Hãy xem mỗi trở ngại là một cơ hội.

Tiến sĩ Wayne Dyer

 
 
 
 
 
Tác giả: Cao Văn Luận
Thể loại: Tùy Bút
Biên tập: Bach Ly Bang
Upload bìa: Minh Khoa
Số chương: 45
Phí download: 6 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 2794 / 97
Cập nhật: 2015-08-28 02:06:50 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 12: Ngày Cát-To-Duy-Ê ( 14/ 7) 1946: Cụ Hồ Thành Quốc Khách Của Pháp
hờ những cuộc vận động khôn khéo, dần dà cụ Hồ trở thành thượng khách của chính phủ Pháp, của nước Pháp. Chúng ta thấy cụ đã đi từ chỗ ở kín đáo tại thành phố Biarritz, đến Ba-Lê, và vào ngày 14 tháng 7 tức là ngày quốc khánh Pháp, cụ Hồ đã được xếp chỗ ngồi trên hàng ghế danh dự, ngang hàng thủ tướng Bidault. Trong cuộc lễ hôm đó, cụ Hồ đã nhân danh quốc trưởng Việt Nam đặt vòng hoa tưởng niệm lên mồ chiến sĩ vô danh. Từ đây cụ có tư thế một quốc khách của Pháp rồi.
Như nói trên ông Bidault là một người có tinh thần thực dân và khinh miệt người Việt Nam lộ liễu. Trong việc sắp xếp chỗ ngồi trong ngày quốc khánh Pháp, cụ Hồ đòi ngồi ngang hàng với ông Bidault, nhưng ông Bidault nhất định không chịu như vậy. Cuối cùng ban nghi lễ phải sắp nhiều khán đài gần nhau, nhưng cái cao cái thấp, hơn kém nhau vài phân. Cụ Hồ được sắp ngồi cũng tạm gọi là ngang hàng với ông Bidault trên khán đài riêng, thấp hơn khán đài ông Bidault vài phân, nhưng ở xa thì thấy ngang nhau.
Cụ Hồ được xếp ngồi chung với các lãnh tụ cộng sản như Thorez và các bộ trưởng cộng sản như Tillon (bộ trưởng không quân).
Những ngày ở Ba-Lê kéo dài mà không ích lợi gì. Hội nghị Fontainebleau, theo lời kể của Nguyễn Mạnh Hà, thì chỉ là một phiên họp để Pháp ra điều kiện và phái đoàn Việt Minh từ chối cách nào cho khéo léo, để không tan vỡ ngay là được rồi.
Cụ Hồ chán nản, và nhân một hôm gặp lại một người bạn Pháp quen thân lâu năm, vợ chồng ông Raymond Aubrac, hiện sống trong một biệt thự rộng rãi ở vùng quê phụ cận Ba-Lê, cụ Hồ để phái đoàn của ông lại Hotel Royal, trong lúc cụ và vài thơ ký dời đến ở nhà ông Aubrac. Vợ ông này là bà Lucie Aubrac, là dân biểu cộng sản trong quốc hội Pháp. Cụ Hồ dời về nhà gia đình Aubrac từ ngày 12 tháng 8 và ở lại đó cho đến ngày 15 tháng 9 tức là ngày cụ rời Pháp trở về Việt Nam.
Chính phủ Pháp dành cho cụ Hồ và phái đoàn Việt Minh vài chiếc xe du lịch, tôi nhớ hình như là mấy chiếc Citroen, loại ba hàng ghế, với tài xế và cận vệ cùng một đội cảnh sát. Lúc dời về nhà Aubrac, cụ Hồ đem theo chiếc xe, nhưng yêu cầu khỏi có cảnh sát. Mỗi sáng cụ dậy sớm, duyệt qua các báo Pháp, các bản tường thuật phiên họp hôm trước, rồi dùng sáng với gia đình Aubrac và lên Ba-Lê.
Càng kéo dài, hội nghị Fontainebleau càng lâm vào tình trạng bế tắc, đổ vỡ. Fontainebleau là một nơi tuy chẳng xa Ba-Lê lắm, nhưng khí hậu lại lạnh, và phòng họp thì thiếu tiện nghi. Những người Việt Nam tham dự hội nghị có lẽ vì cái rét lạnh không quen ở Pháp, đâm ra lầm lì. Phía phái đoàn Pháp chỉ gồm những chuyên viên cề vấn đề thuộc địa, mà không có một nhân vật chính trị có hạng nào cả.
Vì vậy vấn đề được đặt ra đều không thể giải quyết tại chỗ, mà phải chờ phúc trình lên. Điểm bất đồng lớn nhất giữa hai phái đoàn, hai quốc gia, là phía Việt Minh thì muốn đứng trên lập trường một quốc gia độc lập, chủ quyền, để thương thuyết về mối liên hệ theo pháp lý quốc tế, với một quốc gia bạn.
Trong lúc phía Pháp muốn coi hội nghị này như một cuộc họp nội bộ giữa chủ và tớ, mà chủ dĩ nhiên là nước Pháp. Họ chỉ muốn phái đoàn Việt Minh chấp thuận những ân huệ của Pháp, nếu có sửa đổi thì chỉ sửa đổi đôi chút thôi. Điểm bất đồng quan trọng thứ hai, là phái đoàn Việt Minh quan niệm nước Việt Nam thống nhất từ Cà Mau đến Nam Quan, do một chính phủ và dĩ nhiên là chính phủ Việt Minh cai trị.
Phái đoàn Pháp theo chỉ thị của chính phủ và dựa theo thỏa ước tháng 3, thì coi vấn đề lãnh thổ Việt Nam chưa được giải quyết: Nam bộ đã có chính phủ tự trị dưới nhãn hiệu giả Nguyễn Văn Thinh, nhưng được hứa là sẽ có tổ chức trưng cầu dân ý để quyết định sát nhập hay tách riêng. Trung và Bắc kỳ thì có thể trao cHồ Chính phủ Việt Minh, nhưng chính phủ này phải công nhận tính cách chuyển tiếp, lâm thời và phải chờ sau cuộc trưng cầu dân ý toàn cõi Việt Nam mới dứt khoát.
Tuy nhiên có một điều mà chính phủ Pháp không biết và nếu biết thì có lẽ hội nghị Fontainebleau không tan vỡ, chính phủ Việt Minh coi việc thống nhất ba miền quan trọng hơn vấn đề độc lập. Do đó nếu Pháp chịu để cho ba miền thống nhất, thì Việt Nam có thể chấp nhận qui chế tự trị trong liên hiệp Pháp. Nhưng lúc bấy giờ Pháp theo chủ trương và mưu kế của D’Argenlieu, đã tách Nam bộ thành cộng hòa Nam bộ tự trị, cho nên bây giờ nhượng bộ điểm này ngay, khi chưa có trưng cầu dân ý thì có vẻ Pháp chịu thua sao. Cho nên Pháp không nhượng bộ về vấn đề thống nhất lãnh thổ.
Đến ngày 12 tháng 9, hội nghị Fontainebleau kể như tan vỡ. Một phần phái đoàn Việt Minh đã rời nước Pháp trở về Hà Nội.
Một thông cáo của phái đoàn Việt Minh được phổ biến, cố che dấu sự thất bại, cố mở rộng cửa thương thuyết.
Thông cáo không có nói đến những điều gì đã thỏa thuận được, mà chỉ nói rằng hai chính phủ "mong ước" sẽ tiếp tục nói chuyện nhau ở những cấp bộ địa phương về những thỏa ước giới hạn.
Tại Hà Nội những phần tử quá khích rục rịch nổi lên chống lại Việt Minh. Khi hay tin hội nghị Fontainebleau thất bại, các đảng phái cách mạng đã công khai chỉ trích chính phủ Việt Minh và cụ Hồ.
Vì vậy cụ Hồ muốn mang về nước ít ra một thỏa ước nào minh bạch hơn là một bản thông cáo không có giá trị gì hết. Cụ chỉ còn trông cậy vào một con đường: ký với Bộ Pháp Quốc Hải Ngoại, tức là bộ Thuộc Địa Pháp, một thỏa ước kiểu đó. Dĩ nhiên đây là một thiệt thòi nhục nhã cHồ Chính phủ Việt Minh: quốc trưởng một quốc gia, dù nhỏ bé không thể nào hạ mình ký kết với một bộ trưởng, lại là bộ trưởng bộ Thuộc Địa.
Làm như vậy đương nhiên cụ Hồ nhận chịu cho Việt Nam làm xứ thuộc địa, chấp nhận uy quyền của thực dân Pháp và riêng cụ trở thành bề dưới của Marius Moutet, bộ trưởng bộ Thuộc Địa Pháp.
Bên Giòng Lịch Sử 1940 - 1965 Bên Giòng Lịch Sử 1940 - 1965 - Cao Văn Luận Bên Giòng Lịch Sử 1940 - 1965