"True self is non-self, the awareness that the self is made only of non-self elements. There's no separation between self and other, and everything is interconnected. Once you are aware of that you are no longer caught in the idea that you are a separate entity.",

Thích Nhất Hạnh

 
 
 
 
 
Thể loại: Tiểu Thuyết
Dịch giả: Hoài Phố
Upload bìa: Minh Khoa
Số chương: 36
Phí download: 5 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1507 / 23
Cập nhật: 2015-08-09 11:37:13 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 4 -
ôi đến Kriegschule Potsdam vào giữa tháng 10 năm 1937, nôn nóng chờ đợi những kinh nghiệm mới. Tôi đi xe lửa đến Potsdam, một thị trấn nhỏ gần Berlin, rồi đón xe buýt đến trường. Kriegschule Potsdam rất lớn và hiện đại, được bao quanh bằng hàng rào sắt, bệ bê tông. Toàn bộ ngôi trường nhìn rất quân đội và chính quy.
Lính gác kiểm tra giấy tờ rồi chỉ tôi đến văn phòng. Nhân viên hành chánh chỉ tôi đến phòng 1-C. Trong phòng, 1 viên thiếu úy đang ngồi ở bàn.
"Tôi là Thiếu Uý Breker," anh ta nói. "Chào mừng anh đến Rriegschule Potsdam. Tôi sẽ là trung đội trưởng của anh trong thời gian anh học ở đây," Anh ta ngồi xuống, nhìn qua hồ sơ trong khi tôi đứng đợi. Một tấm hình Quốc Trưởng Hitler phía sau bàn, bên cạnh là hình Thống Chế von Blomberg, tổng tham mưu trưởng quân đội. "Thành quả của anh rất tốt ở Jena," cuối cùng anh ta nhận xét. "Tôi chắc chắn anh cũng đạt được như vậy ở đây. Anh sẽ ở trong dãy nhà 3, căn L. Lớp học sẽ bắt đầu ngày mai."
Tôi đi qua sân diễn tập rồi đến 4 dãy nhà, tôi tìm dãy số 3, căn L. Mỗi căn có một phòng học lớn với 4 bộ bàn ghế và 4 phòng ngủ, 4 giường, 4 tủ và 4 chỗ giặt đồ riêng biệt.
Weinreich bước vào, nụ cười rạng rỡ trên mặt. "Chào mừng bạn đến "trang viên", ông Knappe ".
Tôi nhìn anh ta vừa nhạc nhiên vừa ngờ vực. "Chúng ta ở cùng phòng với nhau lại à?"
"Không, tôi có hỏi thiếu uý xem ông ta có để chúng ta ở cùng phòng," anh vừa nói vừa nhún vai, đưa tay ra diễn tả. "Nhưng ông ta không cho, vì mỗi phòng phải có người từ các đơn vị và binh chủng khác nhau. Nhưng tôi ở phòng bên cạnh."
Những người đồng phòng lần lượt đến vào buổi chiều. Một người lính bộ binh tên Hans Bottler, một người kỵ binh tên Gustav Hoffmann, tôi không nhớ tên người thứ 4.
Vì không làm gì ngày hôm đó, chúng tôi quyết định đi vòng quanh trường cho biết. Sân thao diễn nằm ngay trung tâm trường. Một bên sân là 4 dãy nhà cho học viên, phía bên kia sân là văn phòng. Cuối sân là dãy nhà ăn, bao gồm câu lạc bộ, nơi học viên có thể uống rượu. Phía sau dãy nhà ở của học viên là bãi tập và chuồng ngựa. Phía sau văn phòng là các lớp học, tiếp đó là hò bơi, khu thể thao, vài sân tennis. Nói chung, trường được thiết kế có ấn tượng với những sân cỏ đẹp và những toà nhà gạch mới, gọn gàng.
Sau bữa ăn sáng ngày hôm sau, chúng tôi được lệnh tập trung. Chúng tôi được chào đón bởi chỉ huy trưởng của tường, Đại Tá Wetzel. Chúng tôi được biết rằng có 4 học viện quân sự. Bên cạnh Potsdam, còn có những trường ở Munich, Hannover, và Dresden. Bất cứ sĩ quan nào thời bấy giờ cũng đều tốt nghiệp từ 1 trong 4 trường này, mỗi trường có khoảng 1000 sinh viên.
Sau đó chúng tôi được chia ra 2 nhóm, mỗi nhóm 500 người, gọi Nhóm A và Nhóm B. Phòng chúng tôi thuộc về Nhóm B. Mỗi nhóm được một trung tá chỉ huy. Chỉ huy nhóm A là Trung Tá Eduard Burkhardt và nhóm B là Trung Tá Erwin Rommel. Lúc đầu chúng tôi không biết Rommel là ai, nhưng sau đó được biết ông ta là 1 anh hùng trong cuộc thế chiến 1 cho đến lúc đó, ở tuổi 45, ông là 1 trong những quân nhân nỗi tiếng trong quân đội. Những chiến công về lòng dũng cảm và mưu lược của ông làm chúng tôi kinh ngạc. Chúng tôi được biết rằng ông được trao tặng Pour-le-Mérite, huân chương cao quý nhất nước Đức, trong Chiến Tranh Thế Giới (thứ I) khi còn là 1 trung uý trong Quân Đoàn Alpine ở mặt trận Ý. Mới trung uý, ông đã có những chiến thuật tuyệt vời. Mới năm nay, 1937, ông xuất bản một cuốn sách, Bộ Binh Xung Kích, được dùng như sách giáo khoa cho chúng tôi. Mỗi tuần một lần, chúng tôi tập trung cả hai nhóm, và Rommel dạy chúng tôi về chiến thuật.
Mỗi nhóm có 16 trung đội, mỗi trung đội có 32 người. Mỗi trung đội được chỉ huy bằng một thiếu tá, và một thiếu úy giúp việc. Chỉ huy trung đội tôi là Thiếu Tá Kassnitz, khoảng 40 tuổi, hói đầu và tóc bắt đầu bạc. Ông nói với chúng tôi vài lời giới thiệu. Trong trường, chúng tôi sẽ được huấn luyện chỉ huy một tiểu đoàn trong chiến đấu. Mọi người đều là lính bộ binh, mặc dù chúng tôi từ đủ các đơn vị khác nhau, pháo binh, kỵ binh, tăng....
Các lớp học và tập luyện bắt đầu ngay sau đó cho đến lễ Giáng Sinh. Chúng tôi tập trung vào các bài học quân sự bởi vì tất cả chúng tôi đều đã tốt nghiệp trung học sau 13 năm mài miệt ở học đường. Môn học chính là chiến thuật, và chúng tôi bỏ nhiều thời gian cho môn này. Các môn khác bao gồm địa hình và coi bản đồ, công binh (hầu hết là xây hay phá cầu), pháo binh, cưỡi ngựa, thao diễn, cộng tác với không quân, và tập thể lực. Chúng tôi bỏ ra 6 giờ mỗi ngày trong lớp và 3 giờ ngoài sân. Chúng tôi học tất cả những gì mà một tiểu đoàn trưởng cần phải biết trong trường các tình huống đánh nhau. Sau khoá học, về lý thuyết, chúng tôi có thể nắm tiểu đoàn.
Mỗi tuần có một bài kiểm tra và chấm điểm. Chúng tôi ít có bài tập nhà. Mỗi buổi tối, chúng tôi ôn lại bài học hoặc chuẩn bị cho bài hôm sau.
Chúng tôi có bài tập nhà cứ 2-3 tuần một lần. Để tạo sức ép tương tự như tình huống chiến tranh, họ cho chúng tôi rất ít thời gian để chuẩn bị. Họ đưa ra một tình huống và chúng tôi là tiểu đoàn trưởng. Tiểu đoàn có một số mục tiêu trong ngày và chúng tôi phải hành quân, thực tập để đạt các mục tiêu đó. Rồi chúng tôi nhận được thông báo phát hiện địch, tiếp đó nhận được các thông tin trái ý nhau. Chúng tôi phải phân tích và nhìn nhận vấn đề. Những nghi vấn được viết ra và chúng tôi đọc kỹ để suy đoán. Từ những thông tin có được, chúng tôi ra quyết định. Có 3 hay 4 câu trả lời đúng. Chúng tôi phải nhìn nhận tình huống và quyết định dựa theo những điều chúng tôi học được. Chúng tôi viết lệnh để thi hành quyết định đó. Chúng tôi phải giải thích tại sao ra quyết định đó; và làm thế nào để thực hiện quyết định.
Chúng tôi ra sân tập và "chơi" tiểu đoàn trưởng. Một người được chỉ định làm tiểu đoàn trường, một số người khác trở thành nhân viên tiểu đoàn. Nhân viên bào gồm một sĩ quan phụ tá, 3 đại đội trưởng, sĩ quan thông tin... Một cuộc tấn công đang được chuẩn bị và các lệnh lạc được đưa ra. Thiếu Tá Kassnitz ra đề và cung cấp luật chơi. Rồi ông ghi chép hành động của những sinh viên. Thỉnh thoảng, chỉ huy trường, Đại Tá Wetzel cũng đến xem. Sau khi tập luyện, chúng tôi trở về trường bằng xe.
Về chiến thuật, chúng tôi học làm sao để tấn công, để rút lui, hành quân v.v.. Chúng tôi học về lịch sử quân sự, những trận đánh ở Prussian vào thế kỷ 17 và 18, và những trận đánh trong chiến tranh thế giới. Chúng tôi học những chiến lược, chiến thuật đã được dùng.
Thường thì chúng tôi có 3 giờ một ngày ở ngoài để luyện tập bộ binh, chúng tôi mặc đồ tác chiến, đội nón sắt, mặt nạ. Chúng tôi đi bộ khoảng 20 phút từ trường, với súng máy và đạn. Chúng tôi tập di chuyển rồi dàn quân. Chúng tôi đi 3 người ngang với nhau, rồi khi "bị bắn", một người lăn qua trái, một người lăn qua phải, và một người chúi người về phía trước. Chúng tôi tập tấn công, phòng thủ, rút lui, phục kích... Chúng tôi tập để chắc chắn ai cũng có những kỹ năng tác chiến bộ binh ngay cả anh ta là lính pháo binh hay tăng, vì chiến thuật thường xác định kết quả của chiến trường.
Chúng tôi cũng ôn lại một ít luyện tập cơ bản, như tập bắn bia, bắn súng máy, quăng lựu đạn... Thình thoảng trong những buổi tập về công binh, chúng tôi cũng tập lập hàng rào kẻm gai, làm các chướng ngại vật cản xe tăng. Chúng tôi học cách đặt mìn trên cầu để khi nỗ, cầu sẽ không sử dụng được. Chúng tôi cũng học về cách hoạt động của mìn và thuốc nổ. Chúng tôi học tất cả những thứ đó trong lớp học hay ngoài thao trường. Chúng tôi cũng phải tập cưỡi ngựa, ngay cả những người biết cưỡi cũng phải tập lại.
Cuộc sống của chúng tôi khá thoải mái ở Kriegsschule Kotsdam. Chúng tôi có thể học tại phòng ngủ, có sẵn 4 bàn học và ghế ngồi. Phòng ăn không khác gì mấy so với phòng ăn ở Jena: một phòng rộng với những cái bàn rộng cho 12 người ăn. Phòng ăn chỉ được dùng cho buổi trưa. Chúng tôi được phát mỗi người 2 pound Kommissbrot, hay "bánh mì nhà binh", 2 ngày 1 lần. Buổi sáng, chúng tôi ăn Kommissbrot, bơ, mứt, và cà phê. Một người sẽ đi đến nhà ăn mỗi sáng đem về cho mỗi phòng. Buổi tối, một người khác lại đến nhà ăn để nhận bơ và cheese về ăn với Kommissbrot, và chúng tôi cũng ăn tối tại phòng. Chúng tôi có câu lạc bộ ngay cạnh phòng ăn, nơi có thể tạt qua vào buổi tối hay cuối tuần để uống rượu nếu có thì giờ. Thỉnh thoảng, một vài người uống say, nhưng tập uống rượu xã giao mà giữ không cho say cũng là một phần của việc huấn luyện. Một sĩ quan quân đội không biết kiểm soát tửu rượu của mình có thể đem đến một hình ảnh không đẹp về quân đội. Thỉnh thoảng, chúng tôi uống khá nhiều nếu có dịp gì đó, nhưng thường thì mọi người đều biết kiểm soát.
Lá sinh viên, thỉnh thoảng chúng tôi cũng đi tham quan ngoài khu vực Potsdam. Thiếu tá Kassnitz sẽ đi với chúng tôi trong chuyến đi, vì ông ta phải quan sát chúng tôi trong những môi trường khác nhau. Một vài chuyến đi trượt tuyết (1 kỹ năng được cho là cần thiết trong chiến đấu vào mùa đông), và một vài chuyến đi đến vài bãi chiến trường cũ. Chúng tôi đi đến Đông Phổ trong 2 tuần cuối cùng. Một chuyến đi khác là 1 tuần lễ trượt tuyết ở vùng núi Sudeten, và tôi nhớ đến chuyến đi của tôi với Michaelis, Liebelt, Ebert, và Friedrich.
Ở các trận đánh, chúng tôi học về chiến dịch và đi đến bãi chiến trường để cảm nhận trận đánh đã xảy ra như thế nào - đánh bọc sườn, rút lui, phòng thủ, phản công... Chúng tôi học trong lớp, rồi đi đến tận nơi, một trong chúng tôi sẽ được chỉ định để tường trình trận đánh. Sau đó Thiếu Tá Kassnitz sẽ mổ xẻ và phân tích trận đánh. Đó là hoạt động nguyên ngày, trên đường đi đến bãi chiến trường, chúng tôi có thể tham quan một lâu đài hay một pháo đài nào đó, buổi tham quan cho chúng tôi hiểu thêm về khía cạnh lịch sử bên cạnh khía cạnh quân sự. Chúng tôi học về các chiến thuật của Alexander và Caesar, của người La Mã và người Hy Lạp. Chúng tôi học cả thành công và thất bại của các bên.
Thể thao là một phần rất quan trọng trong đời sống học viện. Chúng tôi có sân tennis nếu ai đó thích chơi. Vài môn thể thao coi như bắt buộc, như bơi lội, nhảy xuống nước từ trên cao, đấm bốc, đấu kiếm, cưỡi ngựa. Bên cạnh việc nâng cao thể lực, thể thao còn tập trung trong việc đánh giá lòng can đảm và thi đua. Tôi bắt đầu tập dượt cho 5 môn phối hợp: đấu kiếm, bắn súng, cưỡi ngựa, chạy 10 cây số đường trường, và bơi 1 nghìn mét. Mỗi ngày tôi chạy 10 cấy số và bơi một nghìn mét trước khi đi ngủ. Một số khác chơi tennis hoặc đi bơi, một số chỉ đến câu lạc bộ và uống rượu.
Thỉnh thoảng, vào dịp cuối tuần, khi không có bài tập, chúng tôi thuê ngựa và dã ngoại. Potsdam là một nơi đẹp đẽ và có chiều sâu lịch sử, vài những buổi dã ngoại luôn luôn thú vị.
Các buổi giao tiếp xã hội được tổ chức để chúng tôi có thể luyện tập tác phong giao tiếp và được quan sát và đánh giá. Chúng tôi khiêu vũ với các thiếu nữ, con cái của các sĩ quan trong trường. Những ai chưa biết nhảy đúng bài bản thì phải học trong thời gian này. Có nhiều trường học nhảy trong thành phố nếu ai đó cần đến. Các buổi khiêu vũ được tổ chức trong các phòng tiếp tân rộng rãi, với băng nhạc sống. Nhiều vị sĩ quan của học viện và gia đình họ cũng đến dự. Họ ăn mặt sang trọng và lịch sự; đàn ông trong lễ phục và phụ nữ trong dạ-yến phục. Tôi nhớ hình như có 4 cuộc khiêu vũ như vậy trong 9 tháng tôi ở Potsdam. Thiếu Tá Kassnitz luôn theo dõi và đánh giá chúng tôi. Vợ ông và 2 cô con gái đang tuổi dậy thì của ông cũng đến dự. Trong một buổi khiêu vũ, tất cả 32 người trong trung đội của chúng tôi được giới thiệu với vợ của Rommel. Chúng tôi lễ phép hôn tay bà và trao đổi vài câu xã giao.
Giáng sinh, chúng tôi được nghỉ phép. Liebelt, Michaelis, và Ebert vẫn học đại học, và Friedrich đã lên thiếu úy. Dĩ nhiên, anh ta tận dụng điều đó vì bây giờ anh đã là 1 sĩ quan thực thụ còn tôi chỉ là sinh viên sĩ quan. Tôi bắt đầu tự hỏi quan hệ của chúng tôi sẽ như thế này cho đến hết cuộc đời hay sao?
Trước khi tốt nghiệp, tôi được lệnh trình diện ở văn phòng Thiếu Tá Kassnitz. Khi tôi đúng nghiêm chào, ông vui vẽ cười và mời tôi ngồi.
"Knappe, trong tất cả các học viện quân sự, có khoảng 4000 sĩ quan mới tốt nghiệp tuần sau," ông ta nói.
"Jawohl," tôi trả lời lúng túng.
"Trong số 4000, điểm của anh đứng thứ 24," ông tiếp tục. "Đây không phải là một thành tích nhỏ, và tôi chúc mừng anh."
"Cảm ơn, thưa Thiếu Tá."
"Nhưng bênh cạnh điểm của anh, thành tích thể thao và sự chứng tỏ khả năng lãnh đạo của anh đã làm tôi đề cử tên anh trong danh sách "Bằng Khen Thành Tích Xuất Sắc" đến ban thanh tra của trường, ông tiếp tục. Rồi ông đứng lên và chia ta ra, "Tôi rất vinh dự được thông báo cho anh là anh đã đoạt được giải thưởng đó," ông nói "Chúc mừng anh!"
Tôi ngơ ngác, nhưng vô cùng hãnh diện và hạnh phúc. "Cảm ơn Thiếu Tá," tôi nói, bắt tay ông. "Tôi rất vui mừng, và tôi hoàn toàn không biết là Thiếu Tá đã đưa tên tôi lên."
Tôi được viết 1 bài và đăng hình lên tờ báo "Sunny Time at Potsdam." Tôi rất thích thú đến sự kiện này. Việc học tập cực nhọc, và cũng khá khó khăn, nhưng cũng là niềm vui lớn. Hầu hết chúng tôi có nhiều giống nhau: đầu óc thể thao, trình độ và đầu óc ngang nhau. Chúng tôi cùng ngang địa vị xã hội và cảm thấy thoải mái với nhau.
Ngay trước ngày tốt nghiệp, chúng tôi được hỏi có ai trong số chúng tôi muốn tình nguyện gia nhập Không Quân, mới được thành lập như một quân chủng riêng biệt và được tách khỏi lục quân. Bây giờ tôi đã thích pháo binh, thậm chí đam mê ngựa, và ở lại với binh chủng này. Vì không đủ người tình nguyện, một số sinh viên sĩ quan bị điều động vào Không Quân. Trong số họ là Weinreich, làm 2 chúng tôi khá buồn vì chuyện này. Đến lúc này thì chúng tôi vẫn hy vọng được về chung một đơn vị.
Có nhiều tiệm may xung quanh học viện, và tất cả chúng tôi đều may một quân phục. Chúng tôi được phép mang huy hiệu sĩ quan trên mũ, nhưng cầu vai vẫn của sinh viên sĩ quan.
Ngày lễ tốt nghiệp, mọi người tập trung ở sân trường. Chúng tôi nghe một vài bài phát biểu ngắn. Đại tá Wetzel, chỉ huy trưởng, đọc một bài phát biểu tẻ ngắt rằng chúng tôi là 1 phần của một quốc gia kiêu hãnh, 1 dân tộc tự hào, 1 quân đội kiêu hùng. Ông ta nói rằng chúng tôi học xong khoá học quân sự, mà còn tốt nghiệp khoá học "số phận", rằng chúng tôi phải ngẩn cao đầu và làm cho đất nước tự hào. Tôi muốn rùng mình vì tính "quốc gia cực đoan" trong giọng ông ta.
Buổi lễ dài hơn 1 giờ. Rồi trung đội tôi liên hoan với nhau. Thiếu Tá Kassnitz không còn giữ khoảng cách như trước, và chúng tôi nói chuyện với Thiếu Úy Breker gần như ngang hàng. Cả hai đều tỏ ra thân thiết, điều mà chúng tôi không thấy từ trước.
Trung Tá Rommel ký giấy tốt nghiệp cho tôi. Ông viết "Tôi đồng ý rằng Knappe nên nhận được từ ban giám sát của nhà trường " Bằng Khen Thành Tích Xuất Sắc".
Tôi tốt nghiệp học viện sĩ quan Potsdam ngày 2 tháng 7 năm 1938, mặc dù tôi vẫn chưa phải là một sĩ quan thực thụ cho đến tháng 9. Học viện là một kinh nghiệm to lớn đối với tôi, và đã nhận được bằng khen như một niềm tự hào lớn lao.
Ngoại trừ những người tham gia Luftwaffe, chúng tôi về lại binh chủng cũ: bộ binh, pháo binh, thiết giáp, công binh, hay các đơn vị khác, nhưng chúng tôi được chia đến các đơn vị mới, nơi không ai biết chúng tôi khi chúng tôi còn là binh lính.
Tôi được nghỉ phép và về nhà ngay đúng ngày kỷ niệm ngày cưới lần thứ 25 của ba mẹ tôi. Tôi mặc lễ phục sinh viên sĩ quan, đầy đủ với kiếm, dây biểu chương, và tất cả mọi người đều vui vẽ và tự hào về người lính trẻ.
Đơn vị mới của tôi là trung đoàn pháo binh 24.
Những Suy Ngẫm Của Một Người Lính Đức Những Suy Ngẫm Của Một Người Lính Đức - Ted Brusaw & Siegfried Knappe Những Suy Ngẫm Của Một Người Lính Đức