Số lần đọc/download: 1690 / 37
Cập nhật: 2016-12-18 07:44:43 +0700
Chương 11: Việt Cộng Ở Paris
S
au chuyến thăm tháng 8 năm 1966 của tôi, tôi đã không đến các khu vực của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt nam vì chắc rằng Mặt trận đã có một phái đoàn Ngoại giao rất thông thạo ở Phnompenh, do ông Nguyễn Văn Hiếu, người Việt cộng đầu tiên mà tôi được tiếp xúc năm 1962 đứng đầu. Ngoài ra còn có “các bác” trên rừng mà nhiều người là Việt nam gốc Campuchia về nghỉ phép, thường xuyên đến Phnompenh. Ba Tư, người phiên dịch dũng cảm trong các chuyến thăm đầu tiên của tôi đã đến Phnompenh làm phóng viên cho cơ quan Thông tấn xã Giải phóng của Mặt trận dân tộc giải phóng. Vì vậy tôi nắm được đầy đủ tình hình trên mặt đất và có thể cười một cách thoải mái trước những đợt tiên đoán của tướng William C. Oét-mô-len, tư lệnh có uy tín của Mỹ vào cuối năm 1967. Nếu Washington vẫn còn không quan tâm đến các cuộc nói chuyện hoà bình thì cũng không có gì đáng ngạc nhiên lắm bởi vì “Oét-ti” bảo đảm với thế giới rằng Việt cộng đã bị đẩy lên vùng biên giới với Campuchia và không còn là một vấn đề nữa. Tình hình quân sự chưa bao giờ tốt hơn! Vì những bản đồ mà các sĩ quan tham mưu chuẩn bị cho ông ta ở Sài gòn rất khác với những bản đồ tôi thấy ở Phnompenh, cho nên chính ông ta, chứ không phải tôi đã sững sờ khi cuộc tấn công Tết Mậu Thân nổ ra đêm 30 - 31 tháng 1 năm 1968.
Trong quyển sách đầy đủ tư liệu của mình về cuộc tấn công Tết Mậu Thân, Đôn Đô-bơ-đốc-phơ, phóng viên của tờ Bưu điện Washington kể lại rằng khi tin nhanh đầu tiên đển Bộ Ngoại giao thì 4 bạn đồng nghiệp của anh ta ở tờ Bưu điện đã được thông báo rằng cuộc chiến tranh đang được tiến hành tốt như thế nào, với tập “tài liệu cộng sản bắt được” để chứng minh rằng Việt cộng đã đến “phút cuối cùng”. Sau khi một vài mảnh giấy đã được chuyển cho anh ta, người sĩ quan thông báo “với một nụ cười yếu ớt” báo tin đường như Việt cộng đang tấn công Sứ quán Mỹ ở Sài gòn. Có lẽ cùng vào giờ đó tôi được ông Nguyễn Văn Hiếu ở Phnompenh thông báo một cách đơn giản, ngắn gọn, đầy đủ sự kiện về điều đang xảy ra. Ông nói đó chỉ là ở một cuộc “tấn công chúng chứ không phải một cuộc tổng tấn công” và ông nói thêm “đừng quên rằng chúng tôi đánh giá kết quả của hành động quân sự bằng những tác động chính trị của nó.
Tác động chính trị đã được thấy 2 tháng sau lại buồng của tôi ở khách sạn Thống Nhất Hà Nội trong đêm 31 tháng 3 năm 1968.
Đối với Hà Nội, đây là một tập hợp hiếm có các nhân tài gồm có nhà văn, chủ bút và nhà báo Mỹ: các nhà văn Ma-ri McCarthy và Phăng Xsua-man nhà báo kiêm chủ bút Ha-ri Asơmơ và Uyn-liam Ba-gơ và phóng viên ngoài nước chính của hãng tin CBS, Sác-lơ Cô-Lin-út. Họ có mặt ở buồng tôi vì tôi có một đài thu thanh làn sóng ngắn tốt và Tổng thống Johnson sắp đọc một diễn văn quan trọng về chiến tranh Việt nam. Phần thiết yếu chiến tranh Việt nam là như sau:
“Không cần thiết trì hoãn các cuộc nói chuyện có thể đưa lại một kết thúc cho cuộc chiến tranh đẫm máu dài ngày này. Đêm nay tôi nhắc lại đề nghị tôi đã đưa ra trong tháng 8 để chấm dứt ném bom Bắc Việt nam. Chúng tôi yêu cầu các cuộc nói chuyện bắt đầu ngay tức khắc và chúng phải nghiêm chỉnh về mặt thực chất của hoà bình. Chúng tôi cho rằng trong khi có những cuộc nói chuyện đó, Hà nội sẽ không lợi dụng kiềm chế của chúng tôi...
“Đêm nay tôi đã ra lệnh cho máy bay và tàu hải quân của chúng tôi không được tấn công Bắc Việt nam, trừ khu vực bắc khu phi quân sự, là nơi mà lực lượng của địch vẫn tiế tục được xây dựng để đe doạ các vị trí tiền tiêu của đồng minh, và là nơi mà việc di chuyển quân đội và chuyên chở hàng cung cấp rõ ràng có liên quan đến việc đe doạ đó...
Bây giờ cũng như trong quá khứ, Mỹ sẵn sàng cử đại diện của mình đến bất cứ diễn đàn nào, vào bất cứ lúc nào, để thảo luận những biện phảp đưa cuộc chiến tranh này đến chỗ kết thúc. Tôi chỉ định một trong những người Mỹ ưu tú nhất của chúng ta, Đại sứ A-vơ ren Harriman làm đại diện cá nhân của tôi trong các cuộc nói chuyện như vậy...”
Ông ta tiếp tục nói về các vấn đề kinh tế, và vì A-sơ-mo và Ba-gơ đến chậm, nên có tiếng đòi tắt đài và so sánh những bản ghi chép của mọi người để bảo đảm đã ghi đúng tuyên bố đầy xúc cảm, mạnh mẽ đó của bất cứ Tổng thống nào về cuộc chiến tranh Việt nam. Chúng tôi kéo xuống quậy bán rượu uống mừng.
Sau khi uống đến lượt thứ ba, một bạn Việt nam vào hỏi chúng tôi nghĩ gì về quyết định của Johnson không ra ứng cử Tổng thống lại? Chúng tôi ngây người ra mà nhìn anh ta và nhận thấy mình đã bỏ lỡ mất tác động chính trị tối cao, vì đã tắt đài quá sớm.
Trong vòng vài ngày ông Nguyễn Duy Trinh đề nghị bắt đầu các cuộc nói chuyện ở cấp đại sứ ở Phnompenh. Mặc dù ông ta tuyên bố “bất cứ diễn đàn nào, vào bất cứ lúc nào”, Johnson đã bác bỏ thủ đô Campuchia vì ở đó thiếu các phương tiện liên lạc và vì Mỹ không có quan hệ ngoại giao ở đó. Hà Nội đề nghị Warsaw, là nơi mà cả hai bên đều có quan hệ ngoại giao và Mỹ đã thương lượng với Trung Quốc ở đó gần 10 năm. Warsaw cùng bị bác bỏ. Rồi Đin Ra-xcơ tiến tới việc làm trò cười cho thiên hạ bằng việc nêu ra tiêu chuẩn cho một địa điểm có thể chấp nhận được, và đưa ra những địa điểm vi phạm ngay chính tiêu chuẩn của ông ta: “Nó phải trung lập, ở đó cả hai bên đều có quan hệ ngoại giao và có các phương tiện liên lạc thích hợp”. Ông ta đề nghị 6 nước ở châu Á và 4 nước ở châu Âu mà Bắc Việt Nam không có quan hệ ngoại giao và trong một số các nước đó như Afganistan và Nê-pan, chẳng hạn, khả năng liên lạc là đáng nghi ngờ. Hà Nội đề nghị Paris; Raxcơ đối lại bằng việc chấp nhận một đề nghị của Indonesia dùng một tàu tuần dương và một tàu khách thả neo ở “vùng biển trung lập”. Có vẻ như Ra-xcơ có ý định tiến hành các cuộc nói chuyện ở nơi nào ít báo theo dõi nhất. Cuối cùng Ra-xcơ chấp nhận Paris.
Những bài xã luận trong một số tờ báo Mỹ phàn nàn rằng nước Pháp với phần diễn văn Phnompenh của Charles De Gaull, có thể không được xem là “trung lập” về cuộc chiến tranh Việt nam.
Cuộc họp toàn thể đầu tiên được định vào ngày 13 tháng 5 năm 1968.
Tôi đến Paris sớm hơn vài ngày với tư cách là cố vấn cho nhóm CBS có quyền lực cao chịu trách nhiệm theo dõi hội nghị. Đó là một sự sắp xếp kín đáo, không gây khó khăn gì cho việc hàng tuần tôi gửi tin cho tờ Người bảo vệ. Tôi giữ một buồng lại khách sạn Luy-tê-ti-a ở đường Ra-xpen là nơi mà nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Xuân Thuỷ, người đứng đầu phái đoàn Việt nam Dân chủ Cộng hoà và những đồng sự của ông đang ở. Như đã đồng ý trước với nhau tôi ăn cơm tối với Sác-lơ Cô-lin-út và vợ anh ta tại phòng ăn của Luy-tê-ti-a vào đêm tôi đến. Chúng tôi cố ăn và nói chuyện trong khí hơi cay lọt vào phòng qua mảnh kính vỡ của cửa sổ, bởi vì sinh viên đang đánh nhau với cảnh sát cách đó một vài khối nhà phía dưới đại lộ Xanh Giéc-manh.
Sau khi vợ chồng Cô-lin-út về, tôi tiến ra phía nổ lựu đạn hơi làm chảy nước mắt và những ánh chớp làm sáng bầu trời. Tại một góc của đại lộ Xanh Giéc-manh với phố Đô Lan-xiên Cô-mê-đi, tôi chạy vào một vật chướng ngại đầu tiên làm bằng những tảng đá và thân cây vừa mới hạ dọc theo đại lộ. Tôi bị hai người với vẻ mặt nghiêm khắc và mạnh khỏe chặn lại.
Sau đây là cuộc đối thoại vời họ:
" Điều gì đang xảy ra thế?
" Anh có thể đọc báo và nghe đài!"
" Tôi vừa mới đến Paris đêm nay. Đây giống như Việt Nam, chứ không phải Paris".
" Anh là ai?
" Một nhà báo - đây, giấy tờ để đến hội nghị về Việt nam đây!
" Đợi một phút!
Họ trở lại với một người đeo băng tay, chắc chắn là làm nhiệm vụ lãnh đạo.
" Anh là ai? Anh muốn gì?"
Tôi đưa ra một thẻ nhà báo.
" Anh là Burchett à? Người viết về Việt nam?
Tôi gật đầu: " Vâng. Cũng cùng một tình hình như vậy"
"Chúng tôi là Việt cộng và chúng - anh nói, hất đầu về phía đang đánh nhau - là bọn Yan-ki. Hãy đi với tôi!"
Anh ta hướng dẫn tôi đi sang vật chướng ngại thứ hai. Ở đấy chúng tôi phải tránh đường cho hai nhóm mang cáng cứu thương đang chạy đến trường Y, cách đây một vài trăm thước Anh. Nằm trên cáng là một thanh niên tay để trên đầu và máu rỉ ra giữa các ngón tay. Chúng tôi đến một vật chướng ngại thứ ba; vào lúc này nước mắt đã chảy xuống má tôi và tôi cảm thấy đau nhức trong cầu mắt. Ở đây xe hơi bị lật ngược để làm vật chướng ngại cùng với những cây sắt, những cửa sắt lấy từ các tiệm buôn và ngay cả những cột đèn cũng bị nhổ lên. Hoạt động ác liệt nhất xảy ra ngay gần đây, ngã ba giữa đại lộ Xanh Giéc-manh và đại lộ Xanh Mi-sen, người hướng dẫn tôi nói: “không thể đi xa hơn nữa. Phía trước kia thật là gay gắt”.
Tôi chệnh choạng đi trở lại, khăn tay áp trên mặt nóng bừng và chảy nước mắt. Người hướng dẫn tôi nắm cánh tay và đưa tôi trở về vật chướng ngại thứ nhất. Rồi anh ta lại làm nhiệm vụ chỉ huy để cho tôi tự dò dẫm tìm đường trở về.
Tôi rời “khu vực chiến đấu” để đến góc của phố Ptên-nơ, ở đây tôi chứng kiến một cảnh kỳ lạ. Một đống rác to tướng nằm bên bờ đường, công nhân vệ sinh đã đình công vài ba ngày rồi. Một nhóm thanh niên tranh luận với nhau liệu có nên đốt đống rác đó đi không. Khi cuộc tranh luận gay gắt đạt đỉnh cao thì một người có vẻ buồn rầu châm lửa vào đống rác bằng máy lửa của mình. Chỉ khi ngọn lửa bốc lên cao, những người đang tranh cãi nhau mới thấy là vấn đề đã được giải quyết xong xuôi. Còn người buồn rầu kia đã đi xa rồi, đám thanh niên cũng bắt đầu giải tán, vẫn còn tranh cãi nhau nhưng lần này có lẽ về những vấn đề có tính chất học thuyết... đây là một sự kiện không quan trọng nhưng nó tượng trưng cho sự hỗn loạn, thiếu lãnh đạo hoặc thiếu mục tiêu rõ rệt đối với các sự kiện tháng 5, về sau được gọi là như vậy.
Sáng hôm sau, người ta công bố rằng 60 chướng ngại vật đã được dựng lên trong đêm bạo động. 188 xe đã bị phá huỷ hoặc hư hại; 367 người chủ yếu là sinh viên đã bị thương và 160 người bị bắt. Cảnh sát trưởng Paris tố cáo sinh viên tiến hành “khiển tranh du kích thực sự”, nhưng công chúng có cảm tỉnh với sinh viên. Phải thừa nhận chung rằng cảnh sát đã hành động một cách tàn bạo quá mức. ểề làm cho tình hình rắc rối hơn nữa, hai nghiệp đoàn lớn nhất của đất nước đã tham gia tổ chức một cuộc đình công 24 giờ. Cuộc đình công này trùng hợp với việc khai mạc hội nghị. Ngay hôm đó, nước Pháp ở trong tình trạng không hoạt động. 10 triệu công nhân đỉnh công mà phần lớn là công nhân mỏ, xí nghiệp, cơ quan, tiệm buôn và các nơi làm việc khác. Cảnh sát Paris cũng đình công; sinh viên đứng ra hướng đẫn giao thông ở những điểm “nóng”...
Đối với những người muốn bóp nhỏ thực tế rằng nước Mỹ lại phải ngồi lại với những nông dân châu Á, từ một nước tương đối nhỏ lần này, để thương lượng cách thoát khỏi một thất bại, thì những sự kiện tháng 5 rõ ràng là một món quà quý giá của Chúa. Việc xảy ra một tình hình bùng nổ trong hàng ngũ sinh viên cũng như sự bất bình to lớn của công nhân là một điều chẳng bí mật và lạ lùng gì. Nhưng thời điểm mà các nhà lãnh đạo chính trị cũng như các nhà lãnh đạo nghiệp đoàn, từ cộng sản đến gô-lít, đểu không ngờ đến, đã vô tình trở thành một nhịp chống lại tính chất hấp dẫn của hội nghị về Việt nam. Hàng trăm nhà báo và hàng chục đoàn vô tuyến truyền hình đổ vào Paris để theo dõi hội nghị đã quay sang theo dõi những cuộc chiến đấu bán đêm trên đường phố ở khu La-tinh với những hình ảnh, những đề tài không kém phần hấp dẫn.
Oan-tơ Crôn-cai-tơ và đoàn CBS của anh ta có quan điểm cho rằng báo chí phải có phần đóng góp vào việc đưa lại một giải pháp và vai trò của tôi sẽ phải bảo đảm rằng, CBS có thể nắm càng đầy đủ càng tốt các quan điểm của Việt nam Dân chủ Cộng hoà về các vấn đề sẽ được thảo luận. Việc họ có những phương tiện riêng của họ để nắm đầy đủ nhất những quan điểm của Mỹ là việc tất nhiên, không cần gì phải nói đến. Ngoại giao báo chí, mà Oan-tơ Crôn-cai-lơ chẳng xa lạ gì, sẽ đi song song với ngoại giao trên bàn hội nghị. Việc này phù hợp với khái niệm báo chí sáng tạo của tôi và làm cơ sở cho sự hợp tác của tôi với đoàn CBS trong gần một năm đầu của hội nghị.
Trong khung cảnh trách nhiệm của một nhà báo tham gia việc theo dõi vấn đề trang nghiêm nhất trong tất cả các vấn đề - vấn đề hoà bình hoặc chiến tranh - đúng hai tuần sau khi cuộc đàm phán tại Paris bắt đầu, tôi đã đến dự một bữa cơm trưa với A-vơ-ren Harriman, dẫn đầu đoàn đại biểu Mỹ, tại căn buồng của ông ta, ở khách sạn Cri-dông nổi tiếng và đắt tiền nhất. Những khách khác là Sác-lơ Cô-lin-út và một trong những trợ lý chính của Harriman là Đa-ni-ên Đa-vít-xơn. Đó là một dịp rất không chính thức một bữa cơm trưa trong một bầu không khí chủ nhật thoải mái, điển hình. Harriman mặc áo cộc tay với quần có dây treo, tự tay mời rượu và bắt đầu bằng việc cảm ơn tôi đã có những đóng góp nhất định vào việc xin thả một số tù binh khi ông ta được Johnson giao nhiệm vụ phải “làm một cái gì” đó trong lĩnh vực này. Ấn tượng đầu tiên của tôi về ông ta là thấy ông ta là một người nhiệt tình có thể dễ dàng nôi chuyện, và ấn tượng này về sau đã được chứng minh là đúng. Cô-lin-út một bạn thân của Harriman, đã sắp xếp cuộc gặp gỡ này, bởi vì trong một lân tâm sự, tôi đã nói anh ta về kết quả có ích của tình bạn giữa Đờ Gôn-dắc của tờ Nước Pháp buổi chiều về tôi trong nghị Giơ-ne-vơ năm 1954. Cô-lin-út nhắc rằng Harriman muốn mang lại cho sự nghiệp lâu dài và nổi tiếng của mình một vinh dự được góp phần vào cuộc thương lượng để đưa Mỹ ra khỏi cuộc chiến tranh đầy tranh chấp và không được lòng dân nhất này. Đó là một tham vọng đáng tán đương, đáng ủng hộ.
Harriman muốn biết quan điểm của tôi về các mục tiêu thương lượng của người Bắc Việt nam và những lĩnh vực thoả thuận thực tế.
Một số nhà báo đã bắt đầu xem tôi là “một phát ngôn của những người Đỏ Bắc Việt nam”, và tôi đã nói rõ ngay từ đầu rằng tôi không có quan hệ chính thức hoặc hữu cơ nào với người Bắc Việt Nam và bất cứ điều gì nói ra đều là ý kiến cá nhân tôi. Nhưng đó là một ý kiến có cơ sở bởi vì, tôi đã theo dõi chặt chẽ các công việc của Việt nam nhiều năm nay. Harriman chấp nhận điều đó. Ông ta chăm chú nghe khi tôi điểm lại một cách vắn tắt lịch sử lâu dài của cuộc kháng chiến của Việt nam chống bọn xâm lược nước ngoài. Tôi đã nhấn mạnh cho Harriman rằng người Việt nam đã bị đánh lừa khi kết thúc chiến dịch chống Pháp, do đó đủ cho Harriman có đến với thiện chí và sự chân thật, thì những sự nghi ngờ của người Việt nam, dựa vào những kinh nghiệm cũ, có thể vẫn còn làm vẩn đục không khí một thời gian. Điều tối thiểu mà họ muốn là điều đã được hứa trong hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954: độc lập với cách là một quốc gia riêng rẽ và thống nhất.
Về Việt nam nghi ngờ rằng nước Mỹ là một cường quốc mới muốn biến Việt nam thành thuộc địa của nó, là điều bình thường. Tuy nhiên Harriman nhấn mạnh rằng người Việt nam xem Mỹ là một cường quốc thực dân thì đó là một sai lầm. Mục đích sự can thiệp của Mỹ chỉ giới hạn trong việc ngăn cản miền Bắc chiếm miền Nam bằng vũ lực. “Chúng tôi không có ý định ghìm sâu vào đó đâu”.
Khi tôi nhận xét rằng quy mô và tính chất vĩnh viễn của các căn cứ Mỹ ở miền Nam Việt nam là cơ sở để người Việt nam ngờ vực Mỹ đã đến để ở lại, thì Đa-vít-xơn ngắt lời tôi, lần duy nhất, để nêu một điểm có giá trị: “Bạn chỉ cần nhìn vào loại căn cứ mà chúng tôi đã bỏ ở đây - trên nước Pháp, với cỏ mọc ở đường bay cao ba bộ Anh, để hiểu rằng quy mô của căn cứ không có quan hệ gì đến tính chất vĩnh viễn để ở lại”.
Harriman nói: “Khi giới quân sự của chúng tôi chuyển vào bất cứ nơi nào của thế giới, nọ đều đòi cái tốt nhất cho mọi thứ”. Rồi một đêm, ông ta cười và nói: “Nếu người Bắc Việt Nam có thể thuyết phục chúng tôi rằng họ không có ý định xâm chiếm miền Nam thì chúng tôi cũng có thể thuyết phục họ rằng chúng tôi không có ý đinh bám lấy miền Nam, lúc đó chúng tôi đạt được cơ sở cho một thoả thuận”.
Đó là điểm quan trọng nhất trong 4 giờ nôi chuyện về toàn bộ tình hình ở châu Á, trong đó tôi đã chỉ trích Mỹ luôn luôn gắn hy vọng của mình vào những lực lượng phản động và chống nhân dân nhất. Đến cuối cuộc nói chuyện, Harriman nhận xét rằng việc ông Xuân Thuỷ không thừa nhận có quân từ miền Bắc vào miền Nam đã làm cho các cuộc thương lượng trở nên khó khăn. Tôi giải thích rằng giới lãnh đạo Hà Nội rất linh động và nếu có triển vọng cho một hiệp định tốt thì sẽ không có quân miền Bắc ở miền Nam vào lúc nó được ký.
Đó là một cuộc nói chuyện dễ chịu, khích lệ và có ích. Rõ ràng đối với những vấn đề có tầm quan trọng như vậy không thể nào giải quyết được bằng những cuộc nói chuyện kiểu này. Nếu Harriman, đáng khen thay, muốn kết thúc đời ngoại giao của mình như là một người đưa lại hoà binh ở Việt nam, thì Johnson lại quyết tâm không chấm dứt sự nghiệp chính trị của mình như là một Tổng thống đã “mất Việt Nam”. Khá nhiều bùn đã bị vứt vào những ai coi như chịu trách nhiệm về việc “mất Trung Quốc” cho nên ông ta không muốn liều mạng để có một kiểu rút ra khỏi Nhà Trắng một cách không vinh quang như vậy. Và bóng đáng của chủ nghĩa McCarthy còn hiện ra đồ sộ, nếu không phải trực tiếp đối với những nhà thương lượng ở Paris thì ít ra cũng là đối với những người giật dây ở Washington. Trên thực tế Harriman và Van-xơ đã thành công trong việc không kéo dài các cuộc thương lượng và đã đạt được kiểu hiệp định mà Johnson đòi phải đạt được. Nhưng Johnson đã rút thảm dưới chân họ, bác bỏ chính đường lối của mình và do đó làm dễ dàng cho thắng lợi của Ri-sớt Nixon trong cuộc bầu cử Tổng thống tháng 11 năm 1968.
Việc Nixon đang đợi để tiếp quản Nhà Trắng sẽ làm tan biến khả năng chấm dứt nhanh chóng cuộc chiến tranh với những điều kiện thuận lợi mà Mỹ đã từng mong muốn. Bẳng lời lẽ ngoại giao, Harriman nói bóng gió đến điều đã xảy ra:
“Dường như đã rõ ràng, Thiệu (Nguyễn Văn Thiệu) tên độc tài được Mỹ ủng hộ ở Sài gòn đã được khuyên bằng mọi cách đợi cho đến sau cuộc bầu cử Mỹ.
Hắn được biết rõ ràng rằng đường lối của Nixon sẽ cứng rắn hơn Hămphrây nhiều và hắn được nhắc rằng nếu các cuộc thươmg làm mà bắt đầu thì Hăm-phrây sẽ trúng cử.
Tôi không nói gì về Tổng thống Nixon biết điều gì về việc đó... Nhưng một số người tin rằng nếu chúng ta đã bắt đầu những cuộc thương lượng thực sự trong tuần lễ trước ngày bầu cử, thì nó có thể đưa lại một việc khác tuy nhỏ nhưng quyết định trong kết quả của cuộc bầu cử. Nếu Hăm-phrây đã được bầu làm Tổng thống thì chúng ta sẽ rút ra khỏi Việt nam lúc đó... "
Những khả năng chấm dứt sớm cuộc chiến tranh đã tan biến từ ngày công bô kết quả cuộc bầu cử. Mọi thứ tích cực đã đạt được đều bị xoá sạch. Khi tiến bộ đã đạt được trong cuộc đàm phán thì người Bắc Việt nam như một phần chính sánh của họ nhằm “làm dễ dàng” cho Harriman, đã bắt đầu rút nhiều quân khỏi miền Nam một cách lặng lẽ như tôi đã đoán trước. Họ vẫn tiếp tục rút, ngay dù cho giới quân sự Mỹ tại chỗ đã lợi dụng việc đó. Chính trong khái niệm toàn bộ cúa Cụ Hồ Chí Minh mà hoạt động quân sự có thể đánh giá chỉ bằng các kết quả của chính trị, và khái niệm đó được áp dụng cho việc rút quân cũng như việc tiến quân. Harriman và Van-xơ đều biết rằng Hà Nội có xu hướng lùi bước để đạt được hiệp định, nhất là trong thời kỳ giữa thắng lợi bầu cử của Nixon và việc ông ta thực sự vào Nhà Trắng. Harriman nói rõ như sau:
“Tôi không có tài nói tốt cho địch, những người Bắc Việt nam đã rút ra khỏi hai tỉnh phía bắc của Quân khu I, Đó là vùng đã từng đánh nhau đẫm máu nhất, lôi cuốn cả quân Mỹ ở Khe Sanh và những nơi khác. Bắc Việt nam có một lực lượng lớn ở đó. Họ đã rút 90% quân của họ ra, và một nửa số đó rút qua vĩ tuyến 20, khoảng 20 dặm lên phía bắc. Đó là một sự rút rất hoàn toàn...”
Ngay sau khi Nixon tiếp quản Nhà Trắng, Harriman từ chức và được thay bằng Henry Ca-bốt Lốt. Đối với nhiều người chúng tôi đang theo dõi hội nghị, Việc Lốt đến tượng trưng cho việc chấm dứt các cố gắng nhằm đạt được một giải pháp bằng thương lượng. Sự thiếu quan tâm và sự buồn nản phảỉ thương lượng của ông ta đã thể biện bằng một hình thức ngáp ngắn ngáp dài và thực sự ngủ ở bàn hội nghị. Các cuộc thương lượng Paris đã bị đầy lùi bằng một tình trạng băng giá sâu sắc. Cam kết về một “kế hoạch hoà bình” làm cho Ních-ơn thắng cử đã chuyển thành một kể hoạch tiếp tục chiến tranh bằng những biện pháp khác, bằng việc “thay màu da của xác chết” như En-xơ-uốt Bân-cơ, Đại sứ của ông ta ở Sài gòn đã nói. Nó được gọi là “Việt Nam hoá” chiến tranh, thảng nghĩa là rút quân Mỹ về thay bằng các đơn vị Nam Việt nam xây dựng theo hình ảnh quân Mỹ.