Số lần đọc/download: 8069 / 10
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Chương 11 -
Q
uỳnh My ngạc nhiên khi thấy xe của ông Sơn đậu trước nhà. Chạy vòng ra cửa sau, My đặt chiếc xe Dream vào sân, rồi vào nhà bằng lối bếp.
Từ ngày cho công ty Châu Á thuê tới nay, gia đình My chỉ sử dụng cửa sau. Củng may hành lang dọc nhà và khỏang sân nằm kế bên ngoài hợp đồng thuê, nên My vẩn còn vùng đất, vùng trời riêng của mình.
Vừa bước tới ngưỡng cữa buồng, My đả nghe giọng ông Sơn khá gay gắt:
- Sao em lại để con bé My làm cho công ty Trường Thụân? Dù ghét tôi cở nào, em củng phải nghỉ chút tình nghĩa vợ chồng ngày xưa chứ.
Bà Lam Thúy phân bua:
- Tôi có muốn thế đâu. Anh thừa biết con nhỏ rất bướng. Bộ nó chịu nghe lời tôi à.
Ông Sơn bực bội:
- Tôi đã sắp xếp công việc sẵn cho nó, không ngờ nó lại coi thường tôi đến thế.
Ông Sơn chợt nhìn vào mặt bà Thúy:
- Hay là em đả cho biết sự thật, nên nó mới chống lại tôi?
Bà Thúy cười nhạt:
- Chuyện này, anh nên hỏi thằng Trung ấy. Một tay tôi nuôi nấng, không ngờ lớn lên nó lại tệ như vậy.
Trán ông Sơn nhíu lại:
- Nó đã làm gì cơ chứ?
Bà Thúy cao giọng phẩn nộ:
- Chính nó đuổi con My ra khỏi công ty ngay ngày con bé vào làm. Nó nói toẹt ra rằng Quỳnh My không phải con anh. Toàn bộ tài sản nó sẻ thừa kế, con My không được hưởng tí ti nào hết, kể cả việc được vào làm ở công ty Minh Sơn. Những lời đoạn tình ấy khiến con nhỏ khóc sưng mắt suốt mấy ngày. Nó hỏi sự thật, tôi im lặng, nên nó giận luôn tôi.
Ông Sơn gịân dữ:
- Cái thằng ấy thật quá đáng. Nó quyền gì mà dám nói thế chứ? Tôi còn sống sờ sờ mà nó đã lọng hành.
Bà Thúy nói:
- Trung không sai, con My đâu phải con anh. Nhưng gia tài nó vẩn có phần đấy.
Ông Sơn cười khẩy:
- Em đúng là tham lam. Trước kia, khi ly dị, em đả nhận phân nửa tài sản của tôi, thế là đủ rồi. Đừng hòng đòi thêm cho con My. Tôi thương nó thật, khổ nổi nó không phải là con tôi, nên nó chẳng được hưởng gì hết.
- Thằng Trung có phải là con ông đâu?
- Nó là cháu tôi, cháu đích tôn duy nhất của dòng họ Triệu. Nó sẻ thừa kế tất cả tài sản.
Giọng bà Thúy đanh lại:
- Anh đừng quên là ông ta có phân nửa vốn trong công ty Minh Sơn.
Ông Sơn có vẻ thách thức:
- Tôi nhớ chứ. Nhưng khi ông ta bỏ đi xa, tất cả đả thành của tôi.
- Ông mới là kẻ tham lam, bỉ ổi khi nói thế. Đúng ra, ông phải chia lải phần vốn đó cho con My.
Ông Sơn khoát tay:
- Bà muốn nói sao củng được. Tôi tới đây vì muốn gặp Quỳnh My. Tôi muốn nó nghỉ làm ở Trường Thụân chứ không vì chuyện tài sản.
Bà Thúy rùn vai:
- Vậy ông ráng chờ nó về mà khuyên.
Quỳnh My đứng dựa vào tường, đầu óc rối tung vì những lời vừa nghe. Ông Sơn và mẹ cô vừa nhắc tới ai? Phải người có phân nửa vốn trong công ty Minh Sơn là ba cô không? Nếu đúng vậy, bây giờ ông đang ở đâu?
Cố giử vẻ mặt thật bình thản, My bước vào, giọng ngạc nhiên:
- Ủa! Ba!
Ông Sơn mỉm cười:
- Con mới về à?
My gật đầu rồi ngồi xuống. Đầu óc cô bỗng dưng trống rổng. Im lặng mất mấy giây, My mới khách sáo hỏi:
- Bữa nay ba hoàn toàn khỏe chưa?
Ông Sơn vui vẻ:
- Khỏe... re. Ba đi làm lại rồi và rất buồn khi không thấy con ở công ty.
Quỳnh My nói:
- Bụt nhà không thiêng ba ơi. Con làm ở ngòai thoải mái hơn.
- Tại con nghỉ vậy thôi, người dưng sao bằng cha mẹ, anh em.
Môi nhếch lên, My nhìn nhửng cành cẩm chướng cấm trong bình. Mổi ngưởi, ai củng thích đóng kịch, dù ai củng đóng rất dỡ.
Giọng ông Sơn vang lên:
- Về làm cho ba đi.
Quỳnh My nhỏ nhẹ, nhưng cương quyết:
- Công ty con đang làm củng tốt. Con thấy không có lý do gì để nghỉ việc hết.
Ông Sơn nói:
- Công ty Trường Thuận là đối thủ không khoan nhượng với nhà mình. Vừa rồi nhân lúc ba nằm bệnh viện, nó đả chơi chúng ta một vố suýt phá sản. Nhận con vào làm, chắc chắn họ có ý đó.
Quỳnh My ngạc nhiên vô cùng khi nghe ông Sơn nói thế. Giờ cô đã hiểu tại sao hôm đó Phúc gọi cả họ tên ông Sơn một cách xấc xược như vậy rồi. Nhung anh co y đo gi khi nhan My vao lam nhi?
Lúc Quỳnh My còn hoang mang, ông Sơn lại lên tiếng hỏi bà Thúy:
- Tên Trường Thuận không tạo cho em ấn tượng nào sao?
Trán bà Thúy nhíu lại, miệng lẩm bẩm:
- Trường Thuận? Không lẻ Trường Thuận hồi đó? Không lẻ ông ta đội mồ sống dậy?
Ông Sơn nhếch mép:
- Lão Thuận thì bỏ xác nơi xứ người thật rồi. Trường Thuận bây giờ do thằng con trai duy nhất của lão làm giám đốc. Thằng nhóc này cũng khôn ngoan không kém bố nó ngày xưa. Đấy. Em thử nghỉ xem. Trường Thụân nhận con My vào có mục đích không?
Bà Lam Thúy hỏi ngay:
- Ai giới thiệu con tới đó?
Quỳnh My ấp úng:
- Bạn con. Minh Như là em họ của giám đốc Phúc.
Ông Sơn nhìn Quỳnh My:
- Hắn ta biết ba chứ?
Quỳnh My liếm môi:
- Khi nhận con vào công ty rồi, anh Phúc mới biết quan hệ giữa con và ba.
Bà Lam Thúy nóng nảy:
- Nhất định con phải nghỉ làm ở đó ngay lập tức.
- Nhưng ít ra, con củng được biết lý do chứ?
Ông Sơn nhìn bà Thúy. Hai người có vẻ bối rối. Cuối cùng, ông lên tiếng:
- Con không thể làm việc cho đối thủ của gia đình mình.
Quỳnh My chậm rải hỏi:
- Trên thương trường, công ty này cạnh tranh với công ty kia là chuyện thường tình. Sao ba mẹ lại đặt nặng vấn đề này nhỉ?
Bà Thúy vội xen vào:
- Chuyện không đơn giản như con nghỉ đâu. Tóm lại, ba me xin con đừng bướng nửa.
Ông Son củng nói:
- Về làm cho ba đi. Con hãy bỏ mặc nhửng lời điên khùng của anh Trung. Nó không có quyền đối xử tệ với con.
Quỳnh My gặng lại:
- Nhưng những lời của ảnh là đúng, là sự thật phải không?
Im lặng một chút, My nói tiếp:
- Công ty Minh Sơn chẳng dính dấp gì tới con hết. Bởi vậy, con sẽ tiếp tục làm cho Trường Thụân.
Mặt ông Sơn tối sạm lại, nhưng giọng vẫn ôn tồn:
- Sao con lại tin lời của Trung? Nó tham lam mới nói thế để chiếm trọn công ty, ba hứa sẽ chia phần cho con.
Quỳnh My lắc đầu:
- Ba đừng dổ dảnh nửa. Con không bao giờ nhận thứ không phải của mình.
Dứt lời, cô đi vội về phòng riêng. Nằm soài ra giường lâu lắm, My mới nghe giọng bà Thúy:
- Mẹ vào được không?
Không hề đổi tư thế, cô mệt mỏi đáp:
- Dạ, mẹ vào đi.
Ngồi xuống kế bên My, bà lo lắng:
- Con không sao chứ?
My không trả lời. Mắt cay xè, cô hỏi:
- Con là con ai, con không được quyền biết sao?
Bà Lam Thúy thở dài:
- Cứ như đứa con nít, đừng biết nhiều chuyện, vậy mà sướng.
- Khổ nổi con đã lớn và luộn luôn thắc mắc về nguộn gốc của mình. Tại sao tất cả lại giấu con? Nếu anh Trung không vì ích kỷ nói ra sự thật này, mẽ sẻ giấu con tới chừng nào đây?
Bà Thúy ôm mặt:
- Mẹ im lặng vì muốn tốt cho con. Ngưới đàn ông đó đả bỏ mẹ để ra nước ngoài. Mẹ không muốn nhắc tới kẻ bội bạc ấy nữa.
Quỳnh My nhỏm dậy:
- Nghĩa là sao? Con không hiểu.
Bà Lam Thúy im lặng, mắt như chìm vào cỏi mơ hồ nào đó. Thời gian chậm chạp trôi qua, nhưng bà vẩn không nói gì. Quỳnh My không dám hỏi khi thấy nhửng vết nhăn khắc sâu trên trán mẹ. Mới vừa đó thôi mà bà trong già đi hàng chục tuổi. Lòng rưng rưng. My choài người ôm lấy mẹ.
Cô sụt sùi:
- Con thương mẹ. Con sẽ không hỏi nữa đâu.
Bà Thúy cũng ôm lấy con. Hai mẹ con nhạt nhòa nước mắt. Đợi cơn xúc cảm qua đi, bà Thúy nói:
- Nghe lời mẹ, đừng làm cho Trường Thuận nữa. Mẹ đã gặp giám đốc Phúc, cậu ta là một người đàn ông khá hấp dẫn. Mẹ không muốn con bị rơi vào lực hấp dẫn ấy vì sẽ không có kết quả tốt đâu.
Người đờ ra như bị bắt quả tang phạm tội, Quỳnh My lắp bắp:
- Mẹ nói gì lạ vậy?
Bà Trung bùi ngùi:
- Mẹ đã yêu, đã gặp trắc trở và bất hạnh trong tình yêu lẫn tình vợ chồng. Mẹ không nhận xét lầm đâu. Phúc tỏ ra có cảm tình với con. Anh ta sẽ nắm được trái tim ngốc nghếch của con trong tay rồi độc ác ném nó đi xa thật xa.
My đau nhói ở ngực, y như tim mình đã bi. Phúc mang vứt đi rồi. Cô thắc thỏm:
- Tại sao Phúc lại làm thế với con?
Bà Lam Thúy chậm chạp đáp:
- Vì Phúc muốn trả hận. Ngày xưa chính ông Sơn đã làm gia đình cậu ta tán gia bại sản. Vì muốn trốn nợ, ông Trường Thuận đã bỏ đi thật xa và chết nơi đất khách quê người. Gia đình họ đã ghét ông Sơn, giờ càng ghét hơn. Mười mấy hai mươi năm qua mẹ tưởng họ đã quên mối thù xưa. Nào ngờ vừa rồi lại nhằm lúc ông Sơn ngã bệnh, họ đã chơi công ty một vố suýt phá sản.
Nhíu nhíu mày, bà Thúy lẩm bẩm:
- Ngày xưa, gia đình Trường Thuận đã khánh kiệt. Họ nghèo đến mức lo ăn học cho con còn không xong, sao bây giờ lại có vốn để thành lập công ty? Chắc chắn phải có người hậu thuẫn. Nhưng người đó là ai nhỉ? Có khi nào ông Thuận còn sống và đã trở về không?
Quỳnh My lắc đầu:
- Không thể nào. Minh Như nói với con ba của Phúc chết lâu rồi, làm gì có chuyện ông ấy đội mồ sống lại.
Bà Thúy nhếch môi:
- Cuộc đời mà, chuyện gì lại không có. Trở về Việt Nam, với lớp vỏ bọc khác, với cái tên khác, ông ta vẫn dễ sống hơn. Người ta không thể đòi nợ Ông Thuận. Nhưng ngược lại, ông ta có thể đòi nợ, thậm chí trả hận bằng nhiều hình thức.
Quỳnh My lo lắng với những lời mẹ vừa nói. Nếu thật Phúc xem cô như vật tế thần nhằm trả hận, thì không gì đau hơn. Tội nghiệp cho cô lâu nay đã xem anh như một mẫu đàn ông lý tưởng. Tội nghiệp cho cô mãi thầm nghĩ tới P, dù biết anh đã có Hạ Dung kế bên.
Giờ vỡ mộng rồi, có lẽ My nên xin nghĩ việc như lời mẹ vừa khuyên. Nghĩ việc thì không khó. Nhưng cô sẽ không được nhìn thấy P, nghe anh tỉ mỉ phân tích những vấn đề trong dự án mà cô chưa hiểu. My sẽ lại rơi vào khoảng cô đơn lạc lỏng như trước đây. Mới tưởng tượng chừng ấy thôi, cô đã hốt hoảng đến lạnh người. Trời ơi! Lẽ nào cô đã yêu rồi?
Chắc là không đâu. Quỳnh My thẫn thờ nhìn mẹ. Bà Thúy chép miệng:
- Con và ông Sơn không quan hệ ruột rà gì cả. Nếu vì ông ấy, con phải lãnh hậu quả chuyện thù oán thì đúng là oan uổng.
Quỳnh My bối rối hỏi:
- Vậy con phải làm sao đây?
Bà Thúy phán một câu chắc nịch:
- Nếu con không có gì với P, mẹ nghĩ tốt nhất nên tránh xa hắn ra.
My vội vàng nói:
- Đĩ nhiên là con không có gì rồi. Phúc sắp cưới vợ. Cô ta đã tới đây coi nhà với giám đốc Kỳ. Mẹ nhớ không?
Bà Trung ngỡ ngàng:
- Vậy sao? Mẹ lại tưởng cô ta là nhân tình của Kỳ chứ?
Quỳnh My nói tiếp:
- Hạ Dung và Phúc quen nhau lâu lắm rồi. Dung là trợ lý của anh ấy mà.
Bà Lam Thúy vụt hỏi:
- Con nhỏ đó có làm khó làm dễ con trong công việc không?
My ngập ngừng:
- Đung rất kiêu căng, khó chịu, trong công ty chả ai thích. Cô ta ghét con ra mặt. Đã có lần Dung và Phúc giận nhau vì con.
- Nếu vậy, con nghỉ càng sớm càng tốt.
Thấy My lặng thinh, bà Trung nói tiếp:
- Hay con không đành xa hắn ta?
Quỳnh My ấp úng:
- Không phải đâu mẹ. Nhưng con không cho rằng Phúc trút căm ghét vào con. Với con, anh rất chân thật và tử tế.
Bà Trung cười khảy:
- Người đàn ông nào cũng có hai ba bộ mặt, lịch lãm hào hoa, đểu giả độc ác, chánh nhân quân tử. Hiện giờ, Phúc đang đội lốt chính nhân quân tử, lịch lãm hào hoa. Khi con sa bẩy rồi, hắn sẽ hiện nguyên bộ mặt đểu giả độc ác để làm khổ con.
Quỳnh My ngọ nguậy những ngón tay. Cô định nói lên suy nghĩ của mình, nhưng rồi lại mím môi im lặng. Có lẽ mẹ đang nhớ tới người đàn ông của bà rồi cho rằng Phúc cũng thế. Quỳnh My đâu thể trách mẹ, nhưng cô không muốn nghe bà nói về Phúc như vậy. Anh là người tốt. Ấn tượng về những lần gặp gỡ tình cờ như định mệnh vẫn in đậm tính cách anh trong tâm trí My. Rõ ràng Phúc có cảm tình với cô kia mà. Chẳng phải Minh Như từng bảo Phúc hay hỏi về My đó sao? Nếu không thích cô, anh tò mò làm chi.
Bà Thúy chợt cao giọng:
- Con cho là mẹ lẩm cẩm. Đúng không?
- Con đâu dám. Con chỉ nghĩ rằng Phúc không tệ như mẹ tưởng.
- Mẹ biết con sẽ nói thế. Người ta thường bảo trái tim mù lòa, thật thâm thúy. Con sẽ không thấy bất cứ điểm xấu nào của P, dầu anh ta có tính hại con không ngóc đầu lên nổi.
Quỳnh My kêu lên:
- Sao Phúc lại làm thế, khi con và ba, à, ông Sơn không phải là cha con?
Bà Lam Thúy nói:
- Trên pháp luật, ông ấy vẫn là ba của con. Chẳng lẽ con sẽ rêu rao cho thiên hạ biết con là con hoang à?
Quỳnh My lạnh người vì từ con hoang độc đáo mà bà Thúy vừa cố ý nhấn mạnh. Cố ghìm sự xúc động, cô hỏi bằng giọng khàn đặc:
- Thật ra, ba ruột của con đâu rồi?
Bà Thúy khổ sở:
- Mẹ không biết. Ông ấy đã bỏ ra đi khi mẹ đã có con trong bụng. Chắc ông ta không hề biết mình đã để lại một giọt máu rơi, nên thanh thản ra đi, bỏ mặc mẹ với tất cả nhọc nhằn, khốn khổ.
My ngập ngừng:
- Sau đó, mẹ gặp ba và ông đã đồng ý làm chiếc phao cho mẹ?
Bà Trung gật đầu:
- Ông Sơn không quân tử như vậy đâu. Mẹ đã lừa ổng đó.
Căn phòng bỗng chìm trong im lặng. My xót xa nhìn mẹ. Chắc hẳn lòng bà rất đau khi phải thú nhận như thế với con gái. Có lẽ My không nên động tới nổi đau của mẹ nữa.
Cô chưa biết lảng sang chuyện khác bằng cách nào, bà Trung đã nói:
- Hồi xưa, gia đình ngoại và gia đình ông Sơn là chỗ làm ăn thân tình. Hai bên đã hứa sẽ kết sui gia với nhau và chuyện đó đã thành hiện thực khi dì Lam Uyên về làm vợ của Thanh, em trai ông Sơn. Đám cưới này đã thắt chặt thêm sự thân tình của hai nhà. Nhưng gia đình ngoại lại không may mắn gặp thời như gia đình Minh Sơn nên càng làm ăn càng thua lỗ. Đang học đại học, mẹ phải bỏ ngang để về phụ ngoại buôn bán cầm chừng. Trái lại, gia đình ông Sơn chuyển sang kinh doanh vật liệu xây dựng và nhận thầu những công trình lớn nên càng lúc càng phát.
Quỳnh My chen vào:
- Sao ông ngoại và mẹ không chuyển hướng làm ăn như họ?
Bà Thúy nhếch môi:
- Ông ngoại lúc đó già yếu rồi, trong nhà chỉ mỗi mình mẹ thì làm được gì, trong khi bên gia đình ông Sơn rất nhiều người. Ngoài anh em ông ấy ra, còn có dì Lam Uyên lúc này là con dâu và một người nữa.
Mắt bà Trung chợt xa xôi:
- Anh ta được đặt tên là Lượm, vì ba ông Sơn trong một chuyến đi buôn đã lượm anh ta về nuôi rồi cho ăn học. Mẹ còn nhớ hồi bé, anh em nhà ông Sơn đối xử rất ác với Lượm. Họ xem Lượm như một tên đầy tớ không hơn không kém, nhưng anh ấy không bao giờ phàn nàn mà luôn chịu đựng mọi việc để được học. Khi lớn lên, Lượm là người đắc lực nhất trong ba người đàn ông của công ty Minh Sơn. Chính anh ấy đã chỉ huy các công trình lớn mà gia đình họ trúng thầu.
Giọng bà Thúy chợt trầm xuống:
- Đì Lam Uyên làm dâu được mấy năm thì bố chồng mất. Theo di chúc để lại, toàn bộ tài sản được chia đều cho hai người con ruột và một phần cho Lượm. Di chúc này khiến anh em ông Sơn rất tức, nhưng không biết làm sao giành lại phần tài sản phải chia cho Lượm. Nhưng để điều hành công ty cho tốt nên anh em ông Sơn vẫn cắn răng cam chịu. Vả lại, lúc này, ông Lượm làm được rất nhiều tiền cho công ty MS, nên hai anh em ông Sơn không làm gì được Lượm. Chỉ tội ông ấy ngoài công việc quần quật ở những công trình ra, thời gian còn lại của một ngày, ông ấy rút vào nỗi cô đơn và mặc cảm. Ông ấy chỉ vui khi gặp mẹ, trò chuyện với mẹ. Từ lâu, mẹ cũng dành nhiều tình cảm cho con người tội nghiệp ấy. Khổ nỗi gia đình ngoại con không bằng lòng vì chê xuất thân của Lượm.
Bà Thúy nhếch môi đau đớn:
- Thế là hai người đành yêu nhau lén lút. Điều này khiến Lượm đã mặc cảm lại càng mặc cảm hơn, trong lòng anh luôn nung nấu một nỗi buồn u uất và một ý chí làm giàu. Ngoài mẹ ra, không ai hiểu được những mâu thuẫn xung đột trong lòng Lượm.
Bà Thúy cười buồn:
- Yêu một người như thế vừa mê đắm vừa đau khổ. Tình yêu càng bế tắc người ta càng cuồng dại lao vào, nhất là tình yêu của những người còn trẻ. Lúc đó, mẹ trẻ hơn con bây giờ, và có lẻ khờ khạo hơn con bây giờ. Trong lúc mẹ đang hạnh phúc lẩn khổ sở với mối tình của mình thì đại hoa. đã giáng xuống cho cả hai gia đình. Vợ chồng dì Lam Uyên đều bị chết thảm trong một tai nạn giao thông, đồng thời cũng xảy ra một tai nạn thảm khóc ở công trình xây dựng mà Lượm chịu trách nhiệm thi công.
Quỳnh My rùng mình:
- Thì ra là vậy.
Từ bé, cô đã nghe ngoại nhắc về dì Lam Uyên. My biết dì Uyen chết trẻ, nhưng khộng ngờ dì ấy chết thảm đến thế.
Giọng bà Thúy sủng nước:
- Ông Sơn đổ hết mọi tội lổi lên đầu Lượm và người lảnh thầu khu chung cư ấy là ông Trường Thuận.
Tim My chợt đập mạnh khi nghe mẹ kể tiếp:
- Sau khi điều tra, người ta kết luận rằng công trình xây dựng không đúng theo thiết kế, nhất là phần vật liệu. Hầu như tất cả vật liệu tốt đều bị tráo loại thứ phẩm. Chính vì vậy khu nhà đang xây đã bị sụp đổ do kém chất lượng, đè chết một số công nhân.
Quỳnh My rụt rè hỏi:
- Sau đó thì sao hả mẹ?
Bà Lam Thúy than thở:
- Sau đó à? Hình như tất cả cũng sụp đổ theo khu nhà định mệnh ấy. Người ta kết tội ông Trưởng Thuận và ông Lượm gian dối trong thi công, ăn bớt vật liệu gây tử vong cho người vô tội. Ông Thuận là chủ thầu phải bồi thường một số tiền rất lớn cho gia đình các nạn nhân. Ngoài ra, hai người còn phải chờ ra toà lảnh án. Dù Lượm thề với mẹ rằng ông không hề nhúng tay vào chuyện gian dối đó, nhưng mẹ vẫn không thể tha thứ cho ông ta.
Quỳnh My kêu lên:
- Thì ra anh Trung là con dì Lam Uyên. Vậy mà tất cả mọi người đều giấu con.
Bà Thúy lắc đầu:
- Không phải giấu mà mọi người muốn Trung không lạc lỏng hay mặc cảm vì mồ côi.
Im lặng một lát, bà Trung nói tiếp:
- Sẩy cha còn chú, sẩy mẹ bú dì. Lam Uyên chết, mẹ phải lo chăm sóc Trung. Lúc đó nó mới ba tuổi, nay ốm mai đau. Chính Trung là cái cầu nối ông Sơn đến gần mẹ hơn.
- Bộ ba Sơn không biết mẹ với ông Lượm sao?
- Lúc đó, thật sự mẹ không biết Mẹ chỉ nghỉ đơn giản rằng mẹ và ông Sơn cùng lo cho đứa cháu mồ côi của mình. Nhưng Lượm lại trách mẹ đã để tình cảm đi quá xa với một người mà anh ấy rất ghét. Đang đau đớn bởi cái chết của Lam Uyên, mẹ đâm ra giận Lượm. Thế là mẹ bỏ mặc Lượm đang thắc thỏm lo âu chờ ngày tòa định tội, mẹ cố ý thân mật với ông Sơn để chọc tức anh ấy.
Quỳnh My thắc mắc:
- Tại sao ông Trường Thụân và ông Lượm chưa phải ngồi tù hả mẹ?
- Họ đã cùng nhau bỏ trốn trước ngày phải ra toà. Khi ông Lượm đi rồi, mẹ mới biết đang mang thai con trong bụng. Tuyệt vọng vì anh ấy đi không một lời hứa hẹn, không một lời từ gỉa, mẹ đành nhận lời làm vợ Ông Sơn với cái tiếng là vì nghỉ tới thằng Trung mồ côi, vì thương cháu nên sợ nó chịu cảnh bị bác dâu ức hiếp. Không đầy một tháng sau, đám cưới được tổ chức. Người ta tin rằng đàm cười nảy sẽ xua hết xui rủi, buồn phiền của cả hai gia đình. Mẹ không biết chuyện ấy có thật không, nhưng cái đám cưới đã cứu danh dự của mẹ và giúp con có một người cha để ngẩng mặt với đời.
Quỳnh My tròn mắt:
- Ba không nghi ngờ gì cả sao?
- Không hề.
Bà Trung chợt nhếch môi chua chát:
- Gần tới ngày sinh, mẹ lại bị trợt chân té, thế là sinh mổ. Con nằm lòng kính như một đứa trẻ thiếu tháng nên chẳng ai nghi ngờ gì hết. Đôi lúc mẹ nghỉ, dường như số phận đã sắp xếp tất cả. Mãi cho đến năm con 16 tuổi, mọi việc mới đổ bể ra. Từ lâu, ông Sơn muốn có thêm một đứa con trai, nhưng mẹ lại không sinh nữa. Ông Sơn kêu mẹ cùng ông đi khám bệnh xem có vấn đề gì không. Kết quả thật u ám khi bác sỉ tuyên bố ông Sơn mắc chứng vô sinh bẩm sinh.
Khẽ cười bằng giọng khô khốc, bà Thúy nói tiếp:
- Thế là giông bão nổi lên sau mười mấy năm êm ấm. Ông Sơn khẳng định con là con của ông Lượm và tuyên bố ly dị. Cuộc ly dị ấy kéo dài mấy năm trời mới xong. Khi ra tòa, để giử thể diện cho nhau, cả hai đồng ý khai rằng vì bất đồng quan điểm. Toà lại bảo ban, khuyên can, hòa giải với hy vọng sẽ hàn gắn lại nhưng đổ vỡ vỉ con cài. Họ nào biết ba mẹ ly dị chính vì con cái. Cuối cùng cũng đâu vào đó, mẹ đã đòi hỏi rất nhiều khi ly dị. Kết cuộc, phân nửa tài sản đã thuộc về mẹ. Ông Sơn mắng mẹ tham lam, đê tiện. Mẹ mặc kệ những lời mắng ấy. Lẽ ra, mẹ phải được phân nữa công ty Minh Sơn kia, nhưng tòa bác bõ đòi hỏi này, với lý do công ty MS không phải là tài sản riêng của hai vợ chồng. Không lấy lại được phần vốn trước kia của ông Lượm, mẹ vẫn lấy được nữa tài sản để sau này cho con. Mẹ đúng là tham lam, đẹ tiện, nhưng mẹ không hề xấu hổ.
Quỳnh My ngập ngừng:
- Ba ruột của con hiện giờ ở đâu?
- Mẹ không biết. Nhưng cùng bỏ trốn, ông Trường Thuận chết, có lẻ ba con cũng cùng số phận. Hai mươi mấy năm rồi chứ ít ỏi gì, vậy mà một chút tin cũng không có.
- Mẹ đả quên ba thật rồi sao?
Bà Thúy im lặng, rồi nói nhỏ:
- Mẹ không muốn nhớ. Thật đó.
Nhìn My, bà ngậm ngùi:
- Cuộc đời mẹ là một bài học, con hãy tự rút ra cho mình những kinh nghiệm sống. Không ai có thể ngược dòng thời gian để làm lại một cuộc đổi khác hoàn hảo hơn cuộc đời đã trải qua đâu.
Đứng dậy, bà Thúy lặng lẻ bước khỏi phòng của Quỳnh My. Lòng cô bỗng dưng buồn như chưa bao giờ buồn đến thế. Bây giờ, My đã rỏ nguồn cội của mỉnh, nhưng cái nguồn cội ấy xem ra càng mù mờ, tăm tối hơn bất cứ sự tăm tối nào.
Ba ruột của cô không cỏn tồn tại trên cõi đời này. Rốt cuộc, Quỳnh My vẫn không hiểu gì hơn về chính mình. Mẹ nói đúng. Cứ vô tư như trẻ con thế mà hay...
Quỳnh My nhếch môi nhìn bóng mình trên vách. Ngoài sân, có chiếc lá vàng vừa rụng.
Trời trở gió. Hình như sắp mưa. Có cơn mưa nào xóa sạch hết những buồn phiền trong lòng mẹ cô không? Có cơn mưa nào thổi đi hết những ray rứt trong hồn My không?
Chắc là không. Nhưng dầu sao My vẫn đợi mưa về.