Người khôn ngoan nhất không phải là người gặt hái được nhiều thành công, mà là người biết biến thất bại thành những lợi thế nhất định.

Richard R. Grant

 
 
 
 
 
Thể loại: Lịch Sử
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Upload bìa: Quoc Tuan Tran
Số chương: 120
Phí download: 10 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 3179 / 36
Cập nhật: 2016-06-20 20:54:37 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 8: Chi Phí Xã Hội
hững cao ốc xây “quá phép” tại Thành phố Hồ Chí Minh đang được các chủ nhà tự nguyện tháo dỡ. Cùng với sự thấp xuống của những ngôi nhà là sự cao lên của những chi phí phát sinh. Rất nhiều tiền của đã bị tiêu tốn vào việc xây dựng, rồi lại dỡ bỏ những công trình như vậy. Số tiền của này tạo nên cái gọi là chi phí xã hội.
Chi phí xã hội là khái niệm dùng để chỉ những chi phí mà người dân phải bỏ ra để thực thi các quy định của pháp luật. Xét từ góc độ kinh tế, đây là thước đo rất quan trọng về tính hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước. Chi phí xã hội càng bé, thì hiệu quả của hoạt động quản lý càng cao và ngược lại. Trường hợp các cao ốc bị dỡ bỏ phát đi thông điệp gì về chi phí xã hội, cũng như hiệu quả quản lý, có lẽ, là điều đã rõ, không nhất thiết phải nói thẳng ra.
Mọi sự điều chỉnh của pháp luật đều làm phát sinh những chi phí nhất định: chi phí của nhà nước và chi phí của xã hội. Ví dụ, quy định về việc đội mũ bảo hiểm xe máy bắt buộc làm phát sinh các chi phí sau đây: Đối với Nhà nước, đó là chi phí kẻ biển, cắm mốc; chi phí theo dõi, xử phạt, chứng từ xử phạt... Đối với xã hội, đó là chi phí mua sắm mũ bảo hiểm, chi phí nộp phạt. Một số trong những chi phí này là rất dễ đoán ra. Ví dụ, hiện nay chúng ta có 12 triệu xe gắn máy, nếu tất cả mọi người đi xe máy đều phải đội mũ bảo hiểm, thì tối thiểu chi phí xã hội sẽ vào khoảng:
1. 12 triệu x trên dưới 180 ngàn đồng (giá một chiếc mũ bảo hiểm) = trên dưới 1.960 tỷ đồng.
2. Chi phí thực tế sẽ cao hơn nhiều vì những người đi xe máy thường đèo theo người nhà.
Ví dụ nêu trên cho thấy mỗi quy định của pháp luật đều có thể làm phát sinh những chi phí xã hội khổng lồ. Chi phí xã hội phát sinh càng cao thì khả năng thực thi của văn bản pháp luật càng thấp. Chính vì vậy, vấn đề này phải được xem xét kỹ lưỡng trong quá trình ban hành các văn bản quy phạm pháp luật.
Trở lại với trường hợp những cao ốc phải tháo dỡ ở Thành phố Hồ Chí Minh, các chi phí xã hội khổng lồ đã phát sinh do lỗi của người dân và của các cơ quan quản lý. Đối với các gia chủ, đây là cái giá mà họ phải trả cho sự vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, những chi phí này không nhất thiết phải phát sinh, nếu các cơ quan quản lý làm đúng chức trách của mình. Những người dân đã phải đưa tài sản của mình ra để chịu trách nhiệm trước pháp luật. Thế các quan chức thì sao?
Những Nghịch Lý Của Thời Gian Những Nghịch Lý Của Thời Gian - Nguyễn Sĩ Dũng Những Nghịch Lý Của Thời Gian