Reading means borrowing.

Georg Christoph Lichtenberg, Aphorisms

 
 
 
 
 
Tác giả: Charlotte Bronte
Thể loại: Tiểu Thuyết
Biên tập: Phạm Thu Hông
Upload bìa: Ngô Thúy Ngọc
Số chương: 15
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 2551 / 74
Cập nhật: 2015-10-19 19:57:34 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 12: Cá Tính Con Người
hiều khi tôi ít gặp ông Rochester. Buổi sáng, ông thường bận, buổi chiều, nhiều ông khác mời đi và thường thì họ đến ở lại dùng cơm với ông. Khi bàn chân của ông đã khá hơn, ông lại cưỡi ngựa thật nhiều và thường về nhà khi trời đã tối đen.
Một buổi tối ẩm ướt có mấy người bạn đến dùng cơm với ông, ông cho gọi tôi mang tập tranh vẽ của tôi đến cho ông, để ông cho họ xem. Khi họ cáo từ về sớm để dự một cuộc họp mặt ở Millcote, thì ông Rochester không đi với họ. Có tin báo ông muốn gặp Adela và tôi.
Tôi chải tóc cho Adela thật gọn ghẽ – còn phần tôi thì bao giờ cũng bện tóc để khỏi lòa xoà xuống – rồi chúng tôi xuống lầu.
Adela được cho qùa liền, mặc dù đã trễ mấy hôm. Bé lập tức ngồi xuống mở cái hộp lớn ra, tấm tắc khen. Bà Fairfax cũng được mời đến để chia vui, qùa đủ thứ, nào là tơ lụa, nào là ngà voi và các vật dụng ở trong hộp.
Ông Rochester quay sang tôi:
– Cô Eyre này, cô vừa làm cho khách khứa của tôi rất hài lòng qua những bức tranh của cô. Bây giờ thì đến lượt tôi, tôi cũng phải được thỏa mãn chứ. Xin cô xích ghế lại gần chút nữa, ở đây tôi không thấy cô rõ.
Ông Rochester trông có vẻ khang khác-không nghiêm trang mà cũng không phiền muộn. Chắc ông sảng khóai vì mới ăn xong. Tôi làm theo ý của ông mặc dù tôi thích ngồi trong bóng tối hơn. Ông Rochester đã có cái lối ra lệnh như thế, và tốt hơn là nên tuân lời ông ngay.
Ông vẫn đưa mắt nhìn lò sưởi hồi lâu, ánh sáng trong lò làm nổi bật các đường nét rắn rỏi của ông- đôi mắt dịu hiền. Bỗng ông đột ngột quay lại và thấy tôi đang nhìn ông
– Cô Eyre, tôi trông không đẹp trai phải không?
Có lẽ tôi nên nói lấy lòng ông ta thì hơn, đằng này, không hiểu sao tôi lại nói:
– Dạ!
– Tốt, cô trả lời không suy nghĩ thế là tốt. Cô ngồi đấy yên lặng, trang nghiêm, giản dị, hai bàn tay vòng lại ở trước, và khi tôi hỏi, cô trả lời nhanh như cắt! Cô muốn nói gì thế?
– Thưa ông, tôi thật tình mà thôi. Tôi xin lỗi ông. Đáng lý ra tôi phải nói khác với cảm nghĩ của tôi, haylà tôi phải nói sắc đẹp không quan trọng, hay là cái gì đại loại như thế
-Thật vậy, sắc đẹp không quan trọng. Nhưng cần quái gì, tôi như một qủa bóng cao su thô ráp xù xì. Vào tuổi cô, tôi cũng có những tình cảm tế nhị hơn, nhưng công danh sự nghiệp đã làm cho tôi cằn cỗi. Có lẽ cũng còn một nơi nhạy cảm đấy, đâu đó ở trong tim tôi, nhưng không dễ gì tìm thấy.
Ông đứng dậy, bước đến đứng trước lò sưởi, tựa cánh tay lên bệ đá thạch anh, dáng thư thái. Ông nói:
– Đêm nay tôi cảm thấy muốn nói chuyện, vì vậy tôi cho mời cô đến để nói cho vui. Ngọn lửa trong lò và con chó Pilot chỉ là bạn bình thường. Bà Fairfax và Adela có khá hơn đôi chút. Tôi muốn biết hơn về cô, hãy chọn đề tài để nói đi.
Tôi ngồi yên và không nói lời nào. Tôi nghĩ:”Nếu ông ta chọn mình để tâm sự, nếu ông mong đợi mình nói năng hay ho, thì chắc là ông đã chọn nhầm người rồi”.
Ông ta nghiêng đầu về phía tôi và nhìn thẳng vào mặt tôi, ông nói:
– Cô câm à, Cô Eyre? Cô cứng đầu ư? Đúng đấy, lại còn lo âu nữa. Cô Eyre, tôi xin lỗi nhé. Đúng ra là tôi không muốn cư xử với cô như kẻ bề dưới của mình. Giữa cô và tôi có khoảng cách 20 năm tuổi tác và vô số kinh nghiệm của cuộc đời, thế nhưng tôi lại tha thiết yêu cầu cô bỏ chút thời giờ để chuyện trò với tôi, để tôi có thể xua đuổi đi những tư tưởng phiền muộn đang dày vò tôi.
Ông đứng thẳng người, rồi lại nói tiếp:
– Cô Eyre à, vào tuổi cô, tôi cũng giống cô lắm. Bản chất của tôi là tốt, nhưng hoàn cảnh ngoài đời đã biến tôi thành kẻ tội lỗi.
Thế rồi chúng tôi nói chuyện với nhau theo cách mà trước đây chưa bao giờ hiểu nổi, ông ta thì khó hiểu, cứ cố kể cho tôi nghe qúa khứ đã làm cho ông khốn đốn, mặc dù tôi chẳng thấy có dấu hiệu nào cụ thể cả. Còn tôi, thì tôi lại lấy cái đạo lý giản dị hơn của nếp sống bình lặng của tôi để khuyên giải ông, hầu làm ông nhẹ bớt nỗi sầu
Cuối cùng thì ông bảo tôi:
– Cô Eyre này, số phận đã xử tệ với tôi, tôi không đủ khôn ngoan để giữ mình bình tĩnh. Tôi trở nên thất vọng, tôi buông xuôi, sa đọa. Tôi cầu Chúa cho tôi đủ sức mạnh. Ăn năn là thuốc độc của đời người, cô Eyre à. Khi đã có ý đồ phạm tội thì ăn năn xũng chẳng có ích gì
Tôi nói:
– Nhưng ăn năn hối cải cũng được xem là phương cách để sửa chữa tội lỗi mà, thưa ông!
– Không được đâu, cô Eyre à. Chỉ có sửa đổi cuộc sống mới cứu vãn được. Tôi đủ nghị lực để làm việc đó, nhưng nghĩ ra thì nào có ích gì, tôi đang bị nguyền rủa và cả một gánh nặng đang đè lên người tôi. Vả lại, vì tôi không được hạnh phúc, cho nên tôi có quyền vui chơi chứ, cho dù tôi phải trả gía thật đắt.
Tôi chỉ trả lời:
– Như vậy thì ông sẽ bị sa đọa thêm nữa
Mặc dù câu chuyện đã làm tôi bực bội cả người, tôi cũng không tài nào không nói thêm với ông rằng:
– Ông đã bảo vì hoàn cảnh cho nên ông không trở thành người tốt được, ông lại luyến tiếc ân hận cho những sai sót của mình, việc này thì ai ai cũng gặp hết. Tôi thì chắc rằng, nếu ông cố gắng hết mình tương lai sẽ tươi sáng thôi, và ông sẽ có những tư tưởng, nhữnghành động đẹp đẽ hơn và ông sẽ hạnh phúc hơn
– Cô nói đúng qúa, cô Eyre à. Ngay bây giờ tôi đang vạch ra những quyết định đúng đắn đây, và tôi tin những quyết định này sẽ trường tồn. Cô đi đâu đấy?
– Tôi cho Adela đi ngủ, đã qúa giờ rồi.
– Cô sợ tôi vì tôi nói toàn chuyện bí ẩn cả, phải không?
– Lời lẽ ông khó hiểu qúa, thưa ông, nó gây cho tôi nhiều bối rối, nhưng qủa thật tôi không sợ. Tôi chỉ mong ông đừng nói chuyện vô nghĩa nữa thôi.
Ông ta nói:
– Nếu cô đã mong muốn như vậy thì thôi, tôi sẽ trang nghiêm, im lặng để khỏi lầm lẫn, để khỏi nói lên những câu vô nghiã nữa. Mà tuồnh như chưa bao giờ cô cười cả, phải không cô Eyre? Luật lệ khắc khe của Lowood vẫn còn đeo đẳng theo cô. tôi hy vọng kể từ nay cô phải học cách sống tự nhiên với tôi, đừng nghi thức kiểu cách như tôi. thỉnh thoảng tôi lại có cảm tưởng như cô như một con chim trong ng, và nếu được thả ra nó sẽ tung cánh bay cao đến tận mấy tầng mây. Cô đi chưa?
– Thưa ông, đã chín giờ rồi
Không cần, cô hãy đợi một chút nữa. Adela đi tìm Sophie để thử cái áo choàng mới màu hồng rồi. Thế nào cháu cũng trở lại đây trong chốc lát thôi.Thế nào rồi tôi cũng thấy lại hình ảnh của Celine Varens như khi nàng xuất hiện trên sân khấu. Tôi lại bị xúc động rồi. Cô hãy nán lại đợi Adela về.
Tiếng chân của Adela vang lên, bé nhảy nhót qua phòng khách. Rồi cháu vào phòng, người thay đổi hẳn, như ông đã đoán trước.
Chiếc áo khiêu vũ nhỏ bằng lụa hồng, rất đẹp và rất ngắn, đã thay cho chiếc áo màu nâu cháu mặc trước đó. Một vòng nụ hoa hồng trên đầu, chân thì mang tất lụa dài, giày sa tanh nho nhỏ. Xòa áo ra, cháu đang nhẹ nhàng nhảy qua phòng, tiến đến chỗ ông Rochester đang đứng, rồi cháu quay vòng trên đầu nhón chân trước mặt ông và qùy một chân ngồi thụp xuống.
Cháu nói rất ngọt ngào và ngây thơ:
– Thưa bác, cháu xin cám ơn lòng tốt của bác ngàn lần.
Cháu đứng dậy, hỏi ông:
– Thưa bác, như vậy có giống má thường làm không?
Ông Rochester trả lời:
– Giống, giống lắm. Và cũng giống khi mẹ cháu biết cách moi vàng trong túi một người Anh
Rồi trong khi Adela nhảy nhót về phòng ngủ thì ông lại quay sang tôi:
– Trong qúa khứ, tôi cũng đơn giản lắm, cô Eyre ạ! Giống như cô, tuổi trẻ của tôi trong trắng vô cùng. Nhưng rồi đứa bé người Pháp đã đến với tôi, mặc dù tôi có muốn hay không. Tôi giữ nuôi nó như là một hành vi chuộc tội, như là một việc thiện. Hôm nào tôi sẽ giải thích cho cô rõ. Bây giờ thì xin chúc cô ngủ ngon.
Ông Rochester đã giải thích cho tôi rõ thật. Nhưng mãi cho đến mấy ngày sau, khi tình cờ ông gặp tôi và Adela ngoài sân đất. Trong lúc Adela đang chơi với con chó Pilot và qủa bóng thì ông mời tôi đi dạo một vòng dưới hàng cây trong sân.
Ông bắt đầu kể cho tôi nghe rằng Adela là con gái của một vũ nữ người Pháp, tên là Céline Varens, người ông yêu mến. Ông cũng tưởng là cô ta yêu ông, cô ta đã tiếp nhận các qùa tặng của ông hết sức ưu ái và tỏ ra mến phục ông, mặc dù ông xấu trai.
Ông nói tiếp với tôi:
– Cô Eyre à, tôi tưởng mình được yêu, tôi bèn cho cô ả nào kim cương, áo quần, tôi tớ và cả một chiếc xe- thực ra tôi bắt đầu phá sản như đa số những người khác trước đó- và cũng như họ, tôi gánh lấy số phận của một kẻ cuồng si. Một buổi tối tôi đến khách sạn nàng ở thì Céline đã đi khỏi. Thời giờ trôi qua, tôi bước ra bao lơn, đốt điếu thuốc xì gà, y như bây giờ đây.
Ông ngừng lại một lát, phà một ngụm khói thuốc vào không khí mát lạnh. Ông nói tiếp:
– Khi tôi đứng đấy, tôi chợt nghe tiếng vó ngựa, tôi nhìn ra, tôi thấy chiếc xe mà tôi cho nàng đang dừng lại. Tôi thấy bàn chân nhỏ nhắn của Céline bước ra khỏi xe, đằng sau nàng một người khác bước ra rồi cả hai đi vào khách sạn.
Ông im lặng đi một lát rồi nói tiếp:
– Cô thì không bao giờ thấy ghen, phải không cô Eyre? Dĩ nhiên là không vì có bao giờ cô yêu đâu. Nhưng tôi báo cho cô biết rằng, một ngày nào đó cô cũng phải xông xáo vào đời, nếm đủ mùi đời. Hoặc là cô gặp phải cảnh gian nan khổ cực, hoặc là cô được che chở, may mắn, được hưởng một cuộc sống thanh bình – như tôi bây giờ đây.
Tôi hỏi ông:
– Thế ông vẫn đứng ở bao lơn khi họ vào phòng ư?
Ông Rochester đáp:
– Thoạt tiên thì tôi định trốn đâu đó để nghe họ nói gì. Thật là lạ lùng, làm sao tôi lại có thể kể những việc này cho cộ nghe và cũng thật lạ là tại sao côlại nghe một cách bình tĩnh như vậy, như là một chuyện bình thường nhất trần đời. Đúng thế, họ vào phòng. Cô nàng thì quần áo sa tanh bóng loáng, nữ trang lộng lẫy – dĩ nhiên là qùa tôi tặng – còn anh chàng thì đóng bộ đồng phục sĩ quan. Tôi biết hắn rất rõ, và vì tôi qúa khinh bỉ hắn cho nên tôi không thèm ghen. Tình yêu của tôi đối với Céline chấm dứt ngay từ lúc ấy – nàng không xứng đáng với tình yêi của tôi nữa. Tôi bước vào phòng giáp mặt họ, vạch cho họ thấy tính chất bỉ ổi của họ, rồi thách đấu với hắn. Sáng hôm sau, tôi làm cho hắn bị thương khi giao đấu – tôi nghĩ mình làm thế vì danh dự mà thôi.
Ông im lặng một lát rồi nói tiếp:
– Mấy năm sau, Céline bỏ con, chạy sang ý với một người khác, một ca sĩ. Cô ta bảo tôi là cha của Adela, nhưng sự thật không phải thế. Tuy nhiên, tôi vẫn nhận đứa bé xấu số và đem về nhà nuôi, hy vọng rằng đóa hoa Pháp bé nhỏ có thể đơm hoa thơm trong vườn nước Anh.Bà Fairfax đã tìm thấy cô để dạy cháu – nhưng bây giờ thì cô đã rõ Adela là con ngoại hôn của một vũ nữ nhạc kịch, thì chắc cô thấy nhiệm vụ của mình có khác?
Tôi đáp:
– Dạ không đâu, chắc chắn là không. Bây giờ biết cháu không có cha mẹ- mẹ bỏ đi, ông thì không phải là cha cháu – tôi lại càng gắn bó với cháu hơn. Cháu không đáng trách vì lỗi lầm của mẹ cháu, hay của ông. Tôi sẽ xem cháu như một kẻ mồ côi cô độc, và tiếp tục là một người bạn của cháu.
Sau khi ông Rochester đã vào nhà, tôi ở lại ngoài vườn lâu hơn với Adela và với Pilot, sung sướng khi nghe tiếng cười ngây thơ của bé trong lúc bé chơi ván cuối cùng trước khi vào nhà dùng trà.
Jane Eyre Jane Eyre - Charlotte Bronte Jane Eyre