuân Anh vẫn nói đi nói lại mấy câu ấy… Cũng giọng ấy rồi lại khóc. Tiếng khóc như làm vỡ cả trời đất.
Chập sau chiếc máy bay bay mất. Thiệp còn đứng mặt ngơ ngác tay chân không cử động giữa rừng như một cái cây khô. Ông Huyện ủy nói:
- Chúng nó bịp đấy, đừng có tin!
- Mày nghe có phải giọng nói của vợ mày không?
Thiệp ngồi phệch xuống lẩm bẩm:
- Nghe có lúc đúng có lúc không!
- Nhưng sao nó biết tên vợ mày và thằng Ánh nó nói trúng phông phốc cả vậy?
Ông Huyện ủy gạt ngang:
- Nó có sở tâm lý chiến, nó biết hết mà!
- Nhưng làm sao nó biết chồng của bà Anh là Thiệp?
Ông Huyện ủy im vì không gạt được nữa. Tôi nói với Thiệp:
- Vấn đề là mày có nghe ra giọng của bả hay không thôi. Nó bịp cái gì thì bịp chớ giọng người thì không bịp được.
Thiệp bứt đầu bứt tai:
- Nghe có lúc đúng lúc không!
Ông Huyện ủy nói ngay:
- Đàn bà con gái thì giọng hơi giống nhau cả mà!
Vừa dứt lời thì chiếc đầm già trở lại. Cũng vẫn lời tâm tình của nhiếp ảnh gia họ Bùi rồi đến trời mây u ám, xong, đến Phạm Thị Xuân Anh. Thiệp ngước lên như hớp từng ngụm nước mưa vô hình. Phạm Thị Xuân Anh nói xong thì khóc. Mọi sự đều y như lúc nãy.
- Tao nghe giống lắm – Tôi buột miệng nói.
- Vâng, khúc đầu tôi nghe cũng giống lắm. Tiếng khóc cũng giống. Chỉ có khúc giữa thì hơi khang khác – Thiệp phụ hoạ – khang khác chứ không khác lắm!
Tôi từng làm ở Đài phát thanh Hà Nội, nên có ít nhiều kinh nghiệm về công việc thu âm. Tôi nói:
- Có thể là đoạn đầu nó thu âm trực tiếp, còn đoạn giữa là nó thu lại từ đoàn đầu nên âm thanh không hoàn toàn trung thực. Với lại có thể là phát ra giữa tầng cao, âm thanh bị gió và sức chuyển động của phi cơ làm méo mó đi nhiều.
Ông Huyện ủy lại gạt ngang một cách vui vẻ.
- Tôi bảo đảm đó chỉ là trò bịp. Chúng tôi đã bị nhiều lần rồi. Có cả một lần thằng “cán binh Việt Cộng ngồi trên máy bay đang kêu gọi đồng đội cũ lại là thằng đang ngồi chong ngóc dưới đất với chúng tôi”. Thằng đó lại chính là tôi. Hà.. hà… Các đồng chí biết sao không? Nó giả giọng nói của tôi. Chả là tôi có bị chúng bắt một lần và trốn thoát, nên nó có lời khai của tôi trong máy ghi âm. Nó chọn một người có giọng gần giống giọng của tôi… Thế đó! Nó làm cả xã, cả huyện hoang mang, vợ con tôi khóc hết nước mắt chứ phải chơi đâu!
Tôi gật gù miễn cưỡng. Hoàng chêm vào:
- Cái bọn chơi ngón độc thật. Lấy bạn gọi bạn, lấy vợ gọi chồng.
Tôi nói:
- Thì nó cũng “học” cái ngón của mình thường dùng thời kháng chiến chống Pháp chớ sao! – Tôi vỗ vỗ đùi – Tôi bị bốn vít cũng vì ham săn đề tài nội ứng để viết truyện cho chiến dịch trung tâm công tác năm 1952 ở Cần Thơ đấy cha! Kỳ đó tưởng hốt trọn ổ, ai dè mình bị phản thùng.
Còn đang cãi chuyện hư chuyện thực thì một tờ giấy rơi đúng vào giữa cái bàn thờ tang của vợ Thiệp: Bà Phạm Thị Xuân Anh. Cơm chưa nguội. Hồn Bà bay về hưởng của cúng!
Tôi thấy tấm giấy hình chữ nhật to bằng bàn tay trắng toát mà nghĩ như vậy. Tôi không tưởng tượng ra được ở giữa rừng laị có một mẩu giấy trắng đẹp đến thế. Ở đây cái gì cũng xù xì, thô lỗ, bần tiện, khốn cùng, làm sao có một tấm giấy thế kia? Vì ngồi gần đấy, nên tôi đưa tay cầm lấy. Tôi kêu lên:
- Trời đất! Vợ mày Thiệp!
Thiệp chụp lấy tờ giấy từ trên tay tôi. Rồi ông Huyện ủy cướp lấy. Ông ngoẹo đầu:
- Thôi, thế bỏ mẹ rồi! Thiệt rồi!
Tôi chẳng nói chẳng rằng gì hết. Còn Thiệp thì giật lại tờ giấy nâng lên mắt. Tôi chẳng ngờ được một câu chuyện như thế đã xảy ra kịch tính giống in như trong Shakespeare.
Đúng là vợ thằng Thiệp, bà Phạm Thị Xuân Anh, tôi quen ở trường đi B mà. Một tấm ảnh của bà in bên góc trái, còn bên góc phải là ảnh của hai vợ chồng chụp chung nguyên người. Thiệp kênh đồ Tây, cà vạt hẳn hoi. Còn vợ thì áo dài tha thướt. Cả hai cùng cười hạnh phúc.
Thiệp lắc đầu:
- Ảnh này chụp trong ngày cưới. Mỗi đứa bỏ ví một tấm đề phòng khi vô đây công tác xa nhau.
Chẳng còn ai nói thêm câu gì. Cả đến ông Huyện ủy có thói quen gạt ngang hết mọi sự đời cũng im luôn. Ông ta cứ chắc lưỡi như thằn lằn. Thiệp chỉ đọc đi đọc lại những dòng chữ trên giấy. Cũng y như lời phát thanh. Chữ to, đậm ở phía dưới cùng lại có cả chữ ký tên Phạm Thị Xuân Anh. Tôi hỏi:
- Mày xem có phải chữ ký của bả không?
- Chứ còn của ai nữa!
Có lẽ sau một phút suy nghĩ, ông Huyện ủy tìm ra được cái “chà gạt” mới, nên nói:
- Nhưng mà bà ấy bị ép buộc nên phải làm thế thôi!
- Có ép buộc gì đâu. Mấy câu của bà ấy chỉ cho biết bả bị bắt, cho biết tên chồng, cho biết gốc gác, công tác của vợ chồng, thế thôi!
Ông Huyện ủy trở tờ giấy đọc mặt bên kia.
- Đồng chí này cũng bị bắt buộc. Ai bị bắt cũng nói y như vậy thôi!
Tuy miệng nói vậy nhưng mắt ông vẫn đọc. Tôi theo dõi, liệu chừng ông đọc xong, tôi giật lấy.
Liếc sơ qua cũng thấy lời lẽ phát thanh và chữ in trên giấy đều giống nhau. Còn ảnh của anh phó nháy thì cũng in bên góc trái. Đúng là hắn rồi chứ không phải ảnh “mượn” được của ai mà lại giống đến thế.
Cả mấy người đều ngơ ngẩn nhìn nhau, chưa ai có đối sách như thế nào thì chiếc đầm già lại trở lại. Cũng phát thanh những lời lẽ thống thiết như trước. Ông Huyện ủy lại xua tay:
- Kệ xác nó nói gì nó nói, mình đừng thèm nghe.
(thiếu một trang vì nhà in sắp nhầm.
…ổn định dân của ông nên ông chạy lại chỗ có tiếng ồn kia.
Tôi ngoái cổ nhìn theo thì thấy một nhóm người đang túm tụm vào nhau giành giật lia lịa. Rồi mấy người chạy thụt lùi về phía này. Tôi thấy trên tay mỗi người có mấy cái hộp vuông dẹp hoặc hộp tròn bóng loáng.
- Hộp thịt! – Tôi nói với Hoàng.
- Thịt gì?
- Thịt Mỹ. Loại mình đã từng lượm được và ăn dọc đường ngoài kia!
Chập sau lại có tiếng kêu ở xa xa.
Ông Huyện ủy trở lại ngồi xuống và lắc đầu:
- Tụi nó chơi mình tới gáo!
- Cái gì vậy đồng chí?
- Chúng nó ném thịt hộp, đồ Mỹ!
- Trời đất! Thiệt vậy sao?
- Thì càng khoái! Buồn ngủ lại gặp chiếu manh! – Tôi nói – Để tôi đi kiếm một hộp về ăn cơm trắng coi! Loại này tôi có ăn rồi! Béo lắm!
Ông Huyện ủy lại gạt ngang:
- Không được đâu! Ăn của nó là “dính” nó đấy!
- Nó bỏ thuốc độc à?
- Không?
- Vậy dính cái gì?
- Ăn của nó phải suy nghĩ về nó. Rồi so sánh với mình. Rồi hoang mang. Hại lắm.
Hoàng Việt cười:
- Ăn thì ăn nhưng mình vẫn giữ vững lập trường thì thôi chứ gì mà dính.
- Miếng thịt hộp nó có liên quan với tư tưởng của mình chứ đồng chí!
- Vậy những người lượm kia thì sao?
- Tôi không chặn kịp!
- Giá đồng chí chặn kịp thì đồng chí sẽ giải thích thế nào?
- Ở đó mà giải thích! Tôi chỉ ra lệnh: Không được ăn đồ của địch! Thế thôi!
- Hồi nào tới giờ đã xảy ra vụ thả đồ ăn như thế này chưa?
- Có rồi chớ!
- Rồi đồng chí làm sao?
- Đâu có làm gì kịp họ. Họ lượm rồi giấu đút ăn lén, hoặc đổi chác.
Tôi chíp trong bụng cái tiếng “đổi chác” đó rồi. Mình đang cần, Mỹ lại tiếp tế! Câu chuyện bảng lảng rồi nhạt phèo. Ông Huyện ủy tuy mồm nói rất cứng nhưng cặp mắt ông lại láo liên. “Tư tưởng có vẻ không tập trung” Tôi nghĩ thầm: Xét ba-lô cha này nếu không có “đặc sản” thì cạo đầu tôi bằng con dao găm Hàng Mã này. Tôi biết tỏng chúng nó hết cả. Càng lớn đầu càng ăn vụng tợn. Lão Hồ thì thiệt tình tôi không biết, nhưng từ Lê Duẫn tới tận thằng bí thư xã, tất cả, không có một thằng nào liêm chính và yêu dân thực sự. Chúng nó toàn một loại đeo mặt nạ để lừa người. Và tôi cam đoan lời nói của tôi không sai. Chuyện về chúng nó tôi viết mãn đời cũng chưa hết.
Cái thằng cha Huyện ủy này nói miệng tài thế nghĩa là trong ba-lô của hắn đã có vài hộp thịt của người ta lót, biếu, hoặc đổi cho hắn rồi.
Mỗi người ai về lều nấy. Thiệp thì nằm ngất ngư mặt ngó cái bàn thờ có tấm ảnh dựng bên chén cơm. Tôi thì quèo Hoàng Việt:
- Ê, kiếm vài hộp thịt về ăn cơm trắng uống trà khao quân một bữa cha nội.
- Ở đâu mà có?
- Ở đâu có thì thôi.
Thế là hai đứa làm một cuộc phiêu lưu đi đổi đồ….ăn Mỹ!
Chúng tôi đi theo một con đường mòn nhỏ. Càng đi xa con đường chính càng có thêm đường mòn và càng gặp chòi trại, lều võng, núp, giăng lềnh khênh dưới những tàng cây. Một xã hội mới hình thành nơi đây, có cả trẻ con 6,7 tuổi và có cả đàn bà chửa.
Như đã nói trên kia, lên núi thì dễ, trở xuống đồng bằng thì khó. Chúng mở cổng Eo Máu cho đi lên, hầu như thả lỏng không làm gì, nhưng bịt đường trở xuống.
Tôi lại tình cờ gặp anh bạn gì mua đất trong Nam nhưng ký giấy và trả tiền ở Hà Nội. Và đã đổi cho tôi hộp muối lấy bộ quần áo lụa đen. Ông cũng là một Huyện ủy viên ra Hà Nội bị phân công làm đủ thứ việc táp nham, nay trở về quê, bỏ vợ con ở lại Hà Nội. Ông ta mua đất của một đồng hương tên là Võ Văn Mịt. Ông Mịt có đất ở quê nhưng lại không về quê bèn bán cho ông Huyện ủy và nhận tiền của ông này ở Hà Nội. Giấy đã ký do ông Huyện ủy cầm tay. Khi về đến nơi trao giấy cho ông em là Võ Văn Mờ đang cư ngụ trên mảnh đất đó, ông Mờ sẽ cắt một phần “giao” cho ông Huyện ủy ở Hà Nội mới về.
Cuộc mua bán dự định sẽ diễn ra như thế…
Trông thấy tôi, ông Huyện ủy nhớ ra ngay, niềm nỡ như gặp lại cố tri:
- Mới tới đây thôi à?
- Tới đây là tài lắm rồi, còn muốn gì nữa cha non. Con cha sao trồi lên đây?
Vừa nói tôi vừa bước vào lều của ông bạn, còn Hoàng Việt thì xăm xăm đi theo đường mòn tìm kiếm như một nhà thám hiểm đáy biển.
- Nó đánh ác lắm! Ngồi còn không yên, nói chi chuyện mua đất mua đai.
- Vậy là đồng chí trở thành vô sản hoàn toàn rồi đó! – Câu pha trò của tôi đâm ra vô duyên. Ông Huyện ủy không vui lên chút nào. Tôi ngồi bệt xuống gốc cây.
Ông bạn trỏ quanh lều:
- Tài sản của tôi đó.
- Định chừng nào gặp bà con?
- Có gặp được đâu! Từ Eo Máu này mà về tới chỗ tôi còn phải vượt mấy cái lộ mấy con sông máu nữa. Khu 5 rộng lắm chứ đồng chí tưởng nhỏ à?
- Vậy trong bản đồ xem có bằng lóng tay! – Tôi tiếp – Rồi định kế hoạch ra sao?
- Địch “móc” gia đình nhưng chưa biết móc cách sao!
- “Móc” là thế nào? – Lần đầu tiên tôi nghe cái tiếng này nên tôi hỏi.
- Theo địa phương thì “móc” có nhiều cách. Một là móc để xin tiếp tế gạo muối quần áo, hai là móc người địa phương lên lãnh mình về công tác.
- Rồi đồng chí định móc kiểu nào?
- Kiểu nào cũng không móc được cả! Tụi nó kiểm soát gắt lắm. Tôi đã lọt được Eo Máu, trầy vi tróc vảy, nhưng vô đến làng đồng bào ở, đâu có ai dám chứa.
- Cơ sở hồi đánh Pháp không còn à?
- Người ta đều làm ăn khá cả nên không còn nhớ chuyện xưa nữa. – Ông bạn ngồi lên võng và tiếp – Tôi có nói chuyện với một vài gia đình, họ có vẻ lơ là với cách mạng. Không giống như hồi đánh Tây nữa. Họ nói là Tây đi, độc lập rồi, giải phóng rồi. Người mình cai trị nước mình rồi. Còn nô lệ đâu nữa mà giải phóng. Do đó họ coi mình vô tích sự. Và không chịu chứa. Nhưng họ không đi báo cho tụi chính quyền mà chỉ yêu cầu mình đi nơi khác. Thế mới bỏ bố kia chứ!
- Đồng chí có cho bà con biết đồng chí từ Hà Nội về không?
- Có chứ!… Tưởng mình xưng ra như vậy họ niềm nỡ tiếp nhận mình, chẳng ngờ họ nói như tạt nước lã vô mặt – Một ông tập kết mới về tới làng ra hồi chánh ngay và được tụi nó đối đãi tử tế quá sức. Rồi anh ta đi nói chuyện khắp trong tỉnh. Thế đó. Cái uy tín mình tưởng từ Hà Nội cõng về đây là ăn tiền lắm, nhưng ngược lại, người ta sợ mình mất hồn!
- Sợ thế nào?
- Hễ ai chứa cán bộ Mùa Thu, chúng bắt được chúng tịch biên gia sản và bỏ tù. Còn gia đình nào có chồng con đi tập kết mà trở về kiểu đó thì thưởng to lắm. Tôi chưa thấy nhưng nghe người ta nói thế. Đó chánh sách của tụi nó. Đồng chí có nghe máy bay nó la om trên trời đó không? Nếu vợ con bè bạn mình ở trên trời gọi mình như thế mình nghĩ thế nào? Mình chơi nó hết ga thì nó chơi lại mình cũng tới đáy. Mình có phép nó cũng có bùa. Mình mấy nó mấy chớ nó có chịu xuôi tay cho mình nuốt à? – Ông Huyện ủy tiếp – Còn cái bùa ác lắm ông bạn ơi!
- Bùa gì?
Ông Huyện ủy lấy thuốc ra quấn bằng giấy nhựt trình đốt hút rồi chậm rãi tiếp:
- Tụi nó biết chồng tập kết thì nó bắt vợ tái giá thấy mẹ hết.
- Vậy à?
- Ác lắm ông bạn ơi! Nó không có bắt buộc gì nhưng nó tâm lý chiến. Nó dỗ dành nay một tiếng mai một tiếng. Ngọt mật chết ruồi. Lửa gần rơm không tròm thì cũng trẹm. Đồng chí nghĩ coi mười năm không thư từ, không tin tức. Bưu thiếp mình gởi từ Bắc qua Paris đâu có vô thấu đây. Đàn bà có con hay không có con cũng vậy, không có đàn ông, sống làm sao? Những người từ hai mươi đến ba mươi tuổi đi lấy chồng mới, có đến chín mươi phần trăm.
Tôi lặng thinh. Ông Huyện ủy tiếp:
- Ở ngoài đó mình tưởng tượng tình hình một cách chủ quan, về đây đụng thực tế mới ngã ngửa ra cả đám.
Tôi nói:
- Trung ương đã nhận định tình hình đúng chớ. Cho nên chúng mình đều được chuẩn bị chịu đựng gian khổ cả mà!
Ông Huyện ủy bặp bặp điếu thuốc tắt queo. Tôi tưởng ông ném quách nó đi nhưng ông lại vói tay dán nó lên cọc mắc võng – Để phòng khi ngặt có mà đốt cho thơm râu…
- Đồng chí ơi, cái gian khổ mà Trung ương chuẩn bị cho mình là cái gian khổ vật chất. Tôi nói thật, tôi không ngán ăn bờ ngủ bụi đâu! Tôi chỉ sợ mình vào nhà đồng bào, đồng bào “đuổi khéo” mình kìa! Đuổi khéo mình ra vườn. Còn một cái gian khổ nữa, thiệt kêu trời không thấu.
- Không có hầm bí mật hả?
- Không! Cái khổ này là các đồng chí mình không ưa mình.
- Đồng chí nào không ưa mình?
- Các đồng chí địa phương.
- Tại sao mình về tiếp tay với các đồng chí mà các đồng chí lại không thích mình?
- Thế mới lạ! Ban đầu tôi cũng không hiểu tại sao. Nhưng qua thái độ và lời nói của họ thì dần dần tôi hiểu ra hết. Họ không phân công công tác cho mình. Ở ngoài Bắc, trước khi đi, Trung ương có nói là các đồng chí ở cấp ủy nào, trước kia nếu không phạm kỷ luật trong mười năm xây dựng xã hội chủ nghĩa thì về trong Nam sẽ giữa nguyên cấp bậc cũ và góp sức củng cố cấp ủy địa phương. Nghĩa là nếu trước đây đồng chí là tỉnh ủy viên thì về tỉnh cũ đồng chí bổ sung cho tỉnh uỷ tỉnh nhà, nếu là huyện ủy viên thì bổ sung cho huyện ủy nhà…Tôi là huyện ủy lúc chúng nó chưa vô đảng và có đứa do chính tôi kết nạp. Bây giờ tôi về có một đứa là huyện ủy viên. Gặp tôi chúng nó không mừng lại có vẻ khinh khỉnh. Chúng nó bỏ tôi nằm lỳ không tiếp xúc, không phân công công tác. Đường đi nước bước bây giờ khác hết, hớ một tấc đường là chết ngay. Vậy nên mình đâu dám cục cựa.
Tôi băn khoăn hỏi:
- Tại sao họ lại có thái độ kỳ lạ vậy?
- Họ cho tôi là thằng hưởng lạc mười năm, lạc hậu nọ kia. Có lẽ vậy!
Là một người viết văn, làm báo, đi kháng chiến chống Pháp, sống mười năm trên đất Bắc, tôi chưa hề nghĩ tới cái tâm lý này. Cho nên khi nghe ông huyện ủy kể, tôi không khỏi ngạc nhiên. Ông ta tiếp:
- Tôi ngót năm mươi rồi. Về kinh nghiệm đời, tôi đâu có kém chúng nó và cắt đi mười năm “hưởng lạc” miền Bắc, thành tích của tôi cũng chưa kém chúng nó mà. Còn tuổi đảng thì khỏi phải nói rồi, thế thì tại sao chúng nó không xài tôi? Tôi về đây đâu phải để nằm ỳ ăn hút? Xa vợ, xa con, để làm gì kia chứ?
Có lẽ tâm sự của ông huyện ủy lâu nay chất chứa trong lòng không xổ ra được với ai nên nay gặp tôi, một người lạ, mà ông coi như một người thân.
Tôi còn biết khuyên bảo gì? Vả lại tôi trẻ hơn ông ta ít ra là mười lăm tuổi. Tôi đã từng biết cái tâm lý của người Bắc cạnh tranh – và luôn luôn thắng thế- với người Nam kỳ. Tôi từng biết sự bạc đãi của Trung ương đối với dân Nam kỳ. Cụ thể là những lãnh tụ kháng chiến của Miền Nam Việt Nam và của Nam Bộ đều cho đứng xa khỏi những chức vụ quan trọng của Trung ương. Như ông Phạm Văn Bạch và ông Phạm Ngọc Thuần hai nhà đại trí thức (cả hai đều là luật sư danh tiếng ở Nam Bộ) là Chủ tịch và Phó Chủ tịch ủy ban Kháng chiến kiêm Hành chánh Miền Nam Việt Nam, tức là, ngoài Nam Bộ ra hai ông còn lãnh đạo luồn ra các tỉnh Cực Nam Trung Bộ. Chức Phó Thủ tướng và Bộ trưởng (bất cứ Bộ nào) cũng xứng đáng cho hai ông cả. Nhưng hai ông chẳng được xơ múi gì. Ông Bạch thì làm Chủ tịch Tòa án Tối cao nghĩa là không làm gì hết. Còn ông Thuần thì bị gởi đi làm Đại sứ ở Đông Đức, một hình thức tù đày sang trọng.
Cái tâm lý Bắc cai trị Nam kỳ, Bắc kỳ nuốt sống dân Nam kỳ có trong tôi và trong toàn dân tập kết. Nó xảy ra từ sau hòa bình. (Tôi tưởng tôi sai lầm. Chẳng ngờ bây giờ sau ba mươi lăm năm, tôi thấy tôi nghĩ đúng lắm).
Thế nhưng tôi chưa từng biết tới vụ người địa phương chống người địa phương đi tập kết về. Và đây là lần đầu tiên tôi được nghe cái tâm lý đó. Mẹ kiếp! Không khéo, mình về trong đó lại cũng gặp cái rắc rối này nữa cho coi. (Đúng thật, tôi thấy lời ông huyện ủy kể là một thực tế rất phổ biến mà có lẽ Trung ương cũng “khơi” nốt)
Mạng Người Lá Rụng Mạng Người Lá Rụng - Xuân Vũ Mạng Người Lá Rụng