Nguyên tác: Hard Choices
Số lần đọc/download: 3044 / 90
Cập nhật: 2016-06-04 21:09:57 +0700
Phần IV: Giữa Hy Vọng Và Lịch Sử - Chương 10: Châu Âu: Quan Hệ Ràng Buộc
T
ôi còn nhớ một bài hát của đội Hướng đạo nữ sinh (Girl Scouts) từ thời tiểu học có câu: “Tìm được bạn mới, chớ quên bạn xưa. Bạn mới là bạc, Bạn cũ là vàng.” Đối với Mỹ, Liên minh châu Âu còn quý giá hơn cả khối vàng ròng.
Khi Hoa Kỳ bị tấn công khủng bố ngày 11-9-2001, các quốc gia châu Âu lập tức đứng về phiá chúng tôi không một chút do dự. Trên trang đầu của tờ Le Monde (Thế giới Thời báo) của Pháp có hàng tít: “Chúng tôi là người Mỹ”. Ngay hôm sau vụ tấn công, lần đầu tiên trong lịch sử khối NATO đã vận dụng điều V của Hiệp ước Washington, trong đó quy định, tấn công vào bất cứ một thành viên của khối là cuộc tấn công trực tiếp NATO. Sau nhiều thập niên, Mỹ sát cánh cùng các nước châu Âu ở khắp nơi, từ Bãi biển Utah, trạm gác Charly đến Kosovo, giờ đây châu Âu đã thể hiện sẵn sàng sát cánh với chúng ta trong thời khắc sinh tử.
Nhưng thật không may, sau thời điểm đỉnh cao của sự ủng hộ thì mối quan hệ đang có chiều hướng đi xuống. Hầu hết các đồng minh châu Âu không tán thành quyết định của Hoa Kỳ đưa quân vào Irag. Nhiều nước cảm thấy khó chịu với câu “với chúng tôi hoặc với kẻ thù” (You’re with us or against us) của Tổng thống Bush, không những thế Bộ trưởng Quốc phòng Donald Rumsfeld còn phát ngôn thiếu tôn trọng, gọi Pháp và Đức là nước “châu Âu già nua” tại cuộc tranh luận đỉnh điểm vào đầu năm 2003. Đến năm 2009, con mắt thiện cảm với Mỹ ở khắp châu Âu đã giảm mạnh: ở Vương quốc Anh từ 83% năm 2000 giảm xuống còn 53% vào năm 2009; ở Đức từ 78% chỉ còn 31% tính đến năm 2008. Rõ ràng chính quyền mới của Tổng thống Obama phải đương đầu với tình trạng sụt giảm sự ủng hộ này.
Có lẽ “hiệu ứng Obama” là tài sản lớn nhất của chúng ta dựa vào để xoay chuyển tình hình châu Âu. Rất nhiều người châu Âu vô cùng hứng thú về vị tổng thống mới đắc cử của chúng ta. Mới chỉ là ứng cử viên Tổng thống, ấy thế tháng 7-2008, ông đã thu hút được đám đông gần 200 ngàn người ở Berlin đến nghe ông nói chuyện. Ngay sau khi ông đắc cử, trang nhất một tờ báo Pháp có hàng tít “Giấc mơ Mỹ”. Sự kỳ vọng đặt ra quá cao, do đó việc kiểm soát và biến kỳ vọng trở thành thực tế là một thách thức rất lớn.
Tuy có những rạn nứt dưới thời Bush, nhưng mối quan hệ hai bên vẫn gắn kết sâu sắc mặc dù có những bất đồng cụ thể. Đồng minh châu Âu vẫn là những đối tác cứu cánh đầu tiên khi Mỹ đối diện với bất kỳ thách thức nào. Mối quan hệ này được xây dựng trên các giá trị tự do và dân chủ. Những vết sẹo của hai cuộc chiến tranh thế giới và Chiến tranh Lạnh đã lùi vào dĩ vãng, tuy nhiên châu Âu vẫn không quên sự hy sinh to lớn của người Mỹ. Chỉ riêng ở Pháp, hơn 60 ngàn binh sĩ Hoa Kỳ đã nằm xuống vĩnh viễn tại nơi đây.
Viễn cảnh về một châu Âu toàn vẹn, tự do và hoà bình là mục tiêu của mọi chính quyền Mỹ kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh. Nước Mỹ luôn luôn mong muốn người dân và các nước có thể vượt qua những xung đột trong quá khứ, hướng tới tương lai hoà bình và thịnh vượng. Tôi biết, trong xã hội vấn đề lịch sử vẫn bám chặt trong quá khứ từ thế hệ này sang thế hệ khác. Một lần tôi hỏi quan chức của một quốc gia nam Âu châu cảm nghĩ gì khi cuộc sống mới tràn vào đất nước của bà. Bà ta trả lời bằng cách đề cập đến cuộc “Thập Tự Chinh…” Những ký ức lịch sử hằn sâu trong nếp nghĩ của người dân trong nhiều quốc gia châu Âu cũng có thể giúp các đồng minh vượt qua khó khăn, nhưng đồng thời nó cũng góp phần duy trì các mối hận thù cũ, hạn chế tầm nhìn trong tương lai. Người dân Tây Âu cho rằng có thể hòa giải sau Thế chiến II. Khi bức tường Berlin sụp đổ, các nước Trung và Đông Âu bắt đầu hội nhập với các quốc gia trong Liên minh châu Âu.
Đến năm 2009, châu Âu đã đạt được nhiều phát triển quan trọng và trong tiến trình lịch sử tiến sát mục tiêu hơn bao giờ hết. Tuy vậy, vấn đề ấy vẫn chưa thật sự vững bền. Các nước Nam Âu châu vẫn phải đối phó với khủng hoảng kinh tế, vùng bán đảo Balkans đang khắc phục hậu quả chiến tranh, nền dân chủ và nhân quyền còn bị đe dọa trong các nước cộng hoà thuộc Liên Xô cũ, dưới thời Putin, Nga đã can thiệp vào Georgia, gây hoang mang và sợ hãi. Những người tiền nhiệm của tôi đã làm hết sức mình thúc đẩy việc xây dựng Liên minh châu Âu và hỗ trợ phong trào đoàn kết, tư do, hoà bình trên toàn châu lục. Giờ đây, đến lượt tôi làm mới mối quan hệ và xử lý những xung đột tồn tại.
Quan hệ giữa các quốc gia dựa trên lợi ích chung và các giá trị, ngoài ra phải tính đến lợi ích riêng của từng quốc gia. Các yếu yếu tố cá nhân còn quan trọng hơn cả những vấn đề quốc tế mong đợi, dù tốt hay xấu. Hãy nhớ lại mối quan hệ thân thiết nổi tiếng một thời giữa Tổng thống Ronald Regan và Thủ tướng Margaret Thatcher đã góp phần làm nên chiến thắng trong cuộc Chiến tranh Lạnh, hay mối hục hặc giữa Khrushchev và Mao Trạch Đông cũng góp phần phe công sản thất bại. Dựa vào những sự kiện này, ngay từ ngày đầu tiên đảm nhận chức vụ Ngoại trưởng tôi đã tìm cách tiếp cận với các vị lãnh đạo chủ chốt của châu Âu. Trong đó có một số vị tôi đã từng quen biết khi tôi ở cương vị Đệ Nhất Phu nhân và Thượng nghị sĩ. Và nhiều người đã trở thành bạn mới. Tất cả những người đó đều là đối tác quan trọng, giá trị đối với tôi.
Mỗi cuộc điện thoại tôi đều đưa ra thông điệp tái khẳng định và cam kết mới. David Miliband, Ngoại trưởng Anh, đã làm tôi bất ngờ và phì cười với câu nói: “Lạy Chúa, người tiền nhiệm đã để lại cho bà gánh nặng khổng lồ mà chỉ có Hercules mới gánh nổi, nhưng tôi tin bà đủ sức làm việc đó.” Tôi rất vui và nghĩ thầm vì đã được “đưa lên mây xanh”, nhưng cũng phải thấy rõ ràng đây là cần thiết cải thiện mối quan hệ và cùng hành động, chứ không đơn độc như anh hùng trong thần thoại.
David đã trở thành đối tác vô giá. Ông ấy rất trẻ, năng động, thông minh, sáng tạo và thú vị với nụ cười luôn nở trên môi. Chúng tôi đều có quan điểm chung về sự thay đổi của thế giới. Ông đặt niềm tin vào xã hội dân sự, chia sẻ mối quan tâm của tôi về tình trạng thất nghiệp, sự thiếu liên kết giữa thanh niên châu Âu, Hoa Kỳ và thế giới. Ngoài ra không chỉ người đồng nghiệp tốt, chúng tôi còn là bạn chân thành.
Thủ trưởng của David là thủ tướng Gordon Brown của Công Đảng, người kế nhiệm Tony Blair, đang bị khốn đốn tứ bề thọ địch, chịu áp lực từ cuộc khủng hoảng kinh tế. Ông Gordon, một chính trị gia Scotland, thông minh, cứng rắn đã giải quyết xong cuộc suy thoái kinh tế đang ảnh hưởng trầm trọng Anh quốc. Ông phải xử lý những quyết định sai lầm, bao gồm cả chuyện mất uy tín của cựu Thủ tướng Tony Blair ủng hộ quyết định của Tổng thống Bush đưa quân vào Irag. Khi chủ trì hội nghị G20 tại London tháng 4-2009, tôi đã thấy sự căng thẳng trên nét mặt ông như thế nào. Cuộc tổng bầu cử năm 2010, ông thất bại, David Camaron của đảng Bảo thủ lên thay thế. Tổng thống Obama và Thủ tướng Camaron nhanh chóng trở nên thân thiết, họ đã có cuộc họp riêng trước khi Camaron tuyên bố thắng cử. Cả hai đến với nhau thật dễ dàng, ủng hộ lẫn nhau. Camaron và tôi đã gặp nhau nhiều lần trong những năm qua, kể cả khi có mặt Tổng thống Obama. Ông là người học rộng tài cao, ham học hỏi, sẵn sàng cởi mở, trao đổi ý kiến về các sự kiện trên thế giới, từ Mùa Xuân Ả-rập đến sự khủng hoảng Libya và các cuộc tranh luận đang diễn ra về khó khăn kinh tế với tốc độ tăng trưởng.
Camaron chọn William Hague giữ chức Ngoại trưởng, cựu lãnh đạo Đảng Bảo Thủ, đối thủ của Tony Blair vào những năm 1990s. Trước khi thành Ngoại trưởng chính thức, ông William Hague từng đến Washington thăm tôi. Ban đầu còn rụt rè, nhưng sau đó tôi rất vui vì nhận thấy ông thực sự là một chính khách, có tư duy tốt, đầy trách nhiệm và vui tính. Ông trở thành người bạn của tôi. Tôi rất thích cuốn tiểu sử William Willberfore của ông, người thủ lĩnh ủng hộ chấm dứt chế độ nô lệ ở Anh thế kỷ thứ XIX. Hague hiểu công việc ngoại giao là tốn thời gian, buồn tẻ, nhưng lại rất quan trọng. Tại dạ tiệc chia tay tôi từ nhiệm Ngoại trưởng tại toà Đại sứ Vương quốc Anh ở Washington năm 2013, ông nâng cốc và đưa ra những lời vàng ngọc: “Huân tước Salisbury - cựu Ngoại trưởng, Thủ tướng vĩ đại của nước Anh - từng nói, thắng lợi ngoại giao được tạo nên từ hàng loạt những lợi thế nhỏ, thật đúng như những gì xảy ra, thuận lợi từ nền văn minh, sự nhượng bộ khôn ngoan, sự chịu đựng, tầm nhìn xa, không hão huyền, bình tĩnh, biết kiên nhẫn mà không khờ dại, không khiêu khích, sự vững vàng không gì lay chuyển nổi.” Đó là một kết luận hoàn hảo cho sự nghiệp Ngoại trưởng của tôi. Câu này làm tôi tưởng Hague là David Beckham của những lời chúc tụng.
Bên kia eo biển Anh quốc, tôi cũng tìm được những đối tác quan trọng khác. Ông Bernard Kouchner, Ngoại trưởng Pháp, bác sĩ y khoa của đảng Xã hội, phục vụ dưới thời Tổng thống Nicolas Sarkozy thuộc phe Bảo thủ. Bernard khởi đầu sự nghiệp trong tổ chức Bác sĩ Không Biên Giới (Médecins Sans Frontières - MSF), một tổ chức phi chính phủ quốc tế, gồm những bác sĩ tình nguyện làm nhiệm vụ cứu trợ y tế trong các trường hợp khẩn cấp như thiên tai, dịch bệnh, nạn đói hay chiến tranh. Ông nắm vai trò chủ chốt góp phần làm giảm bớt thương vong của trận động đất Haiti tháng 1-2010. Tôi cũng thiết lập quan hệ chặt chẽ với những người kế nhiệm ông như ông Alain Juppé và sau đó với Laurent Fabius sau khi Tổng thống Francois Hollande đắc cử vào tháng 5-2012, bổ nhiệm. Mặc dù xuất thân từ một đảng chính trị đối lập, Juppé và Fabius, cả hai ông đều hoàn thành xuất sắc và hài lòng với công việc phục vụ chính quyền.
Các nhà lãnh đạo thường là người ít nói trước công chúng, nhưng Sarkozy thì không thế. Thậm chí ông còn gây ấn tượng mạnh mẽ và hay pha trò. Trong cuộc họp ông thường có cử chỉ mạnh mẽ, ít khi ngồi yên. Nhiều lúc ông đứng bật dậy để mọi người chú ý đến những luận điểm ông đưa ra, làm cho nữ thông dịch viên của ông thật vất vả mới theo kịp những gì ông phát biểu. Sarkozy thường nói rất nhanh như thác đổ về chính sách đối ngoại, đôi lúc gây khó khăn khi phải tìm những từ ngữ thích hợp, tuy phải cố gắng hết sức mới nắm bắt vấn đề nhưng tôi chưa bao giờ cảm thấy mệt mỏi, chán ngán. Ông ấy thích tán chuyện, thường mô tả tình huống của một số nhà lãnh đạo trên thế giới đã vô tình thể hiện như kẻ tâm thần hay “thằng nghiện đang phê thuốc” hoặc người cầm quân mà lại “không biết đánh đấm như thế nào”, không những thế có người xuất thân từ thành phần “vũ phu, bất hảo”. Sarkozy băn khoăn tại sao hầu hết các nhà ngoại giao đến thăm ông toàn người đàn ông lớn tuổi, tóc bạc. Chúng tôi thường cười, thảo luận và tranh cãi nhưng luôn luôn nhất trí về các giải pháp. Sarkozy cố gắng khôi phục lại vị thế cường quốc của Pháp, sẵn sàng gánh vác trọng trách quốc tế, điển hình là hành động tại Libya. Mặc dù đôi khi sốc nổi, nhưng ông bao giờ cũng thể hiện một người hào hoa, phong nhã, đáng mặt quân tử. Vào một ngày giá rét tháng 1-2010, tôi đang bước lên bậc cung điện Elysée ở Paris chào ông ta, tôi bị tuột giầy, các ký giả nhanh tay chộp được cảnh tôi đi chân đất. Ông vội vàng nâng cánh tay giúp tôi xỏ lại đôi giầy. Ít lâu sau, tôi tặng ông tấm ảnh ấy, đằng sau ghi: “Tôi không phải là nàng lọ lem Cinderella, nhưng ông luôn là chàng Hoàng tử hào hoa, phong nhã.”
Nhà lãnh đạo mạnh mẽ nhất châu Âu lại là người phụ nữ, với tính cách gần như trái ngược hoàn toàn với Sarkozy, đó là nữ Thủ tướng Angela Merkel, nước Đức. Lần đầu tiên tôi gặp bà Angela năm 1994 khi đi cùng Bill viếng thăm Berlin. Bà xuất thân từ Đông Đức cũ, giữ chức Bộ trưởng Phụ nữ và Thanh niên dưới thời Thủ tướng Helmut Kohl. Khi người ta giới thiệu bà với tôi và được đánh giá “một phụ nữ trẻ rất triển vọng và sẽ còn tiến xa hơn nữa”- lời nhận xét đó như lời tiên tri, hoàn toàn chuẩn xác. Bà và tôi thường xuyên liên lạc, thậm chí còn cùng xuất hiện trên truyền hình Đức năm 2003. Năm 2005, bà trúng cử Thủ tướng, nhà lãnh đạo nữ đầu tiên trong lịch sử nước Đức. Nền chính trị của châu Âu được coi như là lãnh địa của phái đàn ông dù nhiều mặt rất tiến bộ như chăm sóc y tế, biến đổi khí hậu. Tôi rất vui khi Angela lên nắm quyền đã thay đổi mọi định kiến.
Sự ngưỡng mộ càng tăng khi tôi giữ chức Ngoại trưởng. Bà là người quyết đoán, sắc sảo, trực tính, khôn khéo và thường trao đổi với tôi những điều suy nghĩ. Là nhà vật lý học, có bằng tiến sĩ hóa học lượng tử, bà nắm rất chắc các vấn đề kỹ thuật như biến đổi khí hậu và năng lượng hạt nhân. Bà thường đưa ra những ý kiến về thế giới để mọi người thảo luận, đặt ra những câu hỏi về các sự kiện, con người và tư tưởng… hoan nghênh những ý kiến mới, khác hẳn những nhà lãnh đạo thủ cựu, tự cho rằng mình đã biết tất cả mọi thứ.
Khi Thủ tướng Angela viếng thăm Washington với cương vị nguyên thủ quốc gia vào tháng 6-2011, tôi đón tiếp bà rất chu đáo, mở tiệc chiêu đãi tại trụ sở Bộ Ngoại giao. Bà tặng tôi một tờ báo Đức tường thuật và có ảnh khi tôi viếng thăm Berlin gần đây. Vừa nhìn ảnh tôi cười phá lên, trang nhất tờ báo in hình lớn ảnh hai chúng tôi đứng cạnh nhau, nhưng phần đầu lại cắt bỏ, chỉ còn lại thân hình hai người phụ nữ, khoác tay nhau, quần áo lại giống hệt nhau. Tờ báo ra câu đố hỏi độc giả, ai là Angela và ai là Hilary Clinton. Tôi cũng phải thú nhận thật rất khó đoán nổi. Tôi treo tờ báo đó trong văn phòng cho đến khi hết nhiệm kỳ.
Trong những năm tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, tài năng lãnh đạo của Angela được thử thách. Châu Âu bị ảnh hưởng nặng nề nhất, phải đối mặt với những thách thức đặc biệt vì nhiều quốc gia sử dụng chung đồng Euro. Những nền kinh tế yếu kém nhất bao gồm: Hy Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ý và Ái Nhĩ Lan, đối mặt với con số nợ công thật khủng khiếp, tốc độ tăng trưởng quá tồi tệ, ốm yếu, tỷ lệ thất nghiệp tăng vọt, nhưng lại không có chính sách cụ thể về tiền tệ và kiểm soát tiền tệ của từng nước khác nhau. Để đổi lấy sự hỗ trợ khẩn cấp, Đức là quốc gia có nền kinh tế mạnh nhất trong khối tiền tệ Euro, đề nghị tất cả các nước cần phải có biện pháp quyết liệt nhất giảm chi tiêu, thắt lưng buộc bụng và cải cách dự án ngân sách của từng nước.
Cuộc khủng hoảng này gây ra thế lưỡng nan trong cách giải quyết. Nếu các nền kinh tế trên không giải quyết được vấn đề nợ công thì toàn bộ khu vực đồng Euro có thể sụp đổ, đồng thời sẽ đẩy thế giới và nền kinh tế của chính chúng ta cũng lâm vào tình trạng hỗn loạn. Tuy nhiên, nếu biện pháp thắt lưng buộc bụng quá cứng rắn sẽ ảnh hưởng tới sự hồi phục và tăng trưởng, khiến họ càng gặp khó khăn hơn và khó thoát ra khỏi vực thẳm. Tại Hoa Kỳ, Tổng thống Obama đối phó với cuộc suy thoái bằng cách thúc đẩy chương trình đầu tư mạnh tay thông qua Quốc hội lấy lại tốc độ tăng trưởng và cố gắng giảm nợ quốc gia trong dài hạn. Đây là vấn đề hợp lý mà châu Âu nên làm theo các biện pháp trên hơn là cắt giảm chi tiêu, điều ấy sẽ tăng cường sức mạnh cho kinh tế.
Tôi dành nhiều thời gian trao đổi với các nhà lãnh đạo châu Âu, kể cả với Thủ tướng Angela về vấn đề này. Bạn có thể đồng ý hay không đồng ý với chính sách tài khoá và tiền tệ của Thủ tướng Angela, nhưng chắc chắn bạn phải ấn tượng về sự quyết tâm sắt đá của bà ấy. Theo tôi, bà đã “phải gánh cả nền kinh tế tồi tệ của châu Âu lên vai” trong năm 2012.
Mối liên kết mạnh mẽ, vững vàng nhất xuyên đại dương chính là NATO, liên minh quân sự bao gồm Canada cũng như các châu Âu của chúng ta. (Nhiều người Mỹ cho rằng quan hệ của chúng ta với Canada tự nhiên mà có, nhưng thực ra mối quan hệ với nước láng giềng phương bắc là một đối tác vô giá, không thể thiếu trong mọi hoạt động của chúng ta trên toàn cầu). Ngay từ khi khởi đầu Cuộc chiến tranh Lạnh, NATO đã thành công trong việc ngăn chặn Liên Xô và các quốc gia trong khối Hiệp ước Warsaw trong hơn bốn thập niên. Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Liên minh lại phải đối phó với nguy cơ đe dọa mới đối với an ninh của cộng đồng bên kia Đại Tây Dương. Hầu hết các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ, cảm thấy cần có đảm bảo an ninh từ phương Tây, họ sợ một ngày nào đó, Nga có thể lại trở nên hung hăng, bành trướng. Đứng đầu là Hoa Kỳ, NATO quyết định mở cửa chào đón cho bất cứ nước Đông Âu nào muốn ra nhập. Ngoài ra, Liên minh còn thiết lập mạng lưới quan hệ đối tác với nhiều nước cộng hoà thuộc Liên Xô cũ chưa phải là thành viên và lập hội đồng tư vấn với chính nước Nga. Dưới thời chính quyền Bill Clinton, NATO đã chuẩn bị sẵn sàng đối phó với nước Nga trỗi dậy, trong khi NATO phải đối mặt với thách thức mới, vậy một hàng rào có đủ khả năng ngăn chặn, nếu Nga có ý đồ đe dạo các nước láng giềng.
Trong khi lực lượng NATO chiến đấu đem lại hoà bình cho Kosovo, Bill và tôi tổ chức kỷ niệm lần thứ 50 ngày thành lập hội nghị thượng đỉnh vào tháng 4-1999, tụ hội đông đảo các nguyên thủ quốc gia tại Washington. Hội nghị đánh dấu sự lạc quan lớn nhất về tương lai của châu Âu và NATO. Ông Václav Havel, vị tổng thống đầu tiên của Cộng hoà Czech sau Chiến tranh Lạnh, người chiến sĩ kiên cường ủng hộ nền dân chủ, nhận xét: “Đây là hội nghị thượng đỉnh của khối Liên minh mà lại có sự tham gia của những nước đã từng là thành viên của Hiệp ước Warsaw hơn mười năm trước… chúng ta hy vọng đang bước vào một thế giới mà ngày xưa số phận các nước nhỏ bé không thể tự định đoạt được mà do các quốc gia độc tài hùng cường ngoại bang quyết định.” Ông nói tiếp, chúng ta phải sẵn sàng bảo vệ nền tự do đã đạt được.
Năm 2004, bẩy quốc gia trong khối cộng sản Đông Âu đã tham gia, mở rộng tầm với của NATO và còn tiến xa hơn nữa. Ngày 1-4-2009 thêm hai nước Albania và Croatia gia nhập, nâng tổng số thành viên khối NATO lên con số 28. Ngoài ra, Ucraine, Bosnia, Molodova và Georgia đang tìm kiếm khả năng gia nhập Liên minh châu Âu và NATO trong tương lai.
Sau khi sát nhập bất hợp pháp Crimea vào Nga đầu năm 2014, có người cho rằng do sự mở rộng NATO là nguyên nhân chính làm Nga nổi giận dẫn đến sự hung hăng. Tôi không đồng ý với lập luận này, tiếng nói có sức thuyết phục và phủ nhận hơn cả chính là các nhà lãnh đạo châu Âu đã bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của họ khi trở thành thành viên khối NATO. Điều này mang lại cho họ sự tự tin hơn về tương lai đối phó với những tham vọng của Tổng thống Nga Vladimir Putin. Họ hiểu, tuyên bố của Putin về sự mở cửa của NATO là mối đe dọa cho Nga, phản ánh việc ông từ chối chấp nhận ý tưởng mối quan hệ giữa Nga với phương Tây có thể dựa trên sự hợp tác cơ bản, hai bên đều có lợi như Boris Yelsin và Mikhail Gorbachev trước đây. Những người ủng hộ Putin cần phải suy ngẫm kỹ, cuộc khủng hoảng sẽ nghiêm trọng như thế nào và khó khăn tăng lên ra sao nếu như các quốc gia Đông và Trung Âu bây giờ vẫn không gia nhập NATO. Cánh cửa NATO vẫn rộng mở, chúng ta cần tỉnh táo và cứng rắn đối phó với Nga.
Khi Tổng thống Obama nhậm chức, khối NATO đã trở thành một cộng đồng dân chủ gần nửa tỷ người, kéo dài từ vùng Baltic ở phiá đông đến Alaska phiá Tây. Lần đầu tiên tôi đến thăm Tổng hành dinh của NATO ở Brussels tháng 3-2009, các hành lang vang lên những lời phấn kích về sự “trở lại” của Hoa Kỳ. Tôi chia sẻ cảm xúc và dành nhiều thời gian với Ngoại trưởng các nước và Tổng thư ký NATO, Anders Fogh Rasmussen, -cựu Thủ tướng Denmark-, nhà lãnh đạo tài năng, dày dạn kinh nghiệm, khéo léo, rất cần thiết với NATO.
Đôi khi những chuyện đau lòng cũng đã xảy ra, mặc dù không đến mức độ nghiêm trọng. Một ví dụ, Bulgaria gia nhập NATO năm 2004, đã đóng góp tích cực cho các nhiệm vụ ở Afghanistan và nhiều nơi khác. Tuy vậy, khi tôi viếng thăm thủ đô Sofia tháng 1-2012, Thủ tướng Boyko Borisov tỏ ra rất lo lắng. Có nhiều vấn đề cần thảo luận nghiêm túc, tôi muốn không có điều gì phải lo ngại vì hai nước giờ đây đã là đồng minh. Thủ tướng Borisov mở đầu lời phát biểu: “Thưa bà Ngoại trưởng, tôi cảm thấy lo lắng khi xem trên truyền hình từ lúc bà xuống máy bay. Chánh văn phòng nói với tôi, khi mái tóc bà cột về phiá sau, có nghĩa tâm trạng của bà không vui.” Đúng là mái tóc tôi chải lật về phiá sau (chắc gợi lại những kỷ niệm không vui của đặc vụ KGB và các uỷ viên Đảng cộng sản). Tôi nhìn mái đầu lơ thơ tóc của Thủ tướng, cười, rồi nói: “Tôi chải đầu chắc lâu hơn ngài chút đỉnh thôi, ngài Thủ tướng ạ.” Ông cười phá lên, thế là mọi lo lắng ngại ngùng tiêu tan, chúng tôi có cuộc gặp mặt rất hiệu quả.
Cuộc chiến kéo dài ở Afghanistan đã làm NATO tổn thất khá lớn và để lộ một số thiếu sót trong hoạt động. Một số đồng minh buộc phải cắt giảm ngân sách quốc phòng và các nước khác (chủ yếu là Hoa Kỳ) phải bù vào số đó, trong khi hầu hết các nước đều bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế. Có những ý kiến cả hai bên bờ Đại Tây Dương, liệu NATO có còn cần thiết khi Chiến tranh Lạnh đã kết thúc gần 20 năm rồi.
Tôi nghĩ khối NATO vẫn cần thiết duy trì để đối phó, xử lý mối đe dọa mới nổi ở thế kỷ XXI. Mỹ không thể và cũng không nên một mình giải quyết mọi vấn đề chung. Đó là lý do tại sao cần phải tận dụng mối quan hệ dựa trên lợi ích và mục tiêu chung. Cho đến nay, NATO vẫn là đối tác quan trọng nhất của chúng ta, đặc biệt từ khi các thành viên bỏ phiếu hành động “ngoại lệ” lần đầu tiên ở Bosnia vào năm 1995, xác nhận sự phòng thủ tập thể vì có thể bị đe dọa từ các cuộc tấn công trực tiếp vào một nước trong khối NATO. Chúng ta không thể nào quên các nước đồng minh NATO đã đóng góp nhân tài vật lực vào Afghanistan.
Năm 2011, chúng ta đã định hình được một NATO trong thế kỷ thứ 21, bằng việc dẫn đầu can thiêp quân sự vào Libya để bảo vệ thường dân, lần đầu tiên phối hợp với Liên đoàn Ả-Rập. Mười bốn đồng minh, bốn đối tác Ả-Rập đã đóng góp lực lượng hải quân và không quân cho sứ vụ. Trái ngược với quan điểm cũ, nhiệm vụ này đã thành công trong chiến dịch kết hợp. Hoa Kỳ đã đóng góp tối đa – nhưng đồng minh đã thực hiện 75% các phi vụ và tiêu diệt 90% trong hơn sáu ngàn mục tiêu oanh kích ở Libya. Điều này trái ngược tình hình phân công hành động của thập niên trước, khi Hoa Kỳ chịu trách nhiệm 90% các phi vụ ném bom trong chiến dịch Kosovo. Mặc dù Anh và Pháp dẫn đầu chiến dịch với khả năng tối đa của quân sự. Ý cung cấp bẩy căn cứ không quân, tiếp nhận hàng trăm máy bay của đồng minh. Máy bay của Bỉ, Canada, Đan Mạch, Hà Lan và Na-Uy cũng như của Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), Qatar, Jordan cũng đã thực hiện hơn 26 ngàn phi vụ. Lực lượng hải quân Hy Lạp, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ và Romania đã giúp tăng cường thực thi lệnh cấm vận trên biển. Đây đúng một nỗ lực phối hợp tuyệt vời, điều mà NATO đã từng dự đoán.
Nếu NATO là một trong những liên minh quân sự thành công nhất trong lịch sử thì Liên minh châu Âu (EU) lại là một tổ chức chính trị, kinh tế hiệu quả nhất. Trong khoảng thời gian ngắn, nhiều nước phải trải qua hai thế chiến trong thế kỷ XX, đã thống nhất đưa ra quyết định được sự đồng thuận bầu ra một Quốc hội chung. Mặc dù thủ tục và cơ chế còn nhiều phức tạp, nhiêu khê nhưng chỉ trong thời gian ngắn sự phát triển và trưởng thành tưởng như có phép màu.
Đóng góp của Liên minh châu Âu đối với hoà bình và thịnh vượng trong khối và thế giới, được vinh danh và công nhận bằng giải Nobel Hòa bình năm 2012. Đối tác ở châu Âu đã đạt được nhiều thành tựu. Na Uy là quốc gia hỗ trợ hàng đầu về các dự án y tế cộng đồng. Ireland từng bị nạn đói hoành hành nay đã chấm dứt được nạn thiếu lương thực. Hà Lan là hình mẫu tiêu chuẩn cho việc giải quyết đói nghèo và phát triển bền vững. Các nước thuộc bán đảo Baltic như Estonia, Latvia, Lithuania đã hỗ trợ đắc lực, có nhiều kinh nghiệm hoạt động dân chủ xã hội. Đan Mạch, Phần Lan, Thụy Điển là những nước đứng đầu thế giới về giải pháp cho vấn đề biến đổi khí hậu. Danh sách còn dài hơn nữa.
Tôi muốn đẩy quan hệ với Liên minh châu Âu lên tầm cao mới, đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng và kinh tế. Trong thời gian đầu nhiệm kỳ, tôi thúc giục Liên minh châu Âu thành lập Hội đồng Năng lượng Mỹ - EU để phối hợp giúp đỡ những nước yếu kém, đặc biệt các nước Đông và Trung Âu phát triển tìm kiếm nguồn năng lượng nội địa, giảm sự phụ thuộc vào nguồn khí đốt của Nga. Đồng thời Hoa Kỳ và EU thảo luận một thỏa thuận kinh tế toàn diện, đơn giản hóa các quy chế, tăng cường giao lưu thương mại và thúc đẩy tăng trưởng cho cả hai bờ Đại Tây Dương.
Trong mối quan hệ ở châu Âu, Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia chúng tôi phải quan tâm nhiều hơn, - đất nước có dân số hơn 70 triệu, chủ yếu theo đạo Hồi và lãnh thổ thuộc cả châu Âu và Tây Nam Á. Quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ cận đại, do Mustafa Kemal Atatiirk thành lập sau sự tan rã của Đế chế Ottoman khi Thế chiến thứ Nhất chấm dứt, xây dựng một nền dân chủ thế tục thân phương Tây. Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập NATO từ năm 1952, đồng minh đáng tin cậy trong suốt thời gian Chiến tranh Lạnh, từng gửi quân tham chiến ở Triều Tiên, đồng ý cho Hoa Kỳ đóng quân nhiều thập niên. Tuy vậy, quân đội Thổ đã vài lần can thiệp và lật đổ một số chính phủ mà họ cho quá phụ thuộc vào Hồi giáo, cánh tả hoặc quá yếu kém để thực hiện hoá ước mơ Atatiirk. Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh vấn đề này có thể hiểu được, nhưng ngày nay nó kìm hãm tiến trình dân chủ.
Thật không may, những năm Tổng thống Bush nắm quyền đã không quan tâm đến mối quan hệ với Thổ, đến năm 2007, mối quan hệ coi như sụp đổ, theo khảo sát của của Dự Luật Thái độ Toàn cầu của Trung tâm Pew Research cho thấy, chỉ có 9% người dân Thổ ủng hộ Hoa Kỳ.
Trong khi đó nền kinh tế của Thổ bùng nổ, với chỉ số tăng trưởng đứng hàng đầu thế giới trong khi kinh tế châu Âu chao đảo, vật lộn với cuộc khủng hoảng tài chính và ở Trung Đông lại trì trệ, Thổ Nhĩ Kỳ nổi bật như một cường quốc trong khu vực. Giống như Indonesia, Thổ Nhĩ Kỳ đang trong giai đoạn thử nghiệm, cố dung hòa nền dân chủ với quá trình hiện đại hóa, quyền phụ nữ, tôn giáo thế tục và Hồi giáo có thể cùng tồn tại dưới sự quan sát, theo dõi của khu vực Trung Đông. Hoa Kỳ rất quan tâm, vì nếu thử nghiệm này thành công, mối quan hệ giữa hai nước sẽ tái hợp và phát triển theo chiều hướng tích cực hơn.
Tôi viếng thăm Thổ Nhĩ Kỳ nằm trong chương trình công du đầu tiên đến châu Âu với cương vị Ngoại trưởng, gặt gỡ trao đổi với Thủ tướng Reccep Tayyip Erdogan và Tổng thống Abdullah Gũl, tiếp xúc với người dân Thổ Nhĩ Kỳ. Điều này rất quan trong ở một nước có chính phủ thân thiện, nhưng người dân lại không mấy tin tưởng hoặc bài Mỹ. Tôi giải quyết việc này bằng cách trực tiếp gặp gỡ trao đổi với người dân, thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng, cố gắng gây thiện cảm, giúp chính phủ có lý do hợp tác với chúng ta.
Một chương trình Đối thoại (Talk Show) trên truyền hình rất nổi tiếng với cái tên “Hãy đến với chúng tôi” (Haydi Gel Bizimle Ol), đã mời tôi làm khách. Gần giống chương trình The View, chuyên mục này được mọi người nhất là phụ nữ và trẻ em Thổ Nhĩ Kỳ yêu thích. Nhóm phụ nữ điều khiển chương trình (MC), đưa ra những câu hỏi về đường lối chính sách quan trọng cũng như chuyện riêng tư. Cuộc trò chuyện rất vui và nồng ấm.
Một người tò mò đưa ra câu hỏi: “Thưa bà, mối tình đầu của bà có đơn giản và bình thường như tất cả những cô gái mới lớn không?” Đây là câu hỏi không dễ gì trả lời cho một người phụ nữ ở cương vị Ngoại trưởng, nhưng lại là chủ đề giúp tôi gắn kết với khán thính giả. Tôi kể thời khắc gặp gỡ chồng tôi như thế nào khi cả hai đang học trường luật, rồi tình yêu nẩy nở, xây tổ ấm và cũng cả những khó khăn trong việc duy trì hạnh phúc gia đình dưới con mắt của dân chúng. “Đối với tôi, thích nhất là những lúc vợ chồng và con gái được thảnh thơi quây quần bên nhau, được sống và làm những công việc đơn giản của đời thường.” Tôi trả lời. “Có nghĩa là, những khoảng khắc bên nhau như đi xem phim, trò chuyện, đánh bài, đánh đố nhau, đi dạo và tôi cố gắng tìm mọi cơ hội để gần gũi chồng con. Giờ đây, con gái tôi đã lập gia đình và cũng bận rộn với cuộc sống riêng tư, nhưng khi có điều kiện, nó vẫn về thăm chúng tôi. Vì vậy, cuộc sống hàng ngày cũng không thật đơn giản, dễ dàng chút nào, tôi phải cố gắng tạo ra những khoảng khắc êm đềm khi không có những ánh đèn soi rọi, tôi trở lại chính mình với những người thân yêu, thân thiết. Đây chính là thời gian vui sướng nhất của đời người.”
Cả khán phòng vỗ tay hoan nghênh nhiệt liệt, tán thưởng. Các thông tin phản hồi về buổi tọa đàm do nhân viên toà đại sứ nhận được thật đáng khích lệ. Nhiều năm qua, người dân Thổ Nhĩ Kỳ có ấn tượng không tốt về Mỹ, sau khi xem truyền hình trực tiếp họ thật bất ngờ và thú vị, vì Ngoại trưởng Hoa Kỳ cũng là người bình thường với những quan tâm và lo lắng giống họ. Có thể, từ đây họ sẽ hiểu dần và dễ chấp nhận điều tôi chia sẻ những gì về tương lai mối bang giao giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ.
Người nắm giữ quyền quyết định tương lai của Thổ Nhĩ Kỳ và mối quan hệ giữa hai nước, đó là Thủ tướng Erdogan. (Theo hệ thống hành pháp của Thổ, Tổng thống chỉ là một chức mang tính lễ nghi, Thủ tướng mới là người điều hành chính phủ). Lần đầu tiên tôi gặp ông vào những năm 1990 khi ông giữ chức Thị trưởng Istanbul. Ông là một chính trị gia đầy tham vọng, mạnh mẽ, mộ đạo và rất ấn tượng. Đảng Công lý và Phát triển (AK) mang nặng tư tưởng Hồi giáo của ông lần đầu tiên chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2002 và tiếp theo 2007, 2011. Thủ tướng Erdogan ủng hộ các thay đổi một cách quyết liệt. Chính phủ ông đem xét xử những người tham gia đảo chính trong quân đội, tìm cách kiểm soát và nắm thêm quyền lực hơn bất cứ chính phủ nào trước đây. (Tư tưởng Hồi giáo, thường được nhắc đến với vai trò dẫn đường các đảng phái chính trị và chính phủ. Nó bao hàm rất nhiều yếu tố, từ những đánh giá chính sách chung đến pháp luật, thậm chí phải xây dựng theo luật đạo Hồi. Không phải mọi người Hồi giáo đều nghĩ như vậy. Một số trường hợp, nhiều lãnh tụ tinh thần và tổ chức Hồi giáo còn thù địch với nền dân chủ, ủng hộ phần tử cực đoan và khủng bố. Thế giới nhiều đảng phái chính trị liên kết với tôn giáo như Hindu, Thiên Chúa Giáo, Do Thái Giáo… nhưng lại tôn trọng quy tắc của nền chính trị dân chủ điều mà Mỹ rất quan tâm, khuyến khích các đảng phái chính trị, các lãnh tụ tôn giáo hoạt động vì nền dân chủ và loại bỏ bạo lực. Ý kiến cho rằng tín đồ trung thành với Đạo Hồi thì không thể sống chung với nền dân chủ là xúc phạm, nguy hiểm và sai lầm.)
Dưới sự lãnh đạo của Erdogan, có một số thay đổi rất tích cực. Nhưng muốn gia nhập Liên minh châu Âu (đến nay vẫn chưa được) Thổ phải có những thay đổi mạnh mẽ và lớn hơn nữa về dân chủ. Thổ Nhĩ Kỳ tuy đã hủy bỏ phiên toà an ninh quốc gia, cải cách bộ luật hình sự, mở rộng quyền tư vấn pháp lý, nới lỏng các hạn chế về giảng dạy và phát sóng bằng tiếng Kurd. Ngoài ra Thủ tướng Erdogan cũng đang theo đuổi chính sách đối ngoại “Không xung đột với láng giềng” (Zero Problems with Neighbour). Đưa ra những sáng kiến giải quyết xung đột trong quá khứ, tham gia với vai trò tích cực hơn vào tình hình Trung Đông do Ahmet Davutoglu, cố vấn của ông đề xuất, sau này trở thành Ngoại trưởng. “Không xung đột với láng giềng” một đường lối đúng đắn, trong nhiều trường hợp nó mang tính chất xây dựng. Nhưng Thổ Nhĩ Kỳ lại quá vội vàng chấp nhận một thỏa thuận ngoại giao với nước láng giềng Iran mà không tham khảo ý kiến quan ngại của cộng đồng quốc tế về chương trình hạt nhân của Iran.
Mặc dù có nhiều chuyển biến tích cực dưới thời Erdogan, nhưng cũng có nhiều vấn đề cần quan tâm, thậm chí đáng báo động về cách xử lý thiếu thận trọng với các chính trị gia và ký giả đối lập. Hạn chế hoạt động của những người bất đồng chính kiến đã dấy lên câu hỏi về hướng đi và cam kết của Erdogan tiến trình đi đến nền dân chủ. Nhiều đảng phái đối lập nghi ngờ mục tiêu cuối cùng của Erdogan là biến Thổ Nhĩ Kỳ thành một nhà nước Hồi giáo, cấm các phe đối lập hoạt động, đồng thời đã có những hành động hỗ trợ gây nên nỗi sợ hãi trong dân chúng. Chính phủ của ông đã bỏ tù các ký giả với số lượng đáng lo ngại trong các nhiệm kỳ thứ hai và thứ ba, đồng thời đàn áp mạnh mẽ những người biểu tình, thẩm vấn, tra tấn theo luật định. Tham nhũng vẫn giữ nguyên tình trạng trầm trọng, chính phủ không kỳ vọng được mức tăng trưởng nhanh theo mong ước của đông đảo người dân lao động và tầng lớp trung lưu.
Vấn đề tôn giáo và văn hóa rất nhạy cảm trong một quốc gia mà Hồi giáo và chủ nghĩa thế tục song song tồn tại trong thời gian dài nên khó giữ được thế cân bằng trong đời sống và không tránh khỏi sự va chạm. Nhiều năm qua, tôi vinh hạnh được biết ngài Giáo trưởng của Giáo Hội Chính Thống Hy Lạp, Tổng Đức Thượng Phụ Đại Kết giáo phận Bartholomew và rất ngưỡng mộ nỗ lực của ông về các cuộc đối thoại đa tôn giáo và quyền tự do tôn giáo. Thượng Phu Đại Kết giáo phận Bartholomew cho rằng Thủ tướng Erdogan là một đối tác tốt, mang tính xây dựng, nhưng Giáo Hội vẫn đang chờ chính phủ trả lại phần đất và tài sản của Giáo Hội, đồng thời cho phép Chủng Viện Halki được mở cửa trở lại.
Khi Erdogan nói về việc cho phép nữ sinh được dùng chiếc mạng che mặt ở các trường đại học, đây được coi như là những tiến bộ về tự do tôn giáo và quyền tự do lựa chọn của phụ nữ. Nhưng điều này lại là một đòn giáng mạnh vào chủ nghĩa thế tục, vào sự leo thang của chính trị thần quyền nhằm hạn chế quyền lợi của phụ nữ. Nó cũng nói lên những mâu thuẫn sâu sắc của Thổ Nhĩ Kỳ trong thế kỷ XXI, cả hai quan điểm đó đều đúng. Chính Thủ tướng Erdogan cũng rất vui khi con gái của ông dùng mạng che mặt. Ông có ý định gửi con sang Mỹ du học và hỏi cố vấn của tôi về nghiên cứu sinh tại Hoa Kỳ.
Tôi đã dành hàng giờ trao đổi với Thủ tướng Erdogan cùng với Ngoại trưởng Davutoglu, còn làm nhiệm vụ phiên dịch viên. Ông Davutolu là một học giả vui tính, chuyển sang làm ngoại giao và chính trị, đã viết cuốn sách về tương lai của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ giành lại vị trí quan trọng trong bối cảnh toàn cầu, rất hợp với tư tưởng của Erdogan. Ngoại trưởng Davutoglu là người đam mê với công việc, có kiến thức uyên thâm, chúng tôi đã xây dựng mối quan hệ công tác rất hiệu quả, thân thiện, tuy nhiên nhiều lần xảy ra tranh luận căng thẳng.
Trong bốn năm làm Ngoại trưởng, Thổ Nhĩ Kỳ đã trở thành đối tác quan trọng, tuy đôi khi cũng làm chúng ta thất vọng. Một số vấn đề đồng thuận (về Afghanistan, chống khủng bố, về Syria và một số vấn đề khác), nhưng chúng ta bất đồng một số vụ việc như chương trình hạt nhân của Iran.
Với sự nỗ lực của Tổng thống Obama và của tôi đã góp phần ổn định mối quan hệ giữa hai nước. Tuy nhiên nhiều sự kiện bên ngoài đưa đến những thách thức gần đây, mới nhất là căng thẳng với Israel. Tình hình nội bộ của Thổ cũng xảy ra nhiều biến cố, năm 2013 các cuộc biểu tình lớn chống Thủ tướng Erdolgan ngày càng gia tăng và căng thẳng, cùng với những cuộc điều tra tham nhũng đối với các Bộ trưởng trong chính quyền. Trong cuốn sách này, mặc dù nền độc tài ngày một tăng, nhưng số người ủng hộ Erdogan vẫn còn rất lớn. Tương lai của Thổ Nhĩ Kỳ ra sao thật khó đoán định. Tuy vậy, chắc chắn Thổ Nhĩ Kỳ vẫn tiếp tục đóng góp vai trò quan trọng ở Trung Đông, châu Âu và mối quan hệ với Thổ là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ.
Chính sách đối ngoại “Không xung đột” (Zero Problem) là một mục tiêu đầy tham vọng, vì lâu nay Thổ Nhĩ Kỳ vẫn vướng vào những cuộc tranh chấp kéo dài với các nước láng giềng. Tranh chấp trong vài thập niên với Hy Lạp trên quốc đảo Cypus ở Địa Trung Hải đã để lại nhiều hậu quả tệ hại. Ngoài ra, Thổ còn xung đột với Armenia, một nước cộng hoà nhỏ bé, thuộc Liên Xô cũ nằm trong nội địa ở phiá đông Thổ Nhĩ Kỳ. Đây chỉ là hai ví dụ điển hình về xung độ cũ, không rõ sẽ được giải quyết như thế nào với tham vọng trong tiến trình mới của Erdogan.
Thổ Nhĩ Kỳ và Armenia chưa từng thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức kể từ khi Armenia tuyên bố độc lập sau sự tan giã của Liên Xô năm 1991. Căng thẳng tiếp tục căng cao do cuộc chiến giữa Armenia với Azerbaijan, một đồng minh của Thổ, do tranh chấp dải đất Nagorno Karabakh. Cuộc tranh chấp từng xảy ra đụng độ giữa binh sĩ hai bên ở vùng biên giới. Tranh chấp giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Armenia hay dải đất Nagorno Karabakh người ta mệnh danh “xung đột đông cứng”, vì xung đột này xảy ra trong nhiều năm nhưng hy vọng giải quyết thật mong manh. Khi xem xét tình hình ở châu Âu và thế giới, tôi muốn bỏ qua những vần đề xung đột, nhưng có thể gây hậu quả nghiêmn trọng về mặt chiến lược. Ví dụ, xung đột ở vùng Caucasus cản trở kế hoạch xây dựng đường ống khí đốt từ Trung Á sang châu Âu để giảm bớt sự phụ thuộc khí đốt của Nga. Những cuộc xung đột nói chung gây trở ngại cho châu Âu, nơi mà chúng ta cố gắng giúp đỡ. Theo tôi, chiến lược “Không xung đột” của Thổ Nhĩ Kỳ, tạo ra lối thoát cho các cuộc đàm phán, thương lượng, thậm chí có thể giải quyết được “xung đột đông cứng”, do đó tôi yêu cầu Phil Gordon, Trợ lý phụ trách Vụ châu Âu và Trung Á của Bộ, nghiên cứu về giải pháp khả thi.
Trong năm 2009, chúng ta kết hợp chặt chẽ với đối tác châu Âu, như Thụy Sĩ, Pháp, Nga và Liên minh châu Âu hỗ trợ các cuộc đối thoại giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Armenia, hy vọng dẫn đến việc tái thiết lập quan hệ ngoại giao và mở cửa thương mại biên giới. Tôi đã điện đàm với quan chức cả hai nước gần 30 lần, nói chuyện trực tiếp với Davutoglu và Ngoại trưởng Armenia Edward Nalbandian.
Phe bảo thủ cả hai nước đều phản đối thỏa hiệp, gây áp lực lớn lên từng chính phủ. Tuy nhiên mùa xuân và mùa hè, nhờ nỗ lực của Thụy Sĩ, thoả thuận mở cửa biên giới có chiều hướng thuận lợi. Theo kế hoạch, thỏa thuận sẽ được ký kết tại Thụy Sĩ vào tháng Mười, sau đó trình Quốc Hội phê chuẩn. Những ngày sắp tới, để khuyến khích, động viên, Tổng thống Obama điện đàm với Tổng thống của Armenia, xem ra mọi việc có vẻ tốt đẹp.
Ngày 9-10, tôi đến Zurich dự lễ ký kết với các Ngoại trưởng Pháp, Nga và Thụy Sĩ cùng Đại diện cấp cao của Liên Minh châu Âu. Chiều hôm sau, tôi rời khách sạn đến trường Đại Học Zurich dự lễ ký kết. Nhưng đột ngột xảy ra chuyện, Ngoại trưởng Armenia, Nalbandian thay đổi ý định. Ông lo ngại bài phát biểu của Davutoglu tại lễ ký kết nên từ chối không đến tham dự. Chuyện này xem ra sau nhiều tháng nghiêm túc đàm phán có xu hướng đổ vỡ. Đoàn xe của tôi phải quay lại khách sạn Dolder Grand. Trong khi tôi ngồi đợi trong xe, Phil Gordon lên lầu cùng các nhà đàm phán Thụy Sĩ gặp Nalbandian, năm nỉ hết lời, nhưng ông không chịu. Phi Gordon báo cáo và thảo luận với tôi ngay trong xe đậu phía sau khách sạn. Tôi đành phải dùng điện thoại di động gọi Nalbandian. Trao đổi gần tiếng đồng hồ, cố gắng thu hẹp khoảng cách bất đồng, động viên ông rời khỏi phòng. Tôi nói với ông: “Vấn đề này tối ư quan trọng, phải giải quyết, ván đã đóng thuyền.”
Cuối cùng tôi lên lầu, nói chuyện trực tiếp với Nalbandian. Huỷ bỏ lễ ký kết chỉ vì lời phát biểu mang tính cách cá nhân ư? Chỉ cần ký vào văn bản, không tuyên bố gì và ra về, thế thôi. Cả hai bên đều đồng ý. Cuối cùng Nalbandian đứng dậy. Chúng tôi xuống lầu, ông vào xe của tôi đến trường đại học. Phải mất gần một tiếng rưỡi đồng hồ, một tay khoác tay ông, một tay choàng qua người đưa ông lên diễn đàn. Lễ ký kết chậm gần ba giờ đồng hồ, nhưng dù sao chúng tôi cũng đã có mặt đông đủ. Lễ ký kết diễn ra nhanh chóng, mọi người thở phào nhẹ nhõm. Cho đến nay quốc hội hai nước vẫn chưa thông qua thỏa thuận này. Tuy nhiên, tại hội nghị tháng tháng 12-2013, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ và Ngoại trưởng Armenia đã có cuộc gặp gỡ, đàm phán hai giờ đồng hồ để tìm cách tháo gỡ là dấu hiệu tốt, tôi vẫn hy vọng sẽ có bước đột phá.
Trên đường ra sân bay sau lễ ký kết, Tổng thống Obama gọi điện chúc mừng tôi. Tuy không hoàn mỹ, nhưng dù sao cũng đã thực hiện được bước tiến đối với khu vực nhạy cảm. Sau này, tờ New York Time, mô tả nỗ lực của tôi vào buổi chiều hôm ấy là “ngoại giao limousine”. Nhưng xe của tôi không phải loại limousine, nhưng trông nó cũng có phần giống như thế.
Cuộc chiến vùng bán đảo Balkan những năm 1990s cảnh báo về những xung đột mới có thể nổ ra ở châu Âu do mối hận thù lâu đời.
Khi tôi viếng thăm Bosnia tháng 10-2010, trong chuyến công du ba ngày vùng Balkan, tôi rất vui và hài lòng trước sự tiến bộ nhưng nhận thấy còn nhiều việc cần phải làm. Giờ đây trẻ em đã đến trường, cha mẹ chúng an tâm làm việc, nhưng mọi việc còn nhiều bất cập, kinh tế còn khó khăn, bất mãn vẫn còn âm ỉ trong nhân dân. Sự thù hằn dân tộc, tôn giáo từng là nguyên nhân gây ra chiến tranh tuy đã dịu xuống, nhưng các lực lượng theo chủ nghĩa dân tộc và phe nhóm vẫn hoạt động ngấm ngầm. Quốc gia này từng là liên bang của hai nước cộng hoà, một bên do người Hồi giáo Bosnia và Croatia, bên kia do người Bosnia Serbs. Người Bosnian Serb từ chối mọi nỗ lực để hướng tới tăng trưởng, điều hành tốt hơn, hy vọng nhập vào Serbs hay trở thành một quốc gia độc lập. Triển vọng ổn định và các cơ hội được gia nhập khối Liên minh châu Âu hay NATO khó trở thành hiện thực.
Tại Sarajevo, tôi tham gia cuộc thảo luận mở với sinh viên và các nhà lãnh đạo xã hội dân sự ở Nhà hát Quốc gia, nơi đã may mắn không bị tàn phá trong thời kỳ chiến tranh. Một thanh niên đứng lên phát biểu về chuyến thăm Hoa Kỳ trong chương trình trao đổi văn hóa do Bộ Ngoại giao Mỹ tài trợ. Anh ta gọi nó là “một trong những trải nghiệm tốt đẹp nhất” và đề nghị tôi tiếp tục ủng hộ, mở rộng hơn nữa các dự án như vậy. Khi tôi yêu cầu anh giải thích lý do tại sao đẹp nhất và quan trọng, anh ta trả lời: “Tôi học được lòng bao dung, biết tha thứ thay vì trả thù, sự tôn trọng và bình đẳng… Chúng tôi những người từ Kosovo, Serbia, nhưng chẳng ai quan tâm đến căng thẳng giữa hai nước, bời vì chúng tôi đều là bạn, cùng nhau đối thoại, hợp tác mà không bị cản trở.” Tôi rất thích cụm từ “biết tha thứ thay vì trả thù”, nó đơn giản nhưng mang nhiều ý nghĩa, miêu tả hoàn hảo quá trình chuyển tiếp của người dân vùng bán đảo Balkan đang phải trải qua. Đây chính là cách duy nhất để hàn gắn vết thương cũ.
Nơi tiếp theo của tôi là Kosovo. Những năm 1990s, Kosovo thuộc Serbia, cộng đồng người Albania chiếm đa số, nhưng đối mặt với các cuộc tấn công tàn bạo và bị trục xuất do quân đội của Tổng thống Milosevic. Năm 1999, một chiến dịch không kích của NATO triển khai do Hoa Kỳ dẫn đầu ném bom quân đội Serbia và các thành phố lớn kể cả Belgrade để ngăn chặn cuộc thanh lọc và phân biệt sắc tộc. Năm 2008, Kosovo tuyên bố độc lập, được cộng đồng quốc tế công nhận là một quốc gia mới. Nhưng Serbia từ chối công nhận Kosovo, tiếp tục gây ảnh hường đáng kể khu vực biên giới phiá bắc, nơi có đông người Serbia định cư. Phần lớn các bệnh viện, trường học, kể cả toà án do Belgrade điều hành và tài trợ. Lực lượng an ninh Serbia kiểm soát lãnh thổ, vi phạm chủ quyền Kosovo, gây chia rẽ nội bộ trầm trọng và gây căng thẳng quan hệ giữa hai nước láng giềng. Tình hình trong khu vực gây bất ổn do căng thẳng giữa Serbia và Kosovo, cả hai nước cần phải cải cách kinh tế, xã hội một cách cấp bách, kể cả theo đuổi việc gia nhập khối Liên minh châu Âu. Tuy vậy, mối hận thù lâu đời cần phải giải quyết. Mục tiêu của tôi làm sao đưa ra được biện pháp hoà giải cho cả hai bên.
Khi tôi đến Pristina, thủ đô Kosovo, dân chúng đứng chật hai bên đường vẫy cờ Mỹ, hò reo chào đón khi đoàn xe vào thành phố, nhiều trẻ em ngồi trên vai bố mẹ để được nhìn rõ hơn. Khi đoàn xe vào thành phố, tôi thấy một bức tượng Bill Clinton hoành tráng đặt giữa quảng trường, đám đông dân chúng ùa tới, đoàn xe phải dừng lại. Tôi thật vui và muốn gửi lời chào tới tất cả mọi người. Tôi xuống xe bắt tay, ôm hôn hết người này đến người khác. Tôi không thể đi nhanh được. Một cửa hàng gần đó lấy tên “Hillary” và chủ nhân cửa hàng còn nói, có rất nhiều cửa hàng trong thành phố đã lấy tên Hillary đặt cho bảng hiệu, làm như vậy để “ông Bill Clinton không cảm thấy cô đơn ở giữa quảng trường.”
Vài tháng sau, tháng 3-2011, đại diện Kosovo và Serbia gặp nhau ở Brussels dưới sự bảo trợ của Liên minh châu Âu. Đây là lần đầu tiên hai nước đàm phán trực tiếp và kéo dài. Các nhà ngoại giao Mỹ tham dự đàm phán, hối thúc hai bên tìm cách thỏa hiệp, tiến tới bình thường hóa quan hệ ngoại giao, mở cánh cửa nhập khối Liên minh châu Âu bằng cách giải quyết vấn đề biên giới. Cuộc đàm phán kéo dài 18 tháng. Cuối cùng đã đặt được thoả thuận cơ bản về tự do đi lại, hải quan và kiểm soát biên giới. Tuy Serbia vẫn không công nhận Kosovo là quốc gia độc lập, nhưng huỷ bỏ sự phản đối việc Kosovo tham gia các cơ chế trong khu vực. Đồng thời, tôi đề nghị NATO tiếp tục sứ mệnh giữ gìn hoà bình ở Kosovo, nơi có hơn năm ngàn binh sĩ đến từ 31 quốc gia từ tháng 6-1999.
Tuy nhiên, vấn đề mấu chốt chưa giải quyết được, một phần do chính phủ mới sau bầu cử tại Serbia vào mùa xuân 2012 theo hướng dân tộc chủ nghĩa. Cathy Ashton, chính khách cao cấp của Liên minh châu Âu và tôi quyết định cùng đến thăm hai nước vào tháng 10-2012, nhằm thúc đẩy tiến trình thực hiện đàm phán.
Cathy, một đối tác tuyệt vời về lĩnh vực này cũng như trong nhiều vấn đề khác. Bà từng là Chủ tịch Thượng viện Anh, dưới thời Thủ tướng Gordon Brown. Năm sau, bà giữ chức Ủy viên Thương mại của Liên minh châu Âu và được đề cử làm Đại diện đối Ngoại của EU. Sự bổ nhiệm ấy thật bất ngờ, bà cũng như tôi không phải là nhà ngoại giao chính thống, nhưng thực tế cho thấy bà là một nhà ngoại giao tài năng, một đối tác đầy sáng tạo. Bà rất thân thiện (dù có phẩm hàm là Nam tước Cathy) và thật dễ gần, chúng tôi kết hợp chặt chẽ không chỉ giải quyết vấn đề châu Âu mà cả vấn đề về Iran và Trung Đông. Trong các cuộc họp mọi người chú ý đến chúng tôi, đôi khi bị đối tác lỡ lời về phân biệt giới tính, chúng tôi đưa mắt nhìn nhau đồng cảm.
Tháng 10-2012, chúng tôi đi thăm khu vực Balkan, đến đâu đều yêu cầu thúc đẩy bình thường hoá quan hệ. Thủ tướng Kosovo Hashim Thaci nói với chúng tôi: “Kosovo hôm nay vẫn chưa phải Kosovo mà chúng tôi mong đợi. Chúng tôi muốn Kosovo gia nhập cộng đồng châu Âu và ý thức được vẫn còn nhiều việc cần phải làm.” Cathy và tôi gặp đại diện cộng đồng sắc tộc thiểu số Serbia tại một nhà thờ Chính thống Serbia ở Pristina, từng bị đốt phá trong cuộc bạo động chống người Serb năm 2004. Họ rất lo lắng về tương lai khi Kosovo trở thành quốc gia độc lập. Nhưng họ cũng tỏ lòng biết ơn chính phủ với những nỗ lực gần đây, kể cả việc giúp người dân Serb có công ăn việc làm. Đây là bước tiến đáng kể trong quá trình hoà hợp và hoà giải mà chúng tôi muốn thúc đẩy. Thật ấn tượng, khi Tổng thống Kosovo, Atifete Jahjaga lại là một phụ nữ Hồi giáo, từng là đồng minh của chúng tôi trong việc thúc đẩy sự thay đổi và hoà giải hoà hợp. Bà Cathy cho rằng, hoạt động ngoại giao này không chỉ bình thường hoá quan hệ giữa hai quốc gia mà nó còn là “bình thường hoá cuộc sống thường nhật, vì thế người dân phiá bắc hàng ngày được tự do đi lại họ thấy gắn bó và cảm nhận sự gần gũi của cộng đồng người Serb ở phía bắc Kosovo.”
Tháng 4-2013, nhờ các nỗ lực của bà Cathy, Thủ tướng Kosovo Thaci và Thủ tướng Serbia Ivica Dacic đã đạt được thoả thuận mang tính bước ngoặt, giải quyết các tranh chấp dọc theo biên giới, tiến tới bình thường hoá quan hệ để gia nhập làm thành viên khối Liên minh châu Âu. Kosovo đồng ý tạo nhiều điều kiện thuận lợi hơn về quyền tự trị của cộng đồng điạ phương người Serb ở phương bắc và chính phủ Serbnia đồng ý rút quân khỏi khu vực. Hai bên cam kết không can thiệp quá trình hội nhập EU của nhau. Nếu thỏa thuận này được tôn trọng, người dân Kosovo và Serbia cuối cùng có cơ hội xây dựng tương lai hoà bình, thịnh vượng mà họ xứng đáng được hưởng.
Chuyến công du cuối cùng của tôi ở cuơng vị Ngoại trưởng tháng 12-2012 là trở lại Bắc Ireland, nơi mà người dân rất cần cù lao động, từng chịu nhiều đau khổ mất mát do xung đột trong quá khứ. Đây là lần đầu tiên họ cho biết lý do xung đột là sự chia rẽ giữa giáo phái Catholic và Tin Lành đã vượt qua sự kiểm soát, gây thách thức lớn nhất về hoạt động kinh tế, sự thịnh vượng toàn diện cho cả hai cộng đồng. Tuy vậy, trong bữa tiệc trưa tại Belfast, các bạn cũ vây quanh làm tôi thấy tràn trề hạnh phúc, hồi tưởng những ngày xa cách.
Khi Bill trúng cử Tổng thống, sự rối loạn Bắc Ireland đã xảy ra khốc liệt trong vài thập niên. Hầu hết những người theo đạo Tin Lành muốn trực thuộc vào Vương quốc Anh, trong khi những người Catholic lại muốn gia nhật Cộng Hoà Ireland ở phía nam, bạo lực đã xảy ra, kéo dài trong nhiều năm, cả hai bên đều bị đau khổ, ngày càng sâu rộng. Bắc Ireland nằm một phần trong hòn đảo Ireland. Trên mọi đường phố, người ta chú ý từng dấu hiệu, tìm cách theo dõi từ cử chỉ rất nhỏ, như nhà thờ nào mà các gia đình đến cầu nguyện, trẻ con học trường nào, kể cả mặc chiếc áo phông in hình đội bóng đá và con đường hàng ngày cùng bạn bè đi lại…. mà mọi người coi chuyện đó là cử chỉ bình thường hàng ngày.
Năm 1995, Bill bổ nhiệm Thượng nghị sĩ George Mitchell làm Đặc phái viên Bắc Ireland. Cuối năm đó, Bill Clinton trở thành vị Thổng thống Hoa Kỳ đầu tiên viếng thăm Bắc Ireland, chúng tôi có vinh dự thắp sáng cây thông Giáng sinh ở Belfast trước đám đông dân chúng.
Sau đó, hầu như năm nào tôi cũng đến Bắc Ireland trong thập niên cuối cùng của thế kỷ XX, tham gia tích cực với vai trò Thượng nghị sĩ trong những năm tiếp theo. Năm 1998 tôi tham gia tổ chức Hội nghị Tiếng nói Sống còn (Vital Voices Conference) của phụ nữ ở Belfast mong muốn hòa bình. Từ trên khán đài, tôi nhìn thấy Gerry Adam, Martin McGuinnes và nhiều nhà lãnh đạo Sin Féin khác, phe chính trị của Quận đội Cộng hòa Ailen, họ ngồi ngay hàng ghế đầu trên ban công. Phiá sau họ là những nhà lãnh đạo Nghiệp Đoàn, những người từ chối đàm phán với Sinn Féin. Sự có mặt của họ ở Hội nghị dành cho phụ nữ về hoà bình, cho thấy họ mong muốn hòa giải và kết thúc bạo lực.
Hiệp định Good Friday được ký kết vào năm đó, đưa Bắc Ireland trên con đường tiến tới hoà bình, đây đúng là một thắng lợi của ngành ngoại giao, đặc biệt đối với Bill Clinton và George Mitchell, người đã có công rất lớn đưa hai đảng sát cánh bên nhau. Đó là minh chứng cho sự dũng cảm của nhân dân Bắc Ireland. Một cảm giác trong khoảng khắc khi ta ngân vang giai điệu “hy vọng và lịch sử”, lời hát phổ theo thơ của thi hào Seamus Heaney người Ireland. Nhưng sự triển khai trong thực tế còn gặp rất nhiều chông gai, khó khăn, nhưng hoà bình đã bắt đầu đem lại nhiều lợi ích. Nạn thất nghiệp giảm, thị trường bất động sản bắt đầu khởi sắc, nhiều công ty Hoa Kỳ đã vào Bắc Ireland đầu tư.
Khi giữ chức Ngoại trưởng, tôi trở lại năm 2009, “Hùm Xám Celtic” (Celtic Tiger, -một tổ chức ca vũ nhạc của địa phương- ND) đang phải gánh chịu hậu quả nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Tuy nhiều đường phố đặt vật cản và chăng dây thép gai đã tháo gỡ, nhưng quá trình giải giáp vũ khí và “chuyển giao quyền lực” tăng quyền tự trị Bắc Ireland có nguy cơ bị hoãn lại. Nhiều cộng đồng Catholic và Tin Lành vẫn sống trong khu riêng biệt, thậm chí còn xây “bức tường hòa bình” mang tên Orwellian để ngăn cách hai bên.
Tháng 3-2009, hai người lính Anh đã thiệt mạng ở hạt Antrim và một cảnh sát bị giết ở hạt Armagh. Thay vì gây những kích động bạo lực họ tiến hành những vụ giết người, nhưng tác dụng lại trái ngược. Những người theo đạo Catholic và Tin Lành đã cùng nhau cầu nguyện, tham dự buổi lễ liên tôn giáo, tuyên bố từ bỏ các cuộc bạo động đẫm máu. Các vụ giết người có thể là sự khởi đầu gây kích động kiểu cũ. Nhưng Bắc Ireland đã có bước ngoặt biến chuyển. Tôi đến Belfast tháng 10-2009, điện đàm nhiều lần với Thủ hiến Bắc Ireland Peter Robinson và phó Thủ hiến Martin McGuinness cùng những nhà lãnh đạo khác, kêu gọi tiếp tục giải tán của các nhóm du kích bán quân sự, thực hiện việc chuyển giao quyền lực, đặc biệt kiểm soát chặt chẽ quá trình xây dựng luật pháp của chính phủ Bắc Ireland.
Trong một bài phát biểu trước Quốc hội Bắc Ireland, tôi lưu ý họ: “Đã có những lúc tưởng chừng quá trình tìm kiếm hoà bình ờ Bắc Ireland đi vào ngõ cụt. Nhưng các bạn đã không nản chí tìm ra cách giải quyết, vì đó là con đường duy nhất và cũng vì quyền lợi của nhân dân Bắc Ireland.” Sự kiên nhẫn này, “Bắc Ireland trở thành tấm gương cho thế giới, dù là kẻ thù ghê gớm nhất của nhau cũng có thể vượt qua mọi khác biệt, cùng nhau hợp tác vì lợi ích chung. Tôi hứa, Hoa Kỳ luôn luôn sẵn sàng hậu thuẫn cho các bạn trên con đường tiến tới hòa bình và ổn định.” Chỉ vài tuần sau chuyến viếng thăm, một vụ đánh bom xe hơi làm một cảnh sát bị thương nặng, nhưng tấm màn hòa bình tuy bị thủng nhưng chưa rách nát. Tháng 2 - 2010, tôi tổ chức hội nghị khác, các bên đã đạt được thỏa thuận Hiệp định Hillsborough về quyền lập pháp. Tiến trình gìn giữ hoà bình lâu dài vẫn diễn ra, mặc dù những kẻ cực đoan hai bên ra sức phá hoại hiệp định. Tháng 6-2012, Nữ Hoàng Elizabeth Đệ Nhị đã viếng thăm Bắc Ireland, bắt tay Martin McGuinness. Cử chỉ mà vài năm trước không ai có thể tưởng tượng nổi.
Tháng 12 -2012, mười bẩy năm kể từ lần đầu tiên đến Belfast, tôi trở lại và tìm một người quen cũ, cô bé Sharon Haughey. Năm 1995, lúc ấy Sharon mới 14 tuổi, viết bức thư rất xúc động gửi Bill Clinton, nói về ước mơ trong tương lai của mình và của nhân dân Bắc Ireland. Bill đã đọc một phần lá thư ấy trong lễ thắp sáng cây Giáng sinh ở Belfast. “Cả hai bên đều đau khổ, nhưng cả hai cũng cần phải rộng lòng tha thứ cho nhau.” Khi Sharon trưởng thành, cô là thực tập sinh trong văn phòng Thượng viện của tôi ở New York và hoạt động với cộng đồng người Mỹ gốc Irish ở New York. Cô đã học được rất nhiều điều ở Washington, trở về quê hương cô ra ứng cử và được bầu làm Thị trưởng Armagh. Trong bữa tiệc trưa năm 2012, Sharon báo tin cuối tháng cô sẽ kết hôn. Tôi tưởng tượng về tương lai gia đình Sharon, cũng như mong muốn tất cả trẻ em Bắc Ireland, qua Hiệp định Good Friday chúng sẽ có cơ hội thoát khỏi thời kỳ đen tối không ổn định và hy vọng những ngày tồi tệ ấy không bao giờ trở lại, nền hoà bình và tiến bộ của Bắc Ireland sẽ đóng góp sự ổn định cho các nước châu Âu và thế giới.