Cách bạn sử dụng thời gian quan trọng hơn cách bạn tiêu tiền. Sai lầm về tiền bạc còn có thể chỉnh sửa được, nhưng thời gian thì không bao giờ quay lại.

David Norris

 
 
 
 
 
Tác giả: Hoàng Kim
Thể loại: Tiểu Thuyết
Biên tập: Bach Ly Bang
Upload bìa: Minh Khoa
Số chương: 25
Phí download: 4 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 2792 / 4
Cập nhật: 2015-11-21 22:20:10 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 11
a có rảnh không? Con muốn bàn với ba một việc quan trọng.
Kéo cặp kính lão khỏi mắt, ông Lê Sinh gật đầu, hỏi con trai bằng giọng vui đùa:
- Xong đại đăng khoa rồi, bây giờ tính tới tiểu đăng khoa chứ gì?
Khắc Ninh cười to, kéo ghế ngồi xuống cạnh cha, trả lời:
- Chưa sớm vậy đâu ba. Con chỉ tính chuyện làm ăn thôi.
Ông Lê Sinh bỏ tờ báo xuống, tỏ ý sẵn sàng nghe:
- Chuyện gì đây, hả cậu cả?
Khắc Ninh vừa hỏi vừa chú ý quan sát sắc mặt của cha:
- Mình có vốn bỏ ra mua nhà để kinh doanh không vậy ba?
Ông Lê Sinh ngạc nhiên hỏi lại:
- Con có ý thích kinh doanh địa ốc từ lúc nào vậy? Việc ở công ty làm còn không hết, " vung tay quá trán " làm gì hả con?
Cân nhắc một lúc rồi Khắc Ninh trầm giọng thốt lên:
- Đây là một cơ hội sinh lời ngay trước mắt mà lại giúp đỡ cho bạn bè. " Một công đôi việc", tạo sao lại không làm hở ba?
Ông Lê Sinh nhìn con một lúc rồi chắp tay trước bụng, cất tiếng:
- Con nói rõ đầu đuôi cho ba nghe xem sao?
Khắc Ninh thận trọng đáp:
- Chủ căn nhà Mỹ Trang đang mở quán đang kêu bán, con muốn mua lại để giúp cô ấy tiếp tục kinh doanh.
Ông Lê Sinh xua tay:
- Chuyện họ Kim cứ để họ tự lo. Con xen vào làm gì cho rắc rối?
Khắc Ninh vẫn không nãn lòng:
- Đây đơn thuần là chuyện làm ăn. Con cảm thấy để một ngôi nhà đẹp như thế lọt vào tay người khác thì rất tiếc. Cho Mỹ Trang thuê lại thì hằng tháng mình vẫn có số tiền cả chục triệu đồng mà nhà vẫn của mình. Có lợi quá đi chứ.
Ngẫm nghĩ một lúc rồi ông Lê Sinh nhìn thẳng vào mặt con, tra gạn:
- Nói thật cho ba nghe đi: Ngoài việc làm ăn ra, con còn có ý đồ gì khác không?
Khắc Ninh hơi lúng túng, nói lãng:
- Ba hỏi vậy là sao? Có sao thì con nói vậy rồi.
Ông Lê Sinh cười tủm tỉm, cao giọng:
- Cậu cả ơi, tôi đi guốc trong bụng cậu rồi đấy nhé. Muốn làm " anh hùng cứu mỹ nhân" phải không?
Khắc Ninh dợm đứng lên như muốn bỏ đi:
- Nếu ba không thích thì thôi, con không bàn tới nữa.
Ông Lê Sinh chép miệng:
- Muốn làm ăn thì phải tính toán cho kỹ chứ có phải thích đâu thì làm đó được. Để ba đi quan sát địa thế rồi bàn tiếp.
Khắc Ninh nở nụ cười hân hoan. Cha anh nói vậy nghĩa là kế hoạch đã thành công được một nữa rồi.
Tưởng tượng ra nét mặt rạng ngời niềm vui của cô gái mà mình quí mến khi dự tính này trở thành hiện thực, lòng Khắc Ninh hân hoan khôn tả.
ØË×
Ngồi tập đàn ở phòng nhạc, thấy Anh Vũ mặc bộ đồ thể thao chuẩn bị ra đường, Khả Mi cất tiếng hỏi:
- Anh không đi làm sao mà ăn mặc kiểu này?
Anh Vũ đáp nhát gừng:
- Thích thì làm, không thích thì nghỉ.
Khả Mi cười lảnh lót:
- Chứ không phải thiên hạ " vắt chanh bỏ vỏ", hất anh ra sao?
Anh Vũ không trả lời, cầm vợt tenis đi thẳng.
Thả người xuống chiếc ghế nệm êm ái, Khả Mi khe khẽ hát theo bản nhạc tình tứ đang phát ra từ dàn máy. Cô đang rất hài lòng với bản thân mình vì những điều tốt đẹp mà cuộc sống đã ban tặng: Sinh trưởng trong một gia đình giàu có, được cưng như trứng mỏng, sở hữu một sắc đẹp đủ chuẩn thi hoa hậu và nền tảng học thức vững vàng. Chắc chắc cô sẽ đạt được những điều mình muốn trong cuộc sống mà chẳng gặp bất kỳ một khó khăn nào.
Niềm vui của cô sẽ trọn vẹn hơn nữa nếu ả chị họ đáng ghét kia đừng xuất hiện trong ngôi biệt thự sang trọng này vì mỗi khi nhắc đến con gái họ Kim thì người ta sẽ chỉ biết đến một mình cô chứ không có kẻ thứ hai nào được chia sẻ điều vinh hạnh ấy cả.
Khả Mi chỉ thích sự độc tôn. Trong tình yêu, ai cũng muốn sự tuyệt đối thì trong cuộc sống, ý muốn của cô cũng đâu có gì quá đáng, đúng không nào?
Miên man nghĩ ngợi, cô không hay bà Hồng Cúc đã có mặt từ lúc nào. Mãi khi bà ngồi xuống bên cạnh, cô mới giật mình kêu lên:
- Ủa, bác Hai mà con tưởng ai. Làm con hết hồn!
Bà Hồng Cúc cười nhẹ, trêu ghẹo:
- Tưởng chàng nào chứ gì?
Má đỏ hồng, Khả Mi phụng phịu:
- Làm gì có chuyện đó!
Bà Hồng Cúc vẫn không buông tha:
- Nếu vậy thì có chàng nào tìm Khả Mi, bác sẽ nói là con không tiếp nhé.
Khả Mi vội la lên:
- Khoan đã. Còn tùy đối tượng nữa.
Bà Hồng Cúc cười to:
- Thấy chưa, " giấu đầu lòi đuôi" rồi đó!
Hai người cùng cười vang, tỏ ra rất hợp ý.
Từ bé, Khả Mi vẫn ở gần người bác dâu hiếm con này nên bà rất thân thiết với cô. Phần nữa là Khả Mi lại khắc khẩu với mẹ ruột nên có chuyện gì cô cũng rủ rỉ tâm sự với bà bác. Có thể nói là trong ngôi biệt thự này thì hai bác cháu là cặp bài trùng, đặc biệt là từ khi Mỹ Trang xuất hiện thì mối ác cảm chung càng kéo họ xích gần nhau hơn.
Dứt tràng cười, Khả Mi buông lời dò xét:
- Nghe nói chị họ của con sắp dọn quán phải không bác?
Bà Hồng Cúc khôn khéo đáp lại:
- Muốn biết rõ thì cứ hỏi trực tiếp nó chứ hỏi bác làm gì.
Khả Mi hấp háy mắt, kéo dài giọng:
- Thôi, con sợ lắm, không dám đối mặt đâu. Rủi người ta ăn thịt con thì sao?
Bà Hồng Cúc nhìn cô từ đầu xuống chân rồi cũng đáp lại bằng giọng điệu y hệt như vậy:
- Không lẽ cháu của tôi hiền lành đến mức chịu ngồi yên cho người ta ăn thịt mình sao?
Khả Mi vờ rút vai, le lưỡi:
- Mình dữ còn có người khác dữ hơn. Giang hồ thứ thiệt mà bác!
Chạm đúng nỗi bức xúc trong lòng, bà Hồng Cúc không ngớt cười nhạt, thốt lên:
- " Rau nào sâu nấy". Cái ngữ đó làm sao có đứa con đàng hoàng được!
Khả Mi im lặng, không dám nói gì. Cô đủ khôn ngoan để biết phận con cháu như mình không được phép nói leo, bàn tán chuyện người lớn.
Đang cơn tức giận, bà Hồng Cúc lại tuôn luôn cả tràng dài:
- Mới chân ướt chân ráo bước vô nhà này mà đã mưu mô muốn chuyển tài sản về cho mẹ nó. Đâu có dễ dàng như vậy được? Bác quyết chống đến cùng!
Đã phong phanh nghe được chuyện này, sẵn cơ hội Khả Mi hỏi tới:
- Có chuyện tày trời vậy sao bác?
Bà Hồng Cúc hằn học thốt:
- Chuyện gì mà nó không dám làm. Nhìn bản mặt là biết nó không vừa rồi.
Mới nói tới đó thì bà Phú từ dưới nhà đi lên để kiếm con gái. Thấy hai bác cháu đang trò chuyện say sưa, bà đứng ngoài cửa không vào vội. Đến chừng nghe được những câu sặc mùi thù nghịch thì bà vội vàng bước vào để ngăn không cho con sa đà vào những mối hiềm khích trong gia tộc.
Đưa mắt nhìn con gái, bà Phú bảo:
- Chở mẹ ra chợ một chút, Khả Mi.
Bà Hồng Cúc hỏi đãi bôi:
- Thím cần gì sao không kêu con Bé Ba đi mua? Nắng gắt như vầy mà ra đường ngại chết đi được.
Khả Mi cũng phụ họa:
- Tia UV là kẻ thù của sắc đẹp. Con sợ đen da lắm, mẹ ơi.
Bà Phú tỏ ra không bằng lòng:
- Đi đổi chiếc lắc đeo tay, sai người làm sao được?
Bà Hồng Cúc thốt một câu chẳng hiểu là cảm thán thật sự hay có ý moi móc:
- Thím có phước hơn tôi- còn có con để nhờ vả-, chứ sao này tôi nằm xuống thì khỏi có đứa chống gậy.
Bà Phú đáp lại:
- Có Mỹ Trang đó làm chi? Chị là má lớn của nó thì nó phải giữ đủ bổn phận chứ.
Bà Hồng Cúc rùng vai:
- Thôi thím ơi, " Khác máu tanh lòng", mình có chửa đẻ ngày nào đâu mà mong nó báo hiếu?
Bà Phú phản đối:
- Nó đã về đây ở và kêu chị một tiếng " má" thì có sự ràng buộc rồi. Lo gì chuyện đó hả chị Hai?
Bà Hồng Cúc cười nhạt:
- Thím chủ quan quá! Con mình đẻ ra còn chưa biết bụng dạ ra sao huống gì con thiên hạ.
Bà Phú cố phân trần:
- Nhưng phân nửa giòng máu của nó là của anh Hai mà.
Không nhắc còn đỡ, chứ vừa nghe lọt câu ấy vào tai thì sắc mặt bà Hồng Cúc đã thay đổi ngay lập tức. Giọng bà cũng theo đó mà cao vút, nghiệt ngã:
- Chú Ba không có vợ nọ con kia nên thím mới mạnh miệng bênh vực con người dưng. Thử đặt thím vào địa vị tôi rồi sẽ biết cảm giác như thế nào.
Bà Phú im thít.
Khả Mi giải vây giùm mẹ:
- Đi sớm rồi còn về ăn trưa, mẹ ơi.
ØË×
Trên đường đi, bà Phú phàn nàn với con gái:
- Bác Hai mày khó quá! Cứ nghĩ thoáng một chút cho nhẹ đầu, nghiến ngầm hoài cũng có giải quyết được vấn đề đâu?
Không đồng tình với mẹ, Khả Mi thốt:
- Bác nói đúng chứ đâu có sai. Người ở tận đâu đâu, tự dưng nhảy vô chia của rồi nhận thân nhận thuộc, thích ứng sao được?
Bà Phú răn đe con:
- Không được nói theo bác rồi mất lòng tùm lum nghe chưa? Tới tai ông nội mày thì còn lớn chuyện nữa đó.
Khả Mi bướng bỉnh thốt:
- Con chỉ nói sự thật!
Bà Phú nạt:
- Không nói nữa!
Sợ mẹ, Khả Mi im lặng nhưng rõ ràng trong lòng vẫn ấm ức.
Tới chợ, gởi xe xong, hai mẹ con cùng đến tiệm vàng vốn là chỗ mua bán thân quen từ xưa đến giờ.
Mới đến cửa, Khả Mi đã giật tay áo mẹ, thì thầm:
- Ai như bác Sinh gái kìa mẹ.
Bà Phú nhìn kỹ rồi gọi lớn:
- Chị Sinh! Mua sắm gì mà chỉ có một mình vậy?
Bà Sinh thấy người quen thì tươi cười chào hỏi:
- Lâu quá mới gặp chị. Nhìn chị lúc nào cũng trẻ đẹp. Đi với con gái cứ tưởng như hai chị em.
Bà Phú cười sung sướng nhưng cũng khiêm tốn đáp lại:
- Chị quá khen! Tôi làm sao so sánh được với chị.
Bà Sinh cười xòa:
- Khen qua khen lại hoài, để con cháu nó cười hai bà già không biết mắc cỡ. Lẽ ra phải giành lời khen cho nó mới đúng. Con còn học hay đi làm rồi hả Khả Mi?
Khả Mi lấy điệu bộ nhu mì nhất để trả lời:
- Dạ, con học xong đại học rồi nghỉ ở nhà, chờ xin việc.
Bà Sinh cười tủm tỉm:
- Chờ xin việc hay chờ có người xin rước?
Trong lúc cô con gái rượu còn bận sửa dáng e thẹn thì bà mẹ đã đỡ lời:
- Ngành sư phạm thì đâu có bao nhiêu tiền hả chị? Sức khỏe nó lại kém. Tiền lương không đủ để mua thuốc bổ uống cho lại sức. Ba nó kêu ở nhà học thêm tiếng Nhật, tiếng Hàn đủ thứ. Biết đâu sau này có công ty nước ngoài nào cần trợ lý hay phiên dịch gì đó thì xin làm.
Bà Sinh vẫn cười đầy ngụ ý:
- Đã bỏ công học ngoại ngữ như vậy thì ưng quách ông tài phiệt Nhật, Hàn nào đó có phải sướng hơn không?
Bà Phú xuýt xoa:
- Nhỏ này vụng về lắm chị ơi, không dám với cao vậy đâu
Bà Sinh khoát tay:
- Con gái Việt nam bây giờ có giá lắm. Trai trong nước lạng quạng không rớ được đó chứ.
Bà Phú không đồng tình:
- Thanh niên cỡ Khắc Ninh thì cưới đâu chẳng được vợ? Thiên hạ còn đua nhau gã con nữa kìa.
Bà Sinh bật cười, hóm hỉnh tóm tắt:
- Nói tóm lại thì tôi với chị là hai bà mẹ hạnh phúc nhất thế gian vì có những đứa con tuyệt vời.
Bà Phú cười theo rồi hỏi xã giao:
- Chị mua gì vậy?
Bà Sinh lắc đầu:
- Tôi đổi đô lấy vàng để chồng tiền mua nhà cho người ta.
Không riêng gì bà Phú mà cả Khả Mi cũng ngỡ ngàng trước điều vừa nghe. Bà Phú kêu lên:
- Anh chị bán nhà hồi nào mà tụi tôi không biết gì hết vậy?
Bà Sinh vội giải thích:
- Mua thêm để kinh doanh chứ không có bán.
Vẫn chưa hết ngạc nhiên, bà Phú trầm trồ:
- Anh chị làm thêm nghề kinh doanh nhà đất hả?
Bà Sinh phân trần:
- Không phải. Vụ này do Khắc Ninh khởi xướng. Nó mua nhà rồi cho thuê.
Bà Phú trầm trồ:
- Khắc Ninh biết tính toán giỏi giắn như vậy thì anh chị có phước quá rồi.
Bà Sinh khiêm tốn đáp:
- Cũng nhờ may mắn thôi. Bạn của nó đang thuê chỗ làm ăn, bị chủ nhà đòi lại để bán. Khắc Ninh thấy vậy nên gợi ý với ba nó đứng ra mua- vừa có lợi vừa giúp được bạn bè-.
Mặt Khả Mi xám ngoét, cô nghẹt thở trước cái thông tin vô cùng đắt giá ấy.
" Không lẽ Khắc Ninh mù quáng đến mức đó sao?"
Không hề biết đến những đợt sóng ngầm đang cuồn cuộn dâng trào trong lòng cô gái trẻ, bà Sinh nói lời chia tay với mẹ con bà Phú:
- Tôi xong việc rồi, xin phép về trước.
Gật đầu chào khách xong, bà Phú quay lại nhìn con gái rồi hốt hoảng kêu lên:
- Con trúng gió hả Khả Mi?
Cô gái gạt đi, giọng run rẩy vì tức giận:
- Đâu có gì. Mẹ mua nhanh rồi mình về.
Trong đầu cô hiện lên biết bao ý nghĩ hỗn độn mà điều nổi bật, bao trùm tất cả chính là muốn băm vằm cái bộ mặt đáng ghét của ả chị họ kia để khỏi quyến rũ được ai nữa!
Mùa Đông Trên Mắt Nhớ Mùa Đông Trên Mắt Nhớ - Hoàng Kim Mùa Đông Trên Mắt Nhớ