People sacrifice the present for the future. But life is available only in the present. That is why we should walk in such a way that every step can bring us to the here and the now.

Thích Nhất Hạnh

 
 
 
 
 
Tác giả: William Barclay
Thể loại: Giáo Dục
Biên tập: Van Kien
Upload bìa: Van Kien
Số chương: 17
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1760 / 116
Cập nhật: 2016-09-17 19:41:37 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 23
iến Tôn Giáo Thành Một Gánh Nặng
Mátthêu 23,1-4
1 Bấy giờ, Đức Giêsu nói với dân chúng và các môn đệ Người rằng:2 “Các kinh sư và các người Pharisêu ngồi trên tòa ông Môsê mà giảng dạy. 3 Vậy, tất cả những gì họ nói, anh em hãy làm, hãy giữ, còn những việc họ làm, thì đừng có làm theo, vì họ nói mà không làm. 4 Họ bó những gánh nặng mà chất lên vai người ta, nhưng chính họ thì lại không buồn động ngón tay vào.
Chúng ta đã thấy những nét đặc biệt của Pharisêu. Chúng ta cũng thấy niềm xác tín của người Do Thái về tính kế tục của tín ngưỡng họ. Chúa trao Luật cho Môsê, Môsê trao cho Giôsuê, Giôsuê truyền cho các kỳ mục, các kỳ mục lại truyền cho các ngôn sứ, và các ngôn sứ truyền cho những Kinh sư và Pharisêu.
Chúng ta phải hiểu ngay rằng Chúa Giêsu không khen những Kinh sư và Pharisêu về các luật lệ, quy tắc của họ. Điều Ngài nói là: “Khi các Kinh sư và Pharisêu dạy các ngươi những nguyên tắc của Luật mà Môsê đã nhận từ Chứa, thì các ngươi phải vâng theo”. Khi nghiên cứu Mt 5,17-20, chúng ta đã thấy những nguyền tắc này là gì. cả mười điều răn đều đặt căn bản trên hai nguyên tắc lớn. Một là tôn kính. Tôn kính Chúa, tôn kính danh của Chúa, ngày của Chúa, tôn chính cha mẹ mà Chúa đã cho chúng ta. Hai là tôn trọng sự sống con người, của cải con người, phẩm cách và tiếng tốt của con người và tôn trọng chính mình. Những nguyên tắc này là đời đời, vì vậy khi các Kinh sư và Pharisêu dạy phải tôn kính Chúa và tôn trọng con người thì sự dạy dỗ của họ có giá trị và phải tuân giữ mãi mãi.
Tuy nhiên toàn thể cái nhìn về tôn giáo của họ đã có một tác dụng cơ bản. Nó khiến tôn giáo trở thành một cái gì bao gồm muôn ngàn quy tắc, luật lệ và vì vậy tôn giáo thành một gánh nặng không thể chịu đựng nổi. Đây chính là chỗ trắc nghiệm bât cứ một tín ngưỡng nào. Tôn giáo ta theo là đôi cánh để nâng bổng
TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 2​247
con người, hay là một gánh nặng trì kéo người ta xuống. Nó là một niềm vui hay là một sự buồn chán. Tôn giáo có giúp ích cho người ta hay chỉ ám ảnh người ta? Tôn giáo có mang người ta đi hay người ta phải mang nó cách nặng nhọc? Bất cứ khi nào tôn giáo trở thành một công việc buồn chán vì những gánh nặng, những cấm đoán, thì không còn là một tôn giáo thật nữa.
Pharisêu đã “xây một hàng rào chung quanh Luật”. Họ không nới lỏng hoặc cắt bỏ một điều luật nhỏ nào cả. Khi tôn giáo trở thành một gánh nặng, thì nó có thể là một thứ tôn giáo nhưng chắc chắn không phải là Kitô giáo.
Tôn Giáo Của Phô Trương
Mátthêu 23,5-12
5 Họ làm mọi việc cốt để cho thiên hạ thấy. Quả vậy, họ đeo những hộp kinh thật lớn, mang những tua áo thật dài. 6 Họ ưa ngồi cỗ nhất trong đám tiệc, chiếm hàng ghế đầu trong hội đường, 7 ưa được người ta chào hỏi ở những nơi công cộng và được thiên hạ gọi là ‘rápbi’.
8 “Phần anh em, thì đừng để ai gọi mình là ‘rápbi’, nghĩa là thầy, vì anh em chỉ có một Thầy; còn tất cả anh em đều là anh em với nhau. 9 Anh em cũng đừng gọi ai dưới đất này là cha của anh em, vì anh em chỉ có một Cha là Cha trên trời. 10 Anh em cũng đừng đê ai gọi mình là người lãnh đạo, vì anh em chỉ có một vị lãnh đạo, là Đức Kitô. " Trong anh em, người làm lớn hơn cả, phải làm người phục vụ anh em. 12 Ai tôn mình lên, sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống, sẽ được tôn lên.
Tôn giáo của các Pharisêu hầu như đã trở thành một tôn giáo của phô trương. Nếu tôn giáo chỉ gồm việc tuân thủ vô số luật lệ và giới răn thì người ta dễ nhìn thấy, ai cũng biết mức độ tuân thủ của mình cũng như sự sốt sắng của mình. Chúa Giêsu dẫn chứng một số hành động và tập quán mà các Pharisêu thường dùng để phô trương.
Họ mang cái thẻ bài lớn. Lệnh truyền của Chúa trong Xuất hành 13,9 nói rằng: “Điều đó sẽ làm một dâu hiệu nơi tay ngươi,
248 WILIIAM BARCLAY
23,5-12
làm một kỷ niệm ghi nơi trán ở giữa cặp mắt ngươi”. Câu nói đó được lặp lại trong Xuất hành 13,16; Đệ nhị luật 6,8; 11,18: “Áy sẽ là một dấu hiệu nơi tay ngươi và ấn chỉ nơi trán giữa cặp mắt ngươi”. Để thực thi những giới răn này, người Do Thái đã đeo và đến nay vẫn còn đeo cái thẻ bài khi cầu nguyện. Họ đeo nó mỗi ngày trừ ngày Sabát và những ngày thánh đặc biệt. Thẻ bài này giống như một cái hộp bằng da nhỏ, một cái đeo nơi cổ tay, một cái đeo nơi trán. Cái thẻ đeo nơi cổ tay là một cái hộp da nhỏ, bên trong dựng một cuộn giấy ghi bốn đoạn Kinh Thánh: Xuất hành 13,1-10; 13,11-16; Đệ nhị luật 6,4-9; 11,13-21. Thẻ đeo trên trán cũng giông như vậy nhưng bên trong có bốn ngăn và mỗi ngăn có một cuộn giấy nhỏ ghi một trong bốn đoạn Kinh Thánh trên. Pharisêu muốn kéo sự chú ý của người khác, không những chỉ đeo những thẻ bài nhưng còn đeo những thẻ lớn đặc biệt để phô trương sự vâng giữ Luật gương mẫu và sự sốt sắng gương mẫu của chính mình.
Họ đeo cái tua áo dài. Trong Dân số 15,37-41 và Đệ nhị luật 22,12 chúng ta đọc thấy Chúa ra lệnh cho dân Ngài hãy làm một cái tua nơi các chéo áo để khi họ nhìn thấy chúng thì nhớ lại các mệnh lệnh của Chúa. Những cái tua này được mang nơi bốn chéo áo ngoài. Sau này họ mang nơi áo trong. Người ta cũng dễ làm những cái tua áo này cho rộng để phô bày sự sốt sắng và kéo sự chú ý của người khác.
Hơn thế nữa, Pharisêu thích được ngồi trong những nơi chính của bữa ăn, bên tay trái hay tay mặt của chủ nhà. Họ thích ngồi những ghế trước trong nhà hội. Ớ Palestin những ghế phía sau thường dành cho trẻ em và những người không quan trọng. Ngồi càng gần đằng trước thì càng vinh dự. Ghế danh dự là ghế dành cho các kỳ mục đối diện với dân chúng, ai ngồi đó thì mọi người sẽ nhìn thấy họ, họ có thể ngồi suốt buổi lễ với phong thái sùng kính mà dân chúng không thể không nhìn thấy. Pharisêu còn thích người ta gọi mình là thầy và tỏ lòng tôn kính họ. Họ muốn được tôn trọng hơn sự tôn trọng người ta dành cho cha mẹ, vì họ nói rằng cha mẹ chỉ lo cho con người sông thể chất bình thường còn thầy dạy đạo thì lo cho con người sự sống đời đời. Họ còn thích được gọi là cha nhưÊlia gọi thầy cả Hêli (2V 2,12). Đó là những người cha đức tin như mọi ngựời đều biết.
23,13
TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 2 249
Chúa Giêsu nhấn mạnh rằng người tín đồ phải biết mình chỉ có một thầy duy nhất là Chúa Giêsu và chỉ có một Cha duy nhất trong đức tin là Thiên Chúa.
Hành động và cách ăn mặc của Pharisêu là để lôi kéo mọi người chú ý đến mình, nhưng hành vi của Kitô hữu là phải từ bỏ mình để khi người ta nhìn thấy hành vi đạo đức đó thì họ có thể ngợi khen Cha trên trời chứ không ngợi khen mình. Bất cứ tôn giáo nào làm nảy sinh sự phô trương nơi hành động và sự kiêu căng trong lòng là tôn giáo sai lạc.
Đóng Cửa
Mátthêu 23,13
13 Khốn cho các người, hỡi các kinh sư và người Pharisêu giả hình! Các người khóa cửa Nước Trời không cho thiên hạ vào! Các người đã không vào, mà những kẻ muốn vào, các người cũng không để họ vào.
Câu 13-26 của chương ngày đưa ra một cái gì kinh khủng nhất trong Tân Ước. Ớ đây chúng ta có thể nghe điều mà Robertson gọi là “Cơn thịnh nộ sấm sét của Chúa Giêsu”, và Plummer viết rằng những lời trách mắng này “giống như sấm sét vì tính cách nghiêm nghị và giống như tia chớp phơi bày, bóc trần sự thật. Chúng vừa đánh xuống vừa chiếu sáng”.
ở đây Chúa Giêsu đưa ra một loạt bảy lời quở trách các Pharisêu và các Kinh sư. Một lời quở trách bắt đầu bằng câu: “Khốn cho các ngươi”. Từ Hy Lạp “ouai” mà trong Kinh Thánh được dịch là khốn là một từ thật khó dịch vì nó bao hàm cả tức giận lẫn buồn rầu. (Chữ “khốn khổ” trong tiếng Việt nói lên được phần nào ý buồn giận này). Đây là một sự nổi giận công chính của lòng yêu thương thêm nỗi đau đớn vì sự đui mù cứng cỏi của con người. Ớ đây không những chỉ có không khí tố giác khốc liệt mà còn chứa đựng sự đau lòng.
Chữ đạo đức giả được lặp đi lặp lại ở đây. Nguyên ngữ Hy Lạp hupokritès có nghĩa là ngưởi trả lời, dần dần nó được dùng đặc biệt cho các câu nói, câu trả lời và câu đối thoại trên sân khấu.
250 WILIIAM BARCLAY
ZJ,1 J
NÓ là một chữ thông thường trong danh từ Hy Lạp để chỉ một diễn viên, về sau chữ này mang một ý nghĩa xấu hơn chỉ mặt xấu của diễn viên, hàm ý một người đóng kịch, một kẻ giả vờ, một người ngôn hành bất nhất, một người mang mặt nạ để che giấu những cảm xúc thật của mình, một người trình diễn bên ngoài khác với ý nghĩ, cảm xúc bên trong.
Đối với Chúa Giêsu, các Pharisêu và Kinh sư là những kẻ nói một đường làm một nẻo. Điều Ngài muốn nói là: Cả quan niệm của họ về tôn giáo gồm tóm trong sự vâng giữ Luật bên ngoài như đeo thẻ bài lớn, rủ tua áo dài, vâng giữ các luật lệ, nguyên tắc và luật lệ một cách tỉ mỉ nhưng trong lòng đầy cay đắng, ganh tị, kiêu ngạo và xấc xược. Đối với Chúa Giêsu các Pharisêu này là những kẻ mang mặt nạ đạo đức, còn trong lòng thì che giấu những cảm xúc và tình cảm vô tín nhất. Lời tố giác đó cảnh cáo cho bất cứ ai sống đạo chỉ bằng vâng giữ những lễ nghi hình thức bên ngoài.
Chúa Giêsu cáo giác Pharisêu và các Kinh sứ là họ đã không vào Nước Trời mà còn đóng cửa Nước Trời trước mặt những kẻ tìm lối vào. Có một câu nói của Chúa Giêsu được truyền miệng lại là: “Họ giấu chìa khóa vào”. Lời tố giác này có ý nghĩa gì?
Chúng ta phải nhớ lại nước thiên đàng là gì? Chúng ta đã thấy (Mt 6,10) cách hay nhất để nghĩ về Nước Trời là suy nghĩ nó như một xã hội ở trần gian, nơi ý Chúa được thực hiện hoàn toàn như ở trên trời. Làm công dân của nước thiên đàng và làm theo ý của Chúa là một. Pharisêu tin rằng làm theo ý Chúa là vâng giữ hàng ngàn quy tắc, luật lệ. Khi người ta tìm lối vào nước thiên đàng thì Pharisêu đưa ra những luật lệ và nguyên tắc mà tác dụng của nó là chặn cửa nước thiên đàng trước mặt họ.
Pharisêu ưa thích những ý tưởng của họ về tôn giáo hơn là ý tưởng của Chúa. Họ đã quên chân lý căn bản: nếu một người muốn làm thầy người khác thì trước tiên người đó phải lắng nghe Chúa. Hiểm họa nghiêm trọng nhất mà bất cứ thầy dạy nào cũng có thể gặp là họ có thể lập những thành kiến riêng của mình thay thế chân lý của Thiên Chúa. Khi làm như thế, họ đã làm hàng rào ngăn cản người ta vào nước thiên đàng chứ không phải là người hướng dẫn, vì họ đã lầm lạc nên họ khiến kẻ khác lầm lạc.
TIN MƯNG MÁTTHÊU - TẬP 2​25​1
Những Người Truyền Đạo Gian Ác
Mátthêu 23,15
15 Khốn cho các người, hỡi các kinh sư và người Pharisêu giả hình! Các người rảo khắp biển cả đất liền để rủ cho được một người theo đạo; nhưng khi họ theo rồi, các người lại làm cho họ đáng xuống hỏa ngục gấp đôi các người.
Một trong những nét kỳ lạ mà Do Thái đã đem lại trong thế giới xưa là vừa thu hút vừa xua đuổi người ta. Không có dân tộc nào bị ghen ghét nhiều như người Do Thái. Họ kỳ thị, khinh rẻ các dân tộc khác nên họ bị ghét bỏ. Người ta còn cho là người theo đạo Do Thái phải thề nguyền không bao giờ được giúp đỡ người ngoại trong bất cứ hoàn cảnh nào, ngay cả khi người đó hỏi đường, họ cũng không chỉ. Sự vâng giữ ngày Sabát khiến họ mang tiếng là lười biếng. Việc họ không chịu ăn thịt heo khiến họ bị chê bai đến độ người ta bảo họ thờ con hèo như thần. Phong trào bài Do Thái là lực lượng mạnh mẽ và phổ biến trong thế giới ngày xưa.
Tuy nhiên họ cũng có sức thu hút. Ý niệm về vị thần độc nhất là một điều mới lạ đối với một thế giới tin tưởng vào vô số thần thánh. Sự tinh sạch và những tiêu chuẩn đạo đức của người Do Thái gây ra một sự say mê trong thế giới vô đạo đức, đặc biệt là với phái nữ. Kết quả là Do Thái đã lôi cuốn được nhiều người.
Nhưng sự lôi cuốn có hai mức độ. Có những người được gọi là những người kính sợ Đức Chúa Trời thì chấp nhận quan điểm về một Đức Chúa Trời. Chấp nhận luật đạo đức của người Do Thái, nhưng họ không tham dự vào lễ nghi, lề luật và không làm phép cắt bì. Những người như vậy rất đông và người ta có thể thấy họ lắng nghe, thờ phượng trong các hội đường và thật sự đã tạo cho Phaolô một môi trường rất tốt để rao giảng Phúc Âm. Ví dụ như trường hợp số người Hy Lạp tin kính ở thành Thêxalônica (Cv 17,4).
Mục đích của Pharisêu là khiến những người kính sợ Chúa trở thành những người theo đạo Do Thái. Những người chịu quy đạo Do Thái là những người chấp nhận những lễ nghi luật lệ, phép cắt bì và trở thành người Do Thái với ý nghĩa đầy đủ nhất. Những
252 WILIIAM BARCLAY
người mới tin đạo này thường trở thành những tín đồ nhiệt thành và họ còn tuân hành Luật Do Thái hơn cả người Do Thái nữa.
Chúa Giêsu đã tô" giác những Pharisêu này là những người truyền đạo gian ác. Tội lỗi của họ là không thật lòng tìm cách dẫn người ta tới Chúa nhưng tìm cách đưa người ta đến với Do Thái giáo của họ. Một trong những điều nguy hiểm của những nhà truyền đạo có thể vấp phải là người đó có thể cố đưa người ta đến với một giáo phái hơn là một tôn giáo, hoặc quan tâm đến việc mang người ta đến nhà thờ hơn là đến với Chúa Giêsu Kitô.
Premanand, một nhà thần bí Ấn Độ đã tin Chúa, viết về tinh thần giáo phái đã làm méo mó khuôn mặt của Kitô giáo như sau: “Tôi nói như một Kitô hữu, Đức Chúa Trời là Cha tôi, Hội Thánh là Mẹ tôi, Kitô là tên tôi, tôi thuộc về một Hội Thánh phổ quát. Vậy thì tôi cần thêm tên khác làm gì?
Nghệ Thuật Né Tránh
Mátthêu 23,16-22
16 “Khốn cho các người, những kẻ dẫn đường mù quáng! Các người bảo: ‘Ai chỉ Đền Thờ mà thề, thì có thề cũng như không; còn ai chỉ vàng trong Đền Thờ mà thề, thì bị ràng buộc. ’ 17 Đồ ngu si mù quáng! Thế thì vàng hay Đền Thờ là nơi làm cho vàng nên của thánh, cái nào trọng hơn? 18 Các người còn nói: ‘Ai chỉ bàn thờ mà thề, thì có thề cũng như không; nhưng ai chỉ lễ vật trên bàn thờ mà thề, thì bị ràng buộc. ’ 19 Đồ mù quáng! Thế thì lễ vật hay bàn thờ là nơi làm cho lễ vật nên của thánh, cái nào trọng hơn? 20 Vậy ai chỉ bàn thờ mà thề, là chỉ bàn thờ và mọi sự trên bàn thờ mà thề. 21 Và ai chỉ Đền Thờ mà thề, là chỉ Đền Thờ và Đấng ngự ở đó mà thề. 22 Và ai chỉ trời mà thề, là chỉ ngai Thiên Chúa và cả Thiên Chúa ngự trên đó mà thề”.
Chúng ta thấy trong vấn đề thề thì những Kinh sư là bậc thầy trong khoa tránh né (Mt 5,33-37). Đối với người Do Thái họ phải mắc lời thề, nếu đó là một lời thề có tính ràng buộc. Nói chính xác hơn, người ta phải mắc lời thề khi nhân danh Chúa mà thề, lời thề đó phải giữ trọn với bất cứ giá nào vì danh của Chúa đã thật sự
25,23.24
TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 2​253
được dùng trong việc thề. Mọi lời thề khác có thể không giữ, có thể tránh né cách hợp pháp. Khi lấy danh Chúa mà thề thì Ngài được kể như một thành viên liên hệ đến điều thề nguyền, như vậy việc không giữ lời thề không những thất tín với con người, nhưng còn sỉ nhục Thiên Chúa.
Khoa tránh né đã phát triển đến trình độ cao. Trong chương này, Chúa Giêsu đưa ra một bức biếm họa về những cách tránh né hợp pháp của người Do Thái. Ngài nói rằng: “Các ngươi đã phát triển khoa né tránh thành một nghệ thuật đến nỗi nói rằng nếu chỉ vào đền thờ mà thề thì không sao, song chỉ vào vàng của đền thờ mà thề thì mắc lời thề ấy. Chỉ vào bàn thờ mà thề thì không can chi, song chỉ vào lễ vật trên bàn thờ mà thề thì mắc lời thề”.
Ý chính đằng sau đoạn này là quan niệm về việc giữ lời thề theo cách này chính là một kỹ thuật né tránh. Nó phát xuất từ một chủ tâm lừa dối. Một người tin kính thật sẽ không bao giờ thề với chủ tâm phá bỏ lời thề ấy. Nếu đã thề, người ấy sẽ không bao giờ chuẩn bị sẩn cho mình những lối thoát khi thấy khó giữ được lời thề.
Chúng ta không cần lên án phương pháp né tránh này của Pharisêu, vì ngày nay người ta vẫn tìm cách lẩn tránh bổn phận giữa luật một cách có kỹ thuật. Họ có thể căn cứ vào văn tự của luật để không phải làm những điều mà tinh thần của Luật khiến họ làm.
Đối với Chúa Giêsu, nguyên tắc ràng buộc gồm hai mặt. Thiên Chúa nghe mọi lời nói của chúng ta, và Ngài nhìn thấy mọi ý tưởng bí mật của lòng chúng ta. Vì thế, người tín đồ cần phải hết sức xa lánh nghệ thuật tránh né. Những phương cách để tránh né có thê thích hợp với việc làm của thế gian, nhưng không bao giờ thích hợp với sự thành thật công khai của tâm hồn Kitồ hữu.
Đánh Mất Ý Thức Quân Bình
Mátthêu 23,23.24
23 “Khốn cho các người, hỡi các kinh sư và người Pharisêu giả hình! Các người nộp thuế thập phân về bạc hà, thì là, rau húng,
254 VVILIIAM BARCLAY
23,23.24
mà bỏ những điều quơn trọng nhất trong Lề Luật là công lý, lòng nhân và thành tín. Các điều này vẫn cứ phải làm, mà các điều kia thì không được bỏ. 24 Quân dẫn đường mù quáng! Các người lọc con muỗi, nhưng lại nuốt con lạc đà
Dâng phần mười là một phần chính của những luật lệ của Do Thái giáo. “Mỗi năm ngươi chớ quên đóng một phần mười về hoa lợi của giống mình gieo, và đồng ruộng mình sinh sản” (Đnl 14,22), “Phàm thuế một phần mười thổ sản, bất kỳ vật gieo hay hoa quả của cây, đều thuộc về Đức Chúa, ấy là một vật thánh biệt riêng ra cho Chúa” (Lv 27,30). Phần mười này đặc biệt để tài trợ cho những người Lêvi, là những người phục dịch cho đền thờ. Những thứ cần được dâng phần mười thì luật định nghĩa thêm, gồm “Mọi vật ăn được và cất giữ được và do đất bồi dưỡng mà có thì có thể dâng phần mười”, “Mỗi người phải dâng phần mười hạt giống, lá, thân cây”. Như vậy, luật quy định rằng mỗi người phải dâng phần mười lợi tức của mình cho Chúa.
Điểm mà Chúa Giêsu nói ở đây là mọi người chấp nhận dâng phần mười của những vụ mùa chính. Nhưng bạc hà và hồi hương, rau cần trong vườn nhà không phải là số lượng lớn. Người ta chỉ dành một miếng đất nhỏ trong vườn để trồng chúng và những thứ đó chỉ dùng nấu ăn thôi, riêng hồi hương và rau cần còn được dùng để làm thuốc. Dâng phần mười những thứ này là dâng phần mười số thu hoạch rất nhỏ, nhỏ đến nỗi chưa bằng hoa lợi của một cây ăn trái. Chỉ có những ai quá tỉ mỉ mới dâng phần mười những món rau này. Nhưng đó là điều các Pharisêu làm. Họ so đo tỉ mỉ vô cùng về phần mười của một cọng bạc hà, thế nhưng những người này phạm tội bất công. Họ khó tính, kiêu ngạo và bỏ mất nhân từ. Họ thề nguyền, hứa hẹn, nhưng với ý đồ là sẽ không giữ, họ bỏ chữ tín. Họ giữ những cái nhỏ nhặt của Luật mà quên đi những điều thật quan trọng.
Tinh thần đó chưa chết, nó vẫn tồn tại cho đến khi nào Chúa Giêsu thật sự cai trị tấm lòng của con người. Nhiều người siêng năng đi nhà thờ, sốt sắng trong việc dâng cúng, không hề vắng mặt trong buổi đạo đức, nhưng lại là những người không lương thiện trong công việc hằng ngày, họ có thể là những người nóng nảy, bần tiện trong việc sử dụng tiền bạc. Nhiều người đàn bà làm việc thiện, tham gia mọi hội đoàn, tổ chức, nhưng lại bỏ bê con
23,25.26
TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 2​255
cái, nhà cửa. Không có gì dễ dàng hơn là làm mọi công việc bề ngoài của tôn giáo nhưng lại sống hoàn toàn phi tôn giáo.
Muốn khỏi lệch lạc, lẫn lộn giữa việc tuân thủ nghi thức tôn giáo với tinh thần tin kính thật sự, cần phải có một ý thức về sự cân xứng. Chúa Giêsu dùng một ví dụ sống động trong câu 24, con ruồi và con lạc đà là những con vật không sạch. Để tránh uống nhằm thứ rượu không sạch, người ta lọc nó qua một miếng gạc mỏng. Đây là một trong những ví dụ khôi hài khiến người ta phải bật cười, vì ở đây chúng ta thấy hình ảnh của một người cẩn thận, lọc rượu qua miếng gạc để tránh uống nhằm một con nhặng nhỏ, nhưng lại vui vẻ uống lấy cả một con lạc đà. Đó là hình ảnh của một người đã hoàn toàn đánh mất ý thức về sự cân xứng.
Tinh Sạch Thật
Mátthêu 23,25.26
25 “Khốn cho các người, hỡi các kinh sư và người Pharisêu giả hình! Các người rửa sạch bên ngoài chén đĩa, nhưng bên trong thì đầy những chuyện cướp bóc và ăn chơi vô độ. 26 Hỡi người Pharisêu mù quáng kia, hãy rửa bên trong chén đĩa cho sạch trước đã, để bên ngoài cũng được sạch".
Ý niệm về sự không tinh sạch luôn luôn xuất hiện trong Luật Do Thái. Chúng ta cần nhớ rằng sự không tinh sạch này không phải là không tinh sạch về phương diện thể chất. Một người không tinh sạch về mặt nghi lễ có nghĩa là người đó không được vào đền thờ hay hội đường, người ấy bị ngăn trở không được đến làm việc thờ phượng Chúa. Ví dụ, một người bị ô uế khi người đó đụng vào một xác chết hoặc một người ngoại, một người đàn bà có kinh nguyệt bị coi là ô uế. Nếu một người bị ô uế đụng phải vật gì thì vật đó cũng trở nên ô uế, và sau đó một người khác đụng nhằm vật đó thì người đó cũng trở nên ô uế. Luật tẩy uế cũng thật phức tạp, chúng ta có thể nêu vài thí dụ căn bản.
Một vật dụng bằng đất rỗng bên trong thì chỉ bên trong trở nên ô uế chứ không phải ở bên ngoài và cách duy nhất để làm nó tinh sạch là đập bể nó. Những vật bằng đất sau đây không thể trở
256 WILIIAM BARCLAY
ZJ,Z /.¿o
nên ô uế: cái máng không có viền, cái xẻng xúc than, cái vỉ sây lúa mì. Thế nhưng cái mâm có viền, lọ đựng gia vị bằng sành, cái hộp viết có thể trở nên ô uế. Những vật dụng làm bằng da, bằng xương, bằng gỗ và thủy tinh nếu bằng thì không trở nên ô uế, nếu lõm thì có thể trở nên ô uế; nhưng cái cửa, cây đinh tán, cái khóa, bản lề thì không trở nên ô uế. Nếu một vật làm bằng gỗ và kim loại thì phần gỗ có thể trở nên ô uế, còn phần kim loại thì không. Những quy tắc này đối với chúng ta thật kỳ lạ, nhưng đó là các quy tắc mà Pharisêu tuân giữ rất kỹ.
Đồ ăn thức uống được dựng trong chén, trong bình có thể là của lường gạt, cướp giựt, trộm cắp, có thể là những thứ xa xỉ, tham lam... gì cũng mặc, miễn sao bình chén đựng chúng đã chịu lễ nghi tẩy uế là được rồi. Đó lại là một thí dụ nữa về việc lo giữ những chuyện chi li vụn vặt, mà bỏ qua những điều quan trọng.
Việc đó ngày nay vẫn còn có thể xảy ra. Hội Thánh có thể chia rẽ vì màu sắc tấm thảm, hình dáng cái chén làm lễ. Bài học mà con người ít chịu học trong các vấn đề tôn giáo là phải có ý thức tương đối về giá trị. Điều đáng buồn là người ta thường thổi phồng những chuyện không quan trọng để phá hoại hòa thuận trong Hội Thánh.
MỒ Mả TÔ Trắng
Mátthêu 23,27.28
27 “Khốn cho các người, hỡi các kinh sư và người Pharisèu giả hình! Các người giống như mồ mả tô vôi, bèn ngoài có vẻ đẹp, nhưng bèn trong thì đầy xương người chết và đủ mọi thứ ô uế. 28 Các người củng vậy, bên ngoài thì có vẻ công chính trước mặt thiên hạ, nhưng bên trong toàn là giả hình và gian ác!”
Đây lại là một hình ảnh mà bất cứ người Do Thái nào cũng hiểu. Thường thường mồ mả nằm dọc bên đường, chúng ta đã biết là người nào đụng nhằm một xác chết thì trở nên ô uế (Ds 19,16). Vì vậy, bất cứ ai đụng đến mồ mả thì lập tức trở nên ô uế. Vào Lễ Vượt Qua, các con đường ở xứ Palestin đầy nghẹt những
y-~J\J
1 UN 1V1U1NU MA i 1 Hfc-U - 1 ẠP 2 Z3 /
khách hành hương. Người nào bị ô uế trên đường đi dự Lễ Vượt Qua thì thật là một tai họa, vì sẽ không được phép dự lễ. Thường thường, vào tháng Ađa người Do Thái cho sơn trắng lại tất cả những mồ mả dọc hai bên đường để khách hành hương nhìn thấy rõ, dễ tránh. Một người đi đường ở Palestin vào mùa xuân trong một ngày nắng ráo sẽ thấy những mồ mả tô trắng phản chiếu ánh mặt trời trông thật xinh đẹp, nhưng bên trong những mồ mả này thì đầy dẫy những xương người mà bất kỳ ai đụng đến đều bị ô uế. Đó là bức tranh rõ ràng về các Pharisêu mà Chúa Giêsu đã vẽ. Tất cả hành động của họ ở bề ngoài là hành động của người sùng đạo, nhưng tấm lòng bên trong của họ thì đầy tội lỗi.
Điều đó vẫn là sự thật ở mọi thời đại. Như Shakespeare nói một người lúc nào cũng tươi cười vẫn có thể là một tên đểu giả. Một người bước đi với cung cách khiêm nhường, tay chắp lại, đầu cúi xuông, nhưng lúc ấy người đó có thể đang khinh bỉ những người mà người đó cho là tội nhân, vẻ khiêm nhường của người ấy để cho người ta nhìn thấy mà ca ngợi mình. Không có gì khó cho một người tốt cho bằng làm sao để đừng biết mình tốt, vì một khi người ấy biết mình tốt thì sự tốt đẹp đó cũng mất đi dù nước mắt người khác, người đó có thể vẫn là tốt.
Vết Nhơ Của Tội Sát Nhân
Mátthêu 23,29-36
29 “Khốn cho các người, hỡi các kinh sư và người Pharisêu giả hình! Các người xây mồ cho các ngôn sứ và tô mả cho những người công chính. 30 Các người nói: ‘Nếu như chúng ta sống vào thời của tổ tiên, hẳn chúng ta đã không thông đồng với các ngài mà đổ máu các ngôn sứ. ’ 31 Như vậy, các người tự làm chứng rằng các người đúng là con cháu của những kẻ đã giết các ngôn sứ. 32 Thì các người đổ thêm cho đầy đấu tội của tổ tiên các người đi!
33 “Đồ mãng xà, nòi rắn độc kia! Các người trốn đâu cho khỏi hình phạt hỏa ngục? 34 Vì thế, này tôi sai ngôn sứ, hiền nhân và kinh sư đến cùng các người: các người sẽ giết và đóng đinh người này vào thập giá, đánh đòn người kia trong hội đường và lùng bắt họ từ thành này đến thành khác. 35 Như vậy, máu của tất cả những
258 WILIIAM BARCLAY
ZJ,ZV-JO
người công chính đã đổ xuống đất, thì cũng đổ xuống đầu các người, từ máu ông Aben, người công chính, đến máu ông Dacaria, con ông Berécgia, mà các người đã giết giữa đền thánh và bàn thờ. 36 Tôi bảo thật các người: tất cả những tội ấy sẽ đổ xuống đầu thế hệ này”.
Tại đây Chúa Giêsu đang tố cáo người Do Thái rằng vết nhơ giết người của họ vẫn còn trong lịch sử và vết nhơ đó chưa được tẩy sạch. Những Pharisêu và các Kinh sư chăm sóc mồ mả của những người tử đạo, tô điểm những bia kỷ niệm các vị ấy. Họ nói rằng nếu họ sống trong thời kỳ đó thì họ đã không giết các ngôn sứ và những người của Chúa. Nhưng đó chính là những điều họ đang làm và sẽ làm.
Chúa Giêsu tô" cáo lịch sử của Do Thái là lịch sử của những tàn sát các tôi tớ của Chúa. Ngài nói rằng những người công chính từ thời Aben đến Dacaria đều bị giết. Tại sao Ngài nói đến hai người này? Vụ Aben bị Cain giết là vụ giết người mà ai cũng biết. Nhưng vụ giết Dacaria là một vụ giết người hầu như không ai biết rõ. Câu chuyện được tóm được trong 2 Sk 24,20-22. Nó xảy ra vào thời Giôát. Dacaria quở trách dân tộc vì tội lỗi của họ và Giôát kích động dân chúng ném đá người đến chết, ngay trong hành lang đền thờ. Khi Dacaria chết thì người nói rằng: “Nguyện Đức Chúa xem xét và báo lại cho”. Chúng ta có thể nói rằng vụ giết Aben là vụ đầu tiên và vụ giết Dacaria là vụ cuối cùng trong Kinh Thánh Cựu Ước.
Chúa Giêsu biết rõ ràng dấu vết của sự giết người vẫn còn đó. Ngài biết rằng bây giờ Ngài phải chết và trong tương lai những sứ giả của Ngài cũng sẽ bị bắt bớ, ngược đãi, từ khước và bị giết.
Đây là một thảm kịch, dân tộc mà Chúa chọn lựa và yêu thương đã trở tay chống lại Chúa và ngày báo trả sẽ đến. Điều này khiến chúng ta suy nghĩ. Khi lịch sử phán xét chúng ta, thì chúng ta sẽ ở về phía những người ngăn trở hay những người giúp đỡ Chúa? Đó là câu hỏi mà mỗi cá nhân và mỗi dân tộc phải trả lời.
23,37-39
TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 2​259
Từ Khước Tiếng Gọi của rinh Yêu
Mátthêu 23,37-39
37 “Giêrusalem, Giêrusalem! Ngươi giết các ngôn sứ và ném đá những kẻ được sai đến cùng ngươi! Đã bao lần Ta muốn tập hợp con cái ngươi lại, như gà mẹ tập hợp gà con dưới cánh, mà các ngươi không chịu. 3íi Thì này, nhà các ngươi sẽ bị bỏ hoang mặc cho các ngươi. 39 Thật vậy, Ta nói cho các ngươi hay, từ nay các ngươi sẽ không còn thấy Ta nữa, cho đến khi các ngươi nói: Chúc tụng Đấng ngự đến nhân danh Đức Chúa! ”
Đây là thảm kịch đau lòng: tình yêu bị khước từ. Tại đây Chúa Giêsu không nói với giọng của một vị thẩm phán nghiêm khắc, nhưng với giọng của Đấng yêu thương con người.
Câu chuyện này chiếu rọi ánh sáng kỳ lạ trên đời sống Chúa Giêsu. Theo tường thuật của các sách Phúc Âm, từ khi bắt đầu hoạt động công khai, Chúa Giêsu đã không về Giêrusalem cho đến khi Ngài về đó dự lễ Vượt Qua lần cuối cùng. Tại đây chúng ta thây Phúc Âm đã bỏ qua nhiều sự kiện, vì Chúa Giêsu không thể nói điều này trừ khi Ngài đã đến Giêrusalem nhiều lần và đưa ra nhiều lời kêu gọi đối với dân chúng. Một đoạn như thế này cho thấy rằng qua các sách Phúc Âm chúng ta chỉ có những nét sơ lược nhất của đời sông Chúa Giêsu. Đoạn Kinh Thánh này cho thấy bôn chân lý quan trọng.
1. Sự nhẫn nhục của Chúa. Giêrusalem đã giết các ngôn sứ và ném đá các sứ giả của Chúa, thế mà Chúa không trừ diệt nó, cuối cùng Ngài còn sai Con Ngài đến. Chúng ta thấy' lòng kiên trì vô giới hạn trong tình yêu của Chúa khiến Ngài phải chịu đựng tội lỗi của con người mà không tiêu diệt họ.
2. Sự kêu gọi của Chúa Giêsu. ở đây Ngài nói như một người yêu. Ngài không dùng vũ lực để xông vào, vũ khí duy nhât Ngài sử dụng là lời kêu gọi đầy tình yêu. Ngài đứng giang tay mời gọi, một lời mời mà người ta có bổn phận phải nhận lấy hay khước từ.
3. Sự cố tình phạm tội của con người. Người ta nhìn thây Chúa Giêsu với lời mời gọi tha thiết của Ngài và người ta khước từ lời
260 WILIIAM BARCLAY
24,1-Z
mời đó. Bên ngoài cửa lòng con người không có quả nắm nào cả, nó phải được mở từ bên trong, và phạm tội là cố tình khước từ lời mời gọi đầy tình thương của Chúa Giêsu.
4. Hậu quả sự khước từ Chúa Giêsu. Chỉ trong vòng bốn mươi năm sau, vào năm 70SCN thành Giêrusalem chỉ còn một đống gạch vụn. Sự tàn hại đó là hậu quả trực tiếp của việc khước từ Chúa Giêsu. Nếu người Do Thái chấp nhận đường lối yêu thương của Chúa, từ bỏ con đường bạo lực chính trị thì Rôma đã không bao giờ đem sức mạnh để trả thù. Quốc gia nào khước từ Chúa sẽ bị tai họa, đó là một sự kiện lịch sử.
Chú Giải Mát-Thêu Ii Chú Giải Mát-Thêu Ii - William Barclay Chú Giải Mát-Thêu Ii