Never judge a book by its movie.

J.W. Eagan

 
 
 
 
 
Tác giả: Ngô Thế Vinh
Thể loại: Tiểu Thuyết
Biên tập: Bach Ly Bang
Upload bìa: Bach Ly Bang
Số chương: 20
Phí download: 4 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 2795 / 65
Cập nhật: 2015-08-03 19:53:01 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 12
ôi trở về với ý nghĩa một chuyến đi vô ích. Ông chủ nhiệm cho biết thiên điều tra cao nguyên phải chấm dứt tức khắc. Toà báo gặp nhiều khó khăn không những trên Thông tin mà cả ở cơ quan An ninh. Giấy gọi lên An ninh phải được hiểu là một cảnh cáo nghiêm trọng. “Phá vỡ tình đồng minh và cố tình gây khó khăn cho chánh phủ”. Lời buộc tội thật hàm hồ và sự trừng phạt rất bất định. Với vận mệnh mỏng manh của tờ báo, chúng tôi đang làm một cuộc leo dây đầy nguy hiểm. Đã nhiều lần tôi tự nhủ không thể nín lặng được nữa, nhưng liệu chúng tôi sẽ kêu gào được gì. Sự tồn tại của tờ báo, lẽ sống thiết thực của nhiều người tuỳ thuộc vào đường lối tôi sẽ chọn lựa. Dù với bản chất nào của hoàn cảnh, chúng tôi cần thiết phải tồn tại. Loạt bài mới khởi đăng đã bị bỏ dở và tôi nghĩ sẽ còn lâu mới cầm bút trở lại nếu chưa tạo được một không khí. Với tình trạng này không chắc gì tôi sống lâu dài trong nghề báo. Giờ phút này tôi không còn suy nghĩ được một điều gì. Dường như có tiếng động của một cánh cửa bật mở, cô thư ký bước vào cho hay có một ông giáo sư tới kiếm khi tôi vừa rời toà soạn buổi chiều, ông có để lại một danh thiếp. Tôi ngạc nhiên về sự xuất hiện tên của ông Hoàng Thái Trung. “Anh cũng quen biết ông Trung sao?”, Cô thư ký trở ra, vẫn trên khuôn mặt sáng rỡ đó là một tia mắt ranh mãnh giữa khe cửa vừa khép kín. Ông Trung có đọc những số báo vừa rồi, ông chú ý rất nhiều tới vấn đề tôi nêu ra, nhất là khía cạnh chi phối bởi người Mỹ. Ông tiếp, không ngờ chỉ sau một thời gian ngắn mới vào nghề báo, tôi đã nắm vững vấn đề cao nguyên đến như vậy và quan điểm của tôi đưa ra rất đứng đắn. Do đó ông Trung mong có dịp gặp lại tôi để cùng bàn về cái miền Đất Hứa ấy của Việt Nam mà theo ông, sau khi chiến tranh chấm dứt - chiến tranh nào mà chẳng phải chấm dứt, tương lai là ở miền đất hoang vu đó hơn là miền Hậu Giang với những sông cùng rạch. Tôi đọc nhiều lần, cũng với những hàng chữ ấy và mỗi lần đều đem tới cho tôi những cảm xúc mới. Tôi mở ngăn kéo, gài tâm danh thiếp trên một mảnh bìa của tập tài liệu chưa đọc hết một phần ba. Trái với những ý nghĩ mệt nản, vẫn những ham muốn giục giã tôi phải viết tiếp trước khi những dữ kiện đó trở nên khô cứng và mất hết ý nghĩa.
Buổi tối có vụ tiễn đưa bác sĩ Ross về Mỹ, Davis ngỏ ý muốn mời tôi tới. Sau lần gặp mục sư Denman, vai trò của Ross đối với tôi vẫn là một ám ảnh chập chờn. Có nhiều dư luận rất khác nhau về ông, điều đó càng khiến thân thế của ông ta thêm mù mờ. Chỉ biết dưới bộ mặt trông rất bình thường ấy lại có dính líu tới nhiều âm mưu ghê gớm. Qua Davis, tôi cũng biết rất ít về Ross. Ông thuộc Phái bộ Viện trợ Michigan với chức vụ rõ rệt: giáo sư chánh trị kinh tế tại hai trường đại học Luật khoa Huế và Sài Gòn. Ông nói tiếng Việt sành sỏi, sử dụng danh từ rất chính xác. Ông giao hảo mật thiết với giới trí thức và nhất là các lãnh tụ sinh viên. Ở những năm đầu, ông là một cố vấn thân tín của tổng thống Diệm, nhưng sau vụ biến động, vai trò của ông bị nghi vấn, nhất là mối liên hệ mật thiết của ông với nhiều giới, trong đó không thiếu những người là đối thủ chánh trị của chế độ thời bấy giờ. Không phải chỉ ở phòng Hoạt vụ mà ngay nhiều giới cao cấp Việt Nam cảm thấy một khuấy động ngấm ngầm của nhân viên Phái bộ Michigan, nhất là mối liên hệ lộ liễu tới vụ nổi dậy của một số buôn Thượng. Tất cả lần lượt gặp khó dễ và bị tống hồi về Mỹ, riêng bác sĩ Ross bị cầm giữ tại công an một thời gian trước khi được thả ra. Ông chỉ vắng bóng cho tới lúc quân đội đảo chánh và trở lại Việt Nam ngay sau đó. Người ta lại thấy ông xuất hiện trong nhiều cuộc tụ tập của các thế lực phe nhóm mới. Nhiều người am hiểu coi ông như một Đại sứ lưu động của Hoa Thịnh Đốn với nhiều quyền hạn bao quát. Ông không những là bạn thân mà còn rất được sự kính trọng của tướng Thuyết. Bởi vậy ông Tướng đã không do dự thả hết đám sinh viên chôáng chánh phủ và bài Mỹ khi có lời xin của ông giáo sư Ross. Ông là người Mỹ duy nhất được ngay nhóm sinh viên khuynh tả này chấp nhận là đồng minh của họ. Ông cũng thu phục được rất nhiều cảm tình của Phật giáo bằng những liên minh giúp đỡ họ trong suốt thời kỳ tranh đấu. Davis vẫn gọi đùa bác sĩ Ross là Passe-Partout, ông có thể được coi là đồng minh cùng một lúc hai thế lực đối nghịch mà vẫn không có vẻ gì là mâu thuẫn.
Ở nhà hàng Văn Cảnh vào giờ này những bàn quanh sàn không còn một chỗ trống. Ông giáo sư phải gọi điện thoại giữ chỗ từ buổi chiều. Chỉ còn một bàn và năm chỗ được chừa lại. Nhạc và giọng cười nói tạo thành một âm thanh ồn ào. Sự tiếp đãi đối với chúng tôi thật đặc biệt vì số thực khách. Hơn nữa, viên quản lý Davis rất quen, có lẽ hắn chỉ đứng tên chứ thực sự đây là một trong những cơ sở kinh tài của ông Tướng. Khách chơi tới đây dủ hạng người, đủ mọi quốc tịch và tuổi tác. Đó là chỗ của những mưu tính bàn bạc về các áp phe chánh trị, những mưu toan chợ đen về kinh tế. Cách mạng và bán nước đều có thể diễn ra ở đây. Bác sĩ Ross mở đầu câu chuyện. Tuy ngày mai về Mỹ ông tỏ vẻ vẫn quan tâm tới cuộc đập phá của đám sinh viên phát xuất từ trường Y khoa buổi sáng. Cuộc hội thảo khởi đi với một đề tài rất hiền lành: đã đến lúc phải khôi phục vai trò chủ động tất yếu của Việt ngữ trong Đại học. Vấn đề không có gì mới mẻ nhưng nó lại rất hấp dẫn trước đám đông. Những căm phẫn và tự ái đều tự do bộc lộ đầy đủ. Sinh viên gay gắt chỉ trích sự ăn đậu ở nhờ của nền Đại học Việt Nam vào một ngoại ngữ. Đã đến lúc Đại học Việt Nam phải của Việt Nam mà biểu dương tất yếu là tiếng Việt, một niềm rung cảm huyền bí vô địch khiến người Việt Nam vững vàng không bị đồng hoá không bị lung lay. Bác sĩ Milton Ross nói với mọi người:
“Ý các anh ra sao, đúng ông Hoàng Thái Trung là một tay cộng sản, đã có nhiều bằng cớ rõ lắm, nhất là vụ sáng nay.”
Số là buổi sáng trong buổi hội thảo, giáo sư Trung được mời lên nói chuyện. Cuộc biểu tình xuống đường bộc phát ngay sau đó, ngoài nội dung chống chánh phủ còn có pha mùi bài Mỹ. Ông Ủy viên Giáo dục cũng nói thêm:
“Cứ xem những bài báo của hắn, tôi thấy không khác luận điệu của sách báo xuất bản ở Hà Nội, nhiều người biết rõ ông Trung đều đồng ý với tôi như vậy.”
Tuy là người Mỹ, Ross vẫn nói được tiếng Pháp lưu loát:
“Ngòi bút của ông ấy cũng không đáng sợ nhưng nó có tác dụng ngay khi ném trước một đám đông.”
Ông Ủy viên Ngoại giao một đối thủ rất ngán ông Trung, tuy không có thái độ trực tiếp, ông chỉ nói lên một sự kiện:
“Ông Trung có một người anh là cán bộ cộng sản cao cấp ở ngoài Bắc hiện còn sống.”
Ross cũng tái xác nhận:
“Có, tôi cũng được nghe nói như vậy trong dư luận giáo sư Đại học Huế, cả ông Tướng nữa.”
Ông Ủy viên Giáo dục phụ hoạ:
“Cứ giả thiết ông Trung là người quốc gia đi, người ta cũng ngạc nhiên khi thấy ông chỉ có một luận điệu bài Mỹ và bôi nhọ chủ nghĩa quốc gia. Cũng với ngòi bút sắc bén và nhiều cay chua đó, người ta đã ngạc nhiên không thấy ông đụng tới cộng sản. Cả những người thân muốn bênh vực ông cũng cạn lẽ ở chỗ đó.”
Tôi cười bảo ông Trung là người Thiên chúa giáo. Bác sĩ Ross tỏ vẻ am hiểu nói trong giới công giáo cũng có thái độ phủ nhận và chối bỏ, coi ông Trung như một kẻ ngoại đạo hoặc hơn nữa một kẻ phản giáo. Ross còn nói thêm:
“Chính cái vỏ Thiên chúa giáo bảo vệ cho ông ta đi trên một con đường có an ninh như vậy.”
Giữa tôi và ông Trung không hề có một liên minh thân thiết nhưng lên án một người vắng mặt, tôi thấy cần một tiếng nói bào chữa:
“Giới trẻ nhất là sinh viên vẫn coi ông Trung như một phần tử công giáo tiến bộ.”
Ông Giáo dục thì vẫn bảo hoàng hơn vua:
“Không có gì bào chữa được cho hành vi ông Trung đã làm lợi cho cộng sản.”
Riêng ông Ngoại giao vốn nhiều nham hiểm nên vẫn tươi cười xuống giọng mỉa mai nói với Ross:
“Ông thấy không, đó là một điểm không mạnh của chế độ dân chủ mà người Mỹ các ông đang muốn thực tâm đi tới ở xứ này.”
Không bao giờ thẳng thắn buộc tội nhưng bằng một ngôn ngữ ngoại giao, tôi hiểu rằng ông đang hạ ngã ông Trung như người ta đập đầu một con rắn. Giáo sư quay sang bảo tôi là chánh phủ này chắc không thọ và có lẽ ông Ngoại giao sẽ đi làm Đại sứ ở Mỹ. Với phong trào phản chiến của giới trí thức Mỹ đang lên cao, phải cần một nhà ngoại giao hoạt bát như ông. Ông Đại sứ hiện giờ rất được nhưng phải cái hăng hái quá mức, bênh người Mỹ tới độ chúng tôi phải đỏ mặt. Ross đã có nhận định như vậy. Chính bác sĩ Ross đã nói trắng ra với nhiều người là:
“Có một bí quyết đắt khách mà chính các ông không biết là chỉ có thể đi lâu dài với người Mỹ bằng một bề ngoài chống Mỹ. Tôi rất thông cảm với những khó khăn của các ông nên không hề khó chịu trên các tiểu tiết đó.”
Những món ăn đặt sẵn được nghi ngút bưng ra. Ross từ chối uống rượu mạnh, một chút bia 33 đủ khiến da mặt bác sĩ đỏ ké. Giọng Ross trở lại khôi hài:
“Hành lý về Mỹ của tôi chỉ là những két bia này, ngoài ra tôi chẳng còn đem theo gì.”
Bàn tay to lớn và lông lá của bác sĩ Ross nâng một ly bia vại, uống một hơi đến cạn. Bọt trắng còn điểm một bên ria mép. Ông Ngoại giao cũng vui vẻ cười đùa:
“Cái gì cũng chỉ là thói quen, tôi thì không chịu được thuốc lá Mỹ, khi đi ra ngoài tôi vẫn phải mang theo cho được ít bao Bastos xanh.”
Tôi nghĩ đó là sắc thái Mỹ đầu tiên mà ông Ngoại giao không thích ứng được. Câu chuyện giữa bữa ăn cứ theo một đà bâng quơ như vậy. Tôi hỏi ông Ngoại giao về tin tướng Thuyết có thể bị thay thế. Ông xác định tin đó và bảo đó có thể là bước đầu để Sài Gòn tập trung lại quyền hành. Cái lý do trước đây khiến người ta phải nhờ ông vì cũng là người Trung dòng dõi hoàng tộc và là một Phật tử. Chỉ ông Thuyết mới có gan dẹp đám sinh viên và Phật tử khuynh tả ở ngoài đó. Nhưng đó cũng chỉ là thâm ý muốn dùng tay Phật giáo để loại ông nếu thất bại và trung ương thì cho rằng ông có rất nhiều triển vọng thất bại. Là một võ tướng mà tâm hồn lúc nào cũng bị ám ảnh bởi vai trò của một người hùng, ông Thuyết chấp nhận đề nghị thuyên chuyển ra ngoài đó. Và chánh sách cao nguyên của chánh phủ cũng có những thay đổi lớn sau đó. Đề cập đến đám sinh viên đang gây rối ở Huế, ông Ngoại giao bảo đó là một bọn bất trị, chỉ có cách bắt đi lính hết mới hy vọng êm.
“Ai chứ ông Thuyết thì chưa có gì là không dám.”
Ông Giáo dục có vẻ ưu tư về vấn đề này, ông cất giọng nghiêm trang phân tích:
“Tôi cho rằng sau Cách mạng, lực lượng thanh niên sinh viên như một thác nước vỡ bờ, không còn một sức mạnh nào ngăn cản tụi nó. Tất cả sinh hoạt của thanh niên trống rỗng, sẵn máu hăng say lại dễ bị ảnh hưởng, nhất là có cộng sản giật dây xui khiến, theo tôi những rối loạn khó khăn vừa qua là bởi chỗ đó. Hạ ngã ông Diệm, tụi nó tự coi như những công thần cách mạng, nóng nảy và kiêu căng. Muốn ổn định không khí chánh trị phải có cách làm bận rộn tụi nó. Cứ để ý mà coi, biểu tình hội thảo chỉ diễn ra sôi nổi ở những đầu niên học, cuối năm túi bụi học thi các cậu buông xuôi hết. Bổn phận chánh quyền bây giờ là làm bận rộn chúng nó ngay trong những sinh hoạt xã hội học đường. Nhưng trở ngại chính vẫn là thiếu một ngân sách.”
Bác sĩ Ross tỏ ra đã am hiểu vấn đề, ông hứng khởi nói:
“Chính tụi nó cũng đang đề cao phong trào đi về nông thôn, chúng ta có thể xử dụng ngay trên chiêu bài đó.”
Nhưng ông Giáo dục vẫn một giọng ta thán:
“Với ngân quỹ giáo dục bốn phần trăm tôi không thể làm thế nào hơn.”
Bác sĩ Ross trấn an:
“Ông Ủy viên khỏi lo, ngân sách ngoại viện có thể bù vào chỗ đó, điều cốt yếu là sáng kiến phải khởi đầu từ chánh phủ Việt Nam.”
Ông Ngoại giao thì vội can gián:
“Những gì mang nhãn hiệu chánh quyền đều có thể gây thành kiến nghi ngờ. Hoạt động thanh niên hay nhất là hình thành ngay trong giới tụi nó. Ít ra trên hình thức cũng phải như vậy.”
Bác sĩ Ross còn tỏ ra chu đáo hơn:
“Ông nói phải lắm, vấn đề tâm lý là một trở ngại lớn lao, ngay cả về ngân khoản tôi cũng tìm cách để tới tay tụi họ như sự trợ giúp vô tư của giới tư nhân Mỹ. Cái mà tụi nó vẫn ngại là có một hậu ý chánh trị.”
Ông Ngoại giao tỏ vẻ lạc quan:
“Các cậu cứ lớn mồm chửi rủa tham nhũng trong chánh quyền, bây giờ cứ giao vào tay cho bạc triệu thì các lãnh tụ đó sớm muộn rồi cũng lại “brûlé” hết.”
Bác sĩ Ross vẫn tỏ vẻ sốt sắng:
“Ông Ủy viên Giáo dục đã có ý kiến khởi đầu thế nào chưa? Ở Sài Gòn, Đà Lạt và cả Huế, tôi cũng quen một số lãnh tụ sinh viên, tôi có thể bảo họ tới giúp ông.”
“Công việc còn nhiều chi tiết phải giải quyết, chắc chắn là tôi còn phải gặp bác sĩ nhiều lần.”
“Tôi về Mỹ sáu tháng chỉ để nghỉ hè, Ross nói. Nhưng tôi vẫn có thể có mặt bất cứ lúc nào ở bên này. Có cần gì ông Ủy viên cứ cho tôi hay, tôi sẽ cố sức trong phạm vi có thể được của mình.”
Ông Giáo dục thì trước sau vẫn còn băn khoăn:
“Ở Sài Gòn có thể, nhưng trở về các Vùng, quyền của tôi rất giới hạn bởi mấy ông Tướng.”
“Được mà, ông Ủy viên khỏi lo, tôi rất thân với mấy ông Tướng. Tôi hiểu cái ngại của ông Ủy viên là ở Huế, tôi thì lại cho đó là ở Sài Gòn. Tôi bảo đảm trước với ông sự thành tựu ở ngoài đó.”
Những tiếng cười nói ồn ào từ các bàn xung quanh khiến câu chuyện không thể tiếp tục. Đến giờ này những màn Show cũng sắp bắt đầu. Đèn tắt hết giữa những tràng pháo tay cuồng nhiệt. Dưới một chùm sáng, người con gái uyển chuyển bước vào với chiếc áo choàng màu đỏ gắt. Rất chậm, tự nhiên và hiệu quả, mỗi phần thân thể được bóc ra như một ngó sen, đó là vẻ đẹp tuyệt mĩ của một bức tượng, lôi cuốn những cái nhìn đàn ông quấn quýt và nóng bỏng thèm khát. Sự điêu luyện trong từng cử chỉ thôi thúc mạnh mẽ những ý nghĩ ham muốn. Tiếng nhạc giật làm nhịp cho một thân thể khiêu khích trần truồng giữa một vùng đỏ gắt gao như đang bốc cháy. Tiếng dậm chân đập bàn ồn ào của những người lính. Có lẽ họ từ các mặt trận mới trở về, sau những phút chết chóc họ đang được lay tỉnh. Chỉ có đàn bà và những dục vọng xác thịt mới kéo nổi họ trở lại đời sống.
Vòng Đai Xanh Vòng Đai Xanh - Ngô Thế Vinh Vòng Đai Xanh