As a rule reading fiction is as hard to me as trying to hit a target by hurling feathers at it. I need resistance to celebrate!

William James

 
 
 
 
 
Thể loại: Tuổi Học Trò
Nguyên tác: Белым По Черному
Dịch giả: Minh Vũ
Biên tập: Lê Huy Vũ
Upload bìa: Lê Huy Vũ
Số chương: 12
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 908 / 10
Cập nhật: 2017-06-11 10:58:10 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 9 - Lâm Nguy
hững quả bóng lên cao dần. Có thể nhận thấy như vậy là vì những cột sóng bạc đầu, cao như những ngọn đồi chậm rãi xô về phía hòn đảo nhỏ hiện ra ở phía trước, đã biến thành những dải trắng nhỏ. Hòn đảo cũng nhỏ lại, còn biển thì giống như một cái bát xanh lam khổng lồ, miệng bát mất hút vào làn khói hồng phớt. Phấn Trắng nhấm nước bọt vào đầu ngón tay và giơ cao nó lên quá đầu.
- Chúng ta đang bay thẳng đến hòn đảo, - anh xác định. - Ở phía có gió thổi tới, ngón tay bao giờ cũng mát hơn.
- Chúng ta hạ xuống một ít được chăng? - chị Bút hỏi và sợ hãi nhìn xuống dưói. - Bởi vì chúng ta có thể bay quá nơi cần đến.
Phấn Trắng không trả lời. Đến bây giờ anh mới nghĩ ra anh đã phạm một sai lầm khủng khiếp khi vẽ các khí cầu: trên các khí cầu này chỉ có thể lên cao mãi mà thôi.
“Những cái van xả khí! Mình đã nghe nói về chúng ở đâu rồi, - Phấn Trắng nhớ lại.
- Chỉ cần khẽ mở cái van ấy, khí bắt đầu thoát ra và khí cầu xẹp lại. Chà, giá mà mình biết người ta vẽ chúng như thế nào! Nhưng bây giờ thì không chữa được nữa rồi”.
- Sao anh lại im lặng thế? - chị Bút bắt đầu lo lắng - Nếu bây giờ chúng ta không bắt đầu hạ xuống thì sẽ bay quá đấy!
Phấn Trắng thở dài não nuột.
- Không giấu gì chị. Chúng ta đang lâm nguy. Đó là lỗi ở tôi, nhưng chúng ta không thể hạ thấp được. Rồi ra chúng ta nhất định sẽ hạ dần xuống đấy, - anh nói thêm - dầu cho các vòi thổi có buộc chặt đến mấy đi nữa, khí cũng sẽ ra dần và chúng ta sẽ hạ xuống.
- Nhưng đến lúc đó thì chúng ta sẽ bị thổi ra tận biển khơi!
Phấn Trắng phẩy tay một cách tuyệt vọng:
- Bây giờ thì không làm gì được nữa rồi.
- Thế là anh đã không liệu trước... Anh đã không suy nghĩ kỹ... - Giọng chị Bút nghẹn lại.
- Tôi nghĩ, phải đi cứu bạn càng nhanh càng tốt và... đã có phần hấp tấp.
- Nhưng khổ một nỗi, tôi không biết bơi nữa chứ, - chị Bút khó nhọc thốt lên.
- Tôi cũng thế...
Chị Bút muốn nói toạc những gì chị nghĩ về thói nhẹ dạ của mấy người du lịch chủ quan, nhưng rồi chị không nói gì. Dại gì mà nặng lòi với nhau khi ta chỉ cách cái chết có vài trăm mét.
Im lặng bao trùm khắp giỏ. Nghe rõ tiếng gió rít qua các dây chằng kéo căng.
Những quả bóng cứ lên cao mãi.
Hai hòn đảo bây giờ trông đã rõ mồn một. Hòn đảo thứ nhất lớn, là một cái vành tròn trĩnh. Một dải bờ hẹp ngăn không cho sóng biển ập vào hồ nước tròn yên tĩnh bên trong. Hòn đảo thứ hai, hơi bé hơn, cách đảo thứ nhất một cái vịnh rộng; một đôi nơi trong vịnh, nước vỗ vào các tảng đá sủi bọt trắng xóa.
Hòn đảo giống như mảnh trăng lưỡi liềm, hai đầu mút của nó được nối tiếp nhau bằng một dãy rạn.
Vài phút sau khách du lịch đã ở độ cao mà những ngọn dừa thưa thớt trông nhỏ lại như những chấm xanh.
- Có lẽ, chúng ta dầu sao cũng sẽ hạ xuống. Thậm chí còn xuống nhanh hơn chúng ta muốn là khác - Phấn Trắng bỗng phá tan sự im lặng.
- Sao lại như vậy? - Một chặp sau chị Bút mới hỏi lại.
Chị ta ngồi, mắt nhắm nghiền. Cái giỏ quay tròn tròng trành làm cho chị Bút bắt đầu chóng mặt.
- Chúng ta lên càng cao - Phấn Trắng giải thích, - áp suất không khí càng bé đi.
- Thế thì sao?
- Thế thì những quả bóng của chúng ta phồng to lên và phồng to mãi cho đến khi vỡ tan. Và chỉ cần một quả vỡ là những mảnh cao su của nó rất có thể sẽ làm vỡ tất cả những quả còn lại...
Bụp!!!
Phấn Trắng choáng váng, ngã nhào lên đầu chị Bút, khi những người khách đi trên khí cầu hoàn hồn, trên đầu họ chỉ còn bốn quả bóng, chứ không phải năm quả như trước nữa.
- Chúng ta hạ xuống rồi! - chị Bút la to.
- Hình như chưa đâu, - Phấn Trắng đáp lại. - Chỉ có không lên cao nữa thôi... - Anh nhìn ra ngoài giỏ và một phút sau, sung sướng reo lên. - Hoan hô! Chúng ta hạ xuống rồi! Hình như hạ xuống đúng chỗ nữa đấy!
Bốn quả bóng vẫn cứ lao vào khoảng trời xanh, nhưng chúng đã không thể nâng nổi sức nặng đèo ở dưới.
Cái giỏ sau vài lần va vào đá, cuối cùng đã sa vào một bụi cây.
- Điều trước tiên là phải buộc con tàu của chúng ta lại. - Phấn Trắng nói.
Sau khi buộc thang vào gốc cây, Phấn Trắng và chị Bút bắt đầu đi tìm kiếm. Đảo thấp và hoang vu. Lúc gió to, sóng đại dương tràn lên bãi cát, đến tận chân dừa, có nơi chúng còn tràn qua dải đất liền, vào tận cái vũng yên tĩnh.
Khách du lịch chăm chú quan sát bãi cát trắng xóa, có sóng vỗ rì rào, nhìn vào những bụi cây thưa thớt náu mình dưới bóng dừa ở những nơi cao ráo, đi vòng quanh từng chỗ trũng, từng tảng đá. Nhưng họ không tìm thấy gì cả.
Thấy phía trước có một vật gì di động, Phấn Trắng và chị Bút lao ngay đến đấy, nhưng vật ấy lại là một con rùa biển to tướng. Con rùa giận dữ nhìn những người khách du lịch và chậm rãi bò xuống nước.
Trên các tàu lá dừa cứng ngắt to đùng, những con chim nhỏ màu xanh kêu inh ỏi, ngoài biển các chú hải âu cất tiếng đáp lại...
Chẳng bao lâu Phấn Trắng và chị Bút đã đi khắp hòn đảo và lại nhìn thấy những quả bóng đu đưa trước gió.
- Một hòn đảo kỳ dị, - chị Bút mệt mỏi nói. - Tròn như cái đai thùng. Cứ như là có ai xây nên nó ấy.
- Chị nói đúng. Nó đã được xây nên.
- Hòn đảo mà được xây à? - chị Bút dừng hẳn lại. - Nhưng có người ở đâu mà xây! Chẳng lẽ trước đây đã có người sống trên đảo ư?
- Không. Hòn đảo không phải do con người xây nên.
- Anh nói đùa! Thế thì ai có thể làm được cái công việc to tát này? Những người khổng lồ à?
- Ngược lại những người tí hon. Những người tí xíu, chỉ bé bằng đầu kim găm mà thôi. Tất nhiên mỗi chú tí hon chỉ làm được một tí. Nhưng những chú thợ xây dựng tí hon này có nhiều vô kể, nhiều đến hàng tỉ. Chúng lao động hết thế hệ này đến thế hệ nọ, hàng nghìn năm trời. Và chúng đã xây nên hòn đảo. Đó là đảo san hô.
- Đảo san hô à? Nhưng san hô là... những thứ đá đỏ được dùng để tiện ra những chuỗi cườm, những đồ nữ trang, những hoa tai kia chứ.
- Trước hết, san hô là những sinh vật, - Phấn Trắng chữa lại, - họ hàng gần gũi nhất của loài sứa. Còn các mẩu đá mài nhẵn, màu đỏ cũng như màu trắng, màu đen được dùng để làm ra đồ trang sức, chẳng qua chỉ là di tích của các bộ xương đá tí hon của chúng mà thôi.
... Biển bỗng nhiên tối sầm lại. Một trận cuồng phong tràn qua đảo, cuốn đi những bọt trắng trên đầu sóng, uốn cong những ngọn dừa rách tả tơi. Khách du lịch buộc chặt các quả bóng lại và nấp vào một lùm cây. Gió to thế này mà định bay qua đảo kia thì thật là ngu xuẩn.
Tranh thủ thời gian, Phấn Trắng bắt đầu kể cho chị Bút những điều anh biết về san hô.
Anh kể:
Trong số hai nghìn rưỡi loài san hô sống ở các biển và các đại dương của Quả đất, chỉ có hai ba loài là có thể dùng để làm các đồ thủ công. Đó là những san hô quý. Trông bề ngoài, chúng giống như những bụi cây, những cây con. Thế nhưng chúng không phải là thực vật, mà là động vật đấy.
San hô có hình dạng muôn màu nghìn vẻ. Một số giống như những chiếc lông chim, những chiếc quạt viền đăng ten kỳ dị, một số nữa giống như những cái nấm, những gạc hươu...
Có điều rất lý thú là san hô cũng như các loài sứa đều không có dạ dày, không có ruột. Vì thế, các nhà bác học gọi chúng là động vật xoang tràng, nghĩa là động vật có khoang thay cho ruột.
San hô thường giống cái cốc con. Đáy của nó gắn vào đá hay vào các tổ tiên đã biến thành đá của nó. Thành cốc thường có ba lớp và có một lớp là đá vôi. Mặc dầu cái khung thành này mỏng, nhưng tiểu thể mềm mại của san hô ở trong nó như ở trong một pháo đài. Vì vậy mà kẻ thù của san hô rất ít. Duy chỉ có cá vẹt. Hàm của loài cá này cấu tạo như mỏ chim. Cái mỏ này của chúng vừa mổ vào thì cái cốc con vỡ tan ra ngay!
Nhưng chính bản thân san hô cũng là giống ăn thịt sống đấy. Miệng cốc là mồm của san hô. Cái gì rơi vào mồm, tức là vào trong cốc, sẽ tan và tiêu ra ở đó.
Tất nhiên, các thức ăn hẳn ít khi rơi vào cái mồm ấy nếu như san hô không có những tua cảm li ti. Những tua cảm làm cho san hô giống như một đóa hoa, thế nhưng tuyệt nhiên không phải để trang điểm. Đấy là vũ khí của san hô, một thứ vũ khí rất lợi hại. Giả dụ có một chú tôm tí xíu đang tiến gần tới trảng hoa màu hồng. Những cánh hoa, tức những tua cảm, rung rinh, chỉ một phút sau con mồi nằm gọn trong lòng cốc con, tắt thở, không động đậy.
Cái gì đã xảy ra ở đây?
Số là các tua cảm của san hô được trang bị những túi thích bào. Khi một sinh vật nào đó chạm vào tua cảm thì lập tức từ trong các túi thích bào phóng ra những mũi tên độc li ti. Mũi thứ nhất, thứ hai, thứ ba... Và thế là tua cảm đã đưa mồi vào mồm. Tất nhiên, sự tấn công này không mùi mẽ gì đối với các động vật lớn, nhưng bản thân san hô bé con cũng không cần ăn chúng.
... San hô mà Phấn Trắng kể cho chị Bút nghe được gọi là san hô đá. Tập đoàn san hô kết với nhau thành những tảng tròn, bên ngoài phủ một lớp rêu mịn màu hồng phớt. San hô này sống ở những vùng nước cạn. Chúng ở sâu không quá sáu mươi mét.
Bản thân san hô không di động. Nhưng các ấu trùng của chúng lại là những nhà du lịch thực thụ. Lợi dụng sóng và các dòng hải lưu, chúng đi rất xa và gây dựng nên những tập đoàn san hô mới. Ấu trùng sẽ bám vào một tảng đá ngầm nào đó và bắt đầu lớn lên, biến thành san hô. Trên san hô xuất hiện một cái u nhỏ như cái chồi cây. U nhỏ này phát triển và cuối cùng biến thành một san hô non. Những chồi u mới kế tiếp nhau xuất hiện trên các san hô ông, san hô cha, san hô con, san hô cháu. Tập đoàn san hô cứ thế phát triển, phát triển mãi. Một năm, năm năm, rồi mười năm trôi qua, đá ngầm sẽ mất tăm dưói tập đoàn san hô rộng lớn.
San hô đầu tiên, hay có thể gọi là ông tổ san hô, đã chết đi tự lâu rồi. Con cháu của nó cũng đã chết. Nhưng sau đó tất cả đã để lại một ít vôi. Chính vì lẽ đó mà về sau tập đoàn san hô nhô dần lên gần tới mặt nước. Gặp nơi thuận lợi chúng lớn lên nhanh chóng: mỗi năm đến ba, có khi đến năm centimet. Rõ ràng là sức nặng khổng lồ của cấu trúc này làm gãy và nén chặt những bộ xương giòn của các ông tổ gây dựng nên tập đoàn san hô.
Các loài giun, nhuyễn thể, vi khuẩn khác nhau gắn chặt khối đá vôi nghiền nhỏ này lại và dần dần bộ phận bên trong của tập đoàn biến thành đá rắn chắc. Còn bản thân tập đoàn cứ tiếp tục phát triển cao lên và rộng ra.
Thế nhưng san hô lấy đâu ra nhiều chất liệu xây dựng như vậy? Từ nước biển đấy. Bạn đã biết, trong nước biển hòa tan không biết bao nhiêu tấn các chất khác nhau, trong nước đó có cả những chất chứa kim loại canxi tàng hình dẫn đến sự xuất hiện đá vôi trên thế giới mà bạn không lấy gì làm lạ.
San hô là một trong những sinh vật lâu đời nhất của hành tinh chúng ta. Trên Quả đất, ta thường hay gặp những dấu vết của cái công việc thực sự ghê người của chúng - đó là những khối đá vôi đồ sộ dài hàng cây số, dày hàng trăm mét. Khó mà hình dung, dầu chỉ gần đúng, phải cần đến bao nhiêu thế hệ san hô tí hon để có thể tích tụ được một khối đá vôi dày như vậy. Xin nói luôn là loại đá vôi này vì thế được gọi là đá vôi san hô, để ghi nhớ công lao những kẻ đã tạo ra nó.
Lẽ nào đấy không phải là chuyện thần thoại? Những người thợ xây dựng bé nhỏ là vậy mà lại làm nên những công trình lớn lao như thế!
Hàng năm, đã có hàng triệu tấn đá vôi được tạo ra do công sức của san hô, có lẽ trên thế giới này không đủ xe lửa để chuyên chở khối hàng này đâu.
Diện tích xây dựng vĩ đại của san hô có thể còn được mở rộng hơn nữa, nhưng khí hậu của Quả đất đã hạn chế nghiêm ngặt. Bởi vì san hô chỉ có thể sống ở những nơi nhiệt độ trung bình của nước biển không xuống dưới hai mươi độ trên không độ. Đương nhiên, toàn bộ giới san hô đều nằm dưới nước. Không khí là kẻ thù không đội trời chung của san hô.
Bạn sẽ hỏi: thế thì tại sao lại xuất hiện các đảo san hô, các rạn? Đó là do sự biến động của vỏ quả đất. Các công trình của san hô trên đáy biển được nâng cao lên dần và thế là hiện ra trên mặt nước. Tất nhiên, đây là một tai họa đối với san hô - số nào nổi lên trên không thì chết đi, số còn lại buộc phải xây rộng tập đoàn của mình ra, tạo nên những bãi cạn xung quanh hòn đảo mới ra đời. Tuy nhiên tai họa này hãy còn nhỏ. Nếu đáy biển hạ sâu xuống dưới sáu mươi mét thì tai họa còn lớn hơn. Lúc đó cả tập đoàn san hô bị tiêu diệt hoàn toàn.
Hẳn các bạn muốn biết, vì sao đảo san hô lại có hình dạng kỳ lạ giống một cái vành khăn như vậy chứ?
Đấy cũng chính là câu hỏi chị Bút đã đặt ra cho Phấn Trắng khi anh kể xong câu chuyện.
Bạn có biết Phấn Trắng trả lòi chị ta thế nào không?
Anh đã kể một chuyện cổ tích! Chuyện như thế này.
Chuyện cổ tích mà Phấn Trắng kể cho chị Bút nghe khi trận cuồng phong tràn qua đảo san hô.
Ngày xửa ngày xưa có một hòn đảo. Nó không to, chỉ nho nhỏ bình thường, nó bé nhất trong số những đứa con của bà mẹ Đất. Chỉ có đỉnh núi ngầm nhô lên khỏi mặt biển, thế thôi.
Đảo nhỏ hổ thẹn vì nó bé như thế, vì mẹ Đất không chăm sóc, nuôi dưỡng nó. Đảo thưa với mẹ Đất nâng cậu ta cao lên tí nữa, làm cho cậu ta rộng hơn, khiến cỏ trên người cậu ta xanh tươi, cây cối rậm rạp, có người đến ở.
Nhưng mẹ Đất không nghe, mặt trời vẫn thiêu đốt khối đá trơ trụi như xưa, gió vẫn gào rít qua nó, sóng biển vẫn đập ầm ầm lên nó... Trên đảo không có và không thể có một sinh vật nào cả.
Đảo nhỏ buồn khôn xiết.
Không hiểu đảo phải sống trong cảnh nghèo khổ, cô đơn như vậy bao nhiêu lâu nữa, nhưng rồi một hôm trong đầu đá của cậu ta bỗng nảy ra một ý nghĩ láu lỉnh.
“A ha! - cậu ta nghĩ. - Ta biết cách đánh lừa mẹ Đất rồi! Bà không muốn cho ta lớn, thì ta sẽ tự lớn lên vậy!”.
Thế rồi cậu ta đi nhờ san hô.
“Sao lại không giúp? - San hô quyết định. - Chúng mình mọc ở đâu không được, miễn là nước ấm và biển nông”.
Chúng kéo đến cư trú tại các sườn núi nằm dưói nước, xung quanh đảo nhỏ và bắt đầu sinh sôi nảy nở. về sau chúng bao quanh đảo nhỏ thành một vòng kín mít, nhô lên sát mặt nước.
- Cao hơn nữa thì xin chịu, - chúng nói. - Ra ngoài không khí chúng tôi sẽ chết mất!
- Thế này đã tốt lắm rồi, - đảo nhỏ đáp lại. - Bây giờ xung quanh tôi đã có bãi bồi, sóng biển đập vào tôi không mạnh như trước nữa. Điều chủ yếu là tôi đã cảm thấy dễ chịu vì cuộc sống đã hiện ra bên tôi. Dẫu rằng các bạn là những người láng giềng âm thầm, nhưng bản thân những hòn đảo chúng tôi cũng không phải thuộc loại hay nói.
Ít lâu sau, chim hải âu đã bay đến đảo, bắt đầu săn cá ở bãi bồi; trong các hang đá đã có cua sinh sống.
Mọi việc tưởng như đều êm thắm, nhưng rồi mẹ Đất đã biết đứa con nhỏ của bà tự tiện, bà nổi giận, quyết định nhận chìm nó để trừng phạt. Bà ra lệnh cho núi hạ xuống.
Biết làm thế nào bây giờ? Đảo nhỏ đành từ biệt san hô, núi bắt đầu từ từ hạ xuống. Ngọn núi ngầm cùng với cả tập đoàn san hô hạ xuống mãi.
Nhưng san hô đâu có thích như vậy, chúng không chịu bó tay đầu hàng. Chúng bàn luận với nhau và bắt đầu dồn hết sức mọc lên phía trên.
Đương nhiên là núi không vội. Núi hạ được một centimet thì liền đó san hô trên đỉnh của tập đoàn đã mọc cao lên một centimet. Cuối cùng sóng biển đã phủ lên khối đá. Đảo không còn nữa. Còn san hô thì mọc mãi lên, vì vậy chúng vẫn nằm ở độ sâu như cũ, cách mặt nước vài mét.
Thời gian trôi qua.
Một hôm mẹ Đất bỗng nhớ đến đứa con cứng đầu của mình. “Ta hạ nó xuống có quá sâu chăng? Ta trừng phạt đứa con thơ dại có quá nặng chăng?”.
Bà thương hại đứa con và ra lệnh cho núi ngầm nâng lên một ít. Nhưng chỉ đủ để cho đứa con của bà nhô lên khỏi mặt nước không quá lỗ mũi.
Núi đã từ từ nâng lên theo lệnh bà, nhưng vì mù nên không thấy đã đưa lên trên bao nhiêu là hành khách. Mà khi đã hiểu ra thì lại muộn rồi: trên địa đồ đã có thêm một đảo mới.
Đảo mới hoàn toàn không giống đảo cũ. Đảo cũ giống hình một cái bướu, còn đảo mới, đảo san hô, thì như cái vành. Nhưng cũng là đảo cả.
Tất nhiên bà mẹ Đất giận vô kể. Bà phái ngay bão táp đến mảnh đất liền bất trị này.
Sóng đập lên bờ, lên bãi bồi, cố hủy diệt chúng. Đá ven bờ bị chúng đập nát vụn thành cát. Chúng cũng không thương tiếc gì những công trình san hô ngầm - hàng tảng san hô đã gãy lìa khỏi đảo? Thế nhưng không dễ gì thắng được san hô. Chúng đã xuất đội quân hàng tỉ người để chống lại sóng biển. Dầu có gì chăng nữa, chúng vẫn mọc, vẫn sinh sôi nẩy nở.
Bão táp đánh gãy các tập đoàn san hô, nhưng trên đó lại mọc lên những san hô mới. Đồng thời các mảnh vỡ do sóng biển tách ra lăn xuống những chỗ sâu, làm cho đáy biển xung quanh cao lên. Thế rồi không bao lâu sau, san hô mọc lên ở cả những nơi này.
Dẫu sao, đảo nhỏ đã chịu đựng sự trừng phạt nặng nề. Trong những lúc phong ba dữ dội, sóng biển đã tràn qua nó, cuốn đi mọi sinh vật. Cây cối bị gãy đập. Thế rồi con người đã đến giúp sức. Họ quyết định đến cư trú trên đảo.
Con người đã xây dựng lều trại, vỡ đất trồng rau. Nhưng rồi một hôm phong ba lại ập đến và cuốn đi tất cả. Những người còn sống sót vẫn không bỏ chạy khỏi đảo. Họ bắt đầu vớt đá từ đáy biển lên và tôn cao mảnh đất liền bé nhỏ của mình. Nhiều lần biển lại phá tan công trình của họ, nhưng cuối cùng đảo đã cao đến mức không còn phải lo sợ bất cứ một thứ sóng nào.
Và đấy là toàn bộ câu chuyện về hòn đảo hình vành khăn.
Cần nói với bạn rằng câu chuyện cổ tích này không có gì là hoang đường cả. Tất cả đều là thực. Tất nhiên, ngoài câu chuyện bất hòa giữa bà mẹ Đất và đứa con của bà.
Hành tinh chúng ta tồn tại theo những qui luật của nó và do vậy mà có những vùng vỏ quả đất bao la thường xuyên trồi lên hạ xuống. Các đảo san hô đã hình thành đúng tại nơi những hòn đảo khác nay đã mất tích. Các tập đoàn san hô vây quanh những hòn đảo ấy vẫn tiếp tục phát triển ngay sau khi chúng chìm xuống, về sau, đáy biển tại nơi này chỉ cần nâng lên lại một ít là trên mặt nước đã xuất hiện một vành khăn tròn san hô.
Độ sâu của vũng hồ nằm ở giữa là một trong những điểm chứng tỏ điều này. Độ sâu ấy rất bé khoảng hai mươi, ba mươi mét, trong khi đó độ sâu của biển xung quanh lớn hơn đến hàng chục hàng trăm lần. Bây giờ bạn đã hiểu vì sao rồi chứ?
Bởi vì đáy của vũng hồ san hô là đỉnh của ngọn núi ngầm trước đây đã là đảo.
Chuyện con người đấu tranh với đại dương, tôn cao đảo cũng là chuyện thực.
Chúng ta đã đến lúc phải trở về với Phấn Trắng và chị Bút. Như thế cũng đã muộn rồi.
Trận cuồng phong đã dứt từ lâu, các nhân vật của chúng ta đã bay lên không trung.
o O o
- Cách mặt nước không đầy một mét!
- Ném trọng vật làm dầm đi!
- Dầm nào?
- Cát đấy.
- Có ngay!
Các quả bóng và cái giỏ bay vọt lên cao như được một bàn tay vô hình nâng đỡ. Một làn sóng to trườn qua ngay dưới giỏ, suýt chạm phải nó.
- Đúng là hết họa này lại bày họa khác! - Phấn Trắng lau mồ hôi trán, lòng nhẹ nhõm. - Khi thì bay cao vút, khi thì suýt nữa bị roi tõm xuống nước.
- Chắc là do các quả bóng xẹp hơi!
- Và do gió nữa đấy, - Phấn Trắng gật đầu - Ô, bay nhanh chưa kìa! Giờ thì chúng ta sẽ bay đến nơi đấy.
Gió mạnh không cho phép các quả bóng bay lên cao. Từ giỏ rơm, nhìn qua lớp nước không sâu có thể thấy rõ đáy vịnh phủ đầy những tập đoàn san hô màu hồng và tím nhạt. Một đôi nơi chúng nhô lên khỏi mặt nước, nước ở đây sủi bọt trắng xóa, réo ầm ầm.
- Những rạn này cũng đã nâng lên cùng với đáy biển đấy à? - chị Bút hỏi, mắt cố dõi tìm giữa các khối đá ấy xem có cái gì giống các bạn của họ đã mất tích hay chăng.
- Cũng như các đảo san hô vậy thôi, - Phấn Trắng nói, mắt không buồn nhìn xuống. - Tôi đã nói, bản thân san hô không thể nhô lên khỏi mặt nước, dầu chỉ một tí thôi. Nếu tập họp tất cả các rạn san hô lại, - anh nói thêm sau một hồi suy nghĩ, - thì chúng sẽ chiếm một diện tích lớn hơn các đảo san hô rất nhiều. Bởi lẽ các núi ngầm không mấy khi nhô khỏi mặt biển để rồi chìm lại xuống nước. Vì vậy phần lớn các tập đoàn san hô sống rải rác ở vùng biển bao la của các đảo và lục địa hiện có. Vỏ quả đất tại những vùng này chỉ cần nâng lên một tí thôi, đã có hàng trăm nghìn đỉnh công trình san hô hiện ra thành những chướng ngại khủng khiếp trên đường đi của tàu bè và của sóng biển. Có khi vùng bờ biển được nâng lên là nơi mà hàng nghìn năm trước đấy đã là vùng nước cạn, nhưng đã hạ xuống, trong trường họp này, trên mặt biển hiện ra những dải chắn còn cao hơn, bằng phẳng, hầu như không băng qua được: Những dải chắn như vậy kéo dài xung quanh đảo hoặc chạy dọc theo bờ lục địa hàng trăm kilômet. Những công trình san hô kiểu này còn được gọi là những rạn chắn. - Phấn Trắng lặng im và bắt đầu nhìn dải bờ của hòn đảo thứ hai đang nhanh chóng tiến gần lại.
- Quả cầu! Xem kìa!... Tôi thấy một quả cầu! Kia kìa!
Chị Bút chạy đến mép giỏ và nhìn theo tay Phấn Trắng chỉ.
Phía trước, ngay trên đường bay, ở sát bờ có một vật rất tròn trôi bồng bềnh trên mặt nước.
- Bác Địa Cầu! - chị Bút thốt lên. - Thôi đúng rồi. Còn quả cầu nào có thể ở đây, giữa những hòn đảo hoang vắng này nữa? Nhưng không hiểu sao bác ta lại không xanh lam, mà đen thẫm thế kia?
- Ồ, không hiểu sao tôi lại không vẽ lấy một cái ống nhòm! - Phấn Trắng đập mạnh tay vào mép giỏ. - Nhưng không sao, chúng ta bay thẳng đến bác ta bây giờ. Chỉ cần bác Địa Cầu cố nổi thêm vài phút nữa thôi.
- Khổ thân bác ta chưa, chỉ có bol vào bờ mà không tài nào boi được! - chị Bút thốt lên. - Liệu chúng ta có cứu được bác ta không đấy?
Nỗi xúc động của những người du lịch đã nhanh chóng chuyển thành sự thất vọng chua cay. Khi họ bay đến gần, té ra quả cầu đó chỉ là một quả dừa!
Quả dừa hết va vào đá, lại bị sóng dập, nhưng rồi lại nổi lên trên mặt nước.
- Giá mà vớt được quả dừa này lên! - chị Bút nói thành tiếng. - Nó cũng bị tai nạn.
- Tai nạn? - Phấn Trắng ngạc nhiên. - Đâu có! Chẳng qua là nó tắm thôi mà. Bơi thế đối với nó đã ăn thua gì!
- Anh muốn nói rằng hắn ta cố ý lăn xuống nước à? - chị Bút đanh đá hỏi.
- Sao lại không? Chị có thấy quả dừa cũng chỉ là một hạt giống như bao hạt giống khác không nào, chỉ có điều là nó hơi to thôi, - Phấn Trắng giải thích. - Để cho hạt giống của bất kỳ loại cây nào có thể phát triển tốt và về sau trở thành một cái cây giống y như tổ tiên của chúng, thì trước hết chúng cần phải có một địa điểm thuận lợi. Sống bên cạnh bố mẹ, thế hệ trẻ cảm thấy chật chội, tối, hơn nữa đất đai ở đấy không còn rộng rãi như xưa nữa. Vì lẽ đó mà cây cối thường hay cố gửi gắm hậu thế của mình đến những miếng đất mới, chưa có cây mọc. Một số lớn chúng ủy thác hạt giống của mình cho gió, số khác thì nhờ chim muông, có thứ lại bám gai vào lông thú vật mà đi du lịch khắp đó đây. Còn cây dừa thì thường gửi con cái của mình cho sóng nước. Phải công nhận rằng quả dừa là một trong những nhà hàng hải ưu tú nhất trên thế giới. Lúc nào cũng có thể nhìn thấy những cây dừa dọc bờ biển các nước nhiệt đói. Quả dừa chín, rụng xuống đất và thường hay lăn xuống nước. Sóng đón lấy chúng và mang ra tận biển khơi.
Đôi khi chiếc tàu con kỳ dị ấy ngao du hàng tháng trên đại dương, cho đến khi có một trận phong ba hay một đợt triều lên ném nó vào một bờ biển nào đó. Và thế là cái hạt giống cho đến giờ vẫn còn ngủ mơ màng trong phòng kín của mình sẽ bừng tỉnh dậy và sau khi nhú một chồi non ra bên ngoài, nó vĩnh viễn neo chắc con tàu của mình lại. Chiếc rễ con cứ thế đâm sâu vào lòng đất. Bây giờ thì có mười sóng cũng không sao lôi quả dừa trở lại được nữa.
Không bao lâu sau trên bờ biển hoang vắng có một cây dừa con vươn thẳng lên trời xanh.
Chính vì thế mà ở các vùng biển nhiệt đói thấy những hòn đảo hầu như không có một giống cây nào khác ngoài cây dừa. Những loại hạt giống khác làm sao mà địch nổi với những quả dừa!
Quả dừa chính là kẻ đầu tiên đã phát kiến và sinh cơ lập nghiệp tại đa số những hòn đảo hoang ở phương Nam, và trước tiên là những hòn đảo san hô.
Những rong biển do sóng ném lên bờ mục ra dưới ánh nắng mặt trời và trở thành nguồn phân bón rất tốt đối với những kẻ di cư màu xanh đầu tiên này. Những trận mưa rào đã đem đến cho những người dân bé nhỏ trên đảo này một nguồn nước ngọt dồi dào, và cuối cùng trên mảnh đất trơ trụi đã bắt đầu ngân lên tiếng rì rào của những chiếc lá xanh. Bóng mát đã trải dài trên bãi cát nóng bỏng. Dưới bóng mát ấy, những hạt giống của các loại cỏ, loại hoa, loại cây do gió mang tới đã có thể nẩy mầm.
Nhìn thấy vết xanh trên đại dương, chim chóc lại rủ nhau kéo tới. Nói tóm lại, cuộc sống đã đến cùng với những quả dừa.
Bạn có biết không? Tiếc rằng gió đẩy các quả bóng bay đi nhanh quá. Giá như Phấn Trắng có thời gian, anh ta nhất định sẽ kể cho bạn nghe về một rạn chắn kỳ lạ nhất, hùng vĩ nhất. Nhưng bây giờ Phấn Trắng không kể được. Tôi lại phải kể cho bạn nghe vậy.
Ngày xưa, sau khi đáy biển ở ven bờ Thái Bình Dương thuộc châu Úc, cụ thể là ở vùng bờ biển san hô, nâng lên, trên thế giới đã xuất hiện một công trình san hô lớn nhất. Đó là Đại rạn chắn Úc châu nổi tiếng. Một dải đá bao la nhô khỏi mặt nước kéo dài suốt 2.200 kilômet. 2.200 kilômet! Bạn hãy hình dung một khối đá vôi khổng lồ cao hai mươi mét được dựng lên giữa Moscow và Custanay. Rạn chắn vĩ đại như thế đấy.
Có điều thú vị là giữa đá và bờ hình thành một eo biển để tàu bè có thể qua lại và được đập san hô che chở trước những cơn bão tố.
Dãy rạn san hô lớn thứ hai nằm gần đảo Tân Caledonia, ở phía đông nước úc. Rạn chắn này dài 1.500 kilômet.
Thôi, bây giờ chúng ta hãy quay lại câu chuyện của chúng ta. Lúc này, cơn gió làm cho các quả bóng sà xuống sát mặt nước đã lặng, chúng bắt đầu lên cao dần.
- Trông kìa! - Phấn Trắng ngạc nhiên. - Tôi không ngờ các quả bóng của chúng ta lại bay nhanh thế này. Chẳng lẽ chị ném hết trọng vật rồi à?
- Anh chẳng bảo thế là gì? - chị Bút nhún vai.
- Vâng, nhưng tôi đâu có bảo ném tất cả chúng đi. Bây giờ thì rõ cả rồi không biết chúng ta sẽ bị đẩy đến đâu.
- Anh thử lấy thang dây móc vào các ngọn dừa xem sao, - chị Bút mách nước.
Phấn Trắng lập tức làm theo. Nhưng không kịp rồi. Quả bóng lướt qua dải đất hẹp và sau khi bay qua các vịnh xung quanh có các rạn bao bọc, nó tiến dần đến bờ bên kia của đảo.
- Nếu bây giờ chúng ta không nghĩ ra cách gì khác thì... chúng ta chỉ còn có cách nhảy xuống thôi! - Phấn Trắng nói, mắt dõi theo doi cát đang tiến gần lại, mặt tái xanh. - Có thể, chúng ta vẫn nguyên vẹn.
- Khoan đã! - chị Bút nói kiên quyết. - Tôi định bắt con tàu của chúng ta phải hạ xuống.
- Bằng cách gì?
- Rồi anh sẽ thấy.
Chị Bút bỏ nắp ra, can đảm bước lên mép giỏ, nắm những chiếc dây chằng và bắt đầu leo lên các quả bóng.
Dưới sức nặng của chị, các quả bóng nghiêng qua một bên và chị Bút treo lơ lửng trong khoảng không.
- Chị điên rồi! Chị sẽ rơi mất! - Phấn Trắng la lên. - Chị định làm gì đấy?
- Chọc thủng một quả bóng! - tiếng chị Bút từ trên cao vọng xuống.
Ngay lúc đó một tiếng nổ khủng khiếp vang lên, cái giỏ lật úp lại, roi thẳng xuống đất.
“Lần này, một quả nổ sẽ làm cho những quả còn lại nổ theo”,
- Phấn Trắng vừa kịp nghĩ ra điều đó thì lập tức đã bất tỉnh nhân sự.
Khi tỉnh lại, Phấn Trắng sờ lên mình, thở phào nhẹ nhõm và nghĩ bé người cũng có cái lợi. Cả người anh chỉ sứt có một mảnh nhỏ và hai, ba hạt vụn.
Phấn Trắng đứng dậy lảo đảo đi tìm chị Bút. Đi được vài bước anh đã thấy chị ta sau một đụn cát. Chị Bút ngồi trên một tảng đá bằng phẳng, buồn bã nhìn vết sây sát trên chiếc áo chất dẻo của mình.
- Ờ, chị đây rồi, trông chị ít bị sây sát hơn tôi. - Phấn Trắng mừng rỡ.
- Dẫu sao tôi cũng bằng chất dẻo mà lị, - người bạn đường của anh khẽ mỉm cười.
Một đợt sóng xô lên khiến các vị khách du lịch lùi lên cao.
Khi nước rút ra, xác chiếc giỏ rơm nằm lại ngay cạnh họ.
- Giờ đây chúng ta là những Robinson rồi; - chị Bút quay người và buồn rầu lê bước theo Phấn Trắng. - Chúng ta sẽ chẳng bao giờ về nhà được nữa.
- Chị không nên bi quan, chúng ta sẽ có cách, - Phấn Trắng đáp lại. - Trước hết chúng ta cần lục soát từng khe đá trên đảo. Chị đi một phía, tôi đi một phía.
... Phấn Trắng chậm rãi tiến dọc theo bờ biển, đi vòng quanh những cây dừa thưa thót, xem xét từng tảng đá, từng đống rong do sóng biển ném lên bờ...
Lát sau anh đi tới mũi đá nằm cuối dải đất hình lưõi liềm.
Tại bãi bồi Phấn Trắng đúng ngắm một chiếc vỏ hến khổng lồ bị cát phủ hết một nửa. vỏ hến có thể chứa một cậu học sinh lớp hai cao nhất, thậm chí cả cậu học sinh lớp ba cũng vừa.
Bác Địa Cầu và thím Giẻ Lau chắc sẽ kinh ngạc, khi nhìn thấy cái vỏ hến này! - Phấn Trắng buồn rầu suy nghĩ và chậm rãi quay trở lại.
Hy vọng tìm thấy bạn giờ đây hầu như không còn nữa. Phấn Trắng miên man với những ý nghĩ không vui, bước đi cạnh những cây dừa. Bỗng nhiên anh nghe tiếng sột soạt. Cách anh khoảng nửa mét, một chú cua to tướng từ thân cây dừa bò xuống. Đôi mắt lồi dữ tợn của chú nhìn thẳng Phấn Trắng. Chú cua cọ hai càng vào nhau và nhảy phóc xuống cát. Phấn Trắng sợ hãi bỏ chạy nhưng lại suýt va phải chú cua thứ hai đang hí hoáy bên quả dừa vỡ.
Phấn Trắng sợ điếng người, cắm cổ chạy xuống bờ biển và nấp vào khe đá. Nhưng các con vật mặc áo giáp này không đuổi theo anh, mà lăn miếng mồi vớ được đi nơi khác.
Phấn Trắng rời khỏi chỗ nấp sau khi đã hồi sức và ngay lúc đó anh nghe tiếng kêu cứu tuyệt vọng của chị Bút:
- Cứu! Cứu tôi với!
Phấn Trắng không chút do dự, lao đi cứu chị ta.
Anh vượt qua một đồi cát, len lỏi giữa các lùm cây và... đứng lặng người.
Chị Bút áp sát người vào thân cây dừa, mồm la một cách tuyệt vọng. Trước mặt chị ta một chú cua to tướng dừng lại dáng ngơ ngác. Chắc là chú ta bâng khuâng không hiểu liệu có ăn được cái que lấp lánh chưa từng thấy này không. Hai chú cua khác bò ở đằng xa.
‘Phải đánh lạc hướng lũ cua này”, - Phấn Trắng nghĩ thế và nhảy ra giữa bãi cát bằng phẳng.
Lập tức cả ba chú cua quay về phía anh, chú cua lớn nhất, lắc lư như một chiếc xe tăng, xông thẳng vào anh. Nó tiến ngang, một chiếc càng giương về phía trước hăm dọa, một chiếc xếp lại.
Phấn Trắng né sang một bên, nhưng liền đó chú cua thứ hai lao thẳng vào anh. Phấn Trắng bắt đầu cuống quýt. “Thế là hết đòi! - một ý nghĩ thoáng qua trong đầu anh
- Những chiếc càng sẽ nghiền mình thành bột trong nháy mắt”! Và khi ấy, với tâm trạng tuyệt vọng của kẻ sắp chết, anh xông vào tấn công. Né khỏi chiếc càng nguy hiểm, Phấn Trắng rạch một đường lên cái mai cứng. Chú cua lùi lại Phấn Trắng rạch thêm một đường nữa, chú cua đứng im như bị sét đánh.
Một phút sau, chú cua thứ hai bị rụng mất càng và sau đó cũng bị rạch. Chú cua thứ ba vội lùi về hang dưới gốc dừa, tìm lối thoát thân.
- Chạy đi! - Phấn Trắng vừa thở hổn hển vừa gọi chị Bút.
- Trốn đi, tôi ghìm chân nó đây rồi.
- Anh không phải lo cho tôi, - chị Bút thất vọng thét lên. - Nhìn kỹ đằng sau mà xem!
Phấn Trắng quay người, không rõ chị Bút nói gì, và bỗng nhiên nhìn thấy... bác Địa Cầu nằm giữa các lùm cây. Chú cua thứ tư chậm rãi lăn tròn cái thân hình chết cứng của bác.
Lập tức Phấn Trắng xông thẳng về phía tên cướp như một mũi tên. Chú cua bị tấn công bất ngờ và chưa kịp quay người lại thì đã bị rạch mất.
Bác Địa Cầu bị sây sát nặng. Chỗ Đại Tây Dương của bác có một lỗ hõm nhỏ, nhưng khắp người bác, Phấn Trắng không thấy thương tích đáng kể.
- Bác ta chết rồi! - chị Bút chạy tới và thốt lên.
Phấn Trắng không đáp lại. Anh muốn quay bác, nhưng không đủ sức. Khi ấy Phấn Trắng thúc mạnh vào bác Địa Cầu và vội áp tai vào ngực bác ta.
- Đúng rồi, - anh lẩm bẩm.
- Uống nhiều nước quá! Nạn nhân đã bị sặc. Nước vào đến nửa người nạn nhân. Ở đây không thể cứu bằng hô hấp nhân tạo, chúng ta thử làm phẫu thuật, may ra bác ta sẽ sống lại.
- Nhưng tôi không biết tí gì về y học! - chị Bút bối rối nói.
- Bây giờ chúng ta khiêng cái đầu ra, - Phấn Trắng ra lệnh khi tháo xong đai ốc.
Dùng các cành cây làm đòn bẫy, hai người đã khênh được đầu bác ra.
Liền đó, từ lỗ nhỏ ở Bắc cực, một thác nước tuôn ra. Trong chốc lát, cát xung quanh ướt sũng, một dòng suối con chảy lai láng trên cát, thế mà
nước vẫn cứ chảy ra, chảy mãi. Dường như nước trên tất cả các đại dương, sông biển và ao hồ vẽ trên người bác Địa cầu đã quyết định tuôn ra cho kỳ hết. Cuối cùng dòng suối cũng cạn.
- Phẫu thuật kết thúc, - Phấn Trắng tuyên bố. - Bắt đầu lắp.
Sau khi nước chảy hết, đầu nhà địa lý lão thành nhẹ hẳn đi và một phút sau bác Địa Cầu đã được đứng dậy.
- Anh thấy thế nào, liệu bác ta có sống lại được không? - Chị Bút hỏi lòng hy vọng.
- Hình - ình.... Hình - ình như đã-ã... - Bác Địa Cầu khẽ kêu ken két. - Đã sống lại... Tha lỗi cho tôi. - Bác định bước đến chỗ đôi bạn, nhưng ngã vật xuống cát vì yếu sức.
- Bác chớ quá cảm động, - chị Bút lăng xăng. - Bác hãy còn ướt quá.
Phấn Trắng vui sướng đến không nói nên lòi, quay lại và lo lắng thốt lên:
- Thím Giẻ Lau đâu rồi?
Phấn Trắng và chị Bút cúi mặt.
- Nghĩa là các bạn không... - bác Địa Cầu nói không hết lòi.
Bác đã hiểu rõ cơ sự. Bác cố đứng lên, lê bước về phía biển.
- Đây là lỗi của tôi! - bác lầm bầm - Do tôi mà ra cả.
Phấn Trắng và chị Bút lặng lẽ bước theo bác ta.
- Kìa kìa, - nhà địa lý già chỉ tay về phía vùng rạn mà sóng biển lúc triều xuống hay vỗ vào, - chúng tôi đã trải qua những giây phút cuối cùng ở chỗ kia kìa. - Bác già ngồi phịch xuống cát, khóc sướt mướt.
Phấn Trắng chẳng nói chẳng rằng, vụt chạy về phía rạn. Chị Bút chạy theo anh. Ra đến nước, Phấn Trắng nhảy băng qua những mô đá. Cuối cùng anh dừng lại và bắt đầu dõi nhìn vùng nước cạn.
- Có gì dưới đấy không? - chị Bút hy vọng hỏi to.
- Không có gì.
Phấn Trắng nhảy ra rạn tiếp theo, cúi người xuống và bỗng nhiên quay ngoắt trở lại.
- Đi theo tôi! - anh la to khi vào tới bờ. - Đi theo tôi nhanh lên! - và chạy đến những cây dừa gần đấy.
Không rõ đầu cua tai nheo, chị Bút cứ thế chạy ù theo, bác Địa Cầu đi theo sau chị, khập khà khập khiễng. Họ thấy Phấn Trắng đang làm một việc kỳ lạ: anh tước vỏ một quả dừa già đã thối lên một nửa, lấy ra những sọi nhỏ và ngắn.
- Sao các bạn đứng trơ ra thế! - Phấn Trắng giận dữ la to.
- Các bạn nối lại đi! - Anh chỉ những sợi dây cứng và tron cho họ. - Tôi đã tìm thấy thím ta. Thím Giẻ Lau nằm dưới đáy biển. Tôi sẽ lặn xuống để vót thím lên. Chỗ ấy cạn thôi. Cần một cuộn dây nhỏ!
Chị Bút và bác Địa Cầu nhanh chóng bắt tay vào việc. Vài phút sau họ đã bện xong một cuộn dây nhỏ có độ dài cần thiết. Dây có nhiều chỗ nối, gồ ghề, nhưng khá chắc.
- Bây giờ chúng ta đi lên bờ! - Phấn Trắng ra lệnh.
Khi tới bờ, anh bảo chị Bút và bác Địa Cầu giữ chặt một đầu dây, còn đầu dây kia anh buộc vào người anh.
- Trong các chuyến du lịch của chúng ta có một điểm chưa thực hiện được, - Phấn Trắng lẩm bẩm. - Chúng ta đã du lịch trên mặt đất, dưói lòng đất, đã bay trên không, nhưng chưa lặn xuống nước. Cho nên tôi sẽ làm việc này. Các bạn hãy giữ chặt dây. Nếu tôi giật ba lần thì các bạn kéo lên.
Nói xong, Phấn Trắng bước thẳng lên phía trước và trong chốc lát đã khuất sau đợt sóng xô vào bờ.
Cuộn dây được kéo lê đi là dấu hiệu duy nhất cho thấy rằng anh đang còn sống.
- Chắc anh ta đến nơi rồi, - bác Địa Cầu suy xét khi thấy cuộn dây còn lại vài centimet.
- Nhưng sao vẫn chưa thấy tín hiệu gì cả. Gặp tai nạn chăng?
Nhưng ngay lúc đó sợi dây được giật ba lần.
- Kéo! - chị Bút la to.
Họ ngạc nhiên vì kéo Phấn Trắng rất vất vả. Tưởng như sợi dây mắc phải một vật nặng dưói nước.
Đôi bạn lo lắng dốc hết sức ra kéo. Cuối cùng Phấn Trắng nhô khỏi mặt nước. Anh cũng đang kéo dây, chân đạp vào cát:
- Cố lên nào! - anh la to và liền đó một đợt sóng chồm lên, ném thím Giẻ Lau vào bờ. Mình thím ướt sũng, quấn đầy rêu.
- Xong, - Phấn Trắng thở phào. - Chỉ còn làm khô.
- Nhưng-ưng phải tìm cách chạy chữa, làm hô hấp nhân tạo hay là gì ấy chứ, bác Địa Cầu nói lắp bắp.
- Chỉ cần vắt khô thím ta là xong. Thím Giẻ Lau uống nhiều nước nên bất tỉnh đấy thôi. Tôi cũng bị thấm nhiều nước quá sắp rã hết bây giờ.
Sau khi sưởi nắng một lát, Phấn Trắng cùng đồng đội bước đến gần thím Giẻ Lau. Họ đỡ thím dậy, khiêng đến chỗ khô và bắt đầu vắt theo sự chỉ huy của Phấn Trắng. Nước mặn chảy ròng ròng xuống cát. Nước chảy ra ngày một ít dần, nhưng thím Giẻ Lau hãy còn ướt.
Người kiệt sức đầu tiên là bác Địa Cầu.
- Tôi không vắt được nữa- ữa! - bác nói lắp bắp! - Cứ bỏ đấy cho thím ta tự khô.
Phấn Trắng và chị Bút vắt thêm một lát nữa, nhưng rồi cũng xin chịu.
- Chúng ta đặt thím ấy lên tảng đá kia, - Phấn Trắng bảo hai người. - Ở đấy thím ta sẽ khô nhanh hơn.
Cả ba ngồi nghỉ dưới bóng râm, chân tay rã rời.
- Theo anh, thím ta liệu có sống lại được không? - bác Địa Cầu hỏi. - Thím ta nằm dưới nước quá lâu!
- Hắt xì! - một tiếng hắt xì hơi từ tảng đá vọng lại. - Tôi quen chịu nước rồi. Người ta tẩm ướt tôi suốt đời...
Mọi người đứng phắt dậy. Họ lắc, họ thúc, họ vuốt thím Giẻ Lau.
Chắc bạn cũng thấu hiểu, hạnh phúc biết bao khi cứu sống được đồng đội! Thế là cuối cùng tất cả các nhân vật của chúng ta lại đoàn tụ! Chao ôi! Như trút được tất cả gánh nặng! Tôi sung sướng. Còn bạn thì sao? Mà tí nữa thì quên! Bởi vì tôi và bạn còn phải kết thúc chương này nữa chứ.
Thế rồi, mặt trời phương nam đã làm cho thím Giẻ Lau khô nhanh và sau đó những người bạn - vâng giờ đây họ là những người bạn thật sự - đưa mắt nhìn hòn đảo tí hon lần cuối cùng.
- Xóa đi thôi! - Phấn Trăng vui vẻ ra lệnh.
- Bây giờ thì thỏa mãn cả rồi! - Phấn Trắng vừa nói vừa nằm vào gờ bảng. - Chúng ta đi du lịch thế là đủ.
- Tôi... tôi.... không-ông đồng ý. Tôi muốn nói... rằng chúng ta.... - bác Địa Cầu nói ken két.
- Nói tóm lại, - thím Giẻ Lau ngắt lòi bác ta, - nếu có đi du lịch thì cùng đi với nhau.
- Nhưng mọi người đều phải nghe lòi anh Phấn Trắng, - chị
Bút căn dặn. - Anh là người đứng đầu của chúng ta.
- Tôi đứng đầu thế nào! – Phấn Trắng bối rối. – Tôi chỉ lớn tuổi nhất thôi. Bây giờ chúng ta phải ngủ, - anh nói và lớp học trở nên yên lặng như tờ.
Mực Trắng Giấy Đen Mực Trắng Giấy Đen - Александр Дитрих 1926 - 1996 Mực Trắng Giấy Đen