I would never read a book if it were possible for me to talk half an hour with the man who wrote it.

Woodrow Wilson

 
 
 
 
 
Tác giả: Diêm Liên Khoa
Thể loại: Tiểu Thuyết
Biên tập: Ha Ngoc Quyen
Upload bìa: Ha Ngoc Quyen
Số chương: 1
Phí download: 1 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 0 / 66
Cập nhật: 2020-11-03 00:36:46 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 8
hông biết cuộc đời là trò chơi, hay là trò chơi thay thế cuộc đời. Nói một cách khác, giữa trò chơi và cuộc đời, trong trò chơi có cuộc đời, trong cuộc đời có trò chơi, kết quả của nó là gộp hai thành một. Không biết con người là vai kịch của xã hội, xã hội là sân khấu của con người, hay là bởi vì xã hội chính là sân khấu, con người phải trở thành diễn viên. Không biết là bởi vì vẻ đẹp của tình yêu, tất nhiên sẽ dẫn đến những cuộc làm tình cuồng nhiệt, hay là vì vẻ đẹp bản chất của tình dục, tất sẽ phải dẫn đến sự nẩy sinh của tình yêu từ không đến có.Dòng sông không cần biết đầu nguồn nước ở đâu. Nước chảy cũng không cần biết sông sinh ra vì nó. Bởi vì có nước mới có sông. Có những sự việc cứ tự nhiên sinh ra, đến không có nguồn gốc, đi không có lý do, không cần tìm nguyên nhân hậu quả. Tình duyên của Ngô Đại Vượng và Lưu Liên nhiều khi cũng là như thế. Anh trồng rau ở vườn sau ngôi nhà gác số một. Chị đứng ở cửa, hoặc cạnh ruộng rau xem anh vun trồng, có đôi bướm lưu luyến bay qua, anh không để ý, nhưng chị cứ nhìn chằm chằm, sau đó mặt ửng đỏ, không bảo sao, quay vào cầm tấm biển vì nhân dân phục vụ dấu sau lưng, khi anh cuốc, hoặc tưới đến đầu kia, chị lẳng lặng đặt biển xuống đầu này, sau đó quay vào trong nhà gác.
Anh nhìn thấy, to tiếng hỏi:
Đi đâu thế?
Chị trả lời:
Khát rồi, về uống nước.
Anh cứ tưởng chị đi uống nước thật, vẫn cuốc đất tưới rau như thường. Đến đầu bờ trông thấy tấm biển vì nhân dân phục vụ, nhìn chung quanh, vứt cuốc sang một bên, cầm tấm biển về, chẳng kịp rửa tay rửa mặt, đặt biển về bàn ăn, phóng thẳng lên buồng ngủ gác hai, đã thấy chị cởi gần hết quần áo, đang nóng lòng chờ đợi. Hai người cũng không cần nhiều lời, nhìn nhau một cái hiểu ngay, bắt đầu cuộc chơi. Chơi có chất lượng chị sẽ bảo hôm nay Liên nấu cơm, Vượng muốn ăn gì Liên nấu. Chơi không ra gì, chị sẽ bảo tôi phạt Vượng, giặt cho Liên bộ quần áo. Chị nấu cơm, anh cứ yên chí ăn, y như Ngô Đại Vượng nấu cơm, sư trưởng yên chí ăn thường ngày, bởi vì anh là lính công vụ kiêm cấp dưỡng của sư trưởng, bởi vì anh là công đầu khai quốc của tình yêu chị được trao. Chị phạt anh giặt quần áo, lấy ráy tai, cắt móng tay cho chị. Anh cũng vui lòng nhận làm những việc này, bởi khi anh vì tình yêu phục vụ,làm không tốt, tự tư tự lợi, phần nhiều vì mình trước, không phạt cũng không xong. Tình yêu không phải trò chơi, nhưng tình yêu đâu không phải trò chơi, không có trò chơi, đâu có tình yêu. Tình yêu trò chơi, giống như ong bướm trong vườn rau, đỗ xuống bay lên giữa hai người. Một lần anh đang thái rau, tấm biển vì nhân dân phục vụ, bỗng dưng chạy đến dưới dao bài. Bỏ dao xuống, mang mùi ớt trên tay, anh lên gác cùng chị làm chuyện ấy, hiệu quả lại tốt bất ngờ. Chị liền xuống gác cầm dao thái rau thái tiếp cà và dưa chuột anh bỏ dở, nấu cho anh ba ngày liền chín bữa, ngay đến bát đũa anh cũng không phải rửa lần nào.
Trong tình yêu của họ, biển gỗ vì nhân dân phục vụ có chân dài, mỗi lần chỉ cần chị vừa nghĩ đến anh, anh đang ở cạnh chậu hoa, tấm biển gỗ đột nhiên xuất hiện giữa cây hoa nhìn rõ nhất. Anh ở dưới giàn nho, tấm biển gỗ sẽ đột nhiên được treo trên dây nho đằng sau anh, quay người, là đầu hoặc vai va vào biển gỗ. Còn anh, có khi đi chợ mua cá mua thịt, nhìn thấy một vài cảnh tượng khêu gợi trên đường phố, không khỏi suy nghĩ vẩn vơ. Nhưng vừa mở cửa vào sân, tấm biển gỗ đã xuất hiện dưới chân sau cửa, suýt nữa dẫm vào. Thế là trong nháy mắt, chuyện suy nghĩ vẩn vơ đã biến thành hiện thực. Đương nhiên có những lúc,anh không nghĩ đến chị, mà nghĩ đến vợ con, nhưng vừa quay người cũng nhìn thấy biển gỗ. Lúc ấy lẽ ra anh nên khước từ tình yêu giữa mình và Lưu Liên, nhưng sự việc lại không phải như thế, mà chỉ cần trông thấy tấm biển gỗ vài giây, vợ và con trai đã biến mất trong đầu. Thân hình bóng bảy sạch sẽ của Lưu Liên lập tức ngự trị trong đầu anh, toàn thân anh rạo rực, si mê, chạy ngay đến cạnh chị. Chuyện ấy diễn ra không kể thời gian, không phân địa điểm, ở ngay phòng khách, nhà bếp, nhà vệ sinh, phòng đọc, phòng treo bản đồ của sư trưởng trong ngôi nhà gác số một, cả ở dưới giàn nho lúc đêm khuya thanh vắng. Chỗ nào cũng là giường làm tình của họ, cũng chứng kiến tình yêu xán lạn như trò chơi của họ.
Trong hơn một tháng ngắn ngủi, họ làm chủ nhân một cách bản năng, cũng làm nô lệ một cách bản năng. Trò chơi tình dục hầu như là toàn bộ nội dung sinh hoạt và mục tiêu cuộc sống của hai người. Họ biến tình dục thành nông cạn mà sâu sắc, không đáng một xu mà lại ngàn vàng khó mua, toả sáng nhân tính mấy ngàn năm, lại đại diện cho sự sa đoạ nhân tính mấy ngàn năm. Mỗi lần chơi bời đều qua quít bề ngoài, lại hết sức cẩn thận kỹ càng. Mà xét về ý nghĩa thật sự, tình yêu của họ đã tới mức khắc cốt ghi xương, suốt đời không quên, đó là vào tuần cuối cùng sau hơn một tháng.
Tuần lễ ấy, bộ đội phải đi hành quân dã ngoại đường dài.
Trước cổng các đại đội trong doanh trại đều có một ô tô chở đầy củi, than và lương thực. Bảng đen đại đội vốn viết các bài thơ, tản văn và tin bài biểu dương người tốt việc tốt, thì bây giờ đã thay bằng lời dạy của lãnh tụ tối cao chuẩn bị chiến tranh chuẩn bị mất mùa đói kém, đào hâm sâu, tích luỹ nhiều lương thực, không xưng bá và khẩu hiệu, biểu ngữ đả đảo đế quốc Mỹ, bọn phản động xét lại Liên Xô, nhất định phải đánh thắng cuộc chiến tranh lớn thế giới lần thứ ba, còn có cả những bản thách thức của Trương Tam với Lý Tứ, bản đề xướng của tiểu đoàn một gửi tiểu đoàn hai và thư nghênh chiến của đại đội ba gửi đại đội hai. Một lô một lốc những thành ngữ, câu chữ khí thế hừng hực, không chỗ nào là không toát lên niềm say sưa cách mạng chiến đấu.Trong tình yêu ở ngôi nhà gác số một như cách biệt hoàn toàn với thế giới bên ngoài, Ngô Đại Vượng đã quên mình là người lính, đã quên mình sống trong một doanh trại, đã không còn quen thuộc lắm tinh thần một que diêm có thể đốt cháy cả doanh trại của một quân nhân nào đó. Đã mấy ngày liền anh không ra khỏi ngôi nhà gác số một, mà hôm nay anh không thể không ra thành phố mua mỡ muối tương cà, lúc dắt chiếc xe đạp vừa ra khỏi cổng, đã nhìn thấy ba tiểu đoàn, tám đại đội trực thuộc sư đoàn quần áo chỉnh tề, đợi lệnh xuất phát, đang chạy bộ ra bãi tập tập hợp.
Bỗng dưng, hình như chợt nghĩ đến điều gì, trên người anh có vẻ căng thẳng và hăng say của người lính.
Bộ đội làm gì thế? - Anh hỏi lính gác.
Hành quân đường dài, cậu không biết sao? - Lính gác trả lời.
Không nói biết hay không biết, anh vội đạp xe tạt về đại đội, thấy đêm qua quân đã đi hết, doanh trại trống không, chỉ còn mấy chú lính ở lại trông coi nhà cửa, nuôi lợn trồng rau.
Bộ đội đâu? - Anh hỏi.
Đi tiền trạm rồi - Một người lính trả lời - Tiểu đội trưởng cũ, đại đội trưởng và chính trị viên có thư để lại cho anh ở đại đội bộ.
Anh đến đại đội bộ lấy thư. Trong thư chỉ có một câu, nhiệm vụ của đồng chí là nhớ kỹ vì gia đình thủ trưởng phục vụ chính là vì nhân dân phục vụ. Sau đó nhìn bức thư, phảng phất như có một chậu nước lạnh từ trên không dội xuống đầu. Cảm giác bị tổ chức và tập thể bỏ rơi từ trong tim loang dần ra. Nét mặt anh có vẻ buồn buồn.
Thời tiết đã qua giữa hè. Trời vẫn còn nóng nực, nhưng đã bớt vị hầm hập, có hơi mát của mùa thu sắp đến. Ngô Đại Vượng cất thư, hằm hằm đạp xe ra chợ, mua hẳn một xe những thứ cần mua, nào thịt gà, nào cá, cả dầu lạc dầu vừng, mì chính, bột hồ tiêu, đựng trong sọt đèo hàng, lại ra bưu điện gửi về nhà ba mươi đồng.
Trước đây, cứ đến cuối tháng, anh gửi về nhà bảy tám đồng, bù vào chi tiêu cho gia đình và cho con trai. Nhưng lần này, chưa đến cuối tháng, anh đã vội gửi tiền cho gia đình, mà gửi nhiều gấp mấy lần. Nhắc đến gửi tiền là một chương không vẻ vang lắm trong đời Ngô Đại Vượng, như một vết bẩn lớn cuộc đời anh. Vết bẩn này còn tồi tệ hơn cả sự truỵ lạc của anh và Lưu Liên.Tính ra, khi tròn hai mươi hai tuôỉ đi lính, tân binh năm đầu tiên, mỗi tháng chỉ có sáu đồng phụ cấp, năm thứ hai mỗi tháng bảy đồng, năm thứ ba mỗi tháng tám đồng, một năm tuổi quân tăng được một đồng, sau năm năm, mỗi tháng anh cũng không quá mười đồng phụ cấp. Mỗi tháng ngoaì một hai đồng mua xà phòng và thuốc đánh răng, anh gửi bưu điện bảy tám đồng, coi như gửi hết toàn bộ thu nhập của anh. Như thế, làm thế nào có thể giành được ba mươi đồng, việc kín ấy chẳng khác nào con dấu tuyệt mật loại A đóng trên văn kiện chính thức.
Thật thà mà nói, nguồn gốc của số tiền này là mỗi lần đi chợ mua đồ ăn thức uống cho gia đình sư trưởng, tiền chẵn còn thừa anh đều trả về nguyên vẹn, nhưng mấy hào mấy xu dư ra, anh đều đút túi mình. Ngô Đại Vượng biết, việc này không lớn, nhưng tính chất là tham ô. Cho nên mỗi lần mua gì, anh đều ghi vào giấy, nâng giá lên một hai xu, kết quả sổ sách của anh bao giờ cũng như trời cao mây nhạt, thanh bạch rõ ràng. Do đó sư trưởng và Lưu Liên đã nhiều lần biểu dương anh. Bây giờ tốt rồi, ba mươi đồng lo lắng ăn bớt ăn xén để giành, đều gửi cả cho vợ. Vì vậy anh cũng cảm thấy không có lỗi với vợ nhiều lắm, hình như làm thế cũng có thể giảm bớt gánh nặng tinh thần khi có khi không trong lòng, khiến anh có thể càng yên chí cùng Lưu Liên sống trong tình yêu truỵ lạc bất ngờ, có thể bơi nhảy sảng khoái trên dòng sông tình yêu tình dục, nhằm thoả mãn nhu cầu và khát vọng cần thiết trong cuộc đời.
Ra khỏi bưu điện, bầu trời mây nhạt nắng vàng. Trên phố lớn có một đội ngũ cách mạng diễu hành, vác cờ đỏ, khiêng biểu ngữ, đi từ phía nam lên hướng bắc, hô khẩu hiểu đả đảo người nào đó, hiên ngang diễu qua. Bởi tháng này anh và Lưu Liên có sinh hoạt vụng trộm, giống như những ngày tháng chiến đấu của người công tác bí mật, khiến anh cảm thấy có phần xa lạ và sợ hãi khi nhìn thấy cách mạng trên đường phố. Đứng cạnh đường, anh xem một lúc lâu, y như muốn phán xét cách mạng liệu có liên quan gì với hành vi của mình và Lưu Liên? Mãi cho đến lúc đội ngũ diễu hành ầm ầm đi qua, anh mới đạp xe về doanh trại ở ngoại ô thành phố.
Về đến doanh trại, bộ đội và ô tô hành quân dã ngoại đều đã đi từ lâu. Trong khu nhà lớn bỗng chốc trống vắng, chỉ có tiếng bước chân buồn tẻ của lính đổi gác cất lên cô độc trên lối đi doanh trại yên tĩnh.Tiếng kêu của ve sầu và chim sẻ lúc này vẫn như trước, nhưng ríu rít hơn, điếc tai hơn, làm như cả bầu trời đều trở thành sân khấu của chúng. Còn các binh sĩ ở lại doanh trại vác súng đi đi lại lại, chỉ như là những diễn viên mặc áo vằn phất cờ dơ biển trên sân khấu. Ngô Đại Vượng đến trước ngôi nhà gác số một, chẳng may có một con chim sẻ ỉa một bãi vào chiếc mũ mềm quân nhân đội trên đầu. Một lính mới canh gác trước cổng nhà thủ trưởng, đứng trên bót gác cao hai thước nhìn xuống, trông thấy trên mũ của anh có phân chim, cất tiếng:
Này, trên mũ anh có phân.
Ngô Đại Vượng đang đẩy xe đứng lại cau có, bảo:
Này tân binh, biết ta là ai không? Đại đội trưởng của các chú nhìn thấy ta từ xa đã cười, chính trị viên của các chú còn chủ động chào ta, sao chú dám mở mồm mắng ta hả?
Tân binh nói:
Tôi biết anh họ Ngô, vốn là tấm gương điển hình, Ngô tiểu đội trưởng, nhưng mũ anh có phân thật mà.
Ngô Đại Vượng lột mũ nhìn, có phân thật, mỉm cười, dơ tay búng cục phân chim:
Mình phục vụ trong ngôi nhà gác số một, từ nay trở đi có cần gì chỗ mình cứ bảo nhé.
Nói xong, Ngô Đại Vượng có vẻ khoan khoái trong lòng, bởi vì chú lính mới cứ rối rít cảm ơn anh, gần như coi anh là chủ nhân của ngôi nhà gác số một. Mà thực tế, từ sau khi anh và Lưu Liên có quan hệ lần đầu, trong lòng anh đã bắt đầu có sự thay đổi tế nhị, thường vô tình nẩy sinh tâm lý chủ nhà, tưởng mình như là chồng Lưu Liên thật. Trong nhiều trường hợp, anh còn ngấm ngầm có ý nghĩ muốn khoe với người ngoài mình và Lưu Liên có quan hệ vợ chồng, có tình cảm ân ái, chỉ có điều kỷ luật của cách mạng và không thể nói cho người khác sự thật không chắc chắn này, còn có cả nỗi lo anh không thể bảo đảm người nghe không nói lại với người khác, từ đó sẽ dẫn đến phiền hà không nên có, mới khiến anh giữ kín như hũ nút, coi như không có chuyện gì đã xảy ra.
Ngô Đại Vượng đẩy xe về đến ngôi nhà gác số một, đã vô tình bộc lộ tâm lý ngông nghênh, tự lên mặt của mình, cũng do đó, trong mối tình với Lưu Liên đã xuất hiện hết pha này đến cảnh khác, sâu sắc đến mức khiến cả hai đều khắc cốt ghi lòng, suốt đời khó quên. Anh đẩy xe đến trước cửa sau nhà bếp, đang chuyển từng mặt hàng vào trong nhà, đã nhìn thấy Lưu Liên từ ngoài cửa lớn đi vào, trong tay cầm thuốc đánh răng, xà phòng thơm, có cả phấn và kem thường dùng vừa mua. Cầm những thứ này từ cửa chính đi vào nhà bếp, chị đứng ở cửa phòng ăn, liếc nhìn tấm biển vì nhân dân phục vụ trên bàn ăn, đang định nói câu gì, Ngô Đại Vượng bỗng cởi bộ quân phục có vệt mồ hôi trên người đưa cho chị, nói:
Này, Liên giặt cho Vượng bộ quần áo.
Lưu Liên ngớ người nhìn anh không nhúc nhích:
Vượng bảo sao?
Nóng chết đi được, Liên đi giặt cho Vượng bộ quần áo - Anh nói.
Giọng nói, động tác và thần thái của anh giống hệt khi về phép cắt lúa mạch, kéo xe lúa đến cửa, cởi quần áo sai vợ đi giặt và nấu cơm cho mình. Nhưng đứng trước mặt anh không phải vợ, mà là phu nhân sư trưởng. Nghe nói thế, đầu tiên Lưu Liên sững người, nhìn anh như nhìn một người lạ chưa từng quen biết, sau đó nét mặt chị hơi tối lại, như có một lớp mây nhạt che phủ. Sau khi mây bay qua, chị không nói không rằng, cũng không đưa tay nhận bộ quân phục đẫm mồ hôi anh đưa, với nụ cười vừa chê trách vừa diễu cợt trên môi, chỉ vào tấm biển vì nhân dân phục vụ, chị quay người, đem đồ dùng đi vào buồng vệ sinh.
Lẽ ra, chuyện này không có gì to tát, nhưng chính là việc nhỏ nhặt đã dấn đến mối tình sống để lại chết mang đi. Trong nhà bếp anh vừa vặn nhìn thấy tấm biển gỗ vì nhân dân phục vụ.Chữ sơn đỏ trên biển trải qua năm tháng và khói lửa nhà bếp đã không còn tươi rói như trước. Ngôi sao năm cánh, bông lúa mạch và khẩu súng trường cũng có vết tróc, càng có chiều sâu lịch sử. Nhưng tấm biển bắt đầu lặng lẽ tróc sơn cùng với chữ và hình vẽ trên biển gỗ, lại như tiếng chuông nhắc nhở Ngô Đại Vượng, khiến anh trong nháy mắt đã nhớ ra vai diễn của mình trong ngôi nhà gác số một, nhớ ra địa vị hèn kém nặng nề không thoát ra khỏi của một chú lính nhà quê.
Anh từ từ hạ cánh tay đang cầm bộ quân phục đẫm mồ hôi dơ lên, giống như quả bóng da xì hơi, anh ngồi xổm trên nền nhà. Giờ phút này, rất khó nói đầu anh đang nghĩ gì, trải qua đấu tranh tư tưởng như thế nào, hay nói một cách khác sự giằng xé về ý thức. Chỉ ngồi xổm thế thôi, anh uể oải vứt bộ quân phục ra đất, đưa ánh mắt vượt qua không gian nhà bếp, từ cửa sau nhìn ra vườn rau nhà sư trưởng. Bên kia vườn rau là cánh rừng bạch dương. Những vết sẹo trên thân bạch dương, giống như từng con mắt mở thao láo vẫn thức lâu năm. Khi bạn nhìn nó, nó cũng chớp mắt nhìn bạn. Ngô Đại Vượng cứ nhìn mãi vào cái sẹo mắt lớn nhất trong rừng bạch dương. Tuy cách một vườn rau, nhưng hai bên rõ mồm một, hầu như ngay đến vỏ cây vểnh lên trên sẹo mắt cũng trông rõ, y như làn mi cứng trên mắt. Cứ nhìn mãi, nhìn hoài, nét mặt anh chợt tai tái, lại quay nhìn tấm biển gỗ vì nhân dân phục vụ, thẫn thờ một lát, như ma xui quỷ khiến, đột nhiên anh đứng lên, quay người chạy vào nhà tắm gác một. Không thấy bóng dáng Lưu Liên, lại tâng tâng chạy lên gác hai, đứng ở cửa nhìn vào buồng vệ sinh, thấy Lưu Liên đang dùng miếng bọt biển tròn tròn, thử chấm hộp phấn trắng vừa mua, khe khẽ xoa lên mặt. Thế là bất chấp tất cả, anh hùng hục xông đến, ôm chị vào lòng, bế sang buồng ngủ. Bởi quá ư nóng vội mà thô bạo, khi chị dẫy dụa trong lòng anh, đã va rơi khung gương treo trên tường ngay cửa buồng, mà trong khi khung gương chưa rơi hẳn xuống đất, chân anh đã dẫm lên. Kính vỡ tung toé khắp nền nhà. Một dấu chân to đùng bám bụi đất của anh in trên hai câu triết lý sơn vàng trên giấy đỏ: không có một quân đội của nhân dân sẽ không có tất cả của nhân dân, giống như một con dấu khắc chữ kiểu đồng triện to tướng đóng lên trên.
Trong buồng bỗng yên ắng lạ thường.
Anh đặt chị xuống. Hai người ngạc nhiên nhìn câu trích lời dạy bảo của lãnh tụ vỡ tan tành trên đất, rồi lạnh lùng nhìn nhau rất lâu.
Vượng định làm gì?- Chị hỏi.
Cánh tay Liên va nó rơi xuống đất - Anh đáp.
Nhìn dấu chân anh trên đó, chị bảo:
Chỉ cần Liên gọi điện thoại cho phòng bảo vệ, là đời Vượng đi toi.
Liên sẽ gọi chứ? - Anh hỏi.
Chị liếc nhìn mặt anh tái nhợt, nói một cách thần bí:
Sẽ gọi, cũng không gọi.
Trong nháy mắt, thái độ anh mềm nhũn:
Lưu Liên, nhưng Liên đã sai Vượng lên gác, Liên không sai Vượng lên gác, nó rơi khỏi tường thế nào được?
Bằng ánh mắt nghi ngờ chất vấn, Lưu Liên nhìn anh giống như nhìn đứa con bất hiếu, dám tát vào mặt mẹ. Thần sắc vốn vừa thần bí vừa ngạc nhiên trên mặt chị đã dần dần tái nhợt. Hơn nữa, cặp môi vốn đỏ tươi của chị cũng đã tím nhạt đi, như lời trách móc của anh đối với chị, không những lạnh lùng, mà còn hạ thấp hẳn phẩm chất nhân cách của chị, khiến thanh danh của chị bị bôi nhọ như xưa nay chưa từng có. Thế là, ánh mắt chị nhìn anh lại bắt đầu trở nên căng cứng lạnh tanh như que kem cục đá.
Cứ như thế chằm chằm nhìn anh, chị hỏi:
Đại Vượng, Vượng vừa nói gì?
Vượng bảo Liên đã sai Vượng lên gác.
Liên sai Vượng lên gác bao giờ?
Vừa giờ ở dưới bếp, chẳng phải Liên đã chỉ vào tấm biển vì nhân dân phục vụ?
Sững người một lát, chị nhớ ra mình đã chỉ vào tấm biển vì nhân dân phục vụ, bất thình lình bật cười khanh khách, sắc mặt tím tái, bỗng trở nên nhẹ nhõm thư thái như vốn có. Chị đâu ngờ, cái chỉ ngón tay đã xuất hiện một kết cục đầy kịch tính như thế này. Lẽ ra, chỉ tay như thế, chị muốn nhắc nhở thân phận của anh, nhưng anh lại hiểu ra mình phục vụ thân thể chị. Chị đâu biết, lúc ở dưới gác Ngô Đại Vượng đã nghĩ gì trong bụng, nét mặt anh thay đổi như thế nào. Chị không ngờ, nỗi oán hận về đẳng cấp, sau một thời gian dài dấu kín, đã nẩy sinh trong lòng anh từ lâu. Sau tiếng cười khanh khách, nhìn khuôn mặt đôn hậu, chất phác của anh,trong lòng chị đã có vẻ đồng tình, có lỗi đối với anh, liền cầm tay anh để lên ngực, muốn nhân việc âu yếm này, an ủi anh đã bị chị quở trách sai. Để tay anh lên ngực mình rồi, chị còn lấy ngón tay thon mịn vuốt ve mu bàn tay anh. Chi tiết quen thuộc thường ngày, trên thực tế chính là sự khuyến khích và ngấm ngầm chấp nhận sự lỗ mãng của Ngô Đại Vượng về tình dục. Được khuyến khích, cũng sẽ thật sự mở ra một cửa xả để anh trút hết mọi uất hận không tên chứa chất trong lòng. Anh cứ để sát tay mình trên vú trái mềm mềm, thẳng đứng của chị và để chị tuỳ ý vuốt ve mu bàn tay mình. Cứ thế, chị xoa xoa vuốt vuốt, vuốt vuốt xoa xoa một lúc lâu. Như trẻ con, đuôi mắt anh ươn ướt, môi mím lại, rồi đột nhiên, lại một lần nữa không oong đơ gì hết, anh bế bổng chị lên, dẫm trên kính và lời dạy của Mao chủ tịch đi đến trước giường, vứt chị lên giường như vứt một bao bột mì, bắt đầu hùng hục cởi phăng cúc áo chị.
Chị cũng để anh muốn làm gì thì làm, lột hết quần áo của mình, ngoan ngoãn làm theo chỉ lệnh mỗi động tác của anh, nằm ngửa ra giường, dơ hai chân lên trời. Còn anh đứng dưới giường, đâm mạnh và thô bạo, rồi cứ thế thọc như điên. Mỗi lần ra vào đều mang theo tâm lý báo thù và một khoái cảm phục thù. Mà chính là tâm lý và khoái cảm này đã làm cho ham muốn chinh phục dấu kín ở nơi sâu thẳm nội tâm anh được thực hiện, như ý nguyện hoang đường của một chú lính không biết bắn súng khao khát được thống lĩnh ngàn vạn binh mã. Anh cho rằng, tư thế và sự điên cuồng làm tình chợt trỗi dạy như súc vật của mình, chính là sự ô nhục lớn đối với chị. Nhưng thật không ngờ, tư thế và sự thô lỗ ngông cuồng như súc vật ấy đều đem đến cho hai người sự kỳ diệu xưa nay chưa từng có. Cuối cùng của sự việc, không phải chị phát ra từ cổ họng những tiếng rên hư ử sung sướng khó chịu, rung giường nẩy chiếu như trước, mà bỗng dưng chị òa khóc hu hu to tướng, không hề giữ kẽ. Tiếng khóc của chị lâm ly, trong thanh dòn có khản đặc, hoàn toàn không có vị dịu ngọt êm ái của chất giọng đàn bà miền nam trước kia. Mà khi nghe thấy tiếng khóc chị đột nhiên cất lên, đầu tiên anh sửng sốt ngớ người, sau đó từ tiếng khóc của chị, anh đã cảm nhận niềm vui và thắng lợi trận đánh của kẻ hèn mọn, đã cảm nhận sự thực hiện cuối cùng của lòng ham muốn chinh phục chị, thậm chí đã cảm nhận sự thoả mãn xưa nay chưa từng có anh đem đến. Thế là anh càng trở nên ngông cuồng thô bạo, thích sao làm vậy, bất chấp tất cả, cho mãi đến phút cuối cùng, thân đẫm mồ hôi, cảm thấy mệt mỏi xưa nay chưa từng có, hai chân rã rời, mềm oặt, hoàn toàn lăn ra đất, mặc cho “vật báu” của mình phơi bày một cách vô liêm sỉ dưới ánh sáng cửa sổ.
Còn chị, lúc này không biết đã nín từ bao giờ, chỉ biết tiện tay cầm chiếc gối che chỗ kín đáo giữa hai chân, còn những chỗ khác trên người phơi ra hết như anh. Hai người, một trên giường, một dưới đất, lời dạy của Mao chủ tịch bị bàn chân lớn dẫm lên và những mảnh kính vỡ văng tản mát ở bên anh, giống như rác bị cố ý vứt đi. Nằm tênh hênh trên nền nhà, anh không liếc nhìn chị, mà trân trân nhìn trần nhà không nhúc nhích. Chị cũng vậy, nhìn trần nhà không động đậy, không nhìn anh.Tâm trạng ngơ ngẩn sau cuộc làm tình đã choán hết đầu họ. Cảm giác hư không, bơ vơ trong cuộc đời đột nhiên kéo đến, giống như không gian nhợt nhạt lờ mờ chất đầy nhà, khiến hai người cảm thấy hư không bồng bềnh và ngột ngạt muốn họ cùng tức thở.
Lúc này đã gần trưa. Trong ánh nắng lọt vào từ cửa sổ, có những hạt bụi màu vàng tươi bay bay lên xuống, phát ra tiếng vo ve như muỗi kêu. Tiếng hót của chim ngói và chim sẻ từ doanh trại vọng đến gõ vào song cửa lạch cạch, còn ve sầu mệt mỏi thi thoảng kêu một tiếng, gấp gáp mà khẳn đặc, như tiếng khóc của trẻ con đột nhiên rú lên,lại đột nhiên nín bặt. Hai anh chị cứ nằm yên tĩnh như thế, để thời gian cũng mệt mỏi trôi qua một cách hiếm có trong sự yên tĩnh của hai người.
Không biết đã bao lâu, không quay đầu, chị hỏi anh một câu, giống như hỏi trần nhà:
Mấy giờ rồi?
Không biết - Anh cũng không quay đầu đáp một câu, như trả lời trần nhà, lại còn hỏi - Có đói không?
Không đói. Đại Vượng chúng mình đã thành súc vật.
Kệ xác súc vật hay không súc vật.
Vượng học cái trò lãng mạn ấy ở đâu thế?
Trò lãng mạn nào?
Trò vừa giờ.
Vượng có đầy một bụng oán hận, muốn giải hận, đột nhiên nghĩ ra cách ấy.
Hận ai?
Không biết.
Hận Liên hả?
Không phải. Hình như không phải.
Liên cũng hận.
Liên hận ai?
Không rõ, chỉ thấy hận.
Im lặng một lát, chị lẳng lặng ngồi dạy, mặc quần áo, lại nằm xuống giường, nói:
Doanh trại đều bỏ không, Liên rất muốn chúng mình khoá chặt ngôi nhà này, không ai mặc quần áo, sống một đời.
Liên đã mặc quần áo rồi phải không?
Phải.
Bao giờ sư trưởng về?
Vượng đừng lo. Sư trưởng về, Liên sẽ bảo ông ấy giải quyết mọi vấn đề của Vượng.
Không cần sống một đời, Vượng muốn trước khi sư trưởng về,chúng mình ba ngày ba đêm không ra khỏi cửa, ăn trong nhà, đại tiểu tiện trong nhà, cứ trần truồng, không ai mặc quần áo. Sau đó, sư trưởng về, Vượng không làm lính công vụ kiêm cấp dưỡng nữa, về đại đội, làm gì cũng được, mặc kệ vấn đề của Vượng có giải quyết hay không, dứt khoát không làm công tác công vụ và cấp dưỡng nữa.
Tại sao?
Vượng dám nhìn sư trưởng à? Vượng còn mặt mũi nào nhìn sư trưởng? Vượng không muốn sống sao?
Sau đó cả hai đều im lặng, im lặng đến mức tích từng giây, chồng từng phút, dài như tháng, lâu như năm, rộng như biển, cao như núi. Khi chị lại lên tiếng, anh cứ tưởng chị sẽ nói những việc có liên quan như sắp xếp sự việc của hai người và trao đổi một số điều cần chú ý sau khi sư trưởng về. Nhưng chị lại hỏi anh:
Vượng ra thành phố mua những gì?
Mỡ muối tương dấm.
ăn được bao lâu?
Một tháng cũng không hết.
Chị bỗng ngồi bật dạy, lấy lược chải mái tóc rối bung, đứng trong buồng nhìn thân thể anh nằm tồng ngồng giữa nhà một lúc, rồi cúi xuống nghịch“vật báu” mềm nhũn của anh, tủm tỉm cười đi xuống gác.
Anh không biết chị xuống gác làm gì, nghe thấy tiếng bước chân của chị từ gác một đi ra ngoài, anh vội ngồi dạy, bám cửa sổ nhìn xuống, thấy chị cầm một cái khoá sắt, đứng một lát ngoài cổng ngôi nhà gác, sau khi xác nhận ngoài đường không có lính, cũng không có ai trong gia đình các thủ trưởng đi lại, toàn bộ khu nhà thủ trưởng đều vắng vẻ không có một bóng người, chị mới quay về, đóng hai cánh cổng sắt, thò hai tay ra ngoài khe cây thép khoá cổng từ bên ngoài. Sau khi đã tạo ra hiện tượng giả cả chủ nhân lẫn lính công vụ của ngôi nhà số một đều đi vắng, chị quay vào khoá hết cửa trước cửa sau của ngôi nhà gác.
Cửa trước cửa sau của ngôi nhà gác đều khoá ngầm, đứng ngoài không biết trong nhà có người hay không.Vậy là, âm mưu của một tình yêu đã hoàn thành dự kiến của nó, việc còn lại chỉ là họ bắt đầu núp trong âm mưu, hưởng hoan lạc của âm mưu và tình yêu. Dời khỏi cửa sổ, anh mặc quần áo, cài cúc, chờ chị lên. Nhưng khi chị từ gác dưới lên, trong lúc anh quần áo chỉnh tề, thì chị tồng ngồng xuất hiện trước mặt anh, sạch sẽ bóng bảy như một thỏi ngọc. Họ nhìn nhau qua ngưỡng cửa. Chị nói:
Liên đã khoá hết cổng và các cửa ra vào.
Trong bếp gạo không còn bao nhiêu - Anh nói.
Xem rồi, trong tủ còn nửa bao bột mì.
Thế đủ rồi.
Cởi hết ra, mặc làm gì? Nhìn Liên đây này.
Anh lại cởi quần áo, vo tròn đút luôn vào tủ quần áo của chị, hình như vĩnh viễn bỏ lại gác lên cao, không định mặc lại nữa. Hai người trần như nhộng. Cổng lớn và cửa trước cửa sau của ngôi nhà đều đã khoá, phảng phất như họ đang sống trong một rhế giới khác ngoài đời. Một thứ thư giãn xưa nay chưa từng có khiến hai người cảm thấy chưa bao giờ dễ chịu đến thế. Họ ôm nhau, chị muốn sờ anh chỗ nào cứ mặc sức, y như một người mẹ vuốt ve thân đứa con. Anh muốn hôn chị ở đâu, chị cứ để anh hôn thoải mái, y như anh đang hôn một pho tượng đàn bà sống. Tất cả đều muốn sao được vậy, không câu nệ không gò bó. Khi mệt họ ngồi nghỉ, không chị ngồi lên người anh, thì anh gác hai chân mệt mỏi lên đùi chị, hoặc ngồi bệt xuống nền nhà, hoặc nằm ngửa ra đất, hoặc nữa, anh gối đầu lên đùi chị. Anh vừa cắt tóc, tóc ngắn ba phân, cứng như rễ tre, đâm vào da đùi chị nõn nà mềm mại chưa bắt gặp ánh nắng mặt trời bao giờ, khiến chị có cảm giác dễ chịu, tê tê dưn dứt khó diễn tả, Mà khi anh hơi ngoái đầu, cảm giác đó càng tăng lên, chị cứ cười khúc khích dòn tan. Tiếng cười của người đàn bà chín chắn to dần lại khẽ dần, cuối cùng đã khơi dạy nhiều bản tính kín đáo của một người đàn ông, anh lại bắt đầu động chân động tay trên người chị. Giống như trở về thời thiếu nữ mười mấy tuổi, chị chạy chỗ này, nấp chỗ kia trong nhà. Khi chạy không nổi, bị anh tóm chặt, chị cứ mặc anh bắt đầu chơi một lần chẳng ra đầu chẳng ra cuối trên thân mình. Anh cứ tha hồ bới mây gieo mưa, lật loan đảo phượng trên người chị, điên cuồng như đứa trẻ chăn dê, chạy thoả chí trên đồng cỏ trên dốc núi.
Đối với họ, giường không còn ý nghĩa gì nữa. Chị chạy, anh đuổi, đuổi đến đâu, ở đó là giường của họ. Trên gác, dưới gác, trong buồng, ngoài nhà, trong toa lét, nhà tắm, trên hai ghế ghép lại, trên xô pha bị va đổ xiêu vẹo, trên cả những bậc thềm có gờ, không ở đâu là không phải giường của họ, không chỗ nào là không có tiếng cười sung sướng của họ, không chỗ nào là không có hạt giống hoan lạc của họ.
Người Tình Phu Nhân Sư Trưởng Người Tình Phu Nhân Sư Trưởng - Diêm Liên Khoa Người Tình Phu Nhân Sư Trưởng