Số lần đọc/download: 6765 / 175
Cập nhật: 2016-07-14 17:43:17 +0700
Chương 12 -
- E
m đã biết lỗi vẽ của anh rồi. Con Quá là cả sự ngây thơ được cụ thể hoá bằng sơn màu, còn em?
- Cô ấy à? Cô sẽ là hiện thân của cả một trời huyền bí
Hồng cười dòn:
- Như vậy anh chỉ bệt vào vải một vết sơn đen là xong chứ gì. Anh có biết cai chuyện hai bức tranh danh hoạ bí hiểm hay không?
- Không
- Trời, hoạ sĩ mà lại không biết chuyện đó. Này, ở Bale, người ta tổ chức một phòng triển lãm cho các hoạ sĩ mầm non. Một uỷ ban đặy ra để tìm tòi nhân tài mới. Uỷ ban gồm nhiều hoạ sĩ trứ danh và nhiều nhà phê bình tranh đanh thép. Thế mà cả bọn các tay cừ khôi ấy, đều ngẩn ngơ trước hai bức tranh kỳ lạ: một, vẽ một khuôn vuông đen thui, và một, vẽ mặt nước biển phẳng lặng, không thấy bờ bến chim chóc gì cả.
Rốt cuộc uỷ ban phải cho mời hai tác giả ấy đến để nhờ họ giải thích ý nghĩa tranh của họ. Người thứ nhất cắt nghĩa: “Tranh này tat một cuộc đánh nhau giữa hai người da đen trong một đường hầm xe lửa, vào một đêm không trăng sao”. Người thứ nhì giải thích:”Tranh của tôi tả một chiếc tàu chìm nghỉm dưới đáy biển”
Long cười ngất một hơi rồi nói:
- Tranh của phái lập thể cũng bí hiểm đến như thế thôi.
Trái với dự định. Long vẽ bức chân dung cho Hồng trước chị của cô và ông bà Nam Thành. Lần lựa ở lại để vẽ cho người khác,chàng sẽ dễ ăn nói hơn là để vẽ cho người chàng yêu.
Chàng yêu ai nào nào ai biết. Vả chẳng biết cũng chẳng nên tội lỗi gì. Nhưng chàng chắc chắn là sẽ ngượng miệng khi đòi ở lại để vẽ chân dung cho Hồng.
Long dừng tay lại. Nỗi vui do câu chuyện tranh bí hiểm gây ra, vẫn còn đọng lại nơi mặt Hồng. Hồng bỗng khác đi, không còn là Hồng u buồn mà chàng yêu.
HỒng vui vẻ thì vẫn đẹp như thường, có phần đẹp hơn lúc nào cả. Nhưng mỗi người đều mang một vẻ riêng, vẻ ấy hợp với người đó mà không hợp với người khác, mà người đó mang vẻ đẹp của người khác cũng không xong.
Không phải vì Long ích kỷ muốn cho Hồng buồn mãi để hợp nhãn của chàng, cũng không phải vì Hồng buồn thì gương mặt mới đẹp được, nhưng chàng thấy nét buồn hợp với vẻ mặt của Hồng lắm, không thế khác được.
- Cô buồn xuống đi chớ! Long bảo.
Nghe lời khuyên kỳ cục, Hồng lại càng vui tươi lên hơn.
- Thợ nhiếp ảnh thì bảo nên vui lên, anh lại bảo khác, sao mà rắc rối dữ vậy, ai biết phải làm sao.
- Không cần biết phải làm sao. Cô cứ tự nhiên đi cho là tốt.
- Thì em tự nhiên đây chớ có làm bộ làm tịch gì đâu.
Hồng nói đúng. Nàng tự nhiên mà vui, vui từ hôm nay. Giá không có câu chuyện pha trò, nàng cũng vui tươi. Nỗi vui ấy đột ngột đến trong lòng nàng, sau buổi đầu hôm giao trả nữ trang lại cho Long.
Nó đến rồi mọc gốc mọc rễ nơi đó, càng ngày càng đâm chồi nẩy lộc sum sê.
Tình cảm tuy vo hình nhưng lại gây ra những biến đổi nơi thể chất con người.
Nó dường như bấm vào nút điện bí mật nào để cho bộ máy hóa học trong con người phát chạy. Nhưng phải ứng, những trao đổi phức tạp của hoá chất trong thân thể con người nhờ thế, diễn ra rồi ảnh hưởng đến bên ngoài mà gương mặt là cái dồng hồ kiểm soát phản ứng kia. Không một cây kim, đồng hồ ấy vẫn chỉ được rõ ràng những biến chuyển bí mật bên trong. Bên ngoài việc gì xảy ra chỉ thay đổi mặt đồng hồ một chút xíu thôi, tất cả đều do bên trong điều khiển, chi phối.
Bản chất của con người là quên, mặc dầu người ta đã thề với ta là sẽ nhớ mãi mãi. Biết vậy nên ông Câu Tiễn mới phải nằm gai nếm mật để nắc mối thù cho mình.
Cô Hồng không có hành hạ thân thể cô lần nào, nên cô hầu gần quên đựơc. Niềm đau cũ vừa dịp thì chàng trai này đến trong một trường hợp rất tiểu thuyết.
Hắn đẹp người và nghe câu chuyện của hắn, xem nghề nghiệp của hắn Hồng thấy là hắn đẹp cả tâm hồn nữa. Hắn lại đồng tâm với nàng là đã bị tình nhân phụ rãy.
Hơn thế, hắn đã tỏ tình, tuy chưa bao giừo dám nói ra điều gì nhưng Hồng đã hiểu giữa lời được rằng hắn yêu cô.
Hồng còn trẻ. Viết thường cũ đã kéo da non và đi lần đến chỗ mất dẫu vết. Nên chi mối tình thứ nhì này vẫn em đẹp y như mối tình đầu.
Lòng nàng như sợi tơ căng thằng rung vang lên trước mỗi lần gió thật nhẹ của tình yêu. Long đã dám nói gì đâu, thế mà giây đàn rất nhạy ấy đã thánh thót những tiếng nhạc du dương rồi:
Tuy chưa nên khúc tình đã thoáng hay
Hoạ sĩ và người mẫu đang ở dưới bóng cây me sân nhà. Một ngọn gió thổi qua, lá me rơi lác đác. Long chờ đợi những giây phút đó thử xem canh lá rụng có làm cho Hồng buồn lại được hay không.
Quả nhiên mặt cô gái bỗng trở nên âu sầu. Hồng nhiều tình cảm quá, mưa rỡi cũng buồn, mà lá rụng cũng buồn được.
Vài chiếc lá tươi và khô rơi trên tóc nàng. Hồng toan đưa tay lên lượm nhưng Long vội ngăn:
- Đừng, cô cứ để y như vậy, đẹp lắm, rồi cô sẽ thấy
Nhìn những lọn tóc lộn với lá me, giây lâu chàng hoạ sĩ trẻ tuổi nói:
- Cô Hồng ơi, tôi đang sáng tác giai phẩm của đời hoạ sĩ của tôi đấy cô.
- Tài anh đã lên tới mức tột cùng rồi à? Sớm dữ vậy
- Không, tại tôi gặp đề. Hứng nhiều lắm
Chàng nín lặng, rồi giây lâu lại nói:
- Cô Hồng ơi, mắt cô sâu.
Hồng hốt hoảng:
- Sâu thật à? Em vẫn ăn ngủ như thường kia mà?
- Không, mắt sâu chứ không phải là quầng mắt sâu. Xem như là cô trông xa lạ lắm, như là trong đó ẩn kín nỗi niềm gì không diễn được... Mắt cô sâulắm, làm tôi nhớ lại vòm trời đêm nọ, nhớ lại những vì sao... Cô Hồng ơi, đêm đó tôi đã nhìn thấy sao Hôm, sao tôi lại quên yêu cầu cô cũng nhì sao đó.
- Có, đêm đó em cũng nhìn sao Hôm.
- À, nếu vậy thì đó là một sự tình cờ kỳ lạ, mà như tôi đã nói đếm đầu, lúc tôi vừa tỉnh và cô đang canh gác tôi, thì sự tình cờ nào cũng do trời xui nên cả. Cô Hồng à. Người Âu Châu có cái tục, khi mến nhau thì cả hai người bạn cùng chọn một vì sao. Vì sao ấy sẽ là nơi hẹn hò của họ những lúc họ xa nhau. Như vậy dẫu cách bức nhau muôn trung, họ vẫn có cách để thông cảm với nhau được. Cô Hồng ơi, cô có muốn dự vào trọ chơi ngây dại ấy của người Âu Châu không?
Hồng hết sức bối rối, nàng nghe như ngộp thở. Nàng chưa kịp lấy lại hơi, Long đã thổi tới thêm một trận gióp mạnh nó lay cả người nàng, cả tâm hồn nàng:
- Nếu cô muốn, tôi xin kính cẩn tặng cô vì sao ấy. Món quà đế vương đó cô à, vì nó là một hột kim cương muôn thuở không lạc mất, không xuống nước được. Nó vừa to tát, lắm như mối tình của tôi đối với cô, lại vừa nhỏ xíu thôi, như hạnh phúc mà tôi mong mỏi, nhỏ vừa cho tôi cầm chắc nơi tay, kẻo mà rơi mất.
Hồng nghe choáng váng, rụng tời cả chân tay. Không, nàng cố nhớ lại, chưa hề có ai nói với nàng những lời kì lạ như vậy bao giờ cả.
Hồng ứa nước, vụt đứng lên rồi chạy bay ra giếng.
Chiếc ma-ni-quên đã được ai gạt lại. Chiếc thùng mới kéo nước vừa xong, còn treo ở đầu dây, đánh rơi xuống nước những giọt lệ to, kêu thảnh thót lên như dư âm của khúc nhạc cô vừa nghe.
Hồng vịn cây trụ trồng ở bờ giếng, cúi nhìn xuống đáy nước. Giếng sâu thăm thămt rợn rùng, khiến nàng sợ hãi thêm.
Mối tình, mối tình này đây! Tương lai sao mà nghe thăm thẳm như đấy giếng này. Rồi sau sẽ ra sao? Mộng đẹp lắm nhưng tỉnh mộng sẽ đau lắm hay không như Bằng đã doạ?
Gió sớm thổi mát làm dịu lại những tình cảm đang sôi trong tim Hồng. Nàng bình tĩnh lại rồi thơ thẩn đi quanh đó.
Giây lát sau, Hồng tới nhà bếp, rút ống tre treo trên vách xuống và một chiếc dùi nhỏ. Nàng gõ vào mõ tre một hồi thì gà, vịt, và cả con trích nữa đều tựu đến đông đủ.
Vua trong sân Thái Huyên trang không phải là con gà trông oai hùng mà là chú trích du côn. Chưa chi nó đã mổ đông, mổ tây để chiếm trọn một khoảng trống lớn giữa bầy. Hạt có rơi, sẽ rơi vào giữa chỗ ấy và nó sẽ được địa vị đế vương.
Hồng buồn cười quá, cười lên một chuỗi dài. Nàng đưa tay quẹt cho ráo lệ, và mắt nàng tự nhiên trở lại như thường.
- Cô thích tặng quà gì cô Quá? Long hỏi cô gái út Thái huyên trang khi thấy cô nàng đang thêu khăn tay một mình nơi buồng ăn.
Quá ngước lên mỉm cười đáp:
- Tuỳ dịp. Nếu như là lễ sinh nhật của em thì em thích được tặng một bức chân dung của em, mà vẽ phải cho khéo kia.
- À, cô nắc khéo quá. Được, tôi sẽ vẽ lại cho vừa ý cô mà, chắc như vậy mà! Nhưng tôi muốn hỏi thăm về quà cưới kia mà.
- Anh đừng đùa. Em không lấy chồng đâu.
- Sao lạ vậy cô. Công nói không yêu người ta thì con nghe được, chớ không lấy chồng thì quá vô lý.
- Chớ anh chưa cưới vợ, lại có lý hơn ai.
- Tôi thì khác. Tôi chưa cưới vợ, nhưng chưa hẳn là không cưới vợ.
- Em cũng vậy.
- Tiếc quá! Tôi vừa nghĩ ra một món quà bất ngờ, ý nghĩa nhiều, hay lắm.
- Té ra anh tặng quà chỉ để thoả mãn cái tài chọn quà của anh?
- Em nhỏ bắt chẹt dữ quá. Hèn chi tên em là Quá cũng phải. Nói làm sao cũng bị em bẻ hết. Thôi thì anh chịu thua. Sao em nhỏ lại chưa chịu đi lấy chồng.
Quá giận dỗi:
- Vì em nhỏ quá mà! Đã hăm hai rồi đó mà ngươờ ta cứ coi em là em nhỏ mãi
- Coi em là em nhỏ là một hân hạnh đó chớ em.
- Hân hanh đối với người gái già kia! Gái già thích làm gái tơ, con nít thích làm người lớn. Còn em, em không trẻ con... cũng không già nên em chỉ muốn người ta xem em vừa với cái tuổi của em thôi.
- Thì như thế, chớ có ai xem em trẻ tuổi hơn của em đâu.
- Anh không xem như vậy sao?
- Không
- Em cứ ngỡ...
- Ngỡ gì?
- Ngỡ anh như Henri Heine
- Hắn là thi sĩ, còn anh là hoạ sĩ, con mắt hai người khác nhau.
- Vậy à! Khác, nhưng sao anh lại thích em lấy chồng?
- Sao anh lại không thích em được hạnh phúc?
- Thật vậy à? Đâu anh ngó ngay em thử coi mắt anh có nói dối hay không
- Tôi sợ lắm.
- Anh sợ gì?
Long muốn nói là sợ Quá biết chàng nói thật. Nhưng chàng chợt thấy lời ấy sẽ làm khổ Quá không biết đến đâu, cho nên chàng dám nói ra.
Sự im lặng của chàng lại khiến Quá nghĩ anh chàng sợ lòi sự giả dối ra.
Ngộ nhận ấy đã giúp Quá yên lòng, và cứ đi sâu mãi trên nẻo đường hiểu lầm của cô.
Long không có can đảm làm mất lòng con gái, mặc dầu cái mất lòng ấy chỉ nhỏ thôi. Như vậy ngày kia chàng sẽ phải mất lòng to.
Cháng biết thế mà vẫn không dám chấm dứt tình trạng không phân minh ấy, mà mỗi lần có chuyện úp mở là chàng hối hận đến hai ba hôm sau.
Thái huyên trang lại rộn rịp dọn dẹp nhà cửa. Lần này thì ai cũng biết cuộc sắp đặt ấy có mục đích gì.
Cô Quá bực dọc trông thấy. Cô đánh vỡ ly chen thường lắm. Ông bà Nam Thành ngỡ thấy đó là phấn khởi của con gái sắp được cưới chồng, sự cảm xúc bên trong lộ ra ngoài bằng những cử chỉ bấn loạn.
Cô Quá không buồn. Cô chỉ có vẻ lo nghĩ nhiều thôi. Trong khối óc ngây thơ vô tội và hơi kỳ khôi ấy, đang xây dựng mưu mẹo gì, chiến lược gì đây?
Trừ ông Nam Thành ra, còn thì cả nhà, kể cả Long, ai cũng đinh ninh anh chàng đi coi vợ là một câu trai bé con như Quá vậy. Câu ta hẳn khờ khạo lắm, không có tư cách riêng nên mới chịu để cha mẹ đi xem mặt cô gái dùm cho, và hômnay, chính cậu ta đi, lại đi với cha mẹ.
Họ hình dung một công chức hay một tư chức nhỏ, mời nhận chức, rụt rè như con gái, sẽ ăn nói khuôn phép, ngồi đâu đó ngay ngắn và chỉ dám liếc cô dâu tương lại một cái thôi, lúc cô này bưng nước lên.
Hoa thấy trước là em cô sẽ vướng chân nên cô buồn cười lắm, căn dặn:
- Mày nhớ mặc quần ông cao nghen không? Vấp té thì xấu hổ lắm đa nghen?
- Xí, bộ ai nhút nhát như chị ba vậy sầom lo,
- Ừ để rồi xem
- Nếu chị dám, chị nên núp, nên rình mà nghe.
o O o
Khách lên. Đó là một uỷ ban chấm giải bò trong một cuộc đấu xảo nông mục. Con bò cái tơ cứi được trại chủ kêu lên kêu xuóng để khoe hết phía này đến phía khác.
Bò lại bị bắt rống thử một lần cho uỷ ban nghe. Tủi lắm.
Hôm ấy Quá chịu trang điểm theo ý muốn của ông bà Nam Thành. Con gái nào lại không thích làm đỏng làm dáng, cho dẫu trước những người rất thường, hay cho dẫu trước những người mà họ không ưa.
Đứng một mình, nàng vẫn xinh gái. Mặc chiếc áo vừa ý nhất, cô Quá nghe dễ chịu lắm. đẹp hơn lên và dạn dĩ hơn lên. Nhưng mặc dầu cóc cần vừa con mắt ái, Quá vẫn bị cảm kích khi bưng mầm trà bước vào buồng khách.
Cũng cái buồng quen thuộc và thân mật mỗi ngày nhưng hôm nay sao nó bỗng mang một bộ mặt long trọng khác thường.
- À, cô Út
Bà khách đáp cá chào của cô bằng câu trên đây, rồi gọi cô lại gần bà
- Cháu có hay về Sài Gòn hay không?
- Thưa bà, không
Bà khách năm tay cô rồi hỏi tới:
- Cháu không nhớ Sài Gòn hay sao?
- Thưa nhớ. Nhưng cháu bận việc luộn.
- Giỏi. Hồi đó cháu học tới đâu.
Trong khi lơ đãng đáp những câu hỏi vớ vẩn của bà khách, Quá kín đáo liếc nhìn anh chàng đi coi vợ
Nàng ngạc nhiên hết sức mà thấy người ấy không giống như người mà mấy chị em tưởng tượng chút nào. Đó là một thanh niên có gương mặt sáng sủa và lanh lợi, có thân hình thể thao lắm, và ăn mặc rất hợp thời trang.
Quá ngây người ra tự hỏi thầm:
- Lạ, sao hắn không tìm lên đây bao giờ cả. Chắc hẳn là anh Bằng chỉ mối cho. Như vậy đi theo anh ấy lên đây nào có khó khăn gì? Người như thế mà chịu níu áo mẹ đi coi vợ thật vô lý
Bỗng ông Nam Thành nói:
- Thưa ông bà và ông cụ đây. Giờ còn mặt trời nếu ông bà và ông cụ đây muốn xem vườn tôi mới gây dựng thì mời ông bà và ông cụ ra xem, kẻo nắng tới.
Qía bỗng giật nẩy mình. Cậu ấy nàng đã nghe một lần rồi, mà lần trước ông Nam Thành mời xem va ly da chứ không phải vườn cây.
Đó là lần họ đi xem mặt chị Hương cô cách đây lâu lắm rồi. Thửo ấy nàng mới mười bốn tuổi, ra vào được thong thả khi có khách nên mới nghe được câu đó.
Trong các gia đình lưng chừng, không dám Tây quá mà không chịu cổ quá như gia đình ông Nam Thành và của những người đồng địa vị với ông, người ta thương toa rập với nhau mà làm thế.
Không dám cho “hai trẻ” tự do thoả hiệp với nhau, người ta không nỡ để chúng hoàn toàn không biết nhau. Vì vậy mới có cái trò xem va ly, xem vườn cây này.
Cả mấy người cao niên đồng đứng lên một lượt như ăn ý với nhau lắm. Bà Nam Thanh nói với anh chàng đi coi vợ bằng một giọng bông đùa:
- Thanh niên chắc không thích trồng cây. Thôi thì cháu ngồi đó. Năm, con à, còn đàm đạo với thầy đây thế giùm cho ba má giây lát.
Họ đã đi ra sân hết cả rồi. Người thanh niên vẫn ngồi làm thinh, không nói gì, cả mặt. cả mắt, cả môi đều nặng lẽ cười lên một cách thị đời, đáng ghét.
Quá tức giận lắm, muốn nhảy đến mà tát một cái thật mạnh vào bộ mặt khinh khỉnh ấy, nhưng nàng dằn được ngay.
Có lẽ anh chàng cũng đang bối rối và cố cưới cho đỡ ngượng. Và trong cái vụ đi coi vợ này, thật ra anh chàng không có lỗi gì cả.
Ừ, ai lại biết đuợc rằng cô chưa muốn lấy chồng!
Đây là cái dịp không bao giờ ngờ có. Hôm nay, Quá toan tính tìm cách nói thẳng cho cậu con tria nghe, nhưng không biết nói vào lúc nào. Viết thơ cho người ta thì cô không biết địa chỉ.
Vì vậy cô quả quyết tấn công liền, kẻo bọn người lớn trở vỏ thì lỡ cả cơ hội
Quá ngồi xuống ghế rồi mời:
- Mời anh uống nước.
- Cám ơn cô
Chàng đưa tay rước lấy tách nước mà cô Quá trao cho, rồi hớp từng hớp mà vẫn làm thinh.
Tức mình, Quá hỏi đột ngột:
- Anh chỉ nói có được mỗi một câu ngắn ấy à?
Anh con trai ngạc nhiên lắm, nhưng không sợ hãi chút nào. Anh cười rồi nói:
- Tôi định nói nhiều, nhưng lại cụt hứng thình lình.
- Thôi được, để tôi nói. Ta nên thẳng thắng mà nhận ra rằng đaâ là một âm mưu của người lớn. Họ bỏ mình ở đây để cho mình có thì giờ nói với nhau. Nhưng thật buồn cười. Nói với nhau một lần mà biết được nhau à?
- Phải, buồn cười lắm.
- Họ muốn anh hoàn thành xong cuộc điều tra mà bà cụ của anh đã kín đáo mở ra hôm nay và đã công khai hồi nãy về tôi; điều tra và thẩm vấn nữa. Rồi tối nay bà cụ anh sẽ hỏi:”Thế nào, con đó được chứ?” và bà cụ của tôi cũng hỏi:”Thé nào, thằng đó được chứ?”. Nếu hai câu trả lời của anh và tôi ăn khớp thì các bà sẽ thích lắm và chương trình tới sẽ được lập ra. Vậy thế nào? Anh cứ dò hỏi tôi đi, rồi sẽ biết.
Anh con trai, phút đầu bị choáng váng vì những lời lẽ quá thẳng thắng đến gần như là mặt dày mày dặn ấy, nhưng rồi anh ta trấn tĩnh ngay, rất lấy làm thú mà nghe Quá nói, và nhìn nàng một cách thán phục
Quá nói xong cũng hết hồn, không hiểu sao mình đau miệng đến thế
- Tôi thích như vậy hơn.- Người con trai nói
- Anh thích cái gì hơn?
Tôi thích sự thành thực của cô hơn là cái trò giả dối kia hơn.
- Vậy ra anh cũng chỉ là nạn nhân của âm mưu này chớ không phải là một tác giả.
- Phải, nạn nhân. Ba má tôi xưa lắm, chỉ cho phép tôi được tự do coi vợ đến như thế này thôi. Cũng cảm động thật đó, tuy xưa mà cũng còn cho một chút xíu tự do
- Chắc anh thấy tôi là một con bé đáng ghét?
- Không, dễ thương chứ, đáng phục lắm.
- Như vậy chắc tối nay anh sẽ chừng với bà cụ rằng tôi được lắm. Tôi cho anh biết trước là anh cho tôi giấy chứng chỉ tốt là một chuyện, còn tôi có nhận chức hay không là một chuyện khác.
- Tôi hiểu.Nhưng cho giấy tốt là một chuyện, còn nhận người tốt là một chuyện khác nữa.
Cả hai cười xoà, rồi Quá hỏi:
- Thế là anh không nhận? Hoan hô!
- Sao anh lại đoán được ý tôi?
- Dễ đoán quá. Không có cô gái liều lĩnh nào mà dạn lời bằng cô hôm nay. Thế nghĩa là cô đã quyết tâm phá hoại mưu toan của người lớn nên mới can đảm thế
- Anh phiền hà gì tôi tôi hay không?
- Kể ra thì cũng hơi phiền cho tôi. Mất công đi xuống đi lên.
Quá đọc, giọng gần như hát:
Tiếc công đi xuống đi lên
Mòn đường, nát cỏ, chẳng nên....
Nàng bỏ dở câu hát ru em ấy rồi nói:
- Thật ra anh mới mất công chỉ có một lần mà đã kêu rồi.
- Không, tôi có kêu đâu. Cô hỏi tôi phải nói thật chớ. Nhưng tôi không hối hận. Tôi có rất nhiều bạn gái và rất nhiều cô bạn dạn dĩ. Nhưng tôi phải nhìn nhận rằng không ai dạn dĩ bằng cô. Tôi thích thể thao lắm và rất mến tin thần thể thao, tôi thấy thái độ của cô hôm nay đầy tính thể thao ấy: cả quyết, thẳng thắng và lương thiện. Biết được một người như vậy là một cái may. Nếu cô thấy không bất tiện, xin cô cho tôi cứ được với cô trong tình bạn hữu như vậy thì quý biết bao
- Tôi cũng rất vui lòng. Thấy mặt anh, tôi biết ngay anh cũng có tinh thần thể thao nên mới dạn miệng thế. Tôi kêu anh ngay bằng anh cũng vì vậy.
Cả hai đều nghe không khí dễ thở ra. Họ uống trà đàm đạo tiếp. Người con trai bảo:
- Từ nãy đến giờ mọi sáng kiến đều về cô. Vậy cô dẫn đầu luôn đi. Tôi phải nói thế nào với cha mẹ tôi?
- Thì anh cứ chê tôi cho dữ thì xong
- Không, tôi không thích nói láo.
- Hay anh cứ nói để rồi xem
- Cũng không được. Ông cụ và cụ sẽ bắt tôi lên xuống nữa, sẽ vặn tôi mãi, khổ lắm. Cô bảo tôi nói láo, chắc phần cô, cô cũng thế, cô sẽ chê tôi dữ lắm?
- Tôi mà có chê láo cũng vô ích. Hình như là con gái không có quyền chê con trai, các ông bà cụ quan niệm như vậy. Nếu chê được, tôi đã khỏi nói liều hôm nay.
- Thế thì có tính sao?
- Tôi sẽ nói thật không phải là duyên nợ
- Hoan hô!
Đôi bạn cười dòn. Kẻ khác sẽ thảm kịch hoá cuộc hội kiến kỳ dị của họ hôm đó. Nhưng riêng họ thì họ thấy ngộ nghĩnh lắm.
Những tay âm mưu đã xem xong vườn. Chắc phải dang nắng một lúc, họ khổ sở lắm, nên họ mới vội vàng trở vào nhà sớm thế. Nếu đôi bạn trẻ có gì để nói với nhau nhiều, chắc là nói không kịp.
Họ vào nhà lúc câu chuyện vừa dứt, cả hai gương mặt còn tươi cười.
Bà Nam Thanh bằng lòng hết sức. Đó là triệu chứng hay- theo ý bà- tỏ rằng “hai trẻ” đã tâm đầu ý hiệp rồi vậy.
Khách ăn cơm vui vẻ hơn bận trước nhiều. Chú rể hụt thấy câu chuyện ngã ngủ một cách hay hay ngộ nghĩnh nên ngồi càng lâu càng thấm, chúm chím cười mãi một mình khiến cả bàn ăn đều lạc quan