Nguyên tác: Le Pilote Du Danube
Số lần đọc/download: 2746 / 82
Cập nhật: 2016-04-10 01:01:58 +0700
Chương 11
S
au khi Caclo Dragoso và lính của ông ta thoái lui, đầu tiên là những kẻ chiến thắng ở ngay tại nơi chiến đấu, sẵn sáng đáp trả lại cuộc tấn công mới, còn lúc ấy thì cỗ xe ngựa đã lăn ra sông Danube. Đợi một lúc để tin chắc cảnh sát đã đi xa, băng cướp liền lên đường theo lệnh của đầu đảng.
Một hồi sau họ đến được một con sông chảy qua cách 500m. Cỗ xe ngựa làm thành một khối to đen, có thể trông thấy rõ cách bờ vài mét, đang đợi họ trước chiếc sà lan. Cự ly không lớn, nhưng người làm thì đông. Hai chiếc thuyền đã nhanh chóng chuyển lên sà lan những đồ đạc để trong cỗ xe ngựa. Cỗ xe sau đó liền rời đi và mất hút trong màn đêm, còn phần lớn những kẻ đã đánh nhau với cảnh sát tại khoảng rừng thưa đang rải rác ở vùng xung quanh sau khi nhận được phần thưởng. Dấu vết tội phạm đã bị xóa sạch không còn gì ngoài những kiện hàng đã được xếp lên boong tàu mà trên đó có khoảng 8 người.
Thực tế, băng cướp danh nổi như cồn suốt vùng sông Danube chỉ có 8 người này. Những kẻ đã tản về các nhà chỉ là một số nhỏ trong đám đông vô số những kẻ tòng phạm được sử dụng trong các khu vực đánh cướp. Số người sau này không bao giờ tham dự trực tiếp vào công việc và chỉ làm trách nhiệm của những người khuân vác, cảnh giới, hay là áp tải ngay khi cần thiết phải chuyển đến sông chiến lợi phẩm đánh cướp được.
Sự tổ chức như thế này quả là khôn khéo lắm. Nhờ vậy mà băng cướp đã rải dài theo dòng sông Danube vô số những kẻ đồng lõa ít biết tính chất của những chiến dịch mà họ cộng tác. Họ là những kẻ xuất thân từ tầng lớp bần cùng của xã hội, những kẻ dốt đặc, và họ tưởng là mình chỉ tham gia vận chuyển đồ buôn lậu, và họ chẳng thèm gạn hỏi điều gì. Họ đã không lập tình giao hữu giữa những kẻ chủ trì các cuộc viễn chinh mà họ đã tham gia, với Latco nổi tiếng đã giấu tên của mình, đồng hời dườn như họ thấy hứng thú lạ lùng là đã để lại dấu vết lưu trú của mình tại mỗi nơi đánh cướp.
Thái độ dửng dưng của họ sẽ làm bạn độc ít ngạc nhiên hơn nếu phải chú ý đến các vụ đánh cướp đã diễn ra trên suốt chiều dài rộng lớn của sông Danube. Xúc động của công chúng dần lắng đi sau mỗi vụ cướp. Thế nhưng tại các phòng cảnh sát, nơi tập hợp mọi lời ta thán của cư dân ven sông Danube, tên tuổi của Latco đã mang tiếng xấu. Nhờ các tít hấp dẫn trên các bài báo viết về Latco mà lớp tiểu thị dân trong các thành phố đã đặc biệt chú ý đến Latco. Nhưng trong quần chúng rộng lớn, nhất là nông dân, Latco là tên tội phạm cũng như bất kỳ kẻ khác mà họ có lần chạm trán.
Tám người còn lại trên chiếc sà lan ràng buộc mật thiết với nahu, và đã hình thành một tổ phỉ chặt chẽ. Chúng đi xuôi ngươc trên sông Danube bằng con tàu của mình. Nếu ở đâu thích hợp cho chiến dịch thì bọn chúng đứng lại, tập hợp những kẻ đồng lõa, khi của cướp được đã an toàn trên cái hầm chứa nổi bí mật, chúng lại lên đường lập các “chiến công” mới.
Khi sà lan đã đầy ắp, chúng liền ra biển Đen, theo lệnh chúng, có sẵn con tàu thủy chờ vào ngày đã ấn định. Những của cải đánh cướp được đã được chuyển lên con tàu thủy này đôi khi chúng đã trả giá bằng sự chém giết, đã biến số hàng hóa lương thiện hoàn toàn được buôn bán công khai tại các đất nước xa xăm.
Đây là trường hợp hiếm khi xảy ra, vào đêm trước đó, người ta đã kháo nhau về băng cướp tại một khoảng cách quá gần nơi đã đánh cướp. Thông thường bọn cướp không sai lầm như thế; bởi vì nếu trường hợp này lặp lại lần nữa, thì có thể mở mắt cho những kẻ đồng lõa vô ý thức của chúng. Lần này đầu đảng bọn cướp có lý do đặc biệt để không chuồn đi xa ngay lập tức và nếu như đó không là nguyên nhân mà Caclo Dragoso trong lúc nói chuyện với Fridrit Unman tại Unman đã gán cho hắn, thì dầu sao nhà thám tử cũng giữ vai trò ở đây.
Khi thủ lĩnh băng cướp cùng với trợ thủ Titsa đã nhận biết Caclo Dragoso ở Viên, thì nhà thám tử bị bí mật theo dõi bởi những kẻ đồng lõa của bọn cướp ở tại đia phương. Những kẻ này chỉ biết được những điều cơ bản nhất, và một chiếc thuyền buồm đánh cá đã bơi phía trước sà lan, chỉ khoảng vài km. Việc trinh sát rất phức tạp trong địa điểm lộ liễu, lúc nhúc những cảnh sát, thường bị gián đoạn không lần nào họ gặp được một lúc cả Caclo Dragoso lẫn chủ nhân của ôn gta. Không có gì để khẳng định trên sà lan có hai người. Vì vậy nhầm lẫn có thể xảy ra.
Sau khi đã tỗ chức theo dõi như thế, thủ lĩnh băng phỉ tưởng mình đã làm chủ tình hình. Phải giết nhà thám tử? Hắn không muốn làm điều đó. Hắn quyết định tòn Dragoso, dù chỉ là tạm thời. Khi Caclo Dragoso đã nằm trong tay hắn, kẻ tội phạm sẽ có khả năng mở cuộc thương lượng trong những trường hợp hết sức phức tạp.
Việc bắt cóc phải hoãn lại trong vài hôm. Hoặc là sà lam đã neo lại qua đêm ở chỗ quá gần điểm dân cư, hoặc là không xa nơi có mặt nhân viên cảnh sát đóng rải rác trên bờ sông mà tên phỉ dày dạn kinh nghiệm dễ dàng nhận biết các nhân viên này.
Cuối cùng vào ngày 29 tháng 8, tình thế hoàn toàn thuận lợi. Giông tố xảy ra vào đêm trước đã tạo điều kiện cho băng cướp tấn công ngôi biệt thự cua bá tước Hagenau, chắc chắn phải khiến đám cảnh sát hộ tống sếp trên dọc bờ sông chạy tản ra. Có lẽ Dragoso sẽ tạm thời ở lại một mình, không được bảo vệ. Có thể lợi dụng điều này.
Khi cỗ xe ngựa chất đầy đồ đạ cướp được của ngôi biệt thự, Titsa liền chọn ra hai người can đảm nhất trong số người của mình. Bạn đọc đã thấy những kẻ mạo hiểm đã hoàn thành nhiệm vụ được giao như thế nào, và Xecgay Latco đã trở thành người tù của chúng thay cho thám rử Caclo Dragoso ra sao.
Xong bổn phận, Titsa đã báo cho thủ lãnh biết về kết quả thành công của công việc bằng vài lời vắn tắt, được nói tại một khoảng rừng thưa, khi trung đội cảnh sát đang ở cận kề. Cuộc nói chuyện về đề tài này cần phải được lặp lại trên sà lan, nhưng luc này chưa đến lúc. Trước hết, phải che giấu hàng đống những kiện hàng để tán loạn trên boong và tám người lập thành một ê-kip trên tàu đã nhanh chóng làm điều đó. Những người này lẹ làng chuyển hàng hoặc lăn chúng theo các tấm ván vào sâu trong tàu, công việc chí mất vài phút; sau đó họ bắt tay vào sắp xếp lần cuối. Sàn hầm tàu được bẩy lên một đòn hở hoác thấy được nước sông Danube. Cây đèn được hạ xuống ngăn buồng thứ hai cho phép ta nhìn được ở đây hàng đống đồ đạc đủ chiếm một phần ngăn buồng. Khá đủ chỗ để xếp đồ đánh cướp của bá tước Hagenau đến lượt mình nằm vào cái khi kín độc đáo ấy.
Con tàu này đã được kiến tạo một cách đặc biệt, nó được dùng để chuyển vận, để ăn ở, và để làm kho hầm bất khả xâm phạm. từ phía ngoài có thể thấy rõ bên dưới con tàu còn có một con tàu khác, kích thước nhỏ hơn và boong con tàu thứ hai này tạo thành đáy con tàu thứ nhất. Con tàu thứ hai dưới độ sâu khoảng 2m, có trọng tải dư sức đỡ con tàu thứ nhất; nâng nó lên mặt nước cách khoảng một hay hai foot. Để không bị phát giác, phía trong sâu hơn của con tàu được xếp đầy những thứ đồ đạc linh tinh để để che đậy cho nó trọn vẹn nên đường mờn nước của con tàu ở đúng điểm cần thiết.
Khi hành đánh cướp đã xếp đầy trong hầm bí mật, thì đồ đạc lỉnh kỉnh được thải đi, và độ mớn nước con tàu vẫn không thay đổi. Những con tàu – với tải trọng trung bình phải có tầm nước khoảng một foot – đã bị ngập sâu đến 7 foot. Điều này không thể không đem lại những khó khăn lớn lao trong khi di chuyển trên sông Danube và cần người hoa tiêu có kinh ngiệm. Bọn cướp đã có một người hoa tiêu xứng đáng – Yakubo Ogan, người Do Thái ở Rusuco. Am hiểu tường tận con sông, Yakubo Ogaun có thể đua tài với chính Xecgay Latco trong kiến thức rất tuyệt vời về những lối đi, những nhánh sông và những dải cát ngầm; y đã dẫn dắt con tàu vững vàng qua các đoạn ghềnh rải đầy đá tảng hay gặp trên sông.
Cảnh sát có thể tha hồ khám xét con tàu. Họ có thể đo đạc độ cao bên trong và bên ngoài của con tàu mà không tìm thấy một điểm khác biệt nào. Thậm chí khi đo bề sâu của tàu cũng không thể phát hiện được cái hầm bí mật dưới nước với chu tuyến nhỏ và những đường chạy chênh chếch thật lanh. Bất cứ một cuộc khảo sát nào cũng đều kết luận rằng con tàu trống rỗng ở tầm nước đủ để giữ trạng thái cân bằng thôi. Giấy tờ được phòng bị rất hợp lệ. Trong mọi trường hợp lên xuống tàu, lấy hàng, hoặc quay lại cảng đăng ký sau khi bốc dỡ hàng. Tùy theo tình hình, hoặc có giấy ghi của ngài Konxtantinexco - thương gia ở Galati, hoặc là của ngài Vanhxanh Maye – nhà kinh doanh ở viên. Giấy tờ đều có con dấu nhà nước chứng nhận đâu ra đấy và chẳng có ai nghĩ là phải kiểm tra chúng. Tuy nhiên, chỉ kiểm tra tại các thành phố được chỉ rõ là nơi ở của ngài Conxtanhtinexco hay Vanhxanh nào đó.
Sự thật thì chủ nhân có tên là Ivan Xtriga. Có thể bạn đọc còn nhớ, đây là tên của một trong những người hèn hạ nhất của dân thành Rusuco, người đã biến mất khỏi thành phố sau khi đã cố công vô ích để ngăn cản cuộc hôn nhân của Xecgay Latco với Natcha Gregorevich. Đã có nhiều tiếng xấu về Xtriga và miệng lưỡi người đời đạ buộc cho hắn đủ mọi tội lỗi.
Tìm đường làm giàu dễ dàng, chỉ là việc nhỏ: bảo đám an toàn cho mình – đấy mới là việc lớn. Để đạt được mục đích ấy, thay vì phải giấu tên tuổi và ngoại hình của mình, như bọn tội phạm bình thường thường làm, thì hắn đã quyết định bôi đen tên nạn nhân của mình. Đương nhiên người ta biết hắn không phải bằng tên riêng, thiên hạ chỉ biết cái tên Xecgay Latco mà hắn đã mượn danh để làm những việc xấu xa.
Mang danh người khác để phạm tội, đây là mánh khóe cũ rích, song Xtriga đã rất tinh ranh chọn cho mình cái biệt hiệu ấy.
Cái tên Latco, cũng như bất kỳ cái tên nào khác, có thể gây phức tạp tại nơi phạm tội, còn kẻ có tội sẽ không bị nghi ngờ gì, ưu thế vốn chỉ dành cho hắn.
Thứ nhất, Xecgey Latco không phải là một nhân vật phịa ra. Anh ta có tồn tại, miễn là viên đạn đưng nhắm vào Latco rời bỏ Rusuco đã không chấm dứt vĩnh viễn sự tồn tại của anh at. Cho dù Xtriga khoác lác đã khử được kẻ thù của mình nhưng thực tế thì hắn không biết được điều đó. Và điều này cũng chẳng lấy gì làm quan trọng. Nếu đột nhiên người ta nảy ra ý phải truy lùng ở Rusuko và phát giác Latco đã chết, thì cảnh sát sẽ không hiểu tại sao Latco bị khép tội. Nếu người hoa tiêu còn sống, các dự thẩm viên sẽ tìm thấy con người bằng xương bằng thịt, thanh danh hoàn hảo đến mức có lẽ công án phải chấm dứt tại đây. Lúc đó hiển nhiên họ sẽ bắt đầu tìm những người bất hạnh là có cùng một họ với Latco. Nhưng trước khi họ sàng lọc được tất cả Latco trên thế gian thì ôi thôi biết bao nhiêu nước đã chảy vào sông Danube!
Có thể những phán đoán này không hoàn toàn đúng đắn, nhưng sự vắng mặt của Xecgay Latco đã làm cho suy đoán của chúng có Lo-gich, bởi lẽ không ai biết sứ mạng yêu nước của Xacgey Latco cả. Tại sao người hoa tiêu biệt tăm biệt dạng? Đội cảnh sát trên sông của bản địa đã đặt ra cho mình câu hỏi này vào lúc Caclo Dragoso, phát hiện sự thật; rằng cảnh sát bắt đầu đặt ra cho mình những câu hỏi thì họ lại chẳng dễ gì trả lời được cho những câu hỏi ấy một cách thỏa đáng.
Tình thế đã lý giải cho bạn đọc trong toàn bộ những rối rắm bi kịch của nó. Một chuỗi dài tội ác mà kẻ không hiểu biết được đến nơi đến chốn đang gán cho một Latco nào đó quê ở Rusuco; sự biến mất khỏi thành phố của người hoa tiêu mang cùng một họ đang bị nghi ngờ ở Rusuco, thật ra, vẫn còn mù mờ; lúc đó, cách đây hàng trăm kilomet, Latco, người bị Dragoso buộc tội căn cứ trên đang chứng rành rành, thì mang danh người câu cá Ilya Bruso, còn Xtriga lại dùng tên thật của mình sau mỗi tội ác đã phạm, để được tự do đi lại ngang dọc trên sông Danube.
Sự thận trọng là an toàn cho bọn tội phạm – bất kỳ dấu vết nào làm phương hại đến thanh danh trong một thời gian ngắn nhất đều bị xóa sạch. Tối ấy, chúng cất giấu thật kỹ những đồ đạc đánh cướp được vào hầm bí mật như thường lệ. Tiếng động ồn ào chất xếp hàng hóa đã vọng đến tai người mang tên Xecgay latco đang nằm trong cái nhà tù ở tầng hầm tàu ngầm dưới nước. Khi đã hạ sàn tàu vào vị trí cũ, bọn chúng lại lên trên boong. Cảnh sát có thể xuất hiện vào lúc này.
Khoảng ba giờ sáng, bọn chúng đã mệt mỏi bởi những lo toancủa đêm trước và rất cần được nghỉ ngơi, saong không thể được. Muốn mau chóng rời xa địa điểm đánh cướp, Xtriga đã ra lệnh nhổ neo, lợi dụng bình minh đang đến; mệnh lệnh được thi hành ngay lập tức, bởi mỗi tên đều hiểu tính chất hợp lý của chúng.
Lúc nhổ neo đẩy sà lan ra giữa dòng sông, Xtriga đã hỏi các chi tiết của chiến dịch ban sáng.
- Lão chỉ có một mình – Titsa đáp – Lão bị mắc lưới như con cá măng khờ khạo.
- Lão có thấy các cậu không?
- Chẳng biết nữa. Lão còn có những việc của lão.
- Lão không chống cự à?
- Lão vùng vẫy ghê lắm, cha già láu cá! Phải nện lạo mới yên.
- Nhưng cậu đã không giết chết lão chứ? – Xtriga hỏi dồn.
- Hoàn toàn không! Lão chỉ bị choáng váng thôi. Tôi đã lợi dụng thờ cơ để trói lão cho chặt hơn. Tôi chưa riềng lão thì lão chưa thể kêu ba kêu má được!
- Còn bây giờ?
- Lão đang ở hầm tàu. Cố nhiên là ở đấy thôi.
- Lão có biết mình bị chuyển đi đâu không?
- Hừm, đến nước đó thì lão còn tin ranh hơn là ông trời – Tista cười và tuyên bố - Tôi còn nhớ là phải đóng nút miệng lão và lấy vải bịt mắt lão. Chỉ tháo các thứ ấy ra khi cho lão xuống hầm tàu. Ở dưới ấy nếu thích, lão vẫn có thể hát hò và tán cảnh trời đất.
Xtriga im lặng nhếch mép cười. Titsa tiếp tục:
- Tôi đã làm tất cả theo lệnh anh, nhưng điều này sẽ đưa chúng ta đến đâu?
- Ít nhất nó cũng làm rối loạn đội cảnh sát bị mất người cầm đầu – Xtriga đáp.
Titsa nhún vai.
- Chúng sẽ bổ nhiệm lão giá khác – gã nói.
- Thì đương nhiên rồi, song một ông sếp khác có thể sẽ khù khờ hơn so với người mà chúng ta đã tóm. Với lại, dẫu sao thì chúng ta có khả năng thương lượng. Lúc cần thiết, chúng ta sẽ đòi hỏi giếy thông hành mà chúng ta rất cần. Điều quan trọng nhất là phải giữ cho lão ta sống.
- Lão ta còn sống – Titsa cam đoan.
- Cậu có nghĩ ra phải cho lão ăn uống không?
- Úi chà… - Titsa gãi gáy – Không ia nhớ chuyện này hết. Nhưng 12 giờ kiêng nhịn không gây tác hại cho ai cả, chùng nào tàu chạy thì tôi sẽ cho lão ăn… Miễn là anh không muốn tự mình mang thức ăn đến đó và cũng nói thêm là… để xem lão.
- Không đâu – Xtriga mau miệng bác lại – Tôi muốn lão ta không thấy tôi thì hơn. Tôi biết lão ta, còn lão ta thì không biết tôi. Đây là con chủ bài mà tôi không muốn để mất.
- Anh có thể mang mặt nạ chứ?
- Điều này chẳng ăn nhằm gì với lão Dragoao. Lão đâu cần cái chuyện nhìn mặt cậu. Lão nhận biết người ta qua vóc dáng, vai rộng cỡ nào và các dấu hiệu khác.
- Như vậy tức là tôi đã mang khổ vào thân khi phải mang thức ăn đến cho lão.
- Nên để cho ai đó làm chuyện này… Tuy vậy, lúc này Dragoso không còn nguy hiểm, đến chừng nào lão trở lại nguy hiểm, thì chúng ta đã trốn mất rồi.
- Lạy Chúa! – Titsa buộc miệng.
- Thôi tạm biệt! – Xtriga lại nói – Phải giữ lão lại trong cái hộp ấy. Nhưng không nên để lâu quá, lão có thể sẽ bị chết ngộp đấy! Hãy đưa lão vào cabin trên boong tàu, khi chúng ta đi qua Budapest, sáng mai sau lúc tôi ra đi.
- Anh định bỏ chúng tôi ở lại à? – Titsa hỏi.
- Ừ - Xtriga đáp – Thỉnh thoảng tôi phải rời sà lan để lên bờ thu lươm tin tức. Tôi biết bây giờ người ta đang kháo nhau về vụ làm ăn mới của chúng ta và sự biến mất của Caclo Dragoso.
- Nhưng nếu chúng đớp anh thi sao? – Titsa phản đối.
- Không có gì nguy hiểm cả. Không ai biết tôi, còn cảnh sát vùng sông chắc chắn sẽ thụ động. Nhưng nói chung thì tôi sẽ xuất hiện trong một hình dạng khác hẳn.
- Như thế nào nào?
- Mang hình dáng của lão Ilya Bruso nổi tiếng, người câu cá trứ danh và người trúng giải của “Hội vùng sông Danube”.
- Nghĩ hay thật!
- Tuyệt cú mèo! Tôi có con thuyền của Ilya Bruso. Tôi sẽ bắt chước Caclo Dragoso, mượn lốt của anh hàng.
- Nhưng nếu người tà hỏi cá của anh?
- Tôi sẽ đi mua cá, nếu cần thiết, để bán.
- Anh khéo lắm, hỏi sao cũng đáp được cả.
- Đồ khỉ, còn phải nói!
Đến đây, cuộc nói chuyện chấm dứt. sà lan bơi theo dòng. Cơn gió nhẹ từ phía bắc thổ xuống trở nên thuận chiều khi lên quá Vixegrat thì sông Danube ngả sang hướng Nam. Trái lại, trước đó thì gió phía Bắc thổi rất mạnh đã kìm con tàu lại và Xtriga vì vội muốn tránh xa địa điểm đã đánh cướp, nên hắn đã ra lệnh chèo bằng hai mái dầm dài có thể giúp cho con tàu đi ngược gió được.
Phải mất ba giờ đồng hồ mới qua được 10km và bơi đến khúc sông uốn, sau đó phải mất thêm hai giờ nữa để chiếc sà lan đi theo vòng cung được vẽ nên bởi sông Danube trước khi nó bắt đầu được tự do chảy luôn về hướng nam. Cuối cùng, cao hơn Vaixen một chút, những tay chèo ngừng chèo và tốc độ của con tàu đã lao nhanh dưới cánh buồm.
Khoảng 11g thì họ đã qua Xentendro, nơi mà dường như hai người đánh xe Kaigieclic và Fogen khi lên đường vào đêm trước đó đã định đến. Không thể dừng lại, chiếc sà lan tiếp tục thêm khoảng 30km nữa để đến Budapest.
Khi chảy xuống mạn dưới, dòng sông trở nên khắc nghiệt hơn. Số lượng các đảo xanh rợp bóng gia tăng, đôi lúc bị phân ra thành những con kênh hẹp, loại sà lan không thể đi qua nơi đây được, ma chỉ những chiếc thuyền buồm du ngoạn mới qua lọt.
Ngành thủy vận khá tấp nập bận rộn ở phần này cầu sông Danube. Sông thường chật chội, vì lòng sông bị ép giữa các nhánh núi đầu tiên của dãy Anpo và các ngọn đồi cuối cùng của dãy Cacpat. Thỉnh thoảng xảy ra mắc cạn hay va đụng nhau, nếu người hoa tiêu chỉ cần lơ đãng một chút. Tuy nhiên những sự cố như thế không nguy hiểm, chỉ mất thời gian mà thôi. Nhưng đã có biết bao tiếng la hét và những cuộc tranh cãi trong những chuyến phiêu lưu như thế này?
Cần phải điều khiển con tàu mà Xtriga làm thuyền trưởng thật tốt. Kích thước con tàu rất lớn, vì trọng tải của nó đã vượt quá 200 tấn. Trên boong tàu có tầng xây chồng, phần trước là căn buồng chứa đồ hàng. Ở trước mặt là lá cờ quốc gia được kéo trên cột buồm, còn ở mạn lái được củng cố bằng cây răm dài mà nhờ nó người ta bẻ lái được.
Sự rộn rịp trên sông càng lúc càng tăng lên, bao giờ vẫn vậy, mỗi khi đến gần thành phố lớn. Những chiếc tàu thủy hạng nhẹ hay tàu buồm chở khách du lịch hay người đi chơi bơi xuyên qua giữa các đảo. Xa xa là khói của các ống khói nhà máy phả ra làm nám cả chân trời, chứng tỏ đang đến gần ngoại ô Budapest.
Vào lúc đó có một sự kiện lạ lùng diễn ra. Theo lệnh của Xtriga, Titsa đi cùng với một người trong e-kip vào cabin một lúc. Một chập sau họ quay ra, dẫn theo một phụ nữ dong dỏng cao, bị bịt mặt nên không thể nhìn rõ được mặt. Người đàn bà đi giữa hai người áp tải, tay bị trói quặt sau lưng và không ra sức kháng cự, có lẽ vì hiểu rằng có chống chọi cũng vô ích. Người đàn bà ngoan ngoãn đi xuống cầu thang đến hầm tàu, rồi sau đó vào buồng ngăn đáy đôi, và cái thang tàu vỗ sập phía trên nàng.
Xong xuôi, Titsa và người bạn của gã quay ra với công việc cua mình.
Khoảng 3g chiều, sà lan đã ở đối diện thủ đô Hungari nằm ven sông. Ngoặt sang phải là Buda, thành cổ của Thổ Nhĩ Kỳ; bên trái là thành phố Bupdapest hiện đại. Vào thời xưa, Buda la một trong những thành phố cổ của nghệ thuật và ngày nay nó đã bắt đầu biến mất dưới sự thắng lợi của tiến bộ. Ngược lại, Pest, mặc dù tầm quan trọng của nó rất đáng kể, lúc đó vẫn chưa đạt đến sự phát triển to lớn đã làm cho nó trở thành một trong những thủ đô to lớn nhất và tuyệt mỹ nhất của vùng Đông Âu.
Trên cả hai bờ sông, nhất là ở phía bờ trái, các căn nhà nối tiếp nhau có những cửa vòm và những sân thượng mà phía trên chúng là những gác chuông nhà thờ nổi cao lên, lấp lánh ánh vàng dưới ánh mặt trời; một dãy dài các ngôi nhà dọc sông Danube được nổi bật lên tráng lệ và cao quý.
Bọn người trên chiếc sà lan không chú ý gì đến cảnh vật huy hoàng này. Việc bơi ngang qua Budapest có thể bị đe dọa bởi những kẻ đang ngờ với những điều bất ngờ thật không dễ chịu, và họ đã theo dõi bên kia sông, nơi vô số những con tàu gặp nhau. Sự dẻ dặt khôn ngoan này đã cho phép Xtriga sớm nhận ra chiếc thuyền giữa đám ấy chở bốn người đang thẳng tiến đến sà lan. Nhận ra chiếc cano của cảnh sát đường sông, Xtriga nháy mắt với Titsa và tên này đã lẹ làng lao vào hầm tàu ngay lúc đó.
Xtriga đã không nhầm. vài phút sau, cano đã cặp sát tàu. Hai người nhảy lên tàu.
- Thuyền trưởng? – một trong hai người mới đến hỏi.
- Tôi đây – Xtriga vừa đáp vừa bước tới trước.
- Tên của ông?
- Ivan Xtriga.
- Quốc tịch?
- Bungari.
- Tàu từ đâu đến?
- Từ Viên.
- Đến đâu?
- Đến Galati.
- Chủ tàu?
- Ngài Konatantinexco ở Galati.
- Có hàng?
- Không có gì. Chúng tôi quay về không?
- Giấy tờ của ông?
- Chúng đây – Xtriga nói và đưa cho cảnh sát những giấy tờ cần thiết.
- Ổn cả - cảnh sát lên tiếng rồi trao trả giấy tờ lại cho chủ nhân của chúng sau khi đã xem xét cẩn thận – Chúng tôi sẽ vào xem hầm tàu của ông.
- Mời các ông! – Xtriga mời – Tôi chỉ dám nhận xét rằng đây là cuộc viếng thăm thứ tư sau khi chúng tôi nhổ neo khỏi Viên. Thật là không dễ chịu!
Người cảnh sát ra cử chỉ cho biết là anh ta không chịu trách nhiệm gì cả trước điều đó, bởi lẽ đây là mệnh lệnh mà anh ta là người phải thi hành, sau đó anh ta đi ngay xuống cầu thang, không trả lời câu nào. Anh ta tụt xuống, thả vài bước quanh hầm tàu, đưa mắt lướt nhìn chung quanh, xong lại leo lên. Anh ta không tưởng nổi rằng phía dưới chân anh ta có hai sinh vật, một đàn ông và một đàn bà đang gọi cầu cứu một cách vô ích. Không thể có sự khám xét nào tận tụy và lâu dài hơn. Đúng thật sà lan rỗng không, và điều này đã làm cho công vụ trở nên đơn giản hơn.
Cảnh sát lên boong trở lại, không hỏi thêm câu nào nữa và họ trở lại cano kiểm tra các tàu khác, còn chiếc sà lan thì từ tốn tiếp tục xuôi dòng.
Khi những căn nhà cuối cùng của Budapest đã lùi về phía sau, đến lúc phải bận rộn với nữ tù nhân ở hầm tàu. Titsa và bạn của gã biến mất xuống dưới, sau đó quay trở lên, dắt thao người đàn bà mà cách đây vài giờ họ đã nhốt dưới hầm, bây giờ người đàn bà lại được đưa trở lại ngăn buồng. Các tên khác của ekip đã không chú ý gì đến việc này.
Chúng chỉ dừng lại vào ban đêm, giữa hai ngọn núi Erkain và Adoni, ở phía dưới Budapest khoảng 30km, và tàu nhổ neo vào lúc rạng sáng. Vào ngày 31 tháng 8 ấy, tàu đã qua vài bến đỗ và trong khoảng thời gian đó Xtriga đã rời tàu, dùng chiếc thuyền lấy được – như bọn cướp nghĩ – của Caclo Dragoso. Xtriga đã đường hoàng đỗ bến tại các làng mạc, tự giới thiệu với các cư dân của chúng biết tên tuổi của người trúng giải “Hội vùng sông Danube”, tổ chức đàm đạo và khéo léo hướng đến các đề tài mà hắn đang quan tâm. Tin tức hóa ra là ít ỏi quá. Cái tên Ilya Bruso không được phổ biến ở các vùng này. Tất nhiên, ở Mokhat, Apatin, Neclat, Zemlin hay là Bengrat – tại các thành phố quan trọng này – công việc sẽ khác hơn. Nhưng Xtriga không dám liều lĩnh ló mặt ở những nơi ấy và hắn chỉ giới hạn việc thu lươm tin tức tại các làng mạc hẻo lánh, những nơi mà cảnh sát ít cảnh gíac hơn. Thật đáng tiếc, nói chung là nông dân đã không biết gì về hội thi ở Ditmaringen và họ đã không thích khi người ta hỏi han họ. Đúng vậy, song họ không tò mò tọc mạch được gì cả. Họ không biết Caclo Dragoso cũng như Ilya Bruso mà Xtriga đã uổng công dùng đến tài xã giao của mình.
Như đã thỏa thuận trước đó, trong thời gian vắng mặt Xtriga, Xetgay Latco đã được chuyển lên trên và giam vào căn buồng nhỏ với cánh cửa cái luôn được đóng kín mít. Có thể đây là sự thận trọng không cần thiết bởi lẽ người tù đã bị trói chân tay rất kỹ.
Từ ngày 1 đến ngày 6 tháng 9, mọi sự đều trôi qua êm đẹp. Nờ thuận buồm xuôi gió, chiếc sà lan vẫn bơi đi đều đặn và mỗi một ngày đêm làm được đến 60km. Sẽ còn đi nhanh hơn nữa nếu như không có những chỗ đừng đều đặn xảy ra do Xtriga vắng mặt nhất thời.
Nếu những cuộc đột kích của Xtriga không mang lại thành quả gì vì không thể thu nhặt được những tin tức cần thiết, thì Xtriga cũng rút ra được những điều có ích, đừng từ quan điểm khác, sau khi sử dụng các “tài năng” chuyên nghiệp của mình.
Điều đó xảy ra vào ngày 5 tháng 9. Hôm đó, sà lan thả neo qua đêm đối diện với lò đất Susec, Xtriga lên bờ theo lệ thường. Tối đến, những nông dân đã quen ngủ sớm, phần lớn đều tản về nhà mình, Xtriga đi lang thang một mình. Khi đó hắn nhận thấy một căn nhà có vẻ giàu có hơn những ngôi nhà khác. Chủ căn nhà này hoàn toàn tin cậy vào tính chơn chất của láng giềng nên đã để cửa mở, còn mình thì đã đi đâu đó có việc.
Chẳng hề ngập ngừng, Xtriga liền đột nhập vào nhà, nơi đây là cửa hàng nhỏ có các ngăn để hàng hóa. Chỉ nhoáng cái là kéo được cái tủ tiền có tay nắm gỗ. Không hề thỏa mãn trước chiến lợi phẩm xuềnh xoàng này, tên cướp đã khám phá ra chiếc vali để sâu trong phòng. Hắn lôi từ trong vali ra những cái bọc tròn tròn phát ra những âm leng keng nghe thật vui tai.
Với phần thưởng như thế, Xtriga vội quay lại sà lan và rạng sáng hôm sau nó đã ở nơi xa rồi.
Đây là cuộc phiêu lưu duy nhất trên suốt hành trình của Xtriga.
Xtriga còn lo nhiều việc trên tàu. Cứ chốc chấc hắn biến mất vào buồng ngăn hay là đi vào khoang tàu nằm đối diện, nơi nhốt Xecgay Latco. Có khi cuộc viếng thăm của hắn kéo dài vài phút mà có lúc lâu hơn nhiều. Trường hợp lâu như thế trên boong tàu thường xuyên có tiếng vọng của cuộc tranh cãi gay gắt mà qua đó có thể phân biệt được giọng nói điềm tĩnh của người đàn bà, với giọng dữ dằn của đàn ông. Kết quả bao giờ cũng như nhau: sự dửng dưng hết mức của ekip và Xtriga quay trở ra điên cuồng giận dữ, vội rời tàu để lấy lại bình tĩnh.
Thôn thường thì hắn đi lên bờ phải con sông. Hiếm thấy thành phố và làng mạc bên bờ trái; cả một sự hoang vắn trống trải kéo dài bất tận đến tận chân trời.
Pusta, chủ yếu là gọi đồng bằng Hungari, kéo dài hơn khoảng trăm liê, tiếp giáp hệ núi Cacpat Num.
Những con đường sắt chạy qua đó cắt ngang khoảng không bao la của những thảo nguyên hoang sơ, những đồng cỏ lớn rộng, những đầm lầy mênh mông có nhiều thú săn dưới nước. Pusta, bao giờ cũng là cái bàn ăn được bày sẵn một cách thịnh soạn dành cho vô vàn những vị khách có bốn chân, không đếm xuể những động vật tạo nên sự giàu sang chủ yếu cho vương quốc Hungari. Hiếm gặp được đâu đó cánh đồng lúa mì hay đồng ngô.
Bề rộng con sông ở đây rất đáng kể, dòng chảy của nó chìa ra vô số những đảo lớn, nhỏ. Thường thì sông Danube bị chúng phân ra thành những chi lưu dài, nơi đây luồng nước có tốc độ khá lớn.
Những đảo này không được phì nhiêu. Nó là đất nuôi những cây bạch dương, cây hoàn diệp liễu, cây liễu giữa đất bùn bị mang đến bởi vô vàn những trận lũ lụt. Nơi đó người ta cắt được nhiêu cỏ, và những chiếc sà lan tải cỏ khô được chất đầy ứ trên tàu đến các trang trại ven sông.
Ngày 6 tháng 9, chiếc sà lan thả neo lúc trời bắt đầu tối. Lúc ấy Xtriga vắng mặt. hắn không dám liều lĩnh chường mặt đến Nedat, Petecvacde, dân cư những thành phố này rất đông – điều đó nguy hiểm cho hắn. Nhưng hắn đã chọn nơi để lượm tin tức cho mình là thị trấn Caclovix nằm phía dưới khoảng 20km. Hắn ra lệnh cho sà lan neo cách thị trấn khoảng hai, ba liê và ở đó chờ hắn.
Khoảng 9g tối, Xtriga hãy còn khoảng một đỗi ngắn nữa mới tới thành phố. Hắn không vội. Sau khi thả trôi chiếc thuyền, hắn thả sức nghĩ ngợi, nói chung là khá dễ chịu. Mưu chước của hắn hoàn toàn thành công. Không có ai nghi ngờ hắn, và không có gì cản trở công việc nhặt tin. Thật tình mà nói, những tin tức này không được phong phú lắm. Nhưng tự thân sự không biết – đó là dấu hiệu tốt, nó khác với thái độ lãnh đạm. Lẽ đương nhiên người ta chỉ nghe đồn đại loáng thoáng tại các vùng này về băng cướp trên sông Danube và không một ai biết về sự tồn tại của Caclo Dragoso, như thế tức là sự mất tích của ông ta tất nhiên sẽ không làm ai quan tâm xúc động.
Mặt khác, có thể do sự biến mất của cảnh sát trưởng, hoạt động nghèo nàn của cảnh sát địa phương này có vẻ như đã giảm sút rất nhiều. Suốt trong vài ngày, Xtriga không gặp một ai biết đến hình dáng bên ngoài của nhân viên cảnh sát, và không nghe nói gì về sự cảnh giác của cảnh sát vùng sông rất sôi động trong suốt hai trăm ba trăm kiloemt ở mạn trên con sông.
Cơ hội thuận lợi cho chiếc sà la đạt đến mục đích hành trình của mình một cách an toàn – đó la Biển Đen, nơi ma hàng hóa của sà lan sẽ được chuyển sang con tàu thủy có tiếng. Ngày mai họ sẽ bơi qua Demein và Bengrat. Chỉ cần bơi dọc theo bờ sông ở Xacbi là tránh bất cứ những điều bất ngờ đáng tiếc nào. Thực ra, Xacbi đang có chiến tranh với Thổ Nhĩ Kỳ, tất nhiên phải ở trong tình trạng hỗn loạn, và chắc gì chánh quyền vùng sông lại để ý đến con tàu chạy không hàng hóa trên sông.
Nhưng ai biết được? Có thể đây là hành động sau cùng của Xtriga. Có thể hắn sẽ ẩn thân ở những nơi đầu trời cuối biển gì đó, được giàu sang, được kính trọng –và được hạnh phúc, hắn nghĩ, và nhớ đến người nữ tù nhân đang bị nhốt trên tàu.
Xtriga suy nghĩ như thế, khi cái nhìn của hắn rơi trên cái vali mà nắp của chúng từ lâu đã được dùng làm đi văng cho Caclo Dragoso và chủ nhân của ông ta. Bất chợt hắn nảy ra ý nghĩ, suốt tám ngày làm chủ con tàu hắn đã không nghĩ đến chuyện khám xét những thứ đồ đạc chứa trên nó. Hắn đã có thời gian để sửa chữa cái tính đãng trí khó hiểu này.
Trước hết, hắn nhảy bổ đến cái valy để bên phải thuyền và phá khóa trong nháy mắt. Hắn tìm thấy trong đó chỉ có vải vóc, quần áo được sắp xếp gọn gàng. Xtriga chẳng thè mớ quần áo cũ ấy, hắn đóng nắp valy này lại, rồi quay sang lục soát cái thứ hai.
Trong cái valy thứ hai chỉ có những thứ dụng cụ đơn giản của người câu cá viễn hành, và Xtriga trong tâm trạng chán nản đã muốn bỏ cái công việc lục soát này đi thì bỗng nhiên phát hiện thấy một thứ hấp dẫn hơn, để trong góc valy. Quần áo thì chẳng ăn nhằm gì, nhưng trong cái cặp táp bị nhét đầy cứng này có lẽ có giấy tờ. Và giấy tớ thường là câm điếc, thì những trường hợp như thế này sẽ không gì sánh được tài hùng biện như chúng.
Xtriga mở cặp táp làm giấy tờ trong đó vương vãi ra và hắn chú tâm xe xét. Ban đầu là những tờ biên lai và thư từ, tất cả đều mang tên Ilya Bruso, sau đó đôi mắt của hắn mở tròn ngạc nhiên khi nhìn thấy bức ảnh đã làm cho Caclo Dragoso nghi ngờ.
Mới đầu Xtriga không hiểu gì cả. Làm sao trên thuyền chỉ có giấy tờ mang tên Ilya Bruso và không tìm thấy được một tờ giấy nào mang tên nhà thám tử cả - đây là điều có lẽ đáng ngac nhiên vô cùng. Nhưng dầu sao thì cũng có thể lý giải điều lạ lùng này được lắm. Biết đâu, thay vì để chiếm được vai trò người trúng giả của “Hội vùng sông Danube”, như từ trước đến nay Xtriga vẫn nghĩ thế, Caclo Dragoso đã đánh đổi theo sự thỏa thuận ổn thỏa, với sự đồng ý của Ilya Bruso, lão ta có thể giữ lấy những giấy tờ chứng minh. Nhưng tại sao ở đây lại được ký tên Latco, chính cái tên mà Xtriga, với sự tinh ranh quỷ quái, đã dùng để phạm tội? Và tại sao ở đây lại có bức ảnh của người đàn bà mà cho đến tận bây giờ hắn vẫn còn thèm khát, cho dù mọi sự cố gắng đã bị thất bại? Ai là chủ nhận thật sự của chiếc thuyền này, nếu như nó có giữ những giấy tờ lạ lùng và thầm kín như thế này? Và điều sau cùng nữa là nàng đang thuộc về ai – Caclo Dragoso, Ilya Bruso, hay là Xecgay Latco – và hắn đang cầm tù ai trong số ba người này mà có hai người rất để ý đến hắn? Tuy nhiên, chính hắn đã tuyên bố Xecgay Latco đã bị giết chết vào cái đêm viên đạn súng lục bay ra khỏi nòng từ một trong hai kẻ chạy trốn của thành phố Rusuco. Biết đâu lúc ấy hắn bắn không trúng đích? Ô, giá như kẻ bị giam cầm trên tàu của hắn không phải là lão cảnh sát trưởng, mà là người hoa tiêu của thành phố Rusuco thì hay biết mấy! latco sẽ không thoát khỏi tay Xtriga này lần thứ hai… Không cần phải giữ anh ta như là một con tin.
Một phiến đá trên cổ sẽ làm nên việc, và sua khi được giải phóng khỏi kẻ thù không đội trời chung, Xtriga sẽ phá bỏ được cái chướng ngại vật chủ yếu đối với kế hoạch của mình.
Sau khi chiếm hữu tấm ảnh, tên cướp vội chèo thuyền và mong mau chóng biết được bí mật.
Chẳng mấy chốc trong màn tối lù mù đã hiện ra hình dáng con tàu, Xtriga nhẹ nhàng cặp sát sà lan, nhảy lên boong, đi vội đến ngăn buồng giam người tù và tra chìa khóa vào ổ.
°°°
Hiểu biết còn ít hơn cả giám ngục của mình, Xacgay latco không thể dựng lên các giả thuyết khác nhau để lý giải tình trạng tù tội của mình. Hình như đối với anh, đó là bức màn bí mật không thể xuyên thấu, và anh đã phải từ bỏ công việc thiết lập các giả thuyết để tìm nguyên nhân họ giam giữ anh.
Sau giấc ngủ chập chờn căng thẳng, nhưng sau rồi cơn đói càng lúc càng gia tăng mãnh liệt hơn, anh đã mất đi cái điềm tĩnh mà từ trước đến giờ anh vẫn giữ vững. Hay chúng định làm cho anh chết đói? Anh đã gọi. Không ai đáp lời. Anh gào lên đến vỡ giọng. Cũng vẫn vậy. Anh bắt đầu thét – vẫn không có một sự đáp lại nào. Điên tiết, anh cố thử bứt đứt dây trói, nhưng dây trói quá chặt, và Latco đã uổng công gồng các bắp thịt và lăn đi lăn lại dưới sàn. Một lần chuyển động co giật, mặt anh đã chạm phải một vật để cạnh anh. Cần phải định thần lại, Xecgay nhận ra ngay đây là bánh mỳ và cụ mỡ - chắc chắn nó đã được để lại đây trong lúc anh ngủ. trong tình trạng hiện tại, không dễ gì anh ăn được. Nhưng sự cần thiết, đó là mẹ của bộ óc sáng trí, và sau vài cố gắng vô ích, người tù đã ăn được mà không dùn gđến hai tay.
Khi cơn đói đã được thỏa mãn, những giờ đơn điệu, chậm chạp kéo dài lê thê. Trong sự tĩnh lặng đó, thính giác của Latco đã cảm nhận được tiếng rì rào, cái rung động nhẹ nhàng, những ru rẩy tương tự của lá cây bị gió lùa. Chắc là con tàu đang rẽ nước bơi đi. Đã bao nhiêu giờ trôi qua kể từ lúc cái thang tàu bị kéo lên phía trên anh lần nữa. Suất ăn được cột vào một đầu dây, tương tự suất ăn đầu tiên, đug đưa trong cai lỗ hổng được rọi sáng lờ mờ và hạ xuống bên cạnh anh.
Thêm nhiều giờ nữa trôi qua, cái thang tàu lại được mở ra. Một người đi xuống, tiến lại gần cái thân thể nằm bất động, và Xacgey Latco lại thêm một lần thứ hai cảm thấy mình bị bịt miệng. Chắc những tiếng la thét của anh đã làm bọn chúng sợ ai ở dần đó đến giúp đỡ? Chắc chắn như thế này: người đó vừa bỏ đi, người tù đã nhe được tiếng chân của người trên nóc nhà tù của anh. Anh muốn gọi… nhưng không một âm thanh nào toát khỏi miệng anh… Những tiếng chân khua động đã ngừng hẳn.
Ít lâu sau họ không có lý do gì không tháo nút khỏi miệng anh. Một khi anh được phép gọi, tức là điều đó không nguy hiểm cho họ. Lúc đó cón la thét để làm gì?
Sự chờ đợi càng kéo dài thêm, sau suất ăn thứ ba, cũng tương tự như hai suất ăn đầu tiên, hẳn là đêm rồi, Latco Xecgay tính rằng mình đã bị cầm tù khoảng 48 tiếng đồng hồ, và khi ấy cầu thang tàu được mở ra và có chừng bốn người đi lần xuống hầm tàu.
Xecgay latco không có thời gian để nhìn những tên này. Chúng lẹ làng bịt mồm, bịt mắt anh lại, sau khi khóa chặt thân thể anh, làm cho anh bị câm, chúng lại chuyển anh từ tay này sang tay nọ y như lần đầu.
Căn cứ theo những chỗ bị xây xát và những cái va đập, anh biết được là khe hở rất hẹp và theo như anh hiểu thì trước đây chúng đã lôi anh qua thang tàu này. Anh lại đếm các nấc thang bằng hai bên hông mình. Lối đi qua ngắn và nằm ngang, sau đó chúng ném anh xuống sàn và anh cảm thấy mình được cởi nút miệng, tháo băng mắt. Anh vừa kịp mở mắt thì cánh cửa đã đóng sầm lại.
Xecgay Latco ngó quanh. Mặc dầu chỉ bọi đổi chỗ giam thôi, song nơi này có vẻ tốt hơn nhiều. Chút ánh sáng bên ngoài lọt được vào đây qua ô cửa sổ nho nhỏ cho phép nhìn thấy được suất ăn thường lệ mà từ trước đến giờ anh chỉ biết được qua sự rờ rẫm, bây giờ nó đã được để ngay trước mặt anh. Những tia nắng đã trả lại cho anh sự tươi tỉnh và sức khỏe anh đã khá lên nhiều. Phải được tự do nhờ ô cửa sổ này. Anh sẽ cố tranh thủ nó.
Anh đã tìm mãi, tìm một cách vô vọng dụng cụ gì đó, sua cùng, khi dò khắp ngăn buồng tối tăm bằng mắt, anh đa nhìn thấy ở bên vách tường có cái gì đó tựa thanh sắt từ sàn nhú lên và chạy dọc theo đường thẳng đến trần – có lẽ nó dùng để nẹp chặt ván bọc tàu. Thanh sắt gồ ra và cho dù nó không có góc nhọn bén, nhưng vẫn có thể làm đứt dây tró anh nếu không bằng cách cắt thì cũng bằng cách cọ đi cọ lại nhiều lần. Đây là trướng hợp rất khó và đòi hỏi phải cố công lắn. Xecgay latco mím môi gắng bò lết lại thanh sắt ấy và bắt đầu cọ dây trói tay vào nó. Sự bất động gần như là hoàn toàn do sự gông cùm đã khiến cho công việc vạn phần gian nan, sự di động của đôi tay nhờ vào những cái đẩy và giật của cả thân hình có một biên độ rất ngắn. Công việc hết sức chậm chạp, lại còn mệt đứt hơi, và cứ qua năm phút, người hoa tiêu lại ngừng lại để nghỉ.
Anh ngưng công việc lại trong giờ ăn, hai lần một ngày. Trước sau cũng chỉ có một giám ngục mang thức ăn đến cho anh, tuy hắn đã ùng vải che mặt, Xecgay Latco cũng đã nhận thấy mái tóc hoa râm và đôi vai rộng đến mức đáng kinh ngạc của hắn. Mặc dù không thể nhìn được mặt hắn, song cái dáng ngoài nói chung của tên này đã gây ấn tượng là Latco đã gặp hắn ở đâu đó rồi. Anh không thể nói chính xác được, nhưng đôi vai rộng này, điệu đi thô lỗ này, mái tóc hoa râm dưới lớp mặt nạ này – tất cả hình như rất quen thuộc với anh.
Suất ăn được mang đến vào những giờ giấc nhất định, còn vào giờ khác thì chẳng có ai vào nhà giam cả. Sẽ không có gì phá tan sự tĩnh mịch, nếu như chốc chốc anh không nghe được cánh cửa đối diện bên kia được mở ra như thế nào. Sau đó là những giọng nói vẳng đến tai anh – của đàn ông và đàn bà. Xecgay latco đã ngưng việc và dỏng tai lên, cố xác định cho được giọng nói mang hồi ức mù mờ và xa xăm nào đó.
Chỉ có lúc ăn và lúc lắng tai xác định những giọng nói từ xa vẳng lại là anh buộc phải ngưng việc của mình thôi.
Năm ngày trôi qua như thế! Latco đã bắt đầu tự hỏi rằng anh có đạt được điều gì đó không, thì vào buổi tối ngày 6 tháng 9, dây trói buộc chặt xương cốt anh đã bị đứt một cách bất ngờ. Người hoa tiêu suyết thét lên vì sương sướng. Cửa mở và vẫn một người ấy bước vào phòng đặt mâm thức ăn thường lệ trước mặt anh.
Sau khi chỉ còn lại một mình, Xecgay Latco cố thử co giãn tứ chi đã được giải thoát. Đầu tiên, không thể động đậy được gì. Tình trạng bất động trong suốt tuần lễ dài, đôi tay và bàn tay của anh đúng ra bị liệt. Dần dà chúng cử động được, rồi sau đó có lại được sức mạnh cũ của mình. Sau một giờ đồng hồ nỗ lực, anh cởi trói chân. Anh đã được tự do, hay ít nhất anh cũng đã thực hiện được bước bước đầu tiên đi đến tự do. Bước thứ hai là phải chui ra ngoài ô cửa sổ nhỏ mà bây giờ anh đã có thể với tới được và đã thấy được qua ô cửa này nếu không là bờ sông bị phủ trong màn tối thì cũng là mặt nước sông Danube. Tình thế đối với anh thật thuận lợi. Đêm tối tăm. Ai sẽ tóm đươc anh trong cái đêm như thế này, khi mà trong khỏang cách chừng chục bước không thể nhìn rõ được cái gì? Thêm nữa là chỉ đến mai chúng mới vào khoang tàu. Khi chúng phát hiện anh đã biến mất lúc ấy cũng đã muộn.
Cái khó khăn hết thảy là sức lực yếu ớt đã ngăn cản thử thách ban đầu. Đáng lẽ phải rộng rãi cho một chàng trai dũng cảm, tinh anh, nhưng ô cửa sổ loại quá hẹp, nó không cho phép một người đàn ông đang tuổi thanh niên, có đôi vai rộng trời ban thật đáng ganh tị như Xacgey đây chui qua khỏi được. Anh đã phí sức vô ích, phải nhận rằng chướn ngại vật rất chắc chắn và anh đã thở dốc và ngã xuống sàn một lần nữa.
Chẳng lẽ số anh không được thoát khỏi nơi đây hay sao? Anh ngắm nhìn thật lâu cái ô vuông tối của màn đêm trong ô cửa sổ nghiệt ngã, rồi sau đó anh quyết định phải thứ sức lần nữa. Anh cởi quần áo và lao thật mạnh đến cái khe hở lấp lánh ấy, nhất quyết phải phá vỡ nó.
Người anh thấm máu, xương kêu lạo xạo, lúc đầu chỉ là phần vai, sau đó mới đến đôi tay, và rầm cửa sổ đã chạm đến đùi trái của anh. Thật không may, vài phải bị mắc kẹt, mỗi một nỗ lực mới đều không may như thế cả.
Một phần thân thể đã được giải phóng và treo thõng trên mặt sông, còn phần khác vẫn kẹt bên trong tù; bên hông của Xecgay Latco bị riết chặt lại đến mức đau đớn không thể tả nổi. Nếu đào tẩu bằng cách này không được thì phải tìm cách khác. Hay có thể anh sẽ bứt được một rầm cửa và mở rộng khe hở?
Song muốn làm như thế thì phải quay trở lại nhà tù, mà Latco hiểu rằng điều này không thể chịu được. Anh không thể chuyển độn tới trước hay là lùi lại sau, và nếu không cầu cứu thì lẽ tất nhiên anh sẽ phải chịu trong tình thế đau đớn này.
Anh đã đánh vật một cách vô ích. Tất cả đều hoài công. Anh đã bị sa bẫy.
Xaecgay Latco thở lấy hơi. Khi đó những tiếng chân nhộn nhịp lạ thường làm anh run rẩy. lại một mối nguy hiểm mới sắp đến; biến cố lại không diễn ra như lần anh ở trong tù: họ dừng lại trước cửa, chìa khóa lục tìm ổ khóa, chìa khóa được tra đúng lỗ…
Người hoa tiêu trong lần tuyệt vọng đã gồng hết mọi cơ bắp thử thách..
Vừa lúc đó khóa được xoay … lò xo bung “cắc”… Chi còn việc đẩy cửa.