I divide all readers into two classes; those who read to remember and those who read to forget.

William Lyon Phelps

 
 
 
 
 
Tác giả: G.trôieppônxki
Thể loại: Truyện Ngắn
Upload bìa: nguy?n ho
Số chương: 17
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 6797 / 135
Cập nhật: 2014-12-19 03:36:53 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 13: Bệnh Viện Ngoài Rừng. Ba Và Má. Cơn Dông Trong Rừng
ình minh vừa hé, Bim đã cố thử đứng dậy, nhưng đó là việc không đơn giản, hầu như không thể làm được. Chủ yếu là đang nằm cuộn tròn mà duỗi thẳng mình ra thì khó lắm: lúc ấy trong người có cái gì đã bị đông cứng và tựa hồ như dính chặt lại trong đó. Đại khái là thoạt đầu nó đã duỗi một chân sau ra - không theo kiểu chó mà theo kiểu gà duỗi chân ra sau cánh - rồi tiếp đến chân thứ hai, xong tì hai chân ấy vào tường mà bò từ dưới gầm ghế ra ngoài. Nằm nghỉ một lát rồi nó lại bò tiếp ra khỏi cái quán. Nó ngồi dậy. Bốn chân sưng tấy đã đỡ tê dại đi. Cố nén đau, và khẽ rên như thầm xoa dịu bớt cái đau, Bim bước đi - lúc đầu rất vất vả, rón rén đặt chân lên mặt đất, rồi mỗi bước một vững vàng hơn lên.
Nó thử chạy thong thả vài bước thì thấy cơn đau trong ngực giảm bớt. Thế là từ đó Bim rón rén chạy nhẹ nhàng về phía trước. Đứng ngoài mà nhìn, tất nhiên là đứng ngoài, thì cảm thấy con chó như không phải chạy, cũng không phải đi, mà là đang khua khua chân, thân mình gần như không lắc lư. Chạy thế Bim cảm thấy dễ chịu hơn. Nó cảm thấy được dễ chịu hơn là nhờ đã ăn được ít cỏ và nhờ vận động. Và nó cứ thế chạy, chạy lững thững bên lề đường cái.
Nó đi bên trái đường, ngược chiều xe hơi chạy. Dĩ nhiên là nó không biết gì về "Luật giao thông đường bộ ở Liên Xô", và trong sự chuyển động hợp quy luật của nó không có lô gích và tính mục đích nào hết, như cái anh lái xe đi ngược chiều lại với nó có thể tưởng. Chẳng qua là bản năng đã bảo nó: họ đã dẫn ta đi phía bên này đường thì ta cứ phía bên này mà đi ngược lại. Những người thấp thoáng trong các ô cửa ô tô hẳn sẽ rằng: "Con chó khôn thật - biết tôn trọng luật lệ giao thông. Nhưng nom nó ốm". Sự thật ra thì ở đây không cần đến một trí khôn đặc biệt nào đế xác nhận rằng cái điều khoản liên quan đến vấn đề này trong luật lệ đã thỏa mãn những yêu cầu về an toàn.
Bim chạy lững thững như thế khá lâu - có thể là ba, cũng có thể là bốn giờ đồng hồ (tất nhiên, thời gian nó dừng lại và nằm nghỉ thì nhiều hơn). Tốc độ đi của nó cũng không hơn người đi bộ, có thể cũng có hơn được chút xíu. Nhưng thế cũng là tốt rồi.
Nhưng bỗng bất ngờ với chính bản thân nó, nó nhận ra chính cái bến xe mà Ivan Ivanưts với nó thường xuống đây để đi đến nơi săn. Nhận ra rồi!
Bên cái quán, người ta đang đứng đón xe buýt, Bim dừng lại nhưng không tiến gần họ mà rẽ luôn sang trái, đi về con đường mà nó vẫn đi săn. Có người huýt sáo gọi theo, người khác lêu lêu nó, có cả người kêu ầm lên: "chó dại". Bim chẳng để ý. Thậm chí nó còn rảo bước lên thử chuyển sang phi, nhưng không xong, tốc độ không tăng thêm, chỉ thêm vất vả.
Cái chính là đến chỗ đó. Đến cái nơi mà có thể Ivan Ivanưts đã có mặt cách đó chẳng bao lâu, hoặc chẳng bao lâu nữa sẽ có mặt. Đi tới, đi tới đó!
Bim lững thững chạy về phía rừng. Đến bìa rừng nó đứng lại, nhìn quanh rồi bước vào rừng. Đi một quãng nó tìm ngay thấy cánh rừng thưa quen thuộc và đứng lại bên cạnh một gốc cây, như hóa đá. Đứng một lát, Bim chĩa mũi kiểm tra xung quanh, nhưng không rời khỏi chỗ gốc cây, rồi nó đi quanh ngồi sát xuống tận đất. Chợt như đã quyết, nó nằm xuống bên gốc cây, trên lớp lá vàng; đây, chính là chỗ Ivan Ivanưts bao giờ cũng ngồi lại trước lúc bước vào săn. Bim vươn cổ ra, cọ cọ đầu vào những ngọn lá vàng nơi trước kia chân ông bạn nó đã từng đặt lên, mặc dù mọi hơi hướng của ông đã bay hết từ lâu rồi.
Và cái ngày hôm đó thật là ấm áp!
Cuối thu rồi, thậm chí đã qua tiết lập đông, vậy mà mùa hè vẫn còn trở lại và móc vào mùa thu đã trôi đi một cái đuôi lửa leo lét. Và mùa thu tan ra, lắng dịu đi, chẳng khác gì một con chó dịu dàng được người thiếu phụ vuốt ve. Và lúc đó rừng cây bốc lên mùi hương vĩnh biệt của lá vàng úa, mùi thơm của trái tim anh đỏ thắm và mùi nhựa hoàng liên, hăng hăng, cay nồng như ớt, mùi nấm trắng, những cây nấm chưa ai đụng đến, nhưng đã rụng xuống mọng đầy nước, nhưng vẫn tỏa ngát hương thơm, gợi nhớ đến những tiết trời đã qua và truyền đi khắp rừng một không khí hiền hòa tươi vui tỏa đi từ cây thông lan sang cây bạch dương, rồi từ bạch dương lan sang cây sồi, và cây sồi đáp lại bằng những hương vị hùng vĩ của sức mạnh, của thành luỹ rừng và của vĩnh cửu. Trong những hương vị của rừng có cái gì đó vĩnh viễn và bất diệt, đặc biệt dễ cảm thấy vào những ngày ấm áp, êm đềm và trìu mến, những ngày chia ly cuối cùng của mùa thu đang ra đi. Nó đã thoát khỏi những cơn mưa ảm đạm, khỏi những trận đột kích bất ngờ hung hãn của những ngày lập đông, và khỏi những mũi kim châm buốt thấu xương, phủ kín bầu trời của sương tuyết: tất cả những cái đó đã qua đi, tất cả đã là dĩ vãng. Và dường như trong lúc thiu thiu ngủ, mùa thu đã mơ thấy mùa hè, và rồi trình bầy cho ta cái giấc mơ thần tiên của mình trong tất cả cái vẻ đẹp cao cả và hào hứng và trong các vị hương thơm cải tử hoàn sinh của đất. Hạnh phúc thay cho những ai có khả năng hấp thụ tất cả cái đó vào mình từ lúc còn thơ ngây rồi mang theo suốt cời không để rơi vãi một giọt nào từ trong chiếc bình cứu vãn linh hồn do tạo hóa ban cho.
Vào những ngày như vậy, trái tim ta thường trở nên hào phóng với kẻ khác và nghiêm khắc với bản thân. Trong lòng thanh thản, bạn tự thấy mình chan hòa với thiên nhiên. Trong những giây phút trang trọng ấy khi mùa thu đang mơ màng giấc điệp, ta muốn mong sao trên trái đất này không còn sự lừa lọc và độc ác. Và trong cái ắng lặng của mùa thu đang ra đi, tươi mát trong giấc ngủ dịu dàng của nó, trong những ngày lãng quên đi chốc lát cái mùa đông đang đến, bạn sẽ bắt đầu hiểu rằng chỉ có sự thật, chỉ có danh dự, chỉ có lương tâm trong sạch, và về tất cả những cái đó có thể diễn đạt bằng lời: với các em là những người lớn sau này, với những người lớn là những người không quên rằng có một thời mình là trẻ con.
Cũng có thể vì thế mà tôi đã viết về số phận của một con chó, về lòng chung thuỷ, về danh dự và về sự trung thành của nó. Tôi viết về chính cái con chó đang nằm bên gốc cây trong rừng vào một ngày thu âm áp. Và con chó đang buồn.
Vậy là vào một ngày hạnh phúc của thiên nhiên, con chó Bim bất hạnh đã nằm lại trong rừng. Và đó là một ngày, - lạy Chúa! - Ấm áp tuyệt trần!
Nhưng đất thì lại lạnh. Vì vậy mà Bim chỉ xoay quanh bên gốc cây như đang ở dưới chân chủ và nghỉ ngơi một lát để rồi lại khe khẽ bỏ đi vào rừng, tìm kiếm một cái gì đó. Nó đói rồi. Bim tiến đến bên một cây dương mới đổ và bắt đầu gặm lớp vỏ mọng nước là món ăn ngon lành và ưa thích của loài nai. Liệu Bim có cho rằng thứ vỏ cây này là vị thuốc đối với nó không?
Vả lại con người chắc gì đã ngờ đến cái thính hơi tài tình của chó, nó có thể phân biệt mùi gì có lợi, mùi gì có hại. Những loài cỏ độc thì nó không ăn, nhưng lại dừng chân ngay cạnh rễ cây thuốc an thần. Vì sao loài chó và mèo lại ưa cái mùi của rễ ấy? Cũng không biết nữa. Nhưng cứ thấy Bim bới bới một hai cái chỗ đất mùn lá xôm xốp, mềm mềm, nhổ rễ lên rồi ăn. Lại ăn tiếp. Rễ cây an thần nằm ngay gần mặt đất - nhổ nó lên không khó gì. Nó ăn tới mức vừa đủ, không thái quá, quay tròn tại chỗ, như thể giậm đất cho bằng và chuẩn bị chỗ nằm, nhưng chỗ ấy chưa ưng ý (nó cũng không biết tại sao). Nó lại đi một vòng không rộng rồi sau thu hẹp vòng đi lại, cuối cùng vớ được một cái hào chiến đấu lá lấp đến tận miệng, tụt xuống đó và lại quay tròn tại chỗ. Và thế là đã thu xếp được cho mình một cái giường vừa sâu vừa êm. Nhưng xem chừng nó chưa muốn nằm, vẻ như đang đánh vật với con ma ngủ; thế nhưng, như bị ai giật mạnh, nó ngã lăn kềnh xuống cái giường ấy và lập tức ngủ thiếp đi ngay.
Rễ cây an thần đã ngấm vào nó. Ở tỉnh Tambôp người ta gọi đó là cây Kupuri. Thực ra không ở tỉnh hay huyện nào lại có chó khỏe mạnh đi ăn rễ Kupuri, cấm thấy con nào đụng mõm vào đó cả, ấy thế nhưng chó ốm lại ăn.Về mặt này Bim đâu có thua kém những con chó khác, dù là con chó thông minh. Và thế là nó cũng ăn. Vậy cho nên rất mong các bạn im lặng cho. Im lặng. Trong cái hốc kia con Bim hiền lành của chúng ta đang ngủ.
Đã ba ngày đêm ngoài cỏ ra Bim chẳng ăn gì, và không ngủ được vì đau đớn căng thẳng. Có lẽ đã lâu rồi Bim chưa được ngủ một giấc ngủ say đến như vậy. Trong hốc rất ấm và tĩnh mịch. Rừng cây về mùa thu thật yên ắng, đã bảo vệ sự yên tĩnh cho con Bim ốm yếu, đã đem cỏ cây và không khí trong lành để chữa bệnh cho Bim. Rừng ơi xin cám ơn rừng!
Lúc Bim tỉnh dậy thì trời sắp tối. Nó nhoi lên miệng hố. Bây giờ đi vẫn còn khó nhọc, nhưng đã dễ chịu hơễ chịu hơn rất nhiều so với khi sáng. Trong bụng đã mềm ra, chỉ có sức lực vẫn chưa hồi lại. Nó đi lại chỗ gốc cây thân yêu, ngồi đó chốc lát rồi quay trở về hang của mình. Lại ngồi. Và một lần nữa đánh hơi kiểm tra và quan sát xung quanh: mọi vật đều yên tĩnh. Rồi nằm trở lại trong cái hố sâm ấm áp, dễ chịu. Có lẽ Bim đã mơ thấy một giấc mộng đẹp. Nhất định là nó đã thấy, vì nó đang khe khẽ - một tí thôi - ve vẩy cái đuôi.
Nó đã ngủ một đêm đó. Và cũng chẳng bị cóng lạnh. Sáng ra có tiếng sột soạt khe khẽ đánh thức nó dậy. Nó ngẩng đầu lên, nghe ngóng: có ai đang bới trong đám lá. Bim bò ra, lấy mũi đánh giá những tia không khí li ti chỉ thoang thoảng thấy lúc lặng gió, và xác định một cách chính xác: dẽ giun.
Sự say mê không gì cưỡng được của kẻ đi săn đã làm bật dậy tấm thân yếu đuối của Bim và dập tắt cái đau thắt ruột thắt gan. Con dẽ giun ở cách đó khoảng năm bước, không hơn. Nó đang lấy chân bới lá, thọc mỏ vào chỗ đất mềm, xỉa rất chính xác vào lỗ giun rồi kéo ra một con giun, và ăn ngon lành. Cánh chim kéo lê trên mặt đất, (đây là những con mồi nhờ kẻ săn tồi mà còn sót lại, chúng sẽ sống đến mùa đông, rồi sau đó hoặc sẽ làm mồi cho cáo hoặc có khôn khéo lắm cũng chỉ sống đến lúc đại hàn rồi cũng chết).
Bim bước một bước - con dẽ giun mải miết làm việc nên không nghe thấy. Một bước nữa - cũng không nghe thấy, vẫn làm việc. Dẽ giun cũng không được để phí thời gian: lúc trời ấm áp giun thường bò lên gần mặt đất hoặc thậm chí còn nằm phơi ra dưới lớp lá dày đặc. Từ phía sau cây gỗ Bim cứ như thế len lén đến gần đứng khựng lại. Không có ai lệnh cho nó "Tiến lên", tự nó tiến đến, định nhảy chồm vồ chân và lấy chân đè nó xuống nhưng cái nhảy không thành công: chẳng qua là nó đã ngã đổ nhào xuống và dùng răng chộp lấy con dẽ giun. Đang nằm nghiêng giữ mồi, Bim xoay mình nằm sấp và chén luôn con chim, chén hết. Để lại độc có lông. Thậm chí cả cái mỏ Bim đã xác định được là rất mềm, Bim cũng chén tuốt.
Vậy là một con chó như Bim, đã được một nhà đi săn già giặn kinh nghiệm luyện tập cho, đã vi phạm danh dự là ăn thịt con mồi sao? Vấn đề chính là thế đấy, và chính tôi cũng suy nghĩ về điều ấy. Sở dĩ như vậy là vì con chó muốn sống. Liệu có thể nghĩ ra một giả thiết nào khác chăng?
Sức lực của nó đã hồi hồi lại - quan trọng nhất là chỗ đó. Bim thấy khát nước. Nó tìm thấy một vũng nước, cái thứ mà trong bất cứ khu rừng hiếu khách nào cũng không thiếu, và uống đã cơn khát. Trên đường quay trở về nó lại đánh hơi thấy có chuột: nó chén luôn đề bổ sung cho suất ăn trước. Rồi lại đi trên cỏ. Việc đầu tiên là nó nhổ lấy vài cọng tỏi hoang dại đã khô, rồi lại nhả ra, nhằn lấy cú. Nó ăn, mặt nhăn nhó (gì thì gì cũng là tỏi). Nó đi lang thang trong rừng và tìm ra những thứ nó cần. Trời mà hiểu nổi vì sao con chó có thể biết được là trong tỏi chất tốt chiếm hai, ba mươi phần trăm? Không ai có thể giải đáp được vấn đề này. Chỉ có thể ước đoán rằng trong những giờ phút trầm trọng lúc gần đất xa trời, hai ba ngày trước đó, cái kinh nghiệm của tổ tiên xa xưa, cái kinh nghiệm được di truyền lại từ nhiều thế kỷ trước, cũng có thể từ thời Môixe, đã đến với nó, như một sự phát hiện. Và đây cũng là điều kỳ diệu của tạo hóa!
Bim còn chữa bệnh năm ngày nữa. Ăn uống thì nhờ trời, gặp gì ăn nấy, nhưng nó kiên trì chữa bệnh. Bim ngủ trong cái hố sửa thành ổ và tạm thời là nhà của nó. Một lần nó thậm chí đã đụng vào một chú thỏ con đang ngủ, nhưng không được nếm thử: con thỏ chồm lên và phóng như bay. Bim cũng chẳng buồn đuổi theo.
Ngay một con chó Xette khỏe mạnh cũng chẳng đuổi kịp thỏ, vậy thì hơi đâu mà nghĩ chuyện đó. Bim đưa mắt nhìn theo, và liếm mép, thế thôi. Nhưng rừng cũng không phụ nó, và Bim vẫn được nuôi sống bằng cách này cách khác - đạm bạc thôi, nhưng vẫn có cái ăn. Mặc dù nó đã gầy đi, còm cõi vì bệnh tật và thiếu thốn, nhưng cỏ cây đã làm được việc của mình. Bim không chỉ vẫn sống mà lại có khả năng tiếp tục cuộc hành trình tìm kiếm ông bạn - người của nó. Và một lần nữa điều đó đã diễn ra không do một trí khôn đặc biệt nào, mà chỉ do trái tim, do lòng trung thành và sự thuỷ chung mà thôi.
Trong một cuộc khảo sát thường lệ khu rừng thưa có cái gốc cây đã chặt, Bim nằm xuống, đứng lên, rồi lại nằm xuống, và lại đứng lên. Chắc hẳn nó đã quyết định rằng đợi Ivan Ivanưts ở đây là không được. Nó quay trở về cái hố rồi lại rời hố đi đến gốc cây, ở chỗ nào cũng chỉ dừng lại được một phút rồi lại quay trở lại. Sự bồn chồn đến tột độ bộc lộ ra ở chỗ nó cứ chạy đi chạy về như thế; đã nóng ruột càng thêm nóng ruột. Cuối cùng nó đi thẳng, không dừng lại - nhưng vẫn cứ phải đi qua sát cái gốc cây, - và lon ton nước kiệu chạy theo hướng ra đường cái. Lúc đó đã xâm xẩm, mặt trời đang chuẩn bị về nghỉ.
Đến khuya thì Bim về tới thị xã. Phố xá đã lên đèn, không như ban đêm trong rừng, nhưng chính cái ánh sáng đó lại càng làm Bim lo ngại. Chưa bao giờ nó bị như thế. Và nó đi rất thận trọng, nhưng đồng thời vẫn vội vã trong chừng mực sức khỏe cho phép, hướng về nhà, tất nhiên thế, về với chủ, với bà Xtêpanôvna, với Liuxia và với Tôlich: chắc là tất cả đều có mặt đó. Nhưng lại rất bất ngờ cho chính nó là khi đang còn ở cái khu mới ven thị, giữa những ngôi nhà giống nhau như đúc. Bim quyết định đi vòng khu vực nguy hiểm để tránh ngôi nhà Lão Xám. Nó đi một đường vòng rẽ sang một phố ngang và đâm vào dãy hàng rào. Nó bèn men theo hàng rào đó, nhưng bỗng đứng chết lặng bên cái cổng rào: dấu vết Tôlich! Cậu bé mà Bim rất mực yêu mến đã qua đây. Cũng chỉ vừa mới qua đây thôi mà cổng vào đã bị khóa chặt. Chẳng cần suy nghĩ gì, Bim liền nằm bẹp xuống bò trườn qua chân cửa và đi theo vết chân người bạn nhỏ. Đây mà, anh ấy vừa mới qua đây mà! Đó là một vườn hoa nhỏ tí và ở chính giữa có một ngôi nhà hai tầng không lớn lắm. Dấu chân dẫn nó về phía đó.
Bim đến trước một cái cửa, chỗ Tôlich vừa bước vào cách đây không lâu. Từ khi còn là con chó con đã được luyện cho cái thói quen nhìn mọi cái cửa bằng con mắt tin cậy, nó liền cào cào vào cái cửa này.
Đằng sau của có tiếng đàn bà:
- Ai đấy?
"Tôi, - Bim trả lời - Gâu!"
Lại cái gì nữa này Tôlich! Có đứa nào mang chó đến tìm con kia kìa! Quá thể lắm!
"Tôi. Tôi đây! - Bim nói: - Gâu! Gâu!"
- Bim! Bim! - Tôlich kêu lên và mở cửa ra. - Bim thân yêu! Bim - và nó ôm chầm lấy con chó.
Bim liếm tay thằng bé, liếm áo, liếm giầy và không rời mắt nhìn nó. Có biết bao nhiêu hy vọng, niềm tin và tình yêu trong cái nhìn của con chó đã trải qua bao thử thách.
- Má, má, má xem kìa! Xem mắt nó kìa! Như mắt người ấy! Bim ơi, Bim khôn ngoan ơi, mày đã tự tìm được ta. Má ơi! nó tự tìm thấy con đấy!...
Nhưng bà mẹ không buông ời nào cả, trong lúc hai đứa bạn đang hoan hỉ gặp gỡ. Cho đến khi niềm vui đã lắng xuống, bà mới lên tiếng hỏi:
- Con chó ấy đấy hả?
- Vâng ạ, - Tôlich trả lời. - Nó tên là Bim; con chó tốt lắm.
- Đuổi nó đi ngay.
- Má!
- Ngay lập tức.
Tôlich ôm ghì lấy Bim.
- Không nên đâu má ơi! Con xin má! - Và òa khóc.
Có tiếng chuông réo như tiếng nhạc. Một ông bước vào. Ông ta hiền lành và hỏi bằng cái giọng mệt mỏi:
- Cái gì mà em kêu ầm lên thế? Con khóc hả, Tôlich?
- Ông ta cởi áo khoác ra, cởi giày, đi đôi dép vào rồi đến chỗ thằng bé với con chó và nói:
- Làm sao thế, thằng ngố? - Ông xoa đầu Tôlich và vỗ vỗ vào tai Bim nữa: - Hà! Con chó. Xem nào, chó gì mà... gầy gò thế.
- Ba, ba. Nó tốt lắm, con Bim ấy! Đừng, ba nhá!
Bà mẹ lúc này đã lại la lên:
- Bao giờ cũng thế! Em nói với nó một đằng, anh lại đi bảo một nẻo. Thế mà gọi là giáo dục. Anh làm hưbé. - Và bà chuyển sang xưng hô bằng ông! - Rồi ông sẽ ân hận cho mà xem, ông Xêmiôn Pêtrôvits ạ, khi đó thì muộn rồi!
- Khoan đã, khoan đã, đừng kêu lên thế! Bình tĩnh nào. - Rồi, ông ta kéo bà sang phòng bên, nhưng sang đó bà lại càng kêu to hơn, còn ông thì dỗ dành.
Qua tất cả những cái đó. Bim hiểu rằng Má phản đối Bim, còn Ba thì "tán thành" và trước mắt thì nó được ở lại với Tôlich. Ngay cả con người cũng không nhất thiết cứ phải nghe nói mới hiểu được, người ta vẫn hiểu tất trong trường hợp nếu bị nút chặt hai tai lại. Thế mà ở đây con chó lại có hai tai để nghe, hai mắt thông minh để nhìn. Làm gì mà nó không hiểu. Và sự thật là Tôlich đã dắt Bim về phòng riêng của mình. (Ở đây chỉ độc có mình Tôlich mà thôi).
Cả Bim, cả Tôlich đều không nghe thấy tiếng Ba Má nói chuyện phía xa xa.
Và ở đó chuyện trò diễn ra như sau:
- Sao trước mặt Tôlich em lại nói những lời như: "Anh làm hỏng nó" và đại loại như thế? Cái ấy là tai hại cho nó đấy!
- Thế cái này thì không tai hại à: một con chó lang thang rành rành là ốm, thế mà cho vào cái nhà của mình, điển hình sạch sẽ! Sao anh lại thế, điên rồi à? Rồi cái mai thôi nó sẽ lăn ra ốm vì cái con chó chết tiệt ấy. Em không cho phép như thế! Tống khứ nó đi ngay!
- Ôi! Mẹ nó, mẹ nó ơi! - Xêmiôn Pêtrôvits nói tiếp. - Em chẳng hiểu gì cả, đấy là chiến thuật thôi mà!
- Ông sẽ chết với cái chiến thuật của ông đấy, ông Xêmiôn Pêtrôvits
- Đấy nhé, lại chỉ khư khư ý kiến của mình thôi... Cần phải hành động cho thông minh. Vẫn không làm tổn thương đến Tôlich, mà vẫn đuổi được con chó đi. - Rồi ông thì thầm với bà điều gì và kết luận - Làm thế, mình sẽ đuổi được nó đi.
- Sao anh không nói thế ngay từ đầu. - Má đã bình tĩnh trở lại.
- Có mặt Tôlich, anh nói sao được... Mà em thì cứ sồn sồn lên: "Chết với cái chiến thuật..." - Ông xoa má bà (nghĩa là đã làm lành với nhau).
Họ đi vào phòng Tôlich. Má nói:
- Thôi được, cứ để nó ở đây...
- Tất nhiên là để chứ, - Ba ủng hộ ngay.
Tôlich sung sướng quá. Nó nhìn Ba và Má đầy biết ơn. Nó kể chuyện về Bim và chỉ dẫn những gì mà con chó biết làm.
Đây là một gia đình hạnh phúc, ở đó mọi người lúc này đều mãn nguyện với cuộc sống.
- Nhưng với điều kiện này nhé, Tôlich: Bim sẽ ngủ ở ngoài hành lang và không bao giờ được ngủ với con đấy. Ba kết luận.
- Vâng ạ, vâng ạ - Tôlich đồng ý - Con Bim nó ưa sạch sẽ lắm cơ. Con biết rõ mà.
Bim tất nhiên, đã nhận thấy Ba là người phúc hậu, bình tĩnh, chín chắn và đằm tính. Và một lát sau, khôlich dẫn Bim đi thăm các phòng cho quen nhà, thì Bim nhận xét là ở đây Ba ăn một mình, tay cầm tờ báo, và ăn cũng bình tĩnh, và chắc chắn. Người phúc hậu là Ba, và cũng là Xêmiôn Pêtrôvits.
Tôlich quanh quẩn với Bim đến tận khuya: chải lông cho nó, cho nó ăn sơ sơ (Ba không cho ăn nhiều - "chó đói không nên cho ăn nhiều, có thế là giết nó đấy"). Tôlich xin Má tấm đệm (còn mới tinh!), rải vào góc hành lang và nói:
- Chỗ của mày đây nhé Bim. Về chỗ! - Bim nằm xuống, không ý kiến ý cò gì cả. Nó hiểu rõ trước mắt nó sẽ sống ở đây. Sự trìu mến và quan tâm của người bạn nhỏ đó sưởi ấm lòng nó.
- Đến giờ ngủ rồi, Tôlich! Đến giờ rồi. Mười rưỡi rồi còn gì, thôi lên giường nằm đi, - Ba dỗ dành nó.
Tôlich lên giường nằm. Nó vừa thiu thiu ngủ vừa nghĩ: Mai mình sẽ đến chỗ bà Xtêpanôvna và sẽ nói để cho nó sống ở đây chờ bác Ivan Ivanưts về... Nó còn nhớ: khi nó kể chuyện nó đến bà Xtêpanôvna, ở đó có Luixia, và nó dẫn Bim đi chơi, thì Má la mắng còn Ba thì bảo nó: "Thôi không được đến đó nữa". Tôlich khóc thì cuối cùng Ba đã nói với Má: "Chúng ta quên mất thế nào là chiến thuật" và ông vuốt đầu Tôlich và nói: "Bây giờ làm thế nào đây? Con cần phải trưởng thành, phải trở thành người lớn, chứ không phải trở thành người nuôi chó, không phải đi chơi với đám đàn bà con gái. Thế là không được đâu!". Thế mà giờ đây Bim lại sẽ sống với nó, và chơi với "đàn bà con gái" thì không nên đâu... Nó sẽ chỉ đến bà Xtêpanôvna một lần thôi để kể cho bà hết cả và đến với Liuxia... Bạn Liuxia ấy, bạn ấy là một đứa con gái dễ thương... Con Bim có lẽ đã ngủ rồi. Con Bim ngoan lắm.
Nghĩ đến đôlich ngủ thiếp đi một giấc ngủ yên bình, vui tươi, trong sáng. Đêm đã khuya Bim nghe thấy tiếng chân người bước. Nó mở mắt ra, đầu vẫn không ngửng lên, và nó nhìn thấy Ba rón rén bước đến máy điện thoại, đứng lại một lát, nghe ngóng, rồi cầm lấy ống nghe và nói thì thầm cả thấy có ba tiếng:
- Xe... Bây giờ!
Ý nghĩa của mấy tiếng đó tất nhiên Bim chẳng hiểu. Nhưng nó để ý thấy Ba lo ngại nhìn vào cửa phòng Tôlich rồi ném một cái nhìn băn khoăn sang phía Bim, ông ta đi vào nhà bếp rồi rón rén bước lộn trở ra, tay cầm một sợi dây và một cái như cái túi xách. Bim linh cảm là có cái gì đó không hay, có cái gì đã thay đổi trong con người Ba: nom ông khác hẳn... Linh tính thầm nhủ nó: phải sủa, phải chạy vào chỗ Tôlich! Không nghi ngờ gì là Bim sẽ thực hiện đúng như thế, nhưng khốn nỗi Ba đã đến bên nó và vuốt ve nó (nghĩa là mọi chuyện đều tốt đẹp) rồi ông buộc sợi dây vào cổ đề nó, mặc áo măng tô vào, khẽ khẽ mở cửa và dắt Bim ra ngoài.
Ở dưới cổng đã có một chiếc xe hơi mở máy đứng chờ. Thế là Bim được ngồi vào ghế đằng sau. Phía trước một người cầm tay lái và ngồi cạnh là ông Xêmiôn Pêtrôvits. Trong cái túi xách, để kề bên Bim, bay ra mùi thịt. Trên cổ nó là sợi dây. Hai người không nói không rằng. Bim cũng vậy. Đêm. Một đêm tối như bưng. Trời phủ đầy mây đen nom cứ như cái chảo gang ở nhà ông Khrixan Anđrêvits, không sao nhìn thấy gì. Vào cái đêm tối như thế này ngồi trong xe con chó khó lòng nhận ra được đường đi lối về.
Xe đưa đi đâu, Bim cũng không biết. Việc của chó là gì? Là để người ta dẫn đi, thế thôi. Có điều cái sợi dây này để làm gì nhỉ? Nỗi lo âu đã thật sự chiếm lấy Bim, khi xe đi đến một khu rừng và đỗ
Xêmiôn Pêtrôvits đem theo khẩu súng cầm dây dắt Bim đi sâu vào trong rừng, cả hai đi xuống một sườn dốc dưới ánh sáng đèn pin. Con đường mòn chạy men cạnh một cánh rừng thưa nhỏ, xung quanh mọc đầy những cây sồi to. Đến đây Xêmiôn Pêtrôvits buộc Bim vào một thân cây, mở túi xách, lấy ra cái bát thịt và đặt trước mặt Bim, chẳng nói qua một lời. Rồi ông đi ngược trở lại đường cũ. Đi được vài bước ông ngoái lại, dọi đèn gìn về phía Bim và nói:
- Thôi. Ở đó nhé! Vậy thôi!
Bim đưa mắt nhìn theo ánh đèn pin đi xa dần, và nó lặng đi - vì ngạc nhiên, vì hoang mang không hiểu. Và vì tủi nhục. Nó không hiểu, tuyệt nhiên không hiểu cái gì cả. Nó xúc động run lên mặc dù lúc đó khí trời lại ấm áp, thậm chí còn oi bức, cái oi bức không bình thường đối với tiết thu.
Chiếc xe chạy đi, "Đi về phía ấy" - Bim xác định theo tiếng xe đi mỏi lúc một xa, nhỏ dần rồi tắt hẳn: âm thanh ấy y như định cho Bim phương hướng để đến lúc cần thì sẽ đi về đâu.
Rừng vắng lặng.
Một con chó có sợi dây cột cổ ngồi giữa rừng trong đêm tối mịt mùng dưới những lùm cây hùng vĩ.
Trớ trêu làm sao là một chuyện như thế lại xảy ra vào đúng cái đêm này. Hiếm có, rất hiếm có, nhưng vẫn có xảy ra: cuối tháng mười một. Khi mà trời ấm trở lại khác thường như vậy, thì ở đâu đó, xa xa ầm ì tiếng sấm.
Lúc đầu Bim ngồi và lắng nghe tiếng rừng, kiểm tra chu trong chừng mực nó có thể đánh hơi thấy. Đối với chó việc xác đinh đó là khu rừng nào không lấy gì làm khó, nếu nó đã đến dù chỉ một lần. Bim nhận ra ngay là nó đang ở cái nơi trước đây đã cùng với chủ đi vây sói. Đúng là khu rừng này. Nhưng lúc này quanh đó không đâu có mùi sói. Bim đứng áp sườn vào thân cây, xo ro trong bóng đêm mù mịt, chìm vào trong đó, thân cô yếu đuối, bị vứt bỏ lại bởi con người mà nó không làm điều gì ác cho người ấy cả.
Trong bụng nó, ở một chỗ nào đó thăm thẳm nhất trong bụng dạ nó, bằng linh cảm của mình, Bim đã hiểu rằng bây giờ thì không nên đến với Tôlich nữa, rằng bây giờ, nó sẽ phải tìm lần về cái cửa thân yêu của mình, chỉ về đấy thôi, không đi đâu nữa. Và vì khao khát trở về đó quá, nó quên mất sợi dây buộc cổ, đem toàn bộ sức lực còn lại chạy lao ra khỏi cái cây và đã ngã lăn chiêng: cái đau ở ngực lan ra toàn thân và quật nó ngã xuống: lúc này Bim nằm bất động, bốn chân duỗi thẳng. Nhưng như thế không lâu. Nó lại nhổm dậy, lại ngồi xuống bên gốc cây, dường như cam phận.
Trong đêm tối mịt mù, một lần nữa tiếng sấm lại ầm vang, đến giờ thì đã gần hơn, và dội vào khu rừng trụi lá, nghe nặng nề và rộng khắp. Gió nổi lên, cành cây rền rĩ như linh cảm một tai họa, những thân cây nào yếu hơn thì chao đảo, và cuối cùng tất cả hòa chung thành một tiếng động duy nhất, hắc ám và đầy lo âu, trong đó tách bạch ra rất rõ tiếng rên rỉ của cây hoàn diệp liễu đang khô héo dở dang; cái cây nứt nẻ và cằn cỗi cứ từng nhịp kêu lên ken két, ken két ở một quãng nào đó trong gốc rễ của nó. Tiếng rền rĩ buồn thảm và âm thầm của nó làm Bim khiếp sợ hơn tất cả mọi tiếng động của rừng. Rừng gào thét, gào thét mãi. Còn gió thì cứ lồng lộn, như người chủ duy nhất và toàn quyền của đêm đen, lồng lên đến nỗi ngay cả các cây sồi cũng phải rền rĩ. Bim có cảm giác hình như có một người khổng lồ nào đen thui đang nằm sóài trên những ngọn cây sồi hùng vĩ, trên những lớp cây hoàn diệp liễu già cỗi đang chết dần, vô hy vọng, bên trên con chó là nó, một con chó lạc lõng giữa cánh khắc nghiệt này; và con người đen thui ấy cứ đập những tà áo choàng đen lên các ngọn cây rừng, ôm chầm lấy các cây gỗ mà lắc theo một điệu múa man dại, giật giật uốn éo làm trò phù thủy la hét và gào rú bằng trăm giọng hoang rợ.
Bim kinh hoàng đến nỗi cái đau trong người tạm thời tan biến đi, bị quên đi. Nó nép mình dán chặt vào thân cây. Gió bắt đầu ném cái lạnh xuống rừng do đó ở phía dưới bờ dốc một luồng hơi lạnh bắt đầu lấn ra và lập tức xuyên thấu thịt da Bim. Những đợt ấm áp muộn màng bao giờ cũng chuyển ngoắt sang lạnh giá đột ngột như thế đó. Bim chuyển sang phía bên kia thân cây đế tránh gió, đồng thời cũng để đánh hơi ngược chiều gió, còn xuôi gió thì theo dõi bằng mắt. Nhưng trước mặt nó trời vẫn tối như bưng. Bim run lên cầm cập.
Chợt một tia chớp như mũi dao lứa nhỏ bản xé toạc bóng đêm, trong giây lát chiếu rực khu rừng đang vật vã rồi tiếp theo đó có một cái gì ầm ầm ở trên cao, đập đánh xoang một cái như một cái gì bị vỡ, lăn xuống phía dưới và lan ra khắp bốn bề trong rừng. Sấm chớp chừng như đã làm cho gã phù thủy hoảng sợ phải bỏ chạy, cắm đầu chạy, rồi chết lặng hẳn; và lúc đó từ trên cao những giọt nước bắt đầu gõ lộp bộp. Cơn mưa ngắn, nhưng xối xả và lạnh. Rồi mưa cũng tạnh nốt.
Giờ đây rừng càu nhàu khe khè, ru mình, hoàn hồn lại như sau một trận chiến đấu. Nhưng bỗng một cây hoàn diệp kêu lên ken két, gãy răng rắc, bíu vào những cây bên cạnh, vĩnh biệt xóm giềng rồi sợ hãi ầm ầm ngã gục xuống đất làm gãy các cành nhánh của mình trong niềm tuyệt vọng đắng cay trước lúc lìa đời: nó đã chống đỡ được suốt trận chiến đấu cuối cùng và đã ngã gục. Bim đứng ngayần cây hoàn diệp liễu, hồi hộp chứng kiến cái chết của cây và nó sợ, vì thoạt đầu nó tưởng đâu như cây hoàn diệp liễu đổ thẳng xuống người nó; trong giây phút đó Bim đã lùi ra khỏi cái cây sồi nghiệp chướng, kéo căng sợi dây, nhưng... dây vẫn là dây.
Bim ngồi đó đến rạng sáng, run lập cập, đau đớn mệt lả. Trước mặt nó vẫn cái bát thịt - như thế là nó đã không đụng đến thịt ấy.
Trước lúc rạng sán, phía xa xa có tiếng sói rú. Một con: tiếp theo sau trong rừng không có tiếng rú nào đáp lại. Đây là con sói ranh mãnh nhất đã thoát khỏi cuộc vây bắt hồi trước. Bim dựng đứng lông gáy, hai hàm răng va nhau lập cập, lắng nghe, nghe, hít không khí để đánh hơi, thở rất sâu. Nó chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc gặp gỡ, không mảy may nghi ngờ rằng trong người nó vẫn còn đủ dũng khí tự vệ, cái dũng khí có thế tạm gọi là chủ nghĩa anh hùng tuyệt vọng (Bim đã chẳng cắn Lão Xám đen suýt làm lão lăn chiêng đó sao?). Nhưng lần này con sói không đến. Gió đã lặng rồi cho nên con thú không có thể đánh hơi ra Bim, từ xa, và có lẽ cũng chưa đến giờ nó đi dạo trong khu lãnh địa của nó. Trong sự chờ đợi căng thẳng, Bim đã kẻo căng sợi dây ra mà chính nó cũng không để ý đến mức làm cho cố đề thít chặt lại đến nghẹt thở. Bim bèn lùi lại phía cây gỗ, tựa mông vào thân cây, dùng răng hàm nghiến sợi dây, và dứt dứt, như lấy dao cắt.
Thế là xong!
Bim được tự do, dù chỉ có một mình giữa rừng rậm. Bất kỳ con chó nào, cuối cùng cũng phải hành động như vậy, có điều ở mỗi giống chó lại diễn ra một cách khác nhau: loại chó xích giữ nhà thì cắn đứt dây ngay lập tức vì chúng chỉ thích những sợi xích chắc chắn. Chó con thì dù không thích cắn đứt dây, nhưng mỗi khi đã bị buộc vào dây thì giãy giăn quay, la thét om sòm, thậm chí đến ngẹt thở nữa. Chó săn thì nghĩ ngợi thật lâu nhưng rồi vẫn cắn đứt. Một con chó thông minh chuyên săn chim muông quý, sẽ ngồi ròng rã nhiều ngày đợi chủ, và chỉ cắn đứt dây vào cái phút nguy hiểm hay phút tuyệt vọng, lúc đã rõ ràng rằng chẳng còn ai đến cứu giúp nó. Bim cũng là thế đấy: cái lúc ấy đã đến, và nó đã làm cái việc cần phải làm.
Bim thận trọng rời khỏi cây gỗ, ngó quanh, nghe ngóng tiếng động trong rừng. Chợt từ xa có con ác là kêu quang quác: "Ai đó, ai đó? Có ai đó, ai đó, có ai đó?". Bim lập tức, ngay từ hiệu báo lần đầu của con ác là, dừng lại trong bụi sồi non dày sít vây kín gốc cây sồi già cổ thụ to bè. Nó hầu như không còn cảm thấy đau nữa, cái đau đã lấn sâu vào một chỗ nào trong người nó. Nó nằm bẹp xuống lớp lá, vươn cổ ra và ép đầu xuống sát đất. Tiếng ác là kêu gần lại. Bim nhìn thấy nó ở trên một cây cao. Tất nhiên nó muốn đi ngay khỏi nơi này, không bỏ lỡ một phút, nhưng ác là lại báo cho biết sự nguy hiểm xuất hiện từ phía mà Bim phải đi tới. Bim bồn chồn chờ đợi, đồng thời đợi với một thái độ quyết tâm và cũng biết ơn con ác là đã thông báo kịp thời cho nó biết có kẻ thù. Ác là ơi, cám ơn mày nhá! Chỉ có lũ mãnh thú là chửi rủa con chim đó, nguyền rủa sứ giả đưa tin tuyệt diệu, sinh ra đã có cái máy điện báo ở sau đuôi, tình nguyện phục vụ cư dân hiền lành trong rừng, không có ác là thì chắc hẳn dân cư, loài biết bay và loài chạy chân, dứt khoát sẽ mất hết tin tức về cuộc sống trong rừng.
Con sói cái mò ra tới vùng bìa rừng và đứng lại. Một chân trước của nó bị khoèo (nghĩa là đã có lần nó bị người làm cho trúng thương). Con sói khập khiêng bước thêm mấy bước nữa, rồi quay đầu về đúng phía Bim và lao lên. Nhưng nó vồ trượt vì cái chân có tật cản trở nó. Đúng ở khoảnh khắc tột cùng ấy Bim đã tránh được và nhảy sang một bên. Con thú quay mình lại và nhảy tập tễnh ba chân, nó lại chồm vồ Bim. Nhưng Bim quay như một con qu vòng ra đằng sau cây sồi và cảm thấy sau lưng có một lỗ hổng, một cái hốc, và vào đúng cái giây phút con sói cái vồ trượt lần thứ hai, Bim lách mình chui luôn vào trong hốc cây, nhe răng ra gầm gừ, rít lên như điên dại. Và bắt đầu sủa, sủa như chưa bao giờ trong đời nó từng sủa, - như một con chó săn đuổi theo vết con mồi, như con Laika đứng bên hang gấu, sủa liên hồi kỳ trận. Tiếng sủa của Bim vang xa trong rừng biến thành một tiếng duy nhất, mà ai nghe cũng hiểu: "Tai ho-a-ạ! Tai ho-a-ạ!". Và rừng cây phụ họa và giúp thêm bằng tiếng vọng "Tai ho-a-ạ! Tai ho-a-ạ!"
Rừng ơi, xin cám ơn rừng!
Cái tin tai vạ đáng lo ngại được truyền đi từ con ác là này sang con ác là khác, nhanh hơn cả điện báo. "Ai đo ăn ai đó, ai đó ăn ai đó, ai đó ăn ai đó...". Người gác rừng ở trạm gác xác đinh rằng cả cái tiếng chó sủa như điên kia, cả cái xáo xác hiếm thấy của đám ác là đều chẳng có gì lành. Ông lấy súng, nạp đạn và tiến sâu vào rừng. Ông bước đi, mạnh bạo, bởi vì rừng gần như là nhà của ông, còn cư dân của rừng đều biết mặt ông... Mà ông thì cũng biết mặt nhiều con trong bọn chúng, biết cả mặt con sói cái, nhưng không hiểu vì sao không giết nó đi. "Lại có anh chàng thợ săn trẻ tuổi nào lẻn vào khu thuộc quyền con sói cái đây; rồi gặp nó, hoảng lên mà trèo lên cây, để mặc chó cho con sói xé xác thôi". - Ông nghĩ bụng, chân vội vã bước đi. Tiếng sủa vang lại từ xa, mãi tận cùng Dốc Sói, nhưng bỗng câm tịt, "Chuẩn bị!" - Ông nghĩ đoạn và lúc này đi nhẹ nhàng hơn dù cũng vẫn theo hướng đó. Ô, thế này thì phải rảo bước lên thôi. Rảo lên!
Chuyện gì đã xẩy ra ở đó, ở bên cây sồi cổ thụ ấy? Con sói cái "lõi đời" lắm. Nó rời khỏi gốc cây cho Bim ngừng sửa, vì biết rằng ở đâu có tiếng chó sủa là ở đó sẽ có người cầm súng xuất hiện. Bim cũng ngừng sửa vì con sói cái đã không nhào vào nó nữa. Một lá con sói lại dịch đến gần và ngôi xuống, mắt vẫn dán vào Bim. Vậy là hai con chó nhìn thẳng vào mắt nhau: một con chó rừng - họ hàng xa xôi của Bim và là kẻ thù của người, với một con chó thông minh không thể sống thiếu lòng tốt của con người. Sói căm ghét tất cả mọi người, còn Bim thì sẵn lòng yêu mến hết thảy họ, nếu hết thảy họ đều đối tốt với nó. Một con chó bạn của người và một con chó kẻ thù của người đang nhìn thắng vào mắt nhau. Con sói hiếu rằng nó không thể chui vào cái hốc cây kia được, nhưng nó vẫn tiến đến gần, vươn mõm ra. Bim lùi sâu vào phía trong hốc, nhe răng ra, nhưng không sủa nữa, trong cái pháo đài kiên cố của mình nó ở ngoài tầm sói.
Chuyện này xảy ra bao lâu thì không biết. Nhưng chợt con sói đưa mũi ngửi quanh rồi quay ngoắt khỏi cái hốc cây cúi rạp xuống, như trước một mối nguy hiểm, rồi tung bước một đi về phía khu rừng thưa, tới cái cây sồi mà Bim bị buộc vào. Nó đi dáng điệu hoảng sợ, buông thõng cái đuôi như que củi xuống.
Trong lúc say mê săn đuổi Bim, con sói đã bỏ qua, không chú ý đến chỗ này. Vì trận mưa đêm hôm trước đã rửa sạch các mùi, còn bây giờ đã có gió hiu hiu, nó đã phát hiện ra các mùi ấy: sợi dây buộc vào cây gỗ, bát thịt. Ồ nó thừa biết như vậy là nghĩa thế nào: ở đây có người! Sợi dây có mùi người, cái vật tròn tròn có mùi sắt và các dấu chân cũng là của người: thịt này đích là thịt đánh lừa, là sự phản phúc, là cạm bẫy. Con sói thoáng dừng lại, nhẩy phắt sang bên rồi bỏ chạy như trốn một mối nguy hiểm lớn. Sói thế là đã bỏ chạy trước cái cạm bẫy đặt không khéo - đặt lộ liễu ra ngoài, và ngửi mùi thì đoán ra ngay.
Con sói cái cuối cùng của khu rừng, một con sói dũng mãnh và kiêu hãnh đã bỏ Bim lại mà chạy đi.
Sinh vật duy nhất trên mặt đất này mà sói căghét là người. Những con sói cuối cùng bước đi trên mặt đất, còn anh là con người lại tìm giết chúng đi, giết kẻ vệ sinh viên yêu tự do của núi rừng và đồng nội, kẻ dọn sạch khỏi mặt đất những thứ bần thỉu, xác thú vật, bệnh tật, kẻ điều hòa cuộc sống để sao cho lớp hậu sinh còn lại phải khỏe mạnh. Những con sói cuối cùng bước đi... chúng đi để tiêu diệt hết loài chồn cáo ghẻ lở, giữ gìn cho các con khác khỏi bị lây bệnh, chúng đi để cho những con thỏ bị suy nhược vì sán lài không làm lây bệnh tật trong rừng và trên đồng ruộng và không sinh sán ra những con cháu gầy còm thoái hóa; chúng đi để tiêu diệt trên mặt đất những con chuột mang bệnh dịch, vào những năm chuột sinh sôi nẩy nở, tiêu diệt chuột với một số lượng khổng lồ. Những con sói cuối cùng đang bước đi trên mặt đất.
Khi chúng buồn bã và đau khổ rú lên trong đêm thâu thì tâm hồn anh, hỡi con người, vì lẽ gì đó lại giật thót lên bởi sự thông báo chân thành và thẳng thắn cho các vùng chung quanh: "Tôi đây! Tôi đây... còn sống!". Hẳn là anh cũng đã biết, hỡi con người, con sói cái không động chạm đến những con chó con đang còn bú, mà còn coi chúng như con; và cũng không động đến trẻ sơ sinh, mà còn đưa về hang và cho bú nữa. Có biết bao nhiêu trường hợp như thế, những trường hợp người sơ sinh được sói nuôi dưỡng trở thành người sói! Loài lang không làm được như thế. Ngay cả chó cũng không làm được. Và liệu sói có động đến cừu ở vùng đất quê của mình, nơi nó sống không nhỉ? Không bao giờ. Nhưng anh vẫn cứ sợ sói, hỡi con người. Như vậy là sự căm ghét - nó làm mờ lý trí (là cái phân biệt người với súc vật) - đôi khi có thể chiếm lấy anh đến mức cái lợi anh lại cho là cái hại, và cái hại là lợi.
Nhưng tạm thời những con sói cuối cùng vẫn đang bước đi trên mặt đất.
Một con trong số chúng đã bỏ chạy trốn cái mùi hơi người đáng ghét và nguy hiểm, chứ không phải chạy trốn Bim. Ta chưa biết cuộc gặp gỡ của chúng có thể sẽ kết thúc như thế nào và con sói cái có thể sẽ ngồi bao lâu bên gốc cây đó. Có thể chúng sẽ đánh hơi nhau chăng (vì nó là con sói cái cô đơn và Bim là con chó đực). Ta sẽ không nói những chuyện không xảy ra, có điều ta hãy nhớ rằng người ta nhiều lần đã thấy một con chó nhà đi trong bầy sói. Nhưng Bim thì không phải chịu cái số phận ấy.
Khi con sói chạy đi rồi, thì một cơn đau dữ dội tự nó dậy lên trong lồng ngực bị cào xé của Bim. Nó bắt đầu thở dốc, rồi sau đó đã bò ra khỏi gốc cây và thế là gục ngay xuống đó - muốn ra sao thì ra! Ấy thế nhưng nó cũng không ăn chỗ thịt, kể cả sau khi đã nằm nghỉ lấy sức và có thể đứng lên được. Chỉ còn lại một điều là: phải đi lên phía trước, còn sức còn đi.
Và Bim bước đi. Nó khó nhọc leo lên một bờ dốc, rộng mênh mông, dài đến một cây số và dựng ngược, leo rất lâu. Ở một quãng giữa dốc và nó bắt gặp vết con sói cái, không dám bước qua (hẳn là sói cái đã từ đây mà đi). Nó đành quay trở lại phía bụi gai dày xít khó len và... trông thấy một con sói. Nó thấy ngay trước mặt nó một con sói chết. Đó chính là con sói bị trọng thương đã thoát được vòng vây, và quanh nó con sói cái vẫn lảng vảng và thỉnh thoảng lại tru lên báo cho vùng chung quanh biết nỗi buồn thương của nó, nỗi buồn thương đáng sợ cho con người. Lòng sói đã rũ ra từng đám. Chỉ còn lại một phần xác của con thú đã bị rữa ra và đông lại. Duy có móng chân là dài ra, sạch một cách quái đản, nom gớm khiếp. Bim nhận thấy: ngay cả khi con sói đã chết rữa, móng vuốt nó vẫn còn. Và chúng gây khiếp sợ.
Bim vội vã đem sức tàn lượn một đường cánh cung đi ngược trở lại đường cũ, vòng tránh vết sói nó vừa đụng phải.
Cuối cùng nó đã lên được tới đỉnh dốc, dừng lại tại cái chỗ hôm qua ô tô đã đỗ, nhìn quanh, rồi đi hết sức chính xác về hướng cần đi: hướng đi về nhà. Và một lần nữa sức lực lại rời bỏ nó, nó lại phải nằm nghỉ lấy sức lúc thì trong đống rạ, lúc thì trên đống lá thông, một lần nữa nó lại kiếm cỏ dọc đường và ăn.
Con chó gầy rạc cà nhắc chạy đi trên con đường cái lớn. Nó chạy về phía trước, chỉ về phía trước, chạy chậm chạp, khó nhọc, nhưng vẫn về phía trước, hướng tới cái ô cửa, ở đó có lòng tốt, và bên ngưỡng cửa đó nó muốn được nằm và đợi, đợi ông chủ, đợi sự tin cậy và sự âu yếm của con người bình thường và giản dị nhất.... Còn về Tôlich dù thế nào? Sáng ra nó tỉnh dậy ra sao?
Chưa kịp mặc quần áo, Tôlich cứ quần áo lót mà chạy tới chỗ Bim và bỗng kêu ầm lên:
- Má ơi! Bim đâu rồi? Đâu rồi?
Bà má an ủi:
- Con Bim muốn đi ngoài, ba đã thả nó ra, rồi không thấy nó về. Bỏ chạy rồi. Ba gọi nó lại, gọi mãi, mà nó cứ chạy.
- Ba ơi! - Tôlich khóc òa lên. - Không phải, không phải, không phải thế! - Thằng bé nằm lăn xuống giường, trong bộ quần áo lót và gào lên với ý trách móc, van vỉ, hy vọng rằng sự việc không phải như thế! - Không phải, không phải, không phải đâu!
Bây ờ là Xêmiôn Pêtrôvits dỗ dành Tôlich:
- Nó sẽ về, sẽ về thôi... Mà không về, thì ta sẽ đi tìm và sẽ đem nó về. Nhất định sẽ đem về. Sẽ tìm thấy mà. Con chó chứ đâu phải cái kim.
Tôlich thôi không khóc nữa và nhìn chằm chằm vào một điểm. Rồi ngước nhìn bố mẹ, tay chùi nước mắt và nói vẻ cương quyết.
- Thế nào con cũng tìm ra.
Nó thốt lên câu ấy với một giọng đây tin tưởng khiến bố mẹ nhìn nhau lo ngại, nói với nhau bằng mắt: "Thằng bé có ý kiến riêng của nó".
Từ hôm đó trở đi, ở nhà thì Tôlich lầm lầm lì lì, còn đến trường thì nó tách biệt ra, dè dặt đối với bạn bè thân cận.
Nó đi tìm Bim. Nhiều lần người ta có thể trông thấy trong thị xã một đứa bé nom sạch sẽ, con cái một gia đình hạnh phúc, có văn hóa, cứ chọn mặt người đi đường mà giữ lại hỏi:
- Chú ơi! Chú có thấy một con chó lông trắng tai đen không?
Con Bim Trắng Tai Đen Con Bim Trắng Tai Đen - G.trôieppônxki Con Bim Trắng Tai Đen