"We humans have lost the wisdom of genuinely resting and relaxing. We worry too much. We don't allow our bodies to heal, and we don't allow our minds and hearts to heal.",

Thích Nhất Hạnh

 
 
 
 
 
Tác giả: Hồng Kim
Thể loại: Tiểu Thuyết
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Upload bìa: Mai Phương
Số chương: 10
Phí download: 2 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1802 / 4
Cập nhật: 2016-06-08 09:12:07 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 10
uế tổ chức Festival, Lãm Khương đưa bà Tịnh Thủy đi xem Nhã nhạc cung đình Huế.
Ngồi lắng nghe các nhạc công đàn, bà Tịnh Thủy bồi hồi xao xuyến. Trong bà chợt sống dậy cảm giác bâng khuâng rộn ràng của ngày xưa thuở mới vào yêu.
Người yêu đầu tiên của bà Tịnh Thủy là một nhạc sĩ tài hoa nổi tiéng. Bà đã yêu anh và say đắm tiếng đàn của anh.
Thế nhưng mối tình đẹp như thơ của hai người không thành. Ở xứ lạ quê người, bà luôn nuối tiếc cho mối tình đầu dang dở.
Hồn bà Tịnh Thủy đang đắm chìm vào quá khứ, chợt nghe giới thiệu Tôn Nữ Hạnh Chi đàn tranh, bà dõi mắt nhìn.
Một cô gái cực kỳ diễm lệ. Áo dài tím thướt tha, mái tóc đen tuyền buông xõa, trông cô gái vừa tinh khiết dịu hiền vừa đài các quý phái.
Bởi vì Hạnh Chi là cô gái mà Lãm Khương nói đến nên bà Tịnh Thủy càng chăm chú nhìn, càng lắng tai nghe.
Tiếng đàn tranh của Hạnh Chi ngọt ngào, lắng sâu. Bà Tịnh Thủy càng nghe càng tưởng chừng như tiếng đàn của người yêu xưa. Tôn - Thất Khải Thanh, nhạc sĩ tài hoa của nhạc lễ cung đình.
Tiếng đàn dịu êm của Hạnh Chi cuốn hồn bà Tịnh Thủy khiến bà chơi vơi.
Hạnh Chi ngưng đàn rồi mà bà vẫn còn ngẩn ngơ.
Lãm Khương hỏi khẽ:
- Mẹ thấy thế nào?
Bà Tịnh Thủy cười sửa lại:
- Nghe chứ con! Hạnh Chi đàn tuyệt quá!
Nghe mẹ khen người mình yêu, Lãm Khương không giấu vẻ vui sướng, vội khoe:
- Hạnh Chi con nhà nòi đó mẹ. Ông nội và cha đều là nhạc công của Nhã nhạc cung đình.
Bà Tịnh Thủy giật mình hỏi:
- Con nói sao? Ông nội và cha Hạnh Chi là nhạc công à?
Ba Hạnh Chi là Tôn Thất Khải Thanh một nhạc sĩ tài hoa đó mẹ. Con về đây nghiên cứu âm nhạc cung đình nên biết rõ về thân thế Hạnh Chi.
Ôi? Tên của người xưa đây. Tôn Thất Khải Thanh. Con tim bà Tịnh Thủy bồi hồi thổn thức.
- Hạnh Chi con của Khải Thanh à?
Chợt nhớ ra, Lãm Khương reo lên mừng rỡ:
- Mẹ biết bác Khải Thanh phải không? Mẹ người gốc Huế mà.
Quá xúc cảm, bà Tịnh Thủy đáp:
- Có... À mẹ có biết!
Rồi bà hấp tấp hỏi:
- Bác ấy thế nảo hả con?
- Bác Khải Thanh mất vì tai nạn giao thông, chỉ còn bác gái. Hạnh Chi sống với mẹ và hai em:
Cô ấy phải làm đủ thứ để lo cho gia đình đó mẹ.
Lãm Khương đáp một hơi rời nói thêm như thanh minh cho Hạnh Chi:
- Thế mà Hạnh Chi còn bị Kiều Hân vu oan hãm hại. May mà mọi chuyện đã sáng tỏ Bây giờ mẹ tin con rồi chứ?
Bà Tịnh Thủy gật đầu:
- Mẹ tin con rồi. Hạnh Chi bị vu oan cũng do Kiều Hân xốc nổi quá!
Nhắc đến Kiều Hân, hai mẹ, con chợt ngậm ngùi. Không khí bỗng chùng xuống.
Bà Tịnh Thủy chạnh lòng khi nghĩ đến Hạnh Chi. Cô Tôn Nữ dài các có ngón đàn tuyệt diệu này là con gái của Tôn Thất Khải Thanh. Ôi! Bà đâu có ngờ. Và điều kỳ diệu khiến bà nao nao là Lãm Khương con trai bà yêu con gái Khải Thanh. Tình xưa không thành thì bà sẽ vun đắp cho mối tình con trẻ.
Đưa mắt nhìn con trai, bà Tịnh Thủy hỏi một cách chân tình:
- Con nói là con yêu Hạnh Chi?
Lãm Khương gật đầu thú nhận:
- Vâng. Hạnh Chi rất hiền dịu đoan trang, chúng con có những đồng cảm với nhau.
Bà Tịnh Thủy cắc cớ hỏi:
- Hạnh Chi có yêu con không?
Lãm Khương tin chắc là Hạnh Chi yêu anh. Dù hai người chưa nới tiếng yêu nồng nàn nhưng tình cảm dành cho nhau dạt dào đầy ắp trong tim, chứa chan trong mắt. Lãm Khương trả lời bà Tịnh Thủy với nụ cười nở trên môi:
- Có chứ mẹ!
Mắt bà Tịnh Thủy lấp lánh nét cười, giọng bà vui vui:
- Thảo nào mẹ thấy lúc đầu mắt Hạnh Chi nhìn con đăm đắm.
Lãm Khương chối quanh:
- Hạnh Chi nhìn mẹ đó.
Bà Tịnh Thủy kêu lên:
- Nhìn mẹ làm gì?
Lãm Khương đáp tỉnh bơ:
- Xem mẹ khó hay dễ để vào làm dâu.
Bà Tịnh Thủy lườm yêu con trai:
- Cái thằng! Để xem mẹ có đồng ý không đã!
Lãm Khương năn nỉ như đứa trẻ:
- Mẹ đồng ý nghe mẹ!
Rồi anh cao hứng kể - Mẹ biết không, công trình nghiên cứu nhã nhạc cung đình Huế của con có sự đóng góp của Hạnh Chi.
Bà Tịnh Thủy nở nụ cười vui ấm áp:
- Mẹ biết rồi, con khỏi quảng cáo!
Nhìn thái độ của bà Tịnh Thủy, lòng Lãm Khương rồn lên một niềm vui phấn khởi. Anh tin chắc là bà đã đồng ý Hạnh Chi rồi.
Hôm sau, Lãm Khương đưa mẹ đi ăn các món ăn Huế ở nhà hàng nhỏ mang tên "Hương Cố Đô".
Nhà hàng rất xinh xắn, trang trí cảnh vật toàn hương đồng cỏ nội, bàn ghế bằng mây tre. Trên bàn những bình hoa tuyệt đẹp làm từ rau củ quả, giống hệt hoa thật:
Ha mẹ con vừa ngồi xuống bà Tịnh Thủy nhìn bình hoa sen làm bằng củ hành đã trầm trồ khen ngợi:
- Đẹp quá? Con mà không nói, mẹ cứ ngỡ là hoa sen thật.
Nếu mẹ biết ai làm những bình hoa này bà còn bất ngờ nửa. Nhưng Lãm Khương không nói mà cất tiếng hỏi:
- Mẹ dùng món gì?
- Con cứ gọi cho mẹ.
Lãm Khương pha trò:
- Gọi hết các món nha mẹ. Con đã mê cơm hến, bánh ướt thịt nướng, bánh bèo tôm chấy, bún bò Huế, chè cung đình...
Bà Tịnh Thủy hóm hỉnh tiếp lời con trai:
- Còn một món nữa mà con chưn kể.
- Món gì hở mẹ?
Bà Tịnh Thủy nhìn con trai với tia nhìn ấm áp yêu thương:
- Chẳng những con mê các món ăn Huế mà còn mê cô gái Huế nữa.
Lãm Khương thích thú gật đầu:
- Đúng là mẹ đã hiểu con Rồi anh gọi phục vụ nhà hàng mang thức ăn lên.
Người phục vụ nhà hàng bưng thức ăn lên chính là Khải Danh.
Đặt các món ăn ra bàn, Khải Danh vui vẻ:
- Chào bác. Chào anh Lãm Khương.
Bà Tịnh Thủy nhìn Khải Danh trân trân. Cậu bé giống Khải Thanh. Không lẽ... Bà chưa kịp hỏi Lãm Khương đã nhanh nhảu giới thiệu:
- Đây là Khải Danh em của Hạnh Chi đó mẹ!
Khải Danh cười thật tươi:
- Bác và anh Lãm Khương đến đây ủng hộ cháu?
Bà Hạnh Thủy ngạc nhiên quá đỗi:
- Nhà hàng "Hương Cố Đô" của cháu?
- Dạ, chị em cháu có một ít vốn và vay thêm của bạn bè mở nhà hàng nấu toàn những món ăn Huế.
Bà Tịnh Thủy buột miệng:
- Hay quá nhỉ?
Khải Danh lễ phép:
- Dạ, mời bác thưởng thức.
Bà Tịnh Thủy ăn cơm hến, bánh ướt thịt nướng, bún bò, toàn những món bà yêu thích. Món nào bà cũng thấy ngon.
Vừa ăn bà vừa tấm tắc khen:
- Ngon lắm! ở Pháp, bác ít có điều kiện ăn các món Huế chính hiệu như thế này.
Mắt Khải Danh sáng lên vẻ tự hào:
- Quán "Hương Cố Đô" của tụi cháu nấu đúng các món truyền thống.
Bà Tịnh Thủy ôn tồn bảo:
- Cháu thuê đầu bếp nào thế, cho bác gặp một chút nhé!
Nhìn thấy Lãm Khương nháy mắt ra hiệu, Khải Danh vui vẻ đáp:
- Vâng. Cháu sẽ mời đầu bếp lên cho bác gặp.
Khải Danh thoắt bước vào trong rồi trở ra cùng Hạnh Chi. Đến bên bàn bà Tịnh Thủy, Khải Danh tinh nghịch:
- Chị Hạnh Chi ơi! Có bà khách muốn gặp đầu bếp của quán "Hương Cố Đô". Chị giới thiệu đi!
Hạnh Chi bẽn lẽn nhìn bà Tịnh Thủy và Lãm Khương rồi la Khải Danh:
- Thằng ni dị rứa! Quán "Hương Cố Đô" có đầu bếp mô.
Lãm Khương vờ hỏi:
- Không có đầu bếp, rứa ai nấu món ăn hở Hạnh Chi?
Hạnh Chi lúng túng:
- Đầu bếp... em...
Khải Danh láu lỉnh:
- Bác bảo món ăn như thế nào đó, muốn gặp chị.
Hạnh Chi lo lắng nhìn bà Tịnh Thủy:
- Cháu nấu có điều chi sơ sót xin bác chỉ bảo!
Bà T'ịnh Thủy càng ngạc nhiên hơn nữa. Cô gái có ngón đàn hay lại khéo léo nấu ăn. Thật đảm đang!
Bà bật hỏi:
- Cháu nấu các món ăn của quán "Hương Cố Đô" đấy à?
Hạnh Chi thú thiệt:
- Dạ, cháu học nấu từ mẹ cháu, từ sách báo, các chương trình đạy nấu ăn.
Cháu cũng chưa có kinh nghiệm. Món nào bác thấy chưa đúng...
Bà Tịnh Thủy mỉm cười chưa nói gì Lãm Khương cất tiếng hù Hạnh Chi:
- Mẹ anh gốc Huế, bà rất rành các món ăn truyền thống Huế.
Hạnh Chi càng lo, chắc là cô nêm nếm khổng hợp khẩu vị của bà Tịnh Thủy, hay món ăn nấu có gì sai sót, cô yên lặng chờ nghe bà chỉ ra mà mặt đỏ dừ.
Nhìn cô gái xinh đẹp tài hoa, lại giỏi bếp núc nội trợ, bà Tịnh Thủy không khỏi, khen thầm.
Bà vui vẻ buông một câu nhận định:
- Bây chừ, bác muốn biết vì sao thằng Lãm Khương mê tít các món ăn Huế do cháu nấu.
Mặt Hạnh Chi đỏ ửng hơn nữa. Cô hồi hộp không biết bà Tịnh Thủy khen hay chê.
Lãm Khương tiếp theo lời bà:
- Mẹ cũng khen món ăn Huế của Hạnh Chi nấu rất ngon chứ đâu phải mình con.
Bà Tịnh Thủy lườm yêu con trai:
- Cái thằng thật khéo nói! Mẹ chừa nói gì mà con đã vội khen rồi.
Lãm Khương chỉ Khải Danh:
- Có Khải Danh làm chứng. Lúc nãy mẹ đã khen món ăn ngon và bảo Khải Danh gọi đầu bếp ra cho mẹ gặp. Đầu bếp đã ra sao mẹ không nói?
Mọi người cười vang trước câu pha trò có duyên của Lãm Khương.
Bà Tịnh Thủy nhìn Hạnh Chi với ánh mát hiền từ:
- Bác khen cháu chỉ bằng thừa. Bây chừ, bác chỉ hỏi một câu thôi!
Lãm Khương xen vô:
- Rứa mẹ hỏi cáu gì?
Bà Tịnh Thủy xua tay:
- Cái thàng! Con đừng chen vô, để mẹ hởi Hạnh Chi.
Hạnh Chi hồi hộp nhìn bà. Không biết bà hỏi gì. Không dám hỏi. Thôi thì ìm lặng chờ đợi bà hỏi gì để trả lời.
Bà Tịnh Thủy hắng giọng trịnh trọng hỏi:
- Cháu có đồng ý làm dâu của bác không?
Câu hỏi của bà Tình Thủy làm Hạnh Chi muốn rụng tim. Lòng cô nao nao khó tả.
Mắt Hạnh Chi chạm phải ánh mắt nồng ấm thiết tha của Lãm Khương.
Giọng anh ân cần khuyến khích Hạnh Chi:
- Em nghĩ sao hãy trả lời mẹ đi, Hạnh Chi. Em yên lặng là chết anh đó.
Hạnh Chi nhìn bà Tịnh Thủy:
- Cháu chỉ sợ là cháu không xứng đáng.
Bà Tịnh Thủy buông giọng chân thành:
- Bác rất hài lòng có cô con dâu đảm đang như cháu.
Hạnh Chi cười nói khẽ:
- Dạ, cháu còn vụng về lắm bác ơi!
Bà Tịnh Thủy vui vẻ đề nghị:
- Cho bác gặp mẹ cháu nhé!
Thế là bữa ăn các món Huế ở nhà hàng "Hương cố đô" biến thành buổi hỏi vợ cho Lãm Khương.
Con tim Lãm Khương nhảy nhót reo vui. Và cao hứng anh cất giọng ngâm nga trữ tình.
"Ai sinh giọng nói đễ thương.
Rót ra có mật có hương trong lời.
Ngọt ngào chi lắm Huế ơi.
Dể cho ta khát một đời bỏng môi".
Khải Danh bưng chè cung đình lên, nhanh nhảu bảo:
- Xin mời mọi người dùng chè cung đình cho ngọt ngào.
Mọi người cũng ngồi bên nhau thưởng thức chén chè cung đình ngọt lự.
Hai chị em Hạnh Chi, Khai Danh là chủ nhà hàng bé nhỏ "Hương Cố Đô".
(phải gọi là quán ăn là đúng hơn) không còn là chủ nữa. Hai mẹ con bà Tịnh Thủy và Lãm Khương không còn là khách nữa. Tất cả chan hòa thân ái bên bàn ăn cùng nhâm nhi chén chè cung đình ngọt ngào hương vị.
Bà Tịnh cứ xuýt xoa khen mãi:
- Đầu bếp Hạnh Chi nấu chè ăn thật ngon!
Hai má nóng ran, Hạnh Chi sung sướng trước lời khen ngợi của bà Tịnh Thủy nhưng cô vẫn lễ độ khiêm tốn:
- Dạ, do cháu cố gắng học hỏi từ nhiều người.
Gửi cho Hạnh Chi tia nhìn tình tứ, Lãm Khương lại nói với bà Tịnh Thủy:
- Ngon và ngọt nữa chứ mẹ.
Bà Tịnh Thủy cười thật cởi mở:
- Chè thì phải luôn luôn ngọt rồi.
Lãm Khương bông đùa:
- Có thứ chè không ngọt mẹ ạ?
- Chè gì không ngọt hả con?
Lãm Khương trả lời tỉnh bơ:
- "Chè ghim" và "mộng chè"!
Bà Tịnh Thủy bất ngờ kêu lên:
- Trời đất! Con học cách nói láy từ bao giờ thế?
Lãm Khương không trả lời mà hỏi lại bà Tịnh Thủy:
- Mẹ có đồng ý không. "Chè ghim" và "mộng chè" không ngọt mà còn làm người ta sợ.
Nhìn Hạnh Chi với ánh mắt trìu mến, bà Tịnh Thủy hóm hỉnh hỏi:
- Hạnh Chi có sợ "mộng chè" không?
- Dạ, cháu rất kính trọng và quý mến bác ạ!
Câu hỏi bất chợt của bà Tịnh Thủy khiến Hạnh Chi trả lời nhanh mà không kịp suy nghĩ gì cả. Câu trả lời của Hạnh Chi cũng rất thành thật xuất phát tự đáy lòng.
Lãm Khương cười phá lên trêu chọc Hanh Chi:
- Em có biết "mộng chè" là ai không mà trả lời tỉnh vậy?
Bây chừ Hạnh Chi mới thấy ngượng chín người. Cô không dám nhìn bà Tịnh Thủy.
Trong khi đó bà Tịnh Thủy buông giọng tỉnh bơ:
- Bà "mộng chè" là mẹ đấy!
Lãm Khương ranh mãnh hỏi lại:
- "Mẹ" gì hở mẹ?
- Mẹ chồng!
Mọi người cười xòa.
Mặt Hạnh Chi thì đỏ như gấc chín. Hạnh Chi không ngờ bà Tịnh Thủy rất cởi mở vui tươi như thế.
Khải Danh lãng xăng tiếp khách mới vào quán, lại còn nói với Hạnh Chi:
Bữa ni chị làm khách hỉ? Em làm phục vụ bàn tiếp chị.
Nói rồi, Khải Danh để các dĩa nhạc về Huế mà Khải Danh biết Hạnh Chi và Lãm Khương rất thích.
Giọng người ca sĩ trong trẻo vang lên bài "Huế Thương".
"Trở lại Huế thương bài thơ khắc trong chiếc nón.
Em cầm trên tay ra đứng bờ sông.
Sông Hương nước chảy thuyền trôi lững lờ.
Em trao nón đợi và em hẹn hò.
Tôi nhớ khúc ca.
Tôi nhớ khúc ca mỗi lần đến Huế.
Nam Ai, Nam Bình mà sao thương thế.
Lắng trong vui buồn mộng mơ.
Em hát nghe thân thương ư, Huế ơi...".
Huế ơi? Huế để cho Lãm Khương ghé đến. Huế để cho Lãm Khương gặp gỡ Hạnh Chi.
Sông Hương và cầu Trường Tiền nơi đôi mình gập gở "Con sông dùng dằng.
Con sông không chảy.
Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu".
Anh không trở về "hóa dá phía bên kia" mà trở lại Huế tìm em...
Đám cưới của Hạnh Chi và Lãm Khương, chuyện cứ ngỡ trong cơn chiêm bao mộng mị. Nhưng hôm nay chuyện đó là sự thật và đang xảy ra.
Mọi người lăng xăng lo tổ chức, lễ cưới. Không khí đông vui nhộn nhịp.
Tòa lâu đài cũ kỹ rêu phong được sửa sang lại. Sân trại được trang trí bằng cây lá bông hoa đơn sơ mà đẹp lộng lẫy. Thức ăn đãi khách toàn những món Huế tuyệt ngon.
Lam Mỹ phụ nấu ăn hôm trước, hôm nay rước dâu thì cương quyết đòi làm dâu phụ.
- Ta làm dâu phụ cho mi nhé Hạnh Chi.
Bác sĩ Khiết An trêu chọc Lam Mỹ:
- Cô dâu phụ mà có một bé trai theo lon ton sao ổn?
Khiết An sau ngày điều trị bệnh tim cho con Lam Mỹ đã gắn bó với cô. Tình yêu của hai người thật cảm động. Khiết An thông cảm hoàn cảnh của Lam Mỹ và nguyện chia sẻ cùng cô suốt quãng đường đời.
Hạnh Chi vui vẻ nói với Lam Mỹ và Khiết An:
- Cô dâu phụ Lam Mỹ có con trai thì để nó lon ton nâng vạt áo cưới cho cô dâu chính nhé!
Lam Mỹ gật đầu thích thú:
- Đồng ý? Để ta trang điểm giống với cô dâu chính.
Khiết An nhất quyết đòi hỏi:
- Em làm cô đâu phụ thì anh phải làm chú rể phụ.
- Anh hỏi xem anh Lãm Khương có đồng ý duyệt không?
Lãm Khương nhanh nhảu trả lời:
- Duyệt ngay để cho hai người thành một cặp chứ.
Khiết An vỗ vai bạn:
- Ỷ làm cặp chính rồi phách hén?
Lãm Khương pha trò:
- Trước sau gì mày cũng làm rể chính hà. Đừng lo? Hôm nay cứ bắt chước tao!
Mọi ngưởi cười ồ lên thú vị.
Hạnh Thơ và Hải Cầm cũng là một cặp khá nổi bật, hai người đang thay mặt nhà gái tiếp khách.
Đám cưới của Hạnh Chi và Lãm Khương được chọn làm tiết mục "Đám cưới dân gian" một tiết mục đặc sắc của Festival Huế năm nay.
Ai cũng mặc áo đài truyền thống.
Các chàng trai mặc áo dài xanh hoặc đỏ khăn đóng cùng màu.
Người lớn tuổi áo màu đen.
Các cô gái áo dài đủ màu sắc, che dù nghiêng nghiêng.
Hai bà thông gia mặc áo dài cùng màu xanh rêu thêu hoa đẹp lộng lẫy. Hai bà đi cạnh nhau thân thiết như hai chị em.
Đặc biệt là hai cặp cô dâu, chú rể chính và phụ cũng mặc giống nhau.
Chú rể Lãm Khương trước nay chỉ quen sơ mi, quần tây, veston lịch lãm, hôm nay vận chiếc áo dài gấm đỏ, đầu đội khăn đóng trông đúng là chú rể trong trang phục truyền thống.
Hạnh Chi lộng lẫy kiêu sa trong chiếc áo dài vàng thêu hoa, đầu đội mấn, cổ đeo chiếc vòng vàng lấp lánh, tay ôm bó hoa. Ai cũng khen Hạnh Chi đẹp như Hoàng hậu Nam Phương.
Cô dâu chú rể đi bên nhau thật tình tứ và lãng mạn.
Kế đến là cặp dâu rể phụ Lam Mỹ và Khiết An. Hai người trang phục giống hệt cô đâu chú rể chính. Chú bé con trai Lam Mỹ cũng xúng xính trong chiếc áo dài đỏ tí hon đi cạnh mẹ.
Các chàng trai cô gái bưng mâm lễ vật phủ khăn điều đỏ, uyển chuyển từng bước đi.
Một đám cưới đúng theo truyền thống dân gian rất vui và độc đáo.
Đoàn người xúng xính đi qua cầu Tràng Tiền để cho nhiếp ánh nghệ thuật chụp ảnh, các phóng viên đài truyền hình dịa phương trực tiếp quay phim.
Được đi trên cầu Tràng Tiền trong ngày cưới là niềm vui lớn nhất của Hạnh Chi và Lãm Khương.
Ngang qua chỗ hai người gặp nhau lần đầu tiên, Lãm Khương thì thầm vào tai Hạnh Chi:
- Còn nhớ chỗ này không em?
Hạnh Chi nhìn Lãm Khương với ánh mắt dạt dào yêu thương:
- Nhớ chứ anh? Chỗ chiếc xe cuộc tông vào cô gái Huế.
Lãm Khương mỉm cười hạnh phúc:
- Và bây chừ cô gái Huế là vợ chiếc xe đạp cuộc há!
Hạnh Chi nũng nịu bẻ lại:
- Răng mà vợ chiếc xe đạp cuộc được anh?
Lãm Khương gửi nụ hôn lên má Hạnh Chi:
- Là vợ anh?
Hai người nhìn nhau với ánh mắt dạt dào hạnh phúc.
Lãm Khương thì thầm vào tai Hạnh Chi bài "Chút tình gửi Huế".
"Người từ xa chín dòng sông.
Rơi câu lục bát thấm lòng Hương Giang.
Trường Tiền mấy nhịp mênh mang.
Đò đưa Vỹ Dạ chưa sang bên này.
Người từ đôn hậu miền Tây.
Buông câu vọng cổ mà say Ngự Bình.
Ngọt ngào trăng nước lặng thinh.
Ấm tim hơi rượu, men tình cô đô".
Hạnh Chi thì thầm đáp lại Lãm Khương:
- Cám ơn cố đô đã xe duyên cho mình bên nhau?
Cùng lúc nụ cười hạnh phúc bừng nở trên môi hai người.
Một Thời Tôn Nữ Một Thời Tôn Nữ - Hồng Kim Một Thời Tôn Nữ