My test of a good novel is dreading to begin the last chapter.

Thomas Helm

 
 
 
 
 
Tác giả: Bùi Tín
Thể loại: Lịch Sử
Biên tập: Ha Ngoc Quyen
Upload bìa: Ha Ngoc Quyen
Số chương: 49
Phí download: 6 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 0 / 64
Cập nhật: 2023-03-26 22:28:59 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 8
ầu tháng 12, 1990, một ông bạn cũ làm việc ở sứ quán Việt Nam ở Paris trách cứ tôi: "ông làm cái việc này để làm gì thế? ông dại dột quá thế. Bỗng chốc đổ xuống sông, xuống bể tất cả thành tích, uy tín, công lao gần hết một đời người!"
Tháng 2, 1991, một anh bạn trẻ ở báo Nhân Dân từ Hà Nội gửi thư cho tôi, viết: "Chú ơi, ở đây rất nhiều anh chị em nhớ chú, giữ một niềm tin ở tâm huyết và sự sáng suốt của chú. Thế nhưng một vài anh em trẻ ít suy nghĩ thì cho rằng chú sang đó rồi ở lại là do tuổi lớn rồi, đã đến tuổi nghỉ hưu rồi, chú ắt phải tìm chỗ an nhàn để lo cho thân mình lúc cuối đời thôi, nhất là khi lại có điều kiện. Cháu không nghĩ thế!"
Một nhà báo nước ngoài nhận xét: "Bùi Tín là con người thường có mặt ở địa điểm và thời điểm nỗi bật nhất (the right place at the right time). Lần này cũng vậy. Ông ta lại làm một việc mà ai cũng phải chú ý... ". Quả thật, tôi không bao giờ tìm cơ hội để làm nổi mình lên Không! Đây quả thật là một cuộc dấn thân. Tôi đang có chức có quyền. Từ 4 năm nay, tôi ở bậc lương chuyên viên 8, ngang với một thứ trưởng. Làm báo tôi lại có được một danh tiếng nào đó. Nhất là từ khi phụ trách trực tiếp tờ tuần báo Nhân dân chủ nhật, tôi được hầu như mọi người trong tòa soạn báo Nhân dân (chung cho Nhân dân hàng ngày và Nhân Dân Chủ Nhật) quý trọng hơn. Tờ tuần báo Nhân Dân chủ nhật với chủ trương thoáng đạt, tôn trọng bạn đọc được cả nước đánh giá khá cao, nên anh chị em làm báo Nhân Dân cảm thấy đỡ tủi thân. Báo Nhân Dân vốn vẫn bị chê là khô khan, tẻ nhạt, lên gân hay dạy đời nhất, nghĩa là bảo thủ nhất trong làng báo Việt Nam vốn đã khá bảo thủ. Sao tôi lại bỏ mà đi trong khi tôi đang có uy tín, được quý trọng?
Mỗi lần dấn thân lại có một nét riêng, để lại những kỷ niệm khó quên trong cuộc đời. Những ngày trước và sau Cách mạng tháng Tám, tuổi trẻ dấn thân sao mà nhẹ nhàng, thanh thoát, tự nhiên đến thế. Ở tuổi 18, những bài hát Tiến quân ca, Nào ta đi hồng binh, Nhớ chiến khu, Chiều Bắc Sơn... có sức thôi thúc rất mạnh mẽ. Chúng tôi nhập cuộc như là hít hơi thở trong lành buổi sáng vậy. Sự nhập cuộc mang tính chất lãng mạn của tuổi trẻ, máu hiệp sĩ nổi dậy, bất chấp khó khăn, gian khổ và hy sinh... Tôi lẳng lặng ra đi, gói một bộ quần áo, một chiếc áo len nâu, một chiếc khăn mặt, tất cả trong chiếc túi vải nhỏ. Anh bạn Việt Minh dắt tôi đến ngôi nhà cạnh Bắc Bộ Phủ, trụ sở của chi đoàn Quang Trung mới ở Việt Bắc về. Tối đầu tiên xa nhà, nằm trên chiếc ghế dài, ngủ ngon lành, không chút trằn trọc. Bữa cơm đầu tiên xa nhà, cơm xới từ một chiếc rá đan bằng tre, ăn ngon lành cùng với các đồng chí trong cùng một tiểu đội quân giải phóng...
Sau đó là dấn thân vào những trận chiến liên miên. Ổ địch hậu Quảng trị, ở hai huyện Triệu Phong và Hải Lăng, ở vùng Khe sanh, Đầu Mầu, Lao Bảo trên đường số 9, ở quanh thị trấn Mường Phìn, gần các bản Nam- Cha- Lo, bản Đông trên đất Lào... Những trận phục kích bắn cối, tiến công các đồn bốt địch... Rồi các trận đánh của sư đoàn 304, được thành lập từ năm 1950, ở các chiến trường Hà Nam Ninh, Hòa Bình, rồi Điện Biên Phủ... Những cuộc hội nghị quân chính, những cuộc học tập nghị quyết về các chiến dịch Thu Đông, Xuân Hè, những cuộc hành quân đêm, rét lạnh, lầy lội, buồn ngủ rũ người... Những cuộc nghiên cứu chiến trường trên bản đồ, trên sa bàn, trên thực địa... Những trận tấn công đồn địch trong tầm phi pháo (máy bay và pháo địch ném nom, bắn phá)..., những cuộc hỏi cung tù binh, binh lính và sĩ quan lê dương, lính dù, cơ quan tham mưu địch, những công việc thường ngày của người lính, báo động tập hợp, hành quân, dừng chân, làm bếp, nấu cơm, giặt giũ, cắm trại, tắm rửa, đào hố vệ sinh... vất vả liên miên, đầy lo toan mà cũng nhẹ nhàng, chẳng mấy nặng nề và cũng không cảm thấy khổ sở vất vả... Vẫn cười, vẫn hát, vẫn kể chuyện tiếu lâm, vẫn trêu chọc nhau... Vẫn cứ yêu đời và lạc quan.
Hồi đầu năm 1964, sau khi có nghị quyết trung ương lần thứ 9, cũng đúng vào lúc hai anh em Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu bị chết trong một cuộc đảo chính, và sau là vụ bí hiểm giết tổng thống Hoa Kỳ Kennedy, tôi lại "dấn thân" một chuyến vào miền Nam, qua đường mòn Hồ Chí Minh. Hồi năm 1961, tôi đã đi qua con đường này khi nó thực sự còn là đường mòn, cây cối còn rậm rạp, hành quân còn mang ba lô, chống gậy lách đi trong rừng rậm. Đầu 1964, đường mòn đã mở rộng hơn, nhưng cũng chỉ vài tấc, đến một thước rưỡi, cho xe đạp, thồ đi quạ So với những cuộc dấn thân sau này, qua đường mòn Hồ Chí Minh những năm 1972 và 1975 thì nguy hiểm về bom đạn lúc ấy chưa có gì đáng kể cả. Thế nhưng số người hy sinh trên đường mòn không phải là ít. Cách vài binh trạm (mỗi binh trạm cách nhau 20 đến 30 km) lại có một nghĩa trang, chôn cất anh em hy sinh trên đường mòn. Hồi ấy có đến vừa đúng mười kiểu chết khác nhau trên con đường hành quân Nam- Bắc. Lạc đường trong rừng rậm, đi miết, không tìm được lối trở ra, bị chết đói. Đi tốp nhỏ, ngủ đêm bị hổ vồ. Trời mưa, không nhìn rõ, đạp lên rắn độc, bị cắn chết. Bị đau ruột thừa cấp tính, hoặc bị sốt rét ác tính không chữa chạy kịp. Mắc võng dưới cây to, có cơn lốc bất thường, cành cây lớn gẫy hay cả cây to đổ, bị đè chết. Qua suối lớn, nước chảy xiết, cầu trơn, trượt chân, bị cuốn đi, không cứu kịp... Có khi chỉ con vắt xanh, hàng trăm, hàng nghìn con ngọ nguậy trên đường ngửi thấy hơi người, bám vào chân rồi leo lên người ở nơi có động mạch, hay nơi có tĩnh mạch lớn, cắn và hút thỏa sức, thường là ở nách, ở bẹn và cả ở bộ phận sinh dục của nam và nữ, không cầm máu được. Có khi leo núi đá đầy rêu, trời mưa, đất trơn như đổ mỡ, trượt chân nhào xuống vực sâu cùng với ba lô nặng sau lưng. Lại có khi ăn phải nấm độc, rau độc... Không cứu kịp. Chưa nói đến những vụ lụt cực lớn trên rừng như năm 1965 ở Tây Nguyên, nhà cửa, trâu bò, heo, gà và cả người nữa bị nước dâng lên cao và cuốn đi. Vậy mà chúng tôi vẫn nhẹ nhàng dấn thân vì có một niềm tin vững chắc ở thắng lợi, vì luôn nghĩ: "Chí làm trai thời loạn, phải có mặt ở nơi mũi nhọn. Cầu an, bảo mạng, nhường hy sinh gian khổ, cho người khác là sự ươn hèn và ích kỷ đáng hổ thẹn với lương tâm... ".
Năm 1972 rồi 1975, tôi đi dự các chiến dịch lớn ở chiến trường miền Nam là những cuộc dấn thân do máu nghề nghiệp làm báo. Dù biết rằng chiến sự sẽ rất ác liệt, Mỹ đưa vào cả một bộ
máy chiến tranh lớn, vối đủ loại vũ khí tân kỳ: Xe tăng Abrams, pháo bầy, xe bọc thép, máy bay Con ma, Thần sấm, pháo đài bay B52, các loại mìn dây, mìn bướm... tôi vẫn nhẹ nhàng khoác ba lô lên đường. Hồi ấy tôi còn ở báo Quân đội nhân dân. Tất cả các chuyến đi ấy là tự tôi nêu ý định ra hỏa tuyến, không có lần nào do cấp trên hay tập thể yêu cầu. Nghiệp vụ làm báo thôi thúc tôi lên đường, tôi quen khá nhiều các nhà báo quốc tế, từ Burchett đến Walters Conkrite, từ Peter Arnett đến Nayan Chanda hay Felix Bolo và Tiziano Terzani... Sao báo chí phương Tây họ xông xáo, họ sưu tầm tài liệu và các sự kiện lớn, họ đưa tin nhanh nhậy, họ viết sách ăn khách... mà phóng viên Việt Nam ta không làm được.
Trong những cuộc ra mặt trận ấy, quả thật có những lúc tôi lo và phảng phất một nỗi sợ. Đó là khi B52 rải thảm bom đầu tiên vào đội hình hành quân hồi 1972, không khí bị lay động như dông bão, cây cối đổ rầm rầm, ánh chớp lóe lên rồi tắt ngấm trong đêm đen... Đó còn là hồi đầu năm 1973, tôi đi trên máy bay lên thẳng chở các phóng viên của žy ban Quân Sự Bốn Bên thi hành Hiệp Định Paris, đi Lộc Ninh, Cần Thơ, Mỹ Tho, Đà Nẵng, Nha Trang... Những ngày đầu qua Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ bị súng ở dưới bắn lên, súng của cả hai bên, có những viên trúng vỏ ngoài của máy bay... Nhất là ngồi trong xe tăng đang hành quân, nghe trưởng xe nhận định: Phía trước ta bên phải, cách một ngàn tám trăm mét, một ổ tên lửa chống tăng xuất hiện, yêu cầu cối và pháo ta diệt những hỏa điểm ấy... Những nỗi lo sợ thoáng qua...
Hoa Xuyên Tuyết Hoa Xuyên Tuyết - Bùi Tín Hoa Xuyên Tuyết