Người ta không đánh giá tôi bởi số lần tôi vấp ngã mà là những lần tôi thành công. Bởi thành công đó chính là những lần tôi thất bại nhưng không bỏ cuộc.

Tom Hopkins

 
 
 
 
 
Tác giả: Ưu Đàm Hoa
Thể loại: Kiếm Hiệp
Số chương: 22
Phí download: 4 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 3830 / 54
Cập nhật: 2015-10-08 00:23:53 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 12 - Kỳ Liên Nhất Phản Thu Linh Dược, Giang Biên Sơn Động Ngộ Giai Nhân
hần Tử Siêu, sau khi giải thoát được nhạc phụ và các chưởng môn, tính tình chàng thay đổi hẳn. Ba vị phu nhân có hối thúc chàng tìm cách đoạt tuyết liên thì Tử Siêu chỉ cười xòa.
Đầu tháng sáu, trinh sát Kim Giáp Môn ở Sơn Tây đã biết chuyện thiếu bang chủ Ngũ Hành bang mắc bệnh dâm cuồng vì uống tuyết liên không đúng cách! Tin này được các kỹ nữ loan ra khi được khách chơi hỏi về những vết cắn xé trên người!
Ba vị phu nhân chết đứng trong lòng, ôm trượng phu khóc vùi. Tử Siêu vỗ về họ:
- Ngày về làm vợ ta cả ba nàng đều biết trước mệnh ta ngắn ngủi, sao bây giờ lại thương tâm? Ta sẽ tổ chức một lễ cưới để ba nàng được khoác áo tân nương.
Ngày mười tám tháng sáu, Hồ gia trang treo đèn kết hoa. Các gia đinh mặc áo mới để mừng hôn lễ chủ nhân. Hạc Kiếm và mấy chục nữ đệ tử Hoa Sơn đời thứ hai đều có mặt. Võ Đang thất lão và bốn cao tăng hàng chữ ngộ của Thiếu Lâm cũng hiện diện. Thân phụ của Vân Chi là Lam Khải Trường ứa lệ vì sung sướng!
Gương mặt của khách và ba trăm môn nhân Kim Giáp Môn rất kỳ quái. Đám cưới này là lần họp mặt sau cuối. Hạng Tử Siêu chỉ còn sống được nửa năm nữa thôi!
Có một vị khách không mời mà tới, đó là Thông Triệt hòa thượng, đại sư bá của Kỳ Lan. Lão cười nói vui vẻ, uống say rồi bước đến trước mặt ba vị tân nương, lão sang sảng nói:
- Lan nhi làm vỡ ngọc phù của Thần Châm Cung nên bị phạt suốt đời phải mang bộ mặt xấu xí. Chỉ khi nào gặp được bậc anh hùng hết dạ yêu thương, tổ chức ngày đại hỉ, thì mới được phép trở lại dung mạo cũ. Nay đã đến lúc lão nạp thay quyền Thần Châm Cung xóa bỏ hình phạt xưa!
Lão nói xong, giật phăng khăn che mặt của Kỳ Lan, Tử Siêu thảng thốt kêu lên:
- Tiểu Nga!
Quan khách đều sửng sốt trước dung nhan chim sa cá lặn của nàng, nâng chén chúc mừng. Tử Siêu cao hứng uống liền ba chén lớn, cười khà khà:
- Thế mà ta cứ hoài công nhung nhớ nàng sư muội câm và xinh đẹp!
Kỳ Lan thì thầm với hai cô dâu kia. Cả ba quỳ xuống dưới chân Thông Triệt hòa thượng sụt sùi! Kỳ Lan nghẹn ngào nói:
- Đại sư bá thần thông quảng đại, xin chỉ giáo cách cứu mạng Tử Siêu. Chẳng lẽ các con ra đời mà không thấy mặt phụ thân?
Dứt lời, nàng ôm chân hòa thượng khóc vùi. Thông Triệt hòa thượng ngửa cổ cười quái dị:
- Trong ngày đại hỷ mà các tân nương khóc như cha chết thế này thật khó coi! Ta có hai câu thơ làm quà cưới:
Độc hành tảo mộ kỳ liên địa
Nhược ngộ tiên nhân tất hữu đan
Đọc xong, lão phất tay áo bỏ đi. Mọi người mừng rỡ, hiểu rằng mạng Tử Siêu đã có cơ hội vãn hồi. Ba nàng hớn hở lau nước mắt, lui vào sau. Tử Siêu không tin tưởng lắm nhưng cũng vui vẻ mời rượu quan khách. Đêm ấy chàng ôm Kỳ Lan thủ thỉ:
- Tiểu nga, nàng đừng buồn khi ta yêu bộ mặt xấu xí kia hơn.
Sáng ngày hai mươi tháng sáu, Tử Siêu một mình lên thuyền đến Lan Châu. Chàng không phải còn che dấu đôi bàn tay dị tướng, nhưng đã quen với trường bào thư sinh nên chẳng muốn đổi thay!
Cửu công của chàng nguyên là một ẩn sĩ tinh thông nho học. Ông lại thiên về tư tưởng Lão Trang nên lấy chữ vô vi làm trọng, không xuất thế để dương danh. Ngoài hai pho bí kíp Thiên Ma côn pháp và Nghịch Chuyển ma công, ông còn để lại rất nhiều sách vở. Nhờ vậy, Tử Siêu không đến nỗi là người dốt nát thi thơ!
Chàng không hề hóa trang và chỉ mang theo Hắc Vân đao. Hiện nay, trong thiên hạ, không ai có thể giữ được chân chàng. Đến Trường An, chàng nghỉ lại một đêm rồi đi về đất Lam. Còn hai ngày nữa là rằm tháng bảy, Tử Siêu đến Lam Châu. Chàng ngạc nhiên khi thấy hàng ngàn người lũ lượt đi về hướng Kỳ Liên Sơn. Họ đều mặc y phục chỉnh tề, tay cầm nhang đèn, mặt đầy vẻ thành kính.
Tử Siêu đi theo dòng người. Hôm sau, đến ngọn núi cao nhất ở phía nam rặng Kỳ Liên Sơn, chàng rẽ vào. Đoàn người vẫn tiếp tục đi. Chàng gởi ngựa cho một lão tiều phu quen biết ở chân núi, mua ít nhang đèn, thực phẩm rồi thượng sơn.
Mộ của cửu công và mẫu thân chàng nằm chót vót trên cao. Đã gần hai năm không người chăm sóc nên cỏ dại mọc đầy. Tử Siêu dùng bảo đao dọn sạch rồi thắp nhang cúng tế.
Căn thạch thất của cửu công chàng vẫn còn nguyên vẹn dù bụi bặm và mạng nhện phủ kín. Chàng dùng cây chổi cũ quét dọn sạch sẽ, định bụng sẽ ở lại đây vài ngày.
Tuyết từ trên đỉnh núi bắt đầu tan từ cuối tháng năm, chảy thành suối cạnh bình đài. Tắm gội xong chàng nhấm nháp con gà luộc và mấy hớp rượu.
Nhìn xuống chân núi, đoàn người vẫn nườm nượp kéo đi, nối đuôi nhau như giòng sông nhỏ. Ngọn núi kế bên chính là mục tiêu của họ. Trên sườn núi, một ngôi chùa mới đồ sộ đã được dựng lên. Ngày chàng còn luyện võ ở đây, không hề có công trình ấy. Đám người hành hương dựng lều bạt quanh chùa và dưới chân núi, có lẽ để chờ đến ngày rằm.
Mặt trời đã lặn xuống đằng tây, chỉ còn lại những ánh tà huy vàng võ. Theo thói quen, chàng ôn luyện võ công cho đến cuối canh hai mới đi ngủ.
Mờ sáng, tiếng chuông trầm trầm từ ngôi chùa kia vọng sang, đánh thức Tử Siêu! Chàng nổi tính hiếu kỳ, xuống núi đi xem thử. Ba chữ Tiên Nhân Tự trên đỉnh tam quan khiến chàng giật mình. Chẳng lẽ trong ngôi chùa này lại có linh dược để cứu mạng chàng?
Nhưng cái tên của ngôi chùa rất chướng tai, nó pha lẫn giữa phật giáo và lão giáo. Chắc chắn nơi đây phải có điều gì quỷ quái! Khuôn viên chùa rất rộng, chiếm cả một cánh rừng thưa trên sườn núi bằng phẳng. Hai bên và phía sau đại điện là hàng trăm dãy tăng xá chứng tỏ tăng lữ rất đông.
Từ khoảng tam quan và đến khoảng sân rộng trước của điện phải qua một khu vườn trồng toàn kỳ hoa dị thảo. Hàng trăm tượng phật Di Lặc rải rác khắp vườn để tín đồ vái lạy thắp hương, khói toả mù mịt như sương chiều. Trước thềm điện là một lò hương bằng đá rất lớn.
Tử Siêu lọt qua khoảng sân lót đá rộng rãi, vào thẳng cửa điện, tay chàng cũng cầm một bó nhang cho phải phép. Hai tăng nhân áo vàng cao lớn, lực lưỡng đứng quanh cửa lễ phép nói:
- Thí chủ có thể thắp hương ở lò hương lớn kia cũng được!
Chàng liếc nhìn hai chiếc đầu trọc đầy những vết sẹo ngang dọc, thầm đoán hai gã này xuất thân từ giới lục lâm. Tử Siêu mỉm cười đứng nhìn vào trong. Một pho tượng phật Di Lặc ngồi trên tòa sen cao đến gần trượng đang ẩn hiện trong khói hương trầm.
Chàng quay ra, dạo một vòng, nhận ra các tăng lữ trong chùa đều có bộ mắt dữ dằn, bộ pháp nhanh nhẹn.
Đầu giờ tỵ, vầng dương đã lên cao nhưng ánh nắng không xuyên qua nổi những tàn cây rậm rạp quanh chùa. Hơn ngàn tín hữu đã ngồi kín đất chờ nghe thuyết pháp. Lát sau, bọn tăng nhân khiêng ra một tòa sen bằng gỗ cao hơn đầu người đặt trên thềm đại điện, hướng ra ngoài. Trước toàn sen chính là lò hương lớn.
Chuông chùa gióng lên chín hồi, từ trong cửa điện, một đoàn tăng lữ bước ra, đi đầu là một hòa thượng to béo dung mạo giống hệt pho tượng Di Lặc trong chùa. Da dẻ lão mịn màng trắng trẻo nên không thể đoán ra tuổi tác. Nụ cười hiền hòa và chiếc bụng mỡ to tròn kia chính là hai đặc trưng của đức phật đời sau!
Mọi người đồng thanh niệm phật hiệu, mười chín tăng nhân dàn hàng ngang trước mặt toà sen, lão hòa thượng to béo đứng giữa. Thân hình lão bốc cao lên không, nhẹ nhàng rơi xuống tòa sen, ngồi theo thế kiết già.
Tử Siêu thấy thân hình lão không hề động đậy mà vẫn đề tung được, chàng rất khâm phục. Thân pháp lăng không độ hư này phải có hơn hoa giáp công lực mới thi thố nổi!
Mười tám tăng nhân đứng chắp tay, hướng về phía mọi người sau khi đã cắm vào lò hương ba cây nhang to bằng bắp tay người. Lão hoà thượng trên tòa sen niệm phật hiệu rồi bắt đầu thuyết pháp. Giọng lão không lớn nhưng mọi người đều nghe như sát lỗ tai. Tử Siêu nhận ra công phu thiền xướng của phật môn, lòng càng kinh hãi.
Luồng khói từ ba cây hương trong lò bay xuống dưới, tỏa đều mọi hướng không sót chỗ nào! Mùi thơm ngào ngạt tạo cảm giác lâng lâng khoan khoái.
Tử Siêu biết rằng chính mười tám tăng nhân kia đã dùng chưởng kình đẩy khói đi, nếu không khói đã bốc lên cao chớ không bay xuống đến được hàng người cuối cùng! Lời thuyết giảng của hòa thượng trụ trì nhấn mạnh việc bố thí và cúng đường tam bảo. Rằng đức phật Di Lặc đã giáng hạ trong hình hài của lão để tế độ chúng sinh. Ai là người cúng đường nhiều tài sản cho Tiên Nhân tự sẽ được sống đời an lạc và có phần nơi niết bàn!
Giọng nói và mùi hương ma quái đã gây hiệu quả rất lớn. Mọi người đều sảng khoái, hết lòng tin tưởng. Nửa canh giờ sau, buổi thuyết pháp chấm dứt. Hoà thượng trụ trì nhắm mắt nhập định.
Mười tám chiếc lu sành được khiêng ra đặt trước các tăng nhân. Tín đồ xúm lại trao bạc cho họ để đổi lấy những gáo nước linh thiêng. Tùa theo số ngân phiếu mà được ít hay nhiều!
Tử Siêu không đem theo đồ đựng nên hỏi những người ra đầu tiên:
- Xin lão trượng cho biết những loại nước này có tác dụng gì?
Lão đắc ý nói:
- Thánh thủy của Tiên Nhân tự có thể trị bách bệnh! Đang đau đớn, chỉ cần uống vào vài ly là nghe cơn đau dứt ngay! Thật là phúc đức cho bách tính Cam Túc khi được đức phật giáng hạ!
Tử Siêu quay trở lại chỗ trú ngụ của mình, định bụng đêm nay sẽ dọ thám Tiên Nhân tự. Cuối canh hai, chàng mặt bộ võ phục đen tuyền, cài thanh Hắc Vân đao rồi hạ sơn. Chỉ ba khắc sau, chàng đã có mặt trên nóc đại điện. Lúc sáng, chàng để ý thấy sau pho tượng phật còn có một khoảng rất sâu. Chàng đoán rằng phòng của hòa thượng trụ trì ở đấy. Tử Siêu lần ra mái sau nghe ngóng, quả nhiên có tiếng người trò chuyện. Chàng nhẹ nhàng gỡ ngói, nhìn xuống dưới.
Lão hòa thượng đang đàm đạo với một người quen của chàng, Độc Nhãn Hoa Đà. Họ Lã nghiêm nghị bảo:
- Đại sư huynh y thuật thông thần, võ công cũng thuộc hàng vô địch, hà tất phải ở chốn hoang vu này bày trò lừa gạt bách tính! Nếu sư huynh chịu về hợp tác với Ngũ Hành bang, lo gì không chia phần bá chủ với Thiên Tôn?
Hoà thượng béo cười nhạt:
- Sư đệ cũng biết tính cách của Di Lặc Ma Quân ta không thích đứng dưới ai cả. Ở đây, ta là vua một cõi, chỉ bán nước pha nhựa cây anh túc cũng đủ sống đời vương giả.
Độc Nhãn Hoa Đà lắc đầu:
- Sư huynh nói sai rồi, Hồng Điểm Thiên Tôn võ nghệ thông thần nhưng tâm cơ không thể bằng anh em chúng ta. Nay lão vì đứa con thân yêu lâm chứng dâm cuồng nên lơ là việc xưng vương. Sư huynh mà chịu hy sinh nhánh thiên niên hà thủ ô mà chữa trị cho Mặc Đoan Vân, lão sẽ hết lòng trọng dụng. Khi nghiệp lớn đã thành, chúng ta hạ độc giết lão đi mà giành lấy thành quả. Làm vua thật không sướng hơn là phật giả hay sao?
Di Lặc Ma Quân có vẻ động lòng, lão bước đến bên vách, bấm vào một nút nhỏ, cửa ngầm vuông vức gang tay bật mở. Lão ta lấy ra một hộp gỗ đặt lên bàn. Trong hộp là một khúc gỗ cây đen thui lớn bằng ngón tay cái. Lão cầm lên ngữi với vẻ tiếc nuối rồi bảo Lã Trung Châu:
- Sư đệ có biết ta phải giết hơn trăm cao thủ mới giành được vật này hay không? Nhờ nó mà ta luyện thành Di Lặc thần công!
Hoa Đà cười đáp:
- Đại sư huynh đã dùng hết một nửa, phải đợi hai mươi năm nữa mới được phép uống nốt. Lúc ấy tuổi đã quá già, đời còn gì sinh thú nữa? Chi bằng đổi lấy lạc thú hiện tại chẳng hay hơn sao?
Hoà thượng nghiêm giọng:
- Đêm nay ta sẽ suy nghĩ chín chắn, ngày mai phúc đáp. Sư đệ cứ về phòng nghỉ ngơi đi!
Độc Nhãn Hoa Đà đi khỏi, Ma Quân cũng lên giường nhắm mắt. Tử Siêu nhảy xuống, lần ra khu vực sau chùa. Nắng đã hun khô thảm cỏ và khu rừng. Cơn mưa thu lại chưa kịp đến, chỉ một mồi lửa là gió tây sẽ biến nơi đây thành tro bụi!
Tử Siêu chạy đến gần bìa rừng, bật hỏa tập đốt một đoạn dài mười trượng. Hỏa lan dần theo ngọn gió tiến về Tiên Nhân tự. Khi bọn tăng lữ trong chùa phát giác thì Tử Siêu đã có mặt trên ngói. Tiếng mõ tre báo cháy vang dội cả vùng núi Kỳ Liên. Ngọn lửa bùng lên sáng rực át cả ánh trăng rằm. Di Lặc Ma Quân thấy cơ nghiệp mình sắp tan thành mây khói, chẳng kịp mắc áo, tông của chạy ra quát tháo, đốc thúc thuộc hạ chữa cháy.
Tử Siêu nhanh tay lật ngói, rút Hắc Vân đao cắt đứt rui mè, buông mình xuống đất. Chàng mở ngăn tủ ngầm, lấy hộp kỳ trân bỏ vào áo, thoát đi như làn khói. Chàng ghé vào nhà lão tiều phu lấy ngựa, phi thẳng về Lan Châu! Chiều hôm sau chàng đến nơi, ngủ một đêm mới khởi hành.
Đã có hy vọng sống sót, chàng đâm ra thận trọng, mang mặt nạ da người vào, biến thành một võ sĩ mặt vàng bệnh hoạn!
Nhưng chàng đâu biết rằng ở Lan Châu có đường dây phi cáp truyền tin nối với tổng đàn Ngũ Hành bang! Độc Nhãn Hoa Đà đã khẳng định người lấy trộm thiên niên hà thủ ô chính là chàng. Trong thiên hạ, không ai có thể nép trên mái ngói mà lão và Di Lặc Ma Quân không phát hiện được. Sáng ra, họ điều tra lão tiều phu nơi chân núi bên cạnh. Lão sợ chết khai ra tên họ của chàng.
Sau lần Tử Siêu giả làm Nam Cung Thái giải cứu các chưởng môn, Ngũ Hành bang cũng đã biết chàng dùng thuyền xuôi dòng Hoàng Hà để thoát đi. Như vậy, bản doanh của chàng phải ở hạ lưu sông Hoàng. Chính vì vậy, khi nhận được tin báo về, Hồng Điểm Thiên Tôn đã huy động ba ngàn thuộc hạ chặn kín hai đường thủy bộ. Quyết không để Tử Siêu thoát thân.
Nhánh thiên niên hà thủ ô này rất cần thiết cho việc trị bệnh Mặc Đoan Vân. Ngôi chùa Tiên Nhân tự cũng đã cháy thành than. Di Lặc Ma Quân cùng Độc Nhãn Hoa Đà kéo bốn trăm thủ hạ đuổi theo. Thiên Tôn đích thân thống lãnh bang chúng chặn đường quan đạo từ Trường An về Lạc Dương và các tỉnh phía đông.
U Linh chân nhân và Thần Châm Tiên Cơ cùng năm trăm thủ hạ tấn giữ bến đò sông Hoài để đề phòng Tử Siêu đi xuống Nam Dương. Quả thật không sai, Tử Siêu thấy Mặc Đoan Vân uống kỳ trân không đúng cách, gặp phải tai ương nên chàng không dám tự mình định đoạt, đi thẳng xuống Vu Hồ hỏi ý kiến Thiên Lượng thần y.
Cuối tháng bảy, chàng theo đường quan đạo đến bờ sông Hoài. Lòng thanh thản, không ngờ rằng mình xắp rơi vào lưới rập! Dáng vóc lực lưỡng của chàng và màu lông loang lổ trắng đen của tuấn mã đã được mô tả kỹ. Vì vậy, U Linh chân nhân không sợ lầm.
Tử Siêu sang đến bờ đông, lên ngựa phi mau. Vừa đến đoạn rừng liễu đã bị tập kích. Làn mưa độc châm phủ kín thân hình chàng. Thanh Hắc Vân đao nhanh như chớp rời khỏi vỏ, đánh bạt được phần lớn ám khí. Nhưng hai chân chàng cũng dính vài chục mũi, tuấn mã đau đớn hí vang lăn ra chết.
Thần Châm Tiên Cơ biết chàng luyện Nghịch Chuyển ma công, không sợ những loại độc thông thường, nên đã tẩm chất độc mãnh liệt vào thiết châm. Tử Siêu nghe hai chân tê dại, biết mình đã lâm nguy. Chàng vội vận toàn lực, xông vào khu rừng liễu bên hữu đường quan đạo, múa tít bảo đao cố mở đường máu. May thay, U Linh chân nhân và Thần Châm Tiên Cơ lại phục bên mé tả, nên chẳng ai đủ sức cản đường chàng.
Thanh Hắc Vân đao chém rụng liền mấy chục chiếc thủ cấp. Tử Siêu thoát khỏi vòng vây, chạy sâu vào rừng. Chân khí của chàng đã bế tắc nhưng nhờ thân lực bẩm sinh, chàng vẫn chạy được rất xa. Khu rừng liễu này giáp với một cánh rừng già rậm rạp dưới chân núi Bộc Sơn kéo dài đến tận đoạn hợp lưu giữa sông Hán Thủy và sông Hoài.
Tử Siêu vừa vào được đám loạn thạch thì chất độc công tâm, lăn ra ngất xỉu. Khi chàng tỉnh lại thì trời đã rất khuya. Tử Siêu giật mình nhận ra mình đang nằm trong một hang động kín đáo cạnh đống lửa hồng ấm áp. Tử Siêu vội sờ vào lưng, thấy hộp gỗ đựng kỳ trân đã biến mất, lòng kinh hãi nhìn dáo dác rồi kiểm tra lại kinh mạch. Thấy hiện tượng trúng độc hoàn toàn biến mất, chân khí sung mãn hơn trước bội phần, chàng sững sờ chẳng hiểu gì cả.
Bỗng từ ngoài một nữ nhân lướt vào, mặt nàng rất giống Bạch Phát Hồ Ly Lan Tần Nga nhưng tóc lại đen như mun. Nữ nhân cười khúc khích:
- Chàng không nhận ra Lan Tần Nga này hay sao? Nhờ ăn một lát mỏng thiên niên hà thủ ô nên tóc tiểu muội mới đen lại như thế này đấy.
Tử Siêu đã hiểu ra rằng chính nàng đã cứu chàng đem về đây. Chàng dịu giọng hỏi:
- Lan cô nương! Đây là đâu vậy?
Lan Tần Nga ngồi xuống, sa vào lòng chàng, cười khúc khích kể:
- Tiểu muội theo nhị vị phó giáo chủ truy sát chàng. May sao tiểu muội đi đúng hướng, phát hiện chàng đang nằm trên một tảng đá, liền đem giấu vào chỗ kín đáo rồi dùng bảo đao mở một đường đi về hướng bờ sông. Dấu vết giả này đã đánh lừa được mọi người. Họ tưởng chàng đi hướng ấy nên kéo cả xuống hạ lưu chặn bắt. Tiểu muội quay lại, lấy kỳ trân cho chàng uống dể giải độc rồi đưa tít lên trên đỉnh núi này.
Tử Siêu mỉm cười hỏi:
- Sao nàng không giết ta để đoạt lấy thiên niên hà thủ ô?
Lan Tần Nga cười buồn:
- Tiểu muội dẫu phóng đãng nhưng cũng là một nữ nhân biết yêu, biết ghét. Lòng đã mang nặng tình với chàng từ những ngày ở tổng đàn. Dẫu biết thâm mình ô uế, khômg dám mong bậc anh hùng đoái tưởng, cũng vì mối duyên kia mà giúp chàng một phen.
Tử Siêu cảm động cuối xuống hôn lên trán nàng. Chàng hỏi lại:
- Nàng cho ta uống thiên niên hà thủ ô như vậy có đúng cách hay không?
Lan Tần Nga bật cười:
- Chàng sợ mình giống như Mặc Đoan Vân hay sao? Xin đừng lo, tiểu muội đã nghe cửu phụ nói về loại kỳ trân này. Nó không giống như tuyết liên, muốn uống cách nào cũng chẳng sao. Hiện nay, tuyệt chứng của chàng đã khỏi hẳn và công lực cũng tăng tiến được mấy chục năm tu vi.
Tử Siêu vui mừng khôn xiết, thưởng cho Lan Tần Nga một nụ hôn dài. Kỷ niệm nồng thắm ngày nào hiện về. Lan Tần Nga run rẩy đáp ứng. Những mảnh xiêm y rời khỏi thân hình gợi cảm của Hồ Ly. Dưới ánh lửa bập bùng, nàng càng bội phần quyến rũ. Tử Siêu say đắm úp mặt vào đồi ngực nữ nhân, không chút băn khoăn. Người đàn bà dâm đãng này dã yêu chàng bằng mối tình chân thực và ban cho chàng một mạng sống! Mái tóc trắng thành danh kia đã hóa đen thì tai tiếng bao năm cũng bay theo gió, chỉ còn lại một Lan Tần Nga quyến rũ và chân thực!
Lan Tần Nga giương đôi mắt lạc thần nhìn chàng đắm đuối, dòng châu khẽ ứa ra. Nàng biết mình đã trao trọn trái tim cho chàng trai dũng mãnh trẻ tuổi này, Nàng không dám mong được gần nhau mãi mãi nên nuối tiếc những giờ phút gần gũi, chẳng muốn xa rời! Hai người ở lại trên đỉnh núi Bộc Sơn bốn ngày liền. Chồn, thỏ, chim chóc là thực phẩm. Họ ăn xong, trò truyện vui vẻ và ân ái.
Sáng ngày thứ năm, Tử Siêu bật dậy, phát hiện Lan Tần Nga đã đi mất! Trên vách là hai câu thơ viết bằng than:
Tần Lĩnh thiếp về ôm bóng nguyệt
Nguyện lai sinh chấp cánh uyên ương!
Tử Siêu buồn bã, hối hận mình không nói sớm ra tâm sự để nàng thất vọng bỏ đi! Chàng đọc lại câu thơ nhận ra ý nàng chờ đợi nên yên tâm rời Bộc Sơn. Chàng phải cấp tốc trở lại Lạc Dương để người thân khỏi mong tin! Hơn nữa, Hồng Điểm Thiên Tôn và Di Lặc Ma Quân chắc chắn sẽ không bỏ qua việc chàng đoạt thiên niên hà thủ ô, vì vậy cuộc chiến sắp tới sẽ vô cùng quyết liệt.
Tử Siêu lần ra bờ sông chờ đợi, hơn khắc sau, có thuyền chở khách xuôi đông, chàng vẫy vào. Đến Chương Phàm, chàng lên bến, mua tuấn mã trở lại Lạc Dương.
Đêm mười bốn tháng tám, Tử Siêu về đến Hồ gia trang. Mọi người đang sầu não vì tin chàng bị mai phục ở bến đò sông Hoài đã lọt vào tai trinh sát Kim Giáp Môn. Ba nữ nhân chạy ra ôm trượng phu khóc nức nở. Họ khóc vì quá vui mừng!
Tử Siêu chào Vạn Xảo Cuồng Sinh rồi ngồi xuống bàn. Lại Xương Bồ cười khà khà:
- Chắc sự việc rất dài dòng. Siêu nhi vào tắm gội thay áo rồi sẽ kể sau!
Đám đàn chủ, đàn phó nghe tin môn chủ trở về an toàn, chạy lên bái kiến, Tử Siêu vui vẻ cười bảo:
- Chư vị nên xắp tiệc để uống mừng hội ngộ!
Họ gạt lệ đốc thúc thuộc hạ bày yến tiệc! Ba vị phu nhân theo chàng vào hậu viện. Họ đẩy chàng vào bồn tắm rồi xúm lại kỳ cọ, cười nói luôn miệng.
Trong bữa tiệc, Tử Siêu kể lại chuyện đốt Tiên Nhân tự đoạt kỳ trân và chuyện Bạch Phát Hồ Ly cứu mạng mình. Vạn Xảo Cuồng Sinh vuốt râu cười khanh khách:
- Không ngờ Lan Tần Nga khét tiếng phong lưu lại là một nữ nhân chung tình như vậy.
Kỳ Lan nghiêm mặt hỏi:
- Tướng công! Mối ân tình này chàng định đền đáp bằng cách nào?
Tử Siêu cười khổ:
- Tùy tam vị phu nhân quyết định!
Kỳ Lan mở đường:
- Nếu không có Lan cô nương thì ba chị em ta đã thành góa bụa. Vậy còn tiếc gì mà không đến Tần Lĩnh rước nàng về?
Hạ Hầu Thu Uyên cũng nói:
- Mái tóc Lan Tần Nga đã đổi màu, tai tiếng thị phi cũng sớm phai nhạt, tướng công chớ nên e ngại!
Kim Giáp Môn Kim Giáp Môn - Ưu Đàm Hoa Kim Giáp Môn