Số lần đọc/download: 2722 / 182
Cập nhật: 2015-07-16 10:59:42 +0700
Chương 11 Ông Rochester
T
heo lệnh của bác sĩ, tối hôm đó ông chủ phải đi ngủ sớm, và sáng hôm sau, ông dậy trưa. Khi ông xuống nhà dưới, ông có khối việc phải làm. Người quản lý bất động sản cho ông đến gặp ông. Những người thuê đất của ông cũng đến chờ gặp ông
Adela và tôi phải đổi phòng học vì thư viện bây giờ dùng làm nơi làm việc cho ông chủ với các người được mời đến. Người ta nhóm cho tôi một lò sưởi ở trongphòng ở trên lầu. Tôi ôm hết sách vở lên đấy, bày biện ngăn nắp để chuẩn bị buổi học.
Không khí ở Thornfield Hall đã đổi hẳn. Nó không còn lặng yên như một nhà thờ nữa mà thỉnh thoảng lại vang lên tiếng gõ cửa, tiếng chuông reo, tiếng cười nói ồn ào, tiếng chân đi nhộn nhịp khắp nhà. Ngôi nhà đã có chủ. Về phần tôi, tôi rất thích không khí sinh động vui tươi này
Hôm ấy tôi rất khó dạy Adela. Bé cứ chạy ra cửa của phòng học mới, nhìn qua bao lơn của cầu thang để xem thử có thấy ông Rochester hay không. Rồi bé lại kiếm cớ chạy xuống thư viện mà tôi biết rằng chẳng ai muốn gặp bé. Rồi khi tôi tỏ ý phật lòng và buộc bé ngồi yên một chỗ thì bé lại luôn mồm nhắc đến "Ông Edward Fairfax de Rochester", cái tên mà bé thường gọi ông chủ, rồi bé lại bắt đầu phân vân không hiểu ông chủ đã mang về cho bé qùa gì.
Đối với chúng tôi, ngày nào cũng như ngày nào. Chiếu hôm ấy trời có tuyết rơi, trông thật buồn, và khi tôi đến, tôi cho phép Adela nghỉ học, bé liền chạy xuống nhà. Tôi ngồi lại một mình, kéo màn để che ánh sáng nhàn nhạt của mùa đông bên ngoài, tôi ngồi bên lò sưởi cho đến khi bà Fairfax bước vào. Bà bảo tôi:
- Ông Rochester rất mong được uống trà cùng cô với Adela ở phòng khách. Cô nên thay quần áo đi.
Tôi hỏi bà có phải bắt buộc như vậy không thì bà nói:
- Phải. Tôi thường phải thay áo quần đẹp vào buổi tối mỗi khi có ông Rochester ở đây.
Tôi vào phòng, thay cái áo dài bằng nỉ đen bằng cái áo lụa màu đen- cái áo đẹp nhất và cũng là cái duy nhất của tôi- chỉ dành để mặc vào những dịp quan trọng nhất, không kể tôi còn cái áo khoác màu xám nhạt nhưng nó qúa rộng, mặc vào thật khó coi. Tôi không có đồ trang sức bằng vàng bạc đá qúy, ngoại trừ chiếc trâm bằng ngọc trai mà cô Temple đã biếu tôi khi chia tay ở Lowood.
Tôi đi theo bà Fairfax qua phòng ăn rồi bước qua cửa bán nguyệt để vào gian phòng lộng lẫy ở bên kia. Tôi cảm thấy hơi căng thẳng trong người một chút, vì lấy làm lạ vì sao mình lại bỗng nhiên vào thăm phòng khách.
Không khí ấm cúng dễ chịu bao quanh chúng tôi. Những ngọn đèn cầy chiếu sáng những chiếc bàn và cái bệ bao quanh lò sưởi. Con chó Pilot đang nằm thưởng thức ánh sáng và hơi ấm của lò sưởi, Adela đang qùy bên cạnh nó. Ông Rochester đang nằm nghỉ trên trường kỷ, bàn chân đau của ông gác trên một chiếc gối. Ông đang nhìn Adela và con chó. Hẳn là ông thừa biết chúng tôi đi vào, nhưng ông không chú ý đến bà Fairfax và tôi. Tôi liền nhận ra người khách nghiêm trang, với vầng trán rộng, với cái miệng nghiêm nghị và chiếc cằm ấy- đúng vậy, ông thật nghiêm nghị, chứ không có chút gì đáng chê trách hết.
Bà Fairfax hết sức bình tĩnh nói:
- Thưa ông, đây là cô Eyre
Ông vẫn không rời mắt khỏi em bé và con chó đang ngồi trong vùng ánh sáng của lò sưởi. Ông khẽ cúi chào xã giao rồi ông lơ đễnh nói:
- Mời cô Eyre ngồi.
Ông lại nhìn vào lò sưởi
Tôi ngồi xuống, lòng bối rối vô cùng. Ông qúa lịch sự khiến tôi đâm ra luống cuống, vì tôi ít duyên dáng, ít lịch lãm để ứng phó với tình huống này. Bà Fairfax bắt đầu nói về việc ông bận rộn suốt ngày, nói về việc ông bong gân khiến ông đau đớn, và việc ông hết sức kiên nhẫn để chịu những cơn đau ấy. Rồi bà chỉ nhận được độc nhất một câu trả lời của ông:
- Thưa bà, tôi muốn uống trà.
Bà vội vã rung chuông. Người ta liền bưng khay đến, bà sắp đặt ly tách để dùng trà, nhanh nhẹn và cẩn thận. Adela, tôi cùng bà ngồi vào bàn, nhưng ông Rochester vẫn không rời khỏi chiếc ghế trường kỷ bên lò sưởi. Bà Fairfax nói với tôi:
- Cô vui lòng bưng tách trà cho ông Rochester được không? Sợ Adela làm đổ mất
Khi ông nhận tách trà nơi tay tôi, Adela bỗng nói lớn bằng tiếng Pháp:
- Bác có qùa cho cô Eyre ở trong rương, phải không?
Ông hỏi lại bằng giọng khàn khàn:
- Ai bảo cháu có qùa? Cô Eyre, cô có mong có qùa không? Cô thích qùa không?
Ông ngước mắt nhìn tôi, đôi mắt đen châm chọc.
- Thưa ông, tôi cũng không biết nữa, tôi ít khi nhận được qùa.
- Cô Eyre này, cô thật khác xa Adela. Hễ mỗi lần gặp tôi là cháu lại đòi qùa, cô nên răn đe cháu đi.
- Dạ thưa ông, cháu đòi hỏi là vì ông quen cho cháu rồi. Còn tôi là một người xa lạ, tôi đâu dám đòi hỏi cái đặc ân ấy.
- Ôi, cô đừng qúa khiêm tốn như vậy. Tôi đã quan sát Adela rất kỹ, tôi thấy cô đã nhọc công dạy dỗ cháu rất nhiều. Trong một thời gian ngắn thôi, cháu đã tiến bộ rất nhiếu.
- Thưa ông, thế là ông đã tặng tôi món qùa qúy giá rồi đấy. Khen ngợi học sinh tiến bộ là đã dành cho thầy giáo phần thưởng xứng đáng nhất rồi!
Ông Rochester chỉ "hừ" một tiếng rồi tiếp tục ăn bánh uống trà. ông giữ im lặng cho đến khi ăn xong.
Khi khay thức uống đã mang đi, bà Fairfax ngồi vào một góc, chăm chú đan, tôi và Adela đến ngồi gần lò sưởi. Adela muốn ngồi lên chân tôi nhưng ông chủ bảo cháu chơi với con chó Pilot, rồi ông quay sang nói với tôi:
- Cô đã ở trong nhà tôi được ba tháng rồi nhỉ.
- Thưa vâng!
- Cô ở..?
- Dạ ở trường Lowood.
- A, một cơ quan từ thiện, cô ở đấy bao lâu?
- Dạ thưa tám năm.
- Tám năm! Cô qủa là một con người kiên định. tôi cứ nghĩ là chỉ phân nửa thời gian đó cũng đủ làm nhiều người tiêu ma rồi.Thảo nào cô giống như người từ thế giới nào ấy. Thật khó mà tả khuôn mặt của cô. Đêm qua khi cô đến bên tôi, tôi cứ ngỡ như là một nàng tiên đã mê hoặc con ngựa của tôi- mà biết đâu đấy! Cha mẹ cô là ai vậy
- Tôi không có cha mẹ
- Có lẽ phải có chứ. Cô không nhớ ra sao?
- Dạ không
- Thế sao! Có phải vì tôi đã bất kính với tiên khiến cô bực mình, phải cô đã lát băng trên đường tôi đi không?
Tôi lắc đầu đáp:
- Chuyện thần tiên đã hết trên đất Anh từ một trăm năm nay rồi. Ông sẽ không tìm ra vết tích nào của các câu chuyện ấy vào mùa hè hay mùa gặt nữa- sẽ không bao giờ còn cảnh tiên nữ múa hát vui chơi dưới ánh trăng mùa đông nữa đâu, thưa ông.
- Mà nếu cô không còn cha mẹ thì thế nào cô cũng còn một ít bà con chứ? Chú bác hay anh chị em?
- Tôi không có tuốt
Thế ai giới thiệu cô đến đây?
- Tôi đăng báo, rồi bà Fairfax trả lời cho tôi
Bà Fairfax nói chen vào:
- Dạ đúng thế, tôi thật mừng vì đã làm được công việc này.
Bây giờ thì bà nắm được câu chuyện chúng tôi đang nói:
- Cô Eyre qủa là người cộng tác qúy giá của tôi, một cô giáo cần mẫn giỏi giang của Adela.
Ông Rochester trả lời:
- Xin bà đừng bận tâm đánh giá cô ấy. Tự tôi, tôi làm được mà.Cô ấy đã làm cho ngựa tôi ngã mà! Này cô Eyre, cô có tiếp xúc rộng rãi với mọi người không?
Tôi đáp:
- Tôi không quen ai hết, ngoài các bạn học sinh và giáo viên ở trường lowood, và bây giờ với những người đang ở đây.
- Cô đọc sách nhiều không?
- Dạ chỉ đọc những cuốn tôi có được.
- Cô đã sống như một kẻ tu hành. Khi cô đến Lowood lần đầu, cô được bao nhiêu tuổi?
- Dạ khoảng mười tuổi.
- Cô đã ở đấy tám năm, vậy bây giờ cô mười tám?
Tôi gật đầu, ông lại nói tiếp:
- Cô thấy không? toán học rất cần. Nếu không nhờ nó, tôi khó mà đoán nổi tuổi cô. Cô biết chơi dương cầm chứ?
- Dạ một ít
- Trả lời thật khiêm tốn. Bây giờ xin cô vào thư viện- nếu cô bằng lòng nhé- cô tha lỗi cho cái giọng ra lệnh của tôi, vì tôi chưa bỏ được thói quen này. Xin cô vào thư viện. Cứ để cửa mở như thế, và ngồi đàn cho tôi nghe một bản đi
Tôi vâng lời ông ta, vào thư viện đánh đàn. It' phút sau ông nói lớn:
- Thôi, đủ rồi! Cô chơi đàn như bao nữ sinh nước Anh, có lẽ hay hơn một số đấy, nhưng chưa hay lắm.
Tôi đóng nắp đàn và trở lại phòng khách. Ông Rochester lại nói tiếp
- Sáng nay, Adela có đưa cho tôi xem mấy bức phác hoạ, nó bảo là của cô. Có lẽ là một giaó sư hội họa nào đó đã hướng dẫn cho cô phải không?
Tôi nói lớn:
- Dạ, hoàn toàn không có
Ông bảo tôi:
- A, vậy thì cô phải tự hào rồi.
- Thôi, đi lấy tập tranh cho chúng tôi xem đi.
Khi tôi đem đến, bà Fairfax và Adela cũng đến xem
Ông Rochester nói:
- Đừng chen lấn, để tôi xem xong rồi hai người lấy mà xem
Rồi ông lại quay qua nói chuyện với tôi:
- Công việc hội họa đòi hỏi khá nhiều thời giờ và suy tư. Cô lấy đề tài ở đâu?
- Tôi nghĩ ra
Ông lại hỏi tôi
Cô tự suy nghĩ ra nhiều đề tài thế cơ à?
Tôi đáp:
Dạ, chịu khó suy nghĩ thì phải có chứ. Tôi hy vọng... sẽ tìm được nhiếu đề tài hay hơn.
Ông Rochester lại ngắm ba bức ông để riêng ra, và thưa độc giả, trong lúc ông ấy đang say sưa ngắm nghía, tôi xin tả một bức cho qúy vị xem.
Đề tài của bức tranh này đã hình thành trong óc tôi rất rõ, nhưng bàn tay vụng về của tôi đã không thể hiện hết được những suy tư của mình. tôi dùng màu nước để vẽ: những đám mây đen xuống thấp phủ lấy mặt biển đang bị cơn bão hoành hành. Xa xa là bầu trời mờ mịt tối tăm, gần hơn là những cơn sóng cũng chìm trong bóng tối, chỉ có một tia sáng rọi lên nửa cột buồm của một con tàu. Chính cái tia sáng này đã làm cho bức tranh có một sinh khí, một ý nghĩa, vì trên cột buồm có một con cò biển lớn lông đen đang đậu trên đó, hai cánh bị bọt sóng văng lên làm ướt mèm. Mỏ của con chim đang ngậm một chiếc vòng đeo tay bằng vàng có gắn đá qúy. Tôi đã dụng công rất nhiều để vẽ nên phần này, nhằm làm nổi bật chủ đề của bức tranh. Bên dưới cột ồm với con chum, bập bềnh một thây ma trong nước biển xanh lơ, một cánh tay xinh đẹp nổi rõ trên mặt nước, cánh tay đeo chiếc vòng đã bị sóng biển cuốn đi.
Xem xong, ông Rochester lại hỏi tôi:
- Khi vẽ những bức tranh này, cô có thấy sung sướng không?
- Tôi đã vẽ say sưa, tất là tôi phải sung sướng chứ. Vẽ đã đem lại cho tôi niềm khoái lạc thanh cao nhất trong mọi thứ.
- Tranh cô không nói lên đấy đủ điểi đó. Tôi thấy cô không được mấy hạnh phúc, thoải mái như cô nói. Tranh cô vẽ thật khác xa với một nữ sinh còn nhỏ. Cô có những tư tưởng thoát tục.Và ai dạy cho cô vẽ được gió? Một trận cuồng phong trong bầu trời kia. Đấy, cô hãy để những bức tranh ra xa.
Rồi bỗng ông nhìn đồng hồ:
- Chín giờ rồi. Này cô Eyre, nhớ đừng để Adela thức khuya nhé! Thôi cô cho cháu đi ngủ đi.
Adela đến hôn ông để đi ngủ. Ông vuốt ve âu yếm nó, nhưng ông tỏ ra ít thích thú hơn đối với Pilot, ít hơn nhiều. Ông bảo:
- Bác chúc cháu ngủ ngon.
Ông đưa tay về phía cửa để chào tiễn bé.Bà Fairfax thu dọn đồ đan, tôi thì xếp lại các bức tranh vào cặp, và chúng tôi bước ra khỏi phòng.
Mấy ngày sau, gặp lại bà Fairfax trong phòng bà, tôi nhận xét với bà:
- Bà bảo rằng ông Rochester hơi đặc biệt, nhưng tôi thì cho rằng ông ấy tính tình bất định và thiếu tế nhị.
Bà cũng đồng ý với tôi, rồi bà nói:
- Với người lạ, ông ấy thường như vậy. Tôi thì đã quen với tính khí của ông ấy cho nên tôi không lưu tâm đến. Mà thôi, nếu tính khí ông ta có bất thường thì mình cũng nên bỏ qua đi thôi.
Tôi hỏi:
- Tại sao thế?
- Một phần vì bản tính của ông ấy thế, một phần vì ông ấy rất khổ tâm, ta không nên quấy rầy ông làm gì.
-Ông khổ tâm về việc gì?
- Lủng củng trong gia đình, một việc ấy thôi.
Tôi lại nói:
- Nhưng ông ấy không có gia đình cơ mà?
- Hiện thời thì không, nhưng trước đây thì ông ấy đã có chứ- mà ít ra, thì cũng có bà con chứ. Ông anh cả ông ấy đã mất.
- Anh cả ông ta à?
- Vâng. Khi ông anh mất, ông ấy đã thừa hưởng gia tài, mới có chín năm nay thôi.
- Chín năm là lâu rồi. Chắc ôn gthương anh lắm cho nên ông mới khó nguôi như thế?
- Có lẽ không phải thế đâu. Tôi tin là có sự hiểu lầm nhau.ông bố muốn Edward cũng giàu có như anh là Rowland, vì vậy khi ông đến tuổi trưởng thành, ông bị đưa vào một tình huống khó xử để chia các gia tài. Chuyện gì xảy ra thì tôi không bao giờ biết chính xác, nhưng tôi chỉ biết là ông ta đau đaớn vì chuyện này vô cùng. Ông không bao giờ tha thứ cho việc đã xảy ra và ông đã xích mích với gia đình, khiến ông sống bất ổn trong nhiều năm rồi. Không bao giờ ông ở lâu tại Thornfield kể từ ngày ông anh mất. Vả lại, ông không mấy thích sống ở đây.
Tôi lại hỏi:
- Mà tại sao ông ta lại không thích sống ở đây nhỉ?
- Có lẽ ông cho là ở đây buồn.
Câu trả lời có vẻ cho qua chuyện, như muốn che giấu một cái gì mà bà Fairfax không thể, hay không muốn nói ra cho tôi biết, nhất là về nỗi khổ tâm của ông Rochester. Bà ấy bảo có chuyện bí mật trong đời của ông chủ, và chuyện bà biết thì mọi người cũng biết rồi. Rõ ràng là bà muốn tôi bỏ qua chuyện ấy, và tôi đành phải vậy chứ biết sao.