Có người biết cách biến những trở ngại trong cuộc đời mình thành những bệ phóng, nhưng cũng không ít người lại biến chúng thành những viên đá chắn lối đi.

R. L Sharpe

 
 
 
 
 
Tác giả: Asne Seierstad
Thể loại: Tiểu Thuyết
Nguyên tác: The Bookseller Of Kabul
Biên tập: Đỗ Quốc Dũng
Upload bìa: Minh Khoa
Số chương: 19
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 2033 / 51
Cập nhật: 2015-11-23 23:45:13 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Cám Dỗ
ô bước vào mang theo cùng cô cả vầng ánh sáng mặt trời, một vẻ kiều diễm uyển chuyển vừa len vào trong bóng tối của căn phòng. Mansur đang ngủ lịm bỗng bừng thức dậy và chăm chú nhìn theo con người đang lướt đi dọc các giá sách đó.
- Tôi có thể giúp gì cô không?
Cậu biết ngay cậu đang gặp một người đàn bà đẹp và trẻ. Cậu quan sát tư thế của cô, đôi bàn chân, đôi bàn tay, cái cách cô cầm chiếc túi.
- Anh có cuốn Hóa học bậc II không?
Mansur làm ra vẻ một người bán sách rất chuyên nghiệp. Cậu biết cậu không có cuốn sách đó, nhưng yêu cầu cô đi theo cậu đến tận cuối quầy để tìm. Cậu đứng ngay sát cạnh cô và nhìn khắp các ngăn trong khi mùi hương của cô khiến các cánh mũi cậu rung rinh. Cậu nhón chân lên, cúi xuống, làm ra vẻ cố tìm. Thỉnh thoảng cậu quay lại để quan sát ánh mắt cô. Cậu chưa bao giờ nghe nói về cuốn sách đó.
- Rất tiếc, chúng tôi không còn, nhưng tôi có vài bản ở nhà. Nếu cô có thể trở lại đây ngày mai thì tôi sẽ mang đến.
Ngày hôm sau, suốt ngày cậu chờ sinh linh tuyệt vời đó, không có sách hóa học, nhưng lại có cả một kế hoạch. Cậu dùng thời gian chờ đợi để xây dựng nhiều kịch bản mới hết cái này đến cái khác. Cho đến khi đóng cửa lúc chiều tối. Cậu hạ những tấm lưới sắt che các tấm kính bị vỡ ban đêm.
Ngày sau nữa, cậu ngồi sau quầy sốt ruột trông ngóng, rất bực bội. Không có điện, căn phòng tối mờ. Chỗ có những tia nắng chiếu vào, bụi bay và khiến nơi này càng thêm buồn tẻ. Khi có khách hỏi sách, Mansur trả lời cộc lốc rằng cậu không có, dù sách đang nằm trêm ngay trên ngăn trước mũi đấy. Cậu nguyền rủa cái xích xích chân cậu vào hiệu sách của bố, chẳng được tự do cả vào ngày thứ sáu[15], cậu nguyền rủa bố đã ngăn không cho cậu được đi học, không cho cậu mua một chiếc xe đạp, gặp bạn bè. Cậu ghét những cuốn sách bụi bặm bày đầy các ngăn. Nói chung, cậu ghét sách, lúc nào cậu cũng làm ra sách nhưng không bao giờ cậu đọc hết một cuốn kể từ ngày cậu rời ghế nhà trường.
Những tiếng bước chân nhè nhẹ cộng với tiếng lào xào của một thứ vải nặng đánh bật cậu ra khỏi tình trạng cáu kỉnh. Cũng như lần trước, cô đứng giữa một tia nắng đang làm cho những hạt bụi nhảy múa quanh cô. Mansur kìm mình lại để khỏi nhảy lên vì vui mừng và lại lấy lại vẻ một người bán sách.
- Hôm qua tôi chờ cô, cậu bảo, ra bề có một thiện ý hoàn toàn nghề nghiệp. Tôi có cuốn sách ở nhà, nhưng tôi không biết cô thích lần xuất bản nào, kiểu bìa nào và giá nào. Có quá nhiều bản in khác nhau nên tôi không thể mang hết ra đây. Cô có muốn đi theo tôi và chọn bản cô thích không?
Chiếc burkha nhìn anh, ngạc nhiên. Cô mân mê chiếc túi, đắn đo.
- Đến nhà anh ư?
Họ đứng im nào một lúc chẳng nói nên lời. Im lặng là cách thuyết phục tốt nhất, Mansur nghĩ, run lên vì bị kích thích. Cậu đã dám thốt lên một lời mời sỗ sàng.
- Cô cần cuốn sách đó, đúng không? cuối cùng cậu hỏi.
Thần diệu trong những điều thần diệu, cô nhận lời. Cô gái ngồi ở ghế sau, nhưng cố ý sao cho có thể nhìn thấy được cậu qua tấm kính chiếu hậu. Trong khi nói chuyện Mansur cố không né tránh cái cậu đoán là ánh nhìn của cô.
- Chiếc xe thật đẹp, cô nhận xét. Của anh đấy à?
- Vâng, nhưng chẳng có gì ghê gớm lắm đâu, Mansur uể oải trả lời.
Như vậy, chiếc xe có vẻ còn đẹp hơn, và cậu thì giàu có hơn.
Cậu lái hú họa trên các đường phố Kaboul, với một chiếc burkha ngồi sau xe. Cậu không có cuốn sách đó và ở nhà cậu thì có bà nội và các bà cô. Sự hiện diện quá gần gũi của cô gái xa lạ này khiến cậu lúng túng và lôi cuốn cậu. Trong một khoảnh khắc lấy được hết can đảm, cậu xin được nhìn thấy mặt cô. Cô hoàn toàn sững người đi mấy phút rồi dỡ vạt trước burkha của cô lên và không né tránh cái nhìn của cậu trong gương chiếu hậu. Đúng như cậu nghĩ, cô rất đẹp, đôi mắt to đen tuyệt diệu đã trang điểm; cô lớn hơn cậu vài tuổi. Bằng những vòng lái độc đáo, một vẻ lôi cuốn khó rời và khả năng thuyết phục của cậu, cậu đã làm cho cô quên bẳng mất cuốn sách hóa học và mời cô vào một tiệm ăn.
Cậu dừng xe, cô trườn ra và bước lên các bậc cấp của tiệm ăn Marco Polo, Mansur gọi trọn cả thực đơn, thịt gà rán xiên, chả nướng, mantu - mì dẹt Afganistan nhồi thịt và palao, cơm với những miếng thịt cừu to tướng và ăn tráng miệng món bánh nhân đào lạc.
Trong bữa ăn, cậu cố làm cho cô cười, khiến cô cảm thấy được yêu trọng, cậu mời cô ăn thêm. Cô ngồi trong một góc tiệm, quay lưng lại các bàn khác, tấm burkha hất ra sau. Cô bỏ dao và nĩa và như phần lớn người Afganistan cô ăn bằng tay. Cô kể chuyện đời cô, chuyện gia đình, chuyện học hành của cô, nhưng quá bị kích thích, cậu chẳng nghe được gì cả. Đây là cuộc hẹn hò yêu đương đầu tiên của cậu. Cuộc hẹn hò yêu đương hoàn toàn bất hợp pháp. Lúc ra đi, cậu để lại món tiền boa hào phóng một cách quá đáng, cô sinh viên tròn mắt lên. Nhìn chiếc áo dài của cô, cậu biết cô không giàu nhưng cũng không nghèo. Mansur phải vội trở về cửa hàng, chiếc burkha nhảy lên một chiếc taxi, thời taliban cô đã có thể bị đánh roi, cùng với người lái xe. Thời ấy không thể có một cuộc gặp gỡ ở quán ăn như thế này, một người đàn ông và một người đàn bà không thuộc cùng một gia đình không được phép cùng đi dạo ngoài đường, và cô càng không thể dỡ tấm burkha ra giữa chỗ đông người. Mọi việc đã thay đổi. Thật may cho Mansur. Cậu hứa ngày mai sẽ mang cuốn sách đến.
Cậu bỏ cả ngày suy nghĩ xem phải nói những gì với cô khi cô trở lại ngày mai. Cậu phải thay đổi chiến lược và chuyển từ vai anh hàng sách sang vai kẻ quyến rũ. Về mục ngôn ngữ yêu đương, Mansur chỉ biết được những lô câu tràng giang to tát trong các phim ấn Độ và Pakistan, bao giờ cũng bắt đầu bằng một cuộc gặp gỡ, rồi chuyển qua hận thù, phản bội và thất vọng, trước khi kết thúc bằng những lời hứa yêu đương mãi mãi tuyệt vời - một trường học tốt cho một anh chàng trai trẻ đi dụ gái.
Ngồi sau quầy, cạnh một chồng sách và giấy, Mansur mơ tưởng đến cái cách thức cuộc trò chuyện của cậu với cô sinh viên sẽ diễn ra: "Từ khi chia tay em hôm qua, không giây phút nào anh không nghĩ đến em. Anh biết rằng ở em có một điều gì đó thật đặc biệt, rằng em sinh ra là để cho anh. Em là số phận của anh!" Điều đó chắc chắn sẽ khiến cô rất vui lòng, cậu sẽ nhìn sâu vào mắt cô, cũng có thể cậu sẽ cầm lấy cổ tay cô: " Anh phải được ở một mình với em. Anh muốn được nhìn thấy em trọn vẹn, anh muốn đắm mình trong mắt em." Cậu sẽ nói với cô như vậy. Hoặc cũng có thể cậu sẽ tỏ ra kín đáo hơn: "Anh không dám đòi hỏi nhiều, chỉ cần em qua đây khi em không có còn có việc gì để làm nữa, nhưng thôi hẳng cứ cho mỗi tuần ít ra một lần đi." Có thể cậu phải hứa: "Khi anh đủ mười tám tuổi, chúng mình sẽ cưới nhau."
Cậu phải tỏ ra là anh chàng Mansur người có chiếc xe xa xỉ, Mansur có một cửa hàng ra trò, Mansur cho boa rất hào phóng, Mansur mặc toàn âu phục. Cậu phải cám dỗ cô bằng cách gợi cho cô thấy cuộc sống cô sẽ có được cùng với cậu: "Em sẽ có một ngôi nhà lớn có vườn và nhiều đầy tớ, và chúng ta sẽ đi nghỉ mát ở nước ngoài." Phải làm cho cô cảm thấy mình được đặc biệt yêu chọn và hiểu rằng cô cần cho cậu biết bao nhiêu. "Anh chỉ yêu có mỗi em thôi. Mỗi giây phút không có em là mỗi giây phút đau khổ đối với anh." Nếu cô vẫn từ chối làm theo điều cậu mong muốn, thì phải tỏ ra thảm thương hơn: "Nếu em bỏ anh, thì em hãy giết anh trước đi đã! Hay là anh sẽ đốt cháy cả thế gian này!"
Nhưng cô sinh viên không trở lại sau bữa ở tiệm ăn nọ. Cả ngày hôm sau nữa cũng vậy. Mansur tiếp tục lặp lại các câu của cậu, nhưng ngày càng mất hi vọng. Cô không thích cậu chăng? Bố mẹ cô đã khám phá ra những gì cô đã làm? Cô bị cấm đi ra ngoài chăng? Có ai đó đã nhìn thấy họ và tố cáo ra? Một người láng giềng, một người họ hàng? Hay cậu đã phạm sai lầm nào?
Một cụ già chống gậy và quấn một chiếc khăn to cắt đứt những kế hoạch cặm cụi của cậu. Ông làu bàu chào cậu và hỏi một tác phẩm tôn giáo. Khó chịu, Mansur đi tìm cuốn sách và ném ra trên quầy. Cậu không phải là Mansur người quyến rũ. Cậu chỉ là Mansur con trai của ông hàng sách, Mansur có những giấc mơ màu hồng và mạ vàng.
Ngày nào cậu cũng chờ cô trở lại. Ngày nào cậu cũng đóng các tấm lưới trước cửa mỗi buổi chiều tối mà cô vẫn không đến. Những giờ trải qua ở hiệu sách là những giờ nặng nề nhất.
Trên con đường có hiệu sách của Sultan, còn thấy những hiệu sách khác cũng như những cửa hàng văn phòng phẩm, ở đó người ta đóng sách hay photo tài liệu cho khách. Ralimullah làm việc tại một trong những cửa hàng ấy. Anh ta thường sang hiệu sách của Mansur uống trà và trò chuyện. Ngày hôm đó, chính Mansur lại tìm sang chỗ anh để bày tỏ nỗi thất vọng của mình. Ralimullah chỉ cười.
- Đừng có mà nhắm một cô sinh viên. Đám ấy thì quá chính chuyên. Hãy nên thử với một kẻ đang cần tiền. Đơn giản hơn cả, là với đám hành khất. Có rất nhiều người không đến nỗi tệ quá đâu. Hay cứ đến chỗ Liên Hiệp Quốc phát bột mì và dầu ấy. Có khối bà góa ở đấy.
Mansur há hốc cả mồm. Cậu biết cái nơi người ta phát lương thực cho những người đói kém nhất đó, trước hết là các bà góa do chiến tranh có con còn nhỏ.
- Cứ đến đó đi và tìm lấy một cô có vẻ còn trẻ. Mua lấy một chai dầu và bảo cô ta đi đến đây. Thường thường tớ bảo: "Nếu cô đến cửa hàng, lần sau tôi sẽ chờ cô." Khi họ đến, tớ đề nghị với họ một ít tiền và kéo họ vào phòng trong. Họ đến đây trùm burkha, họ lại ra đi trùm burkha - chẳng ai nghi ngờ gì hết. Tớ được cái tớ cần còn họ được tiền cho các con của họ.
Mansur nhìn Ralimullah không tin, anh ta mở cửa căn phòng trong để chỉ cho cậu sự việc diễn ra trong đó như thế nào. Căn phòng chỉ vài mét vuông. Trên nền đất rãi những tấm bìa, bẩn thỉu, vô số dấu chân đã dẫm lên đó, loang lỗ những vết sẫm.
- Tớ bỏ tấm choàng của họ ra, cởi áo, cởi giày, cởi quần, cả đồ lót. Khi họ đã vào đây, thì đã quá muộn để thay đổi ý kiến. Họ không thể kêu thét lên, vì nếu có ai đó đến giúp họ, thì dẫu sao tất cả tội lỗi cũng thuộc về phía họ. Vụ bê bối sẽ phá nát cả cuộc đời họ. Đối với các bà góa, thế là xong, nhưng khi gặp các cô gái trẻ còn trinh, tớ chỉ làm vào giữa hai đùi họ, tớ bảo họ khép chặt chân lại. Hay làm đằng sau, đúng thế đấy, đằng sau, cậu biết không, anh chàng tiểu thương giải thích.
Sững sờ, Mansur nhìn anh ta. Chẳng lẽ lại chỉ đơn giản thế thôi?
Buổi chiều, khi cậu nhằm vào cái đám màu xanh những chiếc burkha, sự thể lại chẳng hề dễ dàng như vậy. Cậu mua một chai dầu, nhưng những bàn ta chìa ra để cầm lấy đều sần sùi và héo mòn. Cậu nhìn quanh và chỉ thấy toàn cảnh nghèo đói, cậu ném chai dầu vào ghế sau xe và rồ máy chạy.
Cậu đã thôi không còn lặp lại những câu nghe được trong phim. Nhưng một hôm, cậu tự nhủ dẫu sao có thể cậu lại phải cần đến chúng. Một cô gái bước vào hiệu và hỏi một cuốn sách tiếng Anh cho người mới học. Anh chàng nịnh đầm con trai ông hàng sách xin được giúp cô ta.
- Khách hàng vắng lắm, nên thỉnh thoảng anh có thể giúp em học bài.
Cuộc giúp đỡ bắt đầu trên chiếc tràng kỷ của hiệu sách và được tiếp tục sau một ngăn sách với những lời hứa sẽ cưới nhau và mãi mãi chung thủy. Một lần, cậu dỡ tấm burkha của cô lên và ôm hôn cô ta. Cô bứt ra và không bao giờ trở lại nữa.
Một hôm, cậu nhặt được một cô gái trên đường, một cô gái mù chữ chưa bao giờ nhìn thấy sách. Cô chờ cậu ở trạm xe buýt trước cửa hiệu và cậu bảo cậu có một cái này muốn đưa cho cô xem. Cô ta đẹp. Đẹp và dịu dàng. Thỉnh thoảng cô tạt qua hiệu sách, cậu hứa với cô một tương lai bằng vàng. Đôi khi cô để cho cậu sờ mó bên dưới tấm burkha, nhưng như thế cậu càng cháy bùng thêm lên.
Cậu thấy mình ô uế.
- Anh thấy trong tim mình dơ bẩn, cậu tâm sự với đứa em trai, Eqbal.
Cậu biết cậu không nên nghĩ đến những người con gái ấy.
Một hôm Rahimullah nói với Mansur khi cậu sang uống trà ở chỗ anh ta:
- Tớ không hiểu vì sao các cô ấy lại chán đến thế.
- Chán là thế nào?
- ở đây, các cô gái không giống như trong phim. Họ cứ hoàn toàn cứng đơ ra, họ chỉ biết nằm dài ra đó, Rahimullah nói rõ.
Anh ta tìm được một bộ phim khiêu dâm và kể cho Mansur nghe chi tiết một số cảnh - các cô gái làm những gì, trông họ như thế nào.
- Có thể đàn bà Afganistan khác chăng? Tớ cố giải thích cho họ những gì họ phải làm, nhưng họ chẳng bao giờ làm được, anh ta thở dài.
Mansur cũng thở dài.
Một cô bé bước vào hàng. Khoảng mười hai tuổi, cũng có thể mười bốn. Cô chìa một bàn tay cáu bẩn và đôi mắt van nài. Trên đầu và vai, cô quàng một chiếc khăn cứng đơ màu trắng điểm hoa đỏ. Cô còn bé quá để mặc burkha. Chỉ đến tuổi dậy thì thì người ta mới thường mặc.
Những người hành khất thường vào các cửa hiệu. Mansur có thói quen xua họ ra ngay. Còn Rahimuulah thì anh ta lại nhìn chăm chăm khuôn mặt hình trái xoan của cô bé và lấy từ trong túi ra mười tờ giấy bạc. Cô bé hành khất mở to mắt và sắp thèm khát chộp lấy, nhưng đúng khi cô vừa chạm tới thì bàn tay biến mất và vung tròn lên không trung, trong khi Rahimullah nhìn thẳng vào mắt cô.
- Trên đời này chẳng có gì không có giá cả, anh ta tuyên bố.
Bàn tay cô bé sững lại. Anh ta đưa cho cô bé hai tờ bạc.
- Đi đến nhà tắm hơi mà tắm đi rồi trở lại đây, ta sẽ cho nốt chỗ còn lại.
Cô nhét tiền vào túi áo và giấu nửa mặt dưới chiếc khăn quàng điểm hoa đỏ. Cô nhìn anh ta chỉ một mắt. Một bên má cô bị rỗ, dấu tích của những vết thương cũ. Trên trán còn rõ những dấu muỗi cát đốt. Cô quay gót và bước đi, thân hình bé nhỏ biến mất trên những đường phố Kaboul.
Vài giờ sau, cô trở lại, vừa mới tắm xong. Mansur lại đến chơi.
- Tốt, được rồi, Rahimullah thì thào một mình, mặc dù cô bé mặc quần áo cáu bẩn. Đi với ta vào nhà sau, ta sẽ cho cô nốt chỗ tiền còn lại, anh ta hứa với cô gái, trước khi nói thêm với Mansur: trông hộ hàng cho mình nhé.
Cô bé và Rahimuulah biến mất hồi lâu. Khi đã xong, anh chàng chủ tiệm mặc lại quần áo và bảo cô cứ nằm nguyên đó trên những tấm bìa.
- Phần cậu đấy.
Mansur chỉ nhìn cô bé. Cậu ném một cái nhìn về phía cánh cửa căn phòng trong trước khi bỏ chạy ra khỏi cửa hàng.
Ông Hàng Sách Ở Kabul Ông Hàng Sách Ở Kabul - Asne Seierstad Ông Hàng Sách Ở Kabul