Nên coi những thất bại trong quá khứ là động cơ để hành động, chứ không phải lấy đó làm lý do để bỏ cuộc.

Charles J. Given

 
 
 
 
 
Tác giả: André Maurois
Thể loại: Tiểu Thuyết
Dịch giả: Đăng Thư
Biên tập: Lê Huy Vũ
Upload bìa: Lê Huy Vũ
Số chương: 13
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 0 / 6
Cập nhật: 2022-04-16 15:32:19 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 11
ếu như tôi đã thành công trong việc chuyển tải ý tưởng nào về cá tính của James thì đến lúc này quý độc giả hẳn đã hiểu là khi chúng tôi gặp lại nhau, không ai nói thêm một lời nào nữa về Edith Philipps. Tôi đã thử mấy lần để “kích” cho anh nói bằng cách cầm một bức ảnh trên bệ lò sưởi lên và nhìn chăm chú. Nhưng tôi luôn thất bại. Tôi lấy làm tiếc về chuyện đó, không phải vì tò mò mà vì tôi tin (như tôi vẫn tin) là nỗi bất hạnh của bạn tôi ắt sẽ vơi bớt nếu như anh có thể thốt nên lời bao cảm xúc rối bời, sâu nặng đang dày vò trong lòng.
Như đã hứa với bác sĩ Digby, tôi cũng nhiều lần cố làm cho James quên đi việc nghiên cứu này. Tôi chỉ cho James thấy rằng Gregory bây giờ đã thoát khỏi sự chi phối của anh, gã nhỏ con đó giờ chỉ phụ giúp miễn cưỡng và không đáng tin cậy, ngay cả những tờ tiền mà James ngày càng hào phóng đưa cho gã cũng không có được một tiếng cảm ơn nào. Người bạn bác sĩ cũng nhận thấy những biểu lộ khó chịu đó; nhưng vẫn cứ ghé đến phòng mổ tử thi đều đặn như thường. Phải thừa nhận rằng các nghiên cứu của anh đã có bước ngoặt rất lạ lùng, và bản thân tôi, dẫu không tán thành, vẫn không thể không theo dõi với sự chú tâm cao độ.
Ngay từ đầu, James đã gặp nhiều khó khăn liên quan đến chuyện xử trí và cất giữ chiếc chuông thủy tinh khổng lồ và anh phải nghĩ ra một cách đơn giản nhưng tài tình là cho gắn trên chóp chuông một bình cầu nhỏ, đường kính chừng mười phân, thông với bình lớn bằng một ống tuýp thủy tinh. Quan sát kết quả dưới tia tử ngoại, chúng tôi thấy - như đã mong đợi - cái lưu chất ấy từ bình lớn bốc lên đi vào bình nhỏ. Sau đó bình nhỏ gần như ửng sáng toàn bộ còn chiếc chuông lớn lại tối đen. Dùng một ống hàn xì để cắt đứt ống nối thủy tinh và khằn kín bình cầu nhỏ lại là chuyện dễ dàng, và nhờ vậy giữ được cái “vật chất” hay thứ “năng lượng” kia - mối quan tâm của chúng tôi - trong một dung tích thu nhỏ lại rất nhiều. Nhờ hàn một ống tuýp khác nối đáy bình cầu nhỏ với chóp chuông thủy tinh lớn, ta có thể sử dụng tiếp tục chiếc chuông lớn miễn là nó không bị vỡ vì thao tác bất cẩn.
Vốn dễ vận chuyển, những bình cầu nhỏ này được người bạn bác sĩ cất giữ ở trong phòng riêng. Để tránh lẫn lộn James đã dán trên mỗi bình một cái nhãn nhỏ ghi tên của người mà anh đã thu được cái chất đựng bên trong, và ghi ngày tháng của cái sự việc mà ai khác hẳn sẽ gọi là “chết,” nhưng James không gọi như thế mà gọi là “hoá thân.” Bình #1 là hoá thân của William Slutter; #2 là của một bà già bán cá chình, bà Prim; #3 là của một tay thủy thủ người Na Uy. Bây giờ đã có tất cả bảy bình, đặt cạnh nhau trên một kệ trống trong phòng James. Tôi đã dành nhiều giờ lặng ngắm chúng. Trông chúng như những bong bóng xà phòng bị đông cứng lại đột ngột một cách phi thường. Trong mỗi bình là những lọn vặn xoắn chuyển dịch, màu xanh và màu lục trộn lẫn, có mảng lồi, có mảng lõm, định hình theo mặt cong của bình cầu. Tôi nghĩ đó chỉ là ảnh phản chiếu của một khung cửa sổ, bầu trời và cây cối trên hai mặt trong ngoài của bình cầu. Nhưng đôi khi tôi có cảm tưởng như mình nhìn ra những hình dạng khác kỳ lạ hơn đang run rẩy bên trong.
– A! - Người bạn bác sĩ thường nói khi thấy tôi đứng nhìn trầm ngâm trước ngăn kệ ấy. - Anh bạn đang ngắm những “linh hồn” của tôi đấy à?
– Tôi hết sức mong muốn anh cho họ được tự do, James ơi!
– Sau này đã, - anh thường nói. - Khi nào tôi tìm hiểu được hết những gì có thể biết được từ họ.
Thỉnh thoảng James làm một thí nghiệm với các tia xạ, để bảo đảm là các “linh hồn” của anh hay đúng hơn, như James thường nói, các “lưu chất âm linh” của anh chưa trốn thoát khỏi những bức vách trong suốt của nhà tù này. Anh không thấy có thay đổi gì. Lần nào anh cũng thấy cùng một ánh ửng sáng như sữa đó, cùng những hình dạng chuyển động quay tròn đó. Một sự sống khó hiểu, nhưng có thật, đang tự duy trì sự tồn tại bên trong những bình cầu.
James đã phát hiện thấy lưu chất này có phản ứng rõ ràng với một số ngoại vật nhất định. Nếu ta đưa một tấm chắn phủ chất huỳnh quang đến gần một bình cầu thì nó sẽ ửng sáng lên mờ mờ. Suốt một thời gian tôi cứ mong là điều này như vậy có thể giúp chứng minh khả năng liên lạc được với các “âm linh.” Độ sáng của các tấm chắn gây ra phản ứng của các bình cầu được biến đổi liên tục, và bằng những chu kỳ phát sáng dài hay ngắn có thể sẽ có khả năng thiết lập được một cuộc đối thoại. Nhưng mọi cố gắng của tôi hầu diễn dịch các tín hiệu này đều chẳng đi tới đâu. Còn James, về phần anh, đã cố “bắn phá” những linh tử này, lần đầu tiên dùng các tia X, và lần thứ hai dùng các nguyên tố phóng xạ. Tôi thấy những thí nghiệm cuối cùng ấy, ngoài chuyện chẳng có kết quả gì, lại rất đáng ghê tởm. Tôi xem việc bắn phá bằng tia xạ vào các bình cầu là việc vừa vô nghĩa vừa tàn nhẫn.
Hai chữ “tàn nhẫn” nghe có vẻ bất ngờ - nhưng chúng ta đã biết gì về tác động của những cuộc bắn phá nguyên tử vào một vật chất rất có thể có tri giác chứ? Tôi thường hay tranh luận vấn đề này với James; và nhân có một thí nghiệm đơn giản hơn, thế nhưng tôi thấy lại đáng chê trách hơn, những tranh cãi của chúng tôi lại tiếp diễn, song lần này lại gay gắt tới mức có lúc tôi tưởng đâu chuyện này đã kết liễu tình bạn của chúng tôi rồi.
Trước đó tôi phải đi xa mấy ngày vì bận mấy việc nghiên cứu trong thư viện ở Oxford. Lúc ghé thăm bạn khi quay về, tôi thấy James đang xem xét hai bình cầu mới bổ sung vào bộ sưu tập của anh trong khi tôi vắng mặt, hai bình mang số #8 và #9. James cho biết #8 là Agatha Lind, một vũ nữ trẻ đã tự tử bằng thuốc ngủ; còn #9 là một người Nga, Dimitri Roskoff, chết vì ung thư. Tôi ngạc nhiên khi thấy thay vì cắt bỏ ống tuýp để cho bình cầu thật tròn trịa, lần này James lại để nguyên ống tuýp đó, chỉ hàn kín đầu ống mà thôi.
– Ái chà, anh áp dụng phương pháp mới sao, James? - Tôi hỏi. - Tôi không thích thế này... Anh đã tước hết vẻ đẹp của những bong bóng xà phòng này.
– Anh không biết tôi muốn làm gì đâu, - anh đáp. - Tôi có lý do của mình... rồi anh sẽ thấy... Thậm chí tôi còn nghĩ là anh sẽ hài lòng với tôi, anh là người luôn ta thán là để cho một linh hồn bị “cầm tù trong cô độc” có thể là một việc làm tàn nhẫn mà.
– Ý anh là sao?
– Rất đơn giản... Giả sử tôi cho hai ống tuýp này liên thông với nhau, một bình cầu sẽ được lật ngược lại nằm trên bình cầu kia, chuyện gì sẽ xảy ra?
– Tôi không biết... Có lẽ hai lưu chất sẽ hoà lẫn và tràn ngập không gian của cả hai bình cầu.
– Cũng giống như khả năng tôi đã nghĩ tới... Vậy khi đó ta sẽ không có một linh hồn cô độc nữa; ta sẽ có hai linh hồn hoà nhập theo một cách gần gũi hơn, mật thiết hơn bất kỳ sự kết hợp phàm tục nào có thể nghĩ ra được... Có gì sai nào? Anh không nghĩ thế à?
– Tôi có biết gì đâu, James, nhưng tôi thấy ý tưởng này có vẻ kinh khủng quá, và tôi không hiểu sao anh lại nghĩ ra được... Trời! Tự anh đi chọn hai sinh thể không hề quen biết nhau, hai người thậm chí còn có thể ghê tởm nhau, rồi anh buộc họ, như anh nói, phải chấp nhận một sự kết hợp mật thiết hơn bất kỳ sự kết hợp nào, một việc mà ngay cả anh còn chưa hình dung nổi? Và anh muốn làm mà chẳng có lý do nào cả, chỉ vì tò mò thôi sao? Không, chẳng phải tò mò nữa... Bởi vì, cứ cho là chúng ta đây đang đứng trước những sinh thể có tri giác và ý thức đi, anh đã bất lực không thể bắt được liên lạc với họ mà!
James nhìn tôi nghiêm nghị, thậm chí buồn rầu.
– Anh mới nóng nảy và bất công làm sao! - Anh nói. - Anh biết tôi nào phải kẻ ác độc... Ngược lại là khác... Tôi có quá nhiều đau khổ nên làm sao ác độc được... Tôi biết là nhiều người khác lên án các nghiên cứu của tôi, nhưng anh mà lại... Lẽ ra anh phải hiểu từ lâu là tôi việc gì phải mất công với mấy chuyện này nếu như tôi không đặt niềm tin vào khả năng khai mở cho người khác những nguồn hy vọng lớn, những viễn cảnh vô tận... Hãy tin ở tôi... Hứa danh dự với anh là tôi sẽ từ bỏ hết mọi nghiên cứu này ngay khi tôi tìm ra được điều mình đang tìm kiếm.
– Không, James, tôi van anh! Hãy để yên cho những thứ này! Cất hết đi... Tôi sẽ cho anh biết một điều mà lẽ ra tôi không nên nói ra... Tôi cam đoan với anh nếu anh không từ bỏ những con đường nguy hiểm mà anh đang mặc sức theo đuổi, thì anh cũng sẽ bị người khác buộc phải từ bỏ...
– Ồ? Người ta đã nói gì với anh sao? - Giọng James nôn nóng. - Lại càng có lý do để tiến hành thật nhanh! Tôi sẽ làm thí nghiệm này ngay lập tức.
– Tôi sẽ không dính dáng gì nữa, - tôi nói. - Xin kiếu!
Và tôi bỏ đi. Nhưng ngay khi ra tới đường phố tôi lại hối tiếc lời mình nói.
Người Cân Linh Hồn Người Cân Linh Hồn - André Maurois Người Cân Linh Hồn