Let your bookcases and your shelves be your gardens and your pleasure-grounds. Pluck the fruit that grows therein, gather the roses, the spices, and the myrrh.

Judah Ibn Tibbon

 
 
 
 
 
Thể loại: Lịch Sử
Biên tập: Lê Huy Vũ
Upload bìa: Lê Huy Vũ
Số chương: 14
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 127 / 14
Cập nhật: 2020-06-12 14:04:27 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
III - Trước Cửa Ngõ Của Cõi Tình Yêu
Ở San Antonio nóng và ngột. Trên trời không một gợn mây. Bản dự báo thời tiết vội vã của cô thư ký tổng thống lại hóa ra chính xác hơn hẳn dự đoán bài bản của Lầu Năm góc. Được, ta sẽ xem Texas sẽ đón tiếp "Người cầm giáo" ra sao.
"Thiên thần" với biểu tượng sao và vạch ở đuôi - lá cờ tổng thống - chầm chậm lăn về phía tòa nhà của ga hàng không, bằng vẻ hùng tráng của mình quyến rũ ngay dân Texas. Quân nhạc nghênh đón Nhà Trắng bay không phải bằng hành khúc của tổng thống "Vinh quang thay lãnh tụ", mà bằng bài hành khúc yêu thích của Lindon "Hoa hồng vàng Texas".
Khi dàn nhạc bặc đi, từ đám những người ra đón có một phụ nữ nhảy bổ ra, hổn hển vì hoan hỉ, rú lên:
- Jackie!…
Hàng nghìn dân chúng San Antonio bắt theo tiếng kêu hung hăng của người nữ đồng bào của mình:
- Jacki i i! Jacki i i!
Dân Texas không chào đón tổng thống mà chào đón vợ ông ta. Sức quyến rũ của Jackeline là thế đấy. Sự sùng bái vẻ đẹp đàn bà, có lẽ, là sự sùng bái duy nhất có thể tha thứ được đối với con người.
Trong tiếng reo hò hân hoan ầm ĩ, cửa chiếc "Thiên thần" mở và đệ nhất phu nhân nước Mỹ hiện ra. Thông minh lắm! Bà ta không vẫy tay, không gửi những cái hôn gió như những minh tinh Hollywood ngốc nghếch. Bà ta bối rối. Không biết làm gì với đôi tay bọc găng da mỏng của mình. Hơi hơi mỉm cười. Tiếng ồn và sự hoan hỉ càng tăng.
- Jackie! Jackie! Jackie!
Người ta đón chào Kennedy, nhưng tôi cảm thấy kém phần sôi nổi hơn so với Jackeline. Người vợ đã át mất vẻ vĩ đại của chồng.
JFK mỉm cười và, quay đầu về phía Goldalet đang đứng đằng sau, ném lời nói nhỏ qua vai:
- Tôi có cảm tưởng là mình chỉ là người tháp tùng vợ mà thôi.
Vị hạ nghị sĩ phì cười và ngay lập tức san sẻ câu đùa dí dỏm của tổng thống với tất cả những ai sẵn lòng nghe.
Dân chúng San Antonio sôi động trước "Thiên thần". Ở hàng đầu có nhiều phụ nữ và trẻ em. Có kẻ còn cầm hoa. Kennedy cảm thấy thế. Nhưng ông ta có thể nhầm lắm chứ.
Là người viễn thị, ông ta nhìn rõ những cái ở xa hơn là ở gần. Trên đám đông hoan hỉ nhộn nhạo có thò lên một vài biểu ngữ ác ý: "Liệu đấy, hỡi dân Houston, chưa biết chừng Kennedy đóng sập nghề kinh doanh của các bạn", "Đả đảo", "Không bán lúa mạch cho kẻ thù của chúng ta", "Cho vào thùng rác tên nịnh bọn đỏ".
Một chiếc tàu bay cánh kép nhỏ kéo theo sau thành vòng trên sân bay dải khí xả và một băng chữ khổng lồ: "Cùng tồn tại nghĩa là đầu hàng". Bầu trời phương nam trong lành, vậy mà trên đó đã vạch ra cái thòng lọng bẩn thỉu của "bọn diều hâu" hiếu chiến.
Kennedy không muốn nhìn hết những cái đó và cũng không thể. Ông ta hơi sa sầm mặt.
Goldalet khẽ chạm vào khuỷu tay tổng thống, nói thì thầm:
- Thưa ngài tổng thống, xin đừng để ý đến mưu toan thảm hại định phá ngày vui vĩ đại của ngài. Ngài hãy nhìn xem có biết bao nhiêu người dân thành phố đón chào ngài. Ngài hãy mỉm cười đi, tôi van ngài! San Antonio phải được thấy nụ cười của ngài. Ngài là chính trị gia tận trong xương tủy - ngài hãy cười lên!
- Ờ, nếu đã là chính trị…
Kennedy giơ tay cao khỏi đầu và dùng ý chí rặn ra một nụ cười tươi tắn nhất mà ông ta có thể làm ra.
Khi Kennedy chỉ vừa đi xuống thang máy bay là các nhân viên mật vụ đã chốt những vị trí định trước và không rời mắt khỏi con thủy túc nhiều mặt có tên gọi là đám đông. Dân chúng bị ngăn cách với tổng thống bằng một hàng rào nhẹ cỡ bằng tấm ván hẹp có dòng chữ đen "No cross" - "Không vượt qua". Những bộ mặt không cười của các thám tử cũng căng thẳng như khuôn mặt của người được họ bảo vệ vậy.
… Thời gian theo kế hoạch của cơ quan mật vụ dành cho cuộc gặp gỡ với dân Texas ở phi cảng San Antonio đã hết. Đã đến lúc vào thành phố. Nhân viên mật vụ có biệt hiệu là Xám cùng những người khác lập đoàn xe theo kế hoạch vạch từ lâu. Đi trước kiểm tra đường là chiếc xe Jeep dẫn đầu chở cảnh sát địa phương. Sau nó là xe chở hành lý tổng thống. Ở đầu đoàn xe còn một xe nữa chở nhân viên mật vụ của San Antonio và từ Washington đến. Chỉ sau đó, đứng thứ tư, theo thứ tự, mới là chiếc Lincoln bốn tấn chính yếu chở tổng thống. Tiếp sau là tất cả những xe còn lại mà chỗ ngồi trên đó đã được cơ quan mật vụ phân bổ rồi. Kế hoạch này soạn thảo đã từ lâu, nhiều lần được thể nghiệm trên thực tế. Mọi lần đều trơn tru, không có gì trục trặc, ấy vậy mà ở đây…
Mọi lỗi đều tại Thượng nghị sĩ Yarborough cả. Ông ta, cũng như mọi người khác trong phái đoàn của tổng thống có một huy hiệu đặc biệt - hình ellip trắng có chấm đỏ ở giữa và miếng bìa có ghi chỗ ngồi trong đoàn xe.
Tôi phải kể lại mọi chuyện. Phải kể lại, tuy nhận thức rõ là cái sự việc này nhỏ nhoi, không đáng là gì. Nhưng vì nó đặc trưng cho đời sống chính trị hiện nay của Texas, mà cũng không chỉ của Texas, bởi vì tính nhỏ nhoi ấy do các nhà hoạt động quốc gia cỡ lớn nhất của chúng ta sinh ra, nên tôi thanh thản, không sợ quở trách là đã bới chuyện vụn vặt khi thực hiện ý định của mình. Những cái gọi là vụn vặt chính là đời sống vậy.
Thượng nghị sĩ Ranph Yarborough gặp ở phi cảng San Antonio một nhóm người theo chủ nghĩa tự do có cảm tình với ông ta và được họ cho hay là thống đốc Connelly đã sửa soạn một cái bẫy xảo quyệt ở Ostin dành cho ông ta. Ông, thượng nghị sĩ Yarborough sẽ không được mời đến dự buổi tiếp khách ở căn nhà ngoại ô của viên thống đốc nhân dịp chuyến đi đến thủ phủ bang Texas của tổng thống. Ngoài ra, còn những sự khó chịu chờ đợi ông ta ở những nơi khác. Phái tự do của San Antonio đồng thanh yêu cầu ioboro rời đoàn xe tổng thống lúc còn ở Dallas để khỏi bị xúc phạm ở Ostin. Thượng nghị sĩ đã cảm tạ lời báo trước, nói là đã đoán ra âm mưu và cũng đã quyết định không đi Ostin.
Một đại diện phái tự do của San Antonio, già và đáng trọng nhất, ủy viên Ủy ban quốc gia của Đảng dân chủ của bang, gõ nắm tay và vừa nhổ nước bọt vừa nói.
- Ông đừng ngồi một xe với Johnson. Bọn họ muốn đặt ông vào đấy. Ông sẽ tự sỉ nhục mình trước cử tri. Mỗi người phái tự do cả ở đây, cả ở Houston đều biết Connelly và Johnson định bày đặt những gì cho ông, và họ sẽ theo dõi xem ông có nhượng bộ họ hay không.
Thượng nghị sĩ lúng túng nhìn đoàn xe sắp chuyển bánh. Mọi người đều đã vào chỗ của mình. Làm sao bây giờ? Vào đâu? Chỉ mới cách đây chưa lâu, hồi tháng Sáu năm nay, trong chuyến đi El Paso của tổng thống, trước ông chưa nảy ra vấn đề như hôm nay. Khi ấy ông ngồi vào xe của JFK, còn bây giờ… Cả lần này người ta đã hứa cho ông ngồi vào xe của tổng thống. Chỉ mới vài ngày trước chuyến đi này, Lary O'Brien đã nói là ông sẽ đi cùng với tổng thống và thống đốc Texas. Nhưng sau đó vì lý do nào đó người ta đã đổi lại quyết định và không hề sượng sùng mà bảo với ông rằng tiếc là lần này xe tổng thống không còn chỗ cho ông nữa, chỗ ấy đã xếp cho vợ thống đốc Connelly. Tại mỗi thành phố, ông sẽ đi cùng một xe với những quan chức có tiếng nhất của địa phương. Ý nói ông thị trưởng. Đến xe của phó tổng thống cũng không được nhắc đến nữa. Tuyệt lắm! vậy là, bạn bè ông đã nổi hiệu báo động thừa.
Thượng nghị sĩ Yarborough tiến lại đoàn xe tìm thị trưởng San Antonio. Người cận vệ của Johnson, cao ráo, cân đối và kiên định tên là Jean Blatte ra cản ông lại. Gốc ở Georgia, anh ta cũng không thoát khỏi giọng nặng của người miền Nam.
- Ông thượng nghị sĩ, chỗ ông là ở xe của phó tổng thống. O' Donnel đã lệnh như vậy.
Yarborough lướt cái nhìn lơ đễnh lên khuôn mặt ngăm ngăm hung dữ của anh cận vệ, rồi bỗng làm một ngón quay gót rất êm đáng bậc vũ nữ balê đúng một trăm tám mươi độ và bằng những bước dài mạnh mẽ, ông tiến ngược phía có phó tổng thống Johnson. Ông đi lại xe của Goldalet.
- Henry ơi, - ông nói, - ông cho tôi đi với nhé?
Vị hạ nghị sĩ giơ tay lên, cười hết cỡ.
- Rất sung sướng, Raphie ạ! Ông ngồi vào đi! Xin mời!
Nhóm báo chí Nhà Trắng và tất cả bốn mươi tay lõi của làng báo đã đánh giá xứng đáng hành động chấn động dư luận của Yarborough.
Chỉ một giờ sau các báo lớn nhất của New York, Chicago, Pittburg, Philadelphie, Washington, Dallas, New Orlean, San Francisco và Los Angeles trong số ra bất thường ban ngày đã loan tin cho độc giả của mình: tại sao thượng nghị sĩ Ranph Yarborough, về một phía, và thống đốc bang Texas John Connelly và phó tổng thống Lindon Johnson, về phía kia lại xung đột với nhau…
Tất cả, gần như tất cả sinh hoạt chính trị của các nghị sĩ chúng ta là gộp nên từ những mẫu vụn vặt như vậy!
Cuối cùng, đoàn xe tổng thống đã chuyển bánh. Phía trước là đoàn môtô, tổng thống và phu nhân đi trên chiếc Lincoln trắng và to. Cùng với họ còn có thống đốc Connelly và vợ ngồi trên những ghế gập. Theo sau là chiếc xe nặng tám chỗ ngồi, có bậc lên xuống, kiểu đã cũ. Các phóng viên ở Nhà Trắng gọi chiếc Cadillac này, chế tạo theo đơn đặt đặc biệt là "Quin Mary" - tên của chiếc tàu thủy chuyên tuyến vượt đại dương. Các trợ lý của JFK Pauer và O'Donell ngồi trên những ghế gập. Sau đuôi "Quin Mary" đến chiếc xe mui trần của phó tổng thống có số biển sở tại. Thực vậy, người ta đã thuê nó ở đây, San Antonio, và dành cho LBG. Các ký giả đùa chuyện này như sau: "Nhà Trắng tiết kiệm tiền công tác ăn vào suất của phó tổng thống". Lái chiếc xe này không phải là lái xe riêng, như của tổng thống, mà là một nhân viên cảnh sát nào đó của địa phương. An tọa cạnh anh ta là Roufood Jeanblat cao lồng ngồng, đầu hói. Tất cả các nhân viên bảo vệ còn lại của Johnson đi chiếc xe đặc biệt theo sau chiếc Ford thuê này.
Chiếc Limusin của Godalet là xe thứ sáu… Một vị trí trang trọng thế này chỉ dành cho ông ta tạm thời ở đây, tại San Antonio quê hương. Ở Houston, Dallas và Ostin, người ta sẽ dồn ông ta xa hơn nữa, xuống phía đuôi phái đoàn.
Tiếp nữa là xe của quyền bí thư báo chí của Nhà Trắng Mac Kingdap với các đại diện báo chí của Nhà Trắng, hai chiếc mustang mui trần lèn chặt các phóng viên nhiếp ảnh và vô tuyến điện ảnh, rồi cả một dãy Cadillac đen chở các hạ nghị sĩ do Lary O'Brien, cái thắt lưng nối tổng thống với Capitol, dẫn đầu. Ở tận cuối là chiếc xe hòm thông tin liên lạc đặc biệt và chiếc xe buýt có dòng chữ to tướng "Những nhân vật rất quan trọng". Mặc dù có cái mác ấy, vẫn có kẻ không vừa lòng vì phải chui vào chiếc xe buýt ấy. Tôi đã được chứng kiến việc Eveline Lincoln, cô thư ký của tổng thống chứng minh một cách cuồng nhiệt cho O'Donell, viên quản trị chính của Nhà Trắng là cô ta phải cùng được ở gần xếp của cô càng tốt. O'Donell cương quyết phẩy tay. Lời nói đầy quyền uy của anh ta đối với mọi người, kể cả với thư ký của tổng thống là luật lệ. Anh ta không đếm xỉa đến cả những lý lẽ của Berli, bác sĩ riêng của tổng thống, ông này cũng quả quyết là phải ở bên cạnh tổng thống, bởi vì không loại trừ khả năng là JFK bị thương. Tôi sửng sốt bởi lời ông ta nên dù có cơ chuốt lấy sự giận dữ của viên quản trị đầy quyền uy, tôi cũng nói với O'Donell:
- Theo tôi, bác sĩ Berli nói phải. Cứ để ông ấy đi xe của Johnson, ở đấy còn có chỗ trống.
O'Donell ngạc nhiên mà bực tức nhìn tôi:
- Việc gì đến anh? Anh muốn thọc vào hả?
Chả lẽ tôi nói sự thật với anh ta? Lặng thinh với vẻ có lỗi, tôi rời chiếc xe buýt có "những nhân vật rất quan trọng".
Đoàn xe tổng thống đi ngang qua hàng cọ ở cổng sân bay và bon trên phố xá San Antonio như đã vạch sẵn từ trước. Người bên đường chào mừng vị khách Washington bằng những tiếng hò la, họ giơ tay, giơ mũ, cờ lớn, cờ nhỏ và những biểu ngữ làm lấy có dòng chữ bằng tiếng Tây ban nha: "Bien Venido[12], ông tổng thống!", "Jackie, hãy đến Texas lướt ván nước!". Nhưng cũng không tránh khỏi những lời công kích tổng thống. Trên một trong những biểu ngữ có ghi "Hoan nghênh Ken chấy rận".
Đám đông nhiều màu vẻ tụ tập trước cửa bệnh viện "Brooks" rào ngăn bằng đá, không hiểu sao được gọi là Quảng trường chính. Gió hất những mũ cao bồi, khăn trùm và quàng khỏi đầu dân Texas. Tổng thống bưới lên diễn đàn đọc diễn văn. Chẳng ai nghe thấy gì cả - gió đưa đi và làm tan ra những lời nói lớn. Nhưng người ta tin rằng tổng thống đã nói những lời thiết thực nào đó và họ vỗ tay.
Và cái cách dùng thì giờ buồn tẻ, rỗng tuếch ấy được gọi là sự đồng tâm nhất trí của nhân dân với chính phủ! Rồi còn một bữa tiệc dinh dược, tổn phí, theo tôi nghĩ, không chỉ cỡ chục nghìn đôla. Nút chai nổ bôm bốp. Sâm banh sủi bọt xèo xèo. Những cặp mắt choáng men của các bà, các ông sáng lên, những kẻ sung sướng được chung hội với tổng thống. Đó là tất cả những gì diễn ra ở San Antonio.
Đoàn xe tổng thống lại lăn bánh ra sân bay.
Mười lăm giờ bốn mươi tám phút, JFK và Jackeline sau khi được viên chỉ huy nghiêm chào, đã lên chiếc "Không lực-1". Tuyệt! Ngày hôm ấy được coi là kết thúc: Cơ hội Hatter xỉa vào lưng tổng thống giảm đi mất một phần ba.
Đến lượt Houston. Không xa là bao, cả thảy bốn mươi lăm phút bay. Nhưng San Antonio nóng bức và lộng gió đã làm JFK và Jackeline lử người, nên họ lui đi nghỉ.
… Ở Houston, tuy đã sau buổi trưa nhưng còn nóng hơn ở San Antonio. Bức tranh ta thấy ban sáng lại lặp lại. Hành khúc "Hoa hồng vàng Texas" vang lên. Lindon Johnson đứng ở chân thang máy bay kính cẩn đón chào Kennedy.
- Jacki i i! Jacki i i! - Dân Houston bao vây cổng sân bay gào lên nghìn giọng.
Các cô bé mặc váy ngắn và các cậu bé mặc quần soóc trao cho Jackie ba tá hoa hồng vàng tượng trưng cho Texas.
Houston là thủ đô của đế chế Hatter. Phần lớn những nhà chọc trời ở đây thuộc về ông Bạc tỉ.
Chạy dọc con kênh đại dương đào từ vịnh Gaviston của Đại Tây dương, sâu, nhiều nước, dài 93 km, niềm tự hào chính đáng của người Houston, là hàng hạm đội tàu rót dầu thuộc Hatter hay cho thuê, Hatter coi con đường thủy này là con lộ riêng.
Hai mươi lăm năm trước, khi Hatter chỉ mới ngoi đầu lên trên đám triệu phú Texas, trong thành phố chỉ có vài tòa nhà cao tầng và Houston được xếp là thành phố thứ hai mươi tư của Hoa Kỳ. Bây giờ nó có một triệu dân, xích lên hàng thứ mười hai và được gọi là Đại Houston. Cứ bốn người dân thủ đô của đế chế Hatter, mà cũng có thể cứ ba người thì có một người làm việc cho lão hay là có liên quan đến các xí nghiệp của lão.
Hatter coi Houston là thành phố của lão và cư dân của nó là thần dân của lão.
Phần lớn hàng hóa, hàng triệu triệu tấn, được xử lý tại các bến tàu của Houston có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp đến các công vụ của Hatter. Thành phố đường bộ, dân cao bồi hồi nào đã trở thành đứa con cưng của các đại dương và mọi biển của thế giới, hay là hải cảng thứ ba của đất nước. Hatter tin rằng điều đó được thực hiện theo sự chỉ huy của cây gậy thần diệu của lão.
Những đường chỉ của mười bốn khu dầu lửa Texas gút thành một nút cộm ở đây, tại Houston, và nó nằm gọn trong nắm tay hùng mạnh của Harold Hatter. Các đài phát thanh rãi rác khắp Texas, phụ thuộc vào Hatter toàn phần hay một phần. Các phòng truyền hình chỉ truyền những chương trình hợp ý Hatter và các cai ngục tư tưởng của lão. Báo chí xuất bản ở Houston len lén nhìn Hatter trước mỗi lần phun ra những chuyện ba hoa thường kỳ. Hàng nghìn, hàng nghìn ánh đèn quảng cáo ca tụng sản phẩm của các xí nghiệp của Hatter.
Hơn một triệu công dân Houston nhảy theo điệu nhạc say sưa mà thường không hề ngờ rằng nó soạn theo đơn đặt của một người là Hatter.
Một triệu kẻ ăn theo ăn bánh mì, uống sữa, coca cola, cốc tay của mình mà không tỏ tường hay không muốn tỏ tường rằng vào bất cứ lúc nào, do sự trái tính của một nhà kinh doanh, cũng vẫn là Hatter, họ có thể bị cúp mất bánh mì, sữa, coca cola.
Khắp mọi phương trời: về hướng nam, đến vịnh Mehico, về hướng tây, đến núi Đá tảng và Rio Grand, về hướng động, đến New Orlean, và về hướng bắc, đến Dallas
- Đại Houston phát đạt đang vươn bước tới. Ở ngay cái nơi mà xưa kia, vào năm 1836, theo như lịch sử chính thức của nước Mỹ xác nhận, người Texas đã thắng trận vinh quang vì nền độc lập, bây giờ là công viên San Hasinto lên xanh.
Ở nơi mà Hatter thắng trận trong cuộc tranh giành những tỉ bạc, không có những tượng đài kỷ niệm. Lão dựng lên cho mình những đài kỷ niệm bền vững hơn, lợi nhuận hơn. Trên mảnh đất cưới được của nhân dân Mỹ, lô nhô những dãy các chòi dầu hỏa bằng thép, những tháp của những nhà máy chế dầu, trắng lóa những đàn bầy nhiều triệu thùng, bể chứa khổng lồ bao quanh bởi những dòng chữ vàng đen như thôi miên, trông rõ từ xa "HATTER".
Các công dân của Hatter nghỉ ngơi ngày hè trong công viên, kỳ cuối tuần trên bờ vịnh Mehico, ở những bãi tắm Gaviston nổi tiếng. Họ cứ tưởng rằng đang sử dụng quyền nghỉ ngơi, giải trí, tiếp xúc với thiên nhiên của mình. Nhìn từ quan điểm của Hatter, những dải cát bên bờ Đại Tây dương ấm áp đầy những ghế dài, những ngăn mây cói đan, những ô dù sặc sỡ, những quán cà phê, những phòng tắm, môten, khách sạn, vila, những hộp đêm, rạp chiếu bóng, sàn nhảy, máy trò chơi tự động, là một trong khu vực lãi nhất trong đế chế của lão.
Dân Houston, con cháu những cao bồi, thích nghỉ phép về những thảo nguyên của Hatter, trong những "Trang trại bảnh bao" theo lối cổ. Họ thuê ngựa cưỡi đi trên những đồng cỏ xavan. Họ đốt lửa trên sa mạc. Họ ném những dây thòng lọng cao bồi. Họ thực hiện những cuộc đột kích dàn cảnh vào những tàu hỏa, nhà băng, trạm bưu điện. Họ đánh nhau với những kẻ được thuê hóa trang làm người da đỏ. Họ bắt "bọn Mehico" làm tù binh. Họ thưởng thức thịt rán trên những chảo thô sơ. Họ cứ ngỡ rằng họ đang nghỉ ngơi tuyệt thú, tỏ lòng kính trọng lối sống của cha ông xưa, mà thực ra thì họ đang làm giàu cho đế chế Hatter.
Harold Hatter ăn cướp dân Texas cả ngày lẫn đêm, từ trong nôi tới khi vào mộ, khinh bỉ các thần dân của lão, mà họ thì khâm phục tài ứng biến của lão, khéo biết vơ lấy những gì tốt nhất có ở Texas. Lão tránh gặp họ, còn họ thì ngắm nghía những chân dung cũ của lão chụp quãng hai mươi lăm năm trước một cách trìu mến. Lão chẳng đọc gì cả những điều đôi khi lọt ra ngoài báo chí về những người dân Texas bình thường, còn họ thì ngấu nghiến nuốt lấy mọi tin về ông Bạc tỉ.
Houston, Houston có triệu đầu người! Mi vĩ đại và nhỏ mọn. Mi biết lao động chăm chỉ và trở nên bất lực mỗi khi cái roi dát vàng được quảng cáo ầm ĩ, được các đạo luật sở hữu tư nhân đề cao của lão Bạc tỉ rít lên trong không khí.
Chế độ nô lệ bạo tàn bị thải bỏ ở nước Mỹ một trăm năm trước. Giờ nó được thay bằng thái độ nô lệ đồng tiền.
Có phải ở đây, ở Houston này, "kỷ nguyên Kennedy" sẽ chấm dứt? Ở khắp Texas khó tìm ra nơi nào thuận tiện hơn để biến những mơ ước và kế hoạch của Hatter thành sự thực. Ở Houston tập trung toàn bộ đội cận vệ chìm và nổi của Hatter. Đại bản doanh của lão do Mark Trán to đứng đầu đóng tại nơi đây. Viên chủ tịch làm thuê của đế chế Hatter này, cựu chủ Lầu Năm góc, không chỉ biết hút dầu từ lòng đất Texas, biến nó thành những bạc triệu. Trong tay hắn là hàng trăm cựu chỉ huy các sư đoàn, hạm đội, binh đoàn chuyển ngành làm kinh doanh. Có cả những tên trùm CIA, đã từng tiến hành những cuộc đảo chính ở các nước Trung Mỹ. Có cả những Booth[13].
Dòng xe hơi dừng lại trước một khách sạn sang trọng của Houston, thuộc ông Mark Peck, mà tên tuổi ông hôm nay sẽ được các số báo buổi chiều loan ầm khắp nước Mỹ.
Trong lúc tổng thống nghỉ ngơi, tôi đến văn phòng chính của hãng của xếp tôi. Để làm gì? Nhất thiết phải tuân theo! Tuy công tác ở Nhà Trắng, được xếp trong bản doanh của Kennedy, không một phút nào tôi được quên rằng tôi là thần dân của đế chế Hatter. Thiếu tôn trọng, thiếu lễ độ với ông Bạc tỉ dù có biểu hiện ra một cách vô tình cũng bị quở phạt.
Cuộc đi của tôi không đem lại thành quả tốt đẹp nào. Ở văn phòng chính, cả Hatter, cả tham mưu trưởng của lão, Mark Trán to đều không có. Tôi hỏi thư ký xem có thư hay chỉ thị miệng nào cho tôi không. Chẳng có gì cả.
o O o
Lindon Johnson và phu nhân Berd ở tầng trên, đứng ngay trên đầu dãy phòng của tổng thống, ở buồng mà Mark Peck gọi là Buồng Vàng.
Sau bữa ăn, tổng thống gọi điện cho mời phó tổng thống Lindon xuống ngay và giữa ông ta với Kennedy đã diễn ra một cuộc nói chuyện quan trọng và bão tố.
Tôi moi được ít nhiều tin tức ở những người hầu bàn. Khi dọn bát đĩa trong phòng của tổng thống, họ nghe thấy JFK nổi dóa và chỉnh Johnson. Do chuyện thượng nghị sĩ Yarborough, chuyện một âm mưu nào đó của người Texas chống ông ta, Kennedy có nói là sẽ không cho phép ai nhục mạ người ủng hộ trung thành của mình.
Phó tổng thống vẫn có tiếng về tính ương của chú ngựa non mustang ở thảo nguyên Texas. Nhưng khi to tiếng với Kennedy, ông ta không thả lỏng mình. Ông ta bực tức nhưng lễ độ, phải mức. Tuy sau đó, khi cuộc hội kiến đã kết thúc, ông ta không kìm được nữa. "Ông ấy bay ra khỏi phòng Kennedy như viên đạn". Một nhân viên mật vụ nói với tôi như thế, tay này trực trước dãy phòng của tổng thống. Chủ khách sạn cũng bổ sung thêm. Ông ta cũng lảng vảng ở hành lang để phòng xa: ngộ nhỡ vị khách quý cần đến, Mark Peck thấy có vẻ như Lindon Johnson biến sắc và run lên vì tức giận lúc đi ra.
Jackeline có chứng cớ thuyết phục hơn. Bà ta đang luyện diễn văn bằng tiếng Tây ban nha trong phòng riêng, khi chồng nói chuyện với phó tổng thống.
- Chuyện gì vậy? - bà ta hỏi lúc vào phòng khách, sau khi Johnson đã lao ra rồi. - Ông ta hét lên như người điên ấy.
John Kennedy ném cái nhìn buồn bã rất lâu sang vợ. Ý nghĩ của ông, theo bà hiểu, đang ở xa tít đâu ấy. Ông ta nghĩ. Cố gượng cười, ông ta nói:
- Lindon là Lindon. Nhưng quả thực ông ta cũng lâm vào thế bí.
o O o
Lại thêm một thành phố nữa của Đồng bằng Vĩ đại nổi tiếng vì nơi đây "General Dynamics" và "Phụng sự thánh thần" làm bá chủ.
Ở mặt trước khách sạn "Texas" sáng rực một dòng chữ lớn cỡ vài bộ: "Hoan nghênh tổng thống!". Vỉa hè không người, nếu không kể cảnh sát và mật vụ. Nhưng trong tiền sảnh rộng thênh của khách sạn thì đầy chặt dân Texas nhởn nhơ đi lại.
Trong số dân cao bồi cao lớn lực lưỡng, tôi trông thấy một hình dáng thấp lùn quen thuộc với bộ mặt phôi pha nắng gió, đã có vết nhăn. Đó là Giovanni Batistini, chủ tịch công ty "Phụng sự thánh thần". Ford Worth là tư dinh chính của hắn. Từ khách sạn "Texas" này đến cái tòa lâu đài cổ có công viên, hươu nai, tượng được tô vẽ của bà con thân thích, có nhà thiêu xác tại gia, có hầm bí mật mà cảnh sát không mò tới được, có thiên nga trắng ngoài cổng, có người lùn bằng đá hoa trên con ngựa trắng cũng bằng đá hoa ở lối vào - chỉ cách một với tay.
Có thể kẻ đứng đầu Sindica bí mật này đã nhận lệnh đóng "kỷ nguyên Kennedy" lại? Có thể người của Giovanni ở Ford Worth này, trước mắt mọi người sẽ thi hành bản án tử hình do lão Bạc tỉ tuyên án?
Tôi căng ra quan sát bọn cao bồi và cặp vợ chồng tổng thống. Tôi kinh ngạc thấy Jackeline và Kennedy đi ngang qua Giovanni và lũ đao phủ của hắn một cách vô tư lự, hạnh phúc làm sao, vừa cười vừa chào khắp mọi phía. Cái chết nhìn họ từ hàng tá họng súng colt mà họ không hay biết.
Tiền sảnh khách sạn mà tôi thấy dài như sân đá bóng. Tổng thống và vợ đi lâu vô cùng. Họ đi, đi mãi mà vẫn thấy ở một chỗ. Tôi nhìn vào lưng họ và luôn luôn chờ một phát súng.
Qua rồi!
Cửa sắt thang máy đã sập lại sau lưng họ. Giờ thì họ đã an toàn. Có lâu không? Người của Johnson với những khẩu colt trơn tru trong túi có đợi họ ở phía trên không?
Jackeline và JFK lên đến tầng họ một cách bình yên, đi về căn phòng của họ, nơi có ba chữ số bằng đồng trên cửa - "850".
Cặp vợ chồng tổng thống đã vào buồng riêng và chẳng mấy chốc đằng sau cánh cửa có tấm biển "850", đã lặng như tờ. Các nhân viên mật vụ khẽ khàng đi lại dọc những tấm thảm dày ngoài hành lang và gườm gườm nhìn tất cả những ai vi phạm sự yên ắng.
Tôi cũng không thoát khỏi cái nhìn đó khi lọt lên tầng gác cấm được canh giữ cẩn mật.
- Này, anh chàng kia cần gì? - Roy Keleman lao bổ đến chỗ tôi.
- Anh Roy, tôi cần nói chuyện với anh.
Keleman cười khùng khục:
- Khéo chọn lúc nhỉ!… Để sáng mai ta sẽ tán dóc. Nghỉ đi! Dành sức cho ngày mai.
- Anh Roy, anh phải nghe tôi nói mới được. Đây là vấn đề sinh tử của tổng thống.
- Ái chà chà! - Anh ta nhìn nhanh qua vai rồi dẫn tôi vào cuối hành lang đến chổ cửa sổ có buông rèm.
- Anh có biết không, anh Roy, tôi không thể nói điều gì cụ thể được, nhưng tôi tin là tổng thống đang bị nguy hiểm.
Viên thám tử to cao vung đôi tay lực lưỡng ra ghì lấy vai tôi:
- Hay nhỉ, đầu óc cậu có hâm hấp không đấy? Hay là định xạo tớ?
- Tôi van anh, anh hãy có biện pháp ngay! Anh có trông thấy bọn cao bồi ở dưới nhà không?
- Thì sao?
- Hình như…
Roy lại phừng lên.
- Chứng cớ! Anh có không đã?
- Giá ở địa vị anh, tôi sẽ tăng cường canh gác cho tổng thống.
- Còn tôi, giá ở địa vị anh, cậu chàng ạ, thì tôi sẽ không chọc mũi vào việc người khác.
Viên thám tử lấy cái thân hình trăm ký xô tới và trắng trợn dồn tôi về phía cầu thang đen.
- Ông Brooks, chúc ngủ ngon!
Thì có sao, tôi sẽ vui sướng, nếu Roy Keleman không ngoan thật, còn tôi chỉ là thằng ngu ngốc dớ dẫn.
o O o
Quay về phòng mình, tôi cởi quần áo, lăn quay ra giường mong chợp mắt được hai, ba tiếng trước cú nhảy từ Ford Worth đến Dallas. Nào có ngủ được! Trong đầu ong ong nghìn thứ tiếng ồn. Mắt không muốn nhắm lại. Cảm tưởng đêm qua còn quá mạnh. Làm gì đây? Đọc sách thì không thể: chữ nghĩa cứ chập vào nhau. Nằm nhìn trần không phải là cái gu của tôi. Có lẽ phải cho người tỉnh táo sảng khoái ra mới được.
Tôi tắm vòi hoa sen và thấy mình phấn chấn hơn. Rồi bật cái transistor bắt đài Dallas của Hatter, cái đài lớn nhất ở Texas và ở miền Nam. Đã mấy năm nay nó tiếp tục công việc bằng cái chương trình lớn hàng giờ "Tiếng nói cuộc đời". Từ sáng đến tối, Bạc tỉ nhồi cho người Mỹ rằng tiếng nói của lão là tiếng nói chân chính của cuộc đời.
Ta sẽ nghe xem nó đưa tin gì hôm nay, ngày 22 tháng mười một, ngày tổng thống Mỹ đến Dallas.
Sau một điệu nhạc hiệu quen thuộc và những câu chung mở đầu, phát thanh viên bỗng tuyên bố ngay không chút dẫn giải mào đề nào hết:
- Chúng tôi sẽ truyền đi một đoạn trong cuốn sách nổi tiếng của Cartor Sanbec kể về cái chết của tổng thống Mỹ thứ mười sáu Abraham Lincoln do Gary Banett được các bạn ưa chuộng sẽ đọc. Nào, xin mời Gary bắt đầu!
Đây, "Tiếng nói cuộc đời" cho bạn đấy! Chương về cái chết của tổng thống thứ mười sáu? Vào hôm nay? Để làm gì? Tại sao? Ai cần cái đó? Và để nhằm cái gì mà Gary Banett, diễn viên điện ảnh nổi danh bởi vai một đầu sỏ trộm cướp thông minh, táo tợn, hấp dẫn không thể bị bắt của bọn ganster trẻ hào hoa của Dallas, trong một bộ phim vô tuyến mười tập, đã hứng lấy chương trình "Tiếng nói cuộc đời".
Trong tất cả những cái đó là một tính toán tàn bạo không úp mở. Một tính toán là người Texas sẽ tiếp thu giọng nói của Bạc tỉ như giọng nói của chính cuộc đời và sẽ thẳng tay với vị tổng thống không được ông Hatter vừa lòng.
Thật là táo tợn, lộng hành hết chỗ nói! Cũng lạ là sao ở Nhà Trắng, ở FBi, trên đồi Capitol, ở bộ tư pháp, nơi có trách nhiệm bảo vệ hiến pháp nước Mỹ, người ta lại không nhìn thấy, không nghe thấy, không hiểu thấu.
Điện thoại reo. Chẳng đúng lúc tí nào. Tôi vặn nhỏ chiếc transistor xuống, cầm lấy ống nói:
- Vâng!
- Hello, Serge! Xin chào!
Cái giọng kẻ cả của viên quản lý trưởng của đế chế "Hatter Industries" trong khoảnh khắc đã chế ngự lấy tôi.
- Tôi muốn gặp anh. Tôi đã cho xe đến đón rồi, - hắn nói và treo ống điện thoại lên.
Hắn muốn gặp tôi! Hắn cóc cần biết tôi có muốn gặp hắn hay không.
Những kẻ kinh doanh như Trán to chiếm giữ những vị trí chỉ đạo từ Nhà Trắng đến sở thuế, từ hãng Ford đến những cửa hàng bách hóa tổng hợp Unward và Maxi. Cả cái đạo quân chủ lớn, chú bé phục vụ cho Nhà nước và cho các hãng tư nhân, được liên kết với nhau bởi một loại xi măng hết sức kết dính là bí quyết điều hành, sự tôn thờ kinh doanh. Trong nội bộ tồn tại vô số đặc quyền, một tiếng nói đặc biệt, một lễ nghi đặc biệt. Với bên ngoài, tức là với đa số mọi người, viên tư tế của nền kinh doanh tư và công tỏ ra thông thạo, khôn ngoan, nhìn xa trông rộng, lôi cuốn và hung dữ, bất khả xâm phạm, được bao bởi bí ẩn, có "ngọn roi uy tín" hung hãn trong cánh tay tàn nhẫn. Cứ thử tìm ra trong vị quản lý thần thánh kia một kẻ háo danh tầm thường, cứ thử rũ khỏi mình cái thòng lọng nghẹt thở của sự phục tùng mù quáng, cứ thử nhảy ra khỏi vòng của những quy chế đã định sẵn, của những hành động hình thức, của những nguyên tắc đã có sẵn, những nhân sinh quan, truyền thống mà xem, cái rìu ông chủ sẽ bổ ngay xuống đầu bạn.
Mark Trán to được coi là tuyệt đối thành thạo torng mọi mắc xích của hãng. Hắn bắt đầu con đường công danh ở Bộ Ngoại giao; do những công lao nào đó trên trường ngoại giao, đúng hơn là trên trường dọ thám, hắn được chuyển sang CIA, vào ban chiến thuật, được gọi là "bộ nhơ vụ". Sau đó một vài năm nhận hàm cấp tướng và nhảy sang Lầu Năm góc vào một chức vụ mới, còn nhơ nhớp và béo bở hơn. Kiểm tra, lôi kéo, ngăn chặn, tán thành, đặt nghi vấn, bác, gạt các đề nghị cạnh tranh nhau của các hãng công nghiệp đối với những đơn đặt hàng quân sự của Lầu Năm góc. Tiến hành hội đàm bí mật với chủ các hãng chế tạo máy bay, với giám đốc các nhà máy chế tạo xe tăng, tên lửa, trọng pháo. Hắn và bọn cố vấn, kiểm tra viên, thanh tra của hắn có tiếng nói nặng cân mỗi khi trùm Lầu Năm góc quyết định xem nên đặt hàng sản xuất máy bay, tên lửa và vũ khí thông thường cho ai, cho công ty đầy quyền năng của Harold Hatter hay cho công ty "General Dynamics" còn hùng mạnh hơn nữa? Ở cương vị như vậy, Mark Trán to không thể không dát vàng vào tay. Ai cũng hiểu điều đó. Nhưng không ai vạch mặt nổi hắn. Hắn làm rất sạch. Sau nhiệm kỳ tổng thống của Eisenhower, kẻ bảo trợ cho Trán to đã chấm dứt, Mark buộc phải rời công vụ và trở thành viên quản trị của Hatter.
Tại hãng của ông Bạc tỉ, mỗi khi có việc với những đặt hàng quân sự, hắn mở hết công suất ra. Đem tất cả những trí thức về bộ máy phức tạp của Lầu Năm góc để dùng vào việc nhận lấy của các tướng lĩnh bạn đồng ngũ xưa kia những đặt hàng giá trị, dài hạn. Mỗi một hợp đồng về loại máy bay mới, về tên lửa, nhiên liệu dùng trong quân sự đem lại những thu nhập lớn lao không những cho Hatter, mà còn cho cả Mark. Trước kia, hắn nhặt hạt rơi hạt vãi trong những chi tiêu khủng khiếp của Lầu Năm góc, ngày nay hắn hốt những núi vàng.
Sự hòa nhập lợi ích của một kẻ quyền chức với một chủ vũ khí, sự hòa nhập của tinh thần phường hội nhà nước với cá nhân diễn ra như vậy đấy. Thế là đã ổn định, đã làm thủ tục vững chắc cho một cuộc hôn phối hợp pháp của một mãnh thú với một mãnh thú khác.
Con quái vật của đời sống Mỹ hiện nay là sự thống trị của tư bản tư nhân độc quyền và thói quan liêu nhà nước - giờ nó giống như con chim ưng hai đầu, một thân.
Mới đây, tạp chí "Times" (Thời đại) có dành không ít trang về Mark Trán to. Cơ quan chính của đế chế Henry Lux đã in lời phê như sau dưới tấm hình màu mè của viên chủ tịch công ty Hatter: "Trong một ngày làm việc, Mark có thể nghiên cứu đến mọi chuyện - từ những vụ đảo chính ở Trung đông đến vấn đề chế những tàu chở dầu siêu nặng hay là việc tổng thống đã nghĩ cái gì".
Mark, theo sự khẳng định của tạp chí "Times", "nhìn thấu rõ cả thế giới, ông ta là sự kết hợp tài tình của tính tàn bạo và vẻ hào nhoáng. Ông biết câu cá không thua dân câu nhà nghề. Biết lái canô còn búa bổ hơn những tay đua có tiếng. Một nhà lãnh đạo có kinh nghiệm nhất, có hiệu quả cao nhất. Ông không nhầm lẫn khi bổ nhiệm các giám đốc, các quản lý viên. Ông nhìn xa. Đoán được lúc dông bão tới gần. Yêu vợ con thắm thiết. Không có nhân tình. Là người say mê opera. Đánh bài thua từng ít một. Với lương hàng năm 396 nghìn đôla, ông bảo đảm cho đế chế Hatter một thu nhập mỗi năm cỡ hàng chục triệu đôla. Tuy sống ở Texas, nhưng ông có mối quan tâm toàn cầu, đến mọi thứ gì trên đời có hơi tiền. Ông đặt hàng ở các xưởng đóng tàu ở Mỹ, Tây Đức, Nhật, Anh, sản xuất các tàu chở dầu hoàn hảo. Ông đặt cho các phương tiện chuyên chở hạng nặng những cái tên dịu dàng. Ông chỉ huy một hạm đội gồm 126 chiếc tàu rẽ sóng các biển và đại dương dưới lá cờ 14 nước. Ông nắm trong tay một khoản đôla vượt dự trữ vàng của chính phủ Mỹ. Hối phiếu trị giá 13 tỷ 800 triệu đôla hàng năm luân chuyển qua tay ông. Ông điều hành cho một đám mười lăm vạn viên chức ở rải rác khắp nước Mỹ, khắp thế giới. Mark Trán to "có thể hạ bệ các chính phủ nước ngoài và xác định kết cục các cuộc cách mạng".
"Times" hết sức dè dặt trong cả lời khen. Thấy chưa, Mark Trán to chỉ hạ bệ các chính phủ nước ngoài. Chính quyền Nhà Trắng đối với hắn là bất khả xâm phạm.
"Quyền lực mà ông ta có quả là khó tưởng tượng nổi", - tờ tạp chí thốt lên mừng rỡ và ngay lập tức cố thuyết rằng quyền lực đối với nước Mỹ là một hạnh phúc lớn lao. Đôla xâm nhập vào châu Âu, châu Á, châu Phi. Gần một trăm tỉ đôla đổ vào nền kinh tế thế giới đang thực hiện phần việc của chúng và chỉ nay mai sẽ phết cho nền kinh tế ấy lớp màu hình sao và vạch thuần Mỹ.
Ở "Times", có các phóng viên ảnh và các họa sĩ tuyệt vời làm việc. Ảnh Mark được khéo léo lồng vào bề dày của quả địa cầu, dường như là tượng trưng sống động, đắc thắng của nó. Dọc các sườn cầu vồng của địa cầu có những người lính đeo sao của viên thống lĩnh đeo sao đang bước. Một! Hai! Ba! Bốn! Trên ngực người lính đầu tiên lấp lánh biểu trưng của Hatter. Người thứ hai mang bốn chữ: "Esso". Người thứ ba quàng dòng chữ vàng "General Motor". Người thứ tư đội vương miện "International Business Magazin". Bộ bốn vĩ đại ấy bước trên con đường mòn dát vàng dưới dạng tiêu đề: "Bước nhảy vĩ đại của các công ty Mỹ đến các lãnh thổ hải ngoại". Nói trắng trợn như vậy đấy. Bạn cứ thử kiểm tra mà xem!
Bài phóng sự huyền diệu về Mark Trán to kết thúc bằng chính lỗi của lão. Nhà cựu ngoại giao, cựu tướng của Lầu Năm góc, cựu nhân viên CIA tuyên bố rằng hắn không thấy giới hạn cho việc toàn cầu hóa nền kinh doanh Mỹ.
Chính cái con người như thế muốn gặp tôi vào buổi sớm của Ford Worth đấy.
Tôi chỉ vừa bước ra cửa khách sạn là đã có ngay chiếc Cadillac màu đen có dễ chở được đến cả một trung đội lính nếu muốn, lăn bánh đến.
Sau nửa giờ, chúng tôi đã ở khu sang trọng của Ford Worth trước một biệt thự trắng bọc hàng rào sắt. "Trán to" không thờ ơ với những món bất động sản lớn. Hắn có dinh cơ và vila ở San Fransisco, ở Miami Beach, ở New York, Boston và ở đâu đó nữa, mỗi tên nhà giàu có một cái thú riêng.
Bọn đầy tớ mở toang tấm cửa hai cánh bằng gỗ sồi ngâm, và tôi lọt vào một gian phòng lớn. Lò sưởi bằng đá hoa. Ánh sáng rực rỡ tỏa từ bộ đèn chùm Sacson lớn và những đèn vách. Cái bàn to cũng hệt như cái bàn ở Phòng ăn Quốc gia của Nhà Trắng: đồ sộ, kiểu Pháp cổ, có hình bầu dục, phía trong có hình hoa sứ, có những thanh nữ bằng đồng đang cầm cây đèn. Khăn trải trắng toát dài khoảng ba mươi mét. Trước mỗi bộ đồ ăn dĩ nhiên là bằng bạc có lớp mạ vàng tinh khôi, đều lấp lánh bộ cốc lớn. Ở đây có thể ngồi dự tiệc được năm mươi mống, nhưng chỉ thấy có hai: Mark Trán to nặng nề và thằng lùn Govani Batistini. Chỗ bạn bè cánh hẩu lại hội ngộ với nhau! Bọn chúng cần đến tôi làm gì?
- Xin chào, các vị! - tôi nói cố thoải mái hết sức, nhưng trong lòng như có lửa đốt.
Hai vị kia đứng dậy chào tôi trịnh trọng như các đấu sĩ chào hoàng đế La Mã.
- Các vị hãy làm quen với nhau! - Trán to tươi tỉnh gật đầu về phía tôi và phía thằng lùn. - Chủ tịch công ty "Phụng sự thánh thần" Giovanni Batistini. Serge Brooks - chủ bút "Texas Sun" và tác giả của những cuốn "inside stories" từng vang tiếng một dạo về Harold Hatter.
Lại một đường dích dắc chóng mặt trong trò chơi lớn? Hãy làm quen với một kẻ mà anh biết rõ. Mà càng chóng quên tịt đi chuyện chúng tôi đã gặp nhau khi nào, trong hoàn cảnh nào, đã nói với nhau những gì thì càng hay.
Nào, chơi thì chơi. Theo đúng mọi quy tắc xã giao, chúng tôi thủ lễ làm quen. Cả hai bên đều biết là cùng đóng kịch nhưng vẫn thản nhiên như không.
- Chúng tôi rất sung sướng được gặp ông, ông Serge! - chủ biệt thự đưa giọng kiểu cách - Rất vui lòng được cùng ăn sáng, nếu ông không phản đối.
Cứ thử phản đối xem!
Hắn mỉm cười tin cậy, trìu mến, hết lòng. Giọng nói dịu dàng, chân thành một trăm phần trăm. Nhưng cặp mắt mí mọng lên kia, với hàng lông mi rất lưa thưa kia nhìn tôi một cách lo ngại và đau đáu. Cái sọ to không tóc phản xạ lại ánh đèn chùm.
Mark Trán to làm như thể đang ngắm tôi.
- Ông trông hay ghê, ông Serge. Ở trong đoàn tùy tùng của Kennedy xem ra có lợi cho ông lắm.
Bọn chúng mời tôi đến đây làm gì nhỉ? Tôi đã chả từng được nói là con đường mòn của tôi không được cắt ngang con đường náo nhiệt của Mark là gì, là tôi không được biết đến điều mà hắn biết là gì.
Chủ nhà khẽ chạm tay vào vai tôi và hất đầu về phía cái bàn con chất đồ uống.
- Cognac? Whisky? Bac-các-đi[14]? Vodka?
- Xin cho Sê-ri[15]!
Hắn mở chai sê-ri Tây ban nha. Thật là một vinh dự cao quí nhận chiếc cốc rót bởi chính tay Mark. Tôi phải biết đánh giá điều ấy. Thôi được, kệ cha hắn, tôi sẽ không hà tiện. Trước khi cạn cốc, tôi nói:
- Tôi rất hạnh phúc là các ông đã nhớ đến tôi. Xin cám ơn.
Trán to đặt tôi ngồi cạnh hắn:
- Nào, ông kể xem đã chu du như thế nào? - Hắn đẩy về phía tôi cái lọ đựng trứng cá, cái đĩa hẹp có thịt cá hồi màu hồng.
Phết bơ lên đầu miếng bánh mì trắng xong, tôi đặt lên trên đó một cục nhỏ trứng cá đen đung đưa.
- Mọi sự đều tốt đẹp cả.
- Các bạn đồng hành của ông thích San Antonio, Houston, Ford Worth chứ? Kennedy hài lòng với chuyến đi?
- Vâng.
- Tất nhiên ông ta không ngờ lại thành công đến thế. Ông ta cứ nghĩ là người ta sẽ ném cà chua thối, thậm chí cả lựu đạn nữa, phải không? Thật, nực cười! Các cố vấn cứ đem cao bồi, bọn Ku-Klux-Klan, Hatter, và cả ma quỉ gì nữa ra dọa ông ta. Kennedy đến đây như giẫm lên gai ấy. Tôi nói có đúng không nào?
Đấy là cái nguyên do bọn họ dựng tôi dậy vào sớm tinh mơ thế này đây. Mark muốn biết những bí mật của Nhà Trắng.
- Chúng tôi đã theo dõi trên vô tuyến truyền hình cuộc diễu hành dinh dược của Kennedy ở Houston và Ford Worth - Mark tiếp. - Chúng tôi đã nghe bài phát biểu của ông ta ở Hội các công dân Mỹ la tinh. Cái anh chàng trung úy hải quân cũng quả là một tay ăn nói lếu láu. Người ta dạy dỗ ông ta ở cái trường nghệ thuật hùng biện ở Boston cũng khá. Nhưng Jackeline kiều diễm lại còn hùng biện tài tình hơn. Diễn văn tiếng Tây ban nha từ cửa miệng Mỹ gốc Pháp của bà ta phát ra cảm động lắm. Chúng tôi phục lần trình diễn đầu của bà ta trên vũ đài xã hội. Có dịp thì ông cho gửi lời hỏi thăm bà ta.
- Tôi sẽ cố gắng.
- Và hãy truyền đạt cho người đàn bà quyến rũ và can đảm ấy rằng chồng bà ta chỉ sợ lão Texas thôi. Hãy thay mặt chúng tôi mà cam đoan với bà ta rằng ở Dallas người ta sẽ đón John Kennedy còn tốt hơn ở Houston và Ford Worth. Những nỗi lo sợ dân cao bồi của ông ta là hão cả. Ở Dallas ông ta sẽ thấy ngượng vì đã ra lệnh xua toàn bộ cảnh sát, mật vụ, thám tử ra đường phố. Vả có bãi bỏ những biện pháp bảo vệ xúc phạm đến người Texas cũng chưa muộn đâu. Cứ để một tay cố vấn thông minh nào đó xui Kennedy điều ấy. Tôi trông cậy ở ông.
- Ông quá phóng đại khả năng của tôi, thưa ông, - tôi nói.
Tôi đặt lên đĩa cho mình lát thịt gà lạnh, cắt một miếng bỏ vào mồm rồi nói thêm:
- Vị tất cá nhân tôi đã có giá trị trong văn phòng của Kennedy.
- Thế thì ông đi Texas để làm gì?
- Hiện giờ tôi chưa rõ. Tôi sẽ trả lời câu hỏi của ông sau khi kết thúc chuyến đi.
- Có lẽ, ngay cả Kennedy cũng không biết ông ta đi tìm cái chi ở Texas?
- Vâng. Cả tổng thống lẫn các phụ tá của ông ta bây giờ vẫn chưa thể trả lời chính xác là sức mạnh nào, sự cần thiết nào đã đưa họ tới đây.
- Ông muốn nói là tất cả bọn họ đều là bù nhìn trong bàn tay của số mệnh?
- Tôi nghĩ chính thế đấy.
- Có thể ông biết tên cái số mệnh ấy chăng?
- Tôi không phải là ông thánh, cũng không phải là quỷ.
- Cừ lắm, ông Serge ạ.
Trán to phá lên cười. Thợ giày tỏ nụ cười lịch sự nhè nhẹ đồng tình.
Bỗng Mark cắt đứt tiếng cười, chuyển bộ điệu cực kỳ nghiêm túc và đặt tay hắn lên tay tôi.
- Tôi có một yêu cầu với ông.
- Tôi xin lắng nghe, thưa ông.
- Một số kẻ viết lách thiếu lương tâm của nước Mỹ, làm rùm về chuyến đi của tổng thống còn tiến xa đến mức làm như là tôi với Giovanni đã động viên toàn bộ báo chí cánh hữu của Texas tuyên chiến với Kennedy, làm như là chúng tôi đã bỏ ra hàng triệu đôla để kích dân Texas chống lại anh chàng người Boston, làm như là chúng tôi chỉ còn thiếu cách kêu gọi trừng trị thẳng tay John Fitzgerald Kennedy, cho dù ông ta có đáng nguyền rủa đến ba lần!
Hắn vung dao lên thái quả cam gọn một nhát. Quả cam tròn còn tươi nguyên ứa nước, tẽ làm hai nửa, một đỏ màu máu. Mark lấy môi mút quả cam cho đã khát, còn tôi trong lòng thấy ghê tởm nhìn hắn và nghĩ đến chuyện tay bậc thầy lão luyện của những trò bí mật, đã nhúng tay vào máu của nhiều người, sẽ đơn giản và dễ dàng chặt nghiến bất cứ cái đầu nào.
Hắn lấy khăn lau trắng chùi bàn tay lông lá của mình rồi nói một cách độc ác:
- Không phải chúng tôi, mà là Kennedy đã mua chuộc báo chí. Ông ta đã đặt chúng tôi thành kẻ tử thù của Nhà Trắng dưới con mắt của toàn nước Mỹ, không phải chúng tôi hạ sát Nhà Trắng, mà Nhà Trắng muốn đưa chúng tôi lên ghế điện… Sự việc là thế đấy. Tôi với Giovanni buộc phải phòng thủ chống lại những vụ khiêu khích nguy hiểm bằng phương pháp độc đáo nhất. Tuy căm ghét Kennedy chúng tôi cũng buộc phép có những biện pháp làm sao cho không có một sợi tóc nào rụng khỏi cái đầu xấu xa của ông ta khi ông ta còn tiếp tục chuyến đi Texas. Chúng tôi đã dựng dậy toàn bộ số người của chúng tôi, đã trả tiền như điên cho các hãng dọ thám tư nhân. Chúng tôi không cho phép kẻ nào nghi ngờ chúng tôi, những nhà kinh doanh đứng đắn, là chúng tôi có thể hành động bằng những phương pháp găng-xtơ thông thường.
Chà chà! Hắn nói láo một cách trơ tráo. Hắn biết là tôi không tin hắn, nhưng đâu có lúng túng. Hắn dạy cách cư xử? Đưa ra tối hậu thư? Hay đe dọa?
Thợ giày ngồi im đã lâu, giờ lên tiếng. Lời nói dối vô sĩ của kẻ cánh hẩu làm gã phấn chấn. Gã nói bằng cái giọng trẻ con rè rè:
- Một người dân Texas chân chính không ai lại có thể giơ tay lên hạ sát tổng thống. Nếu Kennedy có số phải sang thế giới bên kia đi nữa như những bọn khiêu khích của Nhà Trắng vẫn làm rùng beng lên, thì thủ phạm sẽ không phải là người Texas, không phải là người dân Mỹ chân chính, mà là một tên Cuba, Puerto Rico nào đó, hoặc là một quái thai nước Mỹ, một kẻ bị ruồng bỏ, đã bán mình cho chủ nghĩa cộng sản quốc tế.
Trán to êm nhẹ vỗ hai bàn tay vào nhau không thành tiếng:
- Cừ lắm, Giovanni!
Rồi quay về phía tôi, hắn hơi cúi mình:
- Đấy là phần lời nói đầu. Giờ chúng tôi sẽ trình bày yêu cầu của mình. Chúng tôi muốn là trong cuốn sách sắp tới của anh về chuyến đi của Kennedy có nêu ra một cách thích đáng quan điểm có tính nguyên tắc của chúng tôi. Mọi chi tiêu để phát hành hàng triệu bản sách của anh chúng tôi sẽ đảm nhiệm, chúng tôi xin nhường cho anh mọi thu nhập. Anh sẽ bỏ túi một số tiền tròn trịa.
Tôi nhớ ra cái ngân phiếu của Hatter và nói:
- Tôi đã nhận nhuận bút về cuốn sách của mình. Tôi có quyền hai lần bán một tác phẩm còn chưa viết ra không?
Mark phì cười:
- Khỏi phải rối trí. Cứ sử dụng "ngòi bút riêng" đi, chừng nào người ta chưa đánh bật nó ra khỏi tay anh. Ai biết được điều gì có thể xảy đến với chúng ta sau một năm hay thậm chí một tháng nữa. Ai chả có kẻ thù sẵn sàng chẹt họng nếu chúng ta chỉ sơ suất không tận dụng vận may đang đến với mình.
Hắn đặt tay trên vai tôi, khẽ cúi mình và, nhìn vào mắt tôi, hắn hỏi một cách âu yếm:
- Thế nào, anh bạn thân mến sẽ nói gì nào? Thực hiện được hay không thể thực hiện được yêu cầu của chúng tôi?
- Thực hiện được! - tôi nói một cách chắc chắn. Tôi hoàn toàn không dồn vào lời hứa của mình cái ý nghĩa mà Trán to vẫn tâm niệm. Nhất định tôi sẽ viết cuốn sách về cuộc đi Texas của Kennedy. Không tô vẽ, cũng không dấu diếm cái gì. Trong đó sẽ có không ít trang về Trán to. Tôi sẽ kể về hắn không phải những điều mà hắn muốn, mà là những điều có thật.
Cũng hay là người ta không đọc được những ý nghĩ của người khác.
Hắn tin tưởng kéo tôi gần lại hắn và rồi lại trìu mến đẩy ra ngay.
- Hóa ra là anh cũng thông minh đấy, anh Serge ạ. Lần đầu tiên tôi nhầm một con người.
o O o
Ngày 22 tháng mười một, 7 giờ 30 phút. Sương mù âm u. Đèn ngoài phố đang thắp. Trời quấn đầy mây mù. Mưa. Mát lạnh se se. Jackeline hẳn phải sung sướng với thời tiết như thế. Chiếc xe của tổng thống sẽ được phủ một cái mui bằng phê-xglát và mái tóc sẽ đâu vào đấy.
Sau khi đã qua mọi thủ tục buổi sáng, JFK ngồi trong phòng khách và, trong khi Jackeline đang sửa soạn trang điểm, ông ta ngồi xem những tờ báo chính. Than ôi, hôm nay ông ta không tìm thấy cái gì khiến cho lòng dạ vui vẻ cả. Tất cả các báo lớn đều nhằm vào một điểm cực nhỏ: Yarborough và Connelly, Yarborough và Lindon Johnson, JFK và Yarborough, cánh tự do và cánh bảo thủ. Lần này đến cả trang phục của Jackeline người ta cũng quên mất. Bọn viết lách lá cải hóa thành các chính trị gia đặc sệt.
Mọi dự định của JFK, mọi cố gắng của ông ta có nguy cơ bị giáng vào. Làm gì bây giờ? Làm thế nào để bắt báo chí phải đổi điệu?
Ông ta lau trán đầm đìa và lại lật giở những tờ báo. Ông ta cảm thấy tờ "Dallas Morning News" (Tin Sáng Dallas) chịu ảnh hưởng của Harold Hatter có vẻ khá đểu. Những đầu đề đậm sắc mùi diêm sinh độc hại: "Hục hặc chính trị đi kèm Kennedy trong chuyến đi của ông", "Yarborough xúc phạm đến Lindon Johnson", "Chuyến viếng thăm Texas của tổng thống làm sâu sắc thêm sự chia rẽ trong Đảng Dân chủ".
Kennedy vò tờ báo Dallas và ném xuống dưới chân. Ông ta hấp tấp. Ông ta không kịp nhìn thấy một quả bom mạnh nhất nữa. Toàn bộ trang trung tâm của "Dallas Morning News" có bản tuyên cáo thuê đăng viền khung đậm màu đen. Nó bắt đầu một cách niềm nở: "Hoan nghênh ngài tổng thống đến Dallas!". Kết thúc một cách hung dữ "Ủy ban điều tra Mỹ".
Cái ủy ban điều tra mạo nhận kia đổ lên JFK trách nhiệm về việc bọn phá hoại và khủng bố người Cuba, những kẻ chống lại chế độ Castro, bị nhốt trong các nhà tù Mỹ. Về việc bọn Cuba chạy khỏi hòn đảo quê hương hoặc bị trục xuất khỏi đó, đang đói khát ở Florida, đang chịu khổ ải và bị chính quyền địa phương xua đuổi theo lệnh của Nhà Trắng. Về việc tuồng như Kennedy bán thực phẩm Mỹ cho lính cộng sản đang giết người Mỹ ở Việt Nam. Về việc tuồng như Kennedy đã ký một hiệp ước bí mật với Đảng Cộng sản Mỹ. Còn có không ít những chuyện hoang tưởng tương tự được đăng ở trang trung tâm của tờ "Dallas Morning News".
JFK, nghiêng người xuống một bên chân, đi lui đi tới trong phòng khách. Tay bắt ra sau lưng, nắm chặt lại. Mặt dồn máu. Làm gì? Làm gì đây?
Ông ta dừng lại, căm tức nhìn tờ báo bị vò thành cục và lấy mũi giày đá nó một phát. Quả bóng giấy bay ra giữa phòng. Kennedy lại sút một lần nữa.
Làm gì? Làm gì đây?
Ông ta tiến lại cửa sổ, nâng rèm. Mưa rơi. Ở các hẻm phố, sương mù bốc lên và vón cục lại, cây cối bơi trong màn khói. Ánh đèn đường hắt lại như buổi đêm.
Làm gì?
Rủa một câu, ông ta ném tờ "Dallas Morning News" vào lò. Không rời đôi mắt đầy căm giận khỏi tờ báo đang cháy cho tới khi nó cong phồng lên. Ông ta lấy cái kẹp lò sưởi nghiền nát, hẩy tung tro đi và sau đấy mới thấy nhẹ nhõm hơn.
Ông ta gọi điện đến phòng của phụ tá Ken O'Donnel và ra lệnh:
- Thượng nghị sĩ Yarborough phải đi xe của Lindon! Ông hãy nhớ là tôi sẽ không chấp nhận bất cứ lời biện bạch, giải thích nào cả của ông lẫn của Yarborough, nếu như đòi hỏi của tôi không được thực hiện. Ông và Lary sẽ đặt tối hậu thư cho thượng nghị sĩ Yarborough; hoặc là ông ấy sẽ đi xe với Lindon hôm nay, hoặc là sẽ đi bộ. Tất cả có thế thôi.
Đã đến lúc xuống nhà, mà tay chân ông ta vẫn cứ còn run lên, má giật giật. Ông ta thả người phịch xuống ghế, nhắm mắt lại, dãn các cơ bắp ra - ông ta thường lấy lại điềm tĩnh bằng cách ấy.
Các phụ tá thở hổn hển chạy tới:
- Thưa ngài tổng thống, mọi người đang đợi ngài!
JFK hãnh diện ngẩng đầu và mỉm cười bước ra đón giông bão Texas.
Bạn bè và bằng hữu của Kennedy, khi nhìn ông ta, sửng sốt thấy ông yêu đời, hiên ngang làm sao. Dưới tai ông đàn sói đang gầm gào và nhe nanh, mà ông ta vẫn phấn chấn, đôi mắt trẻ trung sáng lên và cười giễu ngạo nghễ.
Mưa càng nặng hạt. Nhân viên mật vụ Bill Greer, tài xế riêng của tổng thống, giương chiếc áo mưa trên đầu ông ta. JFK lắc đầu và bật cười: tựa như ta không phải đất sét, không nhũn ra đâu mà sợ.
Ông ta nhanh nhẹn, khi nhớ lại thời trẻ, nhớ lại con tàu phóng lôi và đại dương bão tố, trèo lên chiếc xe tải và nói chuyện với dân Texas. Ông ta nói sôi nổi, vui vẻ, cạnh bàn tay chém vào lớp không khí Texas nặng nề bị bão hòa bởi mưa và sương mù.
Lindon Johnson đừng dưới chân diễn đàn ngẫu hứng bên cạnh tôi. Mắt trần cũng thấy rõ cái vực ngăn cách giữa tâm trạng hai con người ấy. Người bị tuyên cáo lễ tang thì đang trải qua tâm trạng phấn chấn, còn kẻ được các báo địa phương tán tụng, lại ủ rũ vô cùng.
- Chào ngài phó tổng thống! - tôi nói thì thào.
Ông ta gật đầu khinh khỉnh như với người lạ rồi quay đi. Không nhận ra chăng? Hay là ông ta không buồn để ý đến tôi?
Ngày đã bắt đầu từ lâu mà chúng tôi vẫn còn ở cái xó xỉnh Fort Worth này. Chưa đi ngay được. Còn những nghi lễ trưng diễn tượng trưng chủ yếu dành cho báo chí và vô tuyến truyền hình.
o O o
Trong bữa ăn sáng long trọng, những chủ nhân nhà Ford Worth đã tặng tổng thống đôi ủng cao bồi nhỏ có đinh thúc ngựa và một chiếc mũ cao bồi. Các quan chức cao bồi lịch sự, nhã nhặn nèo Kennedy ngay lập tức, bên bàn ăn này, chụp cái mũ to tướng như cái ô lên đầu. Ranh thật! Bọn họ biết điều họ đang làm. Tất cả các báo Mỹ sẽ in tấm hình giật gân và sẽ kèm theo đó những dòng ghi chú lập lờ hai nghĩa, đôi khi còn chua cay ra mặt nữa ấy chứ.
Đội lên hay từ chối?
Hàng chục phóng viên đang chĩa ống kính vào tổng thống, Các camera kêu xè xè. Đèn chớp loé loang loáng. Ông ta chui vào bẫy, hay thoát được đây?
Kennedy xoay xoay cái mũ trong tay, cười và nói:
- Tôi sẽ đội nó vào thứ hai khi về đến Washington. Xin mời tất cả cái vị, - ông ta quay lại mỉm cười với các phóng viên nhiếp ảnh, - đến Nhà Trắng dự buổi lễ long trọng ấy.
Các ký giả và các nhà kinh doanh cả cười. Mọi người đều vui thích với tính thoải mái của Kennedy. Tất cả, trừ Lindon. Mặt ông ta đờ ra như đá.
Tổng thống đã bắt đầu bài diễn văn Texas thường lệ của mình.
o O o
Sau bữa ăn sáng, trong lúc vợ chồng tổng thống đang nghỉ trước cú nhảy lớn vào Texas, thì Ken O'Donnel đi vào. Ông ta mặt ủ rũ và có điều gì đó lo ngại. Ông ta im lặng đặt trước mặt tổng thống tờ "Dallas Morning News" với bản tuyên cáo thuê đăng. Tổng thống lần đầu tiên trông thấy các cái mà cả Texas đã biết từ mấy giờ trước đó. Trong đời lần này ông ta được tận mắt thấy tên mình trong khung tang. Ông ta chăm chú đọc bản án từ đầu chí cuối. Đưa tờ báo cho vợ, ông ta chậm rãi trầm ngâm quay đầu sang hai bên và, rành rọt từng lời, từng chữ, ông ta nói:
- Chúng ta đang đi vào cái xứ điên… Jackie, em này, đêm vừa qua rất thuận tiện để giết tổng thống đấy. - Im lặng một chút, ông ta lại nói thêm: Anh không nói giỡn đâu. - Rồi ông ta mỉm cười và nheo mắt một cách dịu dàng. Mưa rơi, trời thì tối, và cảnh chen chúc đến nhường ấy. Em thử tưởng tượng xem bên cạnh tổng thống là một kẻ có khẩu colt trong cặp. Hắn ta đứng thế này nhé, còn tổng thống thì thế này nhé, sát nhau thế này. Trong đám đông.
Rồi ông ta bắt đầu diễn tả một cách ngộ nghĩnh, tài hoa bằng những thủ pháp hề lão luyện nhưng rất nghiêm chỉnh cái cách một kẻ vô danh giết tổng thống Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Ngón trỏ của Kennedy chĩa vào tường, còn ngón cái bấm cò.
- Cạch! Đòm! Rồi hắn ta có thể vứt súng và cặp đi rồi biến mất hút vào đám đông.
Jackeline nhìn chồng không hiểu làm sao lại có thể đùa với cái chết như vậy.
Lindon Johnson đã cắt ngang những trò đùa không vui ấy của tổng thống. Ông ta dẫn bà chị và chồng bà ta vào. Ông bà Bridge Alexandre được trịnh trọng giới thiệu với tổng thống. Ơn Chúa mà mọi sự kết thúc ở đấy. Lindon dẫn người thân ra. Sự vui vẻ và nghịch nhộn không trở lại với tổng thống khi LBG đã ra. Kennedy nhìn một lúc lâu vào chỗ thảm Johnson vừa mới đứng và càng ủ dột hơn. Quay lại Ken O'Donnel, với giọng ra lệnh ông ta nhắc lại điều đã nói qua điện thoại: thượng nghị sĩ Yarborough phải đi chung một xe với Johnson.
Ken đi ra. Jackeline đưa mắt nhìn theo đến cửa, chuyển cái nhìn sang cửa sổ và xa hơn nữa ra phố và nhìn trời. Ý nghĩ về thời tiết Dallas choán hết những thứ khác. Mưa đã tạnh. Trời đang rạng ra. Vậy là, phải đi xe mui trần. Rủi ro quá chừng! Làm một mái tóc tuyệt diệu để rồi mất toi ngay trong giây lát dưới gió ngược của Dallas.
Jackeline thở dài và nói rất nghiêm túc như thể nói chuyện sinh tử:
- Chà, em chỉ muốn làm sao họ nâng mui xe lên!…
Chính vào lúc ấy, khi cặp vợ chồng còn đang tranh cải có nên đi trong mui bọc thép hay là hở trước mọi người thì các nhân viên mật vụ trực ở sân bay Love Field của Dallas, lên chiếc lincoln trắng mui trần, gọi điện cho thủ trưởng của mình hỏi xem có nâng mui lên hay không. Roy Keleman áp vào tai hai ống điện thoại, đồng thời nói chuyện với phụ tá của tổng thống O'Donnel và với các nhân viên dưới quyền.
- Người của tôi muốn biết ta sẽ đi xe có mui hay không mui, - anh ta nói vào ống điện thoại nối với tham mưu trưởng của tổng thống.
- Thòi tiết ở Dallas thế nào? - Ken O'Donnel hỏi.
- Hãy đợi một chút xíu, tôi hỏi bây giờ.
Thám tử Sorence từ Dallas đáp vào ống nghe kia:
- Phòng thời tiết không nói điều gì xác định cả. "Dallas News" báo có mưa. Nhưng tôi tin rằng gió sẽ xua mây mù về hướng đông.
O'Donnel không nghĩ ngợi gì thêm. Ông ta kết thúc cuộc nói chuyện với Roy Keleman bằng một mệnh lệnh rõ ràng:
- Nếu không có mưa thì hãy hạ mui xuống.
Trời không có mưa.
o O o
10 giờ 38 phút sáng. Đoàn xe tổng thống đã xếp thành hàng. Các xe hiện giờ chứa đầy những nhân vật hạng hai của Đoàn. Các nhân vật chính chỉ xuất hiện vào phút chót. Các đại diện báo chí và các ký giả của nhóm báo chí Nhà Trắng đã ra chiếm chỗ trên ô tô trước tiên. Họ dán người vào cửa kính, sốt ruột đợi lúc bắt đầu trò biểu diễn ngồ ngộ. Họ đều biết rằng JFK đã ra lệnh cho thượng nghị sĩ Yarborough đi xe của Lindon Johnson. Nhưng họ tin rằng thế nào Yarborough cũng sẽ tìm cách khăm nhất để hạ uy tín Lindon.
Trợ lý của tổng thống Lary O'Brien đi đi lại lại ở cửa khách sạn để canh con mồi của mình - Yarborough bướng bỉnh.
Viên nghị sĩ đầu bạc xuất hiện ở cửa. Ông ta đang chìm đắm vào những suy tư nặng nề, không vui nào đó. Và chẳng thèm để ý đến ai, đến cái gì cả.
Lary từ chỗ mai phục nhảy ra.
- Tôi hy vọng, thưa thượng nghị sĩ, là ngài đã nghĩ lại. Tổng thống sẽ rất vui mừng nếu ngài đi với phó tổng thống.
Yarborough há miệng toan nói điều gì. Lary tóm lấy tay ông ta, ra ý bảo ngưng lại. Hất đầu về phía chiếc xe buýt chứa đầy những con mắt hiếu kỳ, đang cháy lên vì tò mò của các phóng viên, anh ta thì thào:
- Cẩn thận, người ta đang quan sát chúng ta đấy! Đấy là bánh mì đối với họ.
Thượng nghị sĩ hoàn toàn khả ái nhìn các phóng viên. Và gây được nụ cười đáp lễ của chúng tôi, cũng không kém phần khả ái. Kẻ nổi loạn ở mọi thời đều gây được cảm tình của anh nhà báo. Nhất là đó lại là Yarborough đã dám vươn tay tới những kẻ Texas đầy quyền năng.
- Tôi sẽ rất sung sướng được nói chuyện với các ký giả, ông Lary ạ, và chứng minh cho tiếng tăm được lòng dân của tổng thống, - Yarborough nói. - Và tôi sẽ đăng một lời tuyên bố.
- Ngài có thể đăng tuyên bố đến mười nghìn từ cũng tùy, - Lary làu bàu. - Nhưng không cái gì gây ấn tượng cho bằng việc ngài đi xe Lindon.
Nói rồi, anh ta vẫn không thả Yarborough và sốt ruột nhìn vào cửa khách sạn. Lindon đi ra vào hồi 10 giờ 40 phút.
- Đây bạn đồng hành của ngài đây, - Lary vui sướng.
Yarborough bướng bỉnh hiểu rằng ông ta buộc phải giơ tay hàng. Ông ta cố làm điều ấy với vẻ đỉnh đạc cao nhất. Ông ta nhún vai rồi cười khẩy:
- Thôi được, nếu điều ấy quan trọng thì tôi sẽ đi với Johnson.
Lary không chú ý đến sắc thái đầu hàng của Yarborough.
- Vâng, điều ấy rất quan trọng! - Anh ta quay về phía phó tổng thống và bằng giọng một đạo diễn vũ kịch phân bố ai phải nhảy với ai, anh ta nói, - Ông Johnson, thượng nghị sĩ đi xe với ông!
Lindon lạnh lùng, với vẻ kẻ cả nhìn Yarborough và lẩm bẩm:
- Tốt lắm!
O'Brien mở cửa xe. Yarborough hạ phịch người xuống ghế sau. Bên phải ông, bà Berd đang tỏa hương thơm và sột soạt vải lụa. Lindon ngồi cạnh bà ta. Đằng trước là cái gáy đỏ hồng của viên lái xe kiêm cảnh sát và của viên cận vệ Ru-phút Giăng-blát.
Đoàn xe đã sẵn sàng lăn bánh, nhưng bà thống đốc đã hạ ngáng đường xuống.
Bà Neily Connelly cũng muốn đi Dallas không phải theo cái cách được chăng hay chớ, mà nhất định phải ở chiếc Lincoln năm chỗ ngồi của tổng thống. Bà chạy lại chiếc xe đầu đàn.. Chà, trời ơi là trời, mọi chỗ đều kín cả rồi!
Có ai đó kéo bà Neily vô gia cư đến xe của Lindon Johnson. Nhưng ở đây cũng đầy chật cả. Tuy nhiên không cần phải khách sáo lắm với vị phó tổng thống. Lindon Johnson, như thể chấp nhận, vội vã ngồi xích sang trái, ép vào vợ. Bà Berd, đến lượt mình lại ép vào vị thượng nghị sĩ mẫn cảm Yarborough. Con người hãnh diện ấy bị kẹt vô chừng. Vừa chật chội, vừa bực mình. Ông vùng vẫy chân tay, toan nhảy xuống hè. Lary O'Brien đã chờ sẵn sự nổi loạn. Không nói không rằng, anh ta ấn lên vai vị nghị sĩ ngang ngạch rồi đẩy mạnh ông ta vào xe và đóng sầm cửa lại. Sau đó anh ta chạy sang phía bên phải xe, nắm lấy tay bà thống đốc và dúi lên ghế trước giữa viên lái xe kiêm cảnh sát và nhân viên mật vụ Ru-phút Giăng-blát.
Hừ, rốt cuộc mọi chuyện đã yên! Có thể đi được rồi.
Ở nước Anh xa xưa các đào kép rong vẫn diễn bi kịch và hài kịch trong cùng một tối. Lấy độc trị độc mà.
Trên vũ đài nước Mỹ hiện đại vào kỷ nguyên của nhà chọc trời, của máy tính, của transistor và năng lượng nguyên tử, tấn trò được công diễn bất chấp toa cũ: trước tiên là hài, rồi sau đó là bi.
Sáng ngày 22 tháng 11 năm 1963, trên bục sân khấu Ford Worth, đoàn hát rong của Nhà Trắng đã trình vở hài kịch thảm hại. Vào buổi trưa chúng ta đã chứng kiến tấn bi kịch làm chấn động thế giới.
Theo Dấu Chân Những Người Tàng Hình Theo Dấu Chân Những Người Tàng Hình - Alexsandr Avdeenko Theo Dấu Chân Những Người Tàng Hình