Có người biết cách biến những trở ngại trong cuộc đời mình thành những bệ phóng, nhưng cũng không ít người lại biến chúng thành những viên đá chắn lối đi.

R. L Sharpe

 
 
 
 
 
Tác giả: Sưu Tầm
Thể loại: Trung Hoa
Dịch giả: Nhược Thủy
Biên tập: nguyen trieu
Upload bìa: Hoàng Huyền
Số chương: 20
Phí download: 4 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 897 / 39
Cập nhật: 2020-03-12 22:18:07 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Tây Vương Mẫu
ƯƠNG MẪU NƯƠNG NƯƠNG
Vương Mẫu Nương Nương hoặc là Dao (Diêu) Trì Kim Mẫu, Tây Vương Mẫu, Kim Mẫu, Kim Mẫu Nguyên Quân, Cửu Linh Đại Diệu Quy Sơn Kim Mẫu, nói gọn là Vương Mẫu hay Kim Mẫu. Thế danh tính là họ HẦU (có nơi nói là DƯƠNG) tên HỒI, tự UYỂN LINH, tên chữ là THÁI HƯ.
Tín ngưỡng về Tây Vương Mẫu đã có từ lâu đời ở Trung Quốc.
Trong phần “Quyển 3 nói về Khu vực phía Tây của Sơn Hải Kinh” đã nói:
“Tây Vương Mẫu cư trú tại núi Ngọc Sơn, hình tướng như người, có tướng lạ là đuôi beo răng cọp tiếng kêu rất to, tóc như cỏ bồng bay phủ. Là người coi về các chứng bệnh dịch và ngũ tàn (5 thứ tai nạn làm tàn phế con người)”. Ý nghĩa đoạn nầy nói rằng Tây Vương Mẫu là một con người đặc biệt nhìn giống như “quái vật”, có hình tướng uy mãnh, chưởng quản về các chứng bệnh ôn dịch và các tai nạn của con người.
*Riêng “Liệt Tiên Toàn Truyện” có ghi:
“ Tây Vương Mẫu chính là những khí tinh hoa diệu mầu của phương Tây tạo thành, cùng với Đông Vương Công chia nhau giữ sổ sách tên tuổi các vị Tiên trong mười phương ba cõi, vị nầy ở hướng Tây, là vị thần ở gần Tam Thanh, có địa vị rất cao”.
Tây Vương Mẫu là sự tập hợp những tinh khí kỳ diệu của khu vực hướng Tây tạo thành, là vị nữ thần được Đạo Giáo ở vùng Y Xuyên Thần Châu rất sùng bái. Hiện hữu trước tiên ở khu vực phương Tây, có cái đức là nguyên khí của Đất, chủ cai quản về chân khí âm linh, là vị chí tôn của “Thuần âm khí” vậy. Dao Trì Kim Mẫu cư trú trong những dãy núi cao đẹp đẽ ở phương Tây Trung Quốc. Ngôi Miếu Thờ Ngài đầu tiên hiện nay ở Hồi Sơn thuộc huyện Xuyên của tỉnh Cam Túc. Từ đó cho thấy, thánh địa trước tiên của Dao Trì Kim Mẫu không ngoài dãy núi Cam Túc. Khu vực nầy người phàm không thể đến được, cho nên từ xưa đến nay chưa ai trông thấy được tôn nhan của Ngài, chỉ theo lời diễn tả của Trang Thúc là dung mạo của Kim Mẫu tươi đẹp như hoa, đoan trang tôn quí.
Chỗ ở của Tây Vương Mẫu là Vườn Treo của núi Côn Lôn, đây là một hoa viên gọi là “Lang Phong”, có chín tần lầu ngọc, tả hữu có ao tiên nước xanh biếc vây quanh. Ngài có năm người thị nữ tên là “Hoa Lâm”, “Mỵ Lan”, “Thanh Nga”, “Dao Cơ” và “Ngọc Chi”. Tây Vương Mẫu có một bảo vật quí hiếm ăn nó thì được trường sanh bất lão tên là “quả đào tiên” (còn gọi là bàn đào). Loại đào nầy, cứ ba ngàn năm mới trổ hoa, ba ngàn năm nữa mới kết trái, ăn vào thì tuổi thọ kéo dài. Khi đào đã chín, Vương Mẫu Nương Nương thường triệu tập các vị thần tiên mở ra bửa tiệc chúc thọ gọi là “Dao Trì Tập Khách” để chiêu đãi. Do đó, nhân gian hiểu rằng Tây Vương Mẫu là tượng trưng cho sự trường sinh bất tử. Trong câu chuyện thần thoại nói về Thường Nga (Hằng Nga) có nhắc đến việc nàng ăn cắp thuốc bất tử của chồng là Hậu Nghệ để uống sau đó bay lên cung trăng là do vào niềm tin bất tử vào Tây Vương Mẫu vậy.
Tây Vương Mẫu chưởng quản phương Tây, là người quản lý sổ sách các vị tu hành ở cõi trên hoặc cõi dưới, có được chứng quả Tiên hay không. Ngài cùng với Đông Vương Công là hai vị hiện thành do nguyên khí từ ngàn xưa của Đông Tây tạo nên, để nuôi dưỡng trời đất, cai quản muôn vật. Tây Vương Mẫu tự xưng là con gái của Thiên Đế, mà danh từ Thiên Đế lại do Huyền Thiên Thượng Đế tiếm xưng, thực ra thì trong “Lễ khúc lễ tập” nói rằng cả bốn vị Thanh Đế, Xích Đế, Huỳnh Đế và Bạch Đế mới là Thiên Đế.
*Còn trong “ Tây Vương Mẫu truyện” thì nói rằng Kim Mẫu cùng với Mộc Công hợp hai khí âm dương để nuôi lớn trời đất, sinh sôi nẩy nở muôn vật, những tiên nữ đắc đạo trong mười phương ba cõi đều do Ngài quản hạt”.
*Trong “Liệt tiên toàn truyện” có ghi:
Tây Vương Mẫu tức là Quy Đài Kim Mẫu, là bậc chí tôn của khí tinh diệu thuần âm phương Tây tạo thành. Hóa sanh ở Y Xuyên của Thần Châu, họ Hầu (hoặc Dương), tên Hồi, tự là Uyển, tên chữ là Thái Hư”.
* Sách “Sử ký đại uyển truyện lược” ghi:
“ Tây Vương Mẫu là bậc Cổ Tiên, họ Hầu hay Dương, tên Hồi, tự Uyển Linh, ở núi Côn Lôn”.
* Sách “Đạo Tạng Đạo Tích Kinh” chép:
“Điện của Ngài Tây Vương Mẫu tọa Tây hướng Đông, vàng ròng làm đất, cảnh sắc sáng rỡ, dung mạo đoan trang uy kính, thắt dây lưng Linh Phi, đeo gươm Phân cảnh. Trên đầu như hoa lớn, đội mão Thái Chân Thần Anh, trước ngực thêu chim phượng. Nhìn sơ qua tuổi ước chừng ba mươi, nhưng đó là do Ngài có phép “thâu ngắn tuổi” lại nên có nhan sắc linh diệu tuyệt thế, quả thật là Chân Linh Nhân vậy”.
* Sách “Đạo Tạng Tam Động Kinh” chép:
“Tây Vương Mẫu là nguyên khí thuần âm tạo thành. Họ là Tự Nhiên, tên là Quân Tư, dưới cai quản Côn Lôn, trên trị vì Bắc Đẩu”. Sách nầy xếp Tây Vương Mẫu vào hàng thần tiên thứ tư, bên cạnh có Đông Vương trợ giúp.
*Còn sách “Vân Thất Cấp” thì nói:
“Có một vị thánh gọi là Bạch Ngọc Quy Đài Thái Chân Tây Vương Mẫu ”.
*Trong những đạo thư xưa của Trung Quốc, có rất nhiều đoạn nói về sự hiển thánh của Tây Vương Mẫu. Như là:
- Ngài đã từng phái đồ đệ là Cửu Thiên Huyền Nữ xuống giúp cho Huỳnh Đế đánh bại giặc Xi Vưu, giao địa đồ thiên hạ cho vua Thuấn để trị an đất nước, cùng với hai mươi ba vị Vân Hoa Phu Nhân xuống phàm giúp vua Đại Vũ trị thủy (cứu nạn lụt lội). Thánh nhan của Ngài là do những người đã từng nhìn thấy Ngài như vua Thuấn, người nổi tiếng về hiếu thảo hay Hán Vũ Đế, vị vua cực kỳ ham thích đạo thần tiên kể lại.
*Theo “Mục Thiên Tử Truyện” có kể lại chuyện trước đây, Chu Mục Vương đã có lần nằm mộng thấy Tây Vương Mẫu, nhưng ở đây Kim Mẫu chưa là thần, chỉ là một vị nữ vương thôi ”.
* Còn theo “Hán Vũ Đế nội truyện” ghi:
“Đêm mùng bảy tháng bảy, Vương Mẫu giáng trần, tự tổ chức bếp ăn của trời, có bàn bằng ngọc đựng bảy trái đào tiên, to bằng quả trứng ngỗng, hình tròn sắc xanh. Vương Mẫu tặng cho vua bốn trái đào, còn Ngài ăn ba trái. Nhà vua ăn xong, có ý để dành cho quần thần nếm thử, nhưng Vương Mẫu bảo rằng, đào nầy ba ngàn năm mới có trái, đất Trung Quốc phước mỏng, người thường không được ăn”. Khi ấy, hình tượng Vương Mẫu đã thành một vị vợ vua, nhan sắc tuyệt vời. Ngài ngồi trên điện mà tiếp kiến các thần tiên khác, đương nhiên trở thành lãnh tụ của nữ tiên.
*Cuối thời Đông Hán, Đạo Giáo thịnh hưng, suy tôn Ngài thành Vương Mẫu Nương Nương, cho rằng Vương Mẫu Nương Nương là vị thánh hạng nhất trong bảy vị thánh, là vị Nguyên Thủy Thiên Tôn Nữ Nhi của Đạo Giáo. Tất cả người tu hành trong mười phương ba cõi đắc quả tiên đều là thuộc hạ của Ngài. Đó là nguyên nhân dẫn đến lòng tin Ngài là mẫu thân của Nguyên Thủy Thiên Tôn, nhân gian tôn xưng là Huỳnh Thái Hậu vậy, Ngài có quyền lực vô hạn, cai quản khắp vũ trụ. Rất nhiều nơi thờ phụng đức Tây Vương Mẫu với tả hữu có sáu vị phu nhân: hai vị gọi là Tống Tử Phu Nhân, hai vị là Thôi Sinh Phu Nhân, hai vị Trị Ôn Chẩn (bệnh dịch và bệnh ban trái), tất cả đều có lòng nhân từ cứu giúp chúng sinh. Ngài chính là vị thần minh tối cao vậy.
*Trong truyền thuyết dân gian thì Vương Mẫu Nương Nương cùng Ngọc Hoàng Thượng Đế kết làm vợ chồng như dưới trần gian có vua và hoàng hậu vậy. Trong truyện “Thiên tiên phối” (truyện có tính cách giáo dục con cái trong gia đình) thì hai vị ấy sanh được bảy người con gái, trong đó người con gái út lén trốn xuống phàm trần, kết duyên cùng một đầu bếp nghèo tên Đổng Vĩnh. Ngoài ra, còn có chuyện hai vị có người cháu ngoại tên Chức Nữ, làm vợ của Ngưu Lang, dệt thành chuyện tình ướt át “Bắt cầu ô thước đêm mùng bảy tháng bảy” mà mọi người đều biết.
Hàng năm, đến ngày mười tám tháng bảy là ngày thánh đản của Dao Trì Kim Mẫu, các thần ở Tiên giới đều đến Dao Trì Cung để chúc thọ Vương Mẫu. Từ đó, ai cũng biết được phẩm vị của Kim Mẫu là cực cao.
Hiện nay, Miếu Thờ Kim Mẫu ở khắp nơi ngày đêm hương khói chẳng dứt.
Tây Vương Mẫu
1.-Lai lịch Tây Vương Mẫu:
Tây Vương Mẫu, tục xưng là Vương Mẫu Nương Nương, còn gọi là Tây Lão Mẫu, Vương Mẫu, Kim Mẫu và Kim Mẫu Nguyên Quân. Tên gọi đầy đủ của Ngài là “Bạch Ngọc Quy Đài Cửu Phượng Thái Chân Tây Vương Mẫu” hoặc là “Thái Linh Cửu Quang Quy Đài Kim Mẫu Nguyên Quân”.
*Danh hiệu Tây Vương Mẫu xuất hiện xưa nhất trong “Sơn Hải Kinh”. “Tây” chỉ phương vị, “Vương Mẫu” là thần danh. Tây Vương Mẫu do tinh hoa chí diệu của khí thuần âm trong thời kỳ hỗn độn ngưng kết lại mà thành. Nói họ Hầu là vì có liên quan đến phương vị hướng Tây vậy.
*Trong “Hán Vũ Đế nội truyện” mô tả điện của Ngài là “xây dựng bằng vàng ròng, màu sắc rực rỡ, ánh kim quang chói mắt. Ngài thắt dây lưng Linh Phi, lưng mang gươm “Phân Cảnh”, đầu tươi như đóa hoa, đội mão “Thái Chân Thần Anh”, ngực thêu chim phượng. Mới nhìn, tưởng như tuổi chừng ba mươi bởi vì Ngài có pháp rút tuổi. Ngài có phong thái thân thiết dễ mến, dung nhan tuyệt thế”. Hán Vũ Đế lạy nhận giáo mệnh của Ngài.
*Trong “Sơn Hải Kinh” thì diễn tả “Tây Vương Mẫu là người có tướng lạ là đuôi beo răng cọp tiếng kêu rất to, tóc như cỏ bồng bay phủ v.v… Lại nói Tây Vương Mẫu là “Thần Bạch Hổ”, sứ giả của Tây Phương. Hình ảnh đó không giống như hiện nay.
2.- Đứng đầu Nữ Tiên:
Tây Vương Mẫu là vị đứng đầu nữ tiên, cư trú ở núi Côn Lôn, có thành trì dài ngàn dậm, mười hai lầu ngọc, có cung Quỳnh Hoa và nhà Quang Bích. Ngài ở trong tòa nhà chín tầng trong căn phòng Tử Thúy Đan. Bên trái có ao tiên Dao Trì, bên phải có núi cao Hoàn Thúy.
*Trong “Bác vật Chí” thì nói:- Cung Dao Trì có loại đào tiên “ba ngàn năm mới có trái”. Ba cõi mười phương trên trời dưới trời tất cả người tu hành nam nữ khi đắc đạo thành tiên, đều thuộc dưới quyền của Ngài cả.
3.- Nuôi lớn muôn vật:
Nguyên Thủy Thiên Tôn giao trách nhiệm cho Tây Vương Mẫu ở núi Quy Sơn Cửu Quang để cai quản sổ sách công hạnh thành tiên của người tu, răn bảo dạy dỗ cho vạn linh, chứng nhận lòng thành của nhân gian, phân biệt tu hành chân giả và kỷ luật của các Thánh, kiểm soát các kỳ thăng cấp chư Thánh.
Tây Vương Mẫu cùng với Đông Vương Công là hợp hai khí âm dương lại thành cha mẹ để nuôi lớn vạn vật, sanh sôi nẩy nở muôn loài.
Khi Huỳnh Đế thảo phạt giặc loạn Xi Vưu thì bị Xi Vưu có nhiều tài năng biến ảo, biết hô phong hoán vũ, nhả khói phun sương nên không thu phục nổi. Tây Vương Mẫu đã sai Cửu Thiên Huyền Nữ đem dạy cho Huỳnh Đế những phép “tam cung ngũ ý, Pháp âm dương, Pháp Thái Ất Độn Giáp, Pháp Lục Nhâm Bộ Đẩu, cùng với những pháp Âm phù, cho những bảo bối “ngũ phù ngũ thắng” để trợ chiến”. Nhờ đó mới thắng được giặc Xi Vưu. Khi vua Thuấn lên ngôi, Tây Vương Mẫu dạy cho pháp sử dụng Bạch ngọc hoàn và Bạch ngọc quản, cùng với bản đồ đất đai lãnh thổ, mở rộng được đất nước có chín châu ở thời Huỳnh Đế trở thành mười hai châu.
4.- Cúng tế:
Trong “Hán Vũ Đế nội truyện” có nói đến chuyện Tây Vương Mẫu mở hội bàn đào để ban cho các Tiên loại đào “ba ngàn năm mới có trái”. Từ đó, câu chuyện “Hội Bàn Đào” của Tây Vương Mẫu đi sâu vào lòng nhân dân Trung Quốc. Trong Đạo Giáo cũng như ngoài dân gian đều công nhận hình tượng Tây Vương Mẫu là “Vị Thần cao cả chủ về sự kéo dài tuổi thọ con người”.
Riêng về ngày thánh đản của Tây Vương Mẫu thì có hai thuyết:-
-một nói là ngày mùng ba tháng ba âm lịch.
-một nói là ngày mười tám tháng bảy âm lịch.
Trong Đạo Giáo, đặc biệt là “nữ tín đồ” thường tụ tập nơi đạo quán để thành tâm khấn lạy Tây Vương Mẫu, cầu xin cho được khỏe mạnh sống lâu.
Thần Thánh Trung Hoa Thần Thánh Trung Hoa - Sưu Tầm Thần Thánh Trung Hoa