A mere friend will agree with you but a real friend will argue."

Russian Proverb

 
 
 
 
 
Thể loại: Giáo Dục
Upload bìa: Dinh Hoang Minh
Số chương: 10
Phí download: 2 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 17691 / 1774
Cập nhật: 2017-12-22 17:07:00 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 10
hu Giang Nguyễn Duy Cần
Tôi tự học
KẾT LUẬN
Người học thức, túc là người thà biết ít mà thật biết những gì mình biết, còn những gì mình không biết, thì cũng biết rõ là mình không biết. “ Không có sự dốt nát nhục nhã bằng tin tưởng rằng mình đã biết trong khi mình chưa biết”. văn hóa là một vấn đề thuộc phẩm chứ không phải lượng.
Tuy nhiên, càng biết rộng càng hay, càng biết sâu càng quý. Một cái học về bề rộng mà kém về bề sâu, là một cái học nông nổi phù phiếm. Một cái học về bề sâu nhưng kém về bề rộng, là một cái học câu chấp hẹp hòi. Cả hai đềulà thiếu sót cả. Có đượcmột cái học rộng rãi thì tránh được nạn thiên kiến chấp nhất. Có được một cái học chuyên môn thì cía học của mình mới biến thành thực dụng. Điều hòa được cả hai lối học ấy là thực hiện được mức cao nhất của công trình văn hóa của mình.
Đọc sách và biết đọc sách rất cần, nhưng chính mắt thấy tai nghe, biết nhìn xem và quan sát, biết suy nghĩ và phê bình những sự việc chung quanh ta hằng ngày lại càng cần hơn. Cái lợi của sách là giúp cho mình suy nghĩ, chứ không phải suy nghĩ thế cho mình. Học khoa học và triết học rất cần, nhưng đào tạo cho mình một tinh thần khoa học và triết học lại càng cần hơn.
Mỗi người, tùy khả năng, tùy phương tiện, tùy tính khí, tùy khuynh hướng…phải biết tự mình tìm thấy một phương pháp thích ứng cho riêng mình.
Thật vậy, sở dĩ “ không ai giúp ai được là vì không ai giống ai cả” như Jules Payot đã nói. Và cũng vì tin tưởng như thế nên tôi chỉ nêu lên những nguyên tắc mà không dám đưa ra những thí nghiệm của bản thân. Tôi lại còn muốn nói thêm: “không ai bắt chước ai được, vì không ai giống ai cả”. Socrate nói rất chí lí: “Tôi không dạy ai được cả, tôi chỉ khêu gợi mà thôi”.
Học cũng như ăn. Tuy là cần thiết cho tất cả mọi người, nhưng không phải món ăn nào cũng hợp cho tất cả mọi người. Có kẻ ăn mau tiêu, có người ăn lâu tiêu: sức tiêu hóa của mỗi người mỗi khác. Lớn ăn khác, nhỏ ăn khác, mạnh ăn khác, đau ăn khác,ở xứ nóng khác, ở xứ lạnh ăn khác. Có phương pháp học, lợi cho người này, nhưng không lợi cho người kia. Ai đã từng đi dạy học đều biết rằng phương pháp dạy phải tùy từng cá nhân mà áp dụng. Nhà giáo dục phải như người trồng cây. Cho nên người Tây phương đã dùng chữ “culture” để chỉ về văn hóa. Mỗi loại cây đều có những nhu cầu khác nhau, cần sự chăm nom săn sóc khác nhau.
°
°
Nói thì dễ…nhưng làm được bây nhiêu thôi, đâu phải còn dễ nữa. “Trị dị, hành nan” hay “tri nan, hành dị?”. Theo tôi, cả hai đều khó cả.
Học đâu phải là công việc của một thời kì cắp sách và trường, “thập niên đăng hỏa” mà thực ra, phải là công phu thực hiện của suốt một đời người. “Học là một vấn đề không biết lúc nào là cùng. Còn sống giờ nào, còn phải học giờ nấy.”
Nhưng, học mà không hóa có hại cho tinh thần, cũng như ăn mà không tiêu, có hại cho sức khỏe. Người có học thức là người đã “thuần hóa” cái học của mình. Bởi vậy, học mà đến mức gần như quên hết cả sách vở của mình đã học, cái học ấy mới gọi được là cái học “tinh nghĩa nhập thần”.
Văn hóa không là quyền sở hữu của bất cứ một dân tộc nào: những quyển Bible, Koran, Bhagavad Gita, Đạo Đức Kinh, Dịch Kinh, Hoa Nghiệm Kinh không phải là của riêng của một màu da, một dân tộc, một thế hệ nào cả. Nó là kho tàn chung của nhân loại. Và người văn hóa cao cũng không phải là người riêng của một màu da, của một dân tộc hay của một thế hệ nào cả, mà là một người đã hoàn thành sứ mạng con người của mình, trong nhân loại.
LỜI HAY Ý ĐẸP
Nhìn lên trên cao,
Học rộng hơn nữa,
Tìm thế vượt cao lên mãi.
(PASTEUR)
Hãy là ngọn đèn trong căn phòng thấp nếu không thể là ngôi sao giữa khoảng trời cao
(TOPPEUR)
Điều mà tôi biết chắc hơn hết,
Là tôi không biết gì cả.
(SOCRATE)
Có ba thứ dốt:
Không biết những gì mình phải biết;
Không biết rành những gì mình biết;
Biết những gì mình không nên biết.
Từ sự không có văn hoá đến lòng thiên chấp mê tín, chỉ có một bước thôi.
(Charles BAUDOIN)
Óc hẹp hòi là những đầu óc không thể thưởng thức nổi những gì mình không ưa thích.
(Charles BAUDOIN)
Đem những điều gì mình ưa thích để chống lại với những gì mình không ưa thích là căn bệnh trầm trọng nhất của tâm hồn.
(TĂNG XÁN)
MỤC LỤC
Tựa…………………..
Chương thứ nhất…………………….
THỬ TÌM MỘT ĐỊNH NGHĨA
Thế nào là người học thức?
Học để làm gì?
Thế nào là bậc thiên tài?
Chương thứ hai………………..
NHỮNG YẾU TỐ CHÍNH
Học vấn và thời gian?
Cái học về bề rộng và bề sâu.
Cô gắng là điều kiện đầu tiên của sự tiến bộ tinh thần.
Cố gắng mà được bền là nhờ có sự hứng thú làm hậu thuẩn.
Biết tổ chứ sự hiểu biết của mình.
Óc phê bình.
Biết mình là cái học đầu tiên của người tri thức.
Học để thành công trong con đường xử thế.
Óc tinh nhuệ.
Biết tuyển chọn.
Chương thứ ba…………..
NHỮNG ĐIỀU KIỆN THUẬN TIỆN CHO SỰ HỌC
Thời giờ
Tinh thần tản mát
Đời sống đơn giản là thế nào?
Sự tập trung tinh thần
Óc tổng quan
Óc nhân quả
Óc tế nhị
Óc thán thưởng
Chương thứ tư…………..
NHỮNG PHƯƠNG TIỆN CHÍNH
A. Đọc sách
1. Thế nào là sách hay?
2. Đọc sách để tìm hiểu mình
B. Phải đọc sách cách nào?
1. Tính cách tôn nghiêm của sự đọc sách
2. Chỉ đọc những tác phẩm hay
3. Sách “gối đầu giường”
4. Uống nước tận nguồn
5. Sách quá nhiều chú giải
6. Đọc sách cần phải đọc đi đọc lại nhiều lần
7. Cần đọc những sách cao hơn tầm hiểu biết của mình
8. Đối với bất cứ sách nào, phải dành cho nó một tấm lòng thiện cảm và thông cảm
9. Cần ôn lại những gì đã hiểu biết hoặc suy nghĩ về vấn đề của quyển sách đã nêu
10. Cần đồng hóa và phản động lại với quyển sách
11. Đọc sách cần đặt cho mình trước một câu hỏi hay một vấn đề tìm kiếm
12. Làm thế nào để nghiên cứu một hệ thống tư tưởng
13. Làm cách nào để hiểu biết được một học thuyết mới
14.Cái hại của những sách toát yếu
15. Viết lại những gì mình đã học
16. Đọc sách cần xem bảng mục lục
Chương thứ năm…………..
ĐỌC NHỮNG GÌ
Đọc tiểu thuyết tâm lí
Đọc sử
Đọc báo
Đọc những sách về thiên văn và địa lí
Chương thứ sáu…………….
HỌC NHỮNG GÌ
Học viết văn
Học dịch văn
Chương thứ bảy………….
BA YẾU TỐ CHÍNH CỦA MỘT NÊN VĂN HÓA VỮNG VÀNG
Óc khoa học
Óc triết học
Biết xúc cảm
Chương thứ tám…………
Nguyên tắc thứ nhất: Đi từ dễ đến khó
Nguyên tắc thứ hai: Làm việc đều đều không gián đoạn
Nguyên tắc thứ ba: Khởi đầu bằng những yếu tố đầu tiên
Nguyên tắc thứ tử: Biết lựa chọn
Nguyên tắc thứ năm: Quí thời giờ làm việc và đặt cho nó thành một kỉ luật
Nguyên tắc thứ sáu: Biết dùng thời giờ làm việc và tiết kiệm từng phút một
Nguyên tắc thứ bảy: Làm việc gì thì làm cho hoàn tất
Nguyên tắc thứ tám: Có một sức khỏe dồi dào
KẾT LUẬN
LỜI HAY Ý ĐẸP……………….
Tôi tự học Tôi tự học - Thu Giang - Nguyễn Duy Cần Tôi tự học