People have a hard time letting go of their suffering. Out of a fear of the unknown, they prefer suffering that is familiar.

Thích Nhất Hạnh

 
 
 
 
 
Thể loại: Tiểu Thuyết
Upload bìa: tongkimlinh
Số chương: 22
Phí download: 4 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 2471 / 19
Cập nhật: 2015-10-28 17:53:29 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 11 -
ười sáu mùa xuân đi qua mau như cánh én vút ngoài khung cửa nhỏ. Thời gian dần nhuộm bạc màu sương trên mái tóc ông sáu Long với bao nhiêu kham khổ gần suốt một đời người hằn sâu trên vầng trán nám nắng của ông.
Chuyện cũ ngày xưa như cũng lùi xa vào dĩ vãng!
Cũng vẫn là khoảng thời gian đó, nhưng đối với một cô xưa thì khác hẳn. Thời gian nuôi tuổi thơ lớn dần lên trong âm thầm. Và thời gian bắt đầu tô điểm xuân sắc cho nàng con gái từ năm bắt đầu lên mười bốn..., mười lăm..., rồi bây giờ là mười sáu.
Mười sáu! Người ta thường nói mười sáu là... tròn trăng!
Có lần ông sáu Long ngồi uống trà, ông nhìn đứa cháu gái mà ông phải giật mình, nói thầm:
- Mẽ! Lật bật mà con Nương mười sáu tuổi mình không hay!
Và sáng nay, thấy Nương cầm tấm kính tròn soi mặt để chải tóc, ông lại chép miệng nghĩ thầm:
- Con gái trổ mã thì vậy.
Phải! Nương đã trổ mã bao giờ ông cũng không hay. Nương có nét đẹp quyến rũ, mặc dù Nương không biết mặc áo thắt eo lưng, không biết nhổ tỉa lông mày, không biết đánh phấn, tô son.
Kiểu cách lắm là cầm cái gương soi mặt chải tóc, như vậy là quá lắm quá rồi. Vì trời cho Nương đẹp, thời gian làm đẹp cho Nương, nàng cần gì đến phấn son nữa. Mà Nương cũng không biết phấn son ra sao nữa. Nàng chỉ biết mấy bờ cây trái đó và ông Nội của nàng đây mà thôi.
Đáng lẽ lứa tuổi của Nương là đã mang nhiều mộng mơ xa vời lắm. Nhưng đối với, trái tim nàng chưa biết rung cảm, chưa bao giờ thấy xao xuyến... Tâm hồn nàng như một tờ giấy trắng tinh anh, chưa bị mực làm hoen nhoà!
Không biết bao nhiêu lần Nương bị đám con trai đón đường trêu ghẹo, nhưng nàng xem như việc con nít đùa giởn. Nàng không muốn nghe tí ti về chuyện trai gái yêu đương. Thấy tính nết của đứa cháu gái như vậy, ông sáu Long thầm lấy làm hài lòng lắm.
Có đêm thức giấc dậy, ông ngồi uống trà một mình, rồi chợt nhớ đến chuyện ngày xưa, ông thầm van vái:
- Xin trời Phật đừng cho con nhỏ mang tính nết của con mẹ nó.
Chải tóc xong, Nương nhét tấm kính lên thanh vách, đoạn quay ra hỏi ông sáu Long:
- Con với nội đi bây giờ hả nội?
Ông sáu Long khẽ gật:
- Ừ, đi sớm, để trưa nắng.
Nương hỏi tiếp:
- Đi về rồi hãy nấu cơm, hả nội?
Ông sáu Long quấn khăn vằn lên đầu:
- Ừ, Nội không đói, ăn cơm sáng trể một chút cũng được. à, ngày nay là hăm ba, con nhớ cho nội ăn chay, nghen con.
Nương nhẹ phủi những sợi tóc rụng trên vai, vừa đáp:
- Nội ăn chay, con cũng ăn chay theo nội. Mà con chưa có mua đồ ăn chay đó nội ơi.
Ông sáu Long chậm rải nói:
- Con mua tương, con hái rau luộc cho nội cũng được, khõi phải đi chợ
Nương chớp mắt nói nhỏ:
- Con sợ nội ăn không nổi...
Ông sáu Long nói nhanh:
- Được con. Đi tảo mộ về là trể rồi, còn chợ búa gì nữa.
- Chiều nay còn phải đưa ông táo nữa, hả nội?
Ông sáu Long nhẹ gật:
- Ừ, việc đó chiều rồi lo. Thôi, con đi đóng cửa sau rồi lấy theo hai cây dao.
Nương quay sau ra bếp. Một lúc sau, nàng trở ra mang hai cái dao phay, đoạn theo ông sáu Long đi ra vườn.
Hai ông cháu vẹt cỏ đi vào một bờ đất đầy mả mồ, có cái mới vừa làm cỏ, có cái còn hoang rậm. Ông sáu Long dừng lại trước hai ngôi mộ nằm kề bên nhau, đoạn quay lại lấy một cây dao trên tay Nương, vừa bảo:
- Con làm cỏ cái mả nầy, còn nội bên kia cho mau.
Nương liền ngồi xuống bắt đầu dọn cỏ. Hai ông cháu vừa làm, vừa nói chuyện về Tết nhứt.
Thình lình, Nương hỏi ông sáu Long:
- Nội à! Mả này là của ai? còn mả kia là của ai, hả nội?
Ông sáu Long phải ngạc nhiên vì câu hỏi của Nương, ông dừng tay dao, xoay mắt nhìn sang đứa cháu:
- Nội đã nói với con là mả của ba má con. Con còn hỏi cái gì lạ vậy?
Nương cũng dừng tay và hỏi tiếp:
- Ba má ruột hay ba má nuôi vậy nội?
Ông sáu Long đáp nhanh:
- Ba má ruột của con chớ ba má nuôi sao được.
Nương nhìn sững ông sáu Long hồi lâu, rồi gạn nữa:
- Nội nói thiệt hả nội?
Sau câu hỏi vặn của Nương, ông sáu Long bắt đầu thấy lòng băn khoăn. Ông nhìn Nương không nháy mắt:
- Sao bữa nay con hỏi nội nhiều câu lạ lùng quá vậy? Có bao giờ nội đi dối gạt con hay không?
Buồn dâng lên khéo mắt nàng con gái:
- Đâu có... Con đâu có nói nội gạt con, nhưng mà...
Ông sáu Long ngoảnh mặt đi hướng khác, vừa ngắt lời Nương:
- Thôi, con lo làm mau đi.
Nương vâng lời cắm cúi nhổ cỏ dần xuống phía dưới chân mộ. Thỉnh thoảng, nàng lại trân trao nhìn nấm đất, như muốn kham phá những gì bí ẩn chôn sâu dưới mồ.
Qua mấy phút im lặng nghĩ suy, nàng lại hỏi ông sáu Long:
- Hai cái mả này, cái nào là của má, cái nào là của ba, hả nội?
Ông sáu Long nhìn Nương, nhẹ cau mày:
- Bộ bữa nay con khùng rồi hả Nương? Con đã biết cái mả mà con đang làm cỏ là của má con, còn cái này là của ba con mà. Thôi, lo làm cho rồi đi. Đừng hỏi khùng, hỏi điên.
Biết Nương còn hỏi nữa nên ông sáu Long phải chận trước như vậy. Ông không muốn cho Nương biết cái dĩ vãng đầy tủi nhục, đầy nước mắt của những người đã tạo ra hình vóc của nàng.
Nhưng vì ấm ức, Nương chỉ im lặng được một lúc rồi cũng hỏi nữa:
- Nội à! Chắc có chuyện gì... mà nội muốn giấu, không cho con biết, phải không nội?
Vừa làm hết cỏ trên nấm mộ của tư Luông, ông sáu Long liền buông dao. Và câu hỏi của Nương làm cho ông bối rối:
- Hử? Nội giấu con cái gì đâu?
Nương chớp mắt, nói nhỏ:
- Con biết...
Ông sáu Long vụt đứng lên, giương tròn đôi mắt:
- Hử? con biết... biết cái gì?
Nét u buồn càng hằn sâu trên môi và trong mắt nàng con gái, giọng nàng hàm xúc động:
- Con biết... hai cái mả này không phải của ba má con.
Ông sáu Long gượng mỉm cười làm ra vẻ thản nhiên:
- Con nói khùng!
Dứt lời, ông sáu Long liền cúi nhặt con dao, vừa giục:
- Đi con! Mình đi qua vườn bên kia.
Nương ngoan ngoãn nối gót ông sáu Long. Vừa đi, nàng vừa cúi đầu suy nghĩ:
- Tại sao vậy? Tại sao mấy lần mình gợi hỏi tới chuyện đó... là nội chận, nội cắt, nội nói mình là khùng, là điên? Chắc vậy... mà nội cố giấu không cho mình biết...
Ông sáu Long dừng lại bên cái mả đất mà phía trên đầu mộ có một cây dâu sum suê, đoạn quay lại bảo Nương:
- Con dọn cỏ lần đi. Nội hút điếu thuốc cái đã.
Nương ngồi xuống mới chặt đượcmấy dao thì nàng dừng tay nói với ông áu Long:
- Cai mả này mới là cái mả của má con nè.
Mới mở bì ra, chưa kịp quấn điếu thuốc, câu nói của Nương làm cho ông sáu Long phải giật mình một lần nữa, ông buông rơi gói thuốc rê, vứa trợn mắt:
- Con nói bậy nà!
Mả này là mả của... dì hai con.
Đôi mắt Nương bỗng ướt rưng rưng, lời nàng nghẹn ngào:
- Nội giấu con... Con biết nội à! Con còn biết rõ ba con hiện còn sống...
Ông sáu Long dựng mày, thảnh thốt:
- Hả? Ai nói với con như vậy?
Nương chớp mắt cố xoá than ngấn lệ viền quanh mi:
- Người ta cho con biết...
Ông sáu Long hỏi nhanh:
- Người ta là ai?
Nương hạ giọng để dằn nén bớt xúc động:
- Anh hai Cải, anh sáu Vạn, con Hằng, con Nguyệt... nó nói cho con biết.
Ông sáu Long phăn tới:
- Tụi nó nói... hồi nào?Nói sao?
Nương gục đầu vào cánh tay, nói lí nhí trong miệng:
- Họ nói... má con lấy trai... Ba con mới chém má con chết, rồi nội đem chôn ở đây nè. Còn ba con thì con sống chớ không phải chết như nội đã nói với con hồi đó... Bây giờ, ba con còn bị đày ở Côn Lôn...!
Nói đến đó, bổng Nương bật khóc thành tiếng. Ông sáu Long ngồi nuốt nghẹn ngào nhìn Nương mà phải ứa nước mắt.
Ông lặng lẽ thuốc quấn vào vuông giấy, rồi điếu thuốc lăn tròn trong đôi lòng bàn tay ông cũng như tâm can ông đang xoắn xoáy giữa hai niềm đau dĩ vãng nay chợt hồi sinh, dĩ vãng của ông dĩ vãng của Nương.
Ông thở dài đoạn dán điếu thuốc lên môi. Hít xong một hơi khói đầu, ông dịu giọng an ủi:
- Thôi, đừng khóc nữa con.
Nhưng lời vỗ về của ông sáu Long chỉ càng làm cho Nương tủi thân phận mình nhiều hơn, nàng lại khóc lớn hơn.
Giọng ông sáu Long gần như mếu máo:
- Con đừng khóc... Con khóc làm cho nội đau lòng lắm... nghe lời nội, nín đi con.
Nương ngoan ngoãn cố dằn nén tiếng tức tửi trong cổ họng. Hai ông cháu cứ ngồi nguyên như vậy một lúc thật lâu.
Rồi Nương kéo áo lau mắt, ngẩng đầu lên nhìn ông sáu Long bằng đôi mắt nhòa lệ. Tiếng nàng thỏ thẻ xen với từng tiếng nấc:
- Có phải... như vậy hay không, nội...?
Ông sáu Long đưa mắt nhìn khói thuốc là là bay như niềm đau xót của ông dần loang rộng ra trước mặt cuộc đời:
- Con có tin lời người ta nói là thật hay không?
Nương hít mũi:
- Con tin...
Ông sáu Long lặng thinh khiến cho Nương sốt ruột:
- Sự thật đúng như vậy phải không nội?
Ông sáu Long chỉ khẽ gật đầu để thay cho câu đáp, mắt ông vừa nhìn lơ đãng trong lá, trong cây. Nương quệt nước mắt:
- Vậy mà sao từ hồi nào tới giờ, nội không cho con biết? Con hỏi... mà nội cũng còn cố dấu con.
Ông sáu Long khẽ nhìn Nương, chậm rải hỏi:
- Con oán hận nội lắm phải hôn?
Giọng nàng cứng rắn:
- Con không dám... Nếu con có oán hận nội, cho trời đánh con chết đi. Con còn biết... biết rõ là nội không phải ông nội ruột của con, nhưng nội ôm con mà nuôi nấng từ ngày má con chết..., từ ngày ba con ở tù tới bây giờ. Như vậy thì làm sao con oán hận nội cho được, trái lại, con còn thương nội nhiều hơn...
Ông sáu Long sửa thế ngồi, vòng tay bó gối, đoạn thốt lời chìm sâu vào tái tê:
- Dầu con có oán hận nội, nội cũng cam tâm. Miển là nội...
Nương vội ngồi xê lại gần ông sáu Long và nắm lấy cánh tay ông lay lay, vừa chận ngang câu nói của ông:
- Nội! Nội đừng nói vậy nội à. Con thương nội lắm mà. Không có nội, làm sao ngày nay con còn ngồi bên mả má con đây. Con muốn hỏi nội cho biết vì sao nội giấu con cho tới bây giờ, không cho con biết sự thật về ba má con...
Ông sáu Long quấn thêm một điếu thuốc, vừa nghiêm trang:
- Sỡ dĩ, nội chưa cho con biết sự thật là vì... sợ con buồn tủi, là vì ba con chưa trở về... Mà thôi, con hiểu như vậy đủ rồi. Con đang ngồi bên mộ mẹ con, con không nên gợi nhắc lại chuyện cũ mà thêm tủi hổ cho vong hồn mẹ con.
Im lặng một lúc, nàng cố tưởng tượng đến gương mặt mẹ hiền, nàng ngỡ trong tiếng gió thì thào kia có lẩn tiếng gió êm đềm của mẹ nàng, tiếng khóc than của mẹ nàng.
Bổng nàng nhìn sâu vào mắt ông sáu Long:
- Nội à! Ba con còn sống ở ngoài Côn Lôn, phải hôn nội?
Ông sáu Long thiểu não lắc đầu:
- Nội chỉ biết ba con bị đày ngoài đó, chớ nội không rõ chết hay sống thế nào. Mười sáu năm nay, nội không được tin tức gì hết.
Hai giọt nước mắt chợt lăn dài xuống má nàng:
- Côn lôn là ở đâu hả nội?
Ông sáu Long đáp một cách mù mờ:
- Ở giữa biển.
- Biển nào? Xa hôn nội?
Ông sáu Long lắc đầu:
- Nội nghe người ta nói chớ nội không biết, mà chắ xa lắm.
Nương hít mũi, quệt nước mắt.
- Nội không biết ba con ở tù là bao nhiêu lâu hay sao?
Ông sáu Long cũng lắc đầu:
- Nội không biết.
Thấy nước mắt của Nương nối giọt tuôn xuống má, ông sáu Long liền tìm lời an ủi nàng:
- Chắc ba con còn sống và sắp tới ngày mãn tù. Người ta nói với nội như vậy.
Nương liền hỏi gạn:
- Ai nói với nội?
Ông sáu Long hơi lúng tung:
- Ư... ờ... không biết ai nói với nội mà nội quên rồi.
Nương chớp mắt:
- Nội nói như vậy để cho con đừng buồn, phải không nội?
Ông sáu Long đáp nhanh:
- Nội nói thiệt chớ.
Vừa dứt lời, ông sáu Long đập bép vào đùi và nói tiếp:
- ờ, nội nhớ lại rồi. Cậu Hai nói với nội, cậu Hai nói với nội là ba con còn sống, có lẽ sắp mãn tù...,
Nương tỏ vẻ nóng nảy:
- Cậu Hai Vinh, ba thằng Thái đó.
- Cậu Hai nói với nội hồi nào?
- Hôm trước hơi lâu rồi. Nội nhớ in là cậu Hai nói chuyện với nội trong cái buổi chiều mà cậu đi với ông cả, có thằng Thái đi theo hái mấy chục cam đó. Con nhớ bữa đó hôn?
Nương khẽ cau mày:
- Con nhớ... Như vậy thì mới đây chớ đâu có lâu, nội. Bữa đó, chính con hái cam cho anh Thái đó mà.
Ông sáu Long gật đầu đưa xuôi cho Nương tin:
- Ừ, phải rồi. Khi mà con đi hái cam trong nhà cậu Hai đem chuyện ba con mà nói cho nội nghe.
Nương ngước mặt nhìn mây trôi:
- Con vái trời cho ba con còn sống, cho người ta thả ba con về với con. Từ nhỏ tới lớn, con nào biết mặt mày ba má con ra làm sao đâu.
Thình lình, ông sáu Long gạn hỏi:
- Chừng ba con về, con ở với ba hay ở với nội?
Nương chân thành và ngây thơ như một đứa bé năm bảy tuổi:
- Con ở với nội, với ba.
Ông sáu Long rắn giọng:
- Con phải theo ba con chớ ở với nội, mà với ba nữa sao được.
Nương giảng giải:
- Chừng nào ba về, con sẽ nói với ba ở chung với nội, vì con không thể theo ba mà bỏ nội hay theo nội mà bỏ ba. Ba con xa con từ hồi con nhỏ xíu tới bây giờ, còn nội thì nuôi con cho nên hình nên vóc.
Ông sáu Long hạ thấp giọng:
- Nếu... rủi nội chết mà ba con chưa về...
Nương lại gục đầu thút thít khóc:
- Thôi nội, nội đừng nói vậy con buồn lắm nội!
Ông sáu long nghẹn ngào:
- Nội đâu có sống hoài với con được. nội sợ... nội không còn sống với con được mấy ngày nữa... Ba con chưa về mà nội chết bất tử..., rồi bỏ con bơ vơ...
Nương gục xuống nắm mộ nức nở:
- Con vái linh hồn má..., má về phù hộ cho nội... Xin má thương con...
Long Đong Long Đong - Nghiêm Lệ Quân Long Đong