Không phải tự dưng kim cương có thể sáng lấp lánh.

Mary Case

 
 
 
 
 
Tác giả: Sergeanne Golon
Thể loại: Tiểu Thuyết
Biên tập: sach123
Upload bìa: Son Vo Di
Số chương: 35
Phí download: 5 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 2252 / 26
Cập nhật: 2016-04-30 17:48:55 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Phần II Lễ Cưới Ở Tuludơ
HƯƠNG 11
Nam tước Xăngxê ngắm nhìn cô con gái Angiêlic của mình với vẻ hài lòng không che giấu:
- Con đã thành cô gái xinh đẹp lắm rồi, đẹp hơn là bố thường mong ước. Nước da con hơi sẫm một chút, giống phần lớn mấy người anh em của con. Con đã thấy thằng Giăng Mari của con rồi chứ? Khéo mà người ta tưởng em nó là thằng bé người Morờ mất!
Rồi đột ngột ông nói:
- Bá tước Perắc Moren đã hỏi con làm vợ đấy.
- Hỏi con hả bố? – Angiêlic nói – Nhưng con có biết ông ấy đâu ạ?
- Có hề gì đâu. Ông Môlin biết ông ấy, đó là điều quan trọng nhất. Ông quản lý đảm bảo với bố: không thể mơ ước tìm thầy một đám nào danh giá hơn, cho bất kỳ đứa con gái nào của bố đâu.
Nam tước Acmăng tươi cười hớn hở.
Angiêlic vừa về tới Môngtơlu đêm hôm trước, đi cùng có ông già Guyôm và em trai cô là Đờni. Khi cô tỏ ý ngạc nhiên thấy cậu học sinh về nghỉ phép, Đờni bảo chị là mình đã xin được nghỉ học để về dự đám cưới của cô.
“Sao lại có chuyện cưới xin thế này nhỉ?” – Lúc đó cô thầm nghĩ như vậy, và không cho là chuyện thật.
Nhưng bây giờ, giọng nói nghiêm trang của bố bắt đầu làm cô lo ngại.
Bô cô không già đi mây trong những năm qua: ông chỉ mới có vài sợi đốm bạc trọng bộ ria và chùm râu nhỏ để ở liền môi dưới theo kiểu thịnh hành thời vua Lui 13. Angiêlic hơi bất ngờ thấy bố phấn chấn, tươi cười chứ không phiền muộn như cô đoán sau khi mẹ cô qua đời.
Cô tìm cách chuyển hướng câu chuyện, vì sợ xảy ra xung đột ngay khi hai cha con vừa gặp lại nhau:
- Bố ạ, bố có viết thư cho con biết những thiệt hại lớn về đàn gia súc, vì bị bọn lính tráng trưng thu và cướp bóc suốt những năm tháng nội chiến ghê sợ vừa qua.
- Đúng thế con ạ. Bố cùng với ông Môlin đã bị mất tới gần một nửa đàn la chăn nuôi được. Và nếu không có ông ta thì lẽ ra bố đã phải ngồi tù và bán hết đất đai của mình đi rồi.
- Vậy bố nợ ông ta nhiều lắm à?
- Đúng vậy, khốn thay! Trong số bốn mươi nghìn đồng livrơ ông ấy cho bố vay đã lâu rồi, bố mới trả được độ năm nghìn đồng trong suốt năm năm làm việc cật lực. Vậy mà lúc đầu ông ta cũng không muốn nhận mấy nghìn đó; bố nổi cáu lên mới buộc được ông ấy nhận.
Angiêlic không bằng lòng việc cha mình đã nài nỉ để trả một phần tiền nợ:
- Nếu như chính ông Môlin gợi ý trước tiên về việc làm ăn đó với bố, thì tất ông ta cho việc ấy là ăn chắc. Ông ấy không phải loại người có thể biếu không số tiền cho bố đâu, những cũng có lòng trung thực. Cho nên nếu ông ta tự ý để bố sử dụng số tiền bốn mươi nghìn đồng mà không đòi trả, chắc hẳn vì ông ấy cho rằng bố đã bỏ ra nhiều công sức và đã mang lại nhiều lợi cho ông ta trong bấy nhiêu năm; những cái đó đã đáng giá số tiền ấy lắm rồi.
- Đúng là việc bán la và bán chì của bố và ông ấy, vì được miễn thuế một phần nên cũng có lãi và trong những năm không bị cướp bóc, mà ta bán được phần sản lượng còn lại cho Nhà nước, thì ta thừa sức trả mọi chi phí, đúng thế.
Bỗng ông nhìn Angiêlic với vẻ băn khoăn:
- Nhưng sao mà con ăn nói thành thạo thế, con gái của bố? Bố không hiểu những lời lẽ thực dụng và có phần thô thiển như vậy, liệu có hợp với một tiểu thư và mới thôi học ở tu viện về không?
Angiêlic bật cười:
- Bố ạ, nghe nói ở Paris có những bà thông thạo đủ mọi điều: chính trị, tôn giáo, văn học, thậm chí cả khoa học. Họ được gọi tên là “các bà kiểu cách”: họ hằng ngày tụ họp ở nhà của một người trong bọn cùng với những nhà thông thái trong nam giới, để thảo luận mọi vấn đề. Nếu sau này con ở Paris, khong biết chừng con cũng sẽ mở một phòng khách tương tự để thảo luận về thương mại, kinh doanh.
- Gớm ghiếc chưa! – Ông Nam tước kêu lên, thật sự công phẫn – Angiêlic, chắc chắn các bà trong tu viện ở Poachiê không hề dạy dỗ con những điều như thế.
- Các bà cho rằng con rất thạo về các số liệu và lý lẽ, thậm chí là thạo quá… Mặt khác, các bà áy lấy làm áy náy vì đã không thể biến con thành một mẫu mực về sùng đạo… và giả đạo đức, như chị Oóctăngxơ. Chị con làm cho các bà ấy nuôi hi vọng rằng chị sẽ xin làm nghề tu hành, nhưng việc lấy được một ông chồng làm biện lý đã có sức hấp dẫn mạnh hơn đối với chị.
- Con ạ, con chớ nên ghen tị. Bởi vì ông Môlin, người mà con vẫn xét đoán nghiêm khắc, ông ta đã tìm được cho con một người chồng, chắc chắn hơn chồng chị Oóctăngxơ rất nhiều.
Cô thiếu nữ gí chân xuống đất, có vẻ mất kiên nhẫn:
- Ông Môlin này cũng kỳ thật! Cứ nghe bố nói, dễ người ta lầm tưởng con là con gái ông ta, nên ông ấy mới quan tâm tới tương lai con đến mức ấy!
- Con mà phàn nàn điều đó thì thật là không đúng, con bé ngốc nghếch của bố! – Hãy nghe bố nói, Bá tước Giôphrê Perắc thuộc về dòng họ lâu đời của các bá tước ở thành phố Tuludơ. Hơn nữa, ông ấy giàu nhất và quyền thế nhất ở cả vùng Lănggơdốc.
- Có thể đúng như vậy, bố ạ - Nhưng dù sao, con không thể lấy một người con chưa biết, mà chính bố cũng chưa gặp bao giờ.
- Sao lại không được? – ông Nam tước hỏi, vẻ ngạc nhiên thành thật – Tất cả các tiểu thư quý tộc đều lấy chồng như thế. Không được phép trao ho các cô ấy hoặc phó mặc cho may rủi, quyền quyết định chọn người chồng thế nào là có lợi cho gia đình. Bởi vì việc gây dựng cho các cô gái ấy không chỉ liên quan đến tương lai cá nhân họ, mà cả đến danh dự dòng họ nữa.
- Ông ta có… có trẻ không ạ? – Cô gái hỏi, hơi do dự.
- Trẻ? Trẻ à? – Ông Nam tước nói làu nhàu, không thoải mái – Có đầu óc thực dụng mà còn đặt câu hỏi vô nghĩa đó? Đúng là người chồng tương lai của con hơn con mười hai tuổi. Nhưng người đàn ông tuổi ngoài ba mươi là đang độ sung sức và hấp dẫn.
Nhờ trời, gia đình con sẽ đông con cái. Con sẽ có một dinh thự ở Tuludơ, có những lâu đài ở Anbi và ở Bêácnơ, có nhiều cỗ xe, những quần áo sang trọng…
Ông Nam tước dừng lại, rồi kết luận:
- Về phần bố, bố cho rằng lời xin kết hôn của một người chưa gặp mặt con bao giờ, đó là một sự may mắn hiếm có, khó lòng mơ tưởng được.
Hai bố con vẫn bước đi, yên lặng một lúc.
- Đúng vậy. – Angiêlic nghĩ thầm – Con thấy đây là một cơ hội quá đặc biệt. Tại sao ông bá tước ấy, người có đủ mọi thứ cần thiết để chọn một cô gái có gia tài giàu có làm vợ, lại chịu khó mò tới vùng Poatu hẻo lánh này để tìm một cô gái không có của hồi môn như con vậy?
- Không có hồi môn à? – Ông Xăngxê nhắc lại, và vẻ mặt ông bừng sáng. - Hãy quay về lâu đài với bố, con ạ, rồi mặc áo vào để ra ngoài. Ta sẽ lấy ngựa đi. Bố sẽ cho con xem cái này.
Angiêlic ngạc nhiên nhưng không hỏi thêm câu gì. Khi trèo lên ngưa, cô nghĩ thầm: dù sao cô cũng sẽ phải lấy chồng, phần đông các bạn gái cô cũng lấy chồng theo kiểu này, do bố mẹ kén rể thay con gái. Vậy việc gì mà cô phải công phẫn đến thế. Cô sẽ giàu có kia mà.
Bỗng nhiên cô thấy có một cảm giác dễ chịu: phải một lát cô mới hiểu rõ nguyên nhân. Bàn tay của người chăn ngựa vừa đỡ cô ngồi lên yên, dã lướt xuống mắt cá chân của cô và vuốt ve nhè nhẹ, một cử chỉ mà người rộng lượng nhất cũng không thể bảo là do đãng trí.
Ông Nam tước đã vào trong lâu đài để thay đôi ủng khác và lấy thêm chiếc khăn quàng cổ mới.
Angiêlic cựa quậy trên yên ngựa có vẻ khó chịu:
- Làm sao thế, anh nông dân?
Người chăn ngựa, lực lưỡng như một đô vật, ngầng đầu lên. Những chùm tóc hung thẫm xõa xuống đôi mắt đen long lanh lanh với vẻ tinh nghịch quen thuộc.
- Nicôla! – Angiêlic kêu lên.
Cô phân vân, nửa vui thích gặp lại bạn nô đùa thời xửa, nửa bực mình thấy anh ta dám có cử chỉ sỗ sàng như vậy.
- A, con đã nhận ra Nicôla rồi à? – Nam tước Xăngxê rảo bước lại gần nói – Hắn là tên quỷ sứ bất trị nhất vùng này, không ai có thể làm cho hắn phục tùng được. Hắn chẳng thiết tha cày cấy hay chăn nuôi gì cả. Lười biếng mà lại hay tán gái, đứa bạn thời con nít của con bây giờ như thế đấy!
Anh thanh niên chẳng hề tỏ ra xấu hổ trước lời phê phán của ông chủ. Anh ta tiếp tục vừa nhìn Angiêlic chằm chặp, vừa mỉm cười thoải mái, để lộ hàng răng trắng với một vẻ táo bạo gần như hỗn xược. Cái áo sơ mi mở khuy của anh phô ra bộ ngực nở có nước da rám nắng.
- Này, câu kia, lấy con la cưỡi đi theo chúng ta. Không chú ý thấy gì cả, ông Nam tước ra lệnh.
- Thưa ông chủ, vâng ạ.
Ba người cưỡi ngựa và la đi qua cầu treo tiến vào con người đến khu bên trái của Môngtơlu.
- Ta đi đâu vậy, hở bố?
- Đến khu mỏ chì cũ.
- Con không hiểu tại sao mảnh đất khô cằn ấy...
- Khu đất ấy chẳng còn hoang dại chút nào; người ta bây giờ gọi tên nó là Ácgiăngchie, đấy là hồi môn của con. Con nhớ chứ, trước đây ông Môlin có yêu cầu bố xin được gia hạn đặc quyền khai thác mỏ của họ ta và xin miễn thuế cho mọt phần tư sản lượng khai thác. Sau khi bố xin được như thế rồi, ông ta tuyển mộ được mấy người thợ mỏ từ miền Xắcxơ đến đây làm. Thấy ông Môlin rất coi trọng việc khac thác mỏ ở vùng đất bỏ hoang này, bỗ đã có lần nói với ông ta ý định dành khu mỏ cho con làm của hồi môn sau này. Bố được biết Bá tước Perắc ở Tuludơ mong muốn tậu đất mỏ này. Bố không biết đích xác quan hệ làm ăn giữa ông Perắc và ông Môlin là thế nào. Có lẽ ông bá tước là người nhận những con la và sản lượng chì mà bố và ông Môlin tìm cách gửi theo đường biển đến Tây Ban Nha. Ông bá tước có quá thừa đất đai và tài sản rồi, không hiểu sao còn hạ mình dính líu vào những việc buôn bán của dân thường ấy. Có lẽ ông ta coi đó là cách giải trí? Người ta đồn ông ta thật là con người lập dị đấy!
- Nếu con hiểu đúng ý của bố - Angiêlic nói chầm chậm – thì bố biết rằng người ta thèm muốn các mỏ chì này, nên bố bắn tin phải cưới con gái bố thì mới được tậu mỏ ấy, phải không ạ?
- Con nhìn xét sự vật kỳ quặc thế, Angiêlic? Bố cho rằng việc dành mỏ này cho con làm của hồi môn, thật là ý hay. Mối quan tâm lớn nhất của bố, và cũng là của mẹ con trước kia, bao giờ cũng là lo gây dựng cho các con gái mình được tử tế. Nhưng trong họ ta, không bao giờ có chuyện bán đất đai của gia đình đi. Trải qua bao gian truân cơ cực, họ ta vẫn giữ được nguyên vẹn di sản cha ông. Nhưng gả chồng cho con gái của bố không những vào nơi danh giá àm lại được giàu có, đó là điều làm cho bố hài lòng. Đất đai sẽ không ra khỏi tay những người trong gia đình; nó không rơi vào kẻ xa lạ, àm về một nhánh mới của dòng họ, nhờ sự kết thân này.
Angiêlic lùi lại sau bố một chút, nên ông không trông thấy nét mặt cô, những hàng răng trắng nhỏ của cô cắn vào môi với vẻ giận dữ bất lực. Cô không thể trình bày cho bố hiểu được mình bị xúc phạm nhường nào vì cách đính hôn đó. Chính vì bố cô hiển nhiên tin chắc mình đã hết sức khôn khéo đảm bảo cho hạnh phúc của con gái, nên cô còn biết nói gì nữa!
Sau một giờ đi ngựa, hai bố con tới nơi. Họ xuống ngựa, Nicôla lại gần giữ dây cương.
Vùng đất hoang vu mà Angiêlic biết hồi còn nhỏ, nay đã biến đổi hoàn toàn. Một hệ thống ống dẫn nước chảy về cho các cối xay bằng đá hoạt động. Những búa máy bằng thép thình thịch đạp vỡ những khối quặng lớn; còn những tảng đá nhỏ hơn thì đập bằng búa tay. Hai lò cháy đỏ rực. Từng núi than đá dựng sừng sững ở gần những lò luyện quặng. Phần còn lại của khu vực chất đầy những đống quặng lớn. Trong những đường máng bằng gỗ có nước rửa quặng chạy qua, những người công nhân dùng xẻng gạt cát ra khỏi những tảng đá vằ từ cối xay chuyển sang. Những công nhân khác dùng cào vét lòng các ống máng theo hướng ngược lại dòng nước chảy.
Ông nam tước dẫn con gái vào công trường khai thác quặng. Ông nói:
- Chúng ta có mười gia đình công nhân que ở Xắc xơ làm ở đây. Họ là những công nhân khai mỏ và những nhà luyện kim chuyên nghiệp. Chính họ đã cùng với ông Môlin xây dựng khu mỏ này... À, chào ông, ông Phrít Hâuơ!
Một người công nhân nhấc cái mũ vải, cúi đầu rất thấp để chào, ông Nam tước giới thiệu với con gái:
- Hình như, trong số những người còn đang sống, không có ai biết rõ ở dưới sâu trong lòng đất bằng bác công nhân già Xắc xơ này. Có người còn nói ông Hâuơ này biết phương pháp bí mật biến đổi chì thành vàng. Ông ta trước đây đã làm việc nhiều năm cho Bá tước Perắc.
“Bá tước Perắc! Lúc nào cũng Bá tước Perắc!” - Angiêlic nghĩ thầm.
Cô nói to:
- Có lẽ vì vậy mà Bá tước Perắc giàu có đến thế. Chắc ông ta lấy chì do ông Phrít Hâuơ gửi cho để biến thành vàng. Rồi sau này ông ta sẽ biến con thành con nhái mất!
- Con làm bố buồn, con ạ. Tại sao con lại có giọng chua chát ấy? Dễ thường bố muốn làm cho con khổ chăng? Không có gì đáng làm cho con nghi ngờ trong tất cả các công việc bố dự tính về con cả. Bố nghĩ con sẽ mừng rỡ, ai ngờ thấy con chỉ toàn trách móc, mỉa mai.
- Bố nói đúng, bố yêu quý. Bố tha thứ cho con – Angiêlic hối hận, thấy thật sự thất vọng hiện rõ trên khuon mặt trung thực của cha mình. – Các bà tu sĩ cũng thường nói rằng con không giống những cô bạn học của con, và tính khí của con thật khó hiểu. Con không muốn giấy bố: việc đính hôn này không làm cho con vui mừng chút nào, trái lại nó làm cho con vô cùng chán ngán. Xin bố hãy thư thư cho con suy nghĩ thêm, cho con quen dần với vấn đề này...
Trong khi đang nói dở câu chuyện, hai bố con đã quay trở về chỗ để ngựa.
- Bố ơi, - cô nói với ông Nam tước – về chuyện ông Bá tước Perắc, chắc rằng bố muốn con quyết định sớm. Con vừa mới nảy ra một ý kiến. Bố cho phép con đi luôn đến gặp ông Môlin được không ạ? Con muốn được nói chuyện nghiêm chỉnh với ông ấy.
Ông Nam tước nhìn mặt trời để đoán giờ:
- Đã gần giữa trưa rồi. Nhưng thôi được, con cứ đi, con gái ạ. Nicôla sẽ cùng đi với con.
Nửa giờ sau, Angiêlic đi qua trước cổng lâu đài Plexi.
- Philíp! – cô bỗng ngạc nhiên thấy kỷ niệm cũ ở lâu đài này dấy lên ít nhiều bâng khuâng trong lòng.
Lúc này, cả gia đình Hầu tước vẫn còn ở Paris. Mặc dù trước đây là một người ủng hộ Hoàng thân Côngđê, ông Hầu tước đã khéo léo tranh thủ được cảm tình của Thái hậu và giáo chủ Madaranh. Ngược lại, ông hoàng thân Côngđê, một trong những danh tướng của nước Pháp, người đã chiến thắng ở Rôcroi, đã sai lầm đi tiếp tay cho vua Tây Ban Nha ở Phlăngđrờ. Angiêlic tự hỏi: việc hộp thuốc độc biến mất có giữ vai trò nào trong số phận của Hoàng thân Côngđê không? Dù sao, cả Giáo chủ Madaranh lẫn Đức vua và em trai của vua chưa hề có ai bị đầu độc cả. Và có tin là Ngài Phukê, người chỉ huy âm mưu chống Nhà vua, vừa mới được bổ nhiệm làm Tổng thanh tra Tài chính.
Thật lý thú khi nghĩ rằng: một cô bé nông thôn vô danh tiểu tốt hư mình mà đã có thể thay đổi cả chiều hướng của lịch sử. Một ngày nào đấy, chắc cô sẽ phải kiểm tra xem cái hộp đó có còn ở nguyên chỗ cô giấu không. Còn anh chàng thanh niên tùy tùng mà cô đã tố cáo, số phận anh ta ra sao? Ồ, chuyện đó cũng chẳng quan trọng gì.
Angiêlic nghe thấy tiếng vó con la mà Nicôla cưỡi phi đến gần sau lưng. Cô thúc ngựa phi nhanh và chẳng mấy chốc đã tới nhà người quản lý.
Sau bữa cơm, ông Môlin đưa Angiêlic vào buồng giấy nhỏ của mình, nơi mấy năm trước ông đã tiếp bố cô. Chính ở đây việc buôn bán đàn la đã được thương lượng lần đầu tiên. Và cô thiếu nữ chợt nhớ đến câu trả lời khó hiểu của người quản lý đáp lại câu hỏi thực dụng của cô bé con thuở ấy:
- Thế ông sẽ cho cháy cái gì nào?
- Tôi sẽ cho cô một người chồng.
Lúc đó, ông ta đã nghĩ đến việc đính hôn của cô với ông Bá tước lập dị ở Tuludơ rồi chăng? Điều đó khong phải là không thể được, bởi vì Môlin là con người nhìn xa, có đầu óc tính toán trăm phương nghìn kế cùng một lúc.
Đối với gia đình ông Nam tước bên láng giềng, sự tiếp sức của ngưoiừ quản lý này thật là của trời cho. Nhưng Angiêlic biết rằng chỉ có lợi ích bản thân của ông ta mới là gốc rễ sự hào phóng và giúp đỡ ông dành cho nhà mình. Các đó làm cho cô vừa ý, vì như vậy cô không cần có mặc cảm mắc nợ hoặc phải hạ mình chịu ơn ông ta. Tuy nhiên, cô lấy làm lạ thấy mình thật sự có thiện cảm với một người dân thường có đầu óc tính toán, lại theo đạo Tin lành này.
“Đó là vì ông ấy biết sáng tạo ra cái mới, cái vững chắc, có lẽ thế”, - Cô bỗng nhiên tự trả lời mình.
Mặt khác, cô không hề sẵn sàng làm công cụ cho những kế hoạch của người quản lý, tựa như mọt con lừa cái hay một đống quặng chì, Cô nói thẳng thừng:
- Thưa ông Môlin, bố tôi có nói nghiêm túc với tôi về một cuộc hôn nhân, mà hình như chính ông đây đã thu xếp: ông đã làm mối tôi với một ngài Bá tước Perắc nào đó. Tôi không thể không nghĩ rằng chính ông cũng coi cuộc hôn nhân này là khá quan trọng đối với bản thân mình. Nghĩa là tôi đã được dành cho một vai trò trong các cuộc thương lượng kinh doanh của ông. Tôi rất muốn được biết đích xác mình có vai trò gì ở đây.
Người quản lý nhếch đôi môi mỏng mỉm cười lạnh lùng:
- Cám ơn Trời, vì tôi thấy cô đã trở thành một người đúng như tôi đã trông chờ từ lâu, từ khi mà dân quanh vùng này còn gọi cô là cô Tiên nhỏ vùng đầm lầy. Quả thật tôi đã hứa giới thiệu với Bá tước Perắc một cô vợ kiều diễm và thông minh.
- Hứa hẹn liều lĩnh thật! Ngộ lớn lên tôi thành cô gái xấu xí, đần độn thì ông chẳng mất hết tín nhiệm ư?
- Tôi không bao giờ cam kết mà chỉ dựa trên phỏng đoán suông. Tôi thường xuyên có tin tức về cô nhờ những tiếp xúc tôi giữ được ở Poachiê.
- Vây ra ông luôn luôn theo dõi tôi? – Angiêlic nổi cáu kêu lên – Thế tôi là quả dưa bở để chín dần trong tủ kính à?
Cùng lúc đó, cô thấy hình ảnh ngộ nghĩnh đến nỗi cô phá lên cười, và cơn giận tan biến đi. Trong thâm tâm, cô rất muốn biết chính xác đầu đuôi tình hình chứ không để cho người ta đánh bẫy mình như một cô bé khờ dại.
Ông Môlin nghiêm trang nói:
- Cho phép tôi nói thật thẳng thắn với cô. Tôi muốn nói điều này, cô đừng giận: những người trong giới quyền quý như cô không bao giờ hiểu nổi điều gì kích thích tôi: đó là lao động.
- Người nông dân lao động còn vất vả hơn nhiều chứ, tôi nghĩ vậy.
- Họ làm như khổ sai, hai cái khác nhau chứ. Nông dân thì lề mề, dốt nát: họ không hiểu rõ lợi ích thật sự của mình. Giới quý tộc cũng không hiểu, và hơn nữa họ không sản xuất được gì cả. Các nhà quý tộc là những nhân vật vô dụng, trừ phi họ tiến hành những cuộc chiến tranh tàn phá. Ông thân sinh của cô đã bắt đầu làm công việc có ích, nhưng, cô bỏ lỗi cho nhé, ông cũng sẽ không bao giờ hiểu được ý nghĩa của lao động!
- Ông cho rằng bố tôi sẽ không thành công ư? – Angiêlic hỏi và bỗng thấy lo lắng – Tôi tưởng rằng việc kinh doanh của bố tôi tiến hành tốt, chứng cớ là ông quan tâm đến công việc ấy kia mà.
- Sẽ chứng minh được thành công nếu như chúng ta sản xuất được vài nghìn con la mỗi năm và quan trọng hơn cả là, nếu việc kinh doanh mang lại một khoản thu nhập quan trọng và không ngừng tăng lên, cái này mới là dấu hiệu thật sự của hiệu quả kinh doanh.
- Tôi không hiểu nổi, ông Môlin ạ, vì sao một người thận trọng như ông mà lại lao vào một công việc tiến hành chậm chạp và hầu như không đem lại lợi nhuận như thế?
- Chính ở điểm này, ông thân sinh của cô và chính tôi cần đến sự tham gia của cô đấy.
- Tôi không hiểu mình làm được cái gì kia chứ?
- Điều quan trọng để làm cho việc kinh doanh mang lại lợi nhuận, là tiền vốn quay vòng nhanh chóng. Cho nên việc kinh doanh về đàn la chỉ đơn thuần là một tấm màn che mà thôi. Nó đài thọ cho những chi phí của ta, cho phép ta giữ quan hệ tốt với Nhà nước vì ta bán da và các con la thồ cho chính quyền. Và quan trọng nhất, đàn la cho phép ta tổ chức những đoàn vận tải lớn bằng những con vật thồ chở nặng trên đường bộ mà được miễn thuế quan và các khoản cước khác. Bằng cách này, ta có thể vận chuyển chì và bạc, cùng một lúc với một phần sản lượng la, xuống tàu biển đi Anh. Lượt về, đàn la của ta chở những bao tải xỉ sắt là thứ cần thiết cho việc khai mỏ và luyện kim nhưng thật ra đấy là những bao tải chở vàng và bạc, từ Tây Ban Nha gửi về, qua Anh.
- Chỗ này tôi chưa hiểu được ông Môlin ạ. Tại sao ông lại chở bạc sang Anh, rồi sau đó lại đem bạc về?
- Lần chở về, khối lượng bạc đã tăng gấp đôi hay gấp ba rồi. Còn về vàng, thì Bá tước Perắc có một mỏ vàng ở Lănggơdốc. Khi mỏ Acgiăngchie sau này thuộc về ông ây rồi thì những chuyến buôn bán vàng và bạc mà tôi tiến hành thay cho Bá tước sẽ không còn đáng ngờ vực nữa, bởi vì cả vàng và bạc đều chính thức được coi là sản xuất từ những mỏ thuộc quyền sở hữu của ông ấy. Chính đây mới là nội dung thật sự của việc kinh doanh của chúng ta. Cô chú ý điều này nhé. Khối lượng vàng và bạc có thể khai thác ở Pháp là rất nhỏ, ngược lại, chúng ta có thể nhập vào đây – mà không phải nộp thuế quan hay lệ phí khác – một khối lượng lớn vàng và bạc từ Tây Ban Nha. Vì vậy, những thoi vàng và bạc mà ta đem đổi lấy tiền, trê danh nghĩa là khác thác được ở mỏ Ácgiăngchie hay Lănggiơdốc, thì thật ra là nhập từ Tây Ban Nha qua nước Anh. Như vậy trong khi ta chuyển được một lợi nhuận có tính hợp pháp cho Ngân khố nhà nước, ta lại có thể núp dưới cái vỏ ngoài khai thác mỏ để nhập khẩu một khối lượng kim khí quý đáng kể mà không phải trả tiền thuê lao động, hay tiền thuế; hơn nữa cũng không bị khánh kiệt tài sản vì phải xây dựng các cơ sở sản xuất quy mô. Bởi vì không ai có thể ước lượng được sản lượng vàng, bạc của ta khai thác nên họ phải tin các con số ta khai báo.
Angiêlic không cưỡng lại được sự hấp dẫn của những kế hoạch tài tình của ông Môlin, cô hỏi:
- Thế bố tôi có biết gì nhiều về công việc buôn vàng và bạc của ông không?
- Tôi nghĩ rằng ông Nam tước sẽ không vui lòng gì nếu biết rằng vàng bạc của Tây Ban Nha được vận chuyển qua đất đai của ông. Cứ để ông tin rằng những khoản thu nhập nhỏ đảm bảo sinh hoạt của mình, là do làm lụng thật thà theo truyền thống gia đình mang lại, như thế tốt hơn phải không?
- Thế vì sao tôi lại được ông nói lộ cho biết những kế hoạch bí mật đó?
- Tôi biểt rằng cô sẽ khăng khăng phản đối nếu chưa hiểu rõ vì sao lại vạch ra những kế hoạch đó. Thật ra vấn đề rất đơn giản. Bá tước Perắc cần có mỏ Ácgiăngchie. Mà ông cụ của cô thì sẽ không chịu từ bỏ vùng đất ấy, trừ phi dùng đất đai này để gây dựng cho một trong những cô con gái của mình. Cô biết tính ông cụ là khó lay chuyển được, ông sẽ không bao giờ chịu bán đi dù là một mảnh đất nhỏ của tổ tiên để lại. Còn ông Bá tước thì vẫn mong muốn kết thân với một gia đình quý tộc danh giá, vì vậy ông ấy thu xếp như vậy là thích hợp.
- Nhưng nếu tôi từ chối, không tán thành như vậy.
- Chắc cô không mong cho cha mình phải ngồi tù vì nợ. – Người quản lý nói chậm rãi – Cả gia đình cô có thể trở nên nghèo túng hơn cả trước kia, điều đó không phải là khó xảy ra. Lúc đó, thì tưong lai của chính cô sẽ ra sao? Cô có thể già đi trong cảnh đói rách, như mấy bà cô của mình... Còn đối với các anh trai và các em gái cô, thì họ sẽ không được học hành đến nơi đến chốn, và sau đó lại phải đi ra nước ngoài kiếm sống ư?...
Thấy mắt cô gái long lên giận dữ, ông ta nói thêm để xoa dịu:
- Nhưng tại sao cô bắt tôi vẽ ra một bức tranh đen tối như vậy? Tôi nghĩ rằng cô có một bản lĩnh káhc những quý tộc nọ, những người chỉ khư khư ôm giữ danh hiệu quý phái của mình để sống sót được nhờ của bố thí của Đức vua... Cô không thể nào vượt qua những khó khăn nếu như không kiên quyết đương đầu và làm hết sức mình để vươn lên. Nghĩa là cô cần hành động. Chính vì vậy, tôi đã không che giấu cô điều gì, cốt sao cho cô biết rõ mình phải nỗ lực theo phương hướng nào.
Chưa có lời lẽ nào tác động trực tiếp đến Angiêlic như vậy. Chưa có ai nói với cô theo cách nói gần gũi với tính cách của cô đến thế. Cô vươn thẳng người lên như bị một ngọn roi quất vào mình. Cô nhớ lại lâu đài Môngtơlu điêu tàn, các anh em trai, em gái mình lê la cạnh đám phân rác, bà mẹ cô với những ngón tay đỏ ửng vì rét, cha cô ngồi ở cái bàn giấy hẹp đang nắn nót viết lá đơn giử lên Đức vua mà không bao giờ được trả lời...
Ông quản lý đã kéo gia đình cô ra khỏi cảnh khổ nghèo. Nay đến lúc phải trả nợ.
- Được, ông Môlin – Angiêlic trả lời như kẻ không hồn – Tôi sẽ lấy Bá tước Perắc.
Tình Sử Angélique - Nữ Hầu Tước Của Các Thiên Thần Tình Sử Angélique - Nữ Hầu Tước Của Các Thiên Thần - Sergeanne Golon Tình Sử Angélique - Nữ Hầu Tước Của Các Thiên Thần