Đừng để tâm đến thất bại mà chỉ nên nhìn vào những sai sót của mình.

Ngạn ngữ châu Phi

 
 
 
 
 
Thể loại: Tuổi Học Trò
Nguyên tác: Белым По Черному
Dịch giả: Minh Vũ
Biên tập: Lê Huy Vũ
Upload bìa: Lê Huy Vũ
Số chương: 12
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 908 / 10
Cập nhật: 2017-06-11 10:58:10 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 10 - Thăm Vạn Lý Trường Thành
Ôi, buốt-uốt-buốt quá!
- Cố chịu đựng một tí, ông anh ơi, một tí thôi! Chị Bút kính mến hãy kẻ thêm ở đây một vạch nữa và chấm chỗ này một chấm nữa. Chị xem kìa, mọi cái đều bị xóa nhẵn!
- Châm ngòi bút khe khẽ thôi, tôi đau lắm!
Ngồi trên bệ cửa sổ, chị Bút và thím Giẻ Lau, qua ánh sáng của ngọn đèn ngoài phố, đang cùng nhau làm một việc rất quan trọng: tu sửa bác Địa Cầu đã bị hư hỏng nhiều chỗ sau những chuyến du lịch.
- Trời, chỗ Thái Bình Dương bị sây sát ghê quá kìa!
Chị Bút buồn rầu nhận xét, chị nhón chân lên mà cũng chỉ mới với tới đường xích đạo của bác Địa Cầu.
- Còn vùng Nam Phi kìa! Trông nó thế nào ấy!! Có thể nghĩ ở đây đã xảy ra một trận động đất lớn nhất. Thím Giẻ Lau này, thím hãy thấm ướt sa mạc Kalahari, còn tôi thì vuốt thẳng nó ra. Thế.
Bác Địa Cầu co người lại, cưòi khì khì, lại còn nhảy nhảy lên - bác ta rất buồn cười.
Phấn Trắng không tham gia tu sửa. Anh ngồi một mình trên bàn thầy giáo, tay chống đầu, mắt nhìn tường nhà.
Gần đây Phấn Trắng yếu đi nhiều, trông anh mệt mỏi, gầy hẳn đi, thậm chí anh còn nhợt nhạt khác thường. Chỉ khi chuyện trò với đồng đội là anh vẫn linh hoạt, vui vẻ và nghịch ngợm như xưa.
Cuối cùng việc tu sửa đã xong.
Chị Bút tự hào ngắm nghía công việc mình đã làm.
- Trông hay đấy chứ? Theo tôi, thế là tốt!
- Tốt, tốt lắm! Còn bản thân chị thì sao? - Thím Giải Lau càu nhàu đáp lại. - Chị hãy
nhìn lại mình mà xem! áo quần bẩn thỉu, cái vòng đeo mốc xanh vì nước biển! Đưa tôi lau cho nào.
- Không, ai lại làm thế... Thím đừng lo. Cám on!
- Có gì đâu... Tôi cám on chị thì có. Suốt đời tôi nhớ mãi việc chị và anh Phấn Trắng đã cứu chúng tôi. Thế mà nói thật ra, ngay từ đầu tôi đã nghĩ không tốt về chị - tất nhiên chị sẽ bỏ qua: “Ồ, con người tự cao, tự đại nào mà lại mò đến lớp học của chúng tôi thế này! Mặt lúc nào cũng vênh váo, chẳng thèm nhìn ai!...” nhưng thật ra thì...
- Tôi cũng đã nghĩ chị là con người tự cao, tự đại, - bác Địa Cầu vừa nói, vừa ngắm mình qua kính cửa sổ.
Nhà địa lý lão thành đi lại trên bệ cửa sổ, nháy mắt với chị Bút, đoạn làm ra vẻ trang trọng, vênh váo nói:
- “Tôi rất tinh thông! Tôi có trình độ đại học! Các người không hiểu nổi những điều tôi nói đâu!”. Chị có nhớ không?
Chị Bút kéo sụp nắp xuống và bỏ đi.
- Chị... chị... chị làm sao vậy? Chị giận à? - bác Địa Cầu lo lắng: - Tôi-ôi... tôi... không có ý!
- Các bạn nghĩ về tôi như vậy là đúng đấy, - Chị Bút khẽ đáp. - Có lẽ tôi đã tỏ ra... Vâng, đúng như vậy đấy! Chị Bút thở dài và cúi mặt xuống. - Tôi không thể làm gì hơn để các bạn hiểu tôi khác đi. Các bạn có muốn tôi kể cho các bạn nghe tất cả những gì về tôi không?
Chị Bút nín lặng một lát.
- Bạn có biết, trước khi đến lớp với các bạn, tôi đã từng phục vụ cho một nhà bác học rất quan trọng. Ông ta mang tôi ở túi áo trước ngực và không bao giờ rời tôi ra. Tôi đã cùng ông viết không biết bao nhiêu là trang giấy, không đếm được! Và viết toàn những con số, những công thức và những ký hiệu gì gì đó... Ihê là tôi đi đến kết luận: nếu người ta dùng tôi để lập ra những điều cao siêu như vậy, thì chắc là tôi có một địa vị quan trọng trên đời này!
Cần nói rằng, trong phòng thí nghiệm hóa học (chủ tôi là một nhà hóa học), tất cả các dụng cụ đều rất kính nể tôi. Chả là tất cả các thí nghiệm mà chúng sắp làm, đều bắt đầu từ những điều tôi viết ra trên giấy.
Giá các bạn được thấy những ông bạn láng giềng của tôi sôi sục, phát ra những tiếng kêu ùng ục nhỉ! Họ rít lên giận dữ, kêu vo vo như van lơn, khẩn khoản đề nghị tôi cho họ biết trước chất gì sẽ được điều chế, chất mới ấy ra sao và có công dụng gì. Nhưng tôi cứ lờ đi, tỏ vẻ quan trọng. Thử hỏi tôi còn làm gì hơn được nữa? Thực tình mà nói, tôi có hiểu gì những điều tôi đang viết đâu cơ chứ.
Một lần, chủ tôi (tôi rất tôn trọng ý kiến của ông ta) nói với những trợ lý của ông rằng ngày nay chất dẻo có tầm quan trọng nhất. Lúc ấy ông ta đã giơ tôi lên cho mọi người nhìn thấy.
Đương nhiên là khi đó bản thân tôi cũng tin vào địa vị rất quan trọng của mình. Nhưng bỗng nhiên, không hiểu vì lẽ gì nhà bác học lại tặng tôi cho đứa con trai của ông ta. Thế là tôi đã nhập bọn với các bạn.
Mới đầu tôi thấy hổ thẹn vô cùng: một hoàng hậu chất dẻo ở phòng thí nghiệm khoa học như tôi bỗng dưng lại đi viết chính tả, đầy những lỗi là lỗi trong một trường phổ thông bình thường nhất với những sự vật tầm thường nhất!
“Dẫu sao mình không chuyện trò gì với những tên ngu si này, thì chúng cũng sẽ hết sức lánh phục mình!” - tôi nghĩ như vậy. Và tôi quyết định tỏ ra cho các bạn thấy mình là người như thế nào... Kết quả của việc này ra sao hẳn các bạn đều nhớ.
- Không, chúng tôi không nhớ gì cả! - Phấn Trắng bỗng đâu hiện ra ngắt lời chị ta. - Chúng tôi đã quyết định vĩnh viễn quên đi điều này! Phải thế không các bạn? Nào? - Anh ôm chầm lấy chị Bút. - Chị đồng ý chúng ta kết bạn với nhau không nào?
Chị Bút gật đầu và cả người chị ánh lên vì vui sướng.
- Các bạn đều là những con người tốt, giản dị! Cứ nghĩ chẳng bao lâu sẽ hết hè và người ta sẽ đưa tôi về mà tôi phát sợ!
- Nghĩ cái gì! Người ta đưa ra, sau đó người ta lại đưa đến.
Và khi người ta đưa đến thì chị có thể nằm lại đây. - Phấn Trắng nheo mắt lại vẻ láu lỉnh. Gì thì gì, chứ cái chuyện bị thất lạc và bị bỏ quên đối với các đồ vật chúng mình là chuyện thường. Đúng không nào? Cho nên, nếu muốn, chúng ta lại sẽ có thể làm nhiều chuyến du lịch nữa. Nội nhật hôm nay, hoặc ngay bây giờ, có thể bắt tay làm một chuyến cũng nên. Tất nhiên với điều kiện là chị Bút của chúng ta không phản đối.
- Tại sao lại chỉ có tôi? - chị Bút hỏi.
- Bỏi vì tôi có nhã ý đi đến quê hương chị. Chị đồng ý chứ? Nhưng trước hết chị hãy cho biết chất dẻo là gì, ngưòl ta làm ra nó như thế nào. Bởi vì tôi cần biết địa chỉ chính xác và chặng đường đi.
Đề nghị được nhất trí chấp nhận.
- Vậy thì chúng ta sẽ đi theo hướng nào? - Phấn Trắng hỏi và bước đến gần bảng.
Chị Bút suy nghĩ.
- Các bạn thấy đấy, - cuối cùng chị Bút đã nói, - tôi cũng không biết nên nói gì với bạn đây. Chất dẻo nói chung được chế từ nhựa, nhựa được chế từ mỏ hay than đá. Nhưng còn nhựa được chế như thế nào thì tôi không giải thích được. Tôi nhớ mình là một thứ bột. Người ta cho bột ấy vào máy dập. Dập một cái - thế là tôi ra đời. Thật ra, sau đó người ta còn mài, còn khoan, còn rèn tôi nữa. Nhưng đó là việc khác.
- Như vậy, họ hàng gần nhất của chị là dầu mỏ hay than đá chứ gì? - Phấn Trắng hỏi lại.
Chị Bút gật đầu...
- Thế thì, - Phấn Trắng bảo. - Chúng ta hãy đến với than đá nhé? Nó là họ hàng của chị Bút, và đối với tôi nó cũng có phần quen thuộc.
- Tôi đồng ý, - chị Bút lên tiếng.
- Có thể, - Phấn Trắng nói tiếp, - đến đấy chúng ta sẽ biết tỉ mỉ hơn lịch sử và tổ tiên của chất dẻo.
- Lại chui xuống hầm mỏ đấy à? - Thím Giẻ Lau nhăn nhó. - Chúng ta sẽ ra cái loại người gì?
- Tôi lại vừa mới được lau chùi, được tu sửa sạch sẽ và nhẵn nhụi... - bác Địa Cầu thở dài ngán ngẩm.
- Thôi được! Nếu vậy, tôi đề nghị chúng ta đi tham quan một khu rừng cổ đại về sau đã biến thành than đá.
- Đó-ó là chuyện khác! - bác Địa Cầu mãn nguyện thốt lên nghe ken két.
- Và đến đây chúng ta hãy quyết định tiếp, - thím Giẻ Lau bổ sung.
Phấn Trắng trèo lên bảng và bắt đầu vẽ.
Thoạt tiên trên bảng xuất hiện một vùng nước, có những cây gỗ nặng trôi lềnh bềnh, sau đó từ dưới nước vút lên những thân cây cao có vảy mà không có lá. Nhiều cây rất giống dương xỉ, cành đồ sộ vươn thẳng lên trời.
- Đây là những cây mộc tặc khổng lồ và những cây dương xỉ, - Phấn Trắng giải thích và vẽ tiếp.
- Sao không thấy bờ? - thím Giẻ Lau thắc mắc. - Ông anh vẽ toàn là đầm thế này.
- Vấn đề là trước đây hàng triệu năm, tại những vùng rừng có cây biến thành than đá, không có nhiều bờ lắm. Trên các vùng đất bao la, cây cối ngập chìm trong các đầm nước. Về sau chúng đã đổ xuống, thấm nước và chìm nghỉm. Rồi những cây gỗ già khác lại đổ lên trên chúng. Cứ thế, từ năm này sang năm khác, hết thế kỷ này đến thế kỷ khác những lớp gỗ chôn vùi trong đầm lầy cứ dày lên mãi mãi. Thế là cả khu rừng bị chôn vùi dưói cát, bùn và đất sét, không còn tiếp xúc với không khí và ánh sáng nữa. Chúng đã chết đi, và dần dần biến thành than đá. Bây giờ, - Phấn Trắng vừa nói vừa vẽ một chú chuồn chuồn kỳ dị to bằng con chim bồ câu. - chúng ta sẽ đi đến khu rừng bao la này khi nó hãy còn sống và mang hết các cành cây mềm mại xanh tươi của mình hút lấy hút để ánh sáng và nhiệt mặt trời, và tích tụ chúng lại. Chính nhiệt và ánh sáng ấy được trả lại khi đốt cháy gỗ hay than.
- Có lẽ xong rồi đấy, - Phấn Trắng nói khi đã vẽ xong, tiếp đó, không hiểu suy nghĩ thế nào, anh lại vẽ trong nước một cái đầu sần sùi của một loài bò sát trông đến phát sợ. - Vẽ thêm cái này cho đỡ buồn, - anh ta kết thúc vẻ hài hước.
... Sau khi nhìn qua hình vẽ lần cuối, Phấn Trắng giũ sạch bụi phấn và bảo thím Giẻ Lau bắt tay vào việc.
Thím Giẻ Lau xóa sạch những chiếc bàn học trò và bàn thầy giáo bằng những động tác quen thuộc, rồi chuyển sang xóa bức tường. Thím xóa một lần, hai lần, rồi ba lần - nhưng đều vô ích không hiểu sao lần này bức tường lại không chịu biến đi. Thím Giẻ Lau xóa thử một lần nữa. Nhưng vẫn vô hiệu quả. Bức tường vẫn đứng sừng sững như không gì lay chuyển nổi.
Thím Giẻ Lau lùi lại và bất lực đưa mắt nhìn Phấn Trắng.
- Quái nhỉ! - Phấn Trắng hốt hoảng chạm vào lớp vôi vữa. - Chắc có điều chẳng lành xảy đến với câu chuyện của chúng ta đây - anh lẩm bẩm, mặt nhăn nhó.
- Anh thử gạch bức tường xem sao? - chị Bút có ý kiến.
Phấn Trắng gạch nhanh một cái, nhưng hình chữ thập anh vừa gạch xong đã biến ngay tức khắc.
- Lạ quá nhỉ! - Phấn Trắng chỉ còn biết thốt lên như vậy, lòng đầy kinh ngạc.
- Tôi sẽ xóa bức tường này cho được mới thôi! - thím Giẻ Lau nổi xung và bắt đầu cọ xát không thương tiếc mặt tường phẳng phiu và lạnh lẽo. Nhưng chỉ lát sau thím bỗng la lên và nhảy lùi lại.
Bức tường tại chỗ thím đã lau bắt đầu rực sáng lên.
Khách du lịch đứng đờ ra vì kinh ngạc.
Sau khi trấn tĩnh, thím Giẻ Lau vụt bước tới, chạm vào tường thì lập tức trên nó lại xuất hiện một vệt sáng nữa.
- Khoan... khoan! - bác Địa Cầu hốt hoảng la lên. - Có cái gì kìa! - Hãy nhìn xem! - Đoạn bác chỉ cho họ xem những bóng dáng thấp thoáng trong ánh sáng lờ mờ. Những đường nét tối tối giống như những dãy núi xa xa.
- Thím hãy lau kỹ cả bức tường xem sao! - Phấn Trắng kiên quyết ra lệnh.
Thím Giẻ Lau liền bắt tay vào việc. Bỗng chốc cả lớp học tràn ngập một làn ánh sáng xanh xanh dìu dịu. Từ trong sương mù hiện ra mỗi lúc một rõ hình dáng những ngọn núi lởm chởm, cây cối rậm rạp. Ngay trước mặt các khách du lịch chưa hết bàng hoàng hiện ra một khe núi dốc thẳng đứng, dưói khe có một dòng suối nhỏ chảy quanh co giữa những tảng đá phủ đầy rêu. Tiếp theo bờ dốc dựng đứng là một khoảng đất hẹp, một nửa được che phủ bởi một tảng đá đâm xiên. Từ đó, qua một khe nhỏ và tối quyện lên một làn khói xanh lam. Lát sau có hai người lom khom từ dưới tảng đá chui ra. Thân hình vạm vỡ với những bắp thịt nở nang của họ đen nhánh vì rám nắng và ám khói. Những mớ tóc rối bù của họ che kín cả cổ và trán. Trên đùi họ lúc lắc những mảnh da thú, ngoài ra không có quần áo gì khác nữa.
Sau khi xem xét kỹ lưỡng, hai người bắt đầu hì hục khênh những tảng đá nặng từ sườn dốc của khe xuống khoảng đất bằng.
- Chúng ta tiến gần lại một tí xem sao? - bác Địa Cầu thì thầm, thích thú theo dõi hành động của những người dân sống trong khe đá.
Bác ta vừa định bước lên đã lập tức la ối lên một tiếng và ngã nhào xuống sàn.
- Nó... nó không biến đi đâu! - nhà địa lý già rên rỉ, lấy tay xoa xoa chỗ Gronland bị giập thương.
- Nó là ai vậy? - chị Bút chạy đến giúp bác và hỏi.
- Bức tường! Nó chỉ làm cho ta không thấy nó thôi!
Bác Địa Cầu vừa rên rỉ, vừa than vãn, quay về chỗ các đồng đội và bắt đầu chờ đợi những gì sẽ xảy tiếp.
Lúc này, hai người mặc da thú, sau khi đã khênh chất được một đống đá, bắt đầu sắp xếp chúng một cách vụng về vào dưới tảng đá đâm xiên để ngăn lấy lối vào nhà.
- Trang sách đầu tiên trong lịch sử nghệ thuật xây dựng, - Phấn Trắng giảng giải. - Mới đầu tổ tiên của loài người đã sống trong các hang động thiên
nhiên nhưng những hang động tiện nghi trên thế giới lại không nhiều lắm. Đã diễn ra những cuộc huyết chiến thật sự để giành giật những hang động ấy. Thế là người nguyên thủy nghĩ đến việc biến các khe đá thành những hang nhân tạo. Từ đó đã xuất hiện những bức tường đầu tiên. Và đá vôi lại là loại đá xây dựng đầu tiên. Chính vì các hang động thường nằm trong các núi đá vôi, cho nên đất đá nằm rải rác xung quanh cũng thuộc loại đá vôi.
Về sau, để tránh những cơn gió lạnh, con người đã biết dùng rêu bịt kín các khe hở giữa các tường đá, rồi dùng đất sét trát lên. Lúc đó con người thấy rằng những bức tường được trát đất sét trở nên bền chắc hơn.
Phát minh đó có công dụng rất lớn về sau này, khi người đàn ông biết thuần hóa các thú rừng săn được, còn người đàn bà biết gieo trồng cây ăn quả.
Con người cần có những đồng cỏ màu mỡ, những vùng đất gieo trồng được. Ở núi non ít có những địa điểm tiện lợi như vậy. Con người buộc phải từ bỏ các hang động và xây nhà ở tại các thung lũng.
Ở những nước nhiệt đới người ta chỉ cần dựng các túp lều là đủ, nhưng ở phương bắc, mùa đông giá rét con người phải
đào hố và bên trên xây dựng những bức tường thấp bằng đá, còn nếu như ở gần đấy không có đá, thì xây bằng đất sét. Mái nhà lọp bằng da thú hay bằng lá và cành cây. Nhưng tất cả những cái này mãi về sau mới có. Những con người các bạn nhìn thấy sống ở hang động kia... - Phấn Trắng vừa đưa tay chỉ những người đang lao động trên một khoảnh trống lởm chởm đá, đã đứng lặng người...
Núi non, hang, khe cùng với con người sống trong đó vụt biến đi hết. Ánh sáng từ bức tường phát ra bỗng rực lên, sắc xanh biến đi, chuyển dần sang sắc hồng và sắc vàng.
- Hết họa này lại bày họa khác! - thím Giẻ Lau làu bàu.
- Nhưng chắc là có cái gì đây? - chị Bút nói lấp lửng. - Có thể chúng ta đã đi vào câu chuyện cổ tích khác cũng nên?
- Đúng... đúng là có điều bí ẩn gì đây! - bác Địa Cầu nhận định. - Bởi vì cái thế giới cổ tích hãy còn ít được nghiên... nghiên cứu. Ai biết được...
Nhưng nhà địa lý già đã dừng việc nhận định lại nửa chừng.
Một vùng sa mạc mênh mông lởm chởm đá đang trải rộng ra tại những chỗ mới là núi non trùng điệp. Một công trình đồ sộ màu trắng đục cùng với những dãy lều và những nhà hầm lụp xụp vây bọc xung quanh, thấp thoáng sau những quả đồi thấp. Trên các bức tường bậc thang và dưới chân công trình hàng trăm người làm việc tấp nập, mình cỏi trần, màu da ngăm ngăm có, đen có, trắng có, nâu có. Họ kéo dây, chuyền gỗ, mang thang, đập đá bằng những chiếc búa nặng trình trịch.
Hàng chục người được cột thẳng vào các dây thừng đang chậm rãi kéo những cỗ xe trượt chở đầy những khối đá lớn. Để chuyển vận dễ dàng các xe trượt, người ta đổ nước vào phía dưới chúng. Roi da nặng nề chốc chốc lại vụt xuống các tấm lưng trần trụi.
Người người đứng xúm quanh các khối đá to đã chở đến trông như đàn kiến bâu quanh những cục đường. Dùng các đòn bẩy đồ sộ bằng gỗ, những cầu nghiêng bằng ván và hàng trăm sợi dây bắt qua các hệ thống nâng, những người thợ xây dựng chậm rãi kéo các thỏi đá lên cao.
- Có gì đâu, - cuối cùng Phấn Trắng đã nói, mắt vẫn không ròi bức tranh đang mở ra trước mắt, - theo chỗ tôi biết, chúng ta đang chứng kiến công cuộc xây dựng một trong những ngôi mộ kỳ lạ nhất thế giới. Đó là kim tự tháp. Các quốc vương Cổ Ai Cập, được kính trọng như các vị thần, tức là các pharaoh, đã xây cho mình những lăng mộ như vậy đấy. Pharaoh càng giàu thì càng có nhiều bộ lạc và dân tộc bị quân đội của y cướp bóc. Càng có lắm nô lệ thì pharaoh xây cho mình lăng mộ càng cao to. Các vĩ nhân kỳ dị trên đòi ấy bắt đầu chăm lo đến lăng mộ của mình ngay từ lúc mới lên ngôi. Sở dĩ thế vì họ tin rằng cuộc đòi chính của họ chỉ bắt đầu sau khi họ chết. Các bạn hãy nhìn xem. - Phấn Trắng chỉ tay lên một tấm bia to dựng đứng. - Có lẽ chúng ta có thể biết kim tự tháp này của pharaoh nào đấy!
Một vài người dùng dao trổ bằng đồng khắc hình lên tấm bia, có lẽ để cho đẹp. Phấn Trắng nheo mắt xem kỹ các hình vẽ.
- A ha! Lá sen, chim ưng, mắt, đầu bò mộng...
- Rắn... Cái gì như bọ hung... - thím Giẻ Lau nhắc. Mặc dầu tuổi đã cao nhưng mắt thím vẫn tinh tường.
- Bọ hung! - Phấn Trắng gật đầu. - Tiếp theo là cá và lại chim ưng. Nào, chúng ta hãy thử đoán ý nghĩa của dòng chữ để xem sao.
- Dòng chữ đề nào? - thím Giẻ Lau chóp mắt vẻ lúng túng.
Anh tìm đâu ra dòng chữ đề thế? Tôi chỉ thấy có hình vẽ!
- Đúng, chỉ có các hình vẽ. Thế mà có thể đọc được đấy. Đó là những chữ cái, những từ. Đấy là những chữ viết tượng hình, tổ tiên xa xưa của bảng chữ cái của chúng ta đấy.
Phấn Trắng nhón chân, nhìn hồi lâu vào chỗ thấp thoáng các chiếc búa bằng đồng của những người thợ khắc chữ trên đá. Lúc này trán anh nhăn lại, môi mấp máy không thành tiếng. Cuối cùng anh quay về phía đồng đội.
- Nếu tôi không nhầm thì những ký hiệu trên tấm bia ca
ngọi các chiến công và sự anh minh của pharaoh vĩ đại và hùng mạnh Djoser, - anh nói.
- Pharaoh các bạn đang nhìn thấy là do Imhotep, cố vấn của Djoser, một nhà bác học nổi tiếng, một thầy thuốc kiêm kiến trúc sư xây cất. Nó là công trình lớn bằng đá đầu tiên trên thế giới. Một kỳ quan đương thời. Vật liệu xây nó là đá vôi, một loại đá khá vững chắc, nhưng lại có thể dùng những dụng cụ bằng đồng để gọt đẽo. Đáng chú ý là kể từ đấy đá vôi đã trở thành vật liệu xây dựng chính trong một thời gian dài. Đá vôi... - Phấn Trắng nghẹn lòi, - Thật kỳ lạ, - anh lẩm bẩm.
- Cái gì kỳ lạ nhỉ? - chị Bút hỏi.
- Cái chúng ta đã gặp lại lần thứ hai. Tất nhiên có thể đây là sự trùng hợp ngẫu nhiên, nhưng có lẽ... - Phấn Trắng nói không hết lòi, và đi về phía cửa sổ vẻ suy nghĩ.
Tại chỗ bức tường thầm lặng quen thuộc mới đây còn cánh cửa sổ đi vào quá khứ đầy bí ẩn vẫn ánh lên một vẻ huyền ảo như xưa.
... Bạn có biết không? Nhân lúc các nhân vật của chúng ta đang mải chăm chú nhìn cái mẩu nhỏ của cuộc sống đã biến đi từ lâu, tôi sẽ kể cho bạn nghe về những người thợ xây thời xưa.
Bạn nên nhớ, trước khi xây kim tự tháp bằng đá và các ngôi đền bằng đá xung quanh, những người dân của một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới là người dân Ai Cập, đã xây nên những ngôi nhà khá to chủ yếu bằng... gạch. Dĩ nhiên, không phải thứ gạch rắn tốt, kêu boong boong, nung kỹ trong lò như bạn biết, mà là thứ gạch xấu xí, dễ vỡ, đem phơi khô ngoài nắng. Nhưng để biết cách làm thứ gạch giản đon, xấu xí như vậy thôi, con người đã phải trải qua hàng chục nghìn năm cơ đấy.
Chính cư dân ở những vùng thảo nguyên, không có rừng đã sáng chế ra gạch... Qua nhiều thế hệ họ đã xây dựng nhà cửa bằng cành cây, da thú và đất sét. Khi đó họ thường nhận thấy: nếu bỗng nhiên rơm hoặc cỏ khô lẫn vào đất sét dẻo quánh thì hỗn hợp này sau khi khô sẽ bền chắc hơn nhiều so với đất sét nguyên chất loại tốt nhất.
Thời gian trôi qua, những người thợ xây dựng đã biết làm gạch bằng thứ hỗn hợp kỳ diệu này.
Việc sáng chế ra gạch đã tạo nên một chuyển biến lớn lao trong sự nghiệp xây dựng. Con người hiểu rằng họ có thể xây nên những công trình rộng lớn và khá cao so với đương thời.
... Bạn thân mến, có điều thú vị là ông tổ của gạch hiện vẫn còn sống, vẫn tận tụy phục vụ con người cho đến tận ngày nay.
Thứ hỗn hợp đất sét và rơm khô ấy khá bền chắc, rẻ tiền, giữ nhiệt tốt, và điều chủ yếu là bất kỳ ở đâu cũng có thể làm được. Ở các vùng thảo nguyên, người ta đã dùng loại gạch này xây dựng các chuồng trại, vựa lúa, nhà để xe, kho chứa hàng rất tốt, và đôi khi cả nhà ở nữa.
Những người đi khai hoang của chúng ta cũng nhắc đến loại gạch này với tình cảm tốt đẹp. Nó đã hỗ trự con người rất đắc lực trong cuộc tấn công rộng lớn vào các vùng bình nguyên trơ trụi, không có người sinh sống...
Nhưng cái gì cũng chỉ tốt khi dùng đúng chỗ. Loại gạch này hoàn toàn có thể dùng để xây những công trình nhỏ. Nhưng không thể dùng nó được. Nó rất không vững chắc, không chịu nổi sức nặng quá lớn. Người cổ Ai Cập đã vấp phải tai họa này.
Để xây các thành lũy, cung điện, đền thờ và lăng mộ của quốc vương họ phải đi tìm vật liệu xây dựng khác. Vật liệu ấy chính là đá vôi.
Đài kỷ niệm nổi tiếng nhất ghi công những người thợ xây thời xưa là kim tự tháp của pharaoh Khufu hay còn có tên gọi là Kheops. Lăng mộ cao bằng ngôi nhà ba mươi lăm tầng này được xem là một trong bảy kỳ quan trên thế giới. Nó được xây bằng những tảng đá vôi nặng bốn tấn, giống nhau hoàn toàn, được khai thác ở tận vùng sông Nile, nơi các dãy núi Muqattam xa xôi và chở đến bằng xe trượt trên cát.
Giả dụ ngày nay vì một lẽ nào đó phải chuyển kim tự tháp này đi thì cần dùng đến hai mươi nghìn chuyến tàu lửa và mỗi chuyến phải có đến ba chục toa xe.
Có thể bạn sẽ hỏi: tại sao lại phải xây mộ bằng những tảng đá to như vậy? Lẽ nào lại không thể đẽo chúng thành những tảng nhỏ hơn?
Vấn đề là kim tự tháp sở dĩ có thể tồn tại được gần năm nghìn năm và có lẽ còn tồn tại ngần ấy thời gian nữa chính là do nó được xây bằng các khối to và nặng như thế đấy. Giả dụ kim tự tháp được xây bằng những tảng đá bé thì thiên nhiên và con người đã không còn giữ lại được một dấu vết gì của cái công trình kỳ lạ này. Bỏi vì người Ai
Cập thời bấy giờ chưa biết dùng chất gì để gắn đá lại với nhau, nên họ chỉ còn cách lợi dụng trọng lượng của chúng mà thôi.
Tham gia xây lăng mộ Khufu có tới mười vạn người, gồm nô lệ, binh lính, nông dân, thợ thủ công. Họ làm việc suốt mười năm trời. Một thời gian khá nhanh so với công trình đồ sộ này.
Cho đến nay người ta vẫn chưa hiểu vì sao những người thự ngày xưa biết tính toán đúng công trình của họ như vậy, làm sao họ có thể đưa những tảng đá đồ sộ lên cao trên một trăm bốn mươi mét như vậy, làm thế nào họ có thể đẽo và xếp đá tài tình đến mức không nhìn thấy một chỗ cong nào!
Chúng ta hãy trở lại với đá vôi. Hàng nghìn năm đã trôi qua kể từ lúc con người đặt nhát đục đầu tiên lên loại đá này, ấy vậy mà nhìn vào bất kỳ trang sử nào, đâu đâu ta cũng đều gặp thứ vật liệu xây dựng kỳ diệu này. Người ta đã dùng vật liệu này để xây các thành phố Athens và Cổ La Mã, Paris và Viên, Kiev và Novgorod. ơ thời Dmitry Donskoy người ta đã dùng nó để xây những bức tường đá đầu tiên của điện Kremlin ở Moscow... Ngay từ thời đó, Moscow đã được gọi là thành phố “đá trắng”. Đến như nhà hát lớn Moscow, tuy mới được xây dựng gần đây thôi, mà cũng được xây bằng loại đá kỳ diệu này.
Ngay bây giờ đây, ở thế kỷ gạch và bê tông, đá vôi vẫn chưa hết công dụng. Đá hộc làm móng nhà cũng là đá vôi. Đá vôi được dùng làm đá dằn để giữ chặt các thanh tà vẹt trên đường tàu hỏa, không cho chúng xê dịch sức nặng của những đoàn tàu lao nhanh vun vút. Còn các đường ô tô, các phố xá thì sao? Cũng phải cần đến đá vôi. Nó được tán nhỏ và trộn với nhựa đường để tăng độ bền.
Còn ông vua bê tông thì sao? Bê tông chẳng qua cũng được đúc bằng xi măng trộn với nước và đá dăm. Mà đá dăm này nếu được làm bằng đá vôi thì đon giản nhất, nhanh nhất và tốt nhất.
Tôi có thể kể cho bạn nghe nhiều điều nữa về loại đá kỳ diệu này, nhưng... Chúng ta đã đến lúc phải trở lại lớp học với các nhân vật của chúng ta.
- Kỳ diệu thật, kỳ diệu thật - bác Địa Cầu thốt lên, dụi dụi đôi mắt đã mỏi. - Nhưng ai có thể giải thích cho tôi rỗ cái gì đang diễn ra ở đây? Vì sao từ lớp học của chúng ta bỗng dưng lại hiện ra cảnh xa xưa thế này? Tôi chẳng hiểu đâu vào đâu cả...
- Bác bảo “bỗng dưng” à? - Phấn Trắng hỏi lại.
- Nhưng chắc chắn là cái cảnh này không phải diễn ra cho chúng ta, - thím Giẻ Lau ủng hộ bác Địa Cầu.
- Tại sao lại không phải cho chúng ta nhỉ!
- Chắc hẳn... anh biết rõ cả tên họ của người đưa chúng ta đi ngược lại hàng nghìn năm lịch sử cũng nên? - bác Địa Cầu giỏng tai nghe.
- Hình như tôi thực sự biết rõ nhân vật bí ẩn này đấy, - Phấn Trắng mỉm cười. - Bỏi vì con người đã phát hiện được những tính chất kỳ diệu của đá vôi một cách dần dần, nên chúng mình còn kịp tiến hành một chuyến tham quan lịch sử nữa. Theo tôi bây giờ chúng ta sẽ phải chuyển từ Ai Cập sang Cổ Trung Hoa. Nếu tôi đoán đúng, thì xin hứa với các bạn là tôi sẽ gọi ngay tên họ người tạo ra tất cả những điều kỳ diệu hôm nay.
Những người bạn thân nhìn khoảng vài phút vào đám mây sáng lập lòe che khuất bóng dáng công trình đồ sộ của người Cổ Ai Cập, nhưng không thấy gì hơn. Cuối cùng đám mây bỗng rực sáng lên.
- Nó đấy, bắt đầu rồi đấy! - thím Giẻ Lau thì thào.
Và đúng như vậy. Từ trong đám mây trắng bạc hiện ra bóng dáng lờ mờ của các dãy núi đá lởm chởm. Các dãy núi
dường như từ các hang tối bò ra, trèo lên nhau. Một lát sau, trên một dãy núi ta thấy hiện ra những đường nét của một thành trì khổng lồ. Một phút sau lại bắt đầu hiện rõ những đường răng cưa, những lỗ châu mai rùng rợn. Thành chưa xây xong. Nhiều chỗ còn ẩn mình dưói giàn giáo. Đâu đâu cũng tấp nập những người, hàng nghìn người tay xách cuốc chim, cuốc mai, rìu, giỏ, sọt.
Đó đây bốc lên những cột bụi, cuộn lên những đám khói...
Những chiếc xe hai bánh kỳ dị do bò kéo thủng thỉnh đi trên các con đường ngoằn ngoèo, tiến về công trường. Bánh xe cao gấp đôi con bò được làm bằng những tấm gỗ sồi dày ghép lại, không có nan hoa.
Những chiếc xe bò này chở gạch. Đây không còn là gạch sống, mà là gạch nung, màu đỏ.
Đến lúc này các khách du lịch mới nhận thấy rằng toàn bộ công trình vĩ đại này đều làm bằng gạch. Đúng là có những đống đá vôi trắng chất cao như núi ở một đôi nơi, nhưng chúng không được gọt đẽo và hiển nhiên không phải được dùng làm đá xây.
Tại những khu vực xây xong đã có những chiến binh vai mang cung tên, lưng đeo kiếm cong và năng đi đi lại lại.
Tường thành rất dày, hai chiếc xe bò đi ngược chiều trên mặt thành có thể tránh nhau được. Còn chiều dài của thành thì khó mà biết được. Một dải đá chạy quanh co theo dãy núi, khi lên khi xuống và cuối cùng mất hút vào sương mù.
- Thế nào, rõ cả rồi đấy chứ.
- Phấn Trắng quay nhìn đồng đội của anh. - Đây là Vạn Lý Trường Thành!
- Cái gì... Vạn lý à? - chị Bút hỏi lại.
- Vạn Lý Trường Thành! Có nghĩa là: bức thành dài vạn dặm[14]. Đây là bức thành vĩ đại, nếu tính theo kilômet thì kể cả các đường nhánh nó dài đến bốn nghìn kilômet. Vua Tần Thủy Hoàng đã ra lệnh xây thành để bảo vệ biên giới phía tây Trung Hoa khỏi sự xâm lăng của các bộ lạc du mục. Lúc này, như các bạn thấy đấy, nó hãy còn đang được xây dựng. Chả là chúng ta đã đi ngược lại hai mươi ba thế kỷ, đến nước Cổ Trung Hoa.
[14] Đơn vị đo chiều dài đường sá ngày xưa (khoảng 432 mét).
- Đoán... đoán ra rồi đấy! - bác Địa Cầu thốt lên. - Anh bạn đã đoán ra rồi đấy! Như anh nói, nhân vật đó là: nước Cổ Trung Hoa!
- Tại sao anh lại đoán ra được? - chị Bút hỏi. - Anh hãy giải thích xem sao?
- Vấn đề là, - Phấn Trắng lớn tiếng, vẻ trịnh trọng, - tôi đã tỏ ra thiếu văn hóa và bồng bột... Tôi phải xin lỗi. Ôi, những người họ hàng sang trọng của tôi ơi! - Phấn Trắng thở dài. Họ nhiều lắm, có người đến phải phát ghen lên mất.
Phấn Trắng đứng dậy, cúi đầu xuống và bước lên phía trước.
- Mẹ Trường Thành oi, người hãy tha lỗi cho con, - anh nói, - trước đây con đã quên và không bày tỏ với người lòng tôn kính của con. Thật ra con mới được đưa đến trường học. Tuy nhiên điều đó không giảm bớt tội của con. Con hết sức hổ thẹn, đến đỏ cả mặt nếu như con có thể làm thế được.
Phấn Trắng đứng lặng hồi lâu như chờ đợi tiếng đáp lại, sau đó anh vẫy tay và quay về chỗ những người bạn đang vô cùng bối rối.
- Đúng là chúng ta đã làm những điều không đẹp mắt tí nào, - anh nói. - Mẹ Trường Thành chờ mãi chúng ta, cuối cùng không chờ được nữa và mặc dầu nặng nề chậm chạp là thế bà vẫn tìm cách làm cho chúng ta nhớ đến người.
Lúc này toàn cảnh núi non ánh lên màu sáng bạc đã bắt đầu mờ dần.
Mặt trường thành hình răng cưa, tháp canh, các đỉnh núi nhòa dần và tan biến đi, hòa thành một vết mờ.
- Dừng lại! - Phấn Trắng sực nhớ. - Đợi tí nào! Chúng con chưa kịp nhìn thấy gì!
Những vết sáng trên tường vẫn tiếp tục mờ đi và cuối cùng đã tắt ngấm.
- Thật là khó tính! - Phấn Trắng lắc đầu. - Người vẫn còn giận. Biết làm sao được, có thể người sẽ đuổi chúng ta khỏi lớp học ngay bây giờ. Mẹ Trường Thành ơi, người có nghe chăng? Chẳng lẽ vừa mới đặt chân đến nước Cổ Trung Hoa chúng con lại quay về ngay hay sao! Người hiểu cho, chúng con đi du lịch đến xứ sở của người.
Phấn Trắng đề nghị thím Giẻ Lau xóa khu rừng than đá đã vẽ trên bảng, các khách du lịch thế là không đến nơi này nữa. Sau đó anh nhanh chóng trèo lên gờ bảng và bắt đầu vẽ lại qua trí nhớ những dãy núi, những con đường dốc trên các sườn núi và các tháp canh của dãy tường thành vừa biến đi.
Sau nhiều lần xin lỗi, bây giờ khi thím Giẻ Lau thành kính chạm vào tường thì mọi việc đều trôi chảy. Trong tức khắc mặt trời đã tỏa sáng trước mặt các khách du lịch. Gió núi mát mẻ thoáng qua, nực mùi ngải cứu. Phút chốc những người bạn hơi choáng óc inh tai bởi tiếng gõ tiếng kêu leng keng, ken két và tiếng chuyện trò, đã đặt chân trên một sườn núi cao cách một tháp canh đang xây khoảng vài bước. Họ cứ phải lẩn tránh vì những tấm ván ọp ẹp thường xuyên qua lại.
Sau khi đã quan sát kỹ lưỡng, Phấn Trắng vẫy gọi các bạn ra, đoạn bám theo các nhành cây, thận trọng men qua một cái dốc dựng đứng, đi vòng qua tháp canh.
- Đá vôi! - chị Bút nói. - Để làm gì thế này nhỉ?
- Ờ, để làm gì thế nhỉ? - bác Địa Cầu vừa thở hổn hển vừa hỏi theo. - Bỏi vì tưòng xây bằng gạch cơ mà!
- Lát nữa các bạn sẽ biết, một tẹo nữa thôi. - Nói đoạn Phấn Trắng chỉ tay về phía một cái mương xói cạn nằm tiếp liền sau chỗ rừng mưa, từ đó quyện lên một luồng khói đặc.
Vừa đến bờ mương các khách du lịch đã nhận thấy ngay những hố sâu khoét vào sườn núi. Nhiều người mình mẩy bê bết bồ hóng đang hí hoáy chất củi và đổ đá vôi vào đấy.
Có một hố hình như đã được chất củi và đổ đá xong. Những cột khói đen đã bốc lên trên nóc hố.
Vì quá tò mò, bác Địa Cầu nhô hẳn người ra khỏi các lùm cây và tí nữa thì lăn đùng xuống miệng lò ngầm nung đỏ...
- Thế-ế những người này nung đá để làm gi? - nhà địa lý già vừa phủi bụi vừa hỏi.
- Ờ, đấy là một trong những phát minh phi thường nhất trong nghệ thuật xây dựng đấy bác ạ! - Phấn Trắng thốt lên đầy tự hào. - Vấn đề là nếu chỉ có gạch không thôi, dầu đó là gạch nung thượng hảo hạng đi nữa, cũng chưa xây được gì. Còn phải biết cách gắn chặt các viên gạch lại với nhau nữa chứ.
Nếu như đất sét nhão trộn với cát mà con người đã dùng để gắn các tảng đá từ những thời xa xưa còn có thể dùng được đối với những túp nhà sơ sài, thì đối với các thành lũy, pháo đài, đền chùa, cầu cống và các công trình đồ sộ khác phải dùng vật liệu khác, thật chắc chắn và bền lâu. Nói tóm lại là cần có một loại nhựa gắn đá thực sự. Từ xưa những người thợ xây đã hiểu rằng chất nhựa ấy sẽ mở ra trước mắt họ những khả năng cực kỳ to lớn. Nhưng tìm đâu ra nó?
Thế là vào khoảng bốn nghìn năm trước đây, con người bỗng nhớ ra một tính chất kỳ lạ của đá vôi. Một cục đá vôi nằm lâu trong lò nung và sau đó được ném vào nước, thì tan ra, làm cho nước sôi sùng sục, rồi biến thành một thứ bột nhão. Ngẫu nhiên mà người ta thấy được điều này: có thể là từ một trận mưa rào đột ngột đã dập tắt đám lửa, có thể là từ một cục đá vôi được lấy ra khỏi lửa và ném vào nồi nấu thức ăn. Trường họp thứ hai có nhiều khả năng xảy ra hơn, bởi vì ngày xưa con người còn chưa biết nung chín những vật dụng nồi niêu bát đĩa, mà đất sét chưa nung khi để vào lửa thì vỡ ngay, vì vậy người ta phải nấu thức ăn bằng cách ném đá vôi đã nung nóng vào nước cho đến khi nước bắt đầu sôi.
Dẫu sao thì con người cũng rất đỗi ngạc nhiên khi thấy rằng một thứ đá rắn chắc như vậy, khi roi vào nước lại thở phì phì, phun lung tung cho đến khi biến thành một thứ bột nhão.
Thế nhưng có điều càng ngạc nhiên hơn là thứ bột đá nhão màu trắng ấy, sau khi lấy ra khỏi nước một thời gian, sẽ khô và rắn lại...
Người ta thường hay gặp hiện tượng kỳ lạ này, nhưng phải nhiều thế kỷ sau mới có một ai đó nảy ra một ý nghĩ giản đơn: nếu dùng loại bột nhão đá vôi màu trắng này để gắn với khối đá xây thì sẽ ra sao? Người ta đã làm thử và thấy kết quả tốt. Bột nhão lúc rắn lại đã “ghì chặt” lấy đá.
Về sau người ta đã nghĩ cho thêm cát vào bột nhão này. Kết quả càng tốt hơn.
Từ đấy, ở nhiều nước khác nhau, đã xuất hiện hàng trăm lò nung vôi được đào sâu dưới đất, đá vôi bắt đầu có công dụng mới: từ đá vôi người ta bắt đầu chế ra vôi.
- Trên đời này thật là lắm chuyện! - Thím Giẻ Lau thở dài.
- Có một cục đá vôi. Nó nằm yên đó, nằm yên có thể đến một triệu năm, hay hai triệu năm cũng nên, nhưng rồi nó đã rơi vào lửa, thế là bỗng chốc nó biến thành vôi.
- Đúng như vậy, - Phấn Trắng gật đầu. Đó là vôi chưa tôi. Nếu ném vôi chưa tôi vào nước thì nước réo lên, kêu sùng sục và nóng lên, còn vôi thì trở thành vôi tôi. Tùy theo lượng nước được lấy để tôi nhiều hay ít mà ta có được hoặc là một thứ bột trắng gần như khô, hoặc là một thứ bột nhão. Trong xây dựng cần cả hai loại.
- Phấn Trắng im lặng trong giây phút, đoạn mỉm cười và nói tiếp: - Thế nhưng loại vôi tốt nhất, tinh khiết nhất được chế từ phấn đấy... Giờ thì chúng ta phải quay về thôi. Mặt trời đã sắp lặn rồi.
- Thế nghĩa là lần đầu tiên người ta đã dùng vôi để xây tường thành này chứ gì? - Chị Bút hỏi, mắt kính cẩn nhìn khối gạch xây được xếp ngay thẳng và cẩn thận.
- Sao chị lại nghĩ thế! Sớm hơn nhiều chứ! Nhưng trước đấy, chưa ở đâu và chưa bao giờ con người lại dùng vôi một cách tài tình và với một qui mô rộng lớn như vậy. Chính nhờ vôi mà Vạn Lý Trường Thành còn tồn tại cho đến ngày nay, trải qua gần hai mươi ba thế kỷ.
- Vâng. Có thể xem nó là đài kỷ niệm sự phát minh của nhà xây dựng cổ xưa! - chị Bút nói vẻ suy nghĩ.
- Có thể gọi là đài kỷ niệm của hai phát minh cơ đấy! - Phấn Trắng chữa lại. - Ngoài vôi, những người thợ Trung Hoa còn sử dụng một vật liệu xây dựng khác nữa. Trộn lẫn vữa vôi với đá dăm, họ đã chế được loại bê tông vôi rất chắc. Những đoạn thành được xây bằng loại bê tông này cho đến nay vẫn còn vững chắc. Tất nhiên cũng có thể xem đoạn thành này, nhưng... muốn vậy, tôi phải vẽ một bức tranh hơi khác hơn. Thế nhưng tôi... - Phấn Trắng huơ tay - Các bạn có thấy tôi gầy đi không?
- Người anh chỉ còn một nửa thôi, anh bạn thân mến ạ! - Thím Giẻ Lau thốt lên. - Từ lâu tôi đã nhận thấy điều này, nhưng không dám nói. Có thể anh bị một chứng bệnh đá gì chăng?
- Không. Mọi việc đều bình thường, - Phấn Trắng mỉm cười vẻ buồn rầu. - Tôi mòn đi đấy thôi. Phải tiết kiệm sức lực của mình và chỉ vẽ những điều chủ yếu nhất. Thú thật với các bạn, tôi rất muốn sống đến hết hè, đến ngày một tháng chín... Một bạn học sinh lớp một nào đấy sẽ dùng tôi kẻ nên những nét chữ vụng về... nhưng, thôi... - Phấn Trắng phẩy tay.
- Anh... anh đừng nói như vậy! - Bác Địa Cầu xúc động.
- Anh còn sống lâu hơn chúng tôi nữa cơ.
- Và sống trọn vẹn đấy anh bạn ạ, anh là đá vôi cơ mà! - chị Bút khích lệ đồng đội. - Như anh biết đấy, đá vôi sống đến hàng triệu năm ấy chứ.
Chỉ có thím Giẻ Lau là không nói không rằng. Thím ta chỉ lắc đầu và bắt tay làm cái công việc quen thuộc.
Vài giây sau những người bạn của chúng ta đã có mặt ở lớp học.
Mặc dầu đêm chưa tan, nhưng ngọn đèn ngoài đường phố đã tắt. Trên bầu trời tối đen những vì sao lớn vẫn còn lấp lánh. Còn những vì sao bé thì như cảm thấy trước bình minh sắp đến đã kế tiếp nhau tắt dần. Như vậy chắc là vì trẻ con bao giờ cũng đi ngủ trước.
Phấn Trắng và thím Giẻ Lau trèo lên gờ bảng đen ngồi nghỉ. Bác Địa Cầu và thím Bút đi dọc theo các bức tường của lớp học, xem xét một cách thích thú những công trình quen thuộc, giản đon và rất kỳ lạ này.
- Khoan! - nhà Địa lý già sực nhớ ra điều gì. - Bức tường của chúng ta có quan hệ gì VớI đá vôi cơ chứ? Đối với bức tường thành của Trung Quốc thì có thể hiểu được. Còn bức tường của chúng ta, gạch được xây không phải bằng vôi, mà bằng xi măng cơ! Đấy, chị nhìn xem.
- Bác đưa chị Bút đến bên lò sưỏi, từ dưói lớp trát bị vỡ hiện ra một mẩu gạch xây.
Chị Bút sờ tay vào chất vữa màu xám đã cứng lại giữa các viên gạch và nhún vai:
- Theo tôi, xi măng nói chung đã thay thế vôi từ lâu rồi.
- Một là, - tiếng Phấn Trắng vọng đến, - ngày nay vôi vẫn còn được thêm vào vữa xây, hai là, bản thân xi măng có thể nói là em ruột của vôi, ba là, cần phải biết gạch có năm bảy thứ gạch. Một số làm bằng đất sét như ngày xưa, nhưng có số như gạch xây tường của trường học chúng ta thì lại được làm bằng vôi cơ đấy.
Phấn Trắng nhảy xuống và tiến về phía những người bạn.
- Các bạn nói đến xi măng. Thế thì xi măng là gì nào?
- Có gì đâu, đó là một chất màu xám... - bác Địa Cầu ấp úng. - Tựa như đất sét, nhưng rắn hơn...
- Đó là một thứ đá được nghiền thành bột thì đúng hơn, - chị Bút nói lưỡng lự.
- Ồ, các bạn không biết rồi! Xi măng - đó là đá vôi và đất sét được trộn lẫn với nhau và sau đó đem nung nóng.
- Anh có thể nói tỉ mỉ hơn được không? - chị Bút đề nghị.
- Đúng... đúng đấy! - bác Địa Cầu tán thành. - Toàn bộ cái lai lịch đá này thú vị lắm đấy.
- Thật ra chúng ta cũng không tài nào ngủ được! - thím Giẻ Lau có ý kiến - Tốt nhất là anh kể đi.
- Ờ, nếu các bạn thích nghe thì tôi xin kể. Có điều là... - Phấn Trắng nhăn trán lại. - Cho phép tôi nghĩ lại... Thế này nhá, - sau một hồi suy nghĩ anh bắt đầu. - Từ xửa từ xưa, vì cố làm cho chất lượng của vôi ngày một tốt hơn, ngoài cát những người thợ xây đã cho thêm pho mát tưoi, huyết bò, xơ lanh vào bột vôi nhão. Họ còn thử tôi vôi bằng sữa, chứ không phải bằng nước. Những vữa xây này gắn đá tốt hơn rất nhiều, không còn sợ ẩm như trước nữa. Nhưng chúng có chung một nhược điểm là quá đắt. Thế rồi, khoảng một nghìn năm về trước, trong thời kỳ nước Nga còn đóng đô ở Kiev, có một người thợ nề đã trộn thêm các mảnh gốm và gạch đập nhỏ vào bột vôi nhão. Thật khó mà nói tại sao anh ta lại làm như vậy. Phải chăng anh ta đã ngại đi lấy cát, trong khi đồ gốm vỡ vứt đi lại nằm ngay bên cạnh.
Dẫu sao thì các mảnh gồm vỡ cũng đã có mặt trong vữa. Những người thợ xây rất đỗi ngạc nhiên, vật được xây bằng vữa này lại chắc hơn rất nhiều. Từ đó việc cho mảnh gốm vỡ vào vôi trở thành công việc chuyên môn. Hỗn hợp này chẳng những gắn đá chắc hơn, nó còn hóa rắn nhanh hơn, giỏi chịu ẩm hơn. Những người thợ xây cũng đã thử cho đất sét chưa nung vào vôi, nhưng khi đó vữa chỉ có xấu đi.
“Bỏi vì bản thân vôi đã được nung lửa, nên nó đòi hỏi đất sét cho vào vữa cũng phải được nung”. - Sau này những người thợ xây đã xác định như vậy. Từ kết luận này đến chô chế xi măng chỉ còn một bước nữa thôi. Tuy nhiên làm được việc đó không phải là giản đon.
Dưới thời Pi-e đệ nhất, những người thợ xây đã nung hỗn hợp đá vôi và đất sét và nhận được mẻ xi măng đầu tiên, nhưng nó đã không tốt hơn, mà thậm chí nó còn xấu hơn vôi. Chưa ai biết tỷ lệ pha chế hỗn hợp này phải như thế nào, phải nung nó ở nhiệt độ bao nhiêu. Vả lại nhiệt kế thời bấy giờ cũng chưa có. Xi măng được phát minh thật sự vào đầu thế kỷ trước trong cùng một thời gian ở cả nước Nga và nước Anh. Các kỹ sư đã tuyên bố: ‘Phải nung trong lò một hỗn hợp gồm ba phần đá vôi và một phần đất sét”.
Công thức pha chế trở thành một cái gì giống như phép thần chú. Những lời lẽ có vẻ ma thuật này đã dẫn đến chỗ chỉ trong một thời gian ngắn ngủi, ở nhiều nước khác nhau đã mọc lên hàng chục và hàng trăm nhà máy xi măng.
Nhưng dầu xi măng có tốt đến mấy đi nữa, vôi xây vẫn không hề bị thất nghiệp. Công dụng của nó ngày nay thậm chí còn nhiều hơn trước đây. Có lẽ câu chuyện đến đây là hết. - Phấn Trắng bước lại gần cửa số. Đương nhiên, nếu ta đi tham quan một nhà máy xi măng hiện đại thì cũng tốt đấy, nhưng, - anh hất đầu chỉ những bóng mái nhà hiện ra lờ mờ sau những tấm kính màu xám, - trời sắp sáng, chúng ta không kịp đi trong ngày hôm nay.
- Rất... rất tiếc! - bác Địa Cầu kêu ken két. - Tôi chưa thấy nhà máy bao giờ.
- Trước kia tôi đã ở nhà máy,
- thím Giẻ Lau hồi tưởng lại.
- Ở hai nhà máy nữa là khác: nhà máy sợi và nhà máy dệt. Nhưng tôi quên cả rồi. Còn nhà máy xi măng thì thú thật tôi chưa thấy bao giờ.
- Thế anh có thể kể về nhà máy này được không? - chị Bút đề nghị. - Có ngủ lúc này cũng hãy còn sớm.
- Ờ thì kể vậy. - Phấn Trắng đồng ý. - Tôi phải vẽ qua nhà máy mới được. Tất nhiên không vẽ cả, mà chỉ vẽ phân xưởng chính yếu nhất của nhà máy, có thể gọi là quả tim của nó thôi.
Tranh thủ thời gian, Phấn Trắng bắt tay ngay vào việc. Lập tức trên bảng xuất hiện hình dáng một gian phòng rộng lớn. Một khối ống đặt nghiêng, trên mình có những bánh xe răng cưa chạy suốt từ đầu này sang đầu kia gian phòng.
- Đây là lò quay - Phấn Trắng trình bày với các bạn. - Trên bảng này tôi vẽ nó bé thế thôi, chứ trên thực tế thì ống bằng thép này dài bằng một phố nhỏ và cao bằng lớp học này đấy. Đó là cả một hầm lò. Từ trên người ta cho đá vôi và đất sét đã được nghiền thành bột, với những phần được đo lường chính xác vào lò. Lò chuyển động làm cho nguyên liệu được trộn liên tục, lăn từ từ theo độ nghiêng của lò về phía đám lửa réo vù vù. Mạt than được những luồng không khí nén thổi vào cháy hừng hực trong lò. Hỗn hợp xuống thấp dần và nóng dần sau mỗi vòng quay của ống. Thoạt đầu, nước trong nó bay ra. Tiếp đó, diễn ra những phản ứng hóa học và cuối cùng, ở nhiệt độ một nghìn rưỡi độ sự nung kết các hạt đất sét và vôi xảy ra. Một chất vón cục màu xanh xám mà người ta gọi là clin- ke đã hình thành, roi khỏi lò và nguội dần. Sau đó người ta cho clin-ke vào các máy nghiền đặc biệt. Những quả cầu đá nặng trình trịch lăn tròn biến clin-ke thành bột mịn. Thế là có xi măng.
Như vậy, trải qua những ống thép của các lò nung, những bộ răng của các máy nghiền và sau đó trải qua nước ở công trường xây dựng, xi măng rắn lại và trở thành một dũng sĩ thật sự. Một khối xi măng cao hai mươi centimet chịu được sức nặng của hai toa tàu chất hàng đầy ắp. Một khối gạch như vậy sẽ tan ra bụi dưói sức nặng ấy. Như vậy là keo gắn đá lại còn chắc hơn những thứ nó gắn.
Thường thường người ta còn sản xuất xi măng một cách đơn giản hơn - không phải chế biến hỗn hợp đá vôi và đất sét. Bỏi lẽ trong thiên nhiên đôi khi lại có sẵn hỗn hợp như vậy. Đó là một thứ đá được gọi là đá vôi sét hay đá mác-nơ. Xây dựng nhà máy xi măng ở những nơi có đá mác-nơ là lợi nhất.
Lúc nghiền clin-ke người ta còn cho thêm thạch cao, xỉ hay các chất khác vào đó, tùy theo nó sẽ được dùng vào mục đích gì sau này. Nhà máy của chúng ta sản xuất hàng chục loại xi măng. Loại để xây nhà cửa, loại để xây các công trình ngầm dưói đất, loại để xây các công trình dưới nước, loại để xây đường, loại để xây lò, loại để xây các công trình hóa học. Có loại xi măng khi khô hoàn toàn không co lại. Thậm chí có cả loại nở ra khi khô. Người ta dùng loại này để bịt các khe hở trong các ống, trong các hầm lò.
Phần lớn xi măng sản xuất ra biến thành bê tông. Bê tông là vữa xi măng trộn với đá dăm xỉ, cát, hay vật liệu khác. Nếu đặt một cái khung bện bằng các thanh sắt vào bê tông nửa lỏng, ta sẽ có bê tông cốt sắt. Từ khi tìm ra xi măng bền chắc, thời đại bê tông thực sự đã bắt đầu. Những đập nước và những nhà máy điện khổng lồ, những cầu cống, những đập chắn sóng và những bến tàu, móng của những lò cao và máy cán đồ sộ, những tòa nhà máy, những kho ngũ cốc lớn, những sân vận động, những hầm lò - tất thảy những cái đó chứng tỏ bê tông đang bước vào thời đại hoàng kim.
Mới đây người ta đã làm tường nhà, trần nhà, cầu thang bằng bê tông ở ngay nhà máy. Ngày nay, tại các nhà máy người ta đã làm sẵn cả gian nhà, những người thợ xây chỉ còn lắp ghép các bộ phận làm sẵn lại mà thôi. Người ta cũng đã chế tạo cả vỏ tàu bằng bê tông cốt sắt. Bê tông đã cho phép xây dựng nhanh chóng, vững chắc và rẻ tiền một cách kỳ lạ. Tôi lấy làm tự hào, - Phấn Trắng kết luận, - tự hào rằng chính chúng tôi, họ đá vôi, đã tạo nên thứ đá kỳ diệu, vĩnh cửu, mặc dầu là nhân tạo này.
- Nhưng vẫn phải do con người làm ra! - thím Giẻ Lau nói rõ thêm. - còn đá vôi thì... Ấy chết, chúng ta say chuyện quá đi mất!
Đến lúc này họ mới nhận thấy bên ngoài cửa sổ trời đã sáng hẳn, các áng mây khoác lên mình những chiếc áo hồng đẹp đẽ và lặng đứng trên bầu trời trắng bạc, đón chào bình minh.
Lát sau lớp học đã trở nên yên lặng. Chỉ có thím Giẻ Lau bị cảm lạnh khẽ phát ra qua mũi một âm điệu nhè nhẹ gồm vẻn vẹn có hai nốt. Cũng có thể đó là tiếng dế mèn từ dưói tầng hầm vọng lên.
Đúng ra, đến đây đã có thể kết thúc chương này. Nó đã dài quá rồi. Nhưng dẫu sao, trước khi chuyển qua chương sau, tôi muốn kể với bạn một đôi điều về Phấn Trắng. Bởi lẽ anh ta quá khiêm tốn, không hề nói gì về bản thân anh ta cả.
Phấn Trắng đã nói nhiều về dòng họ đông đúc của anh, trong khi đó chính Phấn Trắng cũng là một nhân vật không kém phần quan trọng trên công trường. Dẫu chưa kể là bằng phấn trắng người ta chế ra loại vôi tốt nhất, thì từ nó người ta làm ra vôi quét trần và tường nhà, chất trám những chỗ gồ ghề, những chỗ nứt, chế ra mát-tít gắn kính cửa sổ (chỉ cần trộn phấn trắng nghiền nhỏ với một chất dầu lỏng như dầu ôliu chẳng hạn là ta có được mát-tít).
Còn vải sơn để lát sàn nhà thì sao? Trong thành phần của nó cũng có phấn trắng nữa đấy. Giờ thì có thể hạ dấu chấm và chuyển sang chương sau, chương cuối cùng của quyển sách được rồi.
Mực Trắng Giấy Đen Mực Trắng Giấy Đen - Александр Дитрих 1926 - 1996 Mực Trắng Giấy Đen