Số lần đọc/download: 0 / 32
Cập nhật: 2020-11-30 17:54:09 +0700
Chú Thích 3
401. Triết Giang.
402. Trích dịch nguyên văn chữ Hán trong Bang giao hảo thoại (Ngô Gia Văn Phái).
403. Trích dịch nguyên văn chữ Hán trong Bang giao hảo thoại (Ngô Gia Văn Phái).
404. Tên một núi ở phía nam tỉnh Cát Lâm cao 8.900 thước Tàu.
405. Do ông Lê Văn Hòe giới thiệu trong bài “Phải chăng vua Càn Long nhà Thanh đã bằng lòng trả vua Quang Trung tỉnh Quảng Tây làm nơi đóng đô và gả Công chúa?” Đăng ở trong “Trung Bắc chủ nhật” số tết Quý Mùi (1943) trang 20, 21, 28
406. Để chứng thực việc vua Quang Trung (1788-1792) bị bịnh rồi mất như thế nào, tôi xin trích dịch đoạn sử chữ nho sau đây:
“… Một hôm, buổi chiều, đang ngồi, Huệ chợt huyễn vận (nghĩa là hoa mắt, sa sầm choáng váng vả người)…(lược)…rồi sầm tối gục xuống, hồi lâu mới tỉnh, bèn đem chuyện đã mê ấy nói với Trung thư Trần Văn Kỷ. Từ đó bịnh trở nặng. Bèn vời Nghệ An trấn thủ Nguyễn (hoặc Trần) Quang Diệu về bàn thiên đô ra Nghệ An. Việc thương nghị ấy chưa ngã ngũ thì bấy giờ vua Thế tổ (miếu hiệu vua Gia Long) ta đã khắc phục Gia Định thu lại được Bình Thuận, Bình Khang và Diên Khánh: thanh thế lừng lẫy vang động. Huệ nghe biết tin đó, đâm lo buồn, bịnh thế ngày một nguy kịch vời bọn Diệu vào trối trăng rằng: “Ta mở mang bờ cõi, khai thác đất đai, có cả cõi Nam này. Nay đau ốm tất không dậy được, Thái tử (Nguyễn Quang Toản) tư chất hơi cao, nhưng tuổi còn nhỏ, bấy giờ mới 10 tuổi. Ngoài có quân Gia Định là quốc thù; mà Thái Đức (Nguyễn Nhạc) thì tuổi già, ham dật lạc cầu yên tạm bợ, không toan tính cái lo về sau. Khi ta chết rồi nội trong một tháng phải chôn cất, việc tang làm lạo thảo thôi. Lũ ngươi nên họp sức mà giúp Thái tử sớm thiên về Vĩnh đô (tức Vinh ngày nay) để khống chế thiên hạ. Bằng chẳng, quân Gia Định kéo đến, thì các ngươi không có chỗ chôn đâu!”( Đại Nam chính biên liệt truyện sơ tập, quyển 30, tờ 42).
407. Đây theo Đại Nam chính biên liệt truyện sơ tập quyển 30 tờ 42b.
Trong Giụ am ngâm lục chép vua Quang Trung băng vào ngày hối (30) tháng chín. Có lẽ tháng chín năm Nhâm Tý ấy thiếu nên hôm 29 bắt làm 30 chăng. Trong Lời phát doan (introduction) ở cuốn Nouvelles lettres édifinates nói vua Quang Trung băng vào tháng Septembre 1792 (P. IXIV).
408. Nguyên văn chữ hán chép chữ “trung” là trung tín.
409. Đây dịch theo nguyên văn, đáng lẽ phải nói là “hai anh” mới đúng.
410. Lời chua của nguyên tác.
411. Việc vua Càn Long sai Tôn Sĩ Nghị sang Nam là từ năm 1788 kia.
412. Nguyên văn là “xuất kỳ chế thắng”.
413. Đêm ba mươi tết.
414. Tức là mặt trận ở phía trước.
415. Chính họ Ngô, chứ không phải Nguyễn.
416. Nếu kể cả lần ra giết Vũ Văn Nhậm thì là ba lần.
417. Kể từ năm Tân Mão (1771). Nguyễn Huệ quật khởi ở Tây Sơn thượng đạo đến năm Nhâm Tý (1792) thăng hà vừa được 21 năm.
418. Đền Trung Liệt trước do ông Tống khê Nguyễn Hữu Đô dựng ở thôn Văn Tân huyện Thọ Xương (Hà Nội), đến năm Canh Dần (1890), công Thái Xuyên Hoàng Cao Khải thiên xuống ấp Thái Hà.
419. Nguyên thư chép là Ngô Nhậm.
420. Nguyên thư chép là Thanh Ba.
421. Hoặc chép là họ Trần (nguyên chú).
422. Họ tông thất Tây Sơn (nguyên chú: ngụy tộc).
423. Quân chúa Nguyễn Ánh. Từ đây trở đi, phàm những chỗ Quốc sử quán chép rằng “quân ta” thì đều chỉ về quân chúa Nguyễn cả.
424. Địa bàn trong Nam Kỳ, trước đấy chúa Nguyễn đã lấy được.
425. Tức Nguyễn Văn Hóa (nguyên chú).
426. Tuyên lấy chùa làm nhà ở (nguyên chú).
427. Bùi Thị Xuân vợ Diệu, là cháu gái của Tuyên (nguyên chú).
428. Chỉ việc đem binh bắt giết cha con Đắc Trụ.
429. Những người ở bên tả hữu mình.
430. Hoặc chép là Nguyễn Văn Tứ (nguyên chú).
431. Từ năm Quý Sửu (1793). Toản phong con Nhạc là Bảo làm Hiếu Công, cắt cho một huyện Phù ly làm ấp ăn lộc gọi là Tiểu triều.
432. Tức bên chúa Nguyễn Ánh. Sau đây cũng cùng một lệ ấy.
433. Có chỗ chép là Đại Tư võ Tuấn (nguyên chú).
434. Có chỗ chép là Thái phú Mân (nguyên chú).
435. Miếu hiệu của vua Gia Long sau này, bấy giờ còn là chúa (Nguyễn Ánh).
436. Vì kiêng húy chữ “Hoa” nên nguyên chữ chép là “Thanh Ba”.
437. Người giữ đất, tức là quan chức địa phương.
438. Thuộc Nghệ An (nguyên chú). Vĩnh đô tức là Vinh doanh ở đời Lê và là Vinh bây giờ.
439. Tức là núi Linh sát (nguyên chú).
440. Nguyên văn là “mộc sách”.
441. Nguyên văn chép là “Thanh Ba”.
442. Không rõ họ Định là gì (nguyên chú).
443. Đối với bây giờ, những sự đó đều là chuyện rất thường. Vì ngày xưa chưa có xi măng cốt sắt, một khi làm lâu đài cao quá mà vôi vữa không kỹ thì gặp ngặp lụt lâu ngày, nước nong, móng lún tất đến sụp đổ.
444. Nguyên thư chép là Ngô Nhâm.
445. Thiếu họ (nguyên chú).
446. Tức ải Quảng Bình ngày nay (nguyên chú).
447. Thiếu họ (nguyên chú).
448. Nguyên văn in lầm là tháng 13.
449. “Thân chinh” nghĩa là “chính mình đi đánh trận”.
450. Tuần ngày xưa gồm những 10 ngày khác với tuần trong tiếng “tuần lễ” ngày nay, vì “tuần” ngày nay chỉ có 7 ngày.
451. Nguyên thư, vì kiêng húy, chép là “Triệu”.
452. Tức phủ thành Diễn Châu ngày nay (nguyên chú).
453. Nguyên thư chép là “Thanh Ba”.
454. Nguyên thư chép là “Thanh ba”.
455. Con của Văn Đức (nguyên chú).
456. Lời xét kính cẩn của Quốc sử quán.
457. Nguyên thư in lầm là Canh Tuất.
458. Hai tướng: Diệu và Dũng.
459. Hai người.
460. Bậc đại thần cố cựu và có công lao.
461. Vị đại thần gánh trọng nhậm nhà nước, như cái cầu có cột trụ, cột trụ để đỡ đá.
462. Chỉ về Trần Quang Diệu, vì vua Quang Trung khi sắp băng, có trối trăng dặn Quang Diệu phải cùng các tướng tá họp sức lại mà giúp Thái tử. “Phụng tuân cố mệnh”nghĩa là vâng giữ lời nói của nhà vua khi sắp chết còn ngoái lại mà dặn bảo.
463. Giữ gìn vùa giúp cho bản thân của “ta”.
464. Cầm quyền coi giữ thành Thăng Long làm phên giậu che chắn và cội gốc vững chắc cho nhà vua.
465. Ta coi hai ngươi như chân, tay, trái tim và xương bả vai, lấy tình rất thực mà đối đãi.
466. Gần đây, vì việc biên thùy rất gấp rút.
467. Làm lũ ngươi lại phải khó nhọc cầm quân ở ngoài.
468. Mưu tính công việc xếp đặt phòng thủ mặt thủy mặt bộ ra sao để liệu làm ở sau này.
469. Cái tình trên dưới được thông đạt với nhau.
470. Chưa có mệnh vua đến vời, đã tự tiện kéo quân về.
471. Kíp vì mưu kế lo việc nước, nên mới rút bỏ hình thức lễ nghi.
472. “Tế quá” nghĩa là lỗi nhỏ.
473. Hai ngươi tự mình mang lòng ngờ sợ, cách sông đóng quân, không đến ra mắt nhà vua.
474. Kiếm cớ thoái thác mà chậm đến.
475. Ta tuổi trẻ cầm quyền chính.
476. Đối với việc giá ngự kẻ dưới, lòng tin thực của ta còn có chỗ chưa được phu phỉ một cách mộc mạc.
477. Thắc mắc lo ngại ở trong lòng.
478. Điều lỗi của ta.
479. Vua tôi đồng lòng mưu toan lo nghĩ còn sợ không kịp...
480. Cuộc biến loạn ở trong.
481. Nếu ta không đem độ lượng rộng rãi mà bao dong…
482. Giết hại bầy tôi làm tướng.
483. Tự mình cắt lông cánh của mình, lý thế tất thấy phải nguy khốn và luân vong lập tức.
484. Quyền của ông vua dời xuống kẻ dưới, đại cương phải rối ren, lộn xộn.
485. Ta há yên tâm mà làm thế ư? Các người há yên tâm mà làm thế ư?
486. Không thể trút bỏ nỗi nghi ngờ.
487. Riêng đem quan quân thuộc đạo binh của mình tìm đường đi nơi khác.
488. Lòng người sôi nổi náo động.
489. Nước bên địch nhân dịp mà dòm dỏ.
490. Bỏ hết công lao từ trước, ai chịu cái lỗi ấy cho?
491. Ta gánh cái trách nhậm nặng nề đối với tông miếu, xã tắc.
492. Hai ngươi là hạng bầy tôi trọng yếu như cái gỗ nóc, cái thân cây của triều đình.
493. Hai bên cùng ngờ vực và làm ngăn trở lẫn nhau.
494. Biến cố ngang ngửa xảy ra.
495. Để tiếng cười lại nghìn năm.
496. Vài ngày nay, giăn giở suy nghĩ.
497. Ăn, ngủ đều kém.
498. Vận mệnh quốc gia quan hệ ở trong chốc lát này.
499. Sai sứ ruổi ngựa đến dụ bảo một cách thành thực.
500. Lũ ngươi còn chưa cởi lòng, trút bỏ điều ngờ thì ta lại càng không yên tâm.
501. Đã xem trong biểu của lũ ngươi.
502. Mọi điều xếp đặt cũng là những việc nên làm.
503. Lũ ngươi còn dàn quân lính ở đối cửa cung khuyết, chưa vào chầu hầu.
504. Tình nghĩa vua tôi chưa được rõ ràng, chính đáng.
505. Trước hãy ưng theo lời biểu đã tâu, rồi sau mới chịu vào chầu.
506. Vua yếu, tôi mạnh.
507. Lấy binh quyền hoặc binh khí uy hiếp nhà vua can ngăn việc gì.
508. “Tua” nghĩa là “nên phải” “Tua giữ” cũng như nói “nên giữ”…
509. Đem lòng thành thực mà đối đãi.
510. Trút bỏ những điều hiềm khích, nghi ngờ.
511. Tâu bày lý do mọi việc.
512. Dòng dõi chúa Nguyễn Hoàng là Cựu Nguyễn, họ Tây Sơn là Tân Nguyễn.
513. Theo truyện Nguyễn Văn Nhạc trong Đại Nam chính biên liệt truyện, sơ tập quyển 30 tờ 15b-16a
514. Không rõ tên họ.
515. Theo “lời đầu” bằng chữ Nho đặt trên bài hiểu văn của tác giả Phan Huy Ích.
516. Ông tướng vâng mệnh vua, cầm binh quyền ở ngoài biên cương.
517. Người ta sinh ra, được Giời phú bẩm cho tấm lòng biết giữ đạo thường.
518. Do chữ “thang mộc ấp” mà ra. Nguyên xưa, theo chế độ phong kiến, thiên tử cho chư hầu cái ấp thang mộc (nghĩa đen là tắm gội) khiến chư hầu lấy cái lợi thu được ở trong ấp ấy dùng vào việc tắm gội để tiện trai giới mà giữ được sự thanh khiết cho mình. Sau dùng rộng ra, “thang mộc” là chỗ đất phát tích của đế vương.
519. Chỉ vua Thái Đức và vua Quang Trung, ban đầu, đều dấy lên từ thành Quy Nhơn.
520. Hội gió mây gặp gỡ. Do chữ trong kinh Dịch: “Vân tòng long phong tòng hổ…” (mây gặp rồng, gió gặp hổ…) ý nói tao phùng đẹp hội, chính là dịp tốt để tài trai bay nhảy.
521. Do chữ “danh thùy giản bạch” mà ra. Nghĩa là tên được ghi vào thẻ tre, mặt lụa (vì xưa chưa có giấy viết), để thơm về sau.
522. Công tôn phò giúp đỡ nhà vua.
523. Cái giáo lưỡi nhọn.
524. Do điển vua Hán Cao khi qua ấp Bái (nay là Bái huyện thuộc Giang Tô bên Tàu) đặt tiệc gõ dịp hát Đại Phong. Ý nói nhà Tây Sơn vừa mới mừng cuộc thành công ở Quy Nhơn là chỗ quê nhà.
525. Cá kình là tượng trưng về biến loạn giặc giã.
526. Vì bấy giờ thành Quy Nhơn thất thủ có quân đóng án ngữ nên đường lối từ đèo Bến Đá đến Quy Nhơn không liên lạc với nhau được.
527. Kẻ giữ đất đai ở nơi cửa ngõ một nước.
528. Chỉ việc Bảo đem thành Quy Nhơn xuống hàng.
529. Bọn dân lành.
530. Vì bắt ép mà phải gượng theo.
531. Lời khua giục, dụ dỗ.
532. Nông nỗi xa mắc vào vòng đau khổ.
533. Do chữ “tiêu y cán thực” mà ra. Ý nói gặp lúc quốc gia đa sự, nhà vua chín lần: cửu trùng bao xiết thương xót nhân dân. Nhà vua vì bận rộn quá sớm đã phải thay áo, đêm mới được ăn cơm.
534. Mong nhân dân được đặt yên lên trên đệm chiếu (nhẫm tịch) êm ấm như thủa trước.
535. Trên vâng lời vua phán dạy, lo tính mưu trước dẹp giặc.
536. Coi giữ việc binh, thẳng trỏ ngọn cờ đào.
537. Chỉ Trần Quang Diệu.
538. Do điển: trong cung điện nhà Hán trồng nhiều cây phong, nên về sau người ta dùng chữ “đền phong” để chỉ về triều đình.
539. Do điển: Chu Á Phu đời Hán làm tướng đóng quân doanh ở Tế Liễu. Nhân thế đời sau dùng “trướng liễu” hay “dinh liễu” để chỉ về chỗ quân doanh.
540. Quận Diệu tiến vào Quy Nhơn bấy giờ nhằm buổi đầu xuân.
541. Ông tướng ở nơi màn trướng (ngày xưa, khi hành binh, ông chủ súy và các tướng tham mưu thường vây màn để bàn bạc quân sự cho nên gọi là súy mạc).
542. Cũng như nói “lòng người”.
543. Ngờ và sợ.
544. Ta cho kẻ thân tình, người cố cựu biết rằng có hai đường đấy: theo đằng nào, tránh đằng nào thì chọn lấy đi.
545. Bỏ điều mê man quay về đường thiện.
546. Dấu vết không lành.
547. Biết tỉnh ngộ, ăn năn lỗi trước.
548. Vận hội thái bình.
549. Bái quận nguyên là nơi quê hương của Hán Cao tổ. Sau dùng rộng ra, là nơi rau rốn của một nhà đế vương. “Người Bái quận” đây, chỉ về người ở Quy Nhơn, chỗ quê quán của nhà Tây Sơn.
550. Rẩy ơn huệ khắp cả mọi người.
551. Nếu không sớm muộn biết chọn lấy con đường tránh dữ theo lành thì…
552.... Khi ta nổi giận, thẳng tay trừng trị, bấy giờ các ngươi sẽ như tình cảnh núi Côn Sơn bị thiêu, không cứ là ngọc hay là đá thảy đều cháy rụi hết.
553. Bản gốc. (BT)