Số lần đọc/download: 2547 / 45
Cập nhật: 2015-07-07 23:17:44 +0700
Chương 11
H
ôm sau đang lúc ăn cơm trưa trên chiếc Taihei-manu, ông thuyền chủ Jukichi móc thuốc lá ra hút. Ông mở gói thuốc và móc ra một mẩu giấy mỏng gập lại nhỏ xíu. Toét miệng cười hỉ hả, ông đưa gói thuốc cho Shinji nhưng lúc anh chàng vừa chìa tay ra thì ông chặn lại:
“Này nghe đây, chú có chịu hứa là sau khi đọc xong cái này, chú không bỏ bê công việc đi lang thang vớ vẩn hay không?”
Shinji đáp lại một cách gọn lỏn vững vàng:
“Cháu đâu có phải hạng người như vậy”.
“Ừ, thế thì được. Con trai đã hứa thì nhớ phải giữ lời nhé... Sáng nay khi ta đi qua nhà lão Teru thì con bé Hatsue nhảy xổ ra chẳng nói chẳng rằng nhét vào tay ta mảnh giấy này rồi cắm đầu chuồn thẳng vào trong nhà. Ban đầu ta đã khấp khểnh mừng thầm, nghĩ mình từng này tuổi đầu mà còn được con gái viết thư tống tình thì nghĩ cũng phổng mũi lắm chứ chẳng phải chơi. Nhưng đến lúc giở mảnh giấy ra chỉ thấy đề vỏn vẹn “Anh Shinji yêu dấu” thì ta tức mình tự sỉ vả “Mi thực là một thằng khùng” và toan xé phăng lá thư mà ném xuống biển cho hả giận. Nhưng nghĩ lại thấy chơi độc quá như vậy thì không nên, ta đành phải mang về cho chú đọc vậy”.
Shinji chộp lấy mảnh giấy trong khi cả ông chủ thuyền lẫn Ruỵji phá lên cười.
Mảnh giấy mỏng gấp đi gấp lại nhiều lần thành một mẩu nhỏ xíu khiến Shinji phải chú ý thồ những ngón tay to như những quả chuối mắn mà giở ra thực nhẹ nhàng chậm chạp cho khỏi rách bung. Những mảnh vụn thuốc lá vương trong các nếp gấp lả tả rơi xuống bàn tay anh. Hatsue đã dùng bút máy viết vội viết vang vào một mảnh giấy thường nhưng có lẽ mới được vài dòng thì bút hết mực nên nàng phải viết tiếp bằng bút chì cùn nhủn. Nét chữ nguệch ngoạc như là chữ trẻ con:... Tối qua, tại phòng tắm công cộng, Ba đã nghe thấy những lời đồn đại bậy bạ về hai đứa mình, ông cụ giận quá đã cấm tuyệt không cho em gặp lại anh nữa. Đối với một người như ba em, dù có phân trần đến đâu cũng chẳng ăn thua gì. Ba bảo từ nay, cấm cửa không cho em thò mặt ra khỏi nhà từ lúc các như thuyền trở về bến mỗi chiều cho đến khi thuyền ra khơi mỗi sáng. Ba bảo từ nay mỗi lần đến phiên em gánh nước. Ba sẽ nhờ bà hàng xóm gánh giùm em. Em chẳng còn biết xoay xòa ra sao. Em buồn lắm, buồn không sao chịu nổi. Anh ơi! Ba còn bảo hôm nào thuyền nghỉ không đi đánh cá thì Ba sẽ ở bẽn em suốt ngày để ý canh chừng chứ không thả lỏng như trước nữa. Làm thế nào mà gặp lại anh bây giờ hở anh Shinji? Anh cố nghĩ ra một cách nào cho chúng mình gặp lại nhau, Anh nhé! Gửi thư thì không ổn, em sợ lão Trưởng ty Bưu điện biết hết còn gì. Bởi thế mỗi ngày em sẽ viết thư kẹp dưới cái nắp thùng nước trước cửa bếp nhà em. Anh nhớ cũng để thư ở đó nhé. Nhưng nhớ là đừng tự mình đến lấy thư nguy hiểm lắm đấy anh Shinji ạ. Nhớ nhờ một người bạn tin cẩn nào đi giùm. Em mới về đào được có mấy ngày nên chẳng có người bạn nào tin cẩn mà nhờ, Anh Shinji yêu dấu của em, chúng mình cứ một lòng yêu nhau, Anh nhá. Mỗi ngày em đều khấn vái nguyện cầu trước bài vị của mẹ và anh em, để cầu cho anh Shinji của em được bình an vô sự. Em tin chắc là chư thần chư Phật hiểu rõ lòng dạ em đối với Anh như thế nào...
Trong lúc Shinji đọc thư, sắc mặt anh thay đổi liền liền giống như trời khi nắng khi râm, giằng co giữa nỗi buồn bị ngăn cách với Hatsue và niềm vui được thấy rõ tấm lòng chân thực của nàng đối với mình. Anh chàng vừa đọc xong lá thư liền bị ông Jukichi chộp ngay lấy trên tay, làm như là đòi quyền lợi đương nhiên của người đưa thư giùm rồi cắm cúi mà đọc. Không những đã cao giọng đọc cho cả Ruyji cùng nghe, ông lại còn ngân nga theo giọng đặc biệt của mình. Shinji biết là ông Jukichi vẫn thường lớn tiếng đọc báo theo giọng điệu này và bây giờ, ông chẳng hề có một chút ác ý nào hết, tuy vậy anh cũng thấy xót xa lòng dạ khi thấy lá thư phơi gan rạch ruột của người yêu lại bị đem ra làm một trò cười như thế.
Tuy nhiên, lá thư đã làm ông Jukichi thực sự cảm động nên ông đã buông ra không biết bao nhiêu tiếng thở dài than vãn trong lúc đọc hết lời thư. Cuối cùng, bằng giọng oang oang vang dội hàng trăm thước khắp bốn phía trên mặt bể im lặng buổi trưa, y hệt như những lúc chỉ huy con tầu đi đánh cá, ông nói:
“Con gái nó thực khôn ngoan không chịu nổi!”.
Ông Jukichi cứ nằng nặc đòi kể cho nghe hết mọi chuyện, trên thuyền chẳng con ai ngoài hai người hết sức tin cậy, nên Shinji đành đem chuyện mình mà kể hết đầu đuôi. Anh kể chuyện hết sức vụng về, lầm lẫn thứ tự trước sau và bỏ sót nhiều điểm quan trọng. Chỉ kể qua loa mà cũng mất một thời gian khá lâu, cuối cùng anh đi vào phần chủ yếu và kể cho hai người kia nghe rằng trong cái đêm bão táp ấy, mặc dù hai cô cậu đã khỏa thân mà ôm nhau nhưng quả thực, cuối cùng anh cũng chẳng biết làm ăn ra sao cả. Nghe tới chỗ này, ông Jukichi thường ngày ít khi hé miệng cười, cứ bò ra mà cười không sao ngừng lại được:
“Giá mà vào tay tớ! Giá mà vào tay thằng này! Thực đáng tiếc quá chừng! Thôi thế là chú mày bỏ lỡ mất cơ hội ngàn năm một thưở rồi. Nhưng ta cho là chỉ tại chú mày chưa biết đàn ba con gái là gì đấy thôi. Hơn nữa, con bé cũng là người khôn ngoan giữ gìn chặt chẽ quá chừng nên chứ mày chẳng sơ múi gì được. Nhưng nghe cũng tức chết đi được. Mà thôi cũng chẳng sao. Sau này cưới nàng về làm vợ rồi chú mày gỡ lại, mỗi ngày cứ vác roi nện cho mười quắn liền lại càng hay chứ sao!”.
Ruyji nhỏ hơn Shinji một tuổi, đang chăm chú lắng nghe câu chuyện nhưng vẻ mặt cu cậu trông có dáng chỗ hiểu chỗ không. Riêng Shinji thì chẳng phải là người “yếu thần kinh” như các cậu thanh niên nơi đô hội khi mới yêu lần đầu nên những lời đùa bỡn của ông già này chẳng những đã không thấy bực mình khó chịu mà lại còn thấy được an ủi khỏa khuây. Những đợt sóng nhẹ đang ru con thuyền cũng làm cho lòng anh được bình lặng và bây giờ, sau khi đã kể hết mọi chuyện, anh lại thấy tâm hồn thanh thản hẳn lên; đối với anh, nơi làm việc nhọc nhằn đã trở thành một nơi ngơi nghỉ không gì sánh kịp.
Mỗi sáng trên đường ra bãi biển đều phải đi qua nhà ông Terukichi nên Ruyji đã sẵn lòng lãnh việc lấy lá thư của Hatsue giấu dưới nắp vại nước đem về cho Shinji. Ông Jukichi buông một lời đùa cợt hiếm hoi:
“Thế là từ ngay mai trở đi, chú mày sẽ thành ông tân Trưởng ty Bưu điện”.
Những lá thư hàng ngày trở thành đầu đề câu chuyện cho cả ba người vào những giờ nghỉ trưa trên tầu và cả ba luôn luôn chia xẻ cùng nhau những nỗi buồn nỗi giận mà nội dung lá thư gây ra trong lòng họ. Lá thư thứ hai đã làm cho họ tức giận đặc biệt. Trong thư này, Hatsue đã kể lại việc Yasuo định giở trò bức bách nàng giữa đêm khuya bên giòng suối ra sao. Nàng đã hứa không nói lại với ai nhưng Yasuo bụng dạ bần tiện, đã đem bịa đặt câu chuyện giữa nàng với Shinji rồi đi đồn đại khắp thôn làng. Thế rồi khi ba nàng tức giận, cấm tuyệt không cho gặp lại Shinji nữa, nàng đã đem việc bạo hành bạo cử của Yasuo mà kể lại đầu đuôi nhưng ba nàng đã không tìm cách xử trí nào với Yasuo mà còn cứ làm thân với gia đình thằng này và vẫn cứ đi lại thăm hỏi đều đặn. Riêng nàng thì chỉ nhìn thấy mặt hắn là đã phát ghét. Nàng chấm dứt lá thư bằng một lời đoan chắc cho Shinji an lòng rằng nàng quyết chẳng bao giờ sơ hở quên giữ miếng phòng thằng Yasuo này.
Ruyji thấy xót xa cho số phận Shinji và chính nét mặt Shinji cũng để lộ một nỗi giận dữ hiếm thấy.
“Ấy chỉ vì mình nghèo”, Shinji nói.
Thường thì anh ta chẳng phải là người thốt ra những câu than thở có vẻ ngu si ngớ ngẩn như thế. Anh thấy mình rơi nước mắt chẳng phải do xấu hổ vì nghèo mà do việc mình yếu lòng đã để buột ra một lời thở than ngu si ngớ ngẩn như vậy. Tuy nhiên ngay sau đó anh liền đanh ngay nét mặt khinh thường những giọt nước mắt để rơi trong lúc thiếu suy nghĩ ấy và cố gắng để khỏi bị xấu hổ vì để cho người khác trông thấy mình nhỏ lệ lần nữa.
Lần này thì ông Jukichi không cười.
Ông say sưa hút thuốc lá và vẫn giữ thói quen kỳ cục là cứ thay đổi, một ngày hút thuốc điếu lại một ngày hút bằng tẩu. Hôm nay đến lượt hút thuôc điếu. Vào những ngày hút bằng tẩu, ông không sao bỏ được cái tật cứ gõ mãi cái tẩu thuốc nhỏ bé cũ kỹ bằng đồng vào mạn thuyền - cái tật khiến cho mạn thuyền bị lõm hẳn một chỗ gần mái chèo đằng trước. Ông ta quý con thuyền đến độ là cứ cách nhật hai ngày lại nghỉ hút ống điếu một ngày để hút thuốc điếu Tân Sinh và ông còn tự tay đẽo một cái ống điếu bằng gỗ cây hải tùng dùng vào việc này.
Ông Jukichi quay mặt đi chỗ khác, không nhìn chàng thanh niên nữa, hai hàm răng ngậm chặt cái ống điếu bằng gỗ hải tùng, ông phóng tầm mắt nhìn ra vịnh Ise mênh mông đầy sương mù. Mũi Moro ở mỏm đầu bán đảo Ghita cũng hiện hình lờ lờ qua làn sương mù mịt.
Da mặt ông Jukichi giống hệt da một con thú. Ánh năng đã đốt cháy xạm đến cả những nếp nhăn sâu hoắm và nước da ấy bóng lộn như thể được đánh xi. Cặp mắt sắc sảo tinh anh nhưng đã mất vẻ trong sáng thời niên thiếu, thay vào đó dường như lại lấp lánh một lớp bụi bám trên da thịt, khiến đôi mắt ông có thể chịu đựng được bất kỳ thứ ánh sáng nào, dù chói chang đến đâu cũng vậy.
Nhờ tuổi tác và kinh nghiêm của một ngư phủ tài ba, ông biết bình tĩnh đợi chờ. Bấy giờ ông mới nói:
“Ta biết là hai chú đang nghĩ ngợi gì. Hai chú định tìm cách choảng cho thằng Yasuo một trận có phải không? Nhưng hãy nghe ta bảo đây - làm như vậy không hay ho gì đâu. Thằng khùng thì lúc nào cũng vẫn là thằng khùng. Thôi cứ để mặc mẹ nó đấy. Ta biết là chú Shinji cay đắng lắm, song cần nhất là phải biết kiên nhẫn, tự chủ mới được. Đánh cá cũng phải vậy. Rồi chắc chắn đâu sẽ vào đấy cả. Lẽ phải nhất định sẽ thắng mặc dù cứ lặng lẽ chẳng nói lời nào. Lão Teru chẳng phải là hạng điên khùng và các chú có nghĩ lão ta là người biết phân biệt vàng thau, phải trái hay không. Cứ để mặc xác thằng Yasuo đấy không thèm mó đến nó làm gì cho bẩn tay. Kết cục thế nào lẽ phải cũng phải thắng”.
Mới có một ngày mà câu chuyện đồn đại đã bay tới ngọn hải đăng cùng đến với thư từ và lương thực mỗi ngày. Và nguồn tin nói rằng lão Terukichi cấm tuyệt không cho Hatsue gặp lại Shinji đã làm cho trái tim sầu muộn của Chiyoko chất chứa thêm nhiều mặc cảm tội lỗi tối tăm. Nàng tự an ủi rằng Shinji không hề biết chính nàng là nguồn gốc cho những lời đồn bậy bạ này. Tuy vậy nàng vẫn không dám nhìn vào bộ mặt bơ phờ chán nản của Shinji hôm anh mang cá tới biếu cha mẹ nàng. Mặt khác, cha mẹ nàng bản tính vốn tốt lành với người khác, cứ thắc mắc mãi không hiểu lý do vì sao Shinji lại ủ dột buồn bã quá như thế.
Những ngày nghỉ đầu xuân sắp sửa chấm dứt và bây giờ là lúc Chiyoko sửa soạn trở về ký túc xá ở Tokyo. Nàng không sao quyết định tự mình mở miệng phân giải rành mạch những việc mình đã làm nhưng vẫn có cảm tưởng rõ ràng là nếu không xin Shinji khoan thứ cho mình thì nàng không sao yên lòng trở về Tokyo được. Giả như nàng không tự mình thú tội thì Shinji cũng chẳng phải có lý do gì hờn giận với mình nhưng nàng vẫn muốn cầu xin anh chàng khoan thứ cho mình.
Do đó, đêm trước hôm trở về Tokyo nàng đã tìm cách được mời đến ngủ đêm tại nhà ông Trưởng ty Bưu điện để sáng sớm hôm sau, trước khi các ngư thuyền ra khơi đánh cá, nàng đã có thể một mình đi ra ngoài bến.
Ngoài bãi biển, mọi người đã bận rộn làm việc từ ngay khi các vì sao còn sáng trên trời. Người ta đã kéo thuyền lên các “toán bàn” và đang hò la đẩy những chiếc thuyền nhích từng bước một xuống mặt nước. Chưa thể nhìn rõ vật gì ngoại trừ màu trắng của những tấm khăn tay và những cái khăn lau mồ hôi mà bọn đàn ông con trai quấn ngang đầu.
Chậm chạp cất từng bước, đôi guốc gỗ của Chiyoko nện mạnh, lún sâu xuống mặt cát giá lạnh. Những hạt cát kêu xào xạo, nhẹ tung lên tới bắp chân nàng. Mọi người đều bận rộn làm việc, chẳng có ai để mà nhìn đến Chiyoko. Trong đáy lòng, Chiyoko thấy nhói lên nỗi thẹn thùng là ở đây, tất cả những con người này đều bị cuốn chặt vào cơn gió lốc đều đều song mạnh mẽ của cuộc sống mỗi ngày, đang bùng cháy cho tới tận đáy sâu của thể xác và tâm hồn chứ chẳng có ai bị vướng mắc vào những vấn đề tình cảm như những vấn đề đang nung nấu lòng nàng.
Tuy vậy Chiyoko vẫn cố giương mắt nhìn qua bóng tối sớm mai để tìm ra bóng dáng Shinji. Tất cả các ngư phủ đều ăn mặc giống nhau và thực khó mà phân biệt được nét mặt họ trong làn ánh sáng lờ mờ.
Có một chiếc thuyền đã được hạ xuống nước bồng bềnh trên sóng dường như đã được gỡ ra khỏi mọi ràng buộc của mặt nước. Chẳng nghĩ ngợi gì hết, Chiyoko tiến về phía chiếc thuyền ấy réo gọi tên một chàng thanh niên có quấn cái khăn lau màu trắng quanh đầu.
Người thanh niên sắp nhảy xuống thuyền, dừng chân lại quay nhìn đằng sau. Vẻ mặt tươi cười với hai hàm răng trắng nõn của anh ta làm Chiyoko biết chắc đó là Shinji.
“Hôm nay tôi đi nên đến chào từ biệt anh đây”.
“Ồ! Hôm nay cô đi rồi ư?” Shinji im lặng một lúc, rồi bằng một giọng thiếu tự nhiên như còn phải nghĩ ngợi xem nên nói những gì, anh tiếp lời:
“Thôi, vậy thì... chào cô”.
Shinji có vẻ vội vã. Biết vậy Chiyoko con cảm thấy vội vã hơn anh chàng nữa. Nàng không nói được một lời nào mà cũng không thổ lộ được điều gì hết. Nàng nhắm mắt nguyện cầu sao cho Shinji chỉ dừng lại một giây trước mặt nàng thôi. Đến lúc này nàng mới nhận ra rằng việc mình muốn được Shinji khoan thứ, thực ra chỉ là một cái mặt nạ đế che giấu niềm hy vọng ôm ấp lâu ngày là được anh chàng đối xử tốt bụng với mình mà thôi.
Cơn cớ gì mà nàng lại muốn được khoan thứ, cái người con gái vẫn tự tin là mình xấu xí đến như thế. Do sự thức đẩy của giây phút ấy, nàng đã không suy nghĩ gì, buột miệng đặt các câu hỏi suốt bao lâu vẫn vùi sâu trong đáy lòng mình, câu hỏi có lẽ chẳng bao giờ nàng đặt với ai khác ngoại trừ chỉ một mình chkng thanh niên này:
“Anh Shinji ơi! Tôi xấu đến thế ư?”
“Sao cơ?” người thanh niên sững sờ hỏi lại.
“Bộ mặt tôi xấu xí đến thế ư?”
Chiyoko hy vọng màn tối sớm mai sẽ che chở cho khuôn mặt mình để cho mình có vẻ xinh đẹp hơn một chút. Nhưng mặt biển phía đông bắt đầu tỏ rạng rồi sao?
Shinji trả lời ngay tức khắc. Vì đang vội vã anh muốn thoát khỏi tình trạng nếu chậm trả lời sẽ làm cho trái tim thiếu nữ xót xa:
“Sao kia? Ai bảo vậy? Cô đẹp đấy chứ!” Anh chàng vừa nói vừa để một tay lên mái chèo một chân đã sắp sửa nhảy xuống thuyền. “Cô xinh đẹp thực mà!”.
Ai nấy đều rõ là Shinji không biết nói đưa đẩy lấy lòng; lúc này vì thì giờ eo hẹp đương khi vội vàng nên anh đưa ra một câu trả lời thích ứng với giây phút vội vàng vậy thôi. Đứng thẳng người trên con thuyền mỗi lúc một xa bờ, Shinji vui vẻ giơ tay vẫy vẫy.
Trên bờ bể chỉ còn lại một thiếu nữ hạnh phúc ngập lòng.
Cũng sáng hôm đó cả hai ông bà trưởng đài hải đăng đều đi đưa tiễn con gái lên đường; trong lúc chuyện trò với cha mẹ, Chiyoko lúc nào cũng hớn hở tươi cười khiến ông bà trưởng đài không khỏi ngạc nhiên chẳng hiểu vì sao con gái mình lại vui mừng khi trở về Tokyo cho đến thế.
Chiếc Kamikaze-maru bắt đầu rồi bến chỉ còn có một mình. Chiyoko đứng trên boong tầu ấm áp. Chỉ trong khi cô độc nàng mới có cảm giác hạnh phức hoàn toàn, cái cảm giác suốt buổi sáng nay không lúc nào nàng không nghĩ tới:
“Anh ấy bảo mình đẹp! Anh ấy bảo mình đẹp”. Từ sáng đến giờ, Chiyoko cứ nhắc đi nhắc lại câu ấy không biết mấy trăm lần mà không biết chán.
“Đúng là anh ấy đã nói như vậy. Với mình, như thế là đầy đủ mười phần rồi. Không nên trông đợi gì hơn nữa. Chính anh ấy đã nói với mình như vậy. Như thế là mình phải lấy làm thỏa mãn và từ nay trở đi, đừng có trông đợi, đòi hỏi anh ấy phải yêu mình nữa. Anh ấy đã có một cô khác để yêu rồi, mình còn cứ đòi yêu anh ấy thì thực xấu xa biết mấy! Lòng ghen tuông của mình đã làm cho anh ấy bị đau khổ đọa đày biết bao nhiêu, vậy mà để đáp lại sự phản trắc của mình, anh ấy vẫn bảo mình xinh đẹp. Mình phải tìm cách đền bồi cho anh ấy, dù có thế nào đi nữa mình cũng phải hết sức làm bất cứ điều gì phải làm để đền đáp tấm lòng tốt của anh ấy”.
Có tiếng ca vang âm lướt sóng lôi cuốn Chiyoko ra khỏi những nghĩ ngợi trầm tư. Nhìn lại, nàng thấy một đoàn rất nhiều chiếc thuyền cắm cờ xí đỏ rực phất phới, đang tiến về thủy đạo Irako.
“Những thuyền gì vậy?” Chiyoko hỏi anh chàng phụ tá trẻ tuổi của viên thuyền trưởng lúc đó đang cuộn một sợi dây thừng to tướng trên boong tầu:
“Đó là những chiếc thuyền đang trên đường đi thăm viếng Ise. Những ngư phủ sống quanh quẩn trong vùng Enshu và Yaizu trên vịnh Suruga chở gia đình trên những thuyền đánh cá kiên tới miền Toba. Tất cả những lá cờ đỏ chói ấy đều có viết tên các thuyền. Trong suốt chuyến đi này người ta ăn uống, ca hát và đánh bạc lu bù”.
Những lá cờ đỏ mỗi lúc hiện rõ dần và trong khi những chiếc ngư thuyền viễn dương phăng phăng lướt sóng tiến lại gần chiếc Kamikaze-maru thi những tiếng hát quyên theo làn gió nghe lại như có giọng ồ-ề dục dục.
Một lần nữa, Chiyoko lại nói cho lòng mình nghe: “Anh ấy bảo là mình xinh đẹp! Chính anh ấy bảo vậy mà!”.