Số lần đọc/download: 8022 / 161
Cập nhật: 2018-09-06 10:12:51 +0700
Hồi Thứ Chín - Lưu Dung Nhậm Chức Hồ Châu Mục
L
ại nói Hòa Thân từ khi rời Hồ Nam về kinh chỉ có một vài năm, đã làm đến quan tột bậc, là Quân cơ đại thần, kiêm Nội vụ phủ đại thần lại kiêm Thống lĩnh quân bộ, Tổng lý Hành dinh sự vụ, sau kiêm chức Thị Vệ nội đại thần, kiêm Phiên viện (Bộ Hộ) Thượng Thư, do được vua Càn Long tin yêu, nên luôn luôn ở bên vua không rời. Bất kể hoàng thân quốc thích, công thần, văn sĩ không ai không tôn sùng Hòa Thân. Vua Càn Long không một ngày rời Hòa Thân, lại đem công chúa thứ 10, gả cho con Hòa Thân là Phong Thân ân Đức. Công chúa gặp Hòa Thân gọi là đại nhân. Hòa Thân cũng hết lòng cung phụng công chúa. Mỗi khi vào phường phố, công chúa thích thứ gì, chỉ hé miệng Hòa Thân đã bảo cửa hàng bán luôn cho. Càn Long cười bảo: Làm dâu một nhà chồng tiêu tiền như phá vì con mới thỏa. Hòa Thân với Càn Long là chỗ có con gả cho nhau. Do đó Hòa Thân hành động không sợ ai. Thê thiếp, đầy tớ, của riêng trong nhà, có thứ Càn Long cũng không bằng. Quan lại trong ngoài đều là phe phái của ông ta. Lại có bọn tay chân, dựa vào Hòa Thân, không có việc gì ác độc không làm.
Ngự sử Tào Tích Ngọc thấy người thân cận của Hòa Thân là Lưu Toàn, mượn thế phất lên, nhà cửa giầu đột khởi liền làm một bản tâu. Vua Càn Long sai đình thần xét hỏi, đình thần không dám xét kỹ, chỉ cho rằng Tào Tích Ngọc nghe đồn không có chứng cớ, mắc vào tội nói nhảm không đúng. Một tên thái giám còn không làm gì nổi, huống hồ chính Hòa Thân.
Hòa Thân dẫu thế, vẫn kiêng một người: đó là Lưu Dung. Một lần Lưu Dung và Hòa Thân phò giá đi tuần phương nam, các quan châu phủ các nơi đều đến đón tiếp Đức vua, nhưng buổi đến châu Tế Ninh, Sơn đông Nhan Hi Thâm đi phát chẩn đến đón vua chậm. Hòa Thân bèn nói: "Cái gã hỗn hào này, dám láo đến thế. Chẳng những không đưa người phục dịch, lại không đến đón vua, dưới mắt không coi nhà vua là gì, tội đáng chém".
Càn Long cũng không vui, cũng muốn nói như vậy. Lưu Dung vội chạy lên thưa rằng: "Con người này tội thật lớn, nhưng do phát chẩn mà mắc lỗi, dẫu là có tội với Đức Vua, cũng không thể coi là tội trọng, Hòa đại nhân không nên chỉ vì một việc, mà phải xét cả đại thể". Càn Long nghe ra liền quay lại bảo Hòa Thân tội nhỏ tâu thành tội to, quả là hồ đồ. Lần ấy làm Hòa Thân bẽ mặt. Những việc như thế, làm sao Hòa Thân chẳng ghét giận Lưu Dung.
Hòa Thân đã canh cánh muốn cho Lưu Dung mấy trận, chí ít cũng phải ra khỏi kinh đô, rời thật xa đức vua. Do đó mấy lần đã tâu với vua, nơi này cần người đến tuần sát, tri châu nơi kia cần phải điều người thay.
Hòa Thân nghĩ, một ngày nào đó, có người nào không gánh vác nơi công việc, sẽ có chủ ý đẩy Lưu Dung đến nơi cần tống đi.
May sao chức Hồ Châu Mục cần người thay cho Đinh Phụ Ưu. Vua Càn Long liền cử Lưu Dung làm Tri phủ Hồ Châu, tỉnh Chiết Giang. Hòa Thân được biết, bỗng toan trù tính lại, thì ván đã đóng thuyền. Hòa Thân thấy sự đã rồi, thỉ tự trách mình là tính việc chưa thật kỹ.
Nguyên do đất Chiết Giang vốn là đất Hòa Thân ở đã lâu đã sẵn có cơ ngơi, lại thêm ông ta là quan lớn, nên nhà cửa dinh thự xây cũng khá nhiều. Vả lại thân bằng cố hữu, ỷ thế của quan lớn, không việc gì là không làm. Nay cử Lưu Dung xuống chăn dân ở Hồ Châu, có khác gì "lậy ông tui ở bụi này". Do đó càng nghĩ càng tức. Không biết cách nào khác, chỉ lập tức báo cho người nhà được biết, không được sơ ý.
Khỏi nói Hòa Thân mưu mẹo những gì, chỉ nói đến việc Lưu Dung đến Chiết Giang nhậm chức.
Một hôm, bạn thân của Lưu Dung là ngự sử Ngô Đông Hồ mở tiệc tại nhà để tiễn Lưu Dung. Trong tiệc ngự sử họ Ngô hỏi Lưu Dung:
- Lưu đại nhân, quan anh có biết đất Chiết Giang là đất của ai không?
Lưu Dung cười đáp:
- Tôi há chẳng biết đó là vườn sau của Hòa đại nhân ư!
Ngô Ngự sử nói:
- Biết là tốt, nhưng trong vườn sau lại có nội thất. Chẳng biết Lưu đại nhân đã biết hay chưa?
Lưu Dung nói:
- Xin ngài cho nghe.
- Nội thất ấy chính là đất Hồ Châu. Người trong nhà ấy chính là hai họ Thi và họ Dương. Đại nhân đến đất phải xem trọng đấy!
Lưu Dung nghe xong cười nói:
- Đa tạ Ngô Đại Nhân, tôi xin ghi nhớ!
Hai người rong chuyện vài câu. Lưu Dung nắm tay cung kính trước chủ nhân, cười nói:
- Tôi tuy đã làm quan được bấy lâu, nhung ra ngoài lần này là một. Xin quan anh là bạn cố tri, cho lời chỉ bảo.
Ngô Ngụ Sử trầm ngâm một lúc, thành khẩn nói:
- Đạo đức văn chương của quan anh, vốn đã có sẵn, chẳng phải nói nhiều. Nhưng cái đạo làm quan lấy muôn dân là chủ ý, trước hãy coi trọng chữ "dậy dỗ”, sau mới phải dùng đến “hình". Đó đâu chỉ, kẻ này thường bình luận, mà là chuyện không thể không bàn tới. Được hỏi đến, đâu chẳng dám hết mình mà nói, theo ý nghĩ nông cạn của tôi, quan anh đi lần này chỉ nên: bình tĩnh, chăm chỉ, chịu nghe, yêu dân, tám chữ ấy thật đáng lưu tâm, chẳng có gì hơn thế được.
Lưu Dung gật đầu nói:
- Tám chữ của quan anh thật đầy đủ, tôi xin ghi nhớ không quên. Mấy năm gần đây nghe nói bọn quan lại ở Chiết Giang làm nhiều điều không tốt, các quan chức chỉ lo các chuyện khuất tất, không để ý gì đến việc quan, tôi dẫu với đường hoạn lộ chưa có nhăm nhe gì, chỉ mong làm việc tốt, việc úng xử với đạo làm người, xin được chỉ giáo đôi điều!
Ngô Ngự sử nói:
- Một lời nên lưu ý là: "Sự việc không thể căn cứ vào lời người ta nói?". Cho dù gió táp, sóng xô, cứ đường thẳng mà đi. Cho dù ai đó đặt bầy, chỉ lấy lòng thành đối đãi. Việc nhỏ ắt phải tòng quyền, chính đạo không thể lìa xa, chỉ cần trong lòng không cong vẹo. Lời nói cũng nên sợ. Đến như bạn bè tốt làm quan cùng lứa, cùng trạc tuổi tôi, như Nam Trực Lệ Ngô Thái Thú, mấy người ở Nam Châu, Thái Thương Châu, tôi đã có lời nhắn gìn, nhờ họ chú ý đến quan anh. Đó đều là những người bạn có thể nhờ cậy lúc cấp bách, gặp việc có thể bàn bạc được.
Lưu Dung nghe xong, cảm ơn mãi rồi từ biệt.
Về đến phủ, dặn dò gia nhân là Văn Thân, Tưởng Kỳ thu xếp hành trang, lại sắp xếp cho phu nhân là Lâm đại gia và cô hầu gái là Kỷ Hà, tạm lưu lại kinh đô, đợi đến nơi sắp đặt đâu vào đấy, sẽ cho người về đón.
Bữa đó, ba thầy trò Lưu Dung, nhẹ nhàng từ kinh đô xuất phát, xuống phía nam, trên đường không dám sơ khoáng.
Tuy đã vào tháng hai, nhưng một giải Giang Nam non xanh nước biếc, cây cối xum xê. Trên đường tới Hồ Châu, ba con ngựa nối nhau đi. Lưu Dung cưỡi ngựa đi trước, nhìn thấy trên đường không có người, liền ghìm cương ngựa đợi Văn Thừa, Tưởng Kỳ và hỏi:
- Thành Hồ Châu còn xa không? Liệu trưa nay có tới?
Văn Thừa lên trước, cười đáp:
- Hồ Châu cách đây năm mươi dặm, ta đi từ giờ Thìn giờ sắc trời đã chuyển sang giờ Tý, đã đi hết giờ Thìn, tính ra đoạn đường chỉ được chừng hai mươi dặm, đi như thế này, thì trước giờ Ngọ cũng đến được Hồ Châu.
Lưu Dung gật đầu, Tưởng Kỳ liền hỏi:
- Bẩm quan, thầy trò ta vào thành, rồi đến dinh phủ luôn chứ ạ?
Lưu Dung nghe liền cười:
- Chắc là ngươi đói rồi sợ tiến vào dinh phủ thì quá bữa trưa. Thế thì, cứ vào thành đã, ăn chút gì rồi hãy tính sau.
Tưởng Kỳ vội cười bảo:
- Con sớm nay, sợ đi không có gì ăn trưa, liền ăn một chút rồi. Chỉ sợ quan ban sớm dùng bữa hơi ít, có ăn một bát cháo nhỏ, nên không ổn thôi. Sớm con đã lưu tâm mang theo chút bánh phục linh, quan có dùng không ạ?
Lưu Dung xua tay cười bảo:
- Không cần. Chỉ qua giờ Thìn là ta đến nơi, chỉ sợ ngươi không chén được thôi.
Tưởng Kỳ nghe vậy rất vui, liền cùng với Văn Thừa ăn bánh phục linh ngay phía sau Lưu Dung, rồi lại cùng đi gấp.
Lưu Dung ruổi ngựa đi trước, trong đầu đang nghĩ khi đến tỉnh vấp một số tình huống. Nguyên là, sau khi Lưu Dung đến tỉnh tuần phủ Hà Trung Thừa thấy ông từ kinh đô cử về, lại có tiếng lâu năm ở bên vua, so với các vị quan khác khác hẳn, do đó không dám đón tiếp qua loa, khi tiếp kiến, lấy lễ đặc biệt mà đãi. Khi Lưu Dung rời tỉnh, còn bầy tiệc rượu mà tiễn, còn mời cả các quan ở châu phủ cùng tiếp, rất nồng hậu, thật là hiếm thấy, song sự ân cần thì chưa lộ, vì, khi Lưu Dung thưa qua rồi hỏi ông ta chỉ bảo cho việc chăm lo chính trị ở Hồ Châu, thì Hà Trung Thừa chẳng đề xuất được gì, chỉ nói chung chung:
- Hồ Châu lo việc gồm có sáu huyện, là quê của lúa, của cá, tiền lương đủ đầy, kho tàng rất sẵn, gần đây các quan quận thú chưa hết trách nhiệm, chính sự có thiếu sót, ông mà về ngồi chăn dân ở đấy thì Hồ Châu có thể nói là gặp người, chắc là sẽ làm tốt.
Hà Trung Thừa nói nửa chừng như thế, là dụng tâm có hai điều, thứ nhất muốn nói rõ, đất Hồ Châu vốn có nhiều chuyện, quan chức địa phương vốn thô lậu, là chuyện từng đã xẩy ra; thứ hai, Lưu Dung về phủ, liệu có làm gì nổi không, hay là cũng chẳng khác gì người trước. Cả hai điều chẳng liên quan gì đến ta!
Hà Trung Thừa làm gì chẳng biết Hồ Châu là đất cấm của Hòa Thân, nên mới lấp lửng thế.
Đến phủ viện khác thì một vài quan chức cũng giao đãi vài câu với Lưu Dung. Các vị ấy đều là nhũng ngươi hầu hạ bên mình quan tuần phủ, họ cũng chẳng mặn mà, chức tước cũng không cao. Trừ có một người là viên ngoại lang ở phủ, còn đều là ở các ban bệ, do đó các việc về điền, hộ, binh bị, tiền thóc, hình án, bàn mưu tính kế, đều do chân tay của quan tuần phủ cả, chẳng phải bận tâm, mà có bàn thì cũng chẳng có ảnh hưởng gì.
Vì quan chức nha lại ở các ty, các đạo bên dưới, đối với đám này đều vị nể. Gọi họ là những người thắp lửa, còn họ thì cho rằng một giải đất Chiết Giang công việc thật sáng giá.
Theo truyền thuyết, Tăng Quốc Phiên đánh bọn Thái Bình Thiên Quốc lần nào cũng thua. Một bận, nha vua sai người xuống hỏi tình hình đánh đấm, Tăng Quốc Phiên chỉ biết cày đầu viết tờ tấu, trong khi đó nói cái "cớ" ông luôn bị thua liền dùng chữ "càng đánh, càng thua". Trong phủ tạng có một vị mạc khách (1) xem xong, cả sợ lập tức nói với Tăng Quốc Phiên rằng: Viết như thế này, đức vua nhất định bắt tội, Tăng Quốc Phiên nghe xong hỏi nên viết như thế nào, vị mạc khách ấy thưa: "Rất đơm giản, quan lớn chỉ cần đổi mấy chữ “càng đánh càng thua” viết ngược lại thành "càng thua càng đánh" thôi.
Tăng Quốc Phiên theo kế mà làm. Quả là, khi đức vua đọc tờ tấu, không nhũng không bắt tội lại còn khen ngợi, lập tức cử người đến ủy lạo lại phong cho Tăng Quốc Phiên là “ông tướng không chịu lù”. Do đó mới biết công của người mạc khách kia quan trọng nhường nào.
Lại nói các quan chức trong dinh, thấy quan tuần thủ có biệt nhởn với Lưu Dung, thì cũng tỏ vẻ coi trọng ông. Trong tiệc, Lưu Dung không thể không hỏi họ về cách cai trị Hồ Châu nên như thế nào? Họ đều nói:
- Hồ Châu sáu huyện rất giàu có, nhưng thói đời ở đó giảo trá, không thể không cẩn thận.
Lưu Dung nghe thế, băn khoăn, liền hỏi:
- Chuyện này tôi nghe nhiều người nói không giống nhau, lại làm quan ở kinh thành đã lâu, chẳng biết gì, xin các quan cho biết đến Hồ Châu thì nên làm việc gì trước?
Một người trong bọn họ liền nói:
- Đức Thánh thuở xưa chẳng dạy rằng: Thi hành chính lệnh khó, đều là tội của đám nhà giầu. Nhà giầu đây là kẻ tai to mặt lớn. Một giải đất Hồ Châu, làm gì cũng không qua mặt được họ Thi, họ Dương nếu mọi việc Lưu đại nhân, cùng bàn cùng lo với họ thì lo gì chuyện dân chúng ở đó khó trị, vả lại quan lớn chưa có lợi thế. Lưu đại nhân vốn cao minh, cần gì phải dặn dò nhiều.
Nghe được thế thôi, Lưu Dung cũng thấy bổ ích khi chịu hỏi han, liền để tâm phòng ngừa. Từ đó đến khi tiệc tan, Lưu Dung không hỏi gì thêm, bọn họ cũng không nói thêm gì, rồi cùng nói lời tạm biệt.
Kỳ thực, trong đám người đó có một người nào lại không qua lại nhà hai họ Thi, Dương: huống hai nhà họ Thi, họ Dương từ lúc nhận được thư của Hòa Thân đã dặn dò một số người, thăm dò cho được hư thực Lưu Dung ra sao để còn toan tính. Lưu Dung nào biết được như thế. Khi vừa chân ướt, chân ráo làm sao biết cặn kẽ được, cũng không muốn phô trương, nên chỉ nhẹ nhàng thăm dò một vài người thôi.
Lúc ấy đám nho sĩ ở Hồ Châu ở trên tỉnh cũng nhiều, Lưu Dung những ngày lưu ở đó, cũng đã chú ý tiếp xúc đôi lúc với họ. Trong số họ đa phần là đám sĩ tử, hoặc là người buôn bán, cũng chẳng biết Lưu Dung là thế nào nên nói rất thật lòng. Họ bảo:
- Dân Hồ Châu chúng tôi chất phác thực thà, lại là nơi đất tốt, sản vật phong phú, dân chúng chẳng phải là thiếu đói đâu Nhưng vài năm gần đây tình hình không giống trước nữa. Từ lúc hai họ Dương, họ Thi lo xây nhà xây cửa cho Hòa Thân, nuôi gia nhân đầy tớ, khiến cư dân Hồ Châu kêu khổ triền miên. Mà các quan từng đến đây nhậm chức không ai không là người thân hoặc bạn bè của họ. Thảng hoặc có một vài viên quan ngay thẳng cũng chẳng dám nói nhiều, hoặc bị cô lập, hoặc bị đổi đi nơi khác, chẳng còn biết ra sao. Do thế mà Hồ Châu là thiên hạ của hai nhà họ Thi, họ Dương rồi.
Lưu Dung tuy người chưa đến Hồ Châu, nhưng việc Hồ Châu thì đã rõ khá nhiều. Chỉ còn lo làm sao giải quyết được tình trạng này. Ông cũng biết họ từ Hồ Chân lên tận tỉnh đón, nhưng ông cố tránh, mà chỉ cùng Văn Thừa, Tưởng Kỳ lặng lẽ đến Hồ Châu.
Lúc này, trên mình ngựa, Lưu Dung đang nhớ lại những điều tai nghe, mắt thấy ở trên tỉnh, nên dáng trầm ngâm, chợt đã tiến vào đất Hồ Châu.
Đất Hồ Châu vốn là nơi thủy, bộ đều thuận tiện, đặc biệt thành quách một giải, đường lớn gặp nhau. Tất là nơi dân buôn qua lại, mười phần tấp nập. Lưu Dung vừa tới cửa thành đã xuống ngựa, Văn Thừa, Tưởng Kỳ cũng xuống ngựa, cả ba đi bộ tiến vào, nháy mắt đã đến đường chính. Lưu Dung đi lên trước thấy dăm ba khách đi đường đang ngồi nói chuyện xuông, liền đến chào và hỏi thăm xem ở đâu, gần đây một chút, có thể dừng chân dùng cơm được.
Một người già đáp lễ nói:
- Trước mắt không xa, có hiệu "Khách Hương Cư”, của ông chủ họ Trịnh, là một người nấu ăn giỏi, rượu ở đấy cũng ngon, cửa hàng sạch sẽ, quan khách dừng chân là thích hợp.
Ngươi bên cạnh lại nói trái lại:
- Đừng đến đấy, "con gái" ông Trịnh vừa mất hôm qua, hôm nay đem chôn, chắc là “Khách Hương Cư" không mở cửa.
Nhưng ông già thì xua tay bảo:
- Anh không biết đâu, con gái ông Trịnh chôn sáng nay, quả là vậy, nhưng quán "Tiên Khách lai" của ông anh cả họ Trịnh không mở, chứ quán "Khách Hương Cư” của ông em họ Trịnh thì vẫn mở, chính mắt tôi trông thấy mà!
Có một người than rằng:
- Cô con gái đẹp như hoa như ngọc thế, vừa tròn là tuổi, thế mà chết thảm thê quá! Chao ơi, sự đời sao lại đến thế!
Lưu Dung nghe qua mấy câu, trong lòng đã rõ, lại chợt nghe một tiếng quát dẹp đường từ xa vọng đến, rồi gió ngựa bỗng vang lên, hai mươi bốn con ngựa nòi từ trong thành chạy ra ngoài thành, chỉ thấy người cưỡi ngựa mặc áo nhà quan, mang cờ, quạt, tán, lọng đang đi đâu, như thể để tham dự một buổi tiệc mừng rất quan trọng, họ đi còn xa, mấy người đã lùi vào một bức tường đổ, để tránh đoàn người, ngựa.
Một người già nói:
- Đi đón quan đấy. Nghe nói quan tri phủ mới bổ nhiệm từ kinh đô đã sớm đến tỉnh, chắc là cử người đi đón tiếp. Chẳng biết có phải hay không. Bữa qua có truyền đến một tin, nói rằng quan tri phủ hôm nay đúng giờ ngọ sẽ đến Hồ Châu, chắc đám người kia đi đón chứ gì?
Một người khác bảo:
- Không biết quan tri phủ mới này thế nào? Xem kiểu cách này, xem ra cũng thanh thế đấy!
Một người nữa nói:
- Hẳn là thế, vị quan này từ kinh đô cử tới, nếu không được nhà họ Hòa nói cho mấy câu, thì làm sao được bổ về Hồ Nam.
Người có tuổi nói:
- Chưa hẳn thế, nghe nói vị tri phủ này do hoàng thượng sai đi, vì vậy mới im ắng như thế.
Một người nói:
- Nếu như thế, thì vị quan này cũng phải đối phó ra trò ở đây đấy nhỉ.
Một người khác không chịu, bảo:
- Hầy hà, đừng có nói, mấy lần đổi quan rồi, đã một người nào dám động đến ai đâu.
Lưu Dung liền hỏi một câu:
- Mấy vị nói đến người nào vậy?
Mấy người liền xua tay bảo:
- Chúng tôi đều là người đất này, nói năng bô lô ba la ấy mà, quan khách là người ngoài đến biết cũng vô ích, giờ chẳng còn sớm, nên tìm quán cơm mà ăn đi.
Ba thầy trò Lưu Dung đều cáo từ, nhằm quán "Khách Hương Cư" mà tới. Đi không bao xa, quả nhiên thấy một quán hàng sạch sẽ ở một góc phố, trên biển viết: "Khách Hương Cư". Cửa ngoài quét dọn sạch bóng, cửa sổ mở thoáng sáng, trong kê bàn ghế, lúc này đã quá giờ dùng bữa, trong nhà chỉ có vài ba người rỗi việc...
Ba người bước vào cửa, kéo ghế ngồi. Lưu Dung ngồi giữa Văn Thừa, Tưởng Kỳ ngồi hai đầu bàn. Lúc ấy một ông già đem trà tới, vội cười hỏi:
- Ba vị quan khách bữa nay đến thật chẳng may, nhà hàng chúng tôi có việc, bữa trưa cũng đã qua, đám người nhà bếp cũng vừa đi, chỉ còn mình lão, trà rượu có thế nào, xin quý khách bỏ qua cho.
Lưu Dung nói:
- Cụ chớ nói thế, nhà có việc, nên người nhà không đông đủ được, cụ còn có món gì cũng được, chỉ mong mang nhanh ra đây thôi!
Ông già vâng dạ rồi đi lấy món ăn.
Một lúc, các món dọn ra, cũng chu đáo lắm. Lưu Dung đã biết ông chủ này họ Trịnh, chủ cửa hàng này. Ba người đang ăn thì nghe phía vách bên kia có tiếng khóc. Lưu Dung nghĩ ngay đến chuyện mấy vị vừa chỉ đường nói, nhìn vào trong nhà không thấy người lạ, liền hỏi ông Trịnh:
- Sao trong ấy lại có tiếng khóc?
Ông Trịnh than thở nói:
- Phía trong ấy là bà chị dâu tôi vì cháu gái tôi mất tối hôm qua, chị dâu tôi vừa chôn cất cháu xong, thương đau mà khóc.
Lưu Dung nghe nói, liền hỏi:
- Quãng đường vừa đi qua, tôi cũng đã nghe nói, chẳng biết tại sao, vì chuyện gì mà đến chết người thế?
Ông Trịnh nghe qua, lắc đầu, kêu khổ:
- Ôi dào, thà chẳng nói cho xong, các vị là người chẳng có liên quan, nghe chỉ thêm phiền!
Lưu Dung nói:
- Tôi đều là những ngươi quê xa, chuyện ở đây chẳng dính dáng gì, thân bằng cố hữu chẳng có ai, chẳng qua đi buôn chuyến đến đây, giữa đường nghe được việc xảy ra ở Hồ Châu, không biết thật hay giả, hiện nay trong quán không có người lạ, ông cứ nói, đừng ngại!
Ông già thở dài đến lâu nói:
- Tôi biết ba vị là người ngoài đến đây, chẳng biết làm sao chứ chuyện nhà chúng tôi nói ra cũng vô ích, chỉ tổ để người ta chê cười.
Lưu Dung nói:
- Chớ nói thế! Chuyện thiên hạ nếu được ra lẽ, thì lo gì ai cười chê! Tuy là chuyện trong gia đình của ông, chúng tôi là kẻ giang hồ, nghe được cũng thêm hiểu biết.
Ông già vốn không hay nói, nhung Lưu Dung gạn hỏi, không dừng được bụng nghĩ, nói ra được dù thêm đau lòng, nhưng cũng có người chia xẻ, liền giơ hai ngón tay ra, nói:
- Xin hỏi các vị quan khách có biết đất Hồ Châu chúng tôi có hai nhà cự phách không?
Lưu Dung nói:
- Chỉ nghe nói ở dọc đường, biết ngọn ngành thì chưa đâu ông ạ?
Ông già Trịnh nói:
- Đất Hồ Châu chúng tôi có hai nhà quan lớn: một là nhà họ Thi, người đây gọi là "Hòa gia Thi", tức là “mưu sĩ họ Hòa"; một nhà là nhà họ Dương, dân đây gọi là “dê họ Hòa" (2) của dải đất Hồ Châu, họ Thi chiếm quá nửa. Ruộng đất huyện Ô Trình, họ Dương chiếm sáu phần mười. Hai họ này lại thông gia với nhau. Từ trước đến nay đã ở đây, họ hàng đông lắm. Bây giờ lại là người nhà của quan nội vụ đại thần Hòa Thân, nhà họ Thi rất thân với chị Hòa Thân. Từ ngày Hòa Thân về triều làm nội vụ đại thần, có nhiều người theo lên kinh hầu hạ nên chẳng coi ai ra gì, có việc gì chẳng phải qua mắt họ.
Hai họ này, vì là những nhà đứng đầu ở châu thành này, lại có chỗ dựa là Hòa Thân, nên họ Dương, họ Thi, muốn tiền có tiền, muốn thế có thế, muốn gì được nấy. Dân chúng Hồ Nam không dám ho he. Cháu gái tôi chết cũng là do thằng Thi Mẫn.
Số là nhà họ Trịnh vốn cũng không phải là dân cơ ở đây, mấy đời hiếm con trai, lấy tên cửa hàng là mấy chữ “Tiên khách lai”, chuyên bán trà, bán quà. Đến đời hai anh em ông Trịnh hiện nay, nảy ra ý mở thêm một quán “Khách Hương Cư” làm cửa hàng cơm. Từ lúc khai truơng đến giờ đã hai chục năm, hai anh em gắng gỏi làm ăn, đã có tiếng ở Hồ Nam, cơ ngơi cũng khá. Hai anh em tuy đã ở riêng nhung chỉ cách nhau một bức vách, vẫn coi như chung một nhà. Ông anh cả không có con trai chỉ sinh được một gái năm nay tròn mười tám rất xinh đẹp, hàng phố vẫn thường gọi là "Trại Tây Thi". Cô này tính tình đoan trang, thường ngày ngoài việc học hành nữ công, chỉ giúp đỡ các việc cho cha mẹ. Không ló ra khỏi phố ngõ, thế mà không hiểu sao, bị một người nhà “hoa Sư gian” là Thi Mẫn trông thấy. Hắn biết nơi làm cửa hàng của ông Trịnh vốn là nhà của Dương Thăng, bảo ông gả con gái để làm thiếp của hắn. ông Trịnh nhà chỉ có một mụn con gái, nói đến chuyện nhà họ Thi đã chán, huống chi lại để thành người nhà họ Thi, lại càng chán. ông Trịnh bèn nói:
- Tôi chỉ có mình nó là gái, rời sao nổi, tôi định nhắm cho cháu một đám ở rể để nối nghiệp nhà.
Thi Mẫn nghe qua, bực bội, cầu nhàu:
- Biết thế, ta sẽ cho nó tan tành, muốn chết thì khó gì!
Thi Mẫn cử mấy thằng đầy tớ hung ác, đêm trước bắt cô ta đi. Sau khi Thi Mẫn cưỡng bức cô xong, lại cho bọn ác nô thay nhau cưỡng đoạt cô suốt đêm, cả hôm trước vẫn dấu bặt tin không cho ai biết. Cô gái họ Trịnh, uất ức xấu hổ, ngay hôm ấy đã tìm cách tự tử. Sớm nay, vợ ông già họ Trịnh nhờ người làm của hai cửa hàng giúp đỡ, mới đem được con gái về chôn. Chính từ lúc đi chôn con về, hai người đau đớn khóc lóc, khiến Lưu Dung nghe thấy.
Lưu Dung nghe ông em kể một lượt, liền chau mày hỏi:
- Tính mạng trọng như trời, bị lăng nhục mà chết, sao không đến cửa quan hình án mà tố cáo! Ông già họ Trịnh vội lắc đầu nói:
- Những việc như thế này đâu xảy ra ở thành Hồ Châu một lần, hai lần, rất nhiều người căm tức, nhưng chẳng ai dám tố cáo. Không tố cáo thì không sao, ai mà tố cáo, ắt rơi vào cảnh nhà tan, người mất, bao nhiêu năm nay đều như thế cả.
Lưu Dung nói:
- Nghe nói tri phủ Hồ Châu mới sắp đổi đến, sao không đến tố cáo với ông ta?
Ông già Trịnh, cười chua chát nói:
- Quan khách không biết, các vị tri phủ phủ tiền nhiệm không hiểu vì lẽ gì, cũng tiếp nhận một vài vụ án, rút cục quan cũng buông trôi, chẳng thấy xét xử gì, rồi cũng thôi. Vị quan tri phủ này chỉ có không dính líu gì với hai họ Thi, họ Dương kia thì dân chúng mới niệm “a di đà phật" được, có thể mới mong ông ta vì dân mà cởi oan được!
Lưu Dung nghe xong, chỉ lẳng lặng ăn cơm cho xong liền bảo Tưởng Kỳ trả tiền, cảm ơn, rồi ra khỏi "Khách Hương Cư" đi thẳng về phủ. Ba thầy trò Lưu Dung đến dinh, quả là thấy trong dinh vắng tanh vắng ngắt, hỏi người canh cổng, được biết, tất cả đều đã đi đón quan phủ mới.
Chẳng cần nói các nha thuộc, ban bộ tiếp tri phủ mới Lưu Dung ra sao, chỉ nói Lưu Dung khi cầm ấn, liền triệu tập các thuộc lại coi việc tiền thóc, hình án, hỏi han về dân tình các việc khác, từ thầy cả cho đến người tiểu lại, chẳng thấy ai dám nói gì. Lưu Dung nhớ lại những điều mình từng để nghe, trong lòng đã rõ được vài phần.
Trưa hôm ấy, ông cho gọi người giữ việc hình án trong phủ đến hỏi về việc tố tụng ở Hồ Nam, ông này chỉ nói:
- Nơi này việc chính lệnh đơn giản, hình án nhẹ, tuy dân có người ngỗ ngược nhưng việc kiện cáo cũng chẳng có là bao!
Lưu Dung hừm một tiếng, rồi đi thẳng vào sự việc, hỏi:
- Ta trên đường nhậm chức, nghe nói trong thành Hồ Châu, ỷ thế, bọn nhà giầu, ác bá, cưỡng đoạt con gái nhà lành cũng có khi cưỡng hiếp cho đến nỗi uất mà chết, những việc to tát như thế, sao không đến cửa quan tố cáo?
Vi nha thuộc coi hình án nói:
- Bẩm quan lớn, quả là những người dân đến tố cáo không có là bao. Lưu Dung nói:
- Ta đến nhậm chức chẳng qua mới được mấy ngày, nghe nói trong thời gian này có một nhà giầu có thế lực muốn ép lấy con gái dân thường không được, bức tử cô gái nhà họ Trịnh, những việc như thế, bọn các người cũng không biết ư?
Nghe hỏi đến chuyện ấy, vị kia vội nói:
- Quả không dám giấu gì quan lớn, bọn chúng tôi việc này cũng nghe phong phanh được một vài, chỉ tiếc khổ chủ không tố cáo, quan phủ có thụ án cũng không lấy gì làm căn cứ!
Lưu Dung nghe, cười cười bảo:
- Bọn các người không biết được sự thể, nhưng có biết tại sao khổ chủ lại không dám tố cáo không?
Đang lúc Lưu Dung đang vặn hỏi người coi việc hình án thì Văn Thừa xăm xăm tiến đến, đứng ở bên cạnh.
Lưu Dung biết anh ta có việc muốn bẩm, liền nói:
- Có việc gì gấp vậy?
Văn Thừa nói:
- Bẩm, hiện nay hai nhà họ Thi, họ Dương gửi đến một hòm niêm phong, con không dám nhận đến xin lời chỉ bảo của quan lớn.
Lưu Dung nhìn qua chiếc hòm kín, lại mở xem tờ trình quà biếu, liền bảo người nha thuộc rằng.
- Hai họ Thi, họ Dương là bọn như thế nào? Chẳng quen biết gì ta sao lại đem lễ lạt cho ta thế này? Chắc là có ẩn tình chi đây?
Viên nha thuộc đưa mắt thử xem cuối cùng Lưu Dung xử lý thế nào đây, thấy Lưu Dung hỏi, vội thưa:
- Họ Thi, họ Dương vốn là hai nhà giầu có tiếng ở châu này, cũng là người có đầu có mỏ ở đây, bữa nay đưa lại chút ít lễ bạc, đại khái cũng mong đại nhân biết đến cho.
Lưu Dung nghe xong bèn bảo:
- Cũng gọi là phóng tay đấy chứ! Gọi là qua quít mà những hai ngàn lạng bạc, so với bổng lộc của ta thì quá nhiều.
Viên nha thuộc kia nghe nói thế, liền thưa:
- Tôi nghĩ ắt là họ Thi, họ Dương chắc có bắt mối với một số chuyện buôn bán ở đây chưa biết tình hình thế nào, nên có chút lòng thành mong được cảm nhận.
Lưu Dung cười nhạt hỏi Văn Thừa:
- Người đem lễ đến còn đây không?
Văn Thừa nói:
- Bẩm, vẫn chưa đi, còn chờ xem quan lớn bảo sau ạ!
Lưu Dung bảo: “Rất tốt", rồi quay lại dặn Văn Thừa:
- Anh ra bảo người ấy rằng, ta đã xem qua rồi, phiền chủ nhân của anh ta đã quá quý hóa, cái tình ấy ta xin nhận, còn bạc thì gói lại rồi đem trả. Lại nói rõ cho người đưa danh thiếp để cho y chịu nghe. Quay về, ngươi giữ lấy tờ danh thiếp và thư riêng của họ.
Văn Thừa nghe rõ, cứ theo thế mà làm.
Viên nha thuộc thấy vậy, xem ra thấy Lưu Dung không hỏi thêm gì nữa, bèn nói:
- Cho phép tiểu nhân tra xét thêm cho rõ rồi sẽ thưa lại với quan lớn.
Lưu Dung thấy hỏi thêm cũng vô ích, liền cho hắn về.
Đêm đó, một ngọn đèn hãm nhỏ như hạt đậu, Lưu Dung ngồi suy nghĩ. Ông nghĩ việc đến giữa ban ngày vừa qua, biết rằng họ Thi, họ Dương vô cớ lại đem lễ lớn đến như thế. Chắc hẳn ra họ có dụng tâm. Những điều mà đám nha lại, thuộc hạ, nói nữa nạc, nửa mỡ cũng đủ cho mình suy nghĩ. Nếu như bọn họ có dây rễ, thứ nhất cũng chẳng có chứng cớ xác thực nào, thứ hai, lời nói thì chưa hẳn đã đúng. Nếu họ không có liên hệ thì can gì mà cứ ấp a, ấp úng thế. Xem ra bọn họ, quá nửa đang chờ xem ta như thế nào, xem hành động của ta ra sao sẽ liệu bề tiến thoái. Lưu Dung nghĩ thế, càng thấy hai họ Dương, họ Thi vốn có rễ sâu bám chắc ở đất này, một sớm mà bốc đi được, hẳn là khó. Ra tay sao đây, còn phải nghĩ chán. Tự ta phải hết sức thận trọng, nếu không xong, không nhũng không trị được bọn chúng, mà chính lại bị Hòa Thân chơi cho một đòn.
Lưu Dung đang nghĩ, thấy bên ngoài đánh tiếng, liền hô:
- Ai ở bên ngoài thế?
Chỉ thấy bên ngoài, Tưởng Kỳ đáp vọng vào:
- Bẩm quan lớn, có người trong phủ xin được gặp quan lớn ạ, con đã nói quan đã ngủ, chớ làm kinh động.
Lưu Dung bảo:
- Cho anh ta vào!
Chỉ thấy tiếng kẹt cổng, một viên thuộc lại cầm một chồng giấy tờ các vụ án tiến vào trong phòng.
Lưu Dung vặn đèn lên nhìn cho rõ, viên lại ấy khoảng bốn mươi tuổi, vốn là nha lại trong phủ, nhưng chưa biết tên họ là gì. Chỉ thấy người ấy tiến đến thi lễ rồi nói:
- Đêm rồi con làm quan thức giấc, xin được tha tội.
Thấy Lưu Dung vẫn ngồi lạnh lùng lại nói:
- Quan lớn không nhận ra tiểu nhân ư?
Lưu Dung nói:
- Người làm việc ở bộ phận xét án, không hiểu đêm hôm có việc gì vậy?
Người kia nói:
- Đại nhân quả là quên tiểu nhân rồi, bốn năm trị ở kinh đô, tôi đã được ngài ra tay cứu vớt, tôi mới có ngày nay, nay xin được làm lễ tạ ơn quan lớn!
Lần Dung chợt nhớ ra bảo:
- Anh là Hà Liên?
Người kia vội vái và đáp:
- Vâng đúng đấy ạ!
Nguyên do, bốn năm về trước, Hà Liên ở kinh thành mở một cửa hiệu thêu quần áo, kiêm may mặc. Một hôm, gia nhân của Hòa Thân là Trương Thiên Hoành, đem người đến cửa hàng nhỏ của Hà Liên, nói muốn có một chiếc áo cực đẹp bằng vóc đại hồng thêu chỉ tía pha với loại chỉ tơ mầu đen cực tốt, lại thêu cả chùm hoa. Hẹn cho ba ngày sẽ đến lấy. Hà Liên trong lòng rất thích thú, cho là một chuyện rất quan trọng trong mua bán, nên đem hết mọi thứ vật liệu làm ngày làm đêm. Đợi ba ngày sau, Trương Thiên Hoành quả nhiên cho người đến lấy.
Nhưng khi cầm xem thì hạnh họe là đo sai kích thước và đường may còn vụng, không thể nhận được, lại còn nói là Hà Liên đã làm lỡ việc lớn, bắt anh ta phải bồi thường. Hà Liên ra sức tranh cãi, liền bị gã kia đánh cho gần chết, cửa hàng cũng bị phá, đồ đạc bị cướp đi. Hà Liên không nhịn được cơn tức giận, liền đến cửa quan tố cáo ai ngờ Trương Thiên Hoành sau khi vào kinh đô, đâu có còn là kẻ bình thường, chỉ một vài ngày, đã hoạt động khá ghê, chẳng biết sợ là gì. Hắn lại là người nhà của Hòa Thân, ai chẳng sợ hắn đôi ba phần, không có gì còn bịa chuyện ra mà gây sự!
Viên quan hình án xem qua, liền chẳng phân giải gì lại còn tìm đám người lăng nhăng làm chứng, phản cung cho rằng Hà Liên tố cáo không thực, lừa tiền, bôi xấu người khác. Cuối cùng không những chẳng được bồi thường về cửa hàng lại bị xử đi đầy. May sao, năm ấy triều đình cho xem xét lại các án hình, sai Lưu Dung phúc tra những nơi có nhiều vụ tồn động. Lưu Dung xem vụ án này, biết rõ nỗi khổ của Hà Liên, bèn phê sự việc dẫu xẩy ra, nhưng tra hỏi vô căn cứ liền thả Hà Liên ra. Hà Liên rất cảm kích về việc làm của Lưu Dung, sau khi ra khỏi nhà lao, liền trở về nơi ở cũ là Hồ Nam, rồi chạy làm một chân thuộc lại về hình án, nay thấy ân nhân đưa về làm tri phủ, lòng cảm kích, nhưng trước đám đông người không tiện, lại biết Lưu Dung là người khác thường, nên đêm hôm chờ dịp đến ra mắt. Hà Liên đến ắt là có chuyện muốn nói.
Chú thích:
(1) Nhũng người có học thức được nuôi trong nhà các đại thần gọi là mạc khách để khi có việc thi bầy kế, bày mưu.
(2) Chữ Dương là họ Dương, đồng âm với dương là con dê, cũng như chử Thi đồng âm với sư là thầy hoặc mưu sĩ (sư gia). (ND)