If you truly get in touch with a piece of carrot, you get in touch with the soil, the rain, the sunshine. You get in touch with Mother Earth and eating in such a way, you feel in touch with true life, your roots, and that is meditation. If we chew every morsel of our food in that way we become grateful and when you are grateful, you are happy.

Thích Nhất Hạnh

 
 
 
 
 
Tác giả: Tam Lang
Thể loại: Tùy Bút
Biên tập: Nguyen Thanh Binh
Upload bìa: Hải Xoắn
Số chương: 22
Phí download: 4 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 6248 / 107
Cập nhật: 2015-12-02 16:21:03 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 8: Tôi Nếm Món Xáo Bò Lần Thứ Nhất
hừng ba giờ sáng.
Chui vào một hàng cơm tối mà thấp như cái hang chuột, tôi với người bạn dọc đường lúc nãy cùng ghé ngồi xuống một tấm ghế dọc kê sát một chiếc bàn. Cái bàn mộc cáu ghét với mỡ đã lâu năm, trên có một ống đũa tre rỉ nước ròng ròng, hai cái vỏ cút rượu ti con, với một cái vịt đã cụt nửa vòi, chừng là vịt nước mắm.
Tôi thở trong một bầu không khí đầy những mùi hôi tanh nồng nặc. Cái mùi ấy gọi là mùi thớt cũng chỉ hơi đúng vì ngoài những hơi mỡ ôi, cá ươn, thịt thiu, hành sống và trăm thức đồ ăn khác, nếu phân chất kỹ, còn có cả mùi cứt gián với mùi mồ hôi kinh niên.
Con bé nhà hàng bưng đến cho tôi hai chiếc bát đàn úp một, trong có ba xu cơm.
Tôi lật chiếc bát úp, lấy đôi đũa tre trong ống sẻ đôi chỗ cơm, vừa được đầy hai bát.
Trước mặt tôi, một bát canh xáo bò bốc khói lên ngùn ngụt. Nóng sốt như thế mà tôi đoán chừng nó chẳng ngon lành gì cho lắm, vì trong bát canh đục ngầu như nước cống, mấy khoanh lòng bò lều bều nổi như những xác chết đuối dưới mấy đám hành răm. Cạnh đấy, một đĩa lòng giá trông cũng chẳng ngon gì hơn.
Ít tiền, làm gì được miếng ngon! Hai xu xáo lòng! Hai xu lòng giá!
Cầm bát cơm, chan nước xáo, và... tôi thấy dạ dày tôi nó đi một mạch từ bụng lên đến cổ. Có lẽ món ruột già nhà hàng làm không kỹ, nên và xong một miếng, tôi tưởng như tôi đã nuỗt phải cả một bãi phân bò.
Ngồi đối diện, bạn tôi vẫn chén rượu khè khà:
- Anh không uống được rượu thì ăn đi.
Cầm bát canh húp soàn soạt rầm nhà, anh ta tấm tắc khen:
- Món xáo bò ngon quá!
Tôi đành ngồi chống đũa.
Xáo ấy, lòng ấy, lại thêm cơm thổi bẳng thứ gạo hẩm đã hết cả nhựa, nước mắm thì là thứ nước hàng pha với muối mặn ăn cho đỡ tốn, tôi dù có cố nuốt, rồi cũng đến phải trả hết ra.
Ngồi chờ bạn, tôi nhìn đến gác mâng-giê để ngay ngoài nhà. Trong tấm lưới sắt thưa, một chậu thịt - thịt bạc nhạc đẽo ở xương ra - còn nằm chờ bỏ vào nồi để làm món giả cầy bán sáng.
Ba con cá diếc nhỏ bằng hai ngón tay chéo, chẳng biết rán từ năm nào mà đét lại như những con mắm nướng. Chừng nó ngã qua vào chảo mỡ cạn, rồi nhảy lên đĩa nằm chờ mãi đó mà chưa gặp được ông khách hàng. Một khúc dồi lợn buộc trên sợi dây lạt, lòng thòng như một quan tiền. Mấy bìa đậu phụ rán tự hôm kia đã sắp đổi màu vàng ra màu đất.
Bên cửa vào, trên một mảnh ván bám vào tường xếp hàng dài một dãy những chai rượu ti lớn. Trong nhà, một rổ bát ướt rườn rượt đút dưới gậm một chiếc bục, trên có manh chiếu bẩn gài chiếc màn sô cháo lòng.
Đồ ăn, thức đựng, màn, chiếu, tất cả chừng ấy cái đều như phơi dưới ánh sáng hai cây đèn búp măng. Hai chiếc thông phong buồn tình làm việc thâu đêm, thở khói lên ngụt ngụt.
Tôi nghĩ: trong cái hoàn cảnh này, còn có người cầm nổi được bát cơm mà nuốt, lại nuốt trôi một cách ngon miệng, mà nào đồ ăn thức uống có phải ngon lành? Toàn những cái đầu thừa đuôi thẹo mới đến hàng cơm: trứng ung, thịt ôi, cá ươn, gà toi... chó ốm! Đó là chưa kể những món thịt súp ở các hàng cơm Tây họ đã ninh lấy nước, hay những món khoai thừa họ đã bỏ vào nồi nước gạo rồi lại được cái bàn tay của những đứa tham lợi mò lên.
Tôi thấy tôi lợm lòng.
Ngẩng nhìn lên thì bạn tôi vẫn còn sì sụp với bát canh, mà lần này, mặt đã đỏ như vang, coi bộ khoan khoái lắm!
Ăn để sống?
Sống để ăn?
Tôi Kéo Xe Tôi Kéo Xe - Tam Lang Tôi Kéo Xe