Nothing is worth reading that does not require an alert mind.

Charles Dudley Warner

 
 
 
 
 
Tác giả: Vuong Hieu Loi
Thể loại: Tiểu Thuyết
Biên tập: Ha Ngoc Quyen
Upload bìa: Ha Ngoc Quyen
Số chương: 1
Phí download: 1 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 0 / 49
Cập nhật: 2020-10-17 01:21:42 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 9
au khi được Kiều Huyền nhắc nhở, Tào Tháo đã quan tâm tới công việc của mình hơn. Còn sai người làm riêng một đôi côn (gậy) ngũ sắc: Đỏ, Tía, Xanh Vàng, Lục, bày ở chỗ dễ thấy hai bên Cốc Môn, phàm người phạm luật trái lệnh đều bị đánh đòn thị uy trước dân chúng. Trong vòng mấy ngày quả nhiên có hiệu quả rõ ràng, chẳng cần nói đến những vụ trộm cắp cướp bóc, ngay đến chuyện tranh giành cãi lộn trên đường phố cũng ít hẳn đi. Tào Tháo cũng không còn ngồi ngủ gật trong nha môn nữa, cả ngày dẫn quân lính đi tuần tra, chú ý khắp đường đi lối lại. Thế nhưng trong lòng Tào Tháo vẫn luôn canh cánh, lúc nào cũng nhớ đến lão già Kiều Huyền, tuổi đã cao như vậy mà phải chịu nỗi đau mất đứa con yêu thì thật vô cùng bất hạnh. Nhưng bao nhiêu lần muốn đến thăm hỏi, lại e là bỏ việc nha môn, sợ bị ông lão ấy trách mắng là một chuyện, ngại hơn là đến thăm Kiều Huyền sẽ khiến người khác nói này nói nọ.
Đang trong lúc tiến thoái lưỡng nan, Vương Tuấn bỗng nhiên chạy đến, nói Kiều Huyền mời cùng ra ngoại ô chơi. Chuyện ấy nghe nói là chủ ý của bọn Lâu Khuê, rõ ràng là muốn ông cụ được giải bớt nỗi u sầu. Tào Tháo lập tức nhận lời, sắp xếp xin nghỉ việc công từ trước, thế nhưng đến đúng ngày đó lại xảy ra sự việc ngoài ý muốn.
Sáng sớm hôm ấy, Tào Tung cho gọi Tào Tháo đến trước mặt bảo:
— Thôi gia cho người mang thiếp mời đến, Thôi Liệt về già sinh được con trai, lại vừa hay Thôi Quân đã được cử hiếu liêm và đi nhận chức huyện lệnh ở một huyện ngoài. Song hỉ lâm môn, Thôi gia mở tiệc rượu, mời nhà ta đến dự. Hôm nay con không có việc gì, hãy thay ta đến dự.
Một câu nói đã khiến kế hoạch của Tào Tháo đảo lộn, từ xưa đến nay lúc nào lời phụ thân cũng như đinh đóng cột, đã nói ra nhất quyết không thay đổi, Tào Tháo cố lấy can đảm hỏi:
— Chuyện quan trọng như vậy, sao phụ thân không đích thân đi ạ?
— Hôm nay trong cung có mấy vị lão thần thân quen cáo lão hồi hương, ta phải đi đến đó tiễn biệt. Nhị thúc của con thì tụ hội cùng các vị Hiệu úy, Tư mã của Bắc quân. Tứ thúc thì đến nhà Tống Phong thăm hỏi người ốm, chỉ còn cách bảo con đi thôi. - Nói xong không đợi Tào Tháo giải thích điều gì, ông sắp xếp lễ vật đi luôn.
Tào Tháo tính toán hồi lâu, phụ thân với nhị vị thúc phụ, ba người chẳng ai vướng chuyện gì chính đáng cả! Nhưng mình là tiểu bối, có thể nói được gì, chỉ còn cách đến Thôi phủ trước cho có mặt rồi tranh thủ rời đấy thật sớm.
Tào Tháo đến Thôi phủ mà chẳng có tâm trí nào để chúc mừng cả, vừa vào cửa liền thấy đám con cháu nhà quan lại là Viên Thiệu, Viên Thuật, Dương Bưu, Dương Kỳ đã đứng đầy sân, không thể không hàn huyên mấy câu.
— Mạnh Đức đến thật đúng lúc, tôi đang muốn tìm huynh! - Viên Thuật gặp mặt liền túm lấy tay Tào Tháo.
— Ồ! Công Lộ có việc gì ư? - Tào Tháo không thích người này lắm, chỉ lạnh nhạt hỏi.
— Huynh đã tặng Bản Sơ một bộ Tôn Vũ Tử thập tam thiên do đích thân huynh chú giải, bao giờ sẽ tặng cho tôi một bộ chứ? - Viên Thuật vừa cười hi hi vừa chỉ Viên Thiệu. - Nếu là văn chương gì khác thì cũng thôi, nhưng riêng bộ binh pháp này thực sự tôi rất thích. Tôi biết huynh đã tặng huynh ấy một bộ, tôi đến chỗ huynh ấy mượn. Nhưng huynh trưởng của tôi bủn xỉn lắm, nói đủ kiểu đến vã bọt mép mà mới cho tôi mượn hai cuốn, tôi mang về đọc mới được nửa ngày, nào ngờ huynh ấy đã xô cửa vào đòi lại.
— Chớ nghe nó nói lung tung! - Viên Thiệu chạy lại nắm lấy cánh tay người huynh đệ. - Tôi đã nói rõ ràng với nó rồi, sách này là của Mạnh Đức cho mượn, đọc xong phải trả lại. Nhưng nó có tin đâu, cầm luôn lấy hai cuốn chạy biến đi, như thế tôi có thể không xông vào phòng đòi ư? Hôm nay thật may, đệ hỏi Mạnh Đức xem, là cho mượn hay tặng? Thực sự không tin nữa thì đi hỏi Hứa Tử Viễn, hỏi cả huyện lệnh gia mới nhận chức của chúng ta nữa cũng được!
“Huyện lệnh gia” mà Viên Thiệu nói tới, chính là Thôi Quân - nhân vật chính ngày hôm nay. Tào Tháo đã thấy rõ, hai nhà Viên gia và Dương gia bất hòa với nhau, Viên Thiệu, Viên Thuật và Dương Bưu, Dương Kỳ bên nào cũng lôi kéo những bằng hữu của mình, thực tế là lôi bè kết phái để đấu khẩu. Tào Tháo không hơi đâu vướng vào mấy người này, vội vàng tìm câu hỏi thăm “huyện lệnh gia” đang ở đâu, rồi mau chóng theo tên đầy tớ rời khỏi chỗ thị phi ấy, đến thẳng khách đường tìm Thôi Quân. Đến cửa khách đường, từ xa đã trông thấy Thôi Quân đứng thẳng, tay chân nghiêm cẩn nghe phụ thân Thôi Liệt dặn dò! Ngồi hai bên còn có Lưu Khoan, Trương Ôn, Phàn Lăng, Hứa Tương, đều là những đồng liêu quen thuộc với Thôi Liệt, cũng là những khách quen ở nhà mình.
Phàn Lăng con mắt tinh tường, liếc nhìn ra đã thấy Tào Tháo, liền quay lại nói đùa với bọn Trương Ôn:
— Hôm nay đúng là ngày náo nhiệt, ta còn đang mải nghĩ xem vì sao trong phòng này bỗng nhiên có muôn ánh hào quang, ngàn tia sáng tốt lành như thế? Hóa ra mấy lão già chúng ta đang bái yết huyện lệnh gia tân nhậm ở đây thì bên ngoài đã lại có vị thiết diện huyện úy mò đến. Nhân vật tuổi trẻ tài cao nổi tiếng đã đến đây rồi, đúng là hậu sinh khả úy vậy! Mau vào đây! Huyện úy Tào đại nhân! Cũng không có ai lạ cả, nếu đắc tội với ngài, ngày mai ngài lại lấy côn ngũ sắc mà đánh bộ xương già này thì chịu sao nổi chứ!
Thôi Liệt xưa nay vẫn yêu mến Tào Tháo, nghe Phàn Lăng nói là hiểu ngay:
— Có phải Mạnh Đức hiền điệt đang đứng ngoài đó không? Vào đây đi! Hôm nay không có ai lạ, cháu vừa là khách, lại là người đã làm quan, đến đây cùng ngồi là phải rồi.
— Tiểu điệt thật đắc tội! Mấy vị tiền bối đều đang ở đây, tiểu điệt đâu dám ngồi ngang hàng chứ? - Tào Tháo bước vào, vái chào khắp một lượt, - Nghe nói huynh trưởng ra ngoài đứng đầu cai quản một huyện, tất nhiên tiểu điệt phải đến chúc mừng, cũng nhân thể thăm hỏi thế bá cùng chư vị đại nhân.
— Được, được, được! - Phàn Lăng theo thói quen vê vê ria mép rồi ngây ra cười, đó là kiểu cách xưa nay của ông ta, bất kể nghĩ cái gì, làm cái gì, trên khuôn mặt luôn nở một nụ cười, - Vẫn còn một chuyện vui nữa, cậu chưa nghe nói sao? Cách đây không lâu, Thôi thế bá của cậu lại có thêm một con trai, huyện lệnh gia có thêm một đệ đệ, cậu không biết à?
— Tiểu điệt lại xin có lời chúc mừng thế bá! - Tào Tháo vừa nói vừa vái một vái.
Thôi Liệt đứng dậy, đích thân đỡ Tào Tháo:
— Đa tạ hiền điệt quan tâm, tiếc là ta về già thêm con, đứa con nhỏ Thôi Châu Bình sức khỏe yếu ớt, không tiện ôm ra đây để mọi người được thấy.
Phàn Lăng cười lớn:
— Thôi huynh, tôi thấy tiểu tử của Tào gia này cũng có quy củ, làm quan cũng có khuôn phép, thật làm cho phụ thân nó nở mày nở mặt. Tôi thấy rõ ràng, Mạnh Đức với Quân nhi nhà ta là những đứa mẫu mực, đã biết lễ nghi, lại có học vấn kiến thức, không như mấy tên tiểu tử ở ngoài sân kia, nào có hiểu thời biết thế gì chứ, nhờ vào tiếng tăm của người lớn cả ngày chỉ túm năm tụm bảy, thành một lũ mèo mả gà đồng tốt có xấu có...
Ông ta còn chưa nói hết câu thì Hứa Tương với biệt hiệu là “Bất Khai Khẩu” đang ngồi bên cạnh, sợ lão “Tiếu Diện Hổ” này nói ra câu gì không hay về Viên gia, cứ giật tay áo ông ta mãi.
— Phàn Đức Vân khen ngợi cũng có lý. - Lão quan Lưu Khoan suy nghĩ nhanh nhạy, nãy giờ vẫn ngồi lặng trong góc, vội nói lảng sang chủ đề khác. - Mạnh Đức giữ chức Lạc Dương Bắc bộ úy cũng rất có quy củ, nhất là việc làm côn ngũ sắc để giữ trị an, không né tránh nơi quyền quý, ngay đến các bậc quan lại cũng đều theo luật mà dùng hình, đúng là việc làm của người làm quan nghiêm túc...
Tào Tháo nghe xong, trong lòng buồn bực: “Câu ấy nói ta là quan nghiêm túc hay quan hà khắc đây? Lưu Khoan, con người cũng như cái tên, có thể nói là khoan dung nổi tiếng, nghe nói có thị nữ bưng trà nóng làm đổ vào triều phục của ông ta, nhưng trước tiên ông ta hỏi xem kẻ đó có bị trà nóng làm bỏng tay không, nay mình chấp pháp nghiêm như vậy, liệu ông ấy có thấy hợp ý không?”
Nhưng Tào Tháo vờ như không nghe ra, quay sang nói với Trương Ôn:
— Thưa đại nhân, mấy hôm trước Đức hiền đệ bị ốm, mà tiểu nhân chưa đến thăm được, xin ngài lượng thứ cho. - Phu nhân của Trương Ôn là muội muội của nhà đại hộ Sái Phúng ở Tương Dương. Nhi tử của Sái Phúng là Sái Mạo, Sái Đức hầu như sống ở nhà cô phu, là những bằng hữu thân thiết từ nhỏ của Tào Tháo, cả hai đều nổi tiếng nghịch ngợm.
— Hiền điệt khách sáo quá! - Trương Ôn gật gật đầu mãi, - Nay hiền điệt đã làm quan, công việc cũng bận rộn. Những chuyện vụn vặt như lông gà, tép tỏi này để tâm làm gì.
Thôi Quân nãy giờ đã thấy mấy vị đại nhân này nói chuyện không được tự nhiên. Lưu Khoan là bậc trưởng giả trung hậu, Trương Ôn là bậc quan giỏi tài cán, không phải một giuộc với Phàn Lăng, Hứa Tương, nhưng đều là chỗ qua lại với Thôi Liệt, hôm nay tình cờ mới ngồi chung với nhau, bốn người nói chuyện không hợp nhau phải gượng ngồi lại một chỗ. Thôi Quân tìm cớ, rồi vội kéo Tào Tháo ra ngoài khách đường. - Ôi trời ơi! Các vị ấy mới sáng sớm đã gọi tôi lại giảng giải đạo lý. Ông lão Lưu Khoan chậm chạp ấy có mấy câu mà nói đi nói lại đến hơn một canh giờ, tôi đứng đến tê cả chân... mấy vị nhân huynh đều đến cả rồi chứ?
— Bản Sơ với Công Lộ đang đứng ngoài kia! Còn Tử Bá, Tử Văn thì e là không đến được... không giấu gì huynh, một lát nữa tại hạ cũng có việc, hôm nay vốn đã nhận lời cùng Kiều công ra ngoài chơi. Nhà ông ấy xảy ra chuyện, mấy người chúng tôi cùng đi chơi cho ông ấy khuây khỏa. Huynh chớ để tâm nhé!
— Ồ? Kiều công hẹn huynh sao? Vậy huynh cứ đi đi. - Thôi Quân rất thông tình đạt lý. - Nhưng Mạnh Đức này, về việc ở Kiều phủ lần này, huynh đã nghe được gì hay chưa?
— Chưa! - Tào Tháo thấy mặt Thôi Quân có vẻ bí mật, - Nhưng khi ấy tại hạ có ở nhà Kiều công, cũng cảm thấy chuyện này rất kỳ lạ, Tư lệ Hiệu úy Dương Cầu đã đích thân đến tận nơi.
— Hôm nay lão “Tiếu Diện Hổ” đến nhà sớm nhất, vừa ngồi xuống đã kể ngay chuyện này. Nói là Vương Phủ đã ngầm lo lót các quan lại ở kinh kỳ, còn nói chuyện gì đó với Lạc Dương lệnh, ngay đến Tống Phong cũng không lên tiếng gì. Chuyện này chỉ làm qua loa cho xong thôi. Dương Cầu vốn muốn truy cứu đến tận đám dư đảng đồng mưu, nhưng bọn chúng chết cả không có người đối chứng, ông ấy cũng không biết làm thế nào được.
Tào Tháo thấy không ngoài dự liệu của mình, mấy năm nay, bất cứ việc lớn nhỏ gì của triều đình, chỉ cần truy rõ nguyên do, ít nhiều đều có bóng dáng của Vương Phủ. Lão hoạn già này, kể ra cũng là nơi phú quý, vinh hiển đến tận hàng tử đệ, nhưng vẫn tham lam vô độ, chẳng chịu ngừng tay.
— Mạnh Đức, không rõ huynh đã nghĩ kỹ chưa, không cảm thấy sợ ư?
— Sợ ư? - Tào Tháo không hiểu vì sao Thôi Quân đột nhiên thốt ra một câu khiêu khích như thế - Có chuyện gì đáng phải sợ?
— Huynh còn chưa biết? - Thôi Quân lắc đầu. - Chuyện này thực là có liên quan đến vinh nhục của Tào gia các huynh. Hiện nay Vương Phủ đã thành một con thú cùng quẫn, ông ta đã lún sâu vào tổ kiến lửa rồi, muốn được bình an tuổi già lại phải mạo hiểm bước vào tổ kiến lửa lớn hơn! Bột Hải vương đã chết, nhưng vẫn còn...
— Hừ! Tay mặt đỏ! Huynh ở đây rủ rỉ chuyện gì với A Man vậy? - Một giọng nói sắc nhọn chợt vang lên, khiến Tào Tháo và Thôi Quân giật mình, nhìn kỹ hóa ra Hứa Du vừa đi vừa chạy hớn hở tiến tới. Hai người khi ấy mới thở phào, nhưng câu nói đang dở dang khi nãy đã bị gác lại.
— Đồ quỷ! Huynh ăn phải cái gì mà giọng như mèo hoang kêu thế? Sao lại không đi cùng với thầy của huynh? - Thôi Quân xoa xoa ngực áo, lườm hắn.
— Tôi vâng lệnh thầy đến chúc mừng cha con huynh. Tử Bá với Tử Văn không đến được, một mình tôi thay mặt cho cả ba người, lát nữa đến bữa tiệc tôi phải ăn cả phần của ba người đấy! - Đoạn, Hứa Du quay sang Tào Tháo nói. - Đúng rồi! Hai hôm trước tôi đã đem cuốn binh thư mà huynh chú giải sang cho Viên Thiệu. Huynh ấy không có nhà, tôi đã nhờ Viên Thuật chuyển cho huynh ấy.
— Tôi hiểu rồi! Hôm nay vừa gặp mặt, tên tiểu tử gầy còm ấy đã đến làm phiền tôi, đòi tôi tặng cho một bộ. Hóa ra là do huynh gây họa!
— Hừ! Viên Công Lộ ấy còn biết người biết của hơn cả ca ca hắn đấy! - Hứa Du bĩu môi. - Huynh chớ thấy tiểu tử đó tướng mạo xấu xí, nhếch nhếch nhác nhác mà coi thường, tên tiểu tử đó được uống nước suối tiên, nên vẻ đẹp tiềm ẩn bên trong đấy. Rất nhiều sách như Tôn Tử, Tư Mã, Tam Lược, Lục Thao tiểu tử đó hiểu biết không kém cạnh gì huynh đâu.
— Ồ! Vậy à? - Tào Tháo bán tín bán nghi.
— Được rồi, được rồi! Chớ mất thì giờ nữa, thầy vẫn còn ở đằng kia đợi huynh đấy! - Vừa nói Hứa Du vừa nửa đẩy nửa giữ, cười hi hi bảo, - Cùng lắm tôi ăn hộ phần của huynh nữa là được chứ gì!
Tào Tháo vẫn đang suy nghĩ về câu chuyện khi nãy, chuyện gì mà có liên quan đến vinh nhục của Tào gia ta? Đang muốn hỏi lại thì Hứa Du đã kéo Thôi Quân đi rồi.
Đi chơi gặp hiền nhân
Rời Thôi phủ, Tào Tháo vội vàng ra cửa Khai Dương, ra roi đánh ngựa lao thẳng xuống phía nam, qua nhà Minh Đường, Bích Ung, vườn Linh Côn, chạy thẳng đến nhà Thái học, đó là chỗ đã hẹn với Vương Tuấn từ trước.
Đang là mùa thu trời trong gió mát, ngựa của Tào Tháo chạy cũng nhanh, chẳng mấy chốc đã trông thấy xe ngựa của Kiều Huyền dừng đợi trước Thái Học viện.
Lâu Khuê tinh mắt, từ rất xa đã trông thấy Tào Tháo, cất giọng gọi to. Tào Tháo vội vã ruổi ngựa chạy tới, đến trước xe gò cương dừng ngựa thì đã mệt đến độ mồ hôi ướt đầm lưng áo, thở không còn ra hơi nữa. Vương Tuấn bưng nước đến, bảo:
— Đã thấy chúng tôi rồi còn phải vội vã làm gì? Cứ nghe huynh ấy kêu gào lung tung! Giờ mới khổ, vội vã toát hết mồ hôi, y phục bẩn hết cả rồi.
— Y phục bẩn thì có làm sao? - Lâu Khuê chẳng mấy bận tâm. - Chúng tôi không giống huynh, cả ngày chải chuốt còn hơn cả nữ nhân.
— Sao chứ? Khi ra ngoài lại không nên ăn mặc đàng hoàng ư? Chả lẽ lại phải giống huynh, râu ria xồm xoàm choán hết cả khuôn mặt cũng không chịu cắt đi?
— Được rồi! Đồ mặt trắng! Nếu tôi là huynh, tôi sẽ không mang bằng hữu ra mà cười cợt thế đâu, chẳng phải chúng ta đều đang kính chờ Huyện úy đại nhân giá lâm đó sao? - Lâu Khuê bắt đầu đùa bỡn.
— Đúng rồi! - Vương Tuấn vái chào Tào Tháo đang ngồi trên ngựa, trên khuôn mặt trắng trẻo đẹp đẽ nở nụ cười tinh quái. - Tại hạ và vị đại vương thổ phỉ đây kính chờ Huyện úy đại nhân đã lâu rồi ạ! - Câu nói này rõ ràng là chọc cười Lâu Khuê không chịu cắt tỉa râu, để khuôn mặt râu ria như một tay đại vương thảo khấu.
Tào Tháo nghe xong bật cười, tay bưng lấy nước, mới uống được nửa hớp, chợt lại thấy Lâu Khuê cũng quay sang Vương Tuấn vái tạ, cười hi hi bảo:
— Đại nhân bề trên cũng đã đến, phu nhân không cần nói nhiều nữa!
Tào Tháo vừa nhấp một ngụm nước vào miệng, bỗng nhiên phì cười làm phun hết cả ra:
— Vâng, vâng! Vị áp trại phu nhân của đại vương thổ phỉ quả là nghiêng nước nghiêng thành!
Câu đùa khiến cả đám tùy tòng xung quanh cũng ôm bụng cười ngặt nghẽo. Kiều Huyền ngồi trong xe, nghe thấy lý thú, cũng vén rèm quay ra cười bảo:
— Đúng là xảo ngôn, thế nào ngươi cũng nghĩ ra được! Mạnh Đức đến rồi đó ư? - Vừa nói ông vừa định bước xuống xe.
Tào Tháo vội đến trước Kiều Huyền thi lễ:
— Tiểu sinh đến muộn, dám mong Kiều công lượng thứ! Nhưng hôm nay là tiểu sinh xin nghỉ việc công đến đây, không phải là bỏ việc đâu ạ! Xin lão tiên sinh hãy lên xe trước, lát chúng ta đến chỗ nào cảnh đẹp, ngài xuống xe rồi tiểu sinh xin hầu chuyện sau! - Vừa nói vừa cùng Vương Tuấn lại đỡ Kiều Huyền an tọa trên xe.
Kiều Huyền dặn dò người hầu cuốn rèm xe lên, bọn Tào Tháo ba người ai nấy đều lên ngựa, đoàn người chậm rãi đi về phía nam. Mới đầu còn có thể trông thấy những mảnh ruộng mới thu hoạch, sau đi xa dần, thấy chỉ còn lại một cánh đồng hoang trải dài tít tắp. Mọi người quyết định rời đường cái quan đi về phía khu đất rộng thoáng phía tây. Lại đi một hồi thì tới con dốc cao trước mặt, Kiều Huyền chỉ tay bảo:
— Chỗ này tốt đây. Chính là chỗ ấy! - Được đám tùy tòng đỡ xuống xe rồi, ông lại than bảo, - Mạnh Đức, đây chính là chỗ năm xưa chúng ta từng ngồi trước khi cậu về quê... Đi! Chúng ta lại đến ngồi dưới chỗ mấy cái cây kia. - Nói rồi không đợi bọn tùy tòng đi theo, chỉ gọi Tào Tháo, Vương Tuấn, Lâu Khuê theo ông leo lên dốc.
Bốn người già, trẻ đến dưới gốc cây ngồi bệt xuống đất. Chung quy Kiều Huyền vẫn là người đã có tuổi, cây gậy trong tay vừa buông ra, hơi thở đã trở nên gấp gáp, cười khó nhọc bảo:
— Già rồi! Không còn khỏe nữa! Mười năm trước thì khác hẳn! Khi ấy còn bế cậu con trai chạy khắp sân đấy!
Vương Tuấn khẽ chau mày, đi chơi giải sầu là để quên đi chuyện ấy, nhưng vừa mở miệng là ông lại nói đến con, bèn vội khuyên giải:
— Sư phụ cũng đâu có già! Năm trước người còn hẹn làm bạn vong niên với Mạnh Đức ở đây mà! Hai tiểu muội Tiểu Kiều, Đại Kiều của chúng con cũng vừa tròn một tuổi, sau này còn phải đợi thầy kén rể cho chúng nữa chứ... Thế này nhé! Con kể cho thầy nghe chuyện cười được không?
Bọn Tào Tháo phụ họa:
— Được! Huynh kể đi! Huynh kể đi!
— Ờ... Chuyện rằng dưới thời vua Hán Vũ đế của chúng ta, trong triều có một người tên Đông Phương Sóc, là người rất hài hước, dí dỏm. Một hôm, Vũ đế hỏi Đông Phương Sóc: “Ngày nay trong triều ta nhân tài nườm nượp, ví như Đổng Trọng Thư, Công Tôn Hoằng, Cấp Ảm, Tư Mã Tương Như, Chủ Phụ Yển, Chu Mãi Thần, Tư Mã Thiên... bọn họ học thức uyên bác, tài hoa nổi trội. Này Đông Phương Sóc, ngươi tự thấy nếu so với họ thì thế nào?” Đông Phương Sóc không cần suy nghĩ đáp liền: “Thần tuy không phải bậc hiền nhân gì, nhưng thần có đầy đủ sở trường mà tất cả những người ấy có.” Vũ Đế nghe xong vô cùng kinh ngạc, vội hỏi ông ta có chung sở trường gì với những người kia. Đông Phương Sóc liền chậm rãi bảo: “Mấy người bọn thần có chung sở trường là: răng đều mọc trên hàm, khi nói chuyện thì cổ họng rung rung, khi đi đường thì cơ thể đều cử động, hai đùi đều liền với mông, khi đùi cử động thì mông cũng cử động...” - Vương Tuấn vốn không giỏi kể chuyện hài, nhưng phong thái văn nhã, từ tốn chậm rãi, giống y phong cách của Đông Phương Sóc, lại vừa nói vừa lắc lư cổ, động đậy chân, trông rất buồn cười.
— Hay! - Kiều Huyền cười rất sảng khoái. - Chuyện này có chép trong Hán thư(*) của Ban Mạnh Kiên, cũng được coi là kinh điển. Đông Phương Mạn Thiến(*) có thể ẩn giữa triều đình, là người trí tuệ mà bọn hậu nhân khó lòng theo kịp. Ta bảo đại vương thổ phỉ này, ngươi cũng kể một chuyện đi!
— Được ạ! - Lâu Khuê ngồi thẳng người lại, vẻ mặt nghiêm túc, bắt đầu kể: Ngày xưa có một con kiến và một con nhặng khoác lác với nhau. Con kiến nói: “Chúng tôi tuy nhỏ bé, nhưng ra vào đều có nghĩa vua tôi, có cái gì ăn chúng tôi đều cùng ăn. Trung hiếu nhân nghĩa như vậy, có thể nói là hơn hẳn muôn loài.” Con nhặng liền bảo: “Nhưng các anh không có cái phúc như chúng tôi. Bất kể nhà công hầu hay thường dân nào bày tiệc, chúng tôi đều có thể bay đến hưởng trước cỗ bàn, thưởng thức cao lương mĩ vị của họ, uống quỳnh tương của họ. Vinh hoa phú quý như vậy, có thể nói là hơn hẳn muôn loài.” - Lâu Khuê vừa kể vừa làm điệu bộ phụ họa, - Khi ấy bên cạnh có một con muỗi bay đến, bảo: “Cứ như tôi thấy thì các anh đều không có gì hay ho cả! Các anh xem, tôi chuyên chọn buồng lan gác quế, đêm khuya thanh vắng khi đèn đuốc đã tắt, chui vào trong trướng gấm, tìm đến nơi ngực trắng nõn, tay ngọc ngà của mỹ nhân, chọn những chỗ mềm mại thơm tho ấy, thỏa mãn ham muốn. Há lại chẳng phong lưu sướng khoái ư?” - Vừa nói Lâu Khuê vừa bất chợt túm lấy Vương Tuấn, khiến mọi người lại một phen ha hả cười ầm lên.
— Được rồi, được rồi! Tên tiểu tử này đúng là có tài mồm mép. Xem ra ngươi cũng chả hơn gì con muỗi ấy đâu. - Kiều Huyền vừa lắc đầu, vừa cười bảo.
Tào Tháo ở bên cạnh, suy nghĩ lúc lâu mới nói:
— Tôi cũng có một câu chuyện. Chuyện rằng dưới thời Tuyên đế, Kinh triệu doãn Trương Sưởng mỗi khi triều hội đều dẫn kinh điển nghị luận làu làu, nhưng tan triều thì không hề câu nệ tiểu tiết. Ngày thường ông ta ra phố ăn mặc tùy tiện, về đến nhà luôn thích tự tay kẻ lông mày cho phu nhân. Trong thành truyền nhau rằng, Trương kinh triệu kẻ lông mày rất đẹp! Sau có người dựa theo chuyện ấy, dâng tấu lên Tuyên đế nói Trương Sưởng hành vi không được đứng đắn. Tuyên đế hỏi Trương Sưởng, có chuyện kẻ lông mày hay không. Trương Sưởng thản nhiên đáp: “Tâu bệ hạ, trong chốn khuê phòng, giữa phu thê với nhau, những chuyện thiếu đứng đắn hơn chuyện kẻ lông mày còn nhiều lắm ạ! Thần kẻ lông mày cho vợ thì có đáng gì để nói?”
Vương Tuấn, Lâu Khuê đều cười, chỉ có Kiều Huyền không cười, ông thở dài bảo:
— Khi ấy Tuyên đế cũng chỉ cười, nhưng rốt cuộc Trương Sưởng cũng không làm được chức gì cao hơn. Chuyện này Ban Cố cũng có viết trong Hán Thư. Đáng tiếc là Ban Mạnh Kiên này, từ chuyện theo quân đánh Hung Nô, khắc đá ghi công trên núi Yên Nhiên, soạn sách Hán thư, biên tập Bạch Hổ thông nghĩa, học thức, can đảm đều là đứng đầu. Nhưng có thể biết người mà không biết mình, cũng không nệ tiểu tiết giống Trương Sưởng này, hơn nữa càng không nên dựa vào Đậu Hiến, dung túng con cháu làm chuyện phi pháp, đến nỗi phải mắc họa lao lung, mà chết trong ngục. Thực khiến người ta phải lấy làm đáng tiếc...
Tào Tháo bị nhắc nhở nhẹ nhàng, vội bảo:
— Lão tiên sinh nói rất đúng, nhưng những kẻ sĩ văn chương hơn người lại có mấy kẻ không muốn được đề cao? Xa xưa như Tư Mã Tương Như, gần đây như Trương Hành chẳng phải cũng như vậy sao? Ban Cố soạn ra quốc sử, cũng là lập nên công trạng vì nước.
— Tiểu tử ngươi nói đúng! - Kiều Huyền gật gật đầu. - Nhưng ngay tại thời điểm bây giờ, triều ta cũng có một vị đại tài tử tài đức song toàn, hơn nữa ông ta cũng quyết tâm viết tiếp quốc sử đấy!
— Ồ? Người đó là ai ạ? - Ba kẻ hậu sinh chẳng hẹn mà đồng thanh hỏi.
Kiều Huyền chỉ mỉm cười, vẻ mặt đầy bí ẩn, mân mê cây gậy chống hồi lâu rồi mới nói:
— Các ngươi chớ vội, đợi lát nữa các ngươi sẽ được gặp ông ta. Hôm nay ta cũng có mời ông ta đến, xem ra có thể ông ta gặp chút việc riêng, nhưng lão phu đã có lời ông ta nhất định sẽ đến.
Tào Tháo, Vương Tuấn, Lâu Khuê nghe xong đều quay sang nhìn nhau.
Kiều Huyền nhìn bộ dạng họ, thiếu chút nữa bật cười thành tiếng:
— Ta chưa nói với các ngươi, người này là ta đích thân mời... Này áp trại phu nhân, lúc chuẩn bị ra cửa ta có bảo nô bộc mang theo cây đàn cầm của ngươi, ngươi hãy gảy một khúc cho chúng ta nghe, được không?
Tào Tháo thấy ông cố ý không nói ra người ấy là ai, cũng không tiện hỏi nhiều, ngẩng đầu trông về phía chân trời xanh thẳm xa tít. Đúng lúc trên bầu trời, một cánh nhạn lạc bầy đang chập chờn bay, nó hốt hoảng nhìn bốn phía xung quanh, hai cánh chấp chới, cất tiếng kêu buồn thảm lo lắng. Tào Tháo bỗng liên tưởng đến bản thân mình, chỉ vì xuất thân trong gia đình hoạn quan mà bị người đời coi thường, có khác nào như cánh nhạn lạc bầy trên con đường sĩ hoạn? Cúi đầu xuống lại trông thấy một con thỏ hoang nhảy qua bụi cỏ ở phía xa xa, bộ lông trắng xám, đôi tai dài đáng yêu, lại nhớ đến hình ảnh mình thuở nhỏ ở quê cùng đệ đệ trêu chú thỏ con, tất cả đã như từ trong kiếp trước... Chớp mắt thấy Vương Tuấn đã bê cây đàn ngọc trở lại, hắn nhắc nhở bọn tùy tòng đặt án để đàn thật vững, rồi cẩn thận đặt cây đàn xuống, xong đâu đấy quay sang phía Kiều Huyền vái một vái dài nói:
— Con xin dâng khúc đàn vụng! - Rồi mới ngồi xuống trước án.
Tào Tháo từng nghe Hứa Du nói Vương Tuấn tinh thông âm luật, chơi đàn rất hay, nhưng chưa từng được thưởng thức quan chiêm. Chỉ thấy đầu tiên Vương Tuấn dùng hai ngón tay giữa thử qua âm thanh dây đàn, đợi cho tiếng đàn du dương ấy vang lên, hắn nghiêng tai nghe trong giây lát rồi mới thi triển cả mười đầu ngón tay thon dài trắng trẻo lướt trên dây đàn. Tiếng đàn nghe như gió thoảng mưa sa thấm vào tâm can những người ngồi nghe, lại dường như nắng xuân chiếu rọi, khiến người ta thấy ấm áp thư thái. Tào Tháo nhắm mắt lại, chăm chú lắng nghe tiếng đàn: khoảnh khắc như thấy mây trắng miên man, sóng xuân cuồn cuộn, ong bướm múa lượn, cỏ vươn oanh liệng, tiếng chim ríu rít, suối chảy rì rào, trong khoảng mênh mông cảm thấy như mưa nhuần đất thấm muôn vật sinh sôi, rồi lại như mịt mù chẳng thấy, tĩnh lặng vô thanh, dường trên mặt đất từng đợt khí thiêng cuồn cuộn bốc lên, nghi ngút dâng thẳng lên bầu không trên cao...
Đúng lúc ấy một loạt những tiếng ngựa xe cắt đứt luồng suy tưởng, Tào Tháo mở to mắt nhìn xem, hóa ra một cỗ xe ngựa đang từ đường cái quan chậm rãi tiến đến... Chắc hẳn đó là vị tài tuấn mà Kiều Huyền vừa nói đến!
Chiếc xe chầm chậm dừng lại, Tào Mạnh Đức đã chẳng còn để tâm vào việc nghe đàn được nữa, nghiêng người chăm chú quan sát người từ trên xe bước xuống. Chỉ thấy người này cao hơn bảy thước, mình mặc y phục màu chàm non không còn mới lắm, ngoài khoác chiếc áo bào bằng gấm Thục màu đỏ tía, eo thắt đai lụa rộng bản màu đen huyền giản dị, hai chiếc túi gấm màu tía được thêu thùa tinh xảo có dây đeo bằng nhung, khoác lủng lẳng bên lưng, chân dận đôi hia vải đen đế dày viền trắng mới tinh. Trông dáng vẻ chẳng hề tầm thường, mà mang một khí chất rất riêng. Lại nhìn lên khuôn mặt, người này búi tóc cao mà không đội mũ, búi tóc bọc khăn chỉ cài bằng một chiếc trâm ngọc xanh, đôi mày đen thẳng như nét bút, mặt đẹp như ngọc, mũi thẳng miệng rộng, mắt sáng như sao, đôi tai vì cách quá xa nên không trông rõ lắm, bộ ria thẳng như nét bút vẽ hình chữ “nhất”, đen mượt trên miệng, chòm râu dưới cằm thì dài nhỏ rủ thẳng xuống trước ngực.
— Tôi nghĩ ra rồi, - Lâu Khuê suy nghĩ hồi lâu, bỗng nói, - người này chẳng phải là Sái Bá Giai đại danh đỉnh đỉnh đó ư?
— Ông ấy chính là Sái Ung?
Tào Tháo đã từng nghe nói về Sái Bá Giai này: Sái Ung người gốc quận Trần Lưu, từng theo học thầy là Thái phó Hồ Quảng, nhưng chẳng có chút trung dung như thầy mình. Ông ta thích từ phú, giỏi thư họa, thông toán thuật, hiểu thiên văn, biết âm luật, đọc khắp kinh sử tử tập. Dưới triều Hoàn đế(*) trước, Từ Hoàng, Tả Quản, Đan Siêu, Câu Viên, Đường Hoành năm hoạn quan ỷ có công giết Lương Ký nên càng chuyên quyền loạn chính, tiến cử người tài nghệ để nịnh nọt hoàng đế. Sái Bá Giai bị trưng thỉnh, nhưng không chịu ra mặt nịnh bợ, gảy đàn cầm đàn hặc ngũ hầu, giữa đường trốn thoát, để lại bài văn Thích hối ung dung hào sảng khiến thiên hạ phải truyền tụng. Sau ông được Kiều Huyền vời ra làm dưới trướng, nhận chức Hà Bình huyện trưởng ở bên ngoài, sau đó thăng lên Lang trung, rồi Nghị lang, Hiệu thư Đông quán, biên soạn Hán ký - thực là bậc tài tuấn có một không hai thời nay.
Sái Ung cẩn thận chỉnh trang y phục, chậm rãi đi lên, nhưng chợt dừng chân lại dưới dốc lắng tai nghe tiếng đàn của Vương Tuấn. Khi ấy tiếng đàn đã hân hoan hơn trước rất nhiều, ào ào như gió, xum xuê như rừng, âm thanh cao vợi tầng tầng lớp lớp tựa như những cơn sóng nối nhau, con sóng sau lại cao hơn con sóng trước, Vương Tuấn cũng không cúi đầu nhìn xuống dây đàn, mà chỉ nhìn vào gốc đại thụ xa xa phía sau lưng Tào Tháo, để mặc đôi bàn tay linh diệu khéo léo tự lướt trên dây đàn.
Tào Tháo chỉ thấy Sái Ung lúc đầu còn liên tục gật đầu mỉm cười, nhưng sau thì nụ cười không còn nữa, đôi lông mày bắt đầu nhíu lại ngạc nhiên nhìn Vương Tuấn, rồi bỗng đưa mắt sang nhìn mình, trên khuôn mặt thoáng hiện vẻ sợ hãi thất thần. Trù trừ lần lữa như thế, cuối cùng từ đằng xa Sái Ung cúi gập người vái chào Kiều Huyền rồi quay người đi trở ra xe.
Kiều Huyền nhìn thấy rất rõ, vội bảo Vương Tuấn dừng tay đàn, chống gậy đứng lên gọi:
— Bá Giai! Ngài làm sao vậy? Đến đây rồi không nói một câu, sao lại quay người bỏ đi thế? Xin mời qua đây nào!
Sái Ung dừng bước, lễ độ cúi người vái tạ bảo:
— Kiều công đã có lời mời, tại hạ không dám không đến... Nhưng mấy người trẻ tuổi kia là ai? Vì sao lại muốn giết tại hạ?
Mấy người nghe bỗng giật mình: “Vì sao mà ông ấy lại nói thế? Ai muốn giết ông ấy chứ?”
Kiều Huyền cũng rất khó hiểu:
— Bá Giai sao lại nói như thế? Mấy người này là môn sinh của ta, đều chưa từng được gặp mặt ngài, sao ngài lại nói bọn họ muốn hành thích ngài?
Sái Ung vẫn chưa an tâm, không chịu tiến lên thêm một bước, chỉ cất tiếng hỏi to:
— Dám hỏi mấy vị công tử xưng hô thế nào?
— Tại hạ là Vương Tuấn ở Nhữ Nam, hiện ở dưới cửa Kiều công học Lễ ký chương cú, xin Sái công chớ lấy làm nghi hoặc, cùng qua đây nói chuyện.
— Tại hạ là Lâu Khuê, cũng là môn sinh của Kiều công.
— Hạ quan là Tào Tháo, hiện làm Lạc Dương Bắc bộ úy. Hôm nay nhận lời mời của Kiều công đến đây. Từ lâu đã nghe đại danh của Sái công, giận là được gặp muộn, xin được ra mắt ở đây.
Sái Ung không để ý đến ai, riêng chỉ hỏi Vương Tuấn:
— Vương công tử, ta có một chuyện không rõ, xin công tử hãy giải đáp. Trước khi công tử trông thấy ta, tiếng đàn du dương, tuy gấp gáp nhưng rõ ràng rành mạch. Khi thấy ta rồi, vì sao tiếng đàn lại thay đổi, tựa hồ như mây đen che vầng nguyệt, kiếm sắc giấu trong bao, khoảnh khắc mà âm vận như kim giấu trong bông, lại thủ thế đợi bộc phát ra, hệt như luồng sát khí phả ra từ trong tiếng đàn vậy. Chẳng lẽ cậu có thù hận gì với ta chăng?
Tào Tháo nghe xong thiếu chút nữa thì bật cười thành tiếng: “Sái Bá Giai nổi danh thiên hạ hóa ra lại ngốc nghếch như thế, trong tiếng đàn há có thể phả ra sát khí gì?” Nhưng khi quay lại nhìn Vương Tuấn thì đã thấy sắc mặt Vương Tuấn vô cùng kinh ngạc, cứ nhìn chằm chặp vào Sái Ung, ngón tay không đừng được run lên bần bật. Không biết chuyện gì thế này? Chẳng lẽ ông ấy nói đúng?
— Thần kỳ! Thần kỳ! - Vương Tuấn kêu lên thất thanh. - Sái công thật là bậc thần nhân! Khi nãy lúc tại hạ đang gảy đàn, tình cờ thấy con nhạn lạc bầy đậu xuống cái cây phía sau lưng Tào Tháo, thế nhưng ẩn trong bụi cây ấy có một con rắn đang nằm cuộn tròn. Tại hạ trông thấy con rắn ấy bắt đầu di chuyển bò lên phía sau con chim nhạn, rõ ràng đang muốn đớp lấy con nhạn. Nên đã không hay biết là đem sát khí ấy phả vào trong tiếng đàn từ bao giờ.
Tào Tháo và Lâu Khuê nhìn nhau: “Thiên hạ thật sự có chuyện lạ kỳ đến như thế ư?” Quay đầu nhìn lại cây kia, trong đám cành cây đúng là có một con rắn lớn màu xanh xám, trong miệng còn ngậm con chim nhạn đang giãy giụa. Hai người không ngăn được tự nhiên dựng tóc gáy.
Sái Ung thấy vậy, giây lát như trút được gánh nặng, rồi tiếp theo cười to lên bảo:
— Ôi chao! Hôm nay ta đúng là gây ra chuyện thật nực cười! Thật xấu hổ không dám nhìn ai nữa, xin chư vị lượng thứ, lượng thứ!
Kiều Huyền tiếp lời nói:
— Vừa nãy khi ngài chưa tới, mấy đứa chúng nó đều kể chuyện cười cho ta nghe, bây giờ nghĩ kỹ lại, đều không tao nhã bằng câu chuyện cười này của ngài! - Lâu Khuê đứng bên cạnh cũng nói một câu hóm hỉnh. - Khi nãy chúng tại hạ cũng đều đã tự giới thiệu với Sái công, chắc hẳn ngài đã an tâm rồi, chúng ta đứng cách xa thế mà hò đúng là mệt quá, người không biết lại cho là chúng ta đang hò khúc sơn ca mất! Xin mời ngài mau qua đây!
Sái Ung cười gượng, bước mấy bước dài vượt lên hẳn trước, rồi quay về phía mọi người vái một vái dài sát đất.
Kiều Huyền xua tay:
— Được rồi! Ngài đã vái đến ba vái rồi đấy! - Vừa nói ông vừa nhìn các đệ tử. - Các ngươi trông rõ cả rồi chứ? Vái thứ nhất là vái chào gặp mặt, sợ thầy trò chúng ta phải vất vả tìm ông ấy; vái thứ hai là hoang mang xin tha, sợ chúng ta giết ông ấy; vái thứ ba này là vái tạ vì xấu hổ, sợ chúng ta chê cười ông ấy!
Sái Ung lại chắp tay:
— Hạ quan phục rồi! Người ta nói lễ nhiều người không trách, hạ quan xin vái lão ngài thêm một vái, chỉ mong lão ngài nói năng nể tình cho! - Câu ấy khiến mọi người đều cười xòa, - Khi nãy là hạ quan sợ phá hỏng mất nhã hứng của Kiều công và ba vị công tử, muốn đợi Vương công tử tấu xong khúc đó mới đi lên tiếp. Nào ngờ đâu càng nghe càng thấy có điềm bất ổn, lại thêm vị Tào đại nhân này nghiêng người nhìn chằm chặp vào hạ quan, thực là khiến trong lòng người ta phải sợ hãi! Có lẽ là kẻ hèn thì gan bé vậy... Hạ quan đã mắc lỗi với mấy vị, xin cho chịu phạt đàn một khúc để tạ tội với chư vị! - Nói rồi ông liền ngồi vào trước đàn ngọc.
Chỉ thấy Sái Ung dùng đầu ngón tay lướt nhẹ trên dây đàn, miệng lầm rầm như tự nhủ:
— Hóa ra là vậy, âm sắc của mi rất đẹp, âm vận rộng lớn, xem ra Vương công tử đối xử với mi không tệ, giữ gìn rất cẩn thận...
Thần sắc và ngữ khí của ông ta dường như là đang trò chuyện với cây đàn, rồi sau khép mắt lại, bắt đầu chơi đàn. Bản đàn Sái Ung gảy khác hẳn khúc nhạc Vương Tuấn tấu khi nãy, khúc nhạc này đại khí mênh mang như gió thu quét sạch lá rụng, trong giây lát như có thần phong hạ phàm mở bung túi gió, khiến đại thiên thế giới núi biển cuộn dâng, nhật nguyệt chói lòa, ánh thần phấp phới, sư tử rống, khỉ vượn kêu, rồng ngân dài, hổ gầm vang, bao nhiêu u ám quét sạch làu làu, cành khô lá rụng cát bốc đá bay, gió mạnh một vùng cuốn tung mù mịt!
Tào Tháo cũng khép hờ mi mắt, chập chờn như thấy một cơn gió lạnh thấu xương, hốt nhiên tiếng đàn lại chuyển sang tình điệu hòa dịu muôn vẻ: phiêu đãng như mây khói, thấu suốt như đầm vực, ngọt tựa suối trong, thơm dường xạ huệ, tĩnh như thạch mộc, mềm như liễu tơ, triền miên ngập ngừng, đứt rồi lại nối, thân người là ta, thân ta là người, hương ngát như lan, đôi tình quyến luyến, cách muôn dặm mà như gang tấc, không còn khoảng cách giữa đất với trời!
Rồi hốt nhiên lại hóa thành gió rung chớp giật, đất lở trời long: càn khôn chấn động, sấm chớp đùng đùng, hoàn vũ tối tăm, nhật nguyệt mờ mịt, Kim Cương giận dữ, bi thán vô thường, ma quái kinh hồn, quỷ thần gào thét, các loài dị thú bốn phương, đều nhảy vọt lên trời, xé toang bầu không, xô đổ Ngũ nhạc, Thanh long quẫy đuôi, Bạch hổ gầm rú, Chu tước kêu thương, Huyền vũ chao lượn, sóng đục tung bầu trời, ba đào xô vách núi, thế như ngựa phi, đất rung núi đảo!...
Đúng là thiên khúc, âm điệu tuyệt diệu, từ chân trời vọng lại, hấp lực mạnh mẽ và sức mạnh như hút hồn phách, thu tâm trí của người khác, khiến khúc nhạc tấu xong rồi, mà bốn người vẫn ngồi lặng mãi không có chút động tĩnh gì.
Vương Tuấn hồi lâu mới định thần lại:
— Đó là Quảng Lăng tán...(*) thật là... tiểu sinh có khổ luyện cả đời cũng không đạt tới được cảnh giới như thế. Khác nào Sư Khoáng(*) phục sinh, Bá Nha còn sống thì bất quá cũng đến vậy mà thôi!
Tào Tháo tuy không rành về âm luật lắm, nhưng nghe thấy Vương Tuấn mang Sư Khoáng ra so sánh thì hiểu ngay là ngón đàn này thực không phải tầm thường, lại thấy Kiều Huyền vẫn nhắm mắt trầm ngâm, Sái Ung cười tươi hỏi:
— Kiều công, khúc Quảng Lăng tán này của tôi có được chăng?
Kiều Huyền không hé mi, vẫn nhắm mắt lặng im không đáp. Lâu Khuê cũng nói:
— Thưa thầy, thầy thấy thế nào?
Kiều Huyền vẫn không nói không rằng. Một hồi lâu sau mới từ từ mở mắt rồi than một câu:
— Ôi chao... các ngươi không hiểu, lời nói thốt ra đã thành tục mất rồi!
Mọi người mới đầu còn lặng im, sau đó đồng thanh cười phá lên.
— Thốt lời thành tục, hay quá! Kiều công lại bông đùa rồi! - Sái Ung liên tiếp gật đầu. - Lão ngài giờ đây càng ngày càng phong nhã, dẫn đám thanh niên tài tuấn này cùng đi chơi, khiến tôi nhớ đến thầy Tăng Tử. “Tiết cuối xuân, áo mới chơi xuân đã xong, năm, sáu người vừa tuổi đội mũ, cùng bọn đồng tử sáu, bảy tên, đến tắm ở sông Nghi, rồi hóng mát ở đài Vũ Vu, ca vịnh mà về.”(*)
— Khác nhau xa lắm! - Khẩu khí của Kiều Huyền dường mang vẻ châm biếm. - Kẻ đội mũ chỉ có hai chúng ta với Mạnh Đức, nhưng hôm nay ngài cũng không đội mũ đến đây. Bọn Tử Bá hai người cũng có thể miễn cưỡng coi là đồng tử. Tôi xương cốt già lão cũng không còn xuống sông mà tắm được nữa rồi... Quan trọng hơn là thời tiết không phải như thế nữa! Thầy Tăng Tử nhân buổi mùa xuân tươi đẹp mà xuất du, nhưng chúng ta hiện nay thì đang ở buổi thu tàn đa sự vậy!
Sái Ung vô cùng thông tuệ, đã nghe ngay ra ý tại ngôn ngoại của bốn chữ “thu tàn đa sự”, ông đung đưa túi gấm đeo bên lưng bảo:
— Kiều công nói đúng lắm! Có điều chỉ cần chúng ta cố gắng vượt qua đông này thì tiết trời sẽ lại ấm áp, vạn vật trên thế gian còn đang cần tích lũy tinh khí sức lực để vượt qua mùa đông này.
— Đúng thế! Chỉ là không biết mùa đông này sẽ có bao nhiêu sinh linh bị chết rét đây. - Kiều Huyền cảm thán nói.
— Thu đông vốn là mùa tàn sát mà, sinh linh chết chóc là điều khó tránh khỏi.
— Không sai, xem ra muôn ngàn sinh linh hiện nay chỉ nên cuộn mình trong vỏ để tự bảo vệ mà thôi... - Kiều Huyền vẻ trầm mặc.
— Đúng! Vạn vật tất phải tự bảo vệ mình, tích tụ thể lực đợi để bật dậy, như vậy mới có thể chống chọi được với những ngày lạnh giá nhất này. Kỳ thực tuyệt đại đa số sinh linh đều bị chết cóng vào đêm trước buổi khai xuân đó.
Tào Tháo đột nhiên nhận ra đó hoàn toàn không phải một cuộc đàm đạo thông thường, Kiều Huyền với Sái Ung người qua kẻ lại, câu nào cũng nhắc đến chuyện “trải qua mùa đông”, đã ngầm bao hàm ý vị vô cùng trong đó, chỉ có thể nhận biết qua ý, mà chẳng thể nói rõ thành lời.
— Nhưng có một số việc thực sự không thể tự mình làm chủ được, đấy gọi là cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng... Vị Tào công tử này, ngài đã nghe nói đến bao giờ chưa?
Tào Tháo nghe chợt ngạc nhiên: “Vì sao Kiều công khi nhắc đến chỗ quan trọng này lại kéo mình vào?” Liền thấy Sái Ung chậm rãi đáp:
— Đã nghe thấy từ lâu, đặt côn ngũ sắc, không kiêng nể quyền quý, khiến tên tuổi vang khắp Lạc Dương. Tôi tuy mới được triệu về kinh hai ngày trước thôi, nhưng tai đã nghe người ta nói đầy cả rồi. Người có thể được Kiều công hậu đãi chắc chắn không phải tầm thường.
Tào Tháo còn chưa kịp đáp lại bằng mấy câu khách sáo thì Kiều Huyền đã nói trước:
— Ngài có biết Mạnh Đức cũng thuộc dòng dõi danh thần nhiều đời không? Phụ thân anh ta chính là quan Hồng lô khanh đương triều đấy.
— Ồ? Là công tử của Tào đại nhân? - Thần sắc Sái Ung bỗng thoáng thay đổi mang vẻ lạ kỳ. - Vậy là... Ta còn chưa biết, xin lượng thứ cho ta chưa chào hỏi chu đáo!
— Bá Giai không cần đa lễ, Mạnh Đức là tiểu bằng hữu của tôi. Từ nay về sau, mong mọi người thêm gần gũi hơn.
— Dạ. - Trước đây Sái Ung là thuộc hạ của Kiều Huyền khi Kiều Huyền còn giữ chức Tư đồ, do vậy câu đáp này tựa hồ câu tuân mệnh của bậc thượng cấp vậy. - Tào công tử... Mạnh Đức quả nhiên là xuất thân chốn danh môn, khi làm việc gì cũng có bài bản, tương lai nhất định là nhân tài lương đống của xã tắc.
— Sái công quá khen rồi. - Tào Tháo cuối cùng cũng tiếp được một câu, nói chen vào, - Lần này ngài về kinh lại nhận chức Nghị lang, phải chăng là có công vụ gì đặc biệt?
— Cũng không có gì đặc biệt, vẫn là hiệu thư ở Đông Quán. Chúa thượng ngày nay hiếu học, lệnh cho tôi cùng Mã công, Dương công cùng nhau đính chính văn tự trong Lục kinh, sắp tới còn cho khắc đá dựng bia ở ngoài nhà Thái học để các nho sinh sau này lấy đó mà theo. - Mã công mà ông ta nói đến là Gián nghị Đại phu Mã Mật Đê, còn Dương công chính là Quang lộc Đại phu Dương Tứ, cũng chính là phụ thân của Dương Bưu. Hai người ấy đều từng giữ chức tam công, là những lão thần rất có danh vọng.
— Ngài thật bác học đa tài, hiểu rõ Lục kinh, lại tinh tường âm luật, thông hiểu thuật số, hay từ phú, giỏi thư họa, làm sao mới có thể cùng lúc thấu triệt được nhiều tài nghệ như thế?
— Những thứ ấy, kỳ thực không có gì đáng kể, - Sái Ung cười nói. - Đó gọi là suy luận thôi, chỉ cần tinh thông một môn thì những môn khác chỉ cần hiểu đại thể sẽ không khó khăn gì. Thơ có phú, tỉ, hứng;(*) văn có khởi, thừa, chuyển, hợp;(*) âm nhạc có cung, thương, giốc, chủy, vũ;(*) thuật số có Hà lạc, cửu cung. Tất cả các môn chỉ cần biết về đại thể, còn lại chỉ là dụng tâm mà thôi.
— Thế còn chuyện dụng binh và nắm chính sự?
— Việc này... - Sái Ung vốn không muốn thân cận với người của Tào gia, nhưng lúc này nghe được câu hỏi đó, chợt thấy có vài phần thích thú với chàng trai trẻ tuổi này, lại thêm có Kiều Huyền tiến cử, nên không còn phải e dè gì cả. - Cậu vừa hỏi hai chuyện vô cùng khó. Ta tuy không hiểu nhiều về việc binh, nhưng cũng biết tuy có Tôn Tử, Tư Mã, Tam lược, Lục Thao, nhưng thiên thời, địa lợi, nhân hòa, ba thứ ấy không cố định, trong khi lâm trận, thiên biến vạn hóa, tựa hồ chỉ có thể lấy bất biến ứng vạn biến, hoặc tùy cơ ứng biến thôi. Có vẻ giống trong sách Tam lược có nói đến: “Theo địch mà biến hóa, không đi trước sự việc, động tĩnh theo nhau.” Còn về nắm chính sự, trong thiên Hồng phạm sách Thượng thư tuy có ngũ hành, ngũ sự, tam đức, bát chính... nhưng đều chỉ thấy bàn luận, chưa thấy thực tế hình thế ra sao. Khó đấy! Nhưng theo cách nói trong âm luật: đàn cầm đàn sắt không điều khiển được, tất phải thay dây đổi mặt.
Tào Tháo thực sự thán phục, gật đầu nói:
— Tùy cơ ứng biến... thay dây đổi mặt... Sái công nói thật chí lí! Vạn sự không thể chuyện gì cũng như ý, chỉ có tùy cơ biến hóa mới là đại đạo lý!
— Mạnh Đức tuy tướng mạo không giống lệnh tôn, nhưng thần thái chuyện trò thì rất giống phụ thân. Hiện Đường Khê Điển cùng làm hiệu thư ở Đông Quán với ta, thường luôn thán phục về sự tinh ý mẫn tiệp mà lệnh tôn luyện rèn được. Hổ phụ sinh hổ tử, Mạnh Đức được dạy rất tốt!
Câu ấy của Sái Ung dường như xuất phát từ tấm chân tình. Đường Khê Điển là người thế nào, Tào Tháo cũng đã biết rõ, năm xưa ông ta cùng một văn sĩ khác là Biên Thiều đều được tổ phụ là Tào Đằng tiến cử nhập kinh, cũng là người tinh thông kinh tịch, hiệu đính Lục kinh ở Đông Quán. Không những vậy Đường Khê Điển còn là người giỏi chiêm tinh thiên văn, mỗi khi gặp tiết trời hạn hán, triều đình đều lệnh cho ông ta đến Tung Sơn cầu mưa, đến nay ở cửa Khải Mẫu trên núi Thái Sơn vẫn còn lưu bài minh văn cầu mưa của ông ta. Có điều ông ta tuy được nhờ Tào Đằng, song không thường qua lại Tào gia, ngược lại bọn tiểu nhân xiểm nịnh Phàn Lăng, Hứa Tương thì đi lại với Tào Tung ngày càng thêm thân thiết.
Kiều Huyền lặng lẽ nhìn hai người họ chuyện trò với nhau, trong đầu lại nghĩ đến việc khác: “Rốt cuộc ta làm sao vậy? Tên tiểu tử Tào gia này đáng để ta phải quan tâm đến vậy ư? Còn giới thiệu với Bá Giai nữa, như thế chả phải tự chuốc lấy phiền ư? Hắn có điểm nào thuận với tâm tư của ta? Có lẽ là hắn có điểm nào đó giống thời trẻ của ta chăng... Khi ấy ta cũng tầm tuổi như hắn bây giờ, chỉ có điều ta làm một chân công tào - chức quan nhỏ như hạt vừng - trong một huyện nhỏ ở địa phận nước Lương. Vốn chỉ muốn làm cho tốt những công việc được giao phó trong huyện, chứ đâu mong được làm quan to đến thế nào, chỉ mong làm đúng lương tâm mình là được. Sau đó gặp đám lưu dân - sao mà nhiều chúng dân phải phiêu bạt đến thế, đen đặc không nhìn sao thấy hết được, ai nấy y sam lam lũ. Đám tiểu tử nha đầu choai choai đến đôi dép cũng không có mà đi, chỉ vì tranh nhau một miếng bánh mà đánh nhau chí tử, bánh rơi xuống bùn, vớ lên được là nhét vào miệng luôn! Đám lưu dân ấy đều thế cả, đâu có điểm nào còn giống một con người nữa... Bọn họ đều từ nước Trần đến, tướng nước Trần là Dương Xương tự ý khoanh vùng cướp đất của dân, xâm chiếm đánh thuế, trăm họ không dám chống đối, nếu ai không chịu dời đi liền dùng gậy đánh chết. Ai dám không đi? Nhưng người nông dân giữa việc phải rời khỏi mảnh đất của mình với việc bị dùng gậy đánh chết thì có gì khác nhau đâu? Có mấy thanh niên trai tráng khỏe mạnh có thể được lưu lại làm người cày thuê cuốc mướn, như thế chẳng qua cũng chỉ cố gắng để có cái nhét vào miệng. Phần lớn là những người già trẻ nhỏ, ốm đau tàn tật chỉ đành trở thành lưu dân, những lưu dân chờ chết!
“Thật không hiểu nổi từ đâu mà ta có một luồng sức mạnh sục sôi, thề sẽ lật đổ Dương Xương. Nghĩ rằng chỉ có lật đổ Dương Xương, trăm họ mới có đường sống. Nhưng tên Dương Xương ấy đâu phải là cây không có rễ bám, chỗ dựa của hắn quá vững chắc - đó là tướng quân hống hách Lương Ký, tên ma vương giết người không ghê tay, chuyên quyền triều chính, giết vua thí chúa, khi ấy thiên hạ đâu còn là của Lưu gia nữa. Quan thái phó Lý Cố khi ấy thế nào? Gã họ Lương xua xua tay nói giết là giết luôn, còn ta chỉ là gã công tào ở một huyện nhỏ, một tên tiểu lại tép riu không được xếp vào hàng danh gia vọng tộc thì tính đến làm gì? Châu chấu đá xe thôi! Nhưng dù là châu chấu đá xe cũng phải đá một cái.
“Khi đó Châu Cảnh là thứ sử Dự Châu, vừa hay đi tuần xét đến huyện, ta liền dâng cáo trạng. Bây giờ nghĩ lại vẫn thấy sợ, một gã công tào huyện nhỏ do nước Lương quản hạt dám đường đường tố cáo một vị tướng nước Trần. Cáo trạng ấy vừa phạm thượng lại vượt quyền, suy cho cùng là do tuổi trẻ khí vượng vậy! Lúc đó, may sao Châu Cảnh lại phê chuẩn và điều ta làm tòng sự chuyên trách vụ án này, chỉ ít lâu sau liền bắt giam tất cả các mạc liêu dưới trướng Dương Xương. Dương Xương nào có chịu nghe, mang cả chỗ nương tựa ra để giải quyết sự việc. Lương Ký truyền một hịch văn đến, ra lệnh thả người hủy án, khi công văn đưa đến tay ta, ta chẳng thèm xem liền trả luôn trở lại, đúng là đánh liều mạng sống của mình, nghiêm hình tra khảo nhất quyết bắt Dương Xương phải chịu tội. Ta và Châu Cảnh thật sự đã đem châu chấu đá đổ xe như thế. Ta cho rằng bản thân khó mà thoát chết, xong việc liền căn dặn người nhà đâu đấy, ai ngờ ngay cả móng tay ta, Lương Ký cũng không hề động đến, chỉ có Châu Cảnh bị chèn ép một chút. Bây giờ nghĩ lại, Lương Ký khi ấy đang để tâm tính chuyện lật đổ thay một triều đình mới, nên đâu có dại đem chiếc bát vàng của hắn ra chọi với cái bát mẻ của ta!
“Nhưng lật đổ một tên Dương Xương thì có tác dụng gì đâu? Đám lưu dân vẫn chết đến quá nửa, nỗi khổ của bách tính có bao giờ hết được! Mấy năm sau Lương Ký cũng đi đời, cả gia tộc họ Lương bị chém hết, giết sạch. Tiếp đó lại đến lượt bọn Từ Hoàng, Tả Quản, Đan Siêu, Câu Viên, Đường Hoành năm hoạn quan nắm quyền. Ta luôn cảm thấy mình hốt nhiên đã trở thành một quân cờ trong cuộc tranh quyền đoạt thế của người khác mà chẳng hay biết, thật đáng buồn! Nhưng dù buồn cũng phải tiếp tục làm, để sao cho bách tính không còn bị chết nhiều hơn nữa, để cho vận nước nhà Đại Hán được dài lâu, đó chính là cái gọi là đạo nghĩa vậy!
“Vì đạo nghĩa chiêu hiền nạp sĩ, đến mức bị đám ẩn sĩ thanh cao chê cười; vì đạo nghĩa, đến nỗi bị đồng liêu chửi mắng là lạnh lùng nghiêm khắc; vì đạo nghĩa mà phải mở mắt trừng trừng nhìn bọn giặc thiến hại chết nhi tử mới vừa mười tuổi ngay trước mặt... Thực sự ta đã già rồi, dù không cam tâm cũng không sao làm khác được, lại cố lao qua cửa này rồi cáo lão về quê thôi! Chỉ mong ta không bị chết cóng ngay trước buổi xuân về! Nói thực tâm, có lẽ tiền đồ của Mạnh Đức còn vượt qua ba tên đồ đệ của ta. Hứa Du tuy có tài nhưng trước sau vẫn không tránh được thói đời, khí chất hoài bão còn kém rất xa, rốt cuộc chỉ làm những việc xu phụ nơi quyền quý. Lâu Khuê là đứa vô cùng thông minh, nhưng kiêu ngạo không thuần, công kích lộ liễu, lại hay so bì với người khác, khó tránh được việc chuốc lấy tai vạ. Vương Tuấn là đứa tốt, có tài có đức có lễ có tiết, nếu sinh sớm một trăm năm nhất định là hiền thần một đời, đáng tiếc là sinh chẳng gặp thời, lại rơi rớt xuống thói đời ô trọc hiện nay, minh châu ô trọc còn làm ăn được gì nữa! Đáng buồn, đáng buồn thay, đáng thương, đáng thương thay, đáng tiếc, thực đáng tiếc... Sái Bá Giai nói rất đúng, thế đạo ngày nay có lẽ chỉ bậc nhân tài mới có thể thay dây đổi mặt, tùy cơ ứng biến, mới có thể có chỗ đứng. Mạnh Đức chính là người có tố chất như thế.
“Ân oán đời trước đã theo gió cuốn đi! Bình tâm mà nói, Tào Tung cũng chẳng phải kẻ tàn ác không tha ai, chỉ là thiếu một chút chính khí và cốt cách mà thôi. Nếu so với những Đoàn Quýnh, Phàn Lăng, Hứa Tương thì cũng hơn rất nhiều. Con người trơn tru nhẵn nhụi khó mà có thể túm được ấy, hẳn cũng sẽ không lội chung dòng sông bẩn thỉu ấy với Vương Phủ đâu, vẫn là câu: Tuân theo mệnh trời mà thôi!”
— Kiều công... Kiều công! - Sái Ung cất tiếng gọi.
— Ồ? - Kiều Huyền khi ấy mới định thần lại. - Sao vậy, Bá Giai?
— Tại hạ xin được cáo lui trước!
— Sao? Lại có việc cần làm ư?
— Vâng, - Sái Ung cung kính đáp. - Hôm nay là ngày Lý Thường thị cáo lão hồi hương. Hôm qua tại hạ có vâng lời chỉ giáo của ông ấy, xét tình xét lý, cũng đều nên đến từ biệt.
— Lý Tuần đã cáo lão rồi? - Kiều Huyền không biết chuyện này.
— Thực ra tại hạ cũng vừa được nghe nói, ngoài ra còn có Đinh Túc, Quách Đam, Triệu Hựu, mấy lão quan ở các tự lần này cũng đều được chuẩn y cho hồi hương.
— Thật đáng tiếc! - Kiều Huyền dường có chút luyến tiếc. - Mấy vị ấy đều là những lão hoạn quan trung hậu cẩn trọng, trước nay chẳng nói nhiều hỏi nhiều. Nay lần lượt đi hết cả, những người kế cận sau đấy, ngoài Lữ Cường ra những kẻ còn lại đều chẳng ra gì! Bọn Trương Nhượng, Triệu Trung thì gian ngoan giảo hoạt hơn cả Tào Tiết, độc ác chẳng kém gì Vương Phủ... Nếu ngài đi chia tay, xin cho ta gửi lời từ biệt Lý Tuần!
— Vâng. - Sái Ung lại cung kính thi lễ.
— Ngài đi mau đi, chúng ta ngồi lại một lúc rồi cũng sẽ về. - Kiều Huyền ngoảnh lại nhìn các đệ tử. - Hai ngươi hãy đi tiễn chân Sái đại nhân.
Tào Tháo cũng đứng dậy muốn đi tiễn, lại nghe Kiều Huyền bảo:
— Mạnh Đức hãy ngồi lại, lão phu còn có câu này muốn nói.
Nhìn theo ba người đã đi khá xa, Kiều Huyền mặt không biểu lộ gì đột nhiên hỏi:
— Mạnh Đức, ngươi không cảm thấy sợ ư?
— Dạ!? - Đó là lần thứ hai trong cùng một ngày Tào Tháo nghe thấy có người hỏi như thế. - Ý đại nhân là nói về cái gì ạ?
— Ngươi không biết chút gì sao? - Kiều Huyền nhìn thẳng vào mắt Tào Tháo hồi lâu rồi mới nói. - Đúng rồi, lệnh tôn và mấy vị thúc phụ của ngươi đều là những người tinh anh sáng suốt, sao có thể đem những chuyện này để làm rối công việc của ngươi? Nhưng cho ngươi biết chút sự tình cũng tốt, để đề phòng khi chưa có việc xảy ra. Khi nãy ta với Bá Giai nói chuyện nhiều như vậy, hẳn ngươi cũng nghe hiểu được ít nhiều rồi chứ! Với ngươi, ta cũng không muốn giấu giếm gì, thực ra bọn ta đang nghĩ cách để lật đổ Vương Phủ.
Tào Tháo tuy đã nghĩ đến điều này từ lâu, khi xưa cứu Hà Ngung rời khỏi Lạc Dương, đã nhận thấy Kiều Huyền tuyệt nhiên không phải chỉ xuất phát từ lòng thương cảm. Nhưng nghe ông tự mình nói ra điều ấy, Tào Tháo vẫn thấy có chút sợ hãi:
— Quả đúng là như vậy! Lật đổ Vương Phủ... lão hoạn ấy thực sự đáng chết, nhưng cũng phải kéo đổ đến nửa triều đình, chỉ e phụ thân cũng phải...
— Ngươi nghĩ sai rồi, phụ thân ngươi... cũng có thể tính là phe của chúng ta.
Tào Tháo mở to hai mắt, trong lòng vô cùng kinh ngạc, rồi lại rất đỗi vui mừng: “Phụ thân hoàn toàn không giống như người đời vẫn nói, chẳng cần biết người đời nhìn nhận ông ra sao, ông vẫn có một chuẩn tắc của mình. Đáng trách cho ta, chỉ cách phụ thân có gang tấc mà chẳng biết được người suy nghĩ thế nào.”
— Ngươi đừng vội mừng. Đến nay ngươi vẫn chưa ý thức được rằng, nếu Vương Phủ không chết, Tào gia của ngươi sẽ gặp nguy hiểm, vinh nhục của cả gia tộc đều liên can đến chuyện này.
— Nói vậy là thế nào? - Tào Tháo kinh ngạc, câu này với câu nói của Thôi Quân khi sáng dường như cùng một miệng phát ra.
— Kể ra thì rất dài, - Kiều Huyền vuốt râu. - Xưa kia, khi Vương Phủ dựng lên vụ án Bột Hải vương Lưu Lý mưu phản, lệnh tôn đã nhất quyết rời bỏ Vương Phủ. Khi tiên đế lâm chung, Vương Phủ từng nhận tiền bạc của Lưu Lý giúp đỡ ông ta khôi phục vương vị, hoặc cũng có ý đồ muốn thăm dò thánh tâm, dòm ngó ngai vàng, điều ấy không ai biết được. Nhưng sau việc đó, vì can thiệp vào chính sự, Vương Phủ, Tào Tiết lại bỏ qua Bột Hải vương, theo Đậu Vũ, Lưu Thúc cùng xác lập một người chưa thành niên là đương kim thánh thượng, sau đó lại phát động sự biến trong cung diệt trừ Đậu gia. Chuyện này... e là phụ thân ngươi cũng nhúng một tay theo vào đó.
Tào Tháo nuốt một cục nghẹn trong cổ.
— Ngươi chớ lo lắng! - Kiều Huyền nói tiếp. - Đương kim thánh thượng lên ngôi đã lâu, những thị phi ấy dù nói lại cũng không có ý nghĩa gì nữa... nói một câu công bằng, Lưu Lý hối lộ hoạn quan cũng chẳng phải việc quang minh chính đại gì, nói như ý của phụ thân ngươi, chuyện này đã qua nên để nó qua đi. Nhưng Vương Phủ kia tâm địa quá tàn độc, ông ta sợ ngày sau Lưu Lý thông qua những người hiểu rõ sự tình sẽ gây họa, nên đã ra tay xoay chuyển cục diện trước, giết hết phe cánh Đậu gia, lại bí mật đầu độc chết Lưu Thúc, rồi hại chết Đậu hoàng hậu, cuối cùng lợi dụng tâm lý ấu chúa đăng cơ e ngại các tôn thất niên trưởng uy hiếp, đã xúi bẩy Vĩnh Lạc thái hậu trừ diệt luôn Lưu Lý.
Tào Tháo nghe xong tim đập thình thịch, trong đầu chưa từng nghĩ rằng trong hoàng thất lại có những âm mưu lớn như thế, rút xà đổi trụ, tru diệt vương hầu cứ như trò chơi trẻ nhỏ, mà phụ thân của mình cũng tham dự vào trong đó.
— Nhưng Vương Phủ đã coi nhẹ một điểm, Bột Hải vương với các vương hầu ở Hà Gian từ xưa đến nay đều có quan hệ thông gia. Điệt nữ của Bột Hải vương phi Tống thị gả cho nhi tử của Giải Chử Đình hầu cũng chính là đương kim thiên tử, cho nên bà ấy cũng trở thành quốc mẫu một đời - là đương kim Tống hoàng hậu!
Những chuyện này Tào Tháo đều biết cả, nhưng chưa bao giờ nghĩ đến chuyện liên hệ chúng lại với nhau.
— Vương Phủ vì khôn lỏi và những tà niệm diệt tận gốc lúc nhất thời, mà dẫn đến đại họa. Ông ta nếu muốn bảo toàn mạng sống của mình sẽ phải mạo hiểm gây họa lớn hơn, nên phải nghĩ cách để lật đổ hoàng hậu. Bởi vì hiện nay Tống hậu không được sủng ái, cho nên chuyện phế hậu không phải không có hy vọng. Nhưng với gia tộc nhà ngươi mà nói, Tống hậu không thể bị lật đổ, Tống thị liên quan đến vinh nhục của Tào gia! Cho nên lệnh tôn nhất định sẽ đối chọi với Vương Phủ. Ngươi thử nghĩ kỹ xem, nhi nữ của tứ thúc Tào Đỉnh ngươi gả cho Ẩn Cường hầu Tống Kỳ, mà Tống Kỳ lại chính là đường đệ của Tống hậu đấy!
Tào Tháo lắc lắc đầu:
— Người nào có phận người ấy, nhà tiểu sinh cũng chẳng được nhờ gì.
— Ngươi chớ cho là không việc gì, đó không phải chuyện bày ra để chơi. Tứ thúc ngươi đi lại rất thân cận với Tống gia, sau này nếu hoàng hậu không còn, cả gia tộc Tống thị sẽ không thể sống nổi, nếu như chỉ coi là thân thích, Tào gia ngươi may mắn mà còn thì mũ áo quan lại cũng đều bị lột sạch, chức tước gì cũng bị mất hết! - Câu nói này của Kiều Huyền thật có trọng lượng.
Đến đây đại khái Tào Tháo đã hiểu rõ lợi hại của sự việc. Tuy người của Tào gia, trừ Tào Đỉnh ra thì chưa có ai được hưởng chút ân huệ nào từ Tống gia, nhưng khi gặp chuyện cũng khó tránh khỏi liên lụy. Tào Tung, Tào Xí, Tào Đỉnh, Tào Tháo, Tào Nhân... lớn thì làm quan đến bậc cửu khanh, nhỏ thì huyện nha tiểu lại, chẳng ai muốn đi vào con đường bãi quan cả. Nếu chẳng may, có khi còn phải đem đầu lớn nhỏ cả gia tộc ra mà đền vào đấy, chức tước phú quý trước mắt dường như chỉ là một đám mây khói thoảng qua.
— Cho nên ta mới tiến cử ngươi với Sái Bá Giai. - Kiều Huyền thay đổi ngữ điệu. - Hãy kết thân với nhiều bằng hữu hữu ích hơn, sau này nếu chẳng may có việc gì, ngươi mới có đất mà quay đầu. Trong chốn quan trường, kết giao bằng hữu thà thiếu chứ chớ có lạm thừa, có một số người ngoài mặt thì nhiệt tình, nhưng trong lòng thực tình đã xa cách rồi! Ví như “Tiếu Diện Hổ” Phàn Lăng, ngoài miệng thì như mật ngọt mà trong bụng thì chứa đầy dao kiếm, ẩn giấu họa tâm! Hay đến Hứa Tương “Bất Khai Khẩu”, một khi thấy có lợi ông ta há không mở miệng ư? Khi vui thì vỗ tay chen vào, đến khi hoạn nạn thì nào thấy ai! Cho nên lệnh tôn chịu khó đi lại với bọn họ, nhưng đến khi thực sự có việc, bọn họ chẳng thể sánh với Thôi Liệt, Đường Khê Điển có thể giúp được thực sự.
Tào Tháo bỗng nhiên tỉnh ngộ:
— Sớm nay Phàn Lăng ở Thôi gia công khai nói xấu Vương Phủ, hóa ra ông ta thấy thế bất lợi muốn quay mặt lại với Vương Phủ đây... Thực là kẻ giảo hoạt tiểu nhân! Lão tiên sinh nói thật đúng, gia phụ giao hữu thực chưa được sáng suốt.
— Coi tiểu tử ngươi nói kia! Phụ thân ngươi không hồ đồ chút nào đâu... - Kiều Huyền vỗ vỗ lên vai Tào Tháo. - Nếu ông ấy không sáng suốt, làm sao hiểu rằng phải dứt khoát tuyệt giao với Đoàn Quýnh? Trong lòng ông ấy rất sáng suốt đấy! Trên thực tế ông ấy có thể thăng lên chức Đại Hồng lô là nhờ vào đám Tào Tiết, Trương Nhượng, chứ tuyệt không dính dáng gì đến Vương Phủ. Nếu chỉ luận về sự sáng suốt để tự bảo vệ mình thì sau Hồ Quảng, trong triều hiện nay không ai sánh được với phụ thân ngươi đâu!
Câu nói ấy vừa như khen ngợi vừa như nói kháy, Tào Tháo chỉ có thể gượng cười một tiếng, không tỏ thái độ gì.
— Cho nên ngươi cũng không cần phải sợ, chủ yếu là kiểm điểm lại hành vi của mình, không được để người khác có cơ hội gây chuyện. Ngươi có biết kẻ nào đã sai thích khách bắt cóc nhi tử của ta không? Ngoài Vương Phủ ra thì chẳng còn ai khác! Khi đó ta chỉ cần mềm lòng đem tiền ra lo việc ấy, ông ta sẽ lập tức đem tội không thể bắt cướp gán cho Dương Cầu hay là vu cho ta mang tài sản ra nuôi giặc cướp. Cho nên ta tuyệt đối không thể cúi đầu, lão phu đã dâng sớ lên rồi, từ nay về sau gặp việc bọn cướp bắt cóc con tin, không được đem tiền cho chúng, không nên để ý đến con tin, nhất định phải bắt bọn đạo tặc xử theo chính pháp! Đó có thể nói là mệnh lệnh được đổi bằng mạng sống nhi tử của ta... - Kiều Huyền nói đến đó thì ngừng lại, hồi lâu mới nói tiếp, - Ôi! Không nhắc đến chuyện đó nữa. Mạnh Đức ngươi hãy nghe kỹ, thanh danh của một con người vô cùng quan trọng, cơ hội tương ngộ cũng rất quan trọng. Dù ngươi có chí khí, có tài học đến đâu, mà không có cơ hội thì tất cả hùng tâm tráng chí, hoài bão trong lòng cũng biến thành tro bụi. Cả đời ta cũng không có mấy người thân cận, về già có được ba đệ tử, nhưng đều không sánh được với ngươi, mấy đứa đệ tử của ta mỗi đứa một tính, đó cũng là duyên phận...
Tào Tháo càng nghe trong mắt dường càng ngân ngấn nước, từ nhỏ đã bị người đời chửi mắng là “giống xấu xa của hoạn quan để lại”, nào mấy ai có thể tự đáy lòng mình có một niềm cảm thông, khen ngợi, quan tâm đến y như thế? Đến nay lại có một ông già hiền hậu tốt bụng như thế quan tâm đến mình, Tào Tháo thực sự muốn phục xuống trước Kiều Huyền mà khóc lóc tâm sự.
— Mạnh Đức, ngươi tuy đã làm được chút sự vụ, nhưng vẫn còn xa mới được coi là có tiếng tăm. Ta nghe nói Hứa Tử Tương sắp tới sẽ tiến kinh thăm huynh trưởng của ông ấy, ta khuyên ngươi nên đến bái yết ông ấy, để có một lời đánh giá nhìn nhận.
Hứa Thiệu? Đấy chẳng phải là người đặt ra lệ “Nguyệt Đán Bình” đấy ư? Phải mượn lời của Hứa Tử Tương để tạo tiếng tăm cho mình, Tào Tháo thầm nhớ kỹ điều đó. Đúng lúc ấy phía xa xa trên cánh đồng đã thấy bọn Vương Tuấn đang quay lại, bên cạnh còn xuất hiện thêm mấy người mặc võ phục, đội mù biền da cưỡi ngựa đi săn, Tào Tháo liền quay sang hỏi Kiều Huyền:
— Lão tiên sinh, mấy người kia là ai vậy?
— Ồ? Ngươi không biết ư? Đó là huynh đệ Bào gia, nổi tiếng hiếu võ trong đám thái học sinh, một năm bốn mùa đều ra ngoại ô cưỡi ngựa săn bắn. Đó là Bào Hồng, Bào Thao, Bào Trung... Nhìn kia! Người anh tuấn nhất ấy là nhị lang Bào Tín, người cũng khá nổi tiếng. Người này thông thuật cưỡi ngựa, bắn cung chuẩn xác, hình như bằng tuổi với ngươi đấy... - Kiều Huyền còn muốn nói thêm mấy câu, quay sang đã thấy Tào Tháo đang nghiêng người nheo mắt ngắm nhìn Bào Tín.
Nụ cười trên mặt Kiều Huyền trong khoảnh khắc chợt tắt: “Chẳng trách khi nãy Sái Bá Giai không dám đến gần, nói là sợ tiếng đàn, nhưng chính xác hơn là bị thần thái này của Tào Tháo dọa cho phát khiếp. Tên tiểu tử này khi nhìn người khác sao lại có thần thái như vậy? Điểm này chẳng giống phụ thân hắn chút nào! Đó chính là ánh nhìn tựa chim ưng liếc ngang nhìn dọc, hổ lang rình mồi bắt thú, là tướng chim cắt(*) vậy!”
Tào Tháo - Thánh Nhân Đê Tiện - Quyển 1 Tào Tháo - Thánh Nhân Đê Tiện - Quyển 1 - Vuong Hieu Loi Tào Tháo - Thánh Nhân Đê Tiện - Quyển 1