Số lần đọc/download: 1434 / 36
Cập nhật: 2017-04-04 13:33:11 +0700
Chương 11
C
ó tiếng gọi làm Thuận sững sờ quay lại ngay, Thuận đã giật mình tê tái cả người nhưng cùng kịp thốt ra:
- Thím Huyền!
Tới Đà Lạt cất túi đồ, rửa mặt mũi xong theo con đường tắt bực thang vừa xuống dốc đầu chợ, Thuận đâu ngờ lại gặp ngay Huyền như vậy.
- Anh đi Mỹ về tự bao giờ? Anh mới lên đây?
Thuận chăm chú ngắm Huyền bận đầm jupe xanh lợt, áo veste len đan màu xanh lá cây thắm hơn, rồi mới đáp:
- Tôi cũng mới ở Mỹ về thôi và lên đây cũng chỉ cốt sẽ tới thăm thím Huyền!
Thuận tiếp tục ngắm đôi mắt Huyền, đôi mắt có tô chì đen xung quanh rất khéo khiến cái nhìn Huyền của thăm tfcẳm.
- Cám ơn anh - Huyền nói giọng hơi lúng túng thì phải - chị Ninh có lên không anh Thuận?
- Không thím Huyền ạ, chỉ có một mình tôi thôi.
- Thật may gặp anh ở đây, mời anh chiều nay đến đằng ba me tôi ăn giỗ. Cũng toàn người nhà cả, có mấy người!
- Vâng để tôi sẽ cố đến, thím Huyền.
- Lên đây có bận đâu mà phải cố đến? Vả lại anh nói anh cũng có ý định đến thăm tôi nữa cơ mà.
Tiếng Huyền cười vui khanh khách, câu chuyện đã có không khí tự nhiên.
- Vâng chiều nay thế nào tôi cũng đến, thím Huyền!
Huyền nhắc lại chuyện cũ:
- Xin lỗi anh Thuận nhé, từ sau cái ngày an táng chú Quát, tôi vì buồn mà lên trên này ngay không kịp cám ơn anh, muốn viết thư thì lại không rõ số nhà, đến khi xuống Sàigon tìm tới đằng nhà thi anh đã đi Mỹ.
- Thím Huyền đừng thắc mắc gì cả, là người nhà sao thím khách khí thế! Thím Huyền hiện ở với hai cụ?
- Không tôi vẫn ở bên villa của chúng tôi xưa với một con bé người làm, đã dạm bán, cũng sắp xong, chắc chỉ tháng sau thì tôi sang ở hẳn với ba mẹ tôi.
Thuận góp ý:
- Phải, thím Huyền bán chiếc viila đó đi là phải, giữ làm gì thừa quá! Thím Huyền có định đi dạy học?
- Có lẽ niên học tới anh ạ,
- Thím sẽ về Saigon dạy?
- Có lẽ ở đây anh ạ, tôi chẳng muốn về Sàigon nữa. Là cũng chưa có gì quyết định hẳn đâu.
Huyền chào từ biệt Thuận trước và lời dặn gắn bó.
- Thế nào lát nữa anh cũng đến ăn giỗ nhé, cả ngày hôm nay tôi ở luôn đằng ba me tôi.
Thuận đáp « vâng » rồi cứ đứng nguyên thế nhìn Huyền xuống hết quãng đường dốc, qua cầu, rồi bắt đầu lên quảng đường dốc bên kia. Gần tới đỉnh dốc bắt chợt Huyền quay lại, và Thuận vẫn đứng chỗ cũ giơ tay lên vẫy như vẫy một chuyến đi từ biệt, Huyền cũng giơ tay vẫy lại rồi mới đi khuất.
Sở dĩ Thuận vừa có ý ngần ngại không muốn tới nhà ba me Huyền ăn giỗ vì Thuận không thích gặp me Huyền. Điều này cũng hợp với Huyền nữa. Huyền còn cả cha lẫn mẹ, nhưng Huyền không hợp với mẹ mặc dầu nàng rất mang ơn bà, Huyền có tâm sự nhiều với chị Ninh về chuyện này và chị Ninh kể lại với Thuận. Ba Huyền xưa là tri huyện dưới thời Pháp thuộc. Ngày đó ông buộc lòng phải đi bắt rượu lậu nhưng vì lòng nhân đạo ông không nỡ tịch thâu hoặc đập phá những đồ nấu rượu lậu của người dân quê. Chuyện đó đến tai viên công sứ người Pháp, ông bị đỗ riết là ăn của đút và rục rịch bị cách chức... Ông phải làm tờ trần tình nói thực là vì nhận thấy dân làng đó nghèo đói quá nên không nỡ tịch thu, không nỡ đập phá để tránh gây lòng phẫn nộ chính phủ bảo hộ trong đám dân đen đó. Bản trần tình khá dài, khá thống thiết.
Tên công sứ đọc xong còn cho điều tra, ba tháng sau biết đích là ông không hề ăn hối lộ một đồng một chữ nào của dân ông mới không bị nó cách chức nhưng bị thuyên chuyển đến một huyện nghèo heo hút giáp giới miền thượng du. Nơi đây vào thời Nhật bắt dân nhổ mạ trồng đay, rồi vào vụ đói lại bắt dân quê bán thóc cho chính phủ ba mươi đồng một tạ trong khi giá bán ngoài lên tới ba hoặc bốn trăm một tạ, đã thế những tên lãnh thầu thu thóc lại cân thừa của dân quê mỗi tạ thêm chừng mươi cân nữa. Một lần nữa ông làm ngơ châm chước rất nhiều cho dân hàng huyện, và cũng một lần nữa ông bị cấp trên điều tra, lần này là một tuần phủ người Việt. Cuộc điều tra đương tiến hành, việc bị cách cầm lỏng trong tay, thì cách mạng tháng tám bùng nổ. Ông theo Việt Minh hết lòng chỉ vì ông câm giận thực dân đến không muốn đội trời chung với chúng, mãi đến năm 1952 ông mới về thành. Hiện ông vẫn được hưởng lương hưu chức tri huyện cũ. Bà vợ cả không có người con nào với ông, chết đi ông mới lấy bà hai là một cô gái quê thuần túy và có được đứa con gái độc nhất: Huyền! Cô gái quê đó học đòi nếp sống quan cách rất chóng, chẳng bao lâu bà huyện Hai còn đài các hơn cả bà Cả ngày xưa. Vào thời kháng chiến, bà huyện Hai tảo tần buôn bán rất đảm đang, khi về thành càng giỏi, nhất là khi di cư vào Nam, vì vậy không những bà nuôi Huyền ăn học, còn cho Huyền sang Pháp du học cho đến nơi đến chốn nữa, vì vậy bà mời tậu được chiếc villa lớn đẹp vào hạng nhất nhì ở Đà Lạt này. Huyền còn nhận xét thẳng thắn là mẹ thành công vì hai yếu tố chính: thứ nhất bà chịu khó, không nề ngược xuôi vất vả, đó là đức tính nông dân nguyên thủy của bà; thứ hai bà rất xảo quyệt, rất ích kỹ, nhiều khi tàn nhẫn miễn là chiếm được phần lợi trong việc buôn bán, những tính xấu này hình như bà chỉ mới học được khi cố gắng vượt bực đồng hóa sang giai cấp mới. Được ăn học nên người Huyền rất mang ơn mẹ, nhưng Huyền vẫn thấy không hợp với mẹ, không quý mẹ bằng cha.
Chính vì được chị Ninh thuật lại cho hiểu tâm sự của Huyền mà Thuận càng thấy Huyền đẹp hiền thục vừa đáng mê vừa đáng quý, và Thuận vẫn mang máng cảm thấy rằng thứ nhan sắc đó dễ tới gần, dễ uy hiếp hơn thứ nhan sắc khác sắc sảo mà gay gắt.
Thuận còn đứng nguyên chỗ cũ nghĩ ngợi như vậy, bỗng trời tối xầm lại, một cơn gió lạnh ào ạt tới và mưa rơi tới tấp làm Thuận tối tăm mặt mũi y như thuở nhỏ làm gì phật ý cha bị người đánh.
Thoạt Thuận còn ngỡ là gió rung mạnh thân cây làm rụng hàng ngàn giọt nước đọng trên đó, nhưng lúc Thuận ngước nhìn lên vừa lúc một cơn gió mạnh làm lật ngược vòm lá cây muốn cao gần đấy, tất cả lá cành chịu hẳn về phía gió xuôi như người đàn bà bị chồng xoắn tóc muốn tôi đi cùng với những đường kẻ rối loạn của mưa rơi Thuận nhảy vội lên vỉa hè thì cũng vừa có hai người đàn bà từ phía chợ chạy tới trú duới hàng hiên.
Người đàn bà mặt vuông, trán cao da đen ròn, giọng sang sảng kiểu đồng bóng kể lể, trong khi người đàn bà mặt trái soan da trắng chỉ mỉm cười hiền từ, lắng nghe mà không ngắt lời:
- Cái ngày anh ấy mới làm quen với em, anh ấy nói ngọt lắm. « A, thôi em ưng đi, tôi không uống rượu, không hút thuốc. A, tháng tháng tôi lĩnh được đồng lương nào tôi đưa em tất cả. A khi cần tiêu đồng nào tôi xin em đồng ấy.» Em thuận theo anh, cha mẹ em không nhìn nhận em nữa, anh chị em khinh khi em, mà giờ thì tính anh ấy cờ bạc này, rượu chè này, em mở miệng can, anh không thèm đáp một lời, mặt lạnh như tiền. Tết vừa rồi em phải trả cho ảnh mười một ngàn bạc nợ, mua non mấy bát họ và tháng tháng bây giờ cứ phải cố ngược xuôi xoay xỏa nai lưng ra đóng những bát họ chết đó. Tiền của em là tiền mồ hôi nước mắt mà ảnh cứ đem nướng vào chắn vào xì. Một người bạn đồng đội của anh mách em là thấy anh hút thuốc lá có tẩm thuốc phiện, em hỏi lại, thì ảnh bảo. "Thôi, cô đừng ở với tôi nữa mà khổ, tôi nói thực tôi nghiện thuốc phiện rồi đó! » Mới đây ảnh lại đuổi em nữa, em đi đâu bây giờ? Chiều hôm qua ảnh bảo em: « Tôi đã đệ đơn xin đổi đi Côn Sơn rồi đấy! » Có khi anh nói thật!
Lúc đó người đàn bà mặt trái xoan da trắng mớỉ nói, giọng phân giải:
- Thím đừng nghe người ta đặt điều nói ra nói vào, chú ấy hồi còn ở ngoài Bắc ăn ở vui hòa với cả làng, có mất lòng ai đâu...
Người đàn bà mặt vuông khỏe, chấm nước mắt:
- Có khi anh nói thật, ảnh muốn trốn em. Em có làm gì nên tình nên tội? Em đã xin xâm, quẻ xấu lắm, em cũng đã coi bói, ông thầy bảo vợ chồng em phải đến tháng năm tháng sáu sang năm mới có cơ hòa thuận như xưa, nếu không lủng củng tếể có khi nhà em phái tù.
- Tôi đã bảo thím đừng mắc mưu nghe người ta nói ra nói vào mà. Tôi nhận được thư thím tôi lên đây ngay cứ tưởng là chú ấy hư hỏng ruỗng đời ra rồi. Vừa gặp chú, tôi hỏi ngay: «Sao Tết vừa rồi không về? ở nhà hễ cứ nghe tiếng xích lô máy hay tắc xi dừng lại trước nhà là cả lũ cháu chạy ra cửa đón, tưởng chú về!» Chú đáp « Tại có hành quân nên em bắt buộc phải ở lại để còn phân phát săng cho các đơn vị ». Tôi bảo: « Hành trăm hai mươi quân chứ gì? » Chú cười hề hề và thú thực vào những dịp nghỉ đôi khi có đánh chắn nhưng là đánh nhỏ để tiêu khiển. Mà tôi xét ra đúug thế đấy. Thì ra chú giận thím hai điều: một là cả ghen quá, hai là hay nghe lời người ta thêm mắm thêm muối. Chú về muộn một chút là thím lồng lộn đi khắp khu phố tìm như tìm trẻ lạc, chú bảo là làm đơn xin đổi đi Côn Sơn là thế. Thím lại tin lời người ta đồn chú nghiện nên chú điềm nhiên nhận ngay mình nghiện để trêu tức thím.
- Chị có biết không hai tháng nay hễ lĩnh lương là thua bạc hết có đưa cho em được đồng nào đâu.
- Không phải đâu thím ơi, tại thím cứ mè nheo chú đánh bạc nên chú cũng lại làm ra thế để trêu tức thím.
- Thì hôm qua chị vừa lên tới, nhà em chả ngửa tay vay chị một ngàn bạc để tiêu là gì.
Người đàn bà một trái soan bật cười hạ giọng nói:
- Không, phải đâu, vẫn là chú cố tình trêu tức thím, chú gửi tôi cả hai tháng lương rồi... Ấy chốc nữa về thím đừng nói gì nữa nhé, dầu sao tôi cũng khuyên can chú đủ điều rồi, từ nay thím cứ đừng ghen nữa, đừng nghe người ta thêm mắm thêm muối nữa là vợ chồng lại hòa thuận như xưa, thím nhớ lấy!
Trời chỉ còn lất phất, hai người đàn bà rời khỏi nơi trú, xuống đường ngược dốc trở về. Thuận cũng xuống đường ngược một cái dốc khác vừa đi vừa mủm mỉm cười thêu dệt một liên tưởng. Những người sung sướng hay thêu dệt bằng những liên tưởng - Thuận đương sung sướng, sung sướng lắm, Thuận liên tưởng đến chuyện đời xưa thời ông cha mở nước, những người lính thú được cử đến trấn thủ một khu vực biên giới vừa mới thiết lập xong dưới hình thức đồn điền, những người lính ở lẫn với những người dân khai khẩn, nhiều khi cùng tham dự khai khẩn, những người lính cần cù mở nước, đơn sơ trong cách sống và giữ nước tận tình, hách ra phết với vợ con, nhưng cũng đa tình ra phết với phụ nữ chưa chồng trong đám người khai khẩn. « Dân mình vốn đa tình » Thuận nghĩ.
Trong thời gian trấn thủ thế nào chẳng gian díu thành phòng hai phòng ba với cô nào đó, rồi bất chợt chính thất ở tận quê nhà xa xôi gồng gánh lặn lội tới; Thuận nhớ mang máng mấy câu ca dao:
Bồng bổng nảy lộc ra hoa,
Một đoàn vợ lính chảy ra thăm chồng
Ra đi có gánh có gồng.
Tới chốn thăm chồng bảy bị còn ba.
Ôi chao phải quát mắng mộl chút cho chúng khỏi nhờn chứ:
Ai về nhắn nhủ mi ra.
Để mi lại kể con cà con kê
Muốn sống muốn tốt thì đưa nhau về
Việc quan anh giữ một bề cho xong.
Mặc cho đức ông chồng trịnh trọng nổi cơn lôi đình thịnh nộ - Thuận tiếp tục vừa ngược dốc vữa nghĩ, vẫn nụ cười hóm hỉnh phảng phất trên môi - các bà cứ việc lẳng lặng xếp quang gánh lại. Ngày tàn mau và đêm tới, những người đàn bà xa chồng đã lâu ngày đó như những thửa ruộng mầu cực kỳ phi nhiêu chỉ chờ hạt giống rụng xuống là chụp lấy mà nảy lộc đơm cây. Rồi các bà trở lại quê nhà đợi ngày chồng mãn việc quan hồi hương. Người chồng hồi hương chắc chắn có để lạí chốn biên cương heo hút người vợ bé với mấy đứa con thơ. Trời ơi - Thuận nghĩ - ba năm trấn thủ thì có thể là ba tí nhau lắm chớ! Các bà chính thất biết thừa vậy, nhưng có hề gì, làm trai năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên thì chỉ có một chồng, Thuận hướng trí suy tưởng về những người vợ bé và đàn con nhỏ chốn biên thùy mới mở. Mẹ con đùm bọc lấy nhau, những luống mầu tiếp tục được vỡ ra, biên cương luôn luôn được nới rộng thành khu đồn điền mới. Thuận chớp chớp mắt và muốn nhỏ lệ xuống hình ảnh mẹ con đùm bọc trong cảnh biên cương mới nới rộng đó. Rồi những người lính trấn thủ khác tới, những cuộc phối hợp quân dân mới, để lại có những đứa trẻ oe oe ra đời bồi bổ sức sống, gây đầm ấm, gây niềm tin cho miền quan tái. Những lũy tre được mọc lên, những mái đình mái chùa được dựng lên, ngày xuân mở hội tuồng trèo... và cứ thế... quê hương thành hình cho đến mũi Cà Màu.
Ồ! Thuận đã về tới nhà. Vô thức đã xui Thuận theo đường về nhà, đợi lát nữa sẽ tới gặp Huyền ở đám giỗ.
Phải - Thuận đã nằm thoải mái trên giường tiếp tục nghĩ - quê hương đã thành hình dẫn đến mũi Cà Màu và bây giờ thì... cốt nhục tương tàn. Thuận nghĩ đến sau vài ngày đây, hết phép, Thuận sẽ trở lại hoạt động với các bạn đồng đội. Lại những bản đồ, những phi vụ, tiếng phi cơ rú máy khi nhào xuống, những nút được bấm, những hỏa tiễn được phóng ra, những tràng liên thanh khạc lửa, những vùng khói trắng từ mục tiêu trúng đích bốc lên, có khi đó là cả một vùng lửa tỏa ôm lấy một thế giới vắng lặng đã chết, có khi thoáng những bóng người chạy cuống quýt bên dưới như những con chuột cùng đường. Thuận lắc đầu hướng ý nghĩ về chuyện khác đi tránh những hình ảnh của chiến tranh bi thảm. Huyền, tất nhiên hình ảnh Huyền xuất hiện và cả lời nói vang vang của anh Cả nữa: « Cậu hãy vươn lên thật cao mà nhìn xuống, trái đất không còn là những chi tiết núi cao, biển rộng, thung lũng sâu nữa mà là một hình tròn, thiệt tròn... sáng thiệt sáng...»
Nhưng phai kể đến hình ảnh Huyền nhiều hơn cả. Hình ảnh Huyền xuất hiện như một điểm tựa vừa êm ái vừa lâu bền, như một niềm an ủi xa xưa và trường cửu. » « Huyền không thể từ chối tình yêu của mình được » - Thuận nghĩ thầm thế - nhưng hai đứa rồi đây sẽ yêu nhau ra sao đây? Thuận lại lái ý nghĩ về cuộc chiến tranh hiện tại để tránh câu tự vấn cùng đường về tình yêu, và tới đây cả hình ảnh Huyền với hình ảnh chiến tranh hòa quyện với nhau thành một màu khốc liệt của đam mê. Thuận nhất định phải chiếm cứ tình yêu Huyền làm chiếc giáp trường cửu chống với những phi lý, những bất thường của hiện tại. Mưa lại tiếp tục đổ rào rào.Thuận ra đứng tựa cửa sổ nhìn màn mưa bên ngoài, một chiếc vespa xuống dốc, người lái là một quân nhân khoác ngoài chiếc áo mưa poncho của lính, phía sau che kín một thân hình đàn bà, có thể là vợ anh, cũng có thể là nhân tình của anh. « Họ cùng nhau lao mình trong mưa trông hay đấy chứ » Thuận mỉm cười nghĩ vậy. Một con chuột chũi từ một bụi cây ven đườug luống cuống chạy về một bụi cây khác ngược sườn đồi, có lẽ nó đương đi kiếm ăn thì gặp mưa đành trú tạm một nơi, nhưng rồi mưa rơi hoài đành tìm đường về tổ. Cả khoảng cỏ hoang vu dưới trận mưa rào rạt bỗng bớt vẻ cô đơn và đượm vẻ sinh động vì có hình ảnh con chuột chũi lật dật tim về tổ. Hình như tạo vật trên trái đất này - Thuận cho là thế - không chổ nào phải cô đơn cả, vì chỗ nào cũng có sinh vật sinh sôi nẫy nở. Mà đã nói đến sinh vật sinh sôi nẫy nở là nói đến ấm áp của tình yêu rồi còn gì!
Thuận trở lại nằm ruỗi cẳng trên giường nệm vừa nghe tiếng mưa rơi rào rào bên ngoài vừa vươn vai cho các bắp thịt rãn ra, thân hình dài đến hết cỡ. Thuận cảm thấy thấm thía là từng tế bào trong cơ thể Thuận kêu gọi từng tế bảo bên cơ thể Huyền và Thuận như có nhận được tiếng vang hưởng ứng thăm thẳm xa xôi tự cơ thể Huyền. Tiếng mưa rơi vẫn đều đều, Thuận nhắm mắt lại để có cảm tưởng đó là trận mưa thời khai thiên lập địa có thể kéo dài hàng triệu năm mới dứt.