Số lần đọc/download: 4219 / 54
Cập nhật: 2016-06-09 04:42:14 +0700
Chương 5: Chính Phủ Trung Ương Lâm Thời Việt Nam
T
háng 10 năm 1947, Hội Nghị Nam Kỳ đồng thanh cử Thiếu Tướng Nguyễn Văn Xuân đứng ra lập một chính phủ Lâm Thời Nam Phần Việt Nam.
Nội Các Nguyễn Văn Xuân gồm các ông:
• Nguyễn Văn Xuân: Thủ Tướng.
• Trần Văn Hữu: Phó Thủ Tướng
Các Bộ Trưởng:
• Nguyễn Khắc Vệ
• Trần Thiện Vàng
• Trần Văn Ân
• Phạm Văn Hải
• Phan Văn Tiếng
• Trần Cửu Chấn
• Trần Văn Huê
• Nguyễn Văn Tư
• Trần
Văn Kiệt
• Lê Tấn Nẫm
Chủ trương của chính phủ Lâm Thời Nam Phần rất đơn giản:
1.- Xin gia nhập Liên Hiệp Pháp.
2.- Việt Nam sẽ có quân đội
3.- Việt Nam sẽ có ngân sách.
Từ cái thế ‘’chân vạc’’ quân bình giữa bộ ba hành chính địa phương: Hội Đồng An Dân miền Bắc, Hội Đồng Chấp Chánh miền Trung và Nam Kỳ tự trị, riêng miền Nam đã đủ khả năng nhào nặn cái cốt đầu tiên và căn bản cho chính phủ sau này.
Đối với ‘’người kháng chiến’’, chính phủ Lâm Thời Nam Phần sẵn sàng thân thiện. Thiếu Tướng Nguyễn Văn Xuân kêu gọi:
‘’Tôi muốn nói với anh em một cách thành tâm như vầy: Đồng bào thân yêu, anh em chiến đấu vì một nghĩa vụ rất đáng kính trọng, vì một lý tưởng ái quốc và độc lập Quốc Gia. Trí quả quyết, lòng dũng cảm và tinh thần hy sinh của anh em làm cho người ta phải yêu mến và khâm phục. Nhưng mà cuộc chiến đấu kéo dài với bao nhiêu tàn phá liên miên, bao nhiêu khổ sở tang chế.
Chính ở chỗ các anh em, các anh em cũng nghe kia mà, và nghe rõ hơn, những lời rên than bốc lên từ đồng bãi, sông rạch, những tiếng kêu nói nỗi ão não và thương sót hiện đang lan tràn khắp xứ. Phải chăng nó đưa anh em đến chỗ suy nghĩ lại mà xem xét lại tình thế? Cử chỉ của anh em đã ghi rồi trong trang sử nước nhà. Anh em có thể ngừng bắn…’’
Không muốn cuộc kháng chiến tai hại kéo dài, Thiếu Tướng Nguyễn Văn Xuân kêu gọi anh em ‘’ngưng bắn’’, nhưng…dưới sự nhìn một chiều của những người bên kia, ‘’làn mức’’, vấn đề lại…đi ngược lại.
Đã không đáp tiếng gọi của chính phủ miền Nam. Việt Minh lại còn nhắm ngay một vài nhược điểm của chính phủ để gây thêm lòng phấn kích, làm chiến tranh tăng lên một mực dữ dội hơn.
Sở dĩ một số lớn những người kháng chiến chưa chịu quay về vùng ‘’kiểm soát’’ là vì cá nhân Thiếu Tướng Nguyễn Văn Xuân chưa đủ tượng trưng lý tưởng quốc gia, và bản thân của chính phủ Lâm Thời Nam Phần còn bộc lộ một ý nệm chưa được thống nhất.
Biết như vậy, Thiếu Tướng Nguyễn Văn Xuân lẳng lặng qua yết kiến Cựu Hoàng Bảo Đại ở Hồng Kông.
Thực tế đã cho biết rằng dân tộc Việt Nam muốn Hòa Bình nhưng Hòa Bình không thể trả giá bằng chia rẽ. Cần phải có một chính phủ thống nhất đầy đủ cả ba Phần, đó là điều mong muốn của toàn thể nhân dân.
Hội Nghị đầu tiên triệu tập nhân sĩ ba Kỳ để thống nhất lực lượng họp tại Sài Gòn mùa Xuân năm 1948, lực lượng gây hậu thuẫn cho Cựu Hoàng Bảo Đại.
Sự thành tâm và cố gắng của các người quốc gia đưa đến một kết quả cụ thể: Cựu Hoàng giao cho Thiếu Tướng Nguyễn Văn Xuân nhiệm vụ thành lập một chính phủ Trung Ương Lâm Thời Việt Nam. Tháng 5 năm 1948. Chính phủ Trung Ương thành lập xong.
Thượng Sứ Bollaert đã nhấn mạnh: ‘’Chính phủ Trung Ương Lâm Thời Việt Nam có bổn phận tán trợ và khuếch trương một bầu không khí thuận tiện cho công cuộc phục hồi hòa bình’’.
Lời tuyên bố của Thượng Sứ Pháp đã nhận rõ chủ trương và ý định của chính phủ Trung Ương Lâm Thời Việt Nam và đã tỏ rõ sự hỗn loạn đang diễn ra trên giải đất Việt Nam, một sự hỗn loạn mà tất cả mọi người đều mong mỏi sớm chấm dứt.
Cần phải có ngay hòa bình trên giải đất đã quá đau khổ này, đó là thiện chí xây dựng của tân chính phủ.
Nhà quân sự Nguyễn Văn Xuân đứng ra lĩnh một sứ mạng khó khăn và cao cả, thương thuyết để cứu vãn hòa bình, tổ chức một nền hành chính và chuẩn bị sắp đặt một cuộc tuyển cử nghị sĩ.
Chính phủ Trung Ương Lâm Thời Việt Nam là một tiến bộ của cả hai bên Việt-Pháp.
Bản Tuyên Ngôn ngày 5 tháng 6.1946 của Thiếu Tướng đã nhấn mạnh:
‘’Muốn cho hai bên trở lại bắt tay Công Sứ Pháp và Việt cần phải tương thân, tương tín, tương thành cũng như cần phải nhìn nhận một cách thành thực những điều kiện mới của sự công tác ấy!…’’
Lời tuyên bố đã tỏ rõ cuộc xung đột Việt-Pháp đẻ trong sự thiếu tương thân, tương tín và sự thiếu nhìn nhận một cách thành thực những sự kiện lịch sử đã xẩy ra…
Tìm được lý do vì sao sự giao thiệp Pháp-Việt tan vỡ. Thiếu Tướng Nguyễn Văn Xuân cố gắng đặt lại vấn đề, chỉ có thành thực với nhau, tin cẩn lẫn nhau mới mong tồn tại sợi giây liên lạc.
Trong khi Cựu Hoàng còn vắng mặt, chính phủ Trung Ương Lâm Thời đã thi hành một chế độ hành chính phân quyền tại ba Phần:
Ngoài Bắc có Tổng Trấn Nghiêm Xuân Thiện.
Ở Trung có Tổng Trấn Phan Văn Giáo.
Ở Nam có Tổng Trấn Trần Văn Hữu.
Để có thể củng cố và giữ vững chính quyền, Thủ Tưởng Nguyễn Văn Xuân đã không quên chú trọng đến vấn đề quân sự.
Từ mùa Đông khói lửa 1946, sau khi Việt Nam rút lui khỏi các đô thị trên toàn lãnh thổ thì ở mỗi địa phương Trung, Nam, Bắc các người sẵn, có tư tưởng diệt cộng đã tự xây dựng ngay những tổ chức quân sự hợp tác gián tiếp với Pháp chống lại du kích Việt Minh.
Ngoài Bắc, phải nói đến quân lực của vùng đạo giáo Bùi Chu, Phát Diệm. Thoạt tiên, Giáo Khu Bùi Chu còn nằm giữa vùng Việt Minh kiểm soát nhưng các tu sĩ cũng cố gắng thiết lập một hệ thống tự vệ độc lập. Trên hành động, thẳng hoặc có cuộc xung đột nhỏ với quân đội Việt Minh nhưng cả hai bên đều cố gắng nhũn nhặn để chờ thời cơ thuận tiện tiêu diệt nhau. Về phía Việt Minh, họ còn đang mải miết ‘’đoàn kết’’ theo một chiến lược rộng lớn về chính trị cho nên dù thù ghét Đội Nghĩa Dũng vùng giáo khu, các tiểu đoàn Việt Minh vẫn không dám làm to chuyện, còn về phía các giáo sĩ cũng phải tránh gây gổ với quân lực Việt Minh vì biết thế của mình chưa phải lúc.
Ngoài lực lượng quân sự tiếm tàng của đạo giới Việt Nam, ở Bắc Việt, đến khi thành lập Tồng, Trấn, Phủ, vấn đề quân lực của địa phương mới có cơ hội chính thức bàn đến. Những đại đội Vệ Binh bắt đầu được thành lập. Đúng với danh nghĩa của nó, các đội Vệ Binh Bắc Việt chỉ làm có nhiệm vụ canh gác, bảo vệ các cơ quan chính quyền mà chưa được tham gia chiến đấu vì lẽ giản dị là chưa đủ lực bản thân về mọi phương diện trang bị, kỹ thuật, tài chính, hơn nữa, việc hợp tác với Pháp trên phạm vi chiến trường chưa được đặt thành vấn đề.
Ở Trung Việt, khá hơn một chút, ngay từ lúc Hội Đồng Chấp Chánh ra đời, các lãnh tụ miền Trung đã có phương tiện để tổ chức Bảo Vệ Quân dù nhiệm vụ nhũn nhặn của tổ chức này chỉ hướng về chuyên lo việc an ninh trong một phạm vi nhỏ hẹp. Tính đến đầu Xuân 1948, số quân đã tăng dần đến khoảng 2000 nhưng đại đa số hoặc là cựu binh sĩ già hoặc mới nhập ngũ nên chưa thể nào tính đến chuyện bình định hoặc hợp tác với quân đội Pháp được.
Rất chú ý đến vấn đề quân sự, Tổng Trấn Trung Việt Phan Văn Giáo đã cố gắng chỉnh bị bộ đội địa phương, do đó Việt Binh Đoàn xuất hiện. Tư tưởng được ổn định thì mọi tổ chức đều có đà để tiến mạnh. Ở Trung Việt, tư tưởng Bảo Hoàng được cố kết và vững chãi, nhờ đó Việt Binh Đoàn đã có ngay một chính nghĩa rõ rệt để phụng sự và do đó Việt Binh Đoàn càng ngày càng phát triển với năm câu nhật tụng.
– Cương quyết đem an ninh và trật tự cho dân.
– Quyết hy sinh để giữ danh dự cho Vệ Binh Đoàn
– Vì Tổ Quốc, không vì đảng phái
– Trung thành ủng hộ Đức Quốc Trưởng Bảo Đại.
Trong khi Bắc Việt mới chỉ có được loại bộ đội dùng để bảo vệ cơ quan hành chánh địa phương và Trung Việt đang có một bộ đội rất có tương lai tiến triển thì tại Nam Việt đã có những lực lượng quân sự khá mạnh.
Lực lượng quân sự miền Nam mạnh nhưng kém phần thống nhất. Không kể Vệ Binh Cộng Hòa Nam Việt, mấy nhóm Cao Đài, Hòa Hảo và Bình xuyên mỗi nhóm đều có một tổ chức quân sự rất lợi hại cả về phẩm lẫn lượng không những các đơn vị võ trang của các nhóm chính trị ấy đã thiện chiến, họ còn có ngân quỹ riêng để có thể vượt mọi nỗi khó khăn trong vấn đề trang bị. Đủ sức mạnh, sẵn đường lối chống cộng rõ ràng, họ đã thực tế và trực tiếp chiến đấu bên cạnh quân đội Pháp trên khắp chiến trường Nam Việt.
Ngoài các tổ chức quân sự có tính chất địa phương vả riêng lẻ ở khắp lãnh thổ Việt Nam như trên đã nói, chính phủ Trung Ương Lâm Thời đã bỏ ra một số tiền là 2.000.000 đồng để thành lập ngay một Đại Đội chính quy, đó là đơn vị đầu tiên của Quân Đội Quốc gia Việt Nam. Tiến thêm một bước nữa, Thủ Tướng Nguyễn Văn Xuân đã mở trường đào tạo sĩ quan chỉ huy để chuẩn bị nhân tài về mặt quân sự.
Thiếu Tướng Nguyễn Văn Xuân còn có định kiến quy hợp hết thẩy các binh lực Trung, Nam, Bắc như Vệ Binh Bắc Việt, Vệ Binh Cộng Hòa Nam Việt và Vệ Binh Đoàn thành một khối duy nhất lấy tên là Vệ Binh Việt Nam nhưng thật là buồn khi chủ trương thống nhất đó đã gặp nhiều trợ lực đáng tiếc.
Ngoài quân sự, vấn đề xã hội đòi hỏi những biện pháp cấp bách. Nào là dân ở thành thị hồi cư bị mất hết sản nghiệp, chỉ còn hai bàn tay trắng, nào là nông dân ở khắp miền quê, nhà cháy, phương tiện sản xuất không còn, tất cả đều đang vất vưởng với Thần Đói, Thần Rét, lại còn nạn bão lụt, trôi nhà trôi cửa, ngập ruộng ngập nương.
Chính phủ đã phải bỏ ra hàng ngàn hàng vạn để trợ cấp cho dân chúng:
– Mua tặng phẩm cho những người cần lao vào dịp Tết
– Trợ cấp cho dân chúng Thừa Thiên, nạn nhân của chiến tranh
– Trợ cấp cho các miền bị bão lụt ở Bắc Việt
– Trợ cấp cho các giáo sĩ để xây dựng Cô Nhi Viện.
Hoạt động của chính phủ mỗi ngày mỗi tăng tiến. Để đủ tiền bù đắp cho các công tác xã hội, chính phủ đã định lại một vài thứ thuế. Đặt ra thế xa xỉ, đặt ra thuế điền thổ, thuế thổ trạch. Bác bỏ thuế cư trú, một thứ thuế ‘’phản độc lập’’ đối với dân chúng Việt Nam.
Đánh thuế, chính phủ thật đã làm một việc rất khổ tâm trong thời gian mà toàn thể dân chúng đã mất hết cả sản nghiệp cơ đồ. Vì vậy nên các thứ thuế đặt ra chỉ nhằm vào những túi tiền có thể chịu đựng được.
Ở địa hạt thanh niên, chính phủ cũng rất chú ý. Biết rõ thanh niên là rường cột của quốc gia, biết rõ tiềm lực của đất nước nằm trong giới thanh niên, chính phủ Trung Ương Lâm Thời đã gây mầm bằng cách khuyến khích học sinh luyện tập thể dục, thành lập Trường Quốc Gia Thanh Niên Thể Dục. Phần lớn thanh niên còn bị phân tán ở vùng Việt Minh, một phần nữa đã xung vào Quân Đội Quốc Gia của các địa phương Trung, Nam, Bắc số còn lại toàn là những học sinh còn ít tuổi vì vậy chính phủ chú trọng đặc biệt đến học sinh còn ít tuổi vì vậy chính phủ chú trọng đặc biệt đến học sinh trong lúc tình thế chưa cho phép một sự tập hợp rộng rãi.
Để đối phó với nạn mù chữ, chính phủ mở mang công tác Bình Dân Học Vụ. Mở Trường Công Nghệ cao cấp và riêng các học sinh những Trường Công, Kỹ Nghệ được đặc hưởng phụ cấp lương thực trong thời gian theo học. Cử chỉ ấy tỏ ra chính phủ đã săn sóc đến giai cấp công nhân.
Việt ngữ từ lâu bị quên lãng, ngày nay đã được đề cao. Các trường trung học đều đặt khoa Việt Ngữ lên hàng đầu. Học sinh tiến tới dùng Việt Ngữ để chau dồi văn chương, tư tưởng, toán học, khoa học. Khoa thi đầu tiên cấp bằng Tú Tài Việt Nam được mở tại Huế, Hà Nội, Sài Gòn.
Chính phủ Nguyễn Văn Xuân đã ấn định công việc tổ chức ngành tư pháp mới. Tuy buổi sơ khai chưa được toàn thiện, toàn mỹ nhưng từ đấy, ngành Tư Pháp đã tiến bước song song với tình hình mỗi ngày mỗi sáng sủa.
Trong tất cả các vấn đề lớn, riêng việc xây dựng một hệ thống hành chính đã được chính phủ Lâm Thời hết sức chú trọng và đã chi những món tiền khá lớn. Mỗi địa phương Trung, Nam, Bắc đều nhận được hàng chục triệu để sử dụng.
Những ưu điểm về hoạt động của chính phủ Trung Ương Lâm Thời có nhiều thì những khuyết điểm cũng lại rất đáng phàn nàn.
Trong lúc cần gây thanh thế và hậu thuẫn cho Cựu Hoàng Bào Đại, gây uy tính cho Chánh Nghĩa Quốc Gia, trong lúc cần giành dật lại lòng dân chúng đang sôi nổi ở vùng Việt Minh thì ở vùng quốc gia lại mọc lên nhiều việc đáng phê bình.
Một là Thuyết Phân Ly của một nhóm người miền Nam, đó là nọc độc dư rớt lại của một nguồn tư tưởng lạc hậu trong tổ chức Nam Kỳ Quốc cũ kỹ. Giữa cao trào thống nhất đang lên mạnh trong dân chúng, Thuyết Phân Ly đã là một luồng gió lạc hậu, tượng trưng một tư tưởng phản dân tộc, phản thống nhất, phải tiến hóa.
Hai là việc xây dựng Trại An Trí ở Trung Việt. Đang lúc chính phủ cần phải tỏ ra khoan hồng, bao dung và tha thứ những sai lầm của đa số chiến sĩ quốc gia theo kháng chiến thì chính quyền Trung Việt đã coi ‘’cá mè một lứa’’ để xử đối với tất cả những người đã chót theo Việt Minh. Họ chỉ là những người yêu nước, nặng lòng với dân tộc. Họ không phải là cộng sản. Do đó việc mở mang Trại An Trí đã làm lòng dân công phẫm và hoang mang, nghi ngờ. Tình trạng tinh thần ấy khiến Việt Minh dễ lợi dụng làm yếu lực lượng quốc gia mới tập hợp được.
Ngoài Bắc cũng xẩy ra vài việc đáng chê trách như việc chính quyền cho phép mở sòng bạc lớn, việc tiền nong không đứng đắn ở ngành kinh tế…
Giữa lúc sự giao thiệp với Pháp còn gay go giữa lúc Cựu Hoàng, người tượng trưng nền Độc Lập và Thống Nhất quốc gia còn phiêu lưu nơi hải ngoại, giữa lúc chính phủ Lâm Thời còn chập chững trước luận điệu phản tuyên truyền của Việt Minh, các chính quyền địa phương đã vô tình để sơ hở ít nhiều trong khi thi hành nhiệm vụ.
Gạt bỏ hết khuyết điểm nhỏ mọn, chính phủ Trung Ương Lâm Thời Nguyễn Văn Xuân đã thành công phần nào trong việc tập hợp tư tưởng quốc gia đang bị lạc lõng trong khói lửa. Nếu còn nhiều chiến sĩ chưa chịu trở về tham gia hoạt động nhưng chính họ cũng đã lắng tai nghe và đang chăm chú theo dõi, đó là dấu hiệu báo trước của sự thống nhất tư tưởng quốc gia.
Sự thành lập chính phủ Trung Ương Lâm Thời Nguyễn Văn Xuân đã thành công phần nào trong việc tập hợp tư tưởng quốc gia đang bị lạc lõng trong khói lửa. Nếu còn nhiều chiến sĩ chưa chịu trở về tham gia hoạt động nhưng chính họ cũng đã lắng tai nghe và đang chăm chú theo dõi cử chỉ hành động của chính quyền quốc gia. Lắng nghe và theo dõi, đó là dấu hiệu báo trước của sự thống nhất tư tưởng quốc gia.
Sự thành lập chính phủ Trung Ương Lâm Thời là một tiến bộ của phe Quốc Gia Dân Tộc đồng thời cũng là một điềm thất bại thứ nhất chính phủ cụ Hồ trên phương diện đấu tranh chính trị.