Số lần đọc/download: 5230 / 84
Cập nhật: 2015-08-19 10:44:55 +0700
Chương 9 - Trường Trung Học Albert Sarraut -
N
gày ngày đạp xe tới trường Albert Sarraut, cũng phải đi qua phố Cửa Bắc, chứng kiến dấu vết đạn đế quốc Pháp bắn vào cửa thành. Tôi không khỏi thắc mắc, dù có súng thần công và lưỡi lê, làm sao trước đây Francis Gamier hay Henri Rivière, hai võ quan Pháp với độ 2-3 trăm quân mà có thể thắng được một đạo quân hàng mấy nghìn người Việt? Tại sao không thể đánh lối du kích, tỉa dần hay bao vây thì quân giặc chóng chầy cũng phải rút chạy?
Toán quân Cờ đen chẳng đã lừa được Henri Rivière vào chỗ phục kích và diệt được hắn? Và tại sao cả một nước lại không mua nổi ít súng ống, huấn luyện một quân đội có sức chiến đấu? Tại sao triều đình Huế lại không học hỏi tại người Nhật dưới thời Minh Trị, biết canh tân để tự cường?
Cùng với văn chương, hội họa, nền âm nhạc mới cũng bắt đầu nẩy nở.
Chúng tôi đều ưa thích nhạc Tây Phương, thích hơn những âm điệu cải lương Nam Kỳ, và những điệu ca Huế nghe buồn ủ rũ như tiếng khóc mất nước của Chiêm Thành. Chúng tôi đều là nhạc sĩ tài tử cả. Mỗi người đều chơi đàn theo lối mình thích, không cần đúng nết hay đúng điệu. Âm nhạc Tây Phương lúc đó rất thịnh hành với Mozart, Schubert, Schumann, Toselli hay điệu valse của Strauss.
Tay nghề nhất lại là Nhất Linh, với cái hắc quản (clarinette) không biết học thổi từ bao giờ. Nhưng xem ra cũng khá thành thạo. Ngay đến mười lăm năm sau, khi phải lánh sang Quâng Châu, anh bắc ghế trước cửa nhà, chiều tới hấp dẫn không ít người đến ngồi nghe. Nhân dịp, ở đây, cũng phải nhắc tới anh Đỗ Đình Đạo thổi clarinette hay saxophone còn giỏi hơn anh Tam, còn được nhiều người hoan nghênh hơn. Anh em anh Đạo rất có khiếu về âm nhạc.
Khái Hưng, Thạch Lam, Hoàng Đạo cũng đều chơi măng-đô-lin (mandoline) hay băng-giô (banjó). Cao hứng lên, chúng tôi vác đàn ra họa với nhau, với những bài hát thịnh hành hồi ấy, như Serenata, L Paloma, Cest à Capri, bài Jai deux amous (tôi có hai mối tình, quê tôi và Pans), hay những bài hát của Tino Rossi v.v... Chắc chắn là lạc điệu, hỗn loạn nhưng ai cũng gật gù khen hay.
Nền âm nhạc đã bắt đầu đổi mới với anh Nguyễn Xuân Khoát. Bây giờ, tôi chỉ còn nhớ anh là một người tầm thước, hơi gầy hiền lành. Tôi được xem tác phẩm đầu tiên của anh, phổ nhạc Tây Phương vào những bài hát ả đào. Rồi sau đó, đã nẩy nở nhiều tài năng xuất sắc như Đặng Thế Phong, Văn Cao, Lê Thương Những bài ca như Thiên Thai, Con thuyền không bên, Biệt ly, Quê nhà tôi, Giọt mưa thu v.v... đã đạt tới một mực cao. Báo Phong Hoá vẫn bán rất chạy, nhưng vì thế nguy cơ bị đình bản càng gần. Đã mấy lần bị treo giò tạm thời rồi, nếu không chừa ông kiểm duyệt tất sẽ ra tay.
Đã đến lúc thấy cần ra một tờ báo khác để thay vào trong trường hợp bị treo giò lâu hơn. Tờ này tất phải có một vẻ mặt hiền lành hơn, với thể tài và nhân sự hơi khác đôi chút. Vừa đúng lúc đó, anh Hai Cẩm- vì lý do sức khoẻ đã về Hà Nội nghỉ. Và tuy đương bận học, tôi cũng bị các anh gọi tới bàn soạn công việc. Mọi người đồng ý nên bỏ bớt phần trào phúng, châm biếm, và chuyên về bình luận xã hội, phóng sự cùng một phần tiểu thuyết, thơ ca, để tạm hoà hoãn. Dựa vào một mô thức như tờ Match của Pháp, có tranh ảnh, bài viết ngần gọn. Chắc chắn là tốn kém hơn, nhưng cứ thử đã xem sao.
Tờ này được đặt tên là Ngày Nay. Chủ nhiệm là anh Cẩm, ngoài Thạch Lam và tôi, còn tìm được mấy ký giả trọ giúp như Trọng Lang, Vũ Trọng Phụng. Cách làm việc thay đổi theo nhu cầu mới. Phải bỏ lối ngồi bàn giấy vắt óc nặn ra bài, đổi sang cách bước xuống đường, vào xã hội, đi phỏng vấn, làm phóng sự các nơi.
Muốn có tranh ảnh, phải tự vác lấy máy ảnh đi chụp. Nhà báo mua máy ảnh, và cả một bộ máy rửa ảnh, rồi xếp đặt một phòng tối riêng ở dưới nhà: Thế là chúng tôi lại kiêm cả nghề thợ ảnh nữa. Tối đến, thường thường phải cặm cụi tới nửa đêm. Tuy vậy, cũng tốt, vì nếu lâm vào thất nghiệp, thì ra mở cửa tiệm chụp ảnh cũng kiếm ăn được.
Vả lại, vác máy ảnh đi khắp nơi cũng là một thú vị. Thành thị, thôn quê, từng núi, đâu có việc là đi. Có những cảnh vui như hội hè, đình đám, người đọc cũng chú ý đến những bài phóng sự về từth trạng nghèo khổ của dân quê, của các xóm thợ thuyền. Từ tính chất giải trí, nội dung tờ báo chuyển sang tính chất xã hội.
Thực ra, từ 1935-36 trở đi, tình hình thế giới đã có biến chuyển mạnh với những trào lưu chính trị mới ở Pháp, Anh. Sự quật khởi của phong trào phát xít hay quân phiệt ở ý, Đức, Nhật cùng lúc với sự lan tràn của chủ nghĩa quốc tế cộng sản. Một mặt, xã hội Việt nam cũng đã thay đổi, dưới ảnh hưởng của tình hình thế giới, người dân chú ý tới những vấn đề xã hội, dân tộc cấp thiết hơn là những éo le trong gia đình hay tình yêu nam nữ.
Cái gì phải đến đã đến. Báo Phong Hoá bị đình bản, vì mấy bài đả động tới chính phủ Bảo hộ và viên Tổng đốc Hoàng Trọng Phu. Lần này bị treo giò sáu tháng. Không ai ngạc nhiên nhiều.
Sau đó không lâu, Ngày Nay tranh ảnh cũng tạm đình, vì vốn in quá cao, lại trở về lối thường. Anh Cẩm lại trở về Sàigòn. Còn tôi, lại bận thi Tú Tài phần thứ hai. Máy ảnh phải tạm gác một xó.
Xuân Diệu có dáng dấp một thi sĩ hơn là Huy Cận. Một chàng trai trẻ, tóc bờm xờm, mặt tròn trặn, ăn nói cũng nhỏ nhẹ Còn Huy Cận thì cũng thấp, nhưng to ngang hơn, vẻ mặt hơi thô, thoạt trông không có vẻ gì là nhà thơ, cũng không có vẻ học trò.
Xuân Diệu có nguồn cảm xúc khác với Thế Lữ, anh đi sâu vào thế giới cảm tình, tình yêu hơn. Huy Cận có sắc thái khấc, nghiêng về xúc cảm trước thiên nhiên nhiều hơn. Hai nhà thơ khác mà tôi gặp, không nhớ rõ là bao giờ, nhưng sau đã trở thành bạn thân, đó là Huyền Kiêu và Đinh Hùng. Tôi chỉ biết tên thật Huyền Kiêu là Kiều. Anh chàng làm thơ này có dáng vóc một lực sĩ, khác hẳn với cốt cách tiên hạc của các nhà văn khác. Cao lớn, mặt hồng hào, hay nói to, nhưng tính tình hiền hậu. Ngược lại, Đinh Hùng đứng bên cạnh anh thì trông như một cậu bé. Nhỏ con, gầy gò, tóc dài để tới gáy, quần áo xốc xếch. Ngực kiểu Omega, dáng như nghiện, đó là đặc điểm của nhà văn thời đại.
Trong cuốn Đốt lò hương cũ Đinh Hùng có kể lại những buổi tụ họp tại nhà anh Thạch Lam, bàn truyện văn chương, đánh bài, uống trà. Đôi khi có đồ nhậu, uống rượu say mèm, lăn cả ra đất mà ngủ. Đối với những anh lớn hơn như Nhất Linh, Khái Hưng, Thế Lữ, Thạch Lam, thì chúng tôi là ba tiểu qủy
Ngồi trên thềm nhà, nhìn ra mặt hồ, thì một cốc cà phê, một đĩa hạt dưa, vài chiếc kẹo dừa cũng đủ gợi hứng. Tất cả đều nghèo, nhưng đôi khi trong túi có chút tiền, thì ở lại tối, thêm đĩa thịt heo luộc hay lòng heo, giàu chút nữa, thêm được con gà luộc chấm muối chanh.
Lần mà Đinh Hùng nói là cả bọn kéo nhau đi Khâm Thiên, tôi không nhớ là ai khởi xướng. Chắc là Khái Hưng, người có chút kinh nghiệm. Đi hát ả đào hồi đó đã từ một thú vui thanh nhã đổi dần sang tục tằn hơn.
Khâm Thiên, một xóm ăn chơi lớn nhất Hà Nội. Ngoài đi cô đầu ra, còn có nhiều tiệm nhảy, tùy ý khách lựa chọn. Thanh niên thì thích đi nhẩy hơn, nhưng nhẩy xong kéo sang nghỉ ngơi bên nhà cô đầu cũng rất tiện, nếu trong túi đầy một chút. Một số nhà văn hồi ấy sống một cách phóng đãng, nhưng chúng tôi cũng có thể liệt vào hạng đứng đắn cả, tuy không phải là mẫu mực. Các anh Tú Mỡ, Hoàng Đạo, Nhất Linh xem ra quy củ hơn cả.