Số lần đọc/download: 1690 / 37
Cập nhật: 2016-12-18 07:44:43 +0700
Chương 10: Những Cuộc Du Hành Không Có Hộ Chiếu
V
iệc không có hộ chiếu cho những chuyến du lịch thường xuyên của tôi đã trở thành một vấn đề. Giẩy thông hành của tôi trở nên dày cộm và xộc xệch với những trang giấy vở học trò gấp làm bốn, loại có thị thực ở mỗi trang. Chẳng có vấn đề gì nếu đi vào các nước xã hội chủ nghĩa, và các nước trung lập anh em ở châu Á mà tôi thường xuyên đến thăm. Nhưng khi tôi mạo hiểm đi xa vào phương Tây thì người sĩ quan kiểm tra hộ chiếu sẽ mở nó ra, kéo ra vài trang giấy và nói: “Cái gì thế này?”.
Tại Hội nghị nhà báo ở Berlin, nó đã bị lạc đi một lúc. Sau khi tim kỹ thì mới thấy được nó trong giỏ giấy vụn và được giải thích rằng vì nó bìa xanh nên có người nào đó tưởng là một vở học trò cũ và đã vứt vào giỏ rác. Tôi phải mất một đêm với các bạn ở Đông Berlin để là lại những trang bị nhàu nát và đóng lại từng trang..
Trong một dịp quá cảnh Paris trên đường đi Cuba. tôi đã thêm vào hộ chiêu 150 trang giấy trắng đóng lại thành một quyển với bìa bằng da dê thuộc đen. Để tránh nghe câu “cái gì thế này” mỗi khi đi qua các biên giới, tôi thuê in nổi những chữ vàng lớn “thông hành thay hộ chiếu” ở nửa phía trên của bìa trước và những chữ nhỏ hơn ở dưới “Việt nam Dân chủ Cộng hoà cấp”.
Nhờ tiền bản quyền tác giả thu được ở Tiệp Khắc và có vé máy bay Phnôm kênh - Pra-ha - Paris, cả gia đình tôi đi Paris. Đây là một dịp tốt cho trẻ con nghe tiếng pháp Paris và cho bố mẹ chúng hưởng không khí Paris.
Giấy thông hành vừa mới được đóng lại của tôi đã nảy ra một cảm xúc ở sân bay Habana. Nó quá dày và quá cứng không thể đưa qua khe cửa của các sĩ quan kiểm soát hộ chiếu. Một sĩ quan phải đi vòng ra ngoài để lấy. Khi anh ta trở vào bên trong, các bạn anh ta xúm lại xem vật hiếm có đó. Ngoài hình thức độc đáo của nó, hộ chiếu này có hai giá trị to lớn. Nó không phải là đồ giả vì nó được người bạn danh dự nhất của Cuba - nước Việt nam Dân chủ Cộng hoà - cấp. Và thị thực đó không phải là giả, vì nó đã được nhà văn đương thời danh dự nhất của Cuba ký. Nhà văn đó là A-lô-giô Cac-pen-tiê Y Van-mông (vào lúc đó ông ta kiêm chức vụ lãnh sự và tuỳ viên văn hoá tại phái đoàn ngoại giao của Cuba ở Paris). Hộ chiếu Bun-ga-ri hợp pháp của Vét-xa đã đủ làm cho chúng tôi được đưa vào phòng VIP (những nhân vật rất quan trọng - ND) và được uống nước giải khát mát, trong khi hộ chiếu quá cỡ của tôi được xem xét kỹ. Phải uống hết ba cốc nước giải khát, giấy tờ của tôi mới được giải quyết xong.
Vào lúc chúng tôi ăn cơm trưa với Fidel Castro ở Đào Thông (nay là Đảo Thanh niên) thì sự đồ sộ của giấy thông hành của tôi đã đến tai ông. Ông yêu cầu được xem nó, nhưng tôi phải giải thích rằng cỡ của nó không cho phép mang trong túi được, nên tôi đã để nó lại khách sạn Habana. Tôi cần có một hộp đặc biệt để mang nó theo người.
Sau một ngày tuyệt diệu với Fidel, ông cắt đứt mọi cuộc thảo luận các kỹ thuật về trồng mía và lai giống gia súc của Australia để nói: “Tôi đã nghĩ đến vấn đề hộ chiếu của bạn. Đi lại khắp thế giới với một hộ chiếu như vậy thật là bất tiện. Nếu bạn lầy một hộ chiếu Cuba, ít nhất là bạn có thể bỏ nó vào túi được. Như vậy sẽ có lợi hơn cho bạn. Mỗi bạn một hộ chiếu, nếu các bạn muốn” - ông nói thêm. Khi đã đến lúc phải đi Paris để theo dõi Hội nghị Paris về Việt nam tháng 5 năm 1968, tôi nhớ lại đề nghị của Fidel. Với một hộ chiếu Cuba, tôi không cần thị thực đối với Pháp. Tôi phát hiện ra rằng một hộ chiếu đã đợi chữ ký của tôi nhiều tháng nay tại Sứ quán Cuba ở Phnôm lênh.
Trong 4 năm tiếp theo, cho đến khi có một sự thay đổi Chính phủ ở Australia, đưa đến việc tôi được cấp lại ngay lập tức hộ chiếu Australia, tôi đã dùng hộ chiếu mà Fidel Ca-xtơ-rô cấp để đi lại, nhất là ở châu âu.
Hội nghị Tổ chức các nước Mỹ la-tinh đã được tổ chức theo yêu cầu của Chê Ghê-va ra đời “một, hai, ba hoặc nhiều Việt nam hơn nữa ở Mỹ la-tinh” một khẩu hiệu có ý thức tốt nhưng không thực tiễn, xuất phát từ lý tưởng thiết tha của Chê; không thực tiễn bởi vì nó vi phạm một nguyên tắc đã được thử thách từ lâu rằng bạn không thể ngăn chặn một dân tộc làm cách mạng nếu họ đã quyết định định làm như vậy, nhưng bạn cũng không thể buộc một dân tộc làm cách mạng nếu họ chưa sẵn sàng. Hội nghị là một Mée-ca (đất thánh của những người Hồi giáo - ND) của những nhà cách mạng toàn khu vực Mỹ la-tinh, và tôi rất ngạc nhiên khi nhận thấy mức độ hiểu biết của họ đối với những tác phẩm của tôi về Việt nam. Những đoạn trích của những sách in tiếng Tây Ban Nha phát hành ở Mê-hi-cô đã được sao lại và chuyển tay cho nhau khắp nơi, từ những vùng núi ăng-đơ trong các nước phía đông đến các Cộng hoà Panama ở miền Trung, mỗi khi có hoạt động chõng các chế độ độc tài. Cuba cũng phát hành những bản dịch tiếng Tây Ban Nha, vì những sách xuất bản đó đi vào những nơi xa xôi của các nước đọc được tiếng Tây Ban Nha. Đó là một hình thức thừa nhận tin tức của bạn được đánh giá cao nhất, và được bạn đọc ưa thích, nhất là những bạn đọc biết sử dụng tốt những tin tức đó.
Mọi người chờ đợi Chê sẽ đến Hội nghị nhưng ông ta đã tham gia vào một hành động nguy hiểm của “một Việt nam nữa” ở Bô-li-vi-a, mà kết thúc là cái chết của ông ta.
Điểm nổi bật nhất trong chuyến đi thăm của tôi là gần trọn một ngày sống với Fidel trên Đảo Thông Chúng tôi đi xe gíp quanh đảo. Fidel trực tiếp lái. Những người bảo vệ rất vất vả đuổi theo. Một người bảo vệ bất ngờ nói trong lần dừng lại đầu tiên: “Fidel ghét lái xe trong bụi của xe khác để lại”. Những lúc dừng lại như vậy thường xảy ra khi một công nhân ra hiệu cho ông dừng lại để nói một vấn đề này hay một vấn đề khác. Luôn luôn có người nào đó bên đường nhận ra người lái xe đặc biệt đó để ra hiệu đừng lại.
Ngồi chen nhau đằng sau xe gíp là Vét-xa; Rô-xa-na Rô-xan-đa, nôti tiếng ở Italy như là người đứng đầu phong trào Tuyên ngôn cánh cực tả, nhà văn kiêm nhà báo gốc Ba Lan, S. Carôn và tôi. Ngồi bên cạnh Fidel là thiếu tá Ri-na Va-lây, một trong những trợ lý thân cận của ông và một phiên dịch Tây Ban Nha - Anh. Trong những xe gíp theo sau là các Bộ trưởng có liên quan đến những vấn đề kinh tế. Fidel đang thực hiện một những chuyến đi tìm hiểu nhằm biến hòn đảo, bằng một chương trình phát triển đầy tham vọng, thành một đảo phát triển, với những cơ sở giáo dục kiểu mâu và một khả năng sản xuất đại trà loại chanh quả đặc biệt thích hợp với điều kiện đất và khí hậu ở đây.
Chuyến đi kéo dài nhiều giờ, trong đó chúng tôi thảo luận mọi thứ, từ tính “đẻ nhanh” của thỏ Australia để cho nhiều thịt đến việc chậm trễ của các ngành công nghiệp vũ khí ở các nước xã hội chủ nghĩa nhằm sản xuất vũ khí đặc biệt cho chiến tranh du kích, nhất là những vũ khí vác trên vai để chống máy bay lên tháng, xe tăng lội nước và những phát minh chính trong các hoạt động chống du kích.
Đến một lúc tôi không thể tự kiềm chế được, đã yêu cầu Fidel kể lại về cuộc xâm lược Vịnh Con Lợn, chẳng hạn như lúc nào là lúc hấp dẫn nhất? Trả lời của ông luôn luôn được điểm bằng những làn khói thuốc của một điếu xì-gà dài một phút Anh - (phút: đơn vị đo chiều dài Anh bằng 0,3048 m - ND) và bằng những cuộc dừng xe thường xuyên bên đường, là như sau:
“Nó bắt đầu ngày 17 tháng 4 năm 1961 sau khi đã tấn công các căn cứ không quân của chúng tôi vài ngày trước đó. Kế hoạch quét sạch lực lượng không quân nhỏ bé của chúng tôi đã thất bại. Nơi đổ bộ chính là Hi-rôn, gần một lạch nhỏ của Ba-bi-a-đờ Cô-si-nô (Vịnh Con Lợn). Nơi đổ bộ thứ hai là ở Plây-a Lác-ga (Bờ biển dài) ở phía đầu của lạch đó. Bọn xâm lược ngay lập tức rơi đúng vào nơi mà các lực lượng bảo vệ địa phương của chúng tôi đã bố trí sẵn và không thể đạt được các mục tiêu của chúng...
“Vào sáng sớm ngày thứ ba có tin rằng một hạm đội xâm lược thứ hai đã thả neo phía ngoài Hirôn. Chúng tôi có một vài pháo lớn Tiệp Khắc trong một trường huấn luyện nhưng những chuyên gia Tiệp khắc đánh giá học viên của chúng tôi chưa đủ khả năng sử dụng các súng lớn đó. Không để cho các chuyên gia đó biết, tôi ra lệnh đưa súng và số người được huấn luyện của chúng tôi vào vị trí nhằm thẳng vào hạm đội xâm lược, còn tôi thì chạy thẳng đến tận nơi. Có sự di chuyển quân đội quanh bờ biển, nhưng thình lình tôi nhận ra rằng bọn xâm lược rút ra khỏi đầm lầy để ra bờ biển. Đó là một Đoong kéc, chứ không phải một cuộc xâm lược thứ hai. (Đó là cuộc rút lui của quân Anh và Đồng minh châu Âu tại Đoong kéc (Pháp) cuối tháng 5-1940 trong chiẻn tranh thế giới thứ hai - ND) các tàu đã đến để nhặt quân còn lại của lực lượng xâm lược ban đầu. Nhưng chúng tôi phải chặn không cho chúng rút.
“Chúng tôi có một số xe tăng gần đó. Nhảy vào một xe đầu tiên, tôi nói: “Hãy theo tôi!” và toàn bộ đoàn xe chạy hết tốc lực ra bờ biển để ngăn bọn rút lui. Vừa lúc chúng tôi tới bờ biển, trọng pháo của chúng tôi bắt đầu bắn - nhưng lại bắn vào chúng tôi. Họ tưởng định đã lên được bờ biển với xe tăng. Khủng khiếp thật, tôi nghĩ. Vào lúc thắng trận thì chúng tôi tôi lại bị quét sạch bằng chính súng của mình.
“Trong những ngày đó, chúng tôi không có điện đài xách tay, không có liên lạc bằng radio. Tôi trưng dụng một xe gíp và lái hết tốc lực lên các vị trí pháo, may mà thoát được một ổ phục kích của dân quân chúng tôi để chặn bọn xâm lược. May là có người nào đó nhận ra tôi đúng lúc. Tôi tôi ra lệnh cho các tay pháo tăng tầm bán của họ lên và bắn vào các tàu “Đoon kéc”. Họ đã thực hiện rất tốt”.
Trong một buổi uống nước chè trước khi ăn trưa tại nhà khách mà Castro đặt trụ sở tạm thời của ông, tôi được biết qua một trợ lý kín đáo, khi Fidel đang tắm, rằng hôm đó kỷ niệm lần thứ 40 ngày sinh của ông. Nghĩ rằng tôi làm như vậy là đúng lúc, tôi nâng cốc chúc mừng khi ông xuất hiện trở lại. Nhiệt tình của tôi có phần tan biến khi ông trả lời: Tôi chưa bao giờ hiểu tại sao thêm một năm nữa vào cuộc sống lại là việc đáng ăn mừng”. Nhưng ông vẫn uống một cốc rượu và không tỏ ra quá khó chịu. (Về sau tôi biết rằng ông rất nhạy cảm với vấn đề tuổi tác và cảm thấy rằng thì giờ trôi qua nhanh đối với nhiều công trình quốc gia cũng như quốc tế mà ông đang có trong đầu óc).
Tại bữa cơm trưa sau đó, sự hăng hái và tính chất thực tế của cuộc đối thoại buổi sáng đã bị mất đi. Tôi cảm thấy như vậy và tôi nghĩ rằng Fidel cũng cảm thấy như vậy khi Ca-rôn Rô-xa-na chuyển cuộc nói chuyện sang lịch sử phong trào cáchi mạng thế giới. Rõ ràng là Fidel quan tâm thảo luận đến các vấn đề thế giới hiện nay hơn, mà trên hết là vấn đề Việt nam. Vào bất cứ lúc nào cuộc nói chuyện dừng lại dù là một tý. Ca-rôn lại muốn đề cập đến những vấn đề lịch sử. Cuộc nói chuyện chấm dứt với việc Fidel ngáp dài và muốn nghỉ.
Khi chúng tôi bay về Habana, ấn tượng mạnh mẽ nhất của chúng tôi là sự giản dị và thẳng thắn của Fidel, những quan hệ tự nhiên và hữu nghị với nhân dân đã được chứng minh qua cuộc đi quanh đảo vừa rồi. Sự quan tâm và tinh thần trách nhiệm đối với từng chi tiết của ông mà biểu hiện là sự chú ý đến hộ chiếu của tôi, đã để lại ấn tượng không thể phai mờ. Sức mạnh kỳ diệu đối với nhân dân của ông đã được chứng minh bằng sự chú ý say mê của hàng trăm nghìn người dừng dưới một mặt trời nóng bỏng ở nghe bài diễn văn 6 tiếng của ông tại Xan-ti-a-gô đờ Cuba kỷ niệm cuộc tấn công vào doanh trại Môn-ca-đa 14 năm trước đó. Điều kiện lương thực ở Cuba rất gay gắt, nhưng đám đông đã nhiệt liệt tán thành khi Fidel kêu gọi tiết kiệm để giúp Việt nam.
Chúng tôi nhận thấy rằng lòng tận tình đối với cuộc đấu tranh của nhân dân Việt nam rất sâu xa. “Đến giọt máu cuồi cùng” là đề tài được nhắc đi nhắc lại nhiều trong các áp-phích và quảng cáo trên khắp Habana và dọc theo tất cả các đường mà người ta đi qua. Đó là đề tài trung tâm thảo luận ở bất cứ nơi nào mà chúng tôi đến, và tin về Việt nam chiếm nhiều chỗ trên báo chí hơn bất cứ đề tài quốc tế nào khác.
Chúng tôi đưa các con trở lại Phnompenh. Không lâu sau đó, tôi đi thăm lại Hà nội. Đó là vào lúc chiến dịch “Sấm rền” được thực hiện với toàn bộ sức mạnh của nó, nhằm phá huỷ mọi cơ cấu do con người làm ra ở phía bắc vĩ tuyến 17, trừ Hà Nội và Hải Phòng. Trong một cuộc nói chuyện khi ăn sáng với cụ Hồ Chí Minh, tôi hỏi liệu có dấu hiệu gì mới cho cuộc thương lượng bắt đầu không. Cụ hỏi lại: “Làm sao có thể thương lượng với một lão găng-xtơ?” và nhắc lại diễn văn Giôn-xon đã đọc và ngày trước đó tại Xan An-tô-ni-ô, Tếch-xát. Cụ tỏ ra đặc biệt tức giận với điều mà cụ xem là sự giả dối của những lời kết luận của Johnson:
“Tại sao không thương lượng bây giờ? Nhiều người hỏi tôi như vậy. Câu trả lời là chúng tôi và những đồng minh Việt nam của chúng tôi hoàn toàn sẵn sàng thương lượng đêm nay. Tôi sẵn sàng nói chuyện với ông Hồ Chí Minh và các nguyên thủ quốc gia có liên quan khác vào ngày mai. Tôi sẵn sàng để Bộ trưởng Ra-xcơ gặp các Bộ trưởng ngoại giao của họ ngày mai. Tôi sẵn sàng cử một đại diện tin cậy của nước Mỹ đến bất cứ nơi nào trên quả đất để nói chuyện công khai hoặc riêng rẽ với một phát ngôn của Hà Nội... Mỹ sẵn sàng chấm dứt tất cả các cuộc ném bom và bắn phá bằng không quân và hải quân chồng lại Bắc Việt nam khi việc đó sẽ nhanh chóng dẫn đến những cuộc thảo luận có kết quả. Tất nhiên chúng tôi cho rằng trong khi các cuộc thảo luận được tiến hành thì Bắc Việt nam không được lợi dụng sự chấm dứt hoặc hạn chế việc ném bom đó".
Cụ Hồ Chí Minh mô tả: đoạn này là nhằm “lòe công chúng” và nói rằng tất cả điều mà một vài thăm dò ngoại giao đằng sau sân khấu đã tiết lộ rằng Johnson và Ra-xcơ đang đợi sự “đầu hàng hoàn toàn” làm một cá giá để chấm dứt việc ném bom và khái niệm đàm phán của họ là khái niệm “áp đặt những điều kiện đầu hàng”.
Sau những cuộc nói chuyện tiếp theo với ông Phạm Văn Đồng và ông Nguyễn Duy Trinh, tôi viết một bài cho báo Đoàn Kết trong đó tôi nói “Hà Nội không còn tâm trạng nhượng bộ hoặc mặc cả. Họ hoàn toàn không sẵn sàng đưa ra cái gì khác ngoài việc nói chuyện, để đổi lấy sự chấm dứt ném bom... Một khó khăn của các nhà ngoại giao nước ngoài trong việc thuyết phục Hà Nội có một cử chỉ hoà bình mới, đó là điều mà một trong các nhà lãnh đạo Hà Nội đã nhắc đến như là khoảng cách của sự tin cậy” giữa điều mà Tổng thống Giônxơn nói và những việc ông ta đã làm...”
Sau khi dự một phiên toà tại Rốt-xkin-đơ, Đan-mạch, của Toà án Quốc tế xét xử tội ác chiến tranh Béc-trang Rut-xen, tôi qua Paris trở về Phnompenh. trong tuần đầu của tháng 12 năm 1967 tôi bắt đầu làm việc với tư cách là một “tay chân chính trị nguy hiểm” đã được Giôn Đin, Bí thư thứ nhất của Sứ quán Mỹ ở Paris tìm hiểu. Một giấy mời đi dự ăn trưa tại nhà ông ta đã đến một cách thật bất ngờ. Đin là một con người thấp, dễ thương, giới thiệu tôi với một người khách khác, Hây-oát I-sam, một kiểu người học viện to lớn, rồi giải thích rằng anh ta là một thành viên của một đơn vị tác chiến đặc biệt của Bộ Ngoại giao Mỹ về Việt nam, chuyên trách theo dõi mọi điều có thể lộ ra về hoà bình hoặc thương lượng. Bữa ăn rõ ràng được tổ chức để thăm dò thêm về cuộc phỏng vấn với ông Nguyễn Duy Trinh và về cơ sở của một số bài viết của tôi cho báo Đoàn Kết.
Đối với tôi dường như đây là cố gắng nghiêm chỉnh nhất để phát hiện một cơ sở cho thương lượng. Phải đợi đến hơn 10 tháng kể từ khi có cuộc phỏng vấn với ông Nguyễn Duy Trinh, Washington mới đặt ra những câu hỏi như vậy Điều đó làm cho tôi thấy rằng sự thật bắt đầu đến với ít nhất một số giới ở Washington. Họ bắt đầu nhận ra sự thật rằng “thương lượng không phải là hành động cuối cùng” của Bắc Việt nam hoặc Mặt trận dân tộc giải phóng. Rõ ràng nội dung cuộc nói chuyện kéo dài của chúng tôi sẽ được chuyển trực tiếp đến A-ve-ren Harriman, người đứng đầu đơn vị tác chiến đặc biệt.
Bữa ăn trưa đó đã củng cố lòng tin của tôi rg có những tiếng nói hợp lý hơn và sáng suốt hơn ở Washington, chứ không phải chỉ những tiếng nói gây ồn ào nhất và để sản sinh ra những đầu đề lớn trên báo chí. Và cũng có những người có những ý kiến về những hoạt động và mục đích của tôi khác với những người đã tìm cách bêu riếu tôi sau cuộc phỏng vấn. Đin và I-sam chẳng hạn, chắc đã tin rằng họ có thể tin vào sự kín đáo của tôi. Điều này họ không hề nêu lên trong cuộc gặp.
Việc cho rằng có những tiếng nói sáng suốt hơn ở Washington, mà tôi ngờ rằng Harriman có trong số này là việc mà tôi rất khó làm cho những người bạn Việt nam của tôi chấp nhận, bởi vì cả ngày lẫn đêm số lượng bom ném xuống đất nước của họ mãi mãi tăng lên. Nếu tôi có vài hy vọng mong manh về những tiếng nói của lẽ phải ở Washington. thì những hy vọng của tôi về một trí thông minh cao hơn ở Hà Nội, còn to lớn hơn nhiều. Những hy vọng đó đã được chứng minh, và chẳng bao lâu sau cuộc họp Paris, tại một cuộc chièu đãi khách Mông cổ tại Hà Nội, ông Nguyễn Duy Trinh đã thay từ “could” (có thể) bằng từ will (sẽ) và vẫn nhắc lại gần như nguyên văn phần chủ yếu của cuộc phỏng vấn. Nhưng, như là một nhượng bộ cho sự thăm dò của I-sam về một chương trình nghị sự, ông Nguyễn Duy Trinh đã thêm “nói chuyện về tất cả các vấn đề liên quan”.
Tính khách quan trong việc thu thập và chuyển những sự kiện thực tế là rất quan trọng, nhưng không thể mở rộng ra bằng cách đặt những người bảo vệ đất nước của họ ngang hàng với những người tấn công họ được.
Điều này càng ngày càng được hiểu rõ ở Washington, các nơi khác của nước Mỹ và ở nước ngoài, nhất là về mặt dư luận công chúng.