Think of all the beauty still left around you and be happy.

Anne Frank, Diary of a Young Girl, 1952

 
 
 
 
 
Thể loại: Tiểu Thuyết
Biên tập: Nguyen Thanh Binh
Upload bìa: Phạm Vân ANh
Số chương: 19
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 6779 / 21
Cập nhật: 2016-02-04 14:40:06 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 12
húc ngồi bán một mình. Suốt buổi sáng nay, bà Thanh dắt Tâm đi sắm đồ cưới. Dạo này Tâm yêu đời ghê lắm. Nhìn vào mắt Tâm, Phúc tưởng tượng như mắt chị Tâm cũng đang cừi. bán hàng cho khách mà Tâm như lơ đãng nghĩ đâu đâu. Phúc cứ trêu cô mãi:
- Trước sau gì cũng tới ngày làm cô dâu. Làm gì chị lo ra dữ vậy?
Tâm đỏ hồng đôi má. Cô đang ngập tràn trong hạnh phúc. Khanh ra trường là đã có chỗ làm ngay.
- Dầu sao thương binh cũng phải được ưu tiên chút chút.
Tâm đã vui vẻ nói với Khải như thế khi Khải than là anh vẫn chưa có chỗ làm
Phúc vừa ăn xong li chè thì bà Thanh và Tâm về tới. Tâm vừa cười vừa đưa cho Phúc gói giấy. Bên trong là khúc xoa màu thiên thanh.
Phúc nhìn Tâm:
- Chị thích màu này?
Tâm gật đầu:
- Anh Khanh cũng thích. Ảnh dặn chị chọn màu xanh hi vọng.
- Chị trắng mặc áo dài màu này phải biết…
Phúc phấn khởi:
- Em sẽ mượn cho chị một cái soire trắng, một cái hồng. Em hỏi rồi, con Bích cũng chịu nữa…
Tâm bối rối:
- Chị diện quá, tội anh Khanh
Phúc không chịu:
- Em đảm bảo ảnh còn thích nữa. Chú rể nào chẳng khoái nghe thiên hạ khen cô dâu đẹp. Chị để em mượn cho, đảm bảo không mất tiền thuê.
Tâm đưa mắt nhìn, bà Thanh khuyến khích:
- Đời con gái có một lần, cứ diện thật đẹp vào. Chẳng ai trách đâu mà con lo. Con càng đẹp thì người ta càng thấy tình yêu của con càng cao cả. Bây giờ về lo may áo đi.
Tâm nhỏ nhẹ:
- Chiều con đi cũng được cô à! Cô về nghỉ để con và Phúc bán cho.
Phúc chen vào:
- Má không biết. Chị Tâm có nhiều điều muốn tâm sự trước khi về nhà chồng mà…
Bà Thanh lắc đầu:
- Tụi bây lúc nào chẳng tâm sự. Cứ rúc ra rúc rích, không biết chuyện ở đâu mà lắm thế.
Vừa đợi bà Thanh đi khỏi, Phúc đã huyên thuyên:
- Em sẽ tặng chị một món quà đặc biệt, đố chị đoán ra?
Gương mặt lém lỉnh của Phúc lộ vẻ đắc ý khi biết Tâm không đoán được. Cô cười:
- Em sẽ tặng chị một chiếc áo ngủ tuyệt đẹp.
Đỏ mặt, Tâm hỏi:
- Ai bày đặt em tặng thứ đó vậy?
- Con Bích! Em mua vải rồi, màu hồng nhạt, vải mịn, đẹp ơi là đẹp. Con Bích may luôn, kết ren nữa, kiểu dễ thương lắm.
Tâm ngần ngừ:
- Chị có quen mặc nó đâu…
Phúc trêu:
- Phải quen thôi. Với lại chị có mặc cho chị đâu nào?
Tâm rầy;
- Lại nói tào lao… Người ta nghe làm sao?
- Thì người ta khen em thực tế chứ sao. Tính ra còn nửa tháng nữa chớ gì? Nhà anh Khanh coi vậy mà tin vụ coi ngày, coi giờ, coi tuổi ghê há chị Tâm?
Tâm cười bẽn lẽn:
- Tự nhiên phải tin chứ em. Chị cũng tin nữa. Chắc tại đây là việc hệ trọng nhất đời nên người ta phải tin vào cái gì đó hơi thần bí một chút. Nhà mẹ anh Khanh ở Gò Vấp, rước dâu sớm đúng theo giờ đã coi là khoảng năm rưỡi sáng.
- Ủa! còn nhà ở đây?
- Đó là nhà của chị ảnh. Anh Khanh ở đây đi học từ nhỏ.
Phúc ngập ngừng:
- Chị Tâm nè! Hôm rày chị nghĩ gì?
Tâm nhìn Phúc:
- Chị lo đủ thứ
- Sao lại lo?
Tâm mơ mộng:
- Trước ngưỡng cửa hạnh phúc, niềm tin, lí tưởng và cả tình yêu nữa, người ta thường hay lo vì những cái gì đẹp đều dễ vỡ. Nên dầu chị chỉ có chút tình yêu tầm thường thôi chị cũng thấy lo…
Phúc cười:
- Chị lẩn thẩn giống mấy bà già. Anh Khanh không lo thì thôi, chị lại lo.
- Tại sao anh Khanh phải lo?
Phúc nheo mắt:
- Lo chứ. Ví dụ có anh chàng nào thấy chị đẹp quá cướp chị đi mất thì sao?
Tâm nghiêm trang:
- Làm gì có chuyện đó. Nếu có chị cũng chạy trở về. Không ai chia cắt chị với anh ấy được đâu trừ cái chết.
Phúc lườm Tâm:
- Chị nói chuyện nghe dễ ghét!
Tâm vẫn xa xôi:
- Sao chị cứ có một nỗi lo gì đó canh cánh bên lòng, anh Khanh sẽ ra sao nếu khôgn có chị vào ngày cưới nhỉ?
Phúc nạt ngang:
- Chị lại nói chuyện đâu đâu không hà?
Cô chuyển đề tài:
- Nhất định mặc soire nhé? Em nói với con Bích rồi. Tiệm may của nó mướn đồ cưới nữa. Nó nghe kể chuyện chị với anh Khanh, nó cảm động lắm…
Tâm liếc Phúc:
- Hay thật! Chuyện của chị em đi kể lung tung.
- Có gì đâu! Chuyện hay phải kể cho mọi người biết chớ…
Phúc cười khúc khích:
- Năm nay em đi đám cưới, sang năm đi đám thôi nôi… Mệt nghỉ! Tâm phì cười nhéo Phúc. Cả hai cùng cởi mở. Nhưng Phúc thầm nghĩ: “Chị Tâm là người đang hạnh phúc nhất. Cầu mong chị được hạnh phúc suốt đời…”
CHƯƠNG NĂM
Ông Vũ ngồi chờ Phúc đã khá lâu trong căn tin. Ông hi vọng chiều nay sẽ gặp cô chứ không như lần trước… Lần đó, ông đã ngồi chờ và buồn bã đem mười đoá hồng về để héo rũ trên bàn. Cái mùi thơm chua dịu của những cánh hoa cứ như nhắc nhở ông một chút gì buồn buồn, nhớ nhớ…
Rồi như không cưỡng lại được lòng mình, ông lại đến đây tìm Phúc. Ông đã cẩn thận nhờ bà chủ căn tin nhắn Phúc khi tan giờ tập võ ra đây gặp ông.
Ông lấy trong túi áo ra một chai dầu nước xanh. Ông thấm chút dầu vào điếu thuốc, rồi đánh diêm. Thỉnh thoảng, những lúc trời lạnh hay đi mưa, ông Vũ thích hút một điếu thuốc lá có tẩm ít dầu cho thông mũi. Lâu ngày thành thói quen, những lúc căng thẳng hay mệt ông cũng hút như vậy.
Trời sắp chiều rồi, mấy hôm nay mưa suốt. Thành phố mà mưa thì phải biết, ròng rã hai ba hôm vẫn chưa dứt. Ông đã có nhiều buổi tối ngồi một mình nghe mưa thì thào trong bóng tối. Nghe những giọt nước hối hả đạp vào lòng máng xối…
Ông cứ lắng nghe tiếng mưa rơi. Ý nghĩ về sự qua đi không thể nào lấy lại mỗi khoảnh khắc nhỏ nhất của thời gian cứ đến với ông chính những lúc đó.
Ông Vũ lại rít một hơi thuốc nữa. “cũng tại tuổi già mà mình nghĩ thế hay sao?” Ông dụi tàn và quay lại…
Phúc đang đứng ở ngưỡng cửa. Cô đang có vẻ kiếm tìm… Ông Vũ đứng dậy mỉm cười. Phúc thong thả bước đến. Ông kéo ghế cho cô ngồi. Mắt ông nhìn cô ấm áp. Bất chợt ông cảm nhận hình như hôm nay cô có vẻ gì e dè và rụt rè như chú thỏ trắng nhút nhát chớ không tự nhiên giống như những lần ông đã gặp.
- Tôi đã chờ em hơi lâu đấy, búp bê à!
Phúc nghiêm trang nhìn ông bằng đôi mắt nâu:
- Có chuyện gì cần không, chú Vũ?
Ông Vũ khe khẽ lắc đầu rồi chợt nói:
- Cũng những chuyện rất buồn nhưng là của riêng tôi… Phúc không chia sẻ được đâu…
Cô nhìn ông sốt ruột… Ông Vũ từ tốn nói:
- Cách nay ba tuần tôi có đến đây. Hôm đó tôi mới ở Đà Lạt về, tôi đem tới cho Phúc mười đoá hồng tuyệt đẹp. Nhưng tiếc là tôi không tìm được em… Những bông hồng héo rũ cô đơn vẫn còn nằm trong phòng làm việc của tôi.
Phúc mỉm cười:
- Độ rày Phúc đi học hơi thất thường, tiếc thật! Nếu không, Phúc đã có hoa để vào bàn học rồi.
Cô e dè nhìn ông Vũ:
- Hình như chú hơi gầy?
Ông Vũ gật đầu:
- Tôi không ngủ được. Thằng bé con tôi dạo này trở chứng, những cơn mưa liên tục không làm dịu thần kinh của nó. Nó lục lạo suốt đêm. Nó không hề biết về quá khứ cũng như hiện tại, vậy nó tìm kiếm gì không ngủ? Tôi thức theo nó như để soát lại đời mình.
Ông cười buồn bã:
- Tôi cũng đi kiếm tìm suốt đêm như nó. Tôi tìm và nhặt nhạnh những gì còn sót lại của đời mình cũng như kiếm để cố chôn vùi đi những gì đã mất mát, đã vỡ tan của dĩ vãng. Phúc xem! Tôi cũng đã lẩn thẩn mất rồi.
Phúc xót xa. Cô cảm thấy thương hại người đàn ông có bề ngoài lịch thiệp đầy sung mãn này. Nhìn ông, có ai biết ông đang mang nỗi đau không bao giờ nguôi. Cô bứt rứt: “Biết làm gì để giúp ông ta vơi bớt những sầu khổ nhỉ?”
Cô dịu dàng:
- Ước gì chú Vũ xem Phúc như một đứa con gái nhỏ để Phúc có thể chia với chú những chuyện buồn phiền đó.
Ông Vũ nhìn cô, ánh mắt ông mang chút riêng tư kì lạ. Ông cứ nhìn cô là Phúc hoang mang. Cuối cùng ông bật cười. Tiếng cười lạnh và vang như của ai rất lạ:
- Nghiệp chướng! Ngày xưa có người mong có với tôi một đứa con. Lúc ấy tôi đã cời và cho là nhảm nhí. Bây giờ tôi lại có một đứa con, đứa con thật sự của tôi. Rõ cũng là nhảm nhí! Tôi lo một ngày nào đó tôi chết đi, tôi sẽ không còn để lại gì trên đời này. Sẽ không còn ai nhắc đến, nhớ đến tôi và biết rằng đã có tôi trên đời.
Phúc ái ngại, cô an ủi:
- Chú là một nghệ sĩ. Chú có những cống hiến nghệ thuật…
Ông Vũ lắc đầu cắt ngang lời cô:
- Đó chỉ là hư danh. Đâu phải nghệ sĩ nào cũng có những tác phẩm để đời. Tôi không phải là người có tài. Những bộ phim của tôi sẽ mai một theo thời gian. Cũng như tôi sẽ mục rữa theo năm tháng. Chỉ có con người và đứa con máu thịt của mình mới là hiện thực.
Phúc dè dặt, khó khăn lắm cô mới dám nói với gương mặt ửng hồng:
- Chú vẫn còn có con cơ mà!
Ông Vũ thở dài:
- Đó là nỗi ám ảnh súôt quãng đời còn lại của tôi. Tôi vẫn khao khát đi tìm một tình yêu và một đứa con. Phải chăng từ lúc trẻ đến giờ tôi chỉ biết yêu có bản thân mình? Câu chuyện tình yêu của tôi là một vở kịch mà với bản phân vai tôi đã chọn phải những diễn viên tồi. Rồi trong đó, bỗng dưng nổi cộm lên một nhân vật không có trí óc. Chúa ơi! Cái phần còn lại của tôi là tác phẩm, cái hoài bão, cái giọt máu quí báo của tôi là một mớ hỗn độn, điên khùng, người không ra người mà cứ dở dở ươn ươn.
Phúc bằng lòng để bàn tay mình lên bàn tay ông Vũ. Cô nhẹ nắm những ngón tay mềm mềm trắng bệch của người không quen làm việc nặng, những ngón tay ướt mồ hôi của người bị phong thấp làm cô hơi rùng mình. Phúc nhẹ nhàng:
- Sao chú Vũ lại nói những điều bùôn dữ vậy? Chú nói những chuyện vui vui đi chứ?
- Cuộc đời tôi có gì vui đâu. Đó chỉ là một giấc mộng Nam Kha. Em có biết giấc mộng Nam Kha không nhỉ?
Phúc gật đầu, ông nói tiếp:
- Đời người ngắn ngủi lắm, cô bé ạ. Nhìn quanh mình toàn là những người trẻ, lắm lúc tôi cứ ngẩn ngơ. Sao lại nhanh thê? Mới sáng, rồi chiều. Thế là xong một ngày. Mới một mùa xuân đến mùa đông. Thế là xong một năm. Tóc ngày nào còn xanh, nay đã điểm bạc, thế là xong một đời.
Thấy Phúc có vẻ sốt ruột ngồi ngẩn ra nhìn mình. Ông Vũ như chợt nhớ ra:
- Tôi xin lỗi! Tôi đã nói ba điều, bốn chuyện làm rối những suy nghĩ trong sáng của Phúc.
Ông vỗ trán:
- A! Tôi đến đây là để mời Phúc đi ăn với tôi.
Phúc bối rối:
- Ngay bây giờ à chú? Sắp đến giờ Phúc phải về rồi.
Ông Vũ nhìn cô hơi thất vọng:
- Từ sáng đến giờ tôi chưa ăn gì cả. Tôi nghĩ, nếu không gặp được cô bé “Gỗ mun” thì chắc tôi sẽ nhịn đến mai, đến mốt, đến bao giờ gặp…
- Sao lại thế?
- Vì chỉ có em. Với em tôi mới nói được những lời cứ nằm từ lâu trong lòng tôi. Nói rồi, tôi mới ăn ngon ngủ yên…
Ông cười, cái đuôi mắt xếch lên:
- Giống những kẻ thất tình. Chỉ ăn ngon khi đã gặp được người yêu.
Phúc khựng lại, cô thong thả nói:
- Phúc hi vọng không phải là những lời tán tỉnh trẻ con.
- Với trẻ con, một là nói thật, hai là nói dối. Nói thật nhé! Tôi đang đói lắm. Đi nhé! Quán phở bên kia đường đang chờ ta…
Phúc miễn cưỡng:
- Phúc đi với chú vì sợ… chú sẽ đói mất.
Ông Vũ cười. Phúc lững thững bước theo ông. Cô bỗng thấy mình như có lỗi với Nguyên… Mà cô có làm gì quấy đâu? Ông ta cần có một người để trút bầu tâm sự cho vơi bớt những nỗi phiền muộn đã đeo dai dẳng theo ông ta từ lâu lắm…
Phúc chăm chú lặt những lá quế và ngò gai bỏ vào tô phở của ông Vũ. Cô hỏi rất tự nhiên:
- Chú Vũ thích ăn nhiều ớt không?
- Có! Hồi trẻ tôi ở xứ lạnh, quen ăn cay rồi.
Phúc mở nắp thố ớt. Cô gắp một đũa to cho vào tô của ông.
- Chú ở một mình. Ăn nhiều ớt cho ấm.
- Còn Phúc thì sao nhỉ?
- Phúc thì không hề sợ lạnh. Và cũng không hề cô đơn.
Ông Vũ chợt nhìn tay cô:
- A! Lại có sự trùng hợp. Tay trái gặp tay trái.
Ông buông đũa xuống:
- Sao lại thế nhỉ? Tôi và Phúc có nhiều điểm giống nhau.
Phúc lắc đầu:
- Chỉ có hai điểm giống nhau thôi. Đôi mắt nâu và thuận tay trái.
Phúc chớp mắt:
- Vậy là đã nhiều rồi.. À! Phúc uống gì? Bia hay nước ngọt?
Phúc nhìn ông. Cô xua tay:
- Phúc không uống nước. Chiều rồi chú Vũ! Phúc phải về phụ đẩy xe.
Ông Vũ xót xa:
- Ông bố của em không biết thương con gái. Thuở đời lại bắt cô bé đẩy xe.
Phúc phản đối:
- Tại Phúc muốn thế. Đẩy xe có gì là xấu?
- Tôi không cho là xấu nhưng nhọc nhằn quá.
- Phúc chỉ phụ thôi. Anh Khải mới nặng nhọc.
Rồi Phúc sốt ruột nhìn ông Vũ. Cô lấy chiếc khăn tay ra lau miệng. Ông Vũ buông đũa:
- Nhất định không uống nước?
Phúc gật đầu. Cô nhìn đồng hồ. Ông Vũ đứng dậy thong thả khoác vai cô. Phúc cảm thấy khôngbằng lòng nhưng cô chẳng biết phải phản đối bằng cách nào. Sân tập đã vắng, chỉ còn mỗi chiếc xe đạp của cô. Phúc đi lại lấy xe, ông Vũ cũng đi theo cô. Ông đứng trước xe, đôi mắt sáng lên một cách kì lạ:
- Phúc! Em có tin rằng từng này tuổi tôi mới tìm cho mình một tìnhyêu thật sự không?
Phúc lạnh người cố tránh cặp mắt của ông. Cô sợ hãi. Cô thầm gọi: “Nguyên ơi” và cô đạp bừa chiếc xe của mình. Hình như gương mặt cô chạm vào vai ông Vũ. Phúc thầm thì: “Ôi, Chú Vũ cũng điên như thằng con của chú”.
Thật bất ngờ! Nhìn người khách ngồi đợi mình trong salon, Phúc không thể nào không thốt lên tiếng reo mừng:
- A! Anh Hải
Rồi tự nhiên cô bối rối, dù sao cô và người đàn ông này vẫn chưa có những thân tình để từ lòng cô thốt lên tiếng reo như thế.
Phúc chớp đôi mắt nâu, cô ngồi xuống đối diện với Hải:
- Lâu thật là lâu. Tưởng anh đã quên Phúc rồi chứ?
Hải cười. Nhìn gương mặt và lời nói của anh thật dễ gần gũi với những nét thoải mái và có một chút gì rất nghệ sĩ. Phúc tìm thấy trên gương mặt anh những nét giống Long nhưng những nét ấy lại rất là của anh, riêng biệt rõ ràng mà buổi tối hôm ấy Phúc chưa nhìn ra. Cái cười của anh trông lôi cuốn làm sao. Anh đang hướng tia nhìn rất sáng của mình vào Phúc.
- Lẽ ra tôi đã quên. Nhưng nghe Bích nói có một cô bé lốc chốc đã thách thức tôi cái gì đó. Thế là tôi bỗng dưng lại muốn biến mình thành một thằng bé lốc chốc để đến hỏi xem cô ta đã thách mình gì. Uống rượu hay đấu võ đài?
Phúc lắc đầu:
- Hai thứ đó em đều rất dở. Vả lại em đâu dám thách thức gì với anh Hai của bạn em
- Hôm nay Phúc nói chuyện nghe ngoan thật.
Phúc không trả lời. Cô đứng dậy:
- Anh Hải ngồi chờ em nhe!
Phúc lí lắc bước vào nhà. Cô mở tủ lạnh rót một li sữa đậu nàh. Diệp Thơ hỏi:
- Ai vậy?
Phúc trả lời:
- A! Anh Hai thằng Long quắn.
Rồi cô vội vàng bước lên. Cô sợ những câu thắc mắc của bà Thơ lắm
Phúc nhẹ nhàng đặt li sữa xuống bàn:
- Anh Hải uống sữa.
Hải tròn mắt. Anh khẽ lắc đầu:
- Cô bé khá thật! Không có cớ gì trêu cho bằng mời bợm rượu uống sữa.
Phúc cố giữ vẻ nghiêm trang:
- Nhà Phúc đâu có rượu.
Cô giả vờ thật thà:
- Nhà Phúc toàn uống sữa không hà. Bữa thì sữa bò tươi, bữa thì sữa dê… Bây giờ anhHải uống đỡ sữa… đậu nành.
Nhìn gương mặt với đôi mắt chớp chớp, ngu ngơ của Phúc. Hải phì cười. Anh bưng li sữa lên uống một hớp:
- Uống sữa mà say thì cũng nên uống lắm.
Hải đưa cho Phúc một gói giấy:
- Bích nhờ tôi đưa cho Phúc. Áo đám cưới gì đó…
Phúc để gói giấy lên bàn. Cô nhìn Hải:
- Anh quay phim hả anh Hải?
- Có chi không Phúc?
- À!... cái nghề hay hay… Đôi mắt của anh thâu trọn cả… thế giới, ghê thật!
- Nhưng tôi cũng trả hết cho đời, có còn lại chút gì cho mình đâu? Những gì đã thu vào ống kính của tôi, được giữ lại hay không cũng do đạo diễn nữa.
Hải tủm tỉm:
- Đạo diễn quan trọng số một đấy!
Phúc chớp mắt: “Anh ta ngụ ý gì trong nụ cười mím chi ấy?”
- Sao Phúc lại từ chối nghề diễn viên vậy?
- Em đâu có tài cán gì mà đóng phim
- Ông Vũ đã chọn ai, chắc chắn người đó phải có tài.
Phúc bối rối. Cô không muốn nói đến ông Vũ. Cô nhìn Hải:
- Anh Hải uống sữa nữa đi.
- Uống mà không có ai cụng li, thật buồn. Rồi Hải ngập ngừng:
- Xin lỗi! Có thể tôi tò mò. Nhưng Phúc có thường gặp ông Vũ không?
Phúc lắc đầu. Và nhìn anh nghiêm nghị:
- Sao anh lại hỏi vậy?
- Để biết vậy mà. Vì ông ấy vừa bị một cú đau đớn lắm.
Phúc ngạc nhiên, cô hồi hộp:
- Chú Vũ bị gì vậy?
Giọng Hải bình thản, và hình như có chút gì hả hê là lạ:
- Cậu quí tử của ông ta trở chứng. Nó không ngủ nghê gì cả mà “quần” ổng suốt cả tháng nay. Ổng phải thức canh suốt. Cách đây hai ba hôm gì đó, mệt quá ông Vũ ngủ thiếp đi. Nó lục lấy chìa khoá mở cửa nhà, rồi kiếm đâu ra con dao đồ chơi bằng gỗ… Thế là nó thưởng cho ba nó mấy nhát dao. Sao đó nó đi mất biệt.
- Thế… chú ấy có bị gì không?
- Ông ta bị trúng vào bụng. Chưa đứt khúc ruột nào cả. Bị trầy và bầm tím, nhưng chắc đau hơn đứt ruột nhiều. Cũng may, đó là dao đồ chơi mà ông ta thì có đắp mền, không thì đứt.
Phúc bần thần:
- Anh có biết thằng bé đó không?
- Bé gì? Nó to gần bằng ổng. Điên mà khôn chứ đâu có ngu. Biết mở khoá cửa nhà và nhận người quen, người lạ. Nó điên hiền. dạo này sao lại trở chứng. Ông ta tìm nó khắp nơi.
Phúc bỗng thở dài:
- Tội nghiệp chú ấy!
Hải mỉm cười. Anh nói một cách vô tư:
- Cô nên đến thăm và an ủi ông ta.
Phúc lắc đầu nhanh như một phản xạ:
- Ồ! Em bận ghê lắm! Anh Hải có gặp nói giùm em kính chúc chú Vũ mau hết bệnh…
- Ông ta chỉ có đau chớ có bệnh gì đâu…
Phúc đỏ mặt. Cô bỗng thấy lời mình vừa nói vừa ngớ ngẩn sao đó.
Hải nhìn Phúc:
- Tôi đến cho biết nhà Phúc và đã làm tròn việc con Bích nhờ. Tôi về Phúc nhé… Thế nào chúng ta cũng còn gặp nhau nữa mà…
Anh nghịch ngợm:
- Lần sau chắc tôi được uống sữa bò hay sữa dê gì quá.
Phúc cười:
- Không dám đâu… Em sợ anh say vì sữa lắm.
Cô bước trở vào lấy chiếc áo ngủ màu hồng ra săm soi. Nhỏ Bích may đẹp thật. Chắc hẳn là chị Tâm sẽ rất thích. Cô đem xuống bếp và khoe Thơ:
- Đẹp không?
Mắt Thơ sáng lên vì ngạc nhiên:
- Của ai vậy?
- Của em cho chị Tâm.
Thơ vừa ngắm nghía vừa ướm thử vào người mình
- Dễ thương thật. Mặc vào thì người yêu phải chết mệt vì bị quyến rũ, vì bị mê hoặc.
Phúc hơi khó chịu, cô nhận ra trong lời nói và điệu bộ của Thơ có cái gì là lạ. Nó giống như cách của một người lọc lõi, sành địêu.
Thơ tỉ mỉ xem từng dải ren kết trên áo, cô cứ trầm trồ mãi:
- Hôm nào chị phải nhờ con bé Bích may giùm một cái mới được. Có thể mua loại vải đắt tiền hơn, mỏng hơn và mềm mại hơn loại này.
Phúc nhìn Thơ:
- Bao giờ chị lấy chồng em may tặng chị hai cái. Bây giờ mặc chi thứ ấy?
Thơ nhún vai, cô xếp chiếc áo lại:
- Con Tâm đẹp mà ngu. Tự đi rước cái khổ về cho mình. Chị thấy tàn tật là chị đã sợ sao nó có thể yêu rồi chịu đựng được. Hay thật!
- Không lẽ trên đời này, ai cũng biết yêu như chị thôi. Em thấy những người yêu bằng trái tim nhiều hơn những người yêu bằng lí trí. Bởi vậy chị cứ yên tâm. Trong thế giới những người yêu bằng đầu, chị là nữ chúa. Tội nghiệp trái tim của chị, nó chỉ biết đạp để duy trì sự sống chớ nó không biết đập để yêu, vì yêu, được yêu.
Giọng Thơ tỉnh khô:
- Đủ rồi con khỉ nhỏ! Đúng là miệng lưỡi của kĩ sư tin học Nguyên, chỉ có giọng nói là của tiểu yêu Phúc. Còn một đống chén chờ bàn tay của em kia kìa, ở đó mà lí sự.
Phúc giả vờ cúi gập mình xuống trước mặt Thơ:
- Thưa bà, nô tì Isaura biết bổn phận của mình rồi ạ
Vừa nói cô vừa nhún mình một cái rồi vội vã bước lên lầu. Cô cất chiếc áo vào tủ và ngồi xuống giường. Cô muốn xin tiền bà Thanh mua một chiếc áo dài để đi đám cưới Tâm mà chưa dám. Dạo này má cô đang gom tiền mua xe, mua cái áo cũng chẳng lớn lao gì nhưng Phúc không muốn. Đến hôm đó, cô lại mặc áo của Thơ hay chị Mai cũng được…
- Phúc ơi! Có người tìm…
- Em xuống ngay đây mà.
Phúc xuống đến bếp đã thấy Nguyên ngồi đó. Anh đưa cô một gói giấy. Phúc tròn mắt:
- Gì vậy anh?
- Của em đó.
Cô mở ra xem. Một xấp soire màu vàng óng ả đẹp tuyệt. Giọng Nguyên từ tốn:
- Người ta bảo với anh màu này là màu hoa hướng dương. Anh thấy hợp với em.
Mắt không rời xấp vải Phúc nũng nịu:
- Sao lại hợp với em?
- Anh cũng không biết nữa. Nhưng tự dưng anh nghĩ em mặc vào sẽ rất đẹp. Một cô bé nghịch ngợm, hiếu động sẽ hết sức quyến rũ và thu hút trong chiếc áo vàng.
Thơ nãy giờ ngồi im xem vải. Bỗng xen vào:
- Anh Nguyên làm thế thì thiên hạ sẽ lu mờ hết trước đoá hướng dương của anh.
Phúc bối rối:
- Anh Nguyên đùa mà chị.
Phúc nhìn Nguyên. Cô nói:
- Anh Nguyên! Nhánh chuỗi ngọc ra lá rồi. Đi ra đây em chỉ cho.
Nguyên đứng dậy theo cô, Phúc nhỏ nhẹ:
- Đừng giận chị Thơ.
- Không! Anh biết tính Thơ mà. Duy có điều anh lo là Kiệt. Hắn không bằng anh Dương đâu. Sợ Thơ sẽ vỡ mộng.
- Hôm kia anh Dương có ghé và gặp chị Thơ. Chị ấy hay thật! Vẫn ngọt ngào đường mật, em không chịu được.
Nguyên nhẹ nhàng:
- Rồi em sẽ hiểu. Trong cuộc sống đôi khi người ta phải giả dối.
- Để làm gì?
- Đôi khi để an ủi, đôi hi để tạo cho người khác một cái gì như niềm tin để sống.
- Rồi thì sự thật vẫn là sự thật.
- Em nói đúng. Nhưng kéo dài sự giả dối nhiều lúc rất cần. Vì lòng nhân đạo…
Phúc phản đối:
- Không thể nào chấp nhận được. Nguỵ biện.
Nguyên im lặng. Cả Phúc cũng vậy. Dẫu rằng cô biết những lời Nguyên nói không phải hoàn toàn sai. Nhưng nếu Nguyên đừng nói ra thì hay hơn. Cô ấm ức hỏi như van lơn:
- Anh có bao giờ giả dối với em không?
- Câu hỏi này em đã hỏi và anh đã trả lời rồi mà Phúc.
- Em múôn anh khẳng định lại…
Nhìn gương mặt trẻ con vừa lo, vừa hơi dỗi của cô. Nguyên lắc đầu bướng bỉnh:
- Anh chỉ nói một lần và nói một lời thôi. Mà “Gỗ mun” này, tại sao chuyện đâu đâu lại đẩy đưa đến buồn cười. Phải chi anh chọn màu xanh hay màu hồng thì chắc không có vấn đề gì đáng cho em dỗi…
Rồi anh dịu dàng:
- Anh chở đi may, đến đám cưới còn đi đưa dâu nữa chứ…
Phúc nhìn anh, cảm động:
- Em không phải là hoa hướng dương đâu, em chỉ là loài hoa cúc vàng nhỏ xíu của anh thôi. Phải không anh?
Nguyên bóp nhẹ bàn tay nhỏ nhắn của cô:
- Anh múôn em lúc nào cũng là “Gỗ mun”. “Gỗ mun” như ngày nào anh mới gặp. Hiểu anh không, mắt nâu?
Phúc chớp mắt. Cô giấu đầu vào ngực Nguyên như cả ý nghĩ “Gỗ mun” đã bị búa tài sồi đốn ngã rồi… từ dạo ấy.
Lỡ Lầm Lỡ Lầm - Trần Thị Bảo Châu Lỡ Lầm