You can never get a cup of tea large enough or a book long enough to suit me.

C.S. Lewis

 
 
 
 
 
Tác giả: Pierre Darcourt
Thể loại: Lịch Sử
Nguyên tác: Vietnam, Qu'as Tu Fait De Tes Fils?
Biên tập: Bach Ly Bang
Upload bìa: Bach Ly Bang
Số chương: 33
Phí download: 5 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 2779 / 70
Cập nhật: 2015-09-20 20:43:07 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 6: Dinh Tổng Thống Bị Dội Bom
hứ Ba 8 tháng 4: 7giờ 30 sáng
Tôi thả bộ trên con đường Pasteur, đến đại lộ De La Somme và cuối cùng đến bùng binh Chợ Bến Thành. Chợ Sài Gòn có một ngọn tháp vuông trên nóc giống như một chòi canh của một cái đồn nào đó thời ông Galliéni, có những tấm bảng quảng cáo bao quanh hết khuôn viên phía ngoài, nào là kem đánh răng, dầu thơm, rượu, thuốc lá v.v.. Cạnh đó là nhà ga xe lửa, có mấy chiếc xe buýt hiệu Ford và Pontiac sáng chói, đang đậu chung quanh đó, tất cả đều cho thấy là vấn đề kinh doanh của Sài Gòn, mua bán hay mậu dịch gì từ nhiều năm qua đều là sản phẩm từ Hoa Kỳ hết.
Tuy nhiên nên nhớ ở khắp những nơi nào có lớp người bình dân Việt Nam đang sống, thì chỗ dễ tới nhất và gắn bó với người dân nhất, phải là cái chợ.
Dưới cái vòm to của chợ Sài Gòn hay trong những kiến trúc rộng thênh thang kiểu "ba tàu" ở Chớ Lớn; ở khắp các thành phố thuộc Đồng Bằng sông Cửu Long, hay cuối cùng trong tất cả các chợ vườn dọc theo các sông ngòi đầy xuồng ghe hay lục bình, tất cả đâu đâu cũng luôn luôn có lúc nhúc một thứ hàng hóa, cùng một loại người và cùng một cặp mắt như nhau.
Qua khỏi các tấm bảng quảng cao rồi thì mặt trời và ánh sáng phải nhường chỗ cho một vùng lờ mờ nửa sáng nửa tối, với một đám đông ồn ào và lăng xăng san sát bên nhau mà không hề chen lấn xô đảy nhau bao giờ. Trước khi nhận rõ được mặt của từng người là tôi đã bị rơi vào một luồng gió đủ cả các mùi vị lẫn lộn nhau. Mùi trái cây ngọt như nước đường, mùi thơm như ngũ vị hương, nồng nặc như ớt, tiêu, gừng, nước mắm, mùi hôi của đồ lòng, của bếp núc, đủ hương vị của hàng tạp hóa, dầu thơm của thợ cắt tóc v.v..
Tất cả đều có hết ở đây, từ mọi thứ mà con người gặt hái được, đã đánh bắt được, các mặt hàng mỹ nghệ đã sản xuất được, trưng bày hay sắp xếp trên các giá gỗ và các kệ, được rọi sáng rực bằng đèn nê ông. Trước tiên là nhang thơm, những cây nho nhỏ dài dài như diêm quẹt mà người ta thường thắp lên trong nhà hay trong chùa miểu hay dọc theo đường đi: ở đây người ta xếp nhang thành từng bó một, trong những bao vàng, đỏ lòe lẹt kiểu người Tàu. Bên cạnh đó là giấy tiền vàng bạc, loại tiền dành riêng cho người đã quá cố sở hữu dùng để cúng hiến cho ông bà tổ tiên......
Sau các mặt hàng dùng để hiến dâng cho người quá vãng, là tất cả những sản phẩm của đất đai: những quày chuối dài, những trái mít to, những tháp cao đầy ngất trái cây và rau cải đủ loại lạ mắt khác nhau, ngổn ngang. Các trái sầu riêng giống như con nhím xanh, với cơm bên trong hơi thối nhưng rất béo ngọt mà người sành ăn rất thích; những trái khế hình quả trám có khía sáng ngời, các trái ổi ruột đỏ hồng, những trái xoài to chín đỏ như các thỏi vàng, có những khu đầy trái thơm trái khóm và dưa leo, các rổ giá đậu trắng trông như những cọng búng.
Xa hơn chút nữa là cá khô từng bó cột lại bằng dây dừa, hay vừa mỏng vừa dẹp được treo lên như những chiếc lá khô. Và đây là hàng cá tươi mới về, nào là cá thu được khứa ra từng khứa, cá ngừ, cá tráp, cua bể, tôm càng xanh, những con cá chình lớn như con trăn mà người bán phải dùng chày để đập đầu cho chết. Còn đây là hàng gạo, người bán mắt tròn xoe mặt sáng rở, đang quảng cáo gạo của mình, gạo ngon, được trưng bày cùng khắp, trong các bao lát miệng bao mở rộng, Người mua gạo bốc gạo lên xem, từng vóc một, đổ gạo từ tay nầy sang tay kia để đánh giá từng loại gạo, này là gạo Gò Công, kia là gạo Vĩnh Long, nhỏ hạt hơn, còn gạo Châu Đốc thì là màu đỏ.
Tôi rời khỏi chợ, đi ra đường, lúc đó vào khoảng 8 giờ. Các tiệm bán hàng vẫn còn bày bán đủ thứ nào là máy truyền hình, nồi nấu cơm Nhật, các túi bằng da cá sấu v.v.., các hiệu nữ trang với những tấm kính có viết chữ tàu sáng chói, với những chiếc vòng đeo tay hay dây chuyền bằng vàng y 24 ca ra đỏ rực.
Đùng một cái, tất cả mọi người đều ngước mũi lên trời. Một tiếng rít chói tai từ một phản lực cơ át hết tất cả mọi tiếng ồn ào khác. Và mọi người đều nhớ biết là đã từ lâu mọi phi cơ đều bị cấm không cho bay ngang qua vùng trời của thủ đô, nơi có Dinh Độc Lập. Tự nhiên mọi người đều cố gắng nhìn lên để nhận dạng xem phi cơ phản lực loại nào đã bay qua thật thấp ở ngay trên vùng trời của thủ đô. Một chị đàn bà la lên: "Chắc chắn nó sẽ bỏ bom vào Dinh Độc Lập ". Và hầu hết những người có mặt trên con đường nầy đều la theo: "Nó sẽ dội bom lên Dinh Độc Lập"
Ngay sau đó, hai tiếng nổ dữ dội đi liền theo tiếng rít của phản lực cơ. Thời gian không đầy một phút trôi qua, chiếc phi cơ lại bay ngang qua mục tiêu của nó, đánh dấu bằng 2 tiếng nổ nhỏ và vài tràng đại liên ngắn. Lần nầy thì tôi nhận rất rõ tiếng nổ lốp đốp đều đặn của súng đại bác tự động. Sau đó thì chiếc phi cơ đi xa lần đến một nơi vô định nào đó.
Cuộc tấn công nầy xảy ra không quá 5 phút. Tôi rảo chân đi nhanh hơn. Phía trên dinh Tổng Thống rất gần đây, một côt khói đang bốc lên, còn bao quanh các cây cối trong vườn. Khoảng 10 phút sau, có 4 xe cứu hỏa đến tại chỗ. Trước cổng chánh của Dinh Độc Lập có khoảng 50 binh sĩ Dù đang ở trong tư thế phòng thủ, mỗi người ngồi sau một góc cây, sẳn sàng chiến đấu. Các xe Quân Cảnh bao quanh khu vục, cô lập Dinh Độc Lập với cả thành phố. Các anh cảnh sát dã chiến với quân phục rằng ri, súng cầm tay, đang hướng dẫn mọi sự lưu thông tránh xa dinh Độc Lập. Các ngả tư đường dẫn tới dinh đều có ngựa sắt kẽm gai chận hết.
Cả trung tâm thành phố có nguy cơ bị tắc nghẽn giao thông một cách nhanh chóng và điều nầy chỉ làm tăng thêm tình trạng hỗn loạn. Tôi đi dài xuống đường Tự Do. Nhiều tin đồn nhảm sai hẳn sự thật đã được lan truyền ra rồi..
Một anh tài xế xe tắc xi bước ra khỏi xe của anh ta trước tiệm sách Albert Portail, vừa múa tay múa chân vừa la ầm lên: " Tổng Thống đã chết rồi ". Các chị bán thuốc lá lo thu xếp các quầy thuốc của họ lại. Đứng giữa một đám đông những người hiếu kỳ một anh luật sư ở nhóm đối lập thuộc phong trào "đòi quyền sống cho người dân" đã xác nhận một cách rất nghiêm túc:!!!" Đó là chiếc phi cơ săn giặc F5 do tướng Nguyễn cao Kỳ lái. Ông ta đã làm chuyện vừa rồi đó. Các dàn ra đa của Tân sơn Nhứt đã theo dõi chiếc F5 nầy và đã thấy nó bay về hướng Thái Lan."
Nhưng, tôi đã biết rất rõ tướng Cao Kỳ, ông chưa từng bay phi cơ phản lực bao giờ!
Có một số xe thông tin có gắn loa phóng thanh chạy khắp nơi để thông báo giờ giới nghiêm bắt đầu có hiệu lực từ 12 giờ trưa nay. Và thành phố đã trở nên vắng ngắt hết sức nhanh chóng. Các cửa hàng bỏ rèm xuống che kín cửa tiệm. Đường sá thường thì đầy rẫy xe cộ, và ồn ào vì tiếng mô tô, giờ thì đã trở nên vắng lặng. Giờ đây Sài Gòn là môt thành phố chết, một thế giới im lặng, ở đó chỉ có các binh sĩ với súng ống đi tuần rỏn như những bóng ma giữa các nút chặn kẽm gai.
Vào lúc 13 giờ trưa, tôi liên lạc được với tướng Cao Kỳ bằng điện thoại. Với một giọng hết sức mỉa mai ông nói:.!!!- "Thật là một chuyện tào lao! một hành động quá trẻ con không có một cơ may đi đến đâu
hết. Phi công là một sĩ quan rất trẻ, vừa mới học xong phản lực cơ F 5 E cách đây vài ngày. Trước đó anh ta được huấn luyện trong nhiệm vụ săn giặc, và cách đây không đầy 3 tuần lễ,
anh ta mới bắt đầu được tham gia tập luyện về nhiệm vụ đánh bom. Theo chỗ tôi nghe được thì đây là một thằng nhỏ bốc đồng, có máu anh hùng. Nhưng tôi chưa từng gặp mặt anh chàng
nầy bao giờ. Một lần nữa, tôi không dính dáng gì đến chuyện nầy. Hơn nữa tôi không muốn
giết ông Thiệu, tôi chỉ muốn ông ta rời khỏi chức vụ cho rồi..... "
Sau một phút yên lặng, sau đó ông ta lại nói, nhưng gần như nói cho riêng ông ta nghe mà thôi: "Rất tiếc là thằng quỷ phi công đó đã không làm được trò trống gì cả!
Sau đó một ít lâu, Tổng Thống Thiệu lên tiếng trên đài phát thanh. Ông ta vẫn còn sống. Ông ta thuật lại chi tiết cuộc ném bom mà ông là mục tiêu chính. Ông xác nhận đây không phải là một âm mưu mà là một hành động lẻ loi. Phi công bay ở cao độ 300 thước,và đã thả xuống 2 trái bom vào dinh Độc Lập, và sau đó quay trở lại lần thứ hai bắn xuống hai trái hỏa tiễn và vài tràng đại bác 20 ly. Ông Thiệu nói tiếp:!!!" Có một số người nào đó muốn đe dọa tôi bằng võ lực để ép buộc tôi phải ra đi, nhưng tôi sẽ không nhượng bộ đâu. Tôi sẽ tiếp tục làm việc như thường và tiếp tục dìu dắt quê hương.."
Mọi người đều đồng ý - một lần không phải là thói quen - nói là Tổng Thống Thiệu đã có phản ứng thật nhanh và rất hay. Nhưng liệu ông có thể giữ yên lặng được không?
Vào lúc 4 giờ chiều, đường phố lại nhộn nhịp trở lại, các hiệu buông cuốn rèm lên lại. Sự lưu thông lại có quyền trở nên hỗn loạn như cũ.
Tôi gọi điện thoại đến đại tá Xuân, ở Sở An Ninh, một người bạn cũ trên 20 năm mà tôi đã biết ở Bắc Việt, lúc ông làm ở Phòng Nhì. Ông hẹn gặp tôi ở khách sạn Caravelle vào lúc 5 giờ chiều.
"Với ông ta chắc chắn tôi sẽ biết được việc gì đã xảy ra."
Trong khi chờ đợi, tôi sẽ đi bách bộ một vòng lên Dinh Độc Lập từ đường Pellerin đi lên.
Trước rạp chiếu bóng Casino, người ta đang xếp hàng mua vé vào xem xuất 17 giờ. Rạp đang quảng cáo ba bộ phim "Công Phu". Các em bán báo đang trải ra trên sạp những tờ báo buổi chiếu vừa mới in xong.. Ở đường Lê Lợi những người bán hòm rương và va ly đang trúng mánh. Xa hơn một chút, tôi di dọc theo Thư Viện Quốc Gia rất đẹp, được xây cất trên nền cũ của Khám Lớn khi xưa, nơi đã từng giam giữ hằng ngàn tù cách mạng và phần đông là các lãnh tụ thuộc Chánh Trị Bộ hiện thời ở Hà Nội. Trong huê viên trước đó có nhiều toán sinh viên đang cãi nhau ồn ào hay kêu gọi đùa giởn với nhau.
Đại lộ Norodom uy nghiêm rộng lớn nay được gọi là đại lộ Thống Nhất, thẳng tắp từ Vườn Bách Thảo đến Dinh Độc Lập, bây giờ gần như hoang vắng. Các cuộn kẽm gai được căng ra làm nút chặn ở các ngả tư đường bây giờ đã được xếp lại và mang đi, nhưng Quân Cảnh vẫn còn tiếp tục canh tuần.
Không thể nào đi đến gần Dinh Độc Lập được. Cổng chánh của Dinh vẫn còn nguyên vẹn, và không thấy có một dấu vết nào của hành động dội bom hay bắn phá ban sáng.
Dinh Độc Lập, nơi Tổng Thống Thiệu ở và làm việc, có một lịch sử dài và thơ mộng. Được xây cất vào năm 1868, tòa nhà nầy khi xưa có tên gọi là Dinh Đô Đốc hay Dinh Norodom. Lúc bấy giờ đây là một công thự huy hoàng diễm lệ, (xây cất theo kiểu môt chiếc bánh sinh nhật) chung quanh có rào chấn song bằng đồng trên có mạ vàng, những bãi cỏ xanh với đường đi bên trong trải cát đỏ, và một nhà bát giác với nóc cao nhọn. Ngay ở cổng chánh có lính gác đội nón kiểu lính thú trên đỉnh có chóp nhọn bằng đồng sáng chói và đeo găng tay trắng lưu truyền lối văn hóa thuộc địa. Nơi đây các vị toàn quyền có những buổi tiếp tân rất ngạo nghễ, huê viên được thắp sáng lên, có các dàn nhạc vĩ cầm, với những bộ đồng phục lòe lẹt, những bộ lễ phục trắng, các bà các cô thì mặc áo hở ngực hở vai trang điểm diễm lệ như đi dạ hội ở Ba Lê vậy.
Người được ở tại dinh Norodom có nghĩa là người đó là chủ nhân của đất nước nầy. Tướng ÉLy, vị Cao Ủy người Pháp sau cùng ở Đông Dương đã trao cho Chánh Phủ Việt Nam biểu tượng cuối cùng nầy của chánh quyền thuộc địa ngày 7 tháng 9 năm 1954.
Sau khi chánh thể Cộng Hòa được công bố, thì dinh Norodom được đổi danh xưng thành Dinh Độc Lập.
Ngày 27 tháng 2 năm 1962, 2 sĩ quan phi công Việt Nam thề sẽ hạ sát Tổng Thống Diệm nên đã lái 2 chiếc phi cơ dội bom sập nát dinh thự cổ kính nầy. Dĩ nhiên như một phép lạ, Tổng Thống Diệm vẫn không hề hấn gì. Nhưng tòa nhà thuộc địa cổ nầy bị hư hại gần như sập hết, nên Chánh Phủ đã quyết định xây lại một dinh thự mới. Lần nầy nhiệm vụ xây cất được giao cho một kiến trúc sư Việt Nam trẻ, từng được "giải thưởng Roma", đó là ông Ngô viết Thụ. Để gây quỹ cho công tác xây cất mới nầy, Chánh Phủ mở một "chiến dịch quyên góp". Mỗi công chức, mỗi người binh sĩ của Miền Nam Việt Nam đều đóng góp một ngày lương vào quỹ xây cất. Các doanh nhân thì ký cho nhiều chi phiếu khá lớn, sinh viên học sinh thì tùy theo túi tiền của mình mà đóng góp, và những người nghèo cũng tùy theo mà bỏ tiền vào toán đi quyên góp do Bộ Công Chánh phái đi.
Kiến trúc sư Ngô viết Thụ từ chối không nhận tiền thù lao cho bản vẽ, và các kỹ sư, chuyên viên của quân đội bắt tay vào việc, công trường làm việc 24 trên 24 giờ kéo dài hơn 10 tháng. Cuộc đảo chánh ngày 1 tháng 11 năm 1963, và cái chết của Tổng Thống Diệm và người em của ông làm ngưng trệ công trường suốt trong 6 tháng dài. Sau đó công trường được mở lại, nhưng phải mất 3 năm nữa mới xây dựng xong Dinh thự mới, được tướng Nguyễn cao Kỳ long trọng khai trương ngày 30 tháng 10 năm 1966. Công trình đã phải tốn đến 1 triệu 500 ngàn mỹ kim (7 triệu quan Pháp). Dinh Độc Lập được xây bằng xi măng cốt sắt, cẩn toàn đá hoa cẩm thạch, cửa kính màu xanh da trời, có 3 mặt phẳng nằm ngang và song song, (kiến trúc theo lối chữ Việt Nam tượng trưng cho nền dân chủ). Tất cả đặt ngay trung tâm của một công viên được vẽ rất cẩn thận và rất tráng lệ.
Giờ đây dinh thự rất duyên dáng nầy được binh sĩ Dù vây quanh canh gác, đạn và lựu đạn mang đầy ngườI, ẩn mình phía sau rào chấn song sắt nặng nề, biến dinh thự thành một pháo đài. Tòa nhà bát giác trước kia dùng làm nơi chơi nhạc, nay đã biến thành một pháo đài chống chiến xa. Nhiều pháo đội phòng không được ngụy trang dưới các tàng cây trong hoa viên, và 3 chiếc trực thăng trang bị liên thanh đang đậu trên bãi cỏ. Cổng chánh được khóa chặt. Quan khách phải trình diện ở "cổng công vụ", cổng nầy dẫn đến các nhà đậu xe, nằm gần Tòa Án. Mỗi xe đều phải qua sự khám xét của binh sĩ. Họ đưa xuống gầm xe một tấm kiếng để xét kỹ là không có một bánh thuốc nổ nào được gắn vào sườn xe. Sau đó quan khách đi qua một cái rào chắn được quay bằng tay để chạy đến chỗ đậu xe. Dưới chân cầu thang lớn đã có một sĩ quan tùy viên tiếp đón và dẫn khách đến phòng tiếp tân, nơi đây có ghế dựa màu đỏ và tủ cẩn xa cừ, có một cặp ngà voi lộng lẫy.. Ở về phía cuối phòng có một cánh cửa, ăn thông vào phòng làm việc của Tổng Thống Thiệu, một gian phòng rất rộng, ngay giữa phòng có một lá quốc kỳ VNCH to lớn. được căng từ trên trần xuống tận sàn nhà. Ở hai đầu bàn làm việc, có những chân quỳ trên để các máy truyền tin và các hệ thống thông âm nội bộ, dùng như các trạm tiếp vận truyền tin giúp cho Tổng Thống có thể liên lạc thẳng với các tổng bộ trưởng hay các tư lệnh Vùng, Cảnh sát trưởng hay các tỉnh trưởng bất cứ lúc nào cũng được Trước cửa và trong hành lang dọc theo phòng làm việc nấy luôn luôn có hai người cận vệ lực lưỡng, mặc quần áo xám, giỏi võ và thiện xạ, được tuyển lựa trong lực lượng người nhái hay biệt động quân. Hai người nầy nằm trong một nhóm 8 người cận vệ của Tổng Thống được huấn luyện đặc biệt. Các anh lực sĩ nầy có gương mặt rất bình thường, nhưng có đôi tay cứng rắn, và dưới lớp áo ngoài lúc nào cũng có khẩu súng lục đeo ở nịt, Họ liên lạc với nhau bằng máy truyền tin cầm tay và canh giữ Tổng Thống ngày lẫn đêm.
Tổng Thống Thiệu nhỏ người nhưng có một thái độ gần như lạnh lùng, cô đơn và bướng bỉnh, tự giam mình trong Dinh giống như một thuyền trưởng của chiếc tàu lặn của người Đức lúc nào cũng ở bên tay lái và từ khước không chịu nổi lên mặt nước để đầu hàng.
Mặc dầu bị chính phi cơ của mình dội bom, hay bị các tướng lãnh của mình đe dọa, không ai có thể nói được hôm nay con người của ông đang nghĩ gì, một con người miền Trung rất bí mật và cứng đầu đã đọc một bài diễn văn thao thao như nước chảy ở đài truyền thanh và truyền hình, nhưng không bao giờ tiết lộ tâm sự của mình trong chỗ riêng tư.
Ở phòng trà Givral, một người Việt Nam ốm gầy, có đôi mắt ti hí, có bộ râu rậm trên cằm, đang giải thích cho một số thanh niên đang bu quanh ông ta về những điều bậy bạ của ông Thiệu. Tất cả đều do ông kể hết, từ chuyện thâm cung bí sử đến chuyện bán quyền bán tước, từ chuyện giãi phẩu thẩm mỹ của bà Thiệu đến chuyện buôn lậu hột xoàn…
Ông ta vừa cười khẩy vừa nhổ mấy sợi râu trên càm vừa nói:!!!- " Thiệu đã trở thành một người điên như Hit Le trong hầm trú ẩn của ông ta vào những ngày cuối cùng ở Bá Linh vậy.Ông ta điều động các sư đoàn ma của ông và tin tưởng là ông có thể thắng trận vì người Mỹ sẽ gởi phi cơ và vũ khí bí mật đến cho ông ta. Sự điên rồ của ông ta là hậu quả của những ám ảnh về sinh lý của ông. Ông ta đã hoang phí thì giờ với các cô gái 14, 15 tuổi mà thuộc hạ đã dẫn nộp cho ông ta."
Tôi cố quan sát con người hùng biện nầy. Ông là một người thuộc giới báo chí, gốc người Miền Bắc,từng bị thất bại trong cách mạng, là một người đã từng hợp tác có giá trị đối với Nhật trong cuộc săn đuổi cộng sản lẫn kháng chiến Pháp, sau đó ông đã phục vụ rồi lại phản bội liên tục các chánh quyền và các tư lệnh cảnh sát thuộc Chánh Phủ Việt Nam. Anh ta có một biệt danh là "Cao Giao" và đã làm việc lâu năm với tờ New Week. Đây là một người hay lục lạo tỉ mỉ nhất vào các "bãi phân thối" mà tôi biết được ở Sài Gòn.
Khách sạn Caravelle nằm bên cạnh Quốc Hội, trước kia có tên là Khách sạn của Nhà Hát Tây, bởi vì tòa nhà có vòm tròn hiện đang dùng làm Trụ sở cho Quốc Hội trước kia là Nhà Hát Tây của thành phố Sài Gòn dưới thời Pháp thuộc. Trước kia Cha Lecca là chủ khách sạn nầy; ông ta là một cựu thượng sĩ thuộc quân đội Pháp bụng phệ và chột mắt đã đổi sang nghề bán nước giải khát. Những nhà hàng hải và các tay ma cô người "Cọt sờ" chuyên buôn lậu vàng và mỹ kim thường đóng đô ở đây, uống rượu a-nis của Miền Nam nước Pháp do họ tự mang tới trong những hộp bánh bít quy có hàn chì cẩn thận, hết chầu nầy đến chầu khác. Cô thâu ngân viên là một cô gái lai Tầu, khoảng 20 tuổI, rất đẹp và lả lơi khiến cho mọi người đều phải dán mắt nhìn cô. Một ngày nào đó Cha Leccia về nước và bán khách sạn lại cho Tòa Giám Mục Sài Gòn. Vị quản lý giáo xứ nầy biến cải khách sạn của những người vô lại nầy thành một "khách sạn hạng sang". Ông cơi thêm 8 tầng lầu, sân thượng ở tầng chót là một nhà hàng lộ thiên. Trang trí bằng cẩm thạch Đài Loan, gổ dát từ Phi luật Tân, cây xanh, sơn mài Thành Lễ, nhơn viên được tuyển lựa cẩn thận và quản lý là người Pháp, khách sạn Caravelle đã nhanh chóng trở thành một cơ sở đẹp nhất của thành phố. Suốt chiều dài của cuộc chiến, khách sạn không có phòng trống bao giờ: sĩ quan, dân biểu, nhà báo, các nhà kinh doanh, thường chia nhau các phòng có đầy đủ tiện nghi. Sau người Mỹ lại đến lượt các kỹ nghệ gia Nhật và các nhà thầu Đại Hàn.
Bây giờ, sau chuyện tán loạn ở Cao Nguyên, thảm kịch ở Đà Nẵng và cuộc chiến đang đến gần thủ đô Sài Gòn, các nhà báo lại tràn ngập khách sạn. Phòng khách đầy những tay săn hình, trang bị máy thâu hình lớn và nặng nề, vai lại mang máy ảnh và ống kính dài như những ống phóng lựu.
Đại tá Xuân đợi tôi ở quầy rượu. Ông ta cười, nụ cười của ông kéo dài làm lộ những nét nhăn từ mắt đến tận mang tai.
Chúng tôi đã sống với nhau trong hai năm sau cùng của cuộc chiến Pháp Việt ở Miền Bắc và những ngày cuối cùng ở Hải Phòng. Lúc nào tôi cũng thấy ông cườI, ngay những lúc chúng tôi đang bị đạn bách kích pháo nện vào lúc chúng tôi đang nằm trong các hố cá nhân đầy bùn sình ở Suối Tre. Tôi không bao giờ thấy ông ta hốt hoảng và cũng không thấy ông to tiếng bao giờ. Ông nói năng nhỏ nhẹ, chẫm rãi, hay tìm dùng đúng danh từ, và luôn chú ý giữ đúng cú pháp. Trong văn phòng của ông ở cổ thành Hà NộI, ông đã viết rất cẩn thận bằng cọ lông một câu rất có ý nghĩa xây dựng: "Nếu anh biết thì hãy nói cho những người hiểu biết. Nếu anh không biết, thì hãy im lặng và cố lắng nghe. Và có lắng nghe thì anh sẽ biết."
Ông ta nói với một giọng bình tĩnh nhưng có chút ngập ngừng.!!!- " Chào anh Pierre, Cuối cùng rồi Anh cũng đã tìm lại được đúng đường rồi đó.!!!- Việc gì đã xảy ra hồi sáng nầy vậy anh Xuân? Ở ngoài phố người ta thuật lại là Mỹ đã dàn dựng cú nầy để thanh toán ông Thiệu. Họ còn nói là phi công đã đáp xuống sân bay Udorn của Mỹ và đã được chấp thuận cho tỵ nạn tại Thái Lan.!!!- Người ta không biết gì hết. Người phi công đã dội bom xuống Dinh Độc Lập tên là Nguyễn thành Trung. Đó là một anh trung úy trẻ mới có 26 tuổI, người Miền Bắc, đã có một vợ và 2 con. Anh ta đã hành động theo sáng kiến riêng của mình, vì quá giận và chán ngán khi thấy các tướng lãnh và Tổng Thống đã bỏ hết tỉnh nầy đến tỉnh khác mà không có một trận chiến nào. Anh ta cũng buồn và thất vọng vì vợ con anh ta không thể rời khỏi Đà Nẵng được và còn bị kẹt trong vùng kiểm soát của cộng sản.!!!- Sáng sớm hôm nay, vào khoảng trước 8 giờ có hai phản lực phóng pháo cơ đã cất cánh từ phi trường Biên Hòa, cách Sài Gòn 30 cây số. Họ có nhiệm vụ đánh bom vào một mục tiêu địch ở phía trên tiểu khu Phan Rang, dọc theo bờ biển. Một lúc sau dó trung úy Trung báo cáo là phi cơ anh bị trục trặc kỹ thuật không thể tiếp tục bay được. Hai mươi phút sau anh ta nhắm vào Dinh Độc Lập đâm thẳng xuống. Tất cả đều diễn tiến rất nhanh chóng. Pháo đội phòng không ở Dinh Độc Lập không có thì giờ để mà kịp phản ứng. Một trong hai trái bom của anh ta đã làm mẻ một góc cầu thang sau của Dinh và làm vở hết các cửa kiến của tầng trệt. Trái bom thứ hai rơi xuống hoa viên không gây một thiệt hại nào. Sau đó anh ta còn bắn hai trái hỏa tiển làm thủng nóc nhà để xe, và có bắn đại bác 29 ly xuống bải cỏ, gây 2 tử thương và 5 bị thương nặng. Có trên 40 người bị mảnh kiếng làm trầy da..Dù gì đi nữa, nếu anh ta có đánh trúng ngay Dinh đi nữa thì anh cũng không thể nào giết Tổng Thống được. Nóc dinh mới cất nầy dày đến mấy thước bê tông, và phải qua cả 4 tầng làu từ nóc dinh mới xuống tới phòng của Tổng Thống được.!!!- Còn chuyện đáp xuống sân bay ở Thái Lan?!!!- Một sự bịa đặt hoàn toàn! Trưa nay hồi 15 giờ, đài Hà Nội đã cho ra một thông cáo xác nhận là trung úy Trung đã đến vùng giải phóng Đà Nẵng với phóng pháo cơ của anh ta. Tổng trưởng Quốc Phòng của cái gọi là Chánh Phủ Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam đã gắn huy chương yêu nước hạng 2 và đã thăng cấp Đại úy của quân đội Giải Phóng Miền Nam Việt Nam cho anh ta. Điều nầy chứng minh rõ ràng là mấy anh "mũi lõ" không có gì dính dáng đến việc nầy. Tùy viên quân sự Hoa Kỳ rất tức giận vì đây là chiếc phản lực phóng pháo cơ F.5.E. đầu tiên đã rơi nguyên vẹn vào tay cộng sản. Đây là một phóng pháo cơ chiến thuật vừa ngăn chặn vừa yểm trợ, tốc độ bay nhanh (mach 1,6), dễ điều khiển, được trang bị vũ khí rất mạnh và toàn bộ bằng điện tử (máy dò tìm mục tiêu loại nhỏ, tác xạ bằng máy điện toán, máy chụp ảnh bằng hồng ngoại tuyến). Loại phi cơ nầy chỉ mới được mang ra xử dụng cách đây không quá 18 tháng...
Việt Nam Quê Mẹ Oan Khiên Việt Nam Quê Mẹ Oan Khiên - Pierre Darcourt Việt Nam Quê Mẹ Oan Khiên