Đôi khi cố gắng hết sức cũng chưa đủ, mà còn phải làm những gì cần làm.

Sir Winston Churchill

 
 
 
 
 
Tác giả: Úc Tú
Thể loại: Tiểu Thuyết
Số chương: 26
Phí download: 4 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1063 / 7
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương XII - “cá” Và “tay Gấu”
huông tan học vừa vang lên, Hân Nhiên đã trông thấy Đường Diễm Diễm đứng ở cửa lớp chờ mình.
_ Tìm mình có việc gì thế? Sắp thi hết học kỳ rồi, hẳn căng thẳng lắm nhỉ? – Trong tưởng tượng của Hân Nhiên, lớp Mười hai bài vở nhiều như biển.
_ Hân Nhiên này, mình đến báo cho cậu một việc.
_ Việc gì?
_ Mình không định thi đại học đâu!
_ Tại sao? – Hân Nhiên hết sức ngạc nhiên.
_ Mình đang đợi chỉ tiêu. Năm nay công ty của ba mình lại được chỉ tiêu, có thể sẽ đến lượt gia đình mình. Nếu thi đại học, mình phải về Thượng Hải thi, thi được vào đại học thì hộ khẩu vĩnh viễn ở nội địa, sau có muốn chuyển về đây càng khó khăn hơn. Nếu mình bỏ không thi đại học thì khi ba mình có hộ khẩu, hộ khẩu của mình cũng có theo…
_ Thế nếu lần này không đến lượt ba bạn thì sao? – Nghe xong lời “phân tích” của Đường Diễm Diễm, Hân Nhiên tỏ ra lo lắng.
Diễm Diễm liếc Hân Nhiên một cái rồi rất bình tĩnh đáp.
_ Nếu như vậy thì tuân theo số trời!
_ Bạn không thấy quyết định như thế là mạo hiểm à?
_ Đúng, đúng là mạo hiểm, là đánh bạc. Nếu mình bỏ không thi đại học mà hộ khẩu cũng chẳng đến lượt thì đúng là mình “mất cả chì lẫn chài”.
_ Diễm Diễm… - Giọng nói Hân Nhiên run run.
Diễm Diễm cố cười làm ra vẻ nhẹ nhõm, an ủi Hân Nhiên:
_ Có điều, hộ khẩu lần này có nhiều phần chắc…
_ Ba mẹ bạn có đồng ý không?
_ Lúc đầu thì không đồng ý. Ba mẹ mình đều học xong đại học cả, ông bà cảm thấy học đại học mới đúng đắn, sau dần dần cũng thông. Bây giờ ba bảo việc này do mình tự quyết định, sau này đừng có hối hận rồi oán trách ông bà. Sau này dù tốt dù xấu thế nào mình đều tự cam chịu - Diễm Diễm thở dài.
_ Cũng đừng trách ba mẹ bạn không đồng ý. Thượng Hải có phải như nơi khác đâu, bao nhiêu người muốn về Thượng Hải còn không được kia.
_ Cho nên mình cứ do dự mãi. Hôm cậu tặng thiếp mừng cho mình, mình chưa nói cho cậu biết bởi lúc ấy mình chưa nghĩ xong.
_ Bây giờ thì nghĩ xong rồi à? – Hân Nhiên nhớ lại vẻ mặt của Diễm Diễm hôm tặng thiếp chúc mừng Nôen cho bạn.
_ Sinh viên nội địa còn chịu rửa bát ở Thâm Quyến kia. Hơn nữa bây giờ việc phân phối công tác cho nữ sinh viên là cả một vấn đề - Diễm Diễm không trả lời vào câu hỏi.
_ Hà tất đã như vậy.
_ Thế bài giảng địa lý của lớp cậu không nói gì hay sao? Thượng Hải đang lún, có khả năng bị nước biển nhấn chìm đấy! Ha ha!
Diễm Diễm thuộc loại người lạc quan, chuyện buồn đến mấy, cô cũng có thể “lấy cười đuổi khóc”, song Hân Nhiên nghe chuyện này lại cảm thấy nặng trĩu cả người.
_ Diễm Diễm, bạn mà như thế thì đáng tiếc lắm. Thành tích học tập của bạn cao thế kia mà!
_ Đáng tiếc – suy nghĩ giây lát, Diễm Diễm nhắc lại – Đáng tiếc, đúng là đáng tiếc thật.
_ Có thể nào…
_ Chẳng có cách nào hay hơn đâu. Hai ngàn năm trước, cụ Mạnh Tử đã bảo chúng ta: không thể cùng một lúc có cả cá lẫn tay gấu được.
_ Thế theo bạn, hộ khẩu ở Thâm Quyến là tay gấu à?
_ Đúng, theo mình, thẻ xanh ở Thâm Quyến có sức hấp dẫn hơn huy hiệu của trường đại học.
_ Nếu là mình, mình sẽ không như thế.
_ Bởi vì cậu còn chưa đến nước đó thôi.
_ Không đâu, cứ kể bây giờ mình học lớp mười hai đi, mình cũng sẽ không quyết định như bạn – Hân Nhiên cất cao giọng nói.
Đường Diễm Diễm không tranh luận nữa, chỉ nói:
_ Bầu trời của nữ giới không cao lắm đâu.
Không hiểu sao vô duyên cớ, Diễm Diễm nhắc lại lời của nữ sĩ Biêu Hồng (Nữ văn sĩ nổi tiếng Trung Quốc, 1911-1942) trên đây. Thế là có ý gì? Dù sao đã là học sinh lớp mười hai rồi, nói năng nên có suy nghĩ sâu sắc một chút chứ!
Sau khi chia tay Diễm Diễm, Hân Nhiên cảm thấy lòng nặng trĩu. Bạn thầm nhớ lại lời Diễm Diễm trong óc, cảm thấy sự nặng nề như phải gánh vác một việc gì to tát mà ở tuổi thiếu nữ, không nên bắt thế hệ các em gánh vác, song các em lại phải gánh vác. Hân Nhiên hơi lo sợ, bạn biết vấn đề đó tồn tại thực sự và nó đang ở trên lưng bạn. Bạn có thể hất nó đi không? Và khi nào thì hất được.
Lầm lũi trở về nhà, đúng lúc thang máy ở lầu nhà Hân Nhiên bị hỏng. Gia đình Hân Nhiên ở tầng mười tám, bạn phải từng bước leo cầu thang. Trên bực thang trống không vang lên bước chân nặng nề của bạn khiến lòng bạn tê tái. Tới tầng mười tám, bạn suýt bật khóc.
Mẹ đang nói chuyện với người bà con trong phòng khách. Người bà con này vừa từ Hồ Nam đến. Gọi là bà con nhưng xa lắc xa lơ đến mức Hân Nhiên không biết xưng hô như thế nào. Nghe mẹ nói thì hình như là em trai chồng em gái người em dâu của mẹ. Từ khi gia đình Hân Nhiên tới Thâm Quyến, quan hệ gia tộc trở nên năng qua lại mà cũng phức tạp hơn. Bất kể là đi công tác, đi chơi về không bao giờ về tay không. Thứ tốt được đem đi mà thứ chẳng tốt lắm cũng được đem đi nốt. Mẹ bảo nếu gia đình đi Mỹ thì có lẽ họ hàng đến thăm nên nhân lúc trẻ đi thử vận may, kiếm lấy ít tiền, thế là lo chạy một đơn khám bệnh ghi mắc bệnh viêm gan, cho nghỉ một năm ăn lương chữa bệnh để chạy tới Thâm Quyến, người này ở nội địa cũng có địa vị, đến Thâm Quyến thì có thể không cần sĩ diện nữa, chịu làm những việc “hèn hạ”, mục đích là kiếm nhiều tiền để trở về hưởng thụ.
Mẹ đang hướng dẫn cách mua bán: nhất định chỉ trả nửa giá. Quần áo nói giá hơn hai trăm thì hơn một trăm là chịu bán; tới góc Sa Đầu thì tránh cảnh sát như thế nào để mua được hàng của người Anh; nơi nào ở Thâm Quyến hàng rẻ nhất… Mẹ ra vẻ là một chuyên gia trong việc mua hàng. Người họ hàng há hốc mồm, nghe đến lịm người, chẳng khác gì được giáo chủ chân truyền.
_ Thưa mẹ, con đã về! – Hân Nhiên nói song không chào người bà con nọ. Mẹ bảo Hân Nhiên chào bằng chú, theo thứ bậc là như vậy. Nhưng người này chỉ khoảng hai bảy, hai tám tuổi, Hân Nhiên thấy ngượng mồm khi phải gọi bằng chú. Bạn chỉ gật gật đầu coi như một lời chào.
_ Hân Nhiên, sao thế con? - Mẹ nhìn qua để thấy ngay thần sắc Hân Nhiên có gì đó bất ổn.
Hân Nhiên run run mấp máy môi rồi nói nói:
_ Đường Diễm Diễm không về Thượng Hải để thi đại học đâu.
_ Nó làm sao?
_ Bạn ấy bảo sắp có hộ khẩu rồi. Thẻ xanh của Thâm Quyến có sức hấp dẫn hơn huy hiệu trường đại học.
_ Nói thế cũng đúng thôi - người họ hàng bắt chuyện – có một bài thơ viết rất hay: “Sống ở trên đời học đại số. Hà tất khổ sở học đại số. Học xong đại số có số dùng? Không học đại số mà “đại số”! Đấy, đạo lý đời nay như thế đó, giáo sư đại học kiếm tiền chẳng bằng được bà lão bán khoai lang!... Ở Thâm Quyến thì hay rồi, kiếm tiền dễ ợt, hà tất phải thi vào đại học, như thế gọi là “đường đời khó đi tiền là ngựa” mà!
Mẹ nghe mấy câu đó thấy phản cảm nhưng vì là họ hàng nên không tiện gạt phắt đi chỉ đặng hắng hai tiếng, người kia cũng biết điều, không nói gì nữa. Mẹ hỏi Hân Nhiên:
_ Con nghĩ sao?
Hân Nhiên lắc đầu.
_ Hân Nhiên, con chớ có nản chí như vậy đấy, con không được học theo Đường Diễm Diễm đấy! Nhất định con phải vào đại học. Hôm qua mẹ còn bảo với ba đến lớp Mười một thì đưa con về Thượng Hải học. Đương nhiên nếu thi đỗ đại học được ở đây thì tốt nhất… Chỉ trách ba con, nhường luôn chỉ tiêu cho người khác…
Hân Nhiên ra hàng hiên. Đứng trên hiên của tầng mười tám nhìn ra, Hân Nhiên có cảm giác “lên núi Thái Sơn thấy thiên hạ bé nhỏ”. “Thương trường quốc doanh”, “Nhà hát lớn”, “Hoàn vũ”… cùng nhiều tòa nhà khác đều nằm trong tầm mắt. Thâm Quyến là một thành phố đẹp nhưng thành phố này là của Hân Nhiên chăng? Hân Nhiên chợt nghĩ đến câu: “Mỗi người đều mang theo dấu ấn mà cuộc sống để lại cho mình để đi tìm kiếm cái mà mình cho là hạnh phúc”. Quyết định của Đường Diễm Diễm có lẽ là do dấu ấn cuộc đời xui khiến nên như vậy. Hân Nhiên không có quyền can thiệp vào đường đi của người khác. Còn phần mình, hạnh phúc mà mình tìm kiếm thì sao? Sự lựa chọn của Diễm Diễm có lẽ chỉ là một cú sốc đối với Hân Nhiên, cũng có thể là điều gợi ý của xã hội. Ấn tượng ban đầu là trực tiếp nhất đối với hai người có lẽ chẳng là gì cả…
Cảnh tượng trước mắt bắt đầu nhòa dần.
Tuổi Hoa Tuổi Mưa Tuổi Hoa Tuổi Mưa - Úc Tú