Think of all the beauty still left around you and be happy.

Anne Frank, Diary of a Young Girl, 1952

 
 
 
 
 
Tác giả: Hoa Bằng
Thể loại: Lịch Sử
Biên tập: Ha Ngoc Quyen
Upload bìa: Ha Ngoc Quyen
Số chương: 12
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 0 / 32
Cập nhật: 2020-11-30 17:54:09 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chú Thích 2
00. Nay là một huyện thuộc tỉnh Ninh Bình.
201. Nay là một tổng thuộc huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.
202. Đàng Ngoài.
203. Nay thuộc tổng Thuốc Sơn, châu Hữu Lũng, tỉnh Bắc Giang.
204. Việc này, An Nam nhất thống chí chép vào ngày 11 tháng mười một năm Mậu Thân (1788).
205. Nay là chỗ đền Tây Luông của Hoa kiều thờ Quan Công ở Hà Nội. Cổng đền có 4 chữ (Tây Long cổ miếu) mở ra phố Trippenbach, phía trước đền thì trông ra phố Hồng Phúc, ở gần bờ sông Nhĩ Hà.
206. Đại Nam chính biên liệt sơ tập quyển số 30, tờ 32 chép là ngày 21 tháng mười một năm Mậu Thân (1788).
207. Theo An Nam nhất thống chí, sách viết Bác Cổ, số A22, tờ 31b-32a.
208. Khâm định Việt sử, quyển 47 tờ 39.
209. Ngoài ra, vua Lê còn cách tuột Ngô Thì Nhậm và Phan Huy Ích mà bắt hoàn làm dân, bãi tước Quận công của Nguyễn Hoản, giáng Phan Lệ Phiên làm Đông các Học sĩ và Mai Thế Uông xuống chức Tư huấn.
210. Khâm định Việt sử quyển 47, tờ 89.
211. Gia thăng cho bầy tôi hỗ tụng: Phan Đình Dữ lên Lại bộ Thượng thư Bình chương sự, Lê Duy Đản và Vũ Trinh lên Tham tri chính sự, Nguyễn Đình Giản lên Binh bộ Thượng thư tri Khu mật viện sự, Nguyễn Duy Hiệp và Chu Doãn Lệ lên Đồng tri Khu mật viện sự, Trần Danh Án lên Phó đô Ngự sử, Lê Quýnh lên Trung quân Đô đốc Trường Phát hầu…
212. Cháu gọi vua Quang Trung bằng cậu.
213. Có sách chép là Hám Hổ hầu.
214. Đây theo Đại Nam chính biên liệt truyện sơ tập, quyển 30, tờ 32b. Có chỗ chép vua Quang Trung khi ra đến Nghệ An, Thanh Hoa, tuyển thêm được 8 vạn quân, rồi duyệt binh ở Thọ Hạc thuộc huyện Đông Sơn (Thanh Hoa) – Trận Đống Đa của Ứng Hòe Nguyễn Văn Tố, Tri Tân, xuân Nhâm Ngọ (1942), Số 34.
Còn An Nam nhất thống chí thì chép: khi tuyển lính ở Nghệ được “thắng binh” hơn 11.000 người.
215. Xem chú thích trang 255 cúa tác giả. (BT)
216. Theo Lê triều dã sử quyển dưới.
217. Quay về phía nào đó.
218. Theo bức thư của vua Quang Trung gửi cho vua Càn Long nhà Thanh trong Tây Sơn bang giao tập.
219. Theo bức thư của vua Quang Trung gửi cho vua Càn Long nhà Thanh trong Tây Sơn bang giao tập.
220. Theo bức thư của vua Quang Trung gửi cho vua Càn Long nhà Thanh trong Tây Sơn bang giao tập.
221. Khâm định Việt sử, quyển 47, tờ 37b.
222. Khâm định Việt sử, quyển 47, tờ 40b.
223. Nay thuộc tỉnh Hà Nam.
224. Nay là làng Nhật Tựu, tổng Nhật Tựu, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.
225. Thuộc tỉnh Hà Đông.
226. Theo bức thư của vua Quang Trung gửi cho vua Thanh.
227. Người tỉnh Nghệ An, đỗ Hương cống hồi cuối Lê. Tôi sẽ nói kỹ về Nguyễn Thiệp ở sau.
Nhiều sách thường chép là Nguyễn Thiếp. Đây viết Nguyễn Thiệp là theo trong bản chỉ truyền của Bắc Bình vương gửi cho Nguyễn Thiệp ngày mồng 1 tháng sáu năm Thái Đức XI (1788). (Trần Liệt phẩm của Giáo sư Hoàng Xuân Hãn bày tại khu lịch sử ở hội chợ Hanoi Décembre 1941-janvier 1942).
228. Một đạo của Lê Duy Cận, một đạo của quần thần và một đạo của nhân dân.
229. Theo bức thư của vua Quang Trung gửi cho vua Thanh Càn Long.
230. Theo bức thư của vua Quang Trung gửi cho vua Thanh Càn Long.
231. Theo bức thư vua Quang Trung gửi cho vua Thanh Càn Long.
232. Theo bức thư vua Quang Trung gửi cho Thang Hùng Nghiệp, Quảng Tây phân tuần Tả giang binh bị đạo.
233. Tên gọi khác của sông Nhị Hà. (BT)
234. Khâm định Việt sử, quyển 47, tờ 40b-41a.
235. Hô Hổ hầu, làm đến Đô đốc. Sau này, Hầu có đóng vai trung gian đưa thư của vua Quang Trung cho Thang Hùng Nghiệp nhà Thanh, rồi lại nhận thư của Nghiệp về việc bang giao mà chuyển đạt ý Nghiệp lên vua Quang Trung. Bức thư của Nghiệp đề ngày 18 tháng giêng năm Càn Long 54 (1789) chính là gửi cho Hô Hổ hầu này. Tiếc rằng không rõ tên họ hầu là gì.
236. Nay thuộc tỉnh Bắc Giang.
237. Nay thuộc tỉnh Bắc Giang.
238. Trong Đại Nam chính biên liệt truyện, sơ tập, quyển 30, tờ 33b chép “Đô đốc Mưu”. Đây theo bản An Nam nhất thống chí.
239. Tức là đồn quân Sầm Nghi Đống. Đồn Điền Châu (Tầu) tri phủ đóng ở trong khu chùa Bộc bên Đống Đa (Đống Đa ở phía đông bắc cách chùa Bộc độ vài trăm thước, thẳng trước mặt chùa Đồng Quang trông ra và ở ngay đằng sau cái Khâm tứ nghĩa địa bên con đường Hà Nội đi Hà Đông, thuộc địa phận làng Khương Thượng, Hà Đông).
240. Tục gọi là làng Vồi, thuộc phủ Thường Tín, tỉnh Hà Đông.
241. Thuộc tổng Cổ Điển, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông.
242. Theo Đào khê nhàn thoại do ông Bất Ác thuật trong số Xuân Trung Bắc, năm Kỷ Mão (1989).
243. Nhất thuyết nói Đống Đa ở ngay chỗ dựng đền Trung Liệt. Nhưng theo sự khảo cứu của tác giả thì Đống Đa ở ngay bên cạnh chùa Bộc, về phía đông bắc, như trên đã chua. Cố lão ở vùng ấy nói rằng bên Đống, trước có cây Đa nên mới gọi là Đống Đa; cách nay (1943) vài mươi năm, cây ấy đã bị đẵn bỏ. Hiện ở trong đất Đống Đa vẫn còn nhiều xương người.
244. Cứ theo tài liệu trong Đào khê nhàn thoại mà ông bạn Sở Bảo thuật cho tôi nghe thì, khi vua Quang Trung trảy quân đến làng Ngọc Hồi, dân làng này có làm cỗ bàn bánh trái đem ra khao lạo quân Quang Trung, và để tỏ ý hoan nghênh, họ có viết bốn chữ ở chỗ thết đãi ấy: “Hậu lai kỳ tổ”, nghĩa là một khi vua đến thì dân được sống lại.
Vua Quang Trung, trước lòng cung thuận và nhiệt thành ấy của dân làng Ngọc Hồi hết sức vỗ về và úy lạo, nhưng không muốn làm phiền nhiễu dân, nên ngài chỉ chọn lấy một thứ bánh có cái đặc tính của cái Tết Bắc Hà là thứ bánh chưng mà thôi.
Rồi ngài có ban cho làng Ngọc Hồi bốn chữ “Hiếu nghĩa khả gia” (đáng khen tấm lòng chuộng nghĩa) để khuyến khích thưởng tưởng họ.
245. Trong Lê kỷ (dã sử) chép:
Nội hầu Lận (tức Lân) lùa voi ra trận, voi bị tên bắn (của giặc Thanh) cắm vào đầu tua tủa như lông rím, Đại tư mã Sở bèn bầy kế: truyền lệnh cho các đội, mỗi đội làm một cái mòng xung, bề ngoài thì tròn và bịt kín, trong đựng cỏ rơm cao 5 thước, dài 15 thước, hễ ra trận thì mang theo đi che ở đằng trước để chống tên đạn. Đó có lẽ tức là đội quân vác ván gỗ bọc rơm này mà mỗi chỗ chép một khác chăng.
246. Khâm định Việt sử, quyển 47 tờ 41b.
247. Sử ta chép là “Đề đốc”, còn Tàu thì kêu là “Đề trấn”.
248. Trong bức thư ngày tháng năm, năm Càn Long 54 (1789) vua Thanh có nói đến cái chết của “Đề trấn”, tức là chỉ về Hứa Thế Hanh.
Về việc đề trấn Hứa Thế Hanh chết trận này, nhà Thanh lôi thôi mãi với Tây Sơn. Trong bức thư của vua Càn Long trên đây có yêu cầu rằng: “… Còn bọn Đề trấn chết, dẫu vì đi trận mà nên nỗi chứ không phải do vô tâm lỡ lầm làm hại. Song xét kỹ: sở dĩ xảy ra như thế, là vì nhà ngươi (!!!) (chỉ vua Quang Trung) gây chuyện với họ Lê. Vậy cũng nên lập giùm cái đền ở An Nam để xuân thu cúng tế cho…” Nhà Thanh lại yêu cầu vua Quang Trung phải trị tội hai người đã giết chết Hứa Thế Hanh. Sau, Tây Sơn muốn cho êm chuyện cũng đem luật pháp mà xử hai người ấy. (Không rõ ai: Nhưng có lẽ người ta đem xử hai tên tù phạm tội chết nào đó rồi nói là đã “chánh pháp” hai người giết Hanh: ai biết đâu và ai còn dám hạch hỏi nữa?)
249. Trong Lê kỷ (dã sử) chép:
Thái thú Điền Châu nhà Thanh đóng đồn ở Đống Đa, cố giữ không chịu hàng: suốt từ đêm trước đến sáng sau, thuốc đạn hết nhẵn, viên ấy mới tự tử. Tây Lệnh công (tức vua Quang Trung) sai làm lễ chôn cất cho, không giết một người nào cả.
250. Nay thuộc tổng Vĩnh Ninh, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông.
251. Nay thuộc tổng Cổ Điển, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông.
252. Sách Lê kỷ (dã sử) chép: giờ Thân (khoảng 4, 5 giờ chiều) đại đội binh sĩ và 80 thớt voi kéo vào Thăng Long.
253. Lê kỷ (dã sử) chép: ông hoàng Ba (em vua Lê Chiêu Thống) đánh gãy cầu phao: quan quân Nam Bắc chết đuối vô số!
254. Xưa, địa bàn Sơn Tây gồm cả đất Phú Thọ và Vĩnh Yên.
255. Có chỗ chép rằng: Khi quân Tây Sơn ăn tết, họ rất bất mãn về bữa tiệc khao quân ấy xoàng, nên có câu này luân truyền khắp miệng quân nhân: “Một là thết, hai là đừng chi hết, các quân lính phải sạch lòng cùng ta!” Vua Quang Trung nghe được câu họ mát mẻ đó, liền sai giết thật nhiều trâu bò để thiết đãi họ.
Nhưng, lấy lý mà xét: chuyện này không chắc đã có. Vì vua Quang Trung là người rất khéo ăn ở với quân sĩ, nên bộ hạ đều hướng lòng về với ngài (Bộ khúc giai chúc tâm yên. Coi Đại Nam chính biên liệt truyện quyển 30 tờ 17b). Và sau khi quét sạch được giặc Thanh, giang sơn Bắc Hà thuộc dưới quyền chi phối của ngài, thiếu gì sơn hào hải vị mà ngài không cho làm được bữa tiệc rất linh đình để thết hạng người bấy lâu vẫn cùng mình chia cay, sẻ đắng?
256. Trong cuộc Việt Thanh chiến tranh này, ai được ai thua sử thực sờ sờ là thế. Vậy mà trong sách Vạn quốc sử ký quyển IV, trang 8 tác giả là Cường Bản Giám Phụ chép rằng: “Năm 1789, người Thanh đem quân sang đánh Nguyễn Huệ, Huệ thua chạy… đổi tên là Quang Bình, tạ tội với nhà Thanh, xin hàng…” Thế là không đúng sự thực. Những sử liệu chúng tôi chép đây mong rằng sẽ cải chính được trang sách sai lầm ấy.
257. Theo bức thư vua Quang Trung gửi cho vua Thanh.
258. Theo bức thư vua Quang Trung gửi cho vua Thanh.
259. Trong An Nam nhất thống chí chép:
Trong khoảng một tuần bắt được quân Thanh còn sót lại có đến một vài nghìn người. Nhưng theo bức thư vua Quang Trung gửi cho vua Càn Long và bức thư ngài gửi cho Thang Hùng Nghiệp thì chỉ có hơn 800 người thôi.
260. Tỉnh Phúc Kiến
261. Quảng Đông, Quảng Tây.
262. Thuận Hóa.
263. Quảng Ngãi.
264. Quảng Nam.
265. Nghệ An.
266. Thanh Hóa.
267. Trong Khâm định Việt sử, quyển 47, tờ 42 chép là Lê Quý Thích.
268. Thuộc châu Hữu Lũng, tỉnh Bắc Giang.
269. Một tên khác của vua Quang Trung.
270. Thuộc tỉnh Quảng Tây bên Tàu.
271. Tỉnh trị Quảng Tây.
272. Trích bài Bắc sở tự tình phú của Lê Quýnh.
273.Trích bài Bắc sở tự tình phú của Lê Quýnh.
274. Tự Giao Lâm, họ Phú Xát, người Mãn Thanh (Theo Thanh triều sử lược của Tá Đằng Sở Tài, quyển 7, tờ 28).
275. Nghe phong thanh. (BT)
276. Bức thư của Nghiệp này và bức thư của vua Quang Trung, dưới đây đều là những bản sao lục, viết tay, chép trong Tây Sơn bang giao tập (sách trường Bác Cổ) chữ tháu tít, có nhiều chữ rất khó xem. Tôi phải lựa ý mà dịch. Trong có ít chữ lặt vặt chắc cũng xê xếch đôi chút, nhưng tinh thần và nguyên ý thì quyết đúng không sai.
277. Nguyên văn bằng chữ Hán do Phan Huy Ích làm, đại thể thì giống bài Kỷ Dậu xuân thông khoản biểu chép trong Giụ am văn tập, đệ nhất sách (sách viết trường Bác Cổ số A, 604) tờ 23a-25a, nhưng bản chép trong Giụ am văn tập chừng là bản sau sửa lại cho khỏi có giọng khiêu khích – Bản dịch đây tham bác cả sách trên và Tây Sơn bang giao tập, cùng Đại Nam chính biên liệt truyện.
278. Đây theo Tây Sơn bang giao tập. Còn theo Giụ am văn tập (tờ 25a) thì chuyến đem đồ cống và đệ bức biểu văn này sang Tàu có hai vị sứ giả là Nguyễn Hữu Chù và Vũ Huy Phác.
279. Vua Lê Hiển Tông (1740-1786) mất ngày 17 tháng bảy năm Bính Ngọ (1786).
280. Bọn lính tuần dương này là người của nhà Thanh. Chẳng hay khi vua Quang Trung đã tha, giao trả Tôn Sĩ Nghị rồi, tại sao Nghị lại giết chết đi thế? Có lẽ vì Nghị muốn gây sự với Đại Việt nên mới làm việc khiêu khích ấy để gieo ác cảm giữa vua Càn Long và vua Quang Trung chăng?
281. Nguyên văn là “viên mục”.
282. Chuyến cống này có các đồ phương vật và 10 dật vàng, 20 dật bạc (mỗi dật ăn 24 lạng).
283. Sau khi giảng hòa với nhau, anh em Tây Sơn lấy Bản Tân (ở chỗ giáp giới huyện Bình Sơn thuộc Quảng Ngãi và huyện Hà Đông thuộc Quảng Nam) làm địa giới. Quảng Ngãi trở vào Nam thuộc phần quản trị của vua Thái Đức. Thăng, Điện trở ra Bắc thuộc dưới quyền chi phối của vua Quang Trung. Nhưng Nhạc về tuổi già, kém chí tiến thủ. Từ năm Mậu Thân (1788) đến năm Nhâm Tý (1792), Nhạc chỉ bo bo giữ được Quy Nhơn, Quảng Ngãi và Phú Yên thôi. Vì thế, thế lực chúa Nguyễn Ánh mới dần dần phát triển ở Nam được.
284. Người Mãn Châu thuộc doanh Hoàng kỳ, do chân ấm sinh vào làm quan trong các.
285. Theo bức thư ngày tháng năm năm Càn Long 54 (1789) của vua Thanh.
286. Theo bức thư ngày tháng năm năm Càn Long 54 (1789) của vua Thanh.
287. Sẽ nói kỹ ở phần cuối.
288. Theo Đông hoa toàn lục, quyển 111, tờ 2.
289. Theo Đại Thanh thực lục, quyển 1348, tờ 14.
290. Chỉ việc sắp sang triều cận vua Thanh.
291. Chỉ việc mua sâm để tẩm bổ cho mẹ già.
292. Chỉ vua Quang Trung.
293. Đại Thanh thực lục, quyển 1348, tờ 5.
294. Đại Thanh thực lục, quyển 1348, tờ 14.
295. Chuyến Quang Hiển đi Tàu trước cũng có Ngô Văn Sở cùng với Nguyễn Văn Danh và các vệ sĩ đi theo. Khi vua Thanh hay tin Sở cũng muốn tiến kinh với Hiển, thì truyền bảo Sở nên quay về vì nghĩ rằng bây giờ nước Nam vừa mới tân tạo mà Sở thì là một bề tôi đắc lực, nên cần để Sở lo việc trấn thủ trong nước. Đó là vua Thanh tỏ ý thể tất và săn sóc đến việc nước cho Tây Sơn.
296. Trong An Nam nhất thống chí chép khác: cử Nguyễn Quang Thực người làng Mạc Điền, huyện Nam Đường (Nghệ An) dung mạo đoan chỉnh, giả làm quốc vương. Đây theo Đại Nam chính biên liệt truyện, sơ tập, quyển 30, tờ 39a.
297. Dịch theo Đông hoa toàn lục, quyển 111, tờ 2.
298. Đại Thanh thực lục, quyển 1347, tờ 10.
299. Nguyên văn chữ Hán có chép trong Giụ am ngâm tập. Mười bài này thuộc về lối văn “ngoại giao” cố nhiên toàn một giọng tán dương chúc tụng cả.
300. Tình sa kỷ hành thi tập, bản viết, sách trường Bác Cổ số A. 603, tờ 46a-49a.
301. Lời dẫn ở bài “Canh Tuất niên tiến cận, tấu đạt Thiên triều biểu” trong Giụ am văn tập, (sách viết trường Bác Cổ A 604) quyển 1 tờ 30 b-31 a nói là ngày 29 tháng giêng.
302. Sách dẫn trên tờ 11a.
303. Nguyên văn cả bài chế này có in trong sách Đại Thanh thực lục, quyển 1358, tờ 13, 14. Đái ý nói: Quang Toản là người tư chất thuần túy, ôn hòa, anh hoa, khôi vĩ và kỳ đặc. Nghe tiếng hạc con họa lại, biết ngay Quang Toản là hạng con quý báu như chi lan ngọc thụ. Giống như Lý Ngư ngày xưa được hưởng thụ giáo dục thi lễ nên sớm thấy cành tốt, giò tươi. Quẻ Chấn ví như con cả, được cha mẹ lo liệu chu đáo, có phương pháp. Làm chư hầu, giữ nước được yên ổn, có vẻ tiến tới như tượng quẻ Tấn, Quang Toản biết nối chí giữ nghiệp nhà.
Và:
Trong lòng đừng trễ nải: phải nghĩ hiếu với nhà và trung với nước. Nên sửa mình, giữ bổn phận cho khỏi mắc lỗi, học đạo làm con, làm tôi.
304. Túi lá sen của vua dùng. (BT)
305. Đông hoa toàn lục, quyển 111, tờ 3.
306. Chỗ để ngủ đỗ.
307. Chỗ để nghỉ chân, ăn, uống ở dọc Đường Trong khi lữ hành.
308. Nguyên văn chữ Hán:
三番耆定匪佳兵 Tam phiên kỳ định phỉ giai binh,
昨歲安南重有征 Tạc tuế An Nam trọng hữu chinh;
無柰復黎黎厭德 Vô nại phục Lê, Lê yếm đức,
翻教封阮阮輸城 Phiên giáo phong Nguyễn, Nguyễn thâu thành
守封疆勿滋他族 Thủ phong cương, vật tư tha tộc,
傅子孫恆奉大清 Truyền tử tôn, hằng phụng Đại Thanh,
幸沐天恩欽乆道 Hạnh mộc thiên ân khâm cửu đạo,
不遑日鍳凜持盈 Bất hoàng nhật giám lẫm trì doanh.
Bài thơ này có chép trong Hoa trình tùy bộ tập của Vũ Huy Tấn.
309. Tiểu nhã trong Kinh thi có thiên Hoàng hoàng giả hoa, là thơ vua tiễn sứ thần bằng lễ nhạc. Ý nói xa xôi mà có quang hoa. Nhân thế, đời dùng thơ Hoàng Hoa làm lời xưng tụng sứ thần.
310. Tinh sa kỷ hành, tờ 27a-28a.
311. Chỉ bóng về hàng bực quan liêu.
312. Minh Đường là nhà tỏ chính lệnh và giáo hóa. Xưa thiên tử dùng nhà Minh Đường để thờ Thượng đế, tế tiên tổ, triều chư hầu, nuôi kẻ già tôn người hiền, phàm những sự gì thuộc điển lệ lớn đều làm ở đấy cả.
313. Thiều hộ tên thứ nhạc do vua Thang nhà Ân làm ra. Cũng gọi là nhạc “Đại hộ”. “Thiều”, ý nói vua Thang có thể nối noi vua Đại Vũ. “Hộ”, có ý là phòng giữ che chở cho nhân dân.
314. Phan Huy Ích.
315. Vũ Huy Tấn.
316. Quan trong nội các.
317. Thành khẩn, kính nghĩa.
318. Cũng như nói “khuê chương”, chỉ về văn chương của nhà vua.
319. Tên thứ nhạc do vua Ngu Thuấn chế ra.
320. Đông Hoa toàn lục, quyển 112, tờ 19.
321. Đông Hoa toàn lục, quyển 112, tờ 33a.
322. Triều củng sao bắc thần, thật lòng theo về với.
323. Sang chúc phúc, tỏ ý hết lòng tôn thân, ghi tạc vào lòng son lâu dài không bỏ.
324. Thân đi triều cận, được ban ân sủng, xét suốt sử xanh trước giờ, chưa hề thấy có sự ưu đãi như thế.
325. Nước phiên ngoài biển vào chúc phúc, gặp lúc ta đương đi tuần thú phải thì. Mới gặp nhau lần đầu mà thân mật y như quen biết đã lâu. Từ xưa chưa nghe nói chính vua nước Nam thân đến triều cận bao giờ. Nhà Thanh cho việc triều trước đã bị diệt đòi cống người vàng là đáng bỉ. Đạo vỗ về người xa (như viễn nhân) làm việc quốc gia thiên hạ. Nhà Thanh rất kính trọng sự thông sứ. Gặp vận hội gia hanh như ngày nay, nước Nam nên cố gắng thể theo lòng nhân của ta. Thuận theo đạo trời, ta xếp việc võ, sửa việc văn. Tộ vận nhà Đại Thanh được lâu dài hàng muôn nghìn xuân.
326. Lên nơi quan tái sang triều cận gặp lúc nhà vua ngự xe ngọc lộ đi tuần thú. Tấc lòng tôn thân của chúng tôi thành thật như cây quỳ hướng về phía mặt trời. Bể Quế (chỉ bóng nước Nam) được lặng sóng (nghĩa là thái bình), chúng tôi giữ theo cái pháp độ làm một nước chư hầu. Chúng tôi được thấy thánh nhân, khi đến chỗ thềm mọc cỏ minh giáp (thứ cỏ báo điềm lành) dưới bóng mặt trời ấm áp. Muôn dặm trèo non vượt biển để quy phụ nhà vua. Mưa móc xuống từ chín từng trời cây cỏ được tăm gội trong bầu “nhất thị đồng nhân” (lòng nhân coi muôn vật đều đáng thương cả). Ngửa thấy nhà vua thể theo tượng Kiền (Trời), vận hành không nghỉ, ngài tất hưởng thọ vô cùng. Khắp dưới gầm trời, suốt đến bãi biển, đâu đâu cũng được hả hê trong bóng xuân của đời Đế.
327. In mộc bản năm Canh Thân (1800) đời Cảnh Thịnh (1793-1800). Bảo Chân quán tàng bản.
328. Tinh Sà Kỷ Hành, tờ 39.
329. Theo Đông Hoa toàn lục, quyển 112, tờ 19.
330. Theo Đông Hoa toàn lục, quyển 113, tờ 15.
331. Sửa việc hòa hiếu. (BT)
332. Hai cháu của vua Xiêm.
333. Đại Nam chính biên liệt truyện sơ tập, quyển 30 tờ 11b dịch ra tên chữ nho là “Xuy Miệt”.
334. Đại Nam chính biên liệt truyện sơ tập, quyển 30 tờ 11b dịch ra tên chữ nho là “Sầm Giang”.
335. Tháng tư, năm Ất Tỵ (1785) chúa Nguyễn Ánh sang thành Vọng Các Xiêm. Vua Xiêm hỏi cớ tướng Xiêm bị thua. Chúa Nguyễn kể rõ sự trạng Tăng, Sương tàn bạo, làm dân ta oán, cho nên mới phải đại bại. Vua Xiêm nổi giận, toan chém Tăng Sương; nhưng nhờ có Nguyễn vương can ngăn, nên bọn ấy được tha.
336. 暹人自甲辰敗衂之後口雖大言而心憚西山如虎.
Tiêm nhân tự giáp thìn bại nục chi hậu, khẩu tuy đại ngôn, nhi tâm đạn Tây Sơn như hổ. (Đại Nam chính biên liệt truyện sơ tập quyển 32, tờ 6a).
337. Đông Hoa toàn lục, quyển 111, tờ 4b-5b.
338. Chỉ nước Miến Điện (Myanmar). Chúng tôi giữ nguyên bản gốc. (BT)
339. Đặt quan hệ ngoại giao hữu nghị giữa các nước. (BT)
340. Theo Đại Nam chính biên liệt truyện, sơ tập, (sách in của trường Bác Cổ, số A, 2771) quyển 33, tờ 27a-28b và An Nam nhất thống chí.
341. Theo Đại Nam chính biên liệt truyện, sơ tập, (sách in của trường Bác Cổ, số A.2771) quyển 33, tờ 27a–28b và An Nam nhất thống chí.
342. Theo Đại Nam chính biên liệt truyện sơ tập, quyển 33, tờ 2a.
343. Có tài liệu chép là Duy Chỉ. (BT)
344. Theo bức thư “Thanh báo bộ tiễu Duy Chi sự thể” trong Bang giao hảo thoại (Ngô Gia Văn Phái).
345. Có sách chép là họ Nguyễn.
346. Sách Lê kỷ (dã sử) chép việc đi đánh Bảo Lạc này do Khang công Quang Thùy (con thứ 2 vua Quang Trung) sai Điều Bát Lợi đem 6 vạn tinh binh theo tay chỉ điểm của quận Diễn đi đánh hoàng Ba. Sau khi thành công, Điều Bát Lợi đang uống rượu ăn mừng, bỗng sai tru di cả họ quận Diễn: chém hết 113 người kể cả trai, gái lớn bé già trẻ.
Sau, Điều Bát Lợi được thăng làm Đại tuần kiểm.
347. Dìm xuống sông.
348. Tức là sông Luống.
349. Người làng Mộ Trạch (Trầm), tổng Tuyển Cử, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương, Huy Tấn có tập thơ nhan đề là Hoa trình tùy bộ thi tập.
350. Trương Quán khi còn nhỏ làm bài thơ vịnh hòn núi voi, có câu:
Trời sinh ra đó, không ai quản,
Đất mọc lên đây, có đá rèo.
351. Nguyễn Thiệp đỗ hương cống và ngồi tri huyện Thanh Chương hồi cuối Lê. Sau khi Lê mất Thiệp về ẩn ở núi Nam Hoa bên lục niên thành, huyện La Sơn (nay thuộc tỉnh Hà Tĩnh). Sau vua Cảnh Thịnh (1793-1802) lại sai trấn quan mang sính lễ đến cố đón Thiệp ra. Thiệp không nhận những đồ tệ sính nhưng cũng theo sứ giả đi vào chầu. Khi Thiệp đến nơi, vừa gặp có quốc tang Thái Tổ Võ Hoàng đế miếu hiệu vua Quang Trung. Thiệp suýt bị chém đầu vì cớ không thay y phục mà cứ vào triều. May vua Cảnh Thịnh gạt đi, không cho chém, nên Thiệp mới thoát, Vua Cảnh Thịnh hỏi ông về việc nước, ông nói: đại thế đã hỏng mất rồi, không thể gỡ được nữa! Rồi ông từ về nhưng không được; nên phải lưu lại ở Phú Xuân. Tác phẩm ông có La Sơn tiên sinh thi tập, Hạnh Am ký, và các thư biểu dâng vua Quang Trung. Ông tên tự là Khải Chuyên tên hiệu là Nguyệt Úc, biệt hiệu là Hạnh am, thường được người đời kêu là Lục Niên tiên sinh hoặc La Sơn phu tử (Đại Nam nhất thống chí. Nghệ An tỉnh, mục nhân vật, tờ 59).
352. Giụ am ngâm lục (sách viết trường Bác cổ số A 603), quyển 3, tờ 6.
353. Nouvelles lettres édifiantes tập thứ 6, trang XV-XVI.
354. Theo Ứng Hòe Nguyễn Văn Tố, Tao đàn số 1, ngày 1er Mars 1989, trang 21.
355. Trong Nouvelles lettres édifiantes, tập thứ 6, trang XI–XII chép Lang Bac xứ.
356. Theo bài Ban bố Bắc Thành các điều chép trong Giụ am văn tập, (sách viết trường Bác Cổ, số A 604), quyển 5, tờ 9b–10a, thì “Bắc thành dưới triều Tây Sơn gồm có 7 nội trấn và 6 ngoại trấn.
Bảy nội trấn là: Thanh Hoa ngoại, Sơn Nam thượng, Sơn Nam hạ, Sơn Tây, Kinh Bắc, Hải Dương và Phụng Thiên.
Sáu ngoại trấn là: Lạng Sơn, Cao Bằng, Tuyên Quang, Hưng Hóa, Thái Nguyên và Yên Quảng.”
357. Nouvelles lettres édifiantes, tập thứ 6, trang XV-XVI.
358. Nouvelles lettres édifiantes, tập thứ 6, trang XV-XVI.
359. Nouvelles lettres édifiantes, tập thứ 6, trang XV-XVI.
360. Nouvelles lettres édifiantes, tập thứ 6, trang XV-XVI.
361. Theo tờ chiếu của Bắc Bình vương gửi cho Nguyễn Thiệp ngày mồng 1 tháng sáu năm Thái Đức thứ 11 (1788).
362. Theo bức thư “Trình Phúc đại nhân” trong Bang giao hảo thoại của Ngô Thì Nhậm.
363. Theo bài “Ban bố Bắc thành các điều” trong Giụ am văn tập quyển thứ 5, tờ 9b-10a.
364. Mỗi bát độ nửa litre.
365. Theo Lê kỷ (dã sử).
366. Bài chiếu này có chép trong tập Hàn các anh hoa của Ngô Thì Nhậm.
367. Tam quán sinh đồ.
368. Trần liệt phẩm (collection) của ông Hoàng Xuân Hãn bày ở khu lịch sử trong hội chợ Hanoi năm 1941-1942. Nguyên văn có nhiều câu xen lẫn chữ Hán tưởng nên diễn nghĩa cho rõ ý như sau này:
Chiếu truyền cho thày La Sơn Nguyễn Thiệp kính cẩn biết rằng:
Ngày trước phó thác thày về Nghệ An xem đất kinh đô để cho ta kịp lúc này về ngự, sao khi ta về tới đó, chưa thấy thày làm xong việc ấy nhỉ? Vậy nên ta hẵng phải trảy về kinh Phú Xuân (Huế) để ngự và cho quân lính nghỉ ngơi.
Vậy nay thấy chiếu này ban xuống, thầy sớm nên cùng trấn thủ Thận công sự: lo liệu công việc kinh doanh. Nên xem đất mà sửa dựng kinh đô, cắm chỗ chính địa phỏng vào khoảng dân gian ở, sau phía hành cung Phù Thạch gần về mạn núi, hoặc giả chỗ nào là nơi đất tốt có thể đóng đô được thì tùy như con mắt đạo pháp của thày định liệu, miễn là sơm sớm làm cho chóng xong. Rồi giao cho trấn thủ Thận sớm lập cung điện, hạn nội ba tháng thì hoàn thành để ta được tiện về ngự. Thày chớ nên coi thường việc ấy. Kính thày lời đặc chiếu này!
Ngày mồng 1 tháng sáu năm Thái đức thứ 11 (1788).
369. Giụ am văn tập quyển 5, tờ 13a-14b.
370. Giụ am văn tập quyển 5, tờ 5b-7b.
371. Giụ am văn tập quyển 7, tờ 10b-11a.
372. Quân đức: Vua nên theo cái đạo Thánh Hiền mà trị nước. Dân tâm: Vua nên làm yên lòng dân bằng nhân chính. Học pháp: Vua nên mở học hiệu để giữ gìn nhân tâm thế đạo bằng tam cương ngũ thường.
373. Nouvelles lettres édifiantes, trang 214.
374. Việt Nam sử lược (Trần Trọng Kim, nhà in Vĩnh và Thành, Hà Nội, in lần thứ 2, năm 1928) quyển hạ, trang 124.
375. Việt Nam sử lược (Trần Trọng Kim, nhà in Vĩnh và Thành, Hà Nội, in lần thứ 2, năm 1928) quyển hạ trang 124.
376. Năm Mậu Thân, niên hiệu Thiên Tư Gia Thụy thứ 3 (1188), vua Lý Cao Tông đi thăm các núi sông, hễ thặng dư đi đến đâu thì ban phong hiệu cho thần kỳ và sai lập miếu thờ cúng đến đó – Khâm định Việt sử quyển 5 tờ 23b.
377. Tức là thiên thần, địa thần và nhân thần.
378. Đạo sắc này có trưng bày trong khu lịch sử ở Hội chợ Hà Nội năm 1941-1942.
379. Đến năm Cảnh Thịnh thứ nhất (1793), Nguyễn Quang Toản bãi bỏ tín bài.
380. Trong tờ bẩm về việc “biện đại nạp kim nhân” ở tập Bang giao hảo thoại của Ngô Thì Nhậm có nói: Xét ra lệ ấy bắt đầu từ năm người Nguyên đánh nhà Trần. Nước Tàu thấy vua Trần kiếm cớ bị bệnh từ chối không chịu vào triều cận, bèn bảo phải đúc người vàng làm hình dáng quốc vương để thay vào chầu, nhưng vua Trần cãi rằng việc ấy không phải là lệ từ xưa, nên được miễn.
381. Có âm nữa là Thụ người Thanh Hoa.
382. Khâm định việt sử, quyển 18, tờ 34.
383. Người làng Mộ Trạch, huyện Đường An, Hải Dương.
384. Nguyên văn bài biểu bằng chữ hán, có chép ở mục Sách phong chi lễ trong loại Bang giao chí sách Lịch triều hiến chương của Phan Huy Chú; Khâm định Việt sử thông giám cương mục, quyển 14 tờ 22b-24a có dẫn đại lược, tôi đã dịch đăng ở Tri Tân tạp chí, số 103, ngày 15 Juillet 1943, trang 57.
385. Theo lịch triều hiến chương, loại Bang giao chí, phần Cống sính chi lễ.
386. Nhờ sức họ Trịnh, vua Lê đuổi được nhà Mạc, lấy lại được Thăng Long từ năm Quang Hưng 16 (1593).
387. Tự Hoằng Phu hiệu Nghị Trai, người làng Phùng Xá, huyện Thạch Thất, tỉnh Sơn Tây.
388. Trong sử sách chữ Hán của ta xưa vẫn quen gọi đời Lê phục quốc là Tiền Lê (1428-1526), đời Lê trung hưng là Hậu Lê (1533-1787).
389. Chữ “Công” ngày xưa là tiếng tôn xưng. Chẳng hạn, khi chép về Nguyễn Hãng, các cụ xưa thường viết là Nguyễn Công Hãng thì tức như bây giờ viết là ông Nguyễn Hãng. Vậy thiết tưởng nhiều chữ “Công” trong tên người xưa phần đông không phải là chữ đệm.
390. Trong lệ cống, có món nước ở giếng Cổ Loa để rửa hạt châu. Chuyến ông Nguyễn Hãng đi sứ (1718) này cũng phải đem cống cả nước rửa hạt châu ấy, nhưng dọc đường, đánh đổ mất cả, ông bèn múc nước giếng Ba Sơn để đem đi. Khi người Thanh thử dùng, thấy không nghiệm nữa họ có vặn hỏi ông. Ông trả lời: “Cái khí đã đến lâu ngày thì tất biến đi!” Vì vậy, lệ cống “nước rửa châu” này cũng nhờ ông mà được thôi.
391. Tham khảo chuyết tác: Vấn đề cống người vàng đăng ở Tri Tân tạp chí những số 101, 103, 104.
392. Nguyên gốc được đọc từ trên xuống dưới, từ phải sang trái, ở đây đã đổi lại theo cách đọc thông thường để tương ứng với phần dịch âm Hán Việt. (BT)
393. Nguyên văn có chép trong tập Bang giao hảo thoại của Ngô Thì Nhậm.
394. Nguyên văn toàn bài có in trong Đại Nam chính biên liệt truyện sơ tập quyển 30 tờ 39b và Đại Thanh thực lục.
395. Trích trong bức thư “Trình Phúc đại nhân” chép ở tập Bang giao hảo thoại.
396. “Giả ngã sổ niên, dưỡng uy, sức nhuệ, ngô hà úy bỉ tai!” Đại Nam chính biên liệt truyện sơ tập quyển 30, tờ 40a.
397. Toàn văn bằng chữ Hán có chép trong tập Bang giao hảo thoại (Ngô Gia Văn Phái).
398. Phúc Kiến.
399. Quảng Đông, Quảng Tây.
Quang Trung Quang Trung - Hoa Bằng Quang Trung