Số lần đọc/download: 0 / 122
Cập nhật: 2021-09-12 20:51:51 +0700
Hẻm Son Phong Lưu - Bốc Vĩnh Thuận
B
ạn đừng chỉ nhìn vào cái tên của hẻm mà cho rằng nó sang. Hẻm Son rất bình thường. Từ xưa nó vẫn thế, không rộng rãi lắm. Sau khi nhân khẩu phình ra, nhà này vẩy ra cái mái, nhà kia chế thêm góc chuồng lợn, cái hẻm lại càng chật hẹp khúc khuỷu. Những cái hẻm kiểu ấy có vô thiên lủng ở cái thành phố Lâm Giang này. Người sống ở đây thuộc những tầng lớp bình dân. Có người là thợ đốt lò trong nhà máy, có người làm nghề khuân vác, người đội than, người bán hàng rong. Tức là không có một ai làm ngạch hành chính và mảng chức "Trưởng" một tổ chức gì cả. Ở đây cuộc sống rất tự nhiên vui vẻ. Ngày ngày, cứ chiều xuống là người ta bày một bàn rượu, thịt chung ở đầu hẻm, ai cũng tới chuyện trò thoải mái, nhưng trong lòng họ đều có chút chạnh lòng: Cả hẻm Son chả có lấy một nhân vật, một người nào có "máu mặt" cho dân hẻm hãnh diện, tự hào ư?
Cho đến năm tám mươi mấy, mong ước bao lâu mới được thỏa nguyện. Một nhân vật đã xuất hiện. Đó là Vương Tú Lan, con gái độc nhất của ông lão gác cầu đã về hưu. Từ nhỏ cô đã rất dễ thương, ai thấy cũng thích. Khi lớn lên càng xinh đẹp. Nếu so với ảnh các cô in trên bìa tạp chí điện ảnh thì quyết không kém phần nào. Vì thi đại học bị rớt nên cô xin vào làm nhân viên phục vụ trong khách sạn ba sao Lâm Giang, là khách sạn hợp tác với nước ngoài. Cô chẳng phải có chút "máu mặt" đó sao? Suốt ngày làm việc với các thủ trưởng, các quan khách cao cấp, với khách nước ngoài mắt xanh mũi đỏ, đôi lúc lại còn ngồi trên xe con mang những dòng chữ mà dân hẻm chịu không đọc nổi để về nhà nghỉ ngơi, ăn uống, trò chuyện. Lúc nào người cô cũng thoáng mùi ngoại quốc. Chỉ ngần ấy thôi cũng đủ cho dân hẻm Son hâm mộ, ghen tị và tự hào rồi. Có ai đó còn bốc lên nói rằng cô là con phượng hoàng của hẻm.
Con gái lớn thì đi lấy chồng. Việc hôn nhân của Tú Lan tự nhiên trờ thành mối quan tâm nhất của mọi người. Dập dìu mãi cuối cùng cũng có một chàng trai đậu lại ở nhà cô. Anh ta là Trần Kiến Quốc, người cao ráo đẹp trai, trông ra con nhà tử tế. Anh đã tốt nghiệp đại học, hiện đang làm việc ở phòng kỹ thuật của một nhà máy, tương lai rất sáng sủa. Nghe nói sau ngày cưới, anh sẽ về đây ở rể, như vầy thì hẻm Son nay lại có thêm một "người Nhà nước" nữa rồi.
Chàng rể của hẻm Son đã xuất ngoại. Dường như điều đó làm hồng thêm cho khuôn mặt của mỗi người ỏ đây. Dù không hoan hỉ ra mặt thì ai ai cũng tự nhiên cao giọng lên khác thường. Hóa ra họ chậm làm lễ cưới là vì vậy, thật là những con người tuyệt vời. Dân hẻm lại có chuyện để nói, để hể hả với nhau.
Sau khi nhận đuợc 2 bức thư của Trần gửi về, bảo sang đó bình an và rất mong nhớ người yêu, thì Tú Lan chỉ còn nhận được những tấm ngân phiếu mà thôi. Thời gian gửi về của ngân phiếu không ổn định, luợng tiền cũng lúc nhiều khi ít. Nhưng Tú Lan rất yên tâm, không có thư cũng chẳng có gì phải lo lắng, có tiền tức là rõ cả rồi.
Hai năm trôi qua, thời gian chậm mà cũng thật nhanh. Trần Kiến Quốc đã mạnh khỏe trở về. Sau khi liên hệ lại việc làm ở cơ quan cũ, anh đã cưới Tú Lan.
Thật là đông vui, thật là hạnh phúc. Một dãy xe con bóng loáng cho họ hàng, bè bạn. Đương nhiên có cả bà con hàng xóm hẻm Son. Xe lướt êm như ru đến khách sạn Lâm Giang. Phòng cưới rực rỡ lộng lẫy. Khách dự tiệc được đãi no say, ai cũng vui vẻ phấn khởi. Đến tiệc cưới vua chắc cũng chỉ thế này là cùng! Dân hẻm rất đắc ý, tự hào.
Sau khi mọi người ra về, Trần và Tú Lan đưa nhau về nhà mới. Đêm động phòng mới ngọt ngào kỳ diệu làm sao. Tú Lan xúc động vô cùng, mọi việc xảy ra như mong muốn, tất cả đều toại nguyện. Giây phút này lời nói thành vô nghĩa, cô ôm choàng lấy anh, dịu dàng, nồng thắm. Trần không vồ vập, duòng như anh đang lo lắng đối phó cái gì đó. Đến thời điểm trang trọng quý báu nhất ấy của lễ cưới, anh lại tỏ ra lãnh đạm và cứng nhắc.
— Anh làm sao thế?
— Anh... hơi mệt.
Tú Lan ngớ ra. Suốt mấy năm ròng anh ấy vất vả, vừa làm vừa học, lại phải lo chắt bóp tiết kiệm dành cho việc lớn thì mệt mỏi quá còn gì nữa, người cũng gầy đi thế kia. Cô âu yếm:
— Thế nghỉ sớm đi anh!
Chuyện đêm tân hôn ấy, dân hẻm Son làm sao mà tưởng tượng duợc. Họ vẫn vui vẻ sống.
Sau đám cưới, cuộc sống hẻm Son mau chóng trờ lại bình thường. Dần dần mọi người mới nhận thấy rằng anh Trần có ý không thích khi có người hỏi về những ngày sống ở nước ngoài. Làm sao mà anh ấy kiếm được nhiều tiền thế nhỉ. Ai cũng tò mò muốn biết.
Người ngoài không biết đã đành, ngay đến Tú Lan vợ anh cũng thắc mắc không hiểu nổi anh đi Nhật ra làm sao. Những khi trò chuyện với nhau, hễ cứ nhắc đến chuyện ở nước ngoài là anh lại lặng thinh. Tú Lan có hỏi đến thì anh đều né tránh không chịu trả lời hoặc lảng sang chuyện khác. Tú Lan cũng không để ý lắm, có lẽ tại hồi ở Nhật anh ấy phải làm những công việc nặng nhọc không được như ý lắm như chuyên chở xác người chẳng hạn? Dù sao việc đó cũng đã qua rồi, anh ấy đã mang về được một khoản tiền khá lớn, điều đó mới quan trọng. Hiện giờ hai người rất hạnh phúc và mỹ mãn. Thế là quá đủ rồi.
Một hôm sau ngày cưới chừng ba tháng, có một chiếc xe con sang trọng đến đỗ ở đầu hẻm. Một phụ nữ thật sang trọng, lộng lẫy bước ra đi vào hẻm. Trông bà ta có vẻ khác thường, bởi cách trang điểm cầu kỳ và kỹ lưỡng, rất khó đoán tuổi. Có lẽ bà chừng ngoài bốn mươi tuổi chăng? Có bao nhiêu ánh mắt nhìn vào, họ nghe thấy bà ta nói giọng cứng cứng:
— Xin hỏi ông Trần Kiến Quốc ở đây phải không ạ?
Quả thật, ngoài Trần ra, ở cái hẻm Son này ai mà lại có khách sang đến như vậy. Lập tức người ta dẫn bà ta vào nhà ông già Vương.
— Tôi là Tín Tử vừa từ Nhật đến. Tôi là bạn của ông Trần, đến để thăm ông ấy — Bà ta tự giới thiệu.
Ồ, bà ấy là người Nhật, từ nơi xa đến thăm con rể mình. Ông Vương rất niềm nở, vội vàng:
— Tôi đi gọi anh ấy về ngay. Bà ngồi chờ một chút.
— Thôi, không cần đâu ạ! — Bà ta xua tay, rồi lấy từ trong chiếc ví nhỏ một cái hộp màu tím xinh xắn, bên trong là một chiếc dây chuyền lấp lánh vàng. Bà ta nâng hai tay nói:
— Mừng ông Trần mới lập gia đình, tôi muốn tặng bà ấy chút quà mọn, xin cụ cầm giúp!
Nhìn món quà quý, ông Vương lúng túng:
— Cái này... Cái này...
Tín Tử dúi chiếc hộp và tờ giấy vào tay ông lão, cười nói:
— Cám ơn cụ! Còn đây là địa chỉ và số điện thoại nơi cháu ở, phiền cụ đưa giúp ông Trần. Chào cụ!
Bà ta lại cúi mình xuống chào cụ rồi buớc ra ngoài.
Trời nhập nhoạng tối, Tú Lan trở về nhà trước. Ông Vương đưa chiếc hộp, kể chuyện Tín Tử đến thăm và để lại địa chỉ.
Tú Lan xem giấy. Hóa ra Tín Tử ở ngay khách sạn cô làm việc, nhưng không ở tầng cô phục vụ.
Cô ngắm nghía chiếc dây chuyền kiểu mới, có lẽ phải đến hai chỉ chứ chẳng ít, cô đeo thử rồi xoay đi xoay lại trước gương vẻ hoan hỉ.
Ông Vương hỏi:
— Bà Tín Tử đó là bạn thế nào với anh Trần mà tặng món quà lớn vậy!
Tú Lan cũng không biết:
— Chắc cũng là bạn thường thôi. Họ không nghèo như mình ở đây đâu. Những người giàu có ấy tặng một món quà như thế thì có thấm tháp gì. — Cô bỗng nghĩ đến điều gì đó, chợt hỏi:
— Bà ta bao nhiêu tuổi hả bố?
— À, trông chừng quãng ba mươi, bón mươi tuổi gì đó.
— Thật chừng ấy tuổi chứ?
Ông Vương gật đầu:
— Nếu bà ta không trang điểm quá kỹ thì bố đã nhìn rõ.
Vừa khi ấy, Trần về tới nhà. Tú Lan kể luôn chuyện Tín Tử. Trần bỗng thất sắc.
— Bà ta đến có việc gì?
Tú Lan vẻ không bằng lòng:
— Anh thật là... người ta ở xa đến thăm anh, lại tặng em món quà như thế này. Thế không phải bạn bè của nhau à?
Trần vội vã:
— À có, có chứ. Anh bỗng nhiên quên hẳn đi.
Tú Lan không thôi:
— Làm sao anh quên bà ta?
— À, cùng là nhân viên phục vụ của một cửa hàng. Bà ta có giúp đỡ anh! - Trần quay sang ông Vương.
— Bà ấy còn nói những gì nữa hả bố?
Ông Vương lắc đầu.
Trần định hỏi nữa nhưng bị Tú Lan cắt ngang:
— Thôi đừng hỏi nữa. Mình đi ăn cơm sớm rồi đến thăm bà ấy. Em muốn được trực tiếp cảm ơn.
Trần vẻ bối rối:
— Tối này thì không được rồi, anh có việc ở nhà máy. Thôi để mai đi.
Anh và vội vàng mấy bát rồi đi luôn.
Tú Lan bị hẫng. Bao nhiêu câu hỏi tự nhiên nảy ra: Sao thái độ anh ấy là thế, bạn thân gì mà lãnh đạm vậy? Chưa kể đến những người sang ở nước ngoài, ngay đến người chị đi du lịch, thăm bạn bè thôi khi về cũng đã bao nhiêu là chuyện rồi. Đây lại ở Nhật những hai năm vậy mà không bao giờ đả động đến chuyện ấy. Tại sao anh ấy chỉ gửi ngân phiếu mà không viết thư? Đến những lời âu yếm nhớ nhung mình cũng chẳng có? Chẳng có lẽ bận đến nỗi không có lúc nào để viết? Sau bao xa cách, tại sao đêm tân hôn anh ấy lại ngủ một mình? Bình thường nhà máy có việc gì làm ban đêm đâu, tại sao hôm nay anh ấy lại phải đi?
Càng nghĩ Tú Lan càng nghi ngờ. Những chuyện bình thường cô không để ý, đến lúc này bỗng trỗi dậy đầy nghi ngờ. Càng giải thích càng rối. Càng rối lại càng cố hiểu. Cô ra khỏi nhà, tìm máy điện thoại công cộng gọi điện đến nhà máy tìm anh. người ta trả lời rằng anh không có ở đó.
Anh ấy đi đâu? Tú Lan quyết tìm bằng được. Cô về nhà lấy xe đạp, đến nhà bạn bè mà anh thường tới, nhưng đều không thấy. Cô nghĩ mãi rồi quyết định đến khách sạn Lâm Giang.
Sự xuất hiện đột ngột của Tú Lan làm Tín Tử và Trần sững người, họ vội buông nhau ra. Tín Tử giận dữ:
— Mày là ai? Ai cho phép mày vào đây? Phải báo cảnh sát ngay! — Nói rồi bà ta lao đến bàn điện thoại. Trần kéo giật Tín Tử lại:
— Không, không được. Đó là vợ tôi.
Tín Tử thoáng giật mình, rồi mụ ta cười như hóa dại:
— A hay đấy. Vợ anh đấy à? Chỉ có điều cô ta đến không đúng lúc.
Tú Lan thấy ghê tởm. Cô nhìn thân thể không có chút quần áo, son phấn của mụ sao mà nó thảm hại đến lợm giọng, nhưng cô không thèm để ý. Chỉ thẳng vào mặt Trần đang run rẩy mặc quần áo, cô hét:
— Anh, anh thật là dơ bẩn, vô luơng tâm.
Trần vội vã đẩy Tú Lan ra ngoài, cố kìm nén nói:
— Tú Lan, anh sẽ kể hết cho em!
Những ngày tháng ấy quả là một giấc mộng, một cơn ác mộng thực sự.
Cát Điền, người bạn Nhật Bản giữ lời hứa, ông ta ra tận sân bay đón Trần, cho anh về nơi đã sắp xếp trước. Công việc và nơi học thêm cũng đã xin đuợc. Đó là một nhà hàng cỡ trung bình. Vì chưa biết tiếng nên Trần cũng chỉ làm một số việc vặt như rửa bát... giống một số đồng hương ở đó. Công việc tuy vất vả nhưng thu nhập rất khá. Việc học hành cũng thuận lợi, nên Trần càng miệt mài chăm chỉ. Nhiều bạn bè tuổi sinh viên đều mừng cho anh vì mới sang mà đã ổn định, coi như gặp số may. Điều ấy khiến Trần càng cảm kích trước tình cảm của Cát Điền. Những khi rỗi rãi, anh thường đến thăm gia đình họ. Cát Điền đi vắng luôn, bà vợ biết nói tiếng Hoa rất nhiệt tình với anh. Bà hỏi thăm công việc, sinh hoạt của anh, thân thiết như người trong gia đình.
Một hôm, Tín Tử, vợ Cát Điền gọi điện đến mời anh đi ăn cơm tối. Trần đến đúng hẹn. Tôi ấy Tín Tử trang điểm thật lộng lẫy, trông rất trẻ trung, không thể nghĩ bà ta đã ngoài bốn mươi. Bộ áo váy dạ hội tuy hơi hở hang một chút nhưng ai cũng phải mê.
Cô phục vụ báo là đã chuẩn bị xong. Tín Tử bèn mời Trần vào. Anh rất ngạc nhiên hỏi:
— Ông Cát Điền vẫn chưa đến cơ à?
— Ông ấy đi Ung Châu rồi, thôi chúng ta vào ăn đi! — Bữa ăn thật thịnh soạn, lại có mấy món ăn đặc sản Trung Quốc rất hợp khẩu vị Trần. Đã lâu không được ăn món đó nên anh ăn rất ngon miệng. Tín Tử lại hầu như không đụng đũa, chị châm rót rượu tiếp thức ăn cho Trần, nhiệt tình quá mức. Uống vào mấy chén rượu, đôi mắt bà ta như bốc lửa. Trần bỗng cảm thấy có cái gì đó không ổn, anh lấy cớ sắp thi nên xin phép về chuẩn bị bài vở. Tín Tử đời nào buông, bà ta quài tay kéo, Trần bị bất ngờ, ngã luôn vào người bà ta. Được thể, Tín Tử ghì chặt lấy, hôn lia lịa như điên. Trần vội vã vung ra:
— Thưa bà, không nên như vậy, ông Cát Điền mà thấy thì không ra làm sao cả.
— Xì, chắc lão ta lại đang ôm con nào ngủ rồi! Anh yêu đừng sợ, hôm nay ở đây với em.
Đời nào Trần dám làm một việc bất kính như vậy.
Anh nén nhịn nói:
— Xin bà hãy tự trọng một chút, tôi về! — Nói xong bước luôn ra ngoài.
Hôm sau Tín Tử lại gọi điện đến mời đi, Trần đã từ chối. Ngày thứ ba khi anh đến nhà hàng làm việc, ông chủ cười cười rất khó hiểu, đưa anh một tập tiền và bảo anh nghỉ việc. Anh gọi điện tìm Cát Điền nhưng ông lại đi châu Âu rồi.
Đang trong lúc tiến thoái lưỡng nan ấy anh nhận được cú điện thoại từ một nhà hàng dịch vụ gọi đến. Họ đang cần tuyển nhân viên, và mời anh đến làm.
Bà chủ tiếp anh rất lịch sự, bà ta vừa trò chuyện vừa ngắm nghía, sau đó đồng ý nhận anh vào. Họ đã ký hợp đồng làm một năm. Đó là nhà hàng dịch vụ chuyên phục vụ phụ nữ.
Việc đầu tiên Trần gặp là có một cô khách hàng béo ị, rất xấu xí nhưng cực giàu, cô ta bị vị hôn phu lừa cuỗm một món tiền lớn rồi biến mất. Bực bội giận hờn không biết trút vào đâu, cô ta muốn đánh Trần năm cái tát. Trần không chịu "phục vụ" kiểu ấy. Cô béo kia gọi bà chủ. Hợp đồng đưa ra, anh phải chịu.
Chả có cách nào khác, Trần nhắm mắt lại nhận năm cái tát nảy đom đóm của cô ta. Hả giận, cô ta vứt lại một tập tiền rồi về. Mặt Trần đau nhức còn trong lòng rớm máu, nuớc mắt không cản được cứ tuôn rơi.
Người khách thứ hai đòi Trần phải phục vụ lại chính là Tín Tử: Nhìn thấy Trần, bà ta đắc ý cười:
— Ôi, anh yêu. Chắc anh chẳng thể nghĩ rằng chúng ta sẽ gặp nhau ở đây?
Trần vừa kinh ngạc vừa sợ hãi:
— Bà muốn gì?
— Hì hì. Tìm anh chơi thôi. Bây giờ thì anh chẳng từ chối tôi được nhé.
— Bà muốn làm gì vậy?
— Hì hì. Anh vẫn không hiểu à? Em rất yêu anh, đến đấy đi anh — Nói rồi bà ta lần cởi cúc váy.
Từ đó ngày nào Tín Tử cũng đến đòi hỏi Trần. Mụ ta quả là một con quỷ cái ăn đêm, không bao giờ thỏa mãn. Trần đau khổ chịu đựng qua ngày.
Mãi đến ngày hết hợp đồng, Trần như được đại xá. Anh muốn về ngay, không chậm trễ ngày nào, trở về với Lâm Giang, với hẻm Son. Có người vợ tuyệt vời với một tổ ấm hạnh phúc như thế Trần đã phần nào nguôi ngoai đi được nỗi thống khổ ấy. Anh muốn trốn hẳn những ngày bất hạnh sống kiểu không ra người ra quỷ ấy, cứ nghĩ đến chuyện ấy là anh thấy đau đớn xót xa. Anh hổ thẹn với Tú Lan, âm thầm chịu đựng. Chỉ mong thời gian trôi đi, cơn ác mộng ấy sẽ nhạt dần và tiêu tan.
Ai ngờ con mụ quỷ ác Tín Tử ấy vuột cả đường xa biển lớn, mò đến tận hẻm Son này...
Trần đâu còn sợ Tín Tử, nhưng còn Tú Lan? Anh sợ nếu cô biết được mọi chuyện thì sẽ mất hết nên vội vã đi một mình đến khách sạn.
Trần đau khổ cúi đầu.
Nghe câu chuyện đẫm máu và nước mất ấy, Tú Lan ngớ người.
— Tú Lan! Anh không xứng đáng với em. Quả thật anh chẳng còn cách nào khác. Bây giờ tất cả tùy em.
Tú Lan không thế tưởng tượng được người chồng yêu quí của cô lại trải qua những ngày khủng khiếp như thế. Những tấm ngân phiếu thấm đầy đau khổ, nhục nhã. Cô sợ hãi, đau đớn, hối hận, phẫn nộ. Cô lắc đầu lia lịa:
— Không, Kiến Quốc. Em mới có lỗi với anh. Tại em muốn anh đi, em đã hại anh!
Tú Lan kéo Trần trở vào phòng Tín Tử:
— Anh ấy là chồng tôi. Trước kia tôi yêu anh ấy. Bây giờ càng yêu hơn. Nói cho bà biết, đây là Trung Quốc, chớ có nằm mơ, hãy cút mau!
Cô giật tung sợi dây chuyền ném trả—
Một thời gian sau, Tú Lan và Trần không mang theo đồ đạc gì, rồi khỏi hẻm Son dọn đến nơi ở khác. Họ muốn tạo lập nên tất cả bằng chính đôi tay của mình. Dân hẻm Son không biết thêm chút gì về đôi vợ chồng ấy. Hẻm Son vắng đi những người mà họ vẫn tự hào. Những khi rỗi rãi họ vẫn thường luyến tiếc kể cho nhau nghe chuyện anh Trần đi nước ngoài và đám cưới thật tưng bừng và hạnh phúc của họ...
TRINH BẢO dịch