Số lần đọc/download: 1690 / 37
Cập nhật: 2016-12-18 07:44:43 +0700
Chương 12: Cuộc Trở Về Của Con Người Hoang Toàng
T
rong khi cuộc đàm phán Paris ở trong trạng thái buồn tẻ và cuộc chiến tranh tiếp tục diễn ra ác liệt ở Việt nam, tôi được dự một cuộc hội thảo khoa học ở Australia đề thuyết trình về: “Chiến tranh ở Việt nam trong những triển vọng lịch sử của nó”. Một vài tháng trước đó, tôi đã gây ra một xúc cảm tại sân bay Hi-thơ-rô của London bằng việc xuất trình vật quái dị đóng bìa da dê đen của tôi như là một giấy tờ đi đường có giá trị. Nó tạo ra cũng nhiều xôn xao như ở Ha-ba-na, những có ít sự quan tâm hữu nghị hơn. Vì tôi đến với lời mời của một Uỷ ban trong đó có nhiều đại biểu Quốc hội nổi tiếng nên cuối cùng tôi được phép đi. Việc đó đã được đăng một đoạn trong tờ Thời đại (London) dưới đầu đề Người vào mà không có hộ chiếu và tờ Người bảo vệ đăng một bức ảnh của tôi đang cầm quyền hộ chiếu nổi tiếng đó. Tôi sử dụng cuộc đi thăm để nộp đơn chính thức xin hộ chiếu lại hạ nghị viện Australia. Và người ta nói với tôi rằng vấn đề này phải được chuyển đến Ken-bơ-rơ. Khi lời mời thuyết trình đến, tôi gửi một bản sao cho sĩ quan phụ trách di trú tại Hạ nghị viện ở Australia, đề nghị rằng nếu không kịp trả lơi cho đơn xin hộ chiếu của tôi thì có thể cho một chứng nhận nhập cảnh tạm thời.
Ba tuần sau đó tôi nhận được một câu trả lời nhắn “tôi được chỉ thị để báo cho ông rằng ông sẽ không được cấp một hộ chiếu Australia hoặc một tài liệu thay thế như ông đã yêu cầu” Do đó, tôi không dự được cuộc hội thảo, nhưng tôi ghi âm phần đóng góp của tôi nói thêm rằng tôi muốn có mặt để tham gia các cuộc thảo luận, nhưng rất tiếc... và tôi gửi bưu điện băng ghi âm đó. Nhờ vậy, một số các nhà trí thức và nhân vật chính trị hàng đầu rất căm phẫn khi biết được những khó khăn về hộ chiếu của tôi (Vì tôi đã từng không có một hộ chiếu Australia trong 14 năm qua, nên tôi rất ngạc nhiên trước sự phản ứng đối với sự tiết lộ bất ngờ và ngẫu nhiên đó). Kết quả là ở bang Victoria, chính quán của tôi một “Uỷ ban hộ chiếu của Burchett” đã được thành lập, có một trong những nhiệm vụ chính là viết lời điều trần về vấn đề đó để chuyển cho Quốc hội liên bang. Chủ tịch Uỷ ban là ngài Ac-tơ Ô-gu-xtút Canuên, nguỵên Chủ tịch Công đảng, Phó chủ tịch toàn quốc cơ quan kỷ niệm Uynxơn Sớc-xin, được thưởng huân chương Xanh Grê-gô-ri vĩ đại (một huân chương đặc sắc của Va-ti-căng). Trong các thành viên có Phrăng-cơ Gan-ba-li luật gia về tội ác xuất sắc của Australia (tự nguyện đấu tranh cho vấn đề hộ chiếu mà không lấy tiền), có các đại biểu Quốc hội thuộc Công đảng, các nhà lãnh đạo nghiệp đoàn, các nhà văn, nhà báo và những người hoạt động trong lĩnh vực các quyền dân chủ.
Hoạt động của Uỷ ban đó đã gây ra sự giận dữ của một nhóm cánh hữu có quan hệ với hội Giôn Bơ-sơ ở Mỹ và cả tổ chức cùng loại. Những hoạt động chốig lại của chúng làm cho thế giới chú ý đến trường hợp này. Bắt đầu là báo chí ở Anh và rồi mở rộng ra các tổ chức quyên con người khác, các nhà văn, các nhà khoa học, các ngôi sao điện ảnh và những người khác. Những thành phần này đã ký vào bản điều trần để gửi lên Quốc hội Australia.
Sự ủng hộ trong nội bộ nghề nghiệp mà tôi đã tham gia gần 30 năm rất đáng khích lệ. Chủ tịch và tổng thư ký của cả hai tổ chức nhà báo thế giới, (Liên đoàn quốc tế nhà báo đóng ở Brúc-xen và tổ chức quốc tế nhà báo đóng ở Praha) đã ký vào bản điều trần. Hai tổ chức này đại diện cho gần tất cả các nhà báo có tổ chức trên thế giới. Liên minh nhà báo toàn quốc của Anh, liên minh của chính tôi, Hội nhà báo Australia và các tổ chức nhà báo từ Ấn Độ ở Châu Á cho đến Chi-lê ở châu Mỹ la-tinh và nhiều tổ chức khác đều ký vào bản điều trần. Các nhà triết học và các nhà nhân chủng học thuộc cỡ như Béc-tơ-răng Ru-xen và Giăng Pôn Xác-trơ cũng làm như vậy. Trong số những người ký tên có 8 nghị sỹ của hai viện, 8 người đã nhận giải thưởng Nô-ben, nhiều tổ chức chuyên về các vấn đề quyền con người cũng tuyên bố ủng hộ. Trong hàng ngũ các ngôi sao điện ảnh có Giên Phôn-da, Va-nét-xa Ét-grê-vơ, Me-li-na Mơ-cu-ri, trong các nhà văn có Graham Gri-nơ, Nóc-man Mê-lơ, và Ac-tơ Milơ, các nhà khoa học và các nhà triết học lớn nhất của thế giới những vị quý phái ở Uet-min Txtơ cũng bào chữa cho tôi. Chính ngài Ác-tơ Can-uên đưa bản điều trên cho Hạ nghị viện ở Can-be-ra. Bản điều trầ chứng minh rằng bằng việc không cho tôi hộ chiếu, Chính phủ Australia đã vi phạm các điều 13, 16 và 19 của bản Tuyên ngôn nhân quyền chung và kết luận:
Những người ký tên cầu mong một cách khiêm tốn nhất trong Hạ nghị viện ở Quốc hội phải hành động ngay để:
1) Bảo đảm cho Winfred Burchett và gia đình quyền tự do ra vào nước Australia phù hợp với những quyền công dân Australia;
2) Cho lại Winfred Burchett hộ chiếu Australia;
3) Hỏi ngài Tổng chưởng lý liệu có cho rằng ông Burchett có vi phạm luật nào của đất nước nây không, và nếu có thì luật nào. Và những người thỉnh cầu theo nhiệm vụ của mình hết sức mong những điều trên được giải quyết.
Thủ tướng Giôn Grây Goóc-tơn và những thành viên Nội các cánh hữu đã để ngoài tai tất cả mọi điều thỉnh cầu, vẫn tiếp tục cấm. Hội nghị nhà báo Australia kiên trì theo đuổi vấn đề này, đã gửi lời kêu gọi lên Uỷ ban nhân quyền của Liên hợp quốc để tố cáo Chính phủ Australia đã vi phạm hiến chương quyền con người về vấn đề hộ chiếu của tôi. (Nhiều năm về sau, tôi đã nhận được thư của các uỷ ban nổi tiếng là bất lực đó, nói rằng nó chẳng bao giờ có thể làm gì được về những trường hợp cá nhân của quyền con người).
Cầu khẩn, điều trần và kêu gọi chẳng đi đến đâu. Chính phủ vẫn cương quyết chẳng có hộ chiếu, và cũng chẳng xác định những việc gì mà họ cho là tôi đã làm không đúng. Vấn đề xác định những hành động sai trái của tôi là việc mà Hội nhà báo Australia nhấn mạnh nhất như dẫn trích sau đây của một bức thư được công bố trên báo chí Australia tháng 4 năm 1969 đã chứng minh:
Hội tôi đã cố gắng từ năm 1965 gây ảnh hưởng đến chính phủ qua Bộ trưởng Bộ nhập cư để cấp cho ông Burchett, một hộ chiếu Australia và vài tuần trước dây, chúng tôi đã yêu cầu ông Xnét đến gặp một doàn đại biểu Hội. Ông ta đã từ chối và sẽ không cho biết lý do vì sao chính phủ đã không chịu cấp hộ chiếu cho Burchett.
Nếu theo quan điểm của chính phủ, ông Burchett phạm tội phản bội hoặc vi phạm Đạo luàt về tội ác, chính phủ có đủ quyền lực để truy tố ông ta. chứ không được tước doạt những quyền con người cơ bản của òng ta để trở về, hoặc nếu ông ta muốn rời đất nước theo nguyện vọng của mình.
Vào lúc người ta đưa ra lời điều trần ông bố Gioóc- giơ của tôi đã 96 tuổi, già hơn tiêu chuẩn truyên thống tuổi của gia đình Burchett. Rõ ràng chúng tôi muốn gặp ông trước khi ông qua đời, nhưng chúng tôi đã nhất trí với nhau rằng việc yêu cầu trở lại Australia của tôi phải dựa vào nguyên tắc các quyền dân chủ của tôi chứ không thể dựa vào một hành động nhân đạo. Nhưng một sồ người khác thì lại nêu trực tiếp với Chính phủ và trên báo chí vấn đề phải bảo đảm tối thiểu quyền đi về ngắn hạn vì lý do nhân đạo. Công việc chẳng đem lại kết quả gì. Ông đã mất tháng 9 năm 1969, thiếu 2 tháng nữa thì đầy 97 tuổi. Giấy báo tử đã mô tả ông là “người già thanh niên nhất” của Australia. Ông đã có gắng một cách dũng cảm để đợi tôi, nếu tôi về.
Năm tháng sau, một vài giờ trước khi tôi rời Paris đi Phnompenh, chặng đầu của chuyến đi Hà Nội của tôi. Uyn-xtơn, anh tôi, gọi điện từ Men-buốc báo rằng anh cả Clai-vơ của chúng tôi sắp chết. chỉ vào khoảng vài giờ nữa thôi. Vài tuần trước đó, chỉ riêng hai anh tôi và luật sư Phrăng-cơ Gan-ba-li đã được báo rằng tôi đã định ngày và cho biết số máy bay để trở về Xít-nây bất chấp vìệc cấm vào. Tôi đã quyết định một cách đột xuất sau cuộc nói chuyện ngắn với Gan-ba-li, tiếp tục từ Phnôm Penh đi Australia và sẽ ghé qua Hà nội trên đường về. Lễ câu hồn cho Claivơ, một nhân vật rất đại chúng trong cộng đồng của ông, sắp được tổ chức và tôi phải dự lễ đó.
Khi được biết ý định thách thức với Chính phủ của tôi Phrăng-cơ Gan-ba-li khuyên tôi phải chuẩn bị một bản sao giấy khai sinh để xuất trình cho các sĩ quan nhập cư, và một trong những người anh của tôi sẽ có mặt tại chỗ để chứng nhận đúng là người mô tả trong giấy khai sinh. Gan-ba-li bây giờ phải theo dõi hành trình của tôi. Thành công sẽ phụ thuộc vào hoạt động ăn khớp và hoàn hảo của các chuyến bay.
Trong chuyến đi, do gặp rắc rối ở Cô-lôm-bô và ở Xinga-po nên tôi lại phải trở về Phnompenh đợi một chuyến khác. Tin về những khó khân của tôi ở Cô-lôm-bô và Xin-ga-po trên đường về nước đã được báo chi ở Australia in thành tít lớn. Gan-ba-li lại yêu cầu Thủ tướng Goóc-tơn cho phép ít nhất một chuyến thăm ngắn hạn để dự lễ cầu hồn của người anh tôi. Goóc-tơn trả lời với công thức quen thuộc “không có hộ chiếu, không có điều kiện kiện dễ dàng”.
Khi đến sân bay Numêa. hãng UTA được điện cảnh cáo sẽ bị “phạt nặng” nếu chở tôi, trừ khi tôi có hộ chiếu Australia. Ai ra lời cảnh cáo đó? “Tất nhiên là các nhà chức trách Australia” - một nhân viên hàng không trả lời. Tôi đề nghị mua vé khứ hồi để nếu không giải quyết được ở Xít-nây thì tôi sẽ bay trở lại bằng cùng hãng bay đó: “Bình thường ra thì chúng tôi chấp nhận những bảo đảm của ông, nhưng quyền hạ cánh của chúng tôi ở Australia rất mong manh nên chúng tôi phải chú ý đến những lời đe doạ như vậy”. Tôi vạch ra rằng còng ty của anh ta sẽ mắc vào một cuộc bê bối quốc tế nêu tôi công bố rằng công ty đó đã chịu sức ép của Chính phủ để vi phạm một hợp đồng của mình. Anh ta nhún vai và tỏ ra là “rất tiếc”. Hành lý của tôi bị trả lại và tôi đành quay trở về Numea qua những dãy núi Ních-kên xinh đẹp.
Trong những nhà báo cùng đợt với Phrăng-cơ Gan-ba-li và Uyn-xtơn ở sân bay Xít-nây có một số có hộ chiếu, vì vậy họ bay đi Numea với chuyến bay trở lại của UTA. Họ gồm có một toán vô tuyến truyền hình của Uỷ ban phát thanh Australia và một nửa tá nhà báo khác. Nào phim, nào băng ghi âm, nào bài báo hàng nghìn, hàng chục nghìn chữ được tuồn trở về. Các nhà vẽ tranh biếm hoạ, nhất là thành phố Melbourne quê quán của tôi, đã có một dịp rất tốt để hoạt động. Đầu tiên Chính phủ tìm cách phủ nhận việc mình đá gây sức ép với UTA. Nhưng một người quản lý việc bán vé ở Xít-nây nói đã bị Bộ Nhập cư đe doạ. Bộ trưởng nhập cư nói ông ta chỉ lặp lại tuyên bố của Thủ tướng sau sự kiện Cô-lôm-bô rằng “Chính phủ chẳng làm gì cả để cấp hộ chiếu cho Burchett hoặc làm dễ dàng cho chuyến đi của ông ta”. Vào lúc này Chính phủ đã tích cực cản trở chuyến đi của tôi và đã nói dối về việc đó.
Goóc-tơn bắt đầu bị báo chí chỉ trích. Tại sao văn phòng hãng bay Quan-tát của Chính phủ Australia ở Numea, nhân viên địa phương nói rằng anh ta đã được chỉ thị của viên lãnh sự Australia Đe-vít Uyn-xơn, không được bán vé cho tôi. Lúc đó một phóng viên của hãng Roi-tơ có mặt. Anh ta nhanh chóng đưa tin về việc này. Vào cuối ngày, Uyn-xơn ra một thông cáo rất buồn cười, chỉ dài một dòng rưỡi để cải chính rằng đã không đưa ra một chỉ thị nào cả. Những phóng viên khác thẩm tra lại nhân viên Quan-tat. Anh này vẫn giữ điều đã nói với tôi.
Các bức điện được tới tấp đánh tới từ các nghiệp đoàn, các tổ chức sinh viên, các nhân vật mà một số trong đó tôi có được biết còn một số thì chưa, cam kết ủng hộ và yêu cầu tôi tiếp tục đấu tranh. Đầu óc tôi không thể không nghĩ đến Igơn Iếc-uyn Ki-sơ và cuộc đấu tranh của ông ta 36 năm về trước. Nhưng phương tiện đi đã thay đổi. Tôi không thể nhảy từ máy bay xuống một nơi nào đó ở Australia. Gan-ba-li công bố một bức thư do anh ta viết cho Goớc-tơn vạch rõ ràng Chính phủ đã đi quá xa quyết định không cấp hộ chiếu. Với sự đồng ý của tôi, anh ta đòi một cuộc điều tra chính thức:
“Nhằm mục định xác nhận liệu Burchett trên thực tế, bằng hạnh kiểm của mình, có làm mất quyền công dân hay không... Khách hàng của chúng tôi cam kết tôn trọng bất kỳ những điều kiện hợp lý nào mà Chính phủ đề ra cho anh ta khi anh ta trở về. Anh ta cam kết sẽ rời đất nước khi chấm dứt cuộc điều tra như vậy và sẽ ra chứng minh và xem xét trước bất cứ toà án nào mà các ông lập nên vì mục đích đó. Thực vậy. Ông Burchett sẵn sàng có mặt ở Australia để trả lời các quan chức của Bộ có liên quan, theo những điều kiện mà Chính phủ đề ra.
Nếu có một cơ sở nào đó cho những luận điệu mà Chính phủ đã để lộ cho một số nhà báo chống lại tôi, thì đã là cơ hội để chứng minh những luận điệu đó. Nhưng Goóc-tơn đã bác bỏ. Trong những cuộc phỏng vấn hàng ngày trên vô tuyến truyền hình, trên đài phát thanh và với báo chí hàng ngày, tôi luôn luôn củng cố luận điểm: “Nếu tôi có tội về những lỗi lầm ghê tởm đến mức làm cho chính phủ phải có biện pháp chưa từng có là không cấp hộ chiều cho tôi, thì Goóc-tơn sẽ phải thay vui mừng nếu bắt được tôi chứ. Nhưng tôi lại là người đấu tranh để đi vào, trong khi Chính phủ lại đấu tranh để buộc tôi ở ngoài đất nước”. Nhiều máy bay tư nhân đề nghị đưa tôi vào; cũng có người chịu trả “tiền phạt nặng” mà người ta đã doạ UTA: cũng có kế hoạch định đưa lậu tôi từ Numea vào Niu Ca-xton bắng tàu chở than. Đề nghị nghiêm chỉnh nhất là của Goóc-dơn Ba-tơn lúc đó là chủ tờ Người quan sát chủ nhậti của Melbourne. Ông ta thương lượng với một công ty cho thuê tàu tư nhân để đưa tôi vào. Các nhà viết xã luận và trên tất cả, các nhả vẽ tranh biếm hoạ hàng đầu đã ủng hộ Gan-ba-li và buộc Chính phủ chấp nhận một công thức “không giúp cũng không cản trở” nghĩa là một bước rút lui. Theo công thức đó Bác-tơn và Gan-ba-li giành được phép của Bộ Hàng không dân dụng cho phái đoàn đặc biệt bay đi Niu Ca-lê-đô-ni-a và đưa tôi về Bri-xban (cách Nu- mê-a vài trăm dặm, gần hơn Xít-nây).
Trong tức đó, các quan chức Nu-me-a bắt đầu tự hỏi xem đây là loại “người liều mạng quốc tế” như thể nào mà họ đang phải gánh vác và đang làm bận rộn các cơ sở điện tín và điện thoại giữa Numea và Australia đến mức này. Tôi được “mời” đến trụ sở an ninh địa phương. Các quan chức ở đó lễ phép nhưng nghiêm nghị. Họ phát hiện rằng giấy thông hành của tôi không phải là một tài liệu thích hợp có thể đóng dấu nhập cảnh 10 ngày không cần thị thực. Nhưng họ vẫn dặn đi dặn lại rằng: “Không được qúa 10 ngày”. Lãnh sự Uyn-xơn đã tăng cường sức ép để trục xuất tôi.
Bác-tơn, người trả tiền khách sạn cho tôi, đã bảo tôi cứ ở lại đây, huỷ vé trở lại Paris, Gan-ba-li sẽ đến Numea và vài ngày sau máy bay riêng sẽ đến. Chính phủ đã thay đổi chút ít lập trường của họ. Tôi trở lại giải thích với các quan chức an ninh rẳng tôi có thể ở lại quá thời hạn của thị thực một hoặc hai ngày được không. Sau vài phút chờ đợi, viên sĩ quan an ninh chính trở lại và nói “Tôi vừa gọi điện cho lãnh sự Australia và cũng có thay đổi gì cả. Ông không được phép vào Australia. Và ông cũng không thể ở đây sau khi hết 10 ngày”.
Tôi nói “tôi có một ý kiến mà tôi nghĩ sẽ giải quyết được cả hai vấn đề của chúng ta, và phù hợp với tập tục quốc tế. Tại sao không trục xuất tôi đến nước gốc của tôi?”.
Họ có vẻ ngạc nhiên một lúc rồi phá lên cười: “Chúng tôi không có ý định trục xuất ông đi đâu, thưa ông Burchett, ông chẳng làm gì sai trên lãnh thổ chúng tôi. Nhưng tốt hơn là không vượt quá 10 ngày”.
Phrăngcơ Gan-ba-li đã đến cùng với người cháu là luật sư Pi-tơ của ông ta, và chúng tôi đã có cuộc gặp gỡ lạnh lùng với lãnh sự Uyn-xơn, mà lúc kết thúc, tôi phải làm một đơn xin một chứng minh thư (một giấy đi đường có thể chấp nhận được đối với những kiều dân Australia trở về nước trong những trường hợp bất thường như mất hộ chiếu). Về vấn đề này cũng phải hỏi ý kiến Can-be-ra. Cuối buổi chiều hôm đó, Uyn-xơn gọi điện cho tôi và với sự hài lòng rõ rệt đọc trả lời của Can-be-ra: “Không có chứng minh thư” và “Mọi yêu câu thêm nữa đều phải được đưa thẳng đến Bộ Nhập cư”.
Bác cháu Gan-ba-li đi về, hạn 10 ngày đã qua, và tôi đến gặp nhân viên an ninh lần nữa. Vào lúc này một máy bay động cơ sáu chỗ ngồi Pai-pơ Na-vagiô đã đợi tôi ở sân bay Tôn-tu-ta. Goócđơn Ba-tơn cho rằng tốt hơn là tôi phải đợi một vài ngày nữa để có thể đến vào ngày thứ bảy, vì ngày đó dù có tin gì đi chăng nữa thì tín của tôi vẫn có thể được đăng đầu tiên vào tờ Người quan sát chủ nhật của anh ta. Cảnh sát Numea đồng ý rằng thêm một vài ngày nữa không thành vấn đề đối với họ nhất là đã có bằng chứng rõ ràng rằng tôi sắp sửa đi.
Bánh xe đã qua một vòng kỳ lạ: tôi phải trở về Australia bằng con đường gần giống với con đường khi tôi ra đi 3 năm trước đây. Chỉ khác là không phải bốn ngày trên chiếc Pi-e Lô-ti, mà là 4 giờ trèn chiếc Paip Na-va-giô với một hiệu điện tín là “Vích-to Brê-vơ Yanki”. Sau vài phút cầt cánh, chúng tô đã bay trên biển. Sau gần 4 giờ bay, đã nhìn thấy một vậl xám của đầt liền. Nhà báo Biil Grinơ của tờ Người quan sát chủ nhật cùng đi trong máy bay, mở một chai sâm-banh để mừng lúc hạ cánh.
Những bằng chứng duy nhất của hoạt động con người là khi máy bay chạy trên đường băng đến chỗ hành khách là những biểu ngữ “Burchett trở lại Hà nội”, “tôi phản bội” và, khi tôi bước xuống khỏi máy bay, có tiếng la phản đối cùng một vài tiếng hoan hô. Trong một khoảnh nhỏ có hàng rào chung quanh những nhóm đối địch chen chúc nhau, một số giơ quả đấm, số khác vẫy tay hoan nghênh. Trong số những người vẫy tay tôi rất vui mừng thấy Uyn-xtơn và Phrăng-cơ Gan-ba-li. Những người giơ quả đấm và la hét là những người do Phong trào những công dân vì tự do cực hữu tổ chức. Những người vẫy lay là từ các nghiệp đoàn sinh viên và các nhóm hoà bình. Tuy là một buổi chiếu thứ bẩy giữa mùa hè nhưng số lượng người tăng lên rất nhiều khi họ biết tin hoạt động của bọn cực hữu.
Sau khi vào cửa người ta hỏi giấy chứng nhận tiêm chủng. Rồi tôi phải điền vào một mảnh giấy xanh về nhập cư. Vào chỗ phải ghi chi tiết của hộ chiếu. Tôi ghi những tư liệu của giấy khai sinh. Người ta xem lại theo bản sao ảnh mà tôi mang theo rồi chuyển tôi sang phòng thuế quan. Sau khi xem kỹ tờ khai, họ liếc nhìn vào đài bán dẫn, máy chữ của tôi và mọi thủ tục coi như xong va-li của tôi cũng không bị mở.
Sau vài pliủl chào hỏi Uynxtơn, Gan-ba-li là một hình thức họp báo đơn giản nhất mà tôi chưa từng tham dự trước đó cũng như từ đó về sau. Những nhà báo nếu thật là như vậy, cắt ngang những câu hỏi của nhau và những câu trả lời của tôi, kèm theo những điều vô lý được họ hét lên rất to. Chân của máy thu hình, dây điện quấn quanh chân họ và có sự xô đẩy, len lỏi làm cho mọi người dễ trở nên bực tức. “Bây giờ anh đã vào rồi, vậy anh sẽ ra như thế nào? Đó là một trong những câu hỏi che giấu cuối cùng, không có một câu hỏi nào về các cuộc hội đàm hoà bình ở Paris hoặc bất cứ cái gì có tầm quan trọng thực sự.
Từ cuộc họp báo đó tôi đi tiếp trên một chiếc máy bay khảc đến sân bay Xít-nây và lại có một cuộc họp báo ngắn với một nhóm các nhà báo chuyên nghiệp, những người đang rất quan tâm tới các cuộc hội đàm hoà bình ở Paris. Tôi lại đi Melbourne. Ở sân bay Melbourne có rất nhiều cảnh sát và nhà báo. Đó là những nhà báo chuyên nghiệp. Cảnh sát theo sát tôi, đẩy tôi đến một chiếc xe và bảo tôi không được nói chuyện với nhà báo. Tôi khăng khăng đòi được nói vài câu với các nhà báo và với đám đông những người đến để hoan nghênh. Sau một hồi chen chúc và xô đẩy, tôi bị đưa đến một xe cảnh sát rồi không rõ điều gì sẽ xảy ra, nhưng tôi nghĩ là mình đã bị bắt giam. Khi đến trước cửa xe cảnh sát để mở sẵn, tôi hỏi Phrăng-cơ Gan-ba-li, luồn luôn không rời tôi, nên làm gì. Ông ta nói: “cứ vào đi”, Uyn-tơn và Bin Gri-nơ cũng cùng vào.
Một sĩ quan cảnh sát ngồi đằng trước quay lại và nói khá nhã nhặn: “Đến đâu ông Winfred?” Anh tôi đưa địa chỉ của anh ở Đông Melbourne, chúng tôỉ bắt đầu chuyển bánh trong sự hoan nghênh của những người đứng quanh xe. Đây là lần duy nhầt trong đời tôi đã dùng một xe cảnh sát như một xe tắc-xi. Người sĩ quan cảnh sát càu nhàu khi chúng tôi đang cho xe chạy:
"Có quá nhiều trí thức ở quanh đây nèn tôi không thích lắm”.
Sau khi gọi điện cho tờ báo của mình, Bin Grinơ báo cho tôi rằng có ai đó đã gọi điện nói rằng anh ta đã từ bỏ Uỷ ban Australia tự do của-Vich-to-ri-a khi được biêt 500 đô-la đã được trả “để giết Burchett”. Sáng hôm đỏ Uyn-xtơn cũng thấy trong thùng thư cúa anh ta một mảnh giấy nói rằng tôi sẽ bị “thủ tiêu” Gan-ba-li nhắc tôi phải cản thận, nếu đi bộ một mình...
Không có ngày “thứ bảy được yên tĩnh ở nhả” trong những ngày đầu của tôi ở Australia sau 19 năm xa cách. Các đoàn vô tuyến truyền hình thay phiên nhau lắp máy và tháo máy từ sáng đến trưa, xen vào giữa là những cuộc phỏng vấn của báo chí. Tôm Prai-ơ của tờ Tin ảnh mặt trời, người chăm chú nhất ở Numea, đã mang đến một bộ tranh biếm hoạ để tôi cho ý kiến. Vào lúc các anh em, các cháu gái, cháu trai và con cái của họ đến dự cuộc họp gia đình đầu tiên vào buổi trưa, tôi đã thực hiện được khoảng một tá các cuộc phỏng vấn vô tuyến truyền hình, đài phát thanh và báo chí. Thêm nhiều cuộc nữa kể cả một cuộc thảo luận bàn tròn truyền hình tại chỗ, đã được định cho đêm đó. Sáng hôm sau, tôi sẽ đi Can-bê-ra thực hiện một cuộc họp báo truyền hình lại câu lạc bộ báo chỉ toàn quốc. Chỉ đến thứ tư, ngày 4 tháng 3 năm 1970, 4 ngày sau khi tôi đến, tôi mới có thể về nông thôn, lên vùng núi Đan-đơ-nông. Trong chiều sâu của rừng với những màu sắc lộng lẫy đầu thu của nó, tôi mới cảm thấy đã trở về trong lòng Australia, Melbourne, có thể có ở khắp nơi trên thế giới, với tất cả những ngôi nhà mới làm cho nó hầu như không nhận ra được. Còn vùng núi Đan-đơ-nông giáp với quê Gíp-xtan của tôi, là chính nước Australia mà tôi đã biết. Uyn-xtơ mở đài thu thanh ở xe của chúng tôi và sự nghỉ ngơi thoải mái đã kết thúc. Đó là buổi phát hành tại chỗ phiên họp ngày thứ hai của quốc hội năm 1970. Và các nhà lập pháp đã thảo luận số phàn của tôi. Đầu tiên là câu hỏi của một thành viên của chính Đảng Tự do của Goóc-tơn:
- Tôi muốn hỏi Thủ tướng một câu về việc vào nước này của một nhà báo bị cho là đã giúp đỡ hai nước châu Á đang đánh binh sĩ Australia. Chính phủ có hồ sơ cho thấy rằng con người đó cô giúp đỡ những kẻ thù của Australia không? Nếu có thì anh ta đã vi phạm điều luật nào của chúng ta? Nếu anh ta giúp đỡ kẻ địch của đất nước chúng ta, nhưng không vi phạm luật pháp Australia thì có phải ý định của chính phủ muốn thay đổi luật pháp của chúng ta để có thể kết tội những hành động theo kiểu đó là một sự xúc phạm không?
Goóc-tơn: Về con người mà ngài nghị sĩ nói đến, chẳng phải nghi ngờ gì nữa mọi người đều biết rằng anh ta đã sống với kẻ địch vào lúc mà quân Australia tham gia cuộc chién tranh đó. Anh ta đã tham gia công tác tuyên truyền giúp cho kẻ định và cũng không nghi ngờ gì nữa anh ta đã thăm các trại tù binh của kẻ địch trong đó quân Australia đã bị giam hãm trong những điều kiện đối xử dã man nhất. Tôi cho rằng có bằng chứng cho thấy trong các cuộc đi thăm đó, anh ta đã thảo luận với quân Australia một cách có tính toán nhằm hạ thấp tinh thần và lòng tin vào sự nghiệp chiến đấu của họ.
Tình hình đó chứng minh cho việc Chính phủ này không cấp một hộ chiếu cho anh ta, và tôi thấy không có bất cứ triển vọng nào có thể thay đổi được thái độ này.
Sau những cố gắng của Chủ tịch Quốc hội bắt ông ta yên lặng, Tiền sĩ J. F “Gim” Kên-xơ, phó lãnh tụ Công đảng tìm cách đưa ra một câu hỏi về việc liệu tôi có thể yêu cầu một toà án điều tra để tìm ra những lý lẽ từ chối việc cấp hộ chiếu không?
Goóc-tơn:... Ông Burchett có yêu cầu một toà án điều tra để xác định những lời buộc tội chống lại ông ta. Không cần thiết phải có một toà án điều tra để xét xem Burchett có sống đằng sau bên giới của địch tng quá trình của hai cuộc chiếu tranh không...
E. G. Ut-lăm lănh tụ phe đối lập: Tỏi hỏi ông chưởng lý một câu. Ông có nghĩ rằng ông Burchett đã vi phạm điều luật nào đó của Liên hiệp Anh không? Bây giờ ông ta đã ở Australia, vậy có tiến hành cuộc điều tra nào để nắm chắc liệu ông ta có vi phạm điều luật nado đó của Liên hiệp Anh không?
Tổng chưởng lý Hiu-gơ: Tôi không đề nghị cho ý kiến liệu ông Burchett có vi phạm điều luật nào đó của Liên hiệp Anh hay không. Tuy nhiên, điều mà tôi sê nói là với tư cách cố vấn luật pháp chính của Nhà vua tôi không đề nghị, như đã biết hiện nay đưa ra bất cứ lời buộc tội nào chống lại ông ta về việc...
Tiến sĩ Ken-xơ: Ô!
Ông Hu-gơ:... Tôi không đề nghị đưa ra bất cứ lời buộc tội nào...
Xe tôi lướt nhanh qua các hàng cây dương xỉ lớn và những đồi cây khuynh diệp, nhưng lòng tôi quá buồn rầu nên không thể thích thú trước cảnh tượng đó. Trong 15 năm, tôi đã bị đặt ra ngoài vòng pháp luật, tên tôi đã bị làm nhục qua những lời bóng gió chính thức và những tiết lộ cho báo chí; những hoạt động nghê nghiệp của tôi đã bị cản trở nghiêm trọng; các con tôi bị mất quyền tự nhiên của việc ra đời. Có tất cả những bất công đó là vì những lý do mà Thủ tưởng và Tổng chưởng lý thừa nhận là họ không dám đưa ra để đối chiếu với luật pháp. Tôi có thể làm gì hơn nữa? Tôi đã hỏi Góoc-tơn lặp lại những lời buộc tội của ông ta ngoài phạm vi đặc quyền của Quốc hội. Ông ta đã từ chối. Điều rõ ràng là tôi sẽ không có một hộ chiếu như đã khẳng định trong một thư trả lời từ chối đơn xin chính thức của tôi vài ngày sau đó.
Nếu nước Mỹ, đồng minh chinh của Australia cũng áp dụng đúng những tiêu chuẩn như ông Goóc-tơn thì họ đã huỷ bỏ những hộ chiếu của Ha-ri-xơn Xôn-xbơ-ri; Sác lơ Cô-li-nút; Đa-ni-en Đơ-lu-xơ, phó tổng quản lý của hãng A-xô-xi-a-tel Prét-xơ và vợ ông ta, An-ma; tác giả Ma-ri Mc Carthy; và hàng tá những người Mỹ khác đã thăm Hà Nội trong chiến tranh, kể cả trên một chục người được đặc biệt phái đến để thu thập bằng chứng về những tội ác chiến tranh của Mỹ chống Việt nam. Còn nếu tiến hành những cuộc thảo luận với quân đội Australia... một cách có tính toán để hạ thấp tinh thần và lòng tin của họ vào sự nghiệp chiến đấu, bị xem là một tội ác, thì hộ chiếu của phần đông nghị viện Công đảng, của những đảng viên Công đảng và của các nhà viết xã luận trên nhiều tờ báo cũng sẽ phải bị lấy lại.
Ông Goóc-tơn và các bộ trưởng của ông ta có quyền có ý kiến về tôi, cũng như tôi có quyền của tôi đối với họ. Sự khác nhau là họ dùng quyền lực và đặc quyền của họ để trừng phạt tôi mà không có xét xử vì những lý do mà Tổng chưởng lý phải thừa nhận là không có cơ sở. Có những ý kiên khác về vai trò của tôi: ví dụ, ý kiến phát biểu trong tờ Thời báo London.
Trong một bài xã luận lấy tên là Một người Australia đòi công lý, sau khi ghi chú rằng Goóc-tơn đã tăng thêm sai lầm trước kia của Chính phủ Australia đối với ông Winfred Burchett, bằng việc công bồ rằng “ông ta sẽ bị khước từ cấp hộ chiếu khi ông ta đã trở về quê hương của mình”, tờ Thời báo viết tiếp như sau:
Một số ít nhà báo phương Tây đã chứng kiến thái độ của ông Burchett từ phương Đông, không đánh giá sai về ông ta trừ việc cho rằng ông ta đã phấn khởi không đúng chỗ. Ông ta có cảm tình với Trung Quốc, đưa tin về cuộc chiến tranh Triều Tiên theo lập trường của Bình Nhưỡng và đến Hà Nội vào đúng lúc, nhưng những bài viết của ông ta cho thấy ông ta là một người chủ trương giảm căng thẳng chứ không phải là một kẻ thù cứng rắn có cam kết của phương Tây... Việc ông ta không tán thành Australia ủng hộ Mỹ ở Việt nam đã được một thiều số đáng kể người Australia trong nước đồng tình, mặc dù không biểu hiện một cách rõ ràng và tích cực.
Trong vòng hai tuần lễ, ngoài việc không xin được hộ chiếu các mục tiêu khác của tôi đều đã được hoàn thành. Điều quan trọng nhất là tôi đã đương đầu với những người buộc tội tôi và tôi đã thắng lợi. Trường hợp của tôi đã được đưa ra trước công chúng trong hàng chục cuộc phỏng vấn báo chí và các phương tiện thông tin khác. Tôi đã phát biểu tại một cuộc mít-tinh quần chúng đông đúc ở Toà thị sảnh Melbourne và đã được vinh dự ký trước tiên vào một tài liệu phát động đêm đó, về sau tôi được biết đó là của phong trào hoạt động đòi đưa quân Australia từ Việt nam trở về. Mười lăm ngày sau khi đến Australia, tôi đưa giầy khai sinh của tôi tại phòng kiểm soát hộ chiếu ở sân bay Xít-nây và sau một cuộc họp báo tạm biệt, tôi đi Numea, phần đầu của con đường trở lại Paris qua Phnompenh của tôi. Chủ bút của một tờ báo địa phương đang đợi tôi tại khách sạn. Anh ta hỏi có thật tôi là một quan chức chóp bu của cơ quan an ninh Australia không.
Làm thế nào anh ta có thể có một ý nghĩ như vậy? Anh ta cam đoan rằng đó là điều mà lãnh sự Uyn-xơn đã nói với anh ta và chiếc Pai-pơ Na-va-giơ đã chở tôi đến Bri-xbêm cũng vậy, đó là một chiếc máy bay không đánh sô của lực lượng không quân Hoàng gia Australia. Chắc chắn là Đê-vít Uyn-xơn không tính đến việc tôi lại ghé qua Numea. Sau đó không đâu, anh ta bị đổi đi nơi khác.
Sáng hôm sau tại sân bay, vào phút cuối cùng, hành khách mới được báo là hành trình đã bị thay đổi. Máy bay khỏng dừng lại Phnompenh. Điều đó làm cho tôi bối rối vì tôi dự tính sẽ qua đấy để lấy máy quay phim và một số đồ đạc khác và những ghi chép của tôi về tiểu sử cụ Hồ Chí Minh mà tôi để lại ở đó (thì giờ tiêu phí trong cuộc đi thăm Australia đã xoá bỏ khả năng tiếp tục đi Hà Nội của tôi.
Ngay khi bước vào cửa buồng ở Paris, chuông diện thoại lại réo gọi tôi Đó là điện của hãng BBC hỏi liệu tôi có thể đến ngay phòng phát thanh Paris của hãng đó để trả lời một cuộc phỏng vấn truyền hình về những sự kiện mới nhất ở Campuchia không? “Sự kiện gì?” tôi hỏi. Có một hơi thở mạnh ở phía bên kia dây nói tại London: “Anh, một chuyên gia lớn nhất về Campuchia lại không biết rằng Sihanouk đã bị phế truất hôm nay hay sao? Tiếng tăm của tôi đã được cứu vãn khi tôi giải thích rằng trong 30 tiếng đồng hồ vừa qua tôi ở trên máy bay từ Nu-me-a đến. Tôi vội vàng hôn Vét-xa và các con, rồi không cởi áo ngoài, tôi đến phòng phát thanh. Người phỏng vấn tìm mọi cách để lung lạc tôi, nhưng tôi chỉ bám vào 3 điểm: Sihanouk sẽ đấu tranh lại; Sihanouk sẽ được nhân dân ủng hộ; và cuối cùng ông ta sẽ thắng.
Vận mệnh đã từng chơi khăm tôi với nhiều mánh khóe xấu xa trong chuyến phiêu lưu ở Australia nhưng lần này đã đem may mắn lại cho tôi. Nếu chiếc máy bay UTA đỗ lại ở Phnompenh thì tôi đã dừng lại ở đó đúng vào ngày đảo chính để lấy đồ dùng của tôi. Vì tình hữu nghị của tôi với Sihanouk rất nổi tiếng, nên tôi chắc chắn sẽ bị rắc rối với những kẻ nổi loạn đang nắm chính quyền, nhất là tôi lại dùng giấy thông hành của Bắc Việt Nam.
Vậy tôi đã đạt được gì bằng cách phả cửa sau để vào Australia. Tôi đã chứng tỏ rằng việc di chuyển ra nước ngoài mà không có hộ chiếu không phải là một vấn đề đơn giản như một số nhân vật trong ngành báo chí đã rêu rao, nhất là tờ Người đưa tin buổi sáng Xít-nây. Quan trọng hơn nữa là, nói chung là người ta cho rằng một người Australia có thể vào đất nước anh ta bằng việc xuất trình một giấy khai sinh, thì tôi đã tạo ra một tiền lệ có ích là người ta cũng có thể rời Australia bằng việc xuất trình một giấy khai sinh. Do đó, hộ chiếu không phải là thứ can thiệp như một giấy phép ra nước ngoài. Tiền lệ đó đã được tạo ra, như sau đó tôi được biết, bởi vì chính phủ Goóc-tơn rất kinh sợ rằng tôi sẽ tổ chức một cuộc vận động toàn quốc chấm dứt sự tham gia của Australia vào cuộc chiến tranh ở Việt nam. Họ rất sung sướng khi thấy tôi ra đi. đến mức tôi nghĩ đáng ra có thể để lại một danh thiếp.
Tuy vậy, thành công chính là 6 tháng sau khi tôi rời Xít-nây, Pi-tơ, Gioóc-giơ và An-na đã nhận được hộ chiếu Australia. Cái đó chính là nhằm làm dịu dư luận công chúng, vì công chúng không thể chịu được tại sao những “lầm lỗi” chưa rõ ràng của người cha lại có thể đổ vào trẻ con được.