Số lần đọc/download: 5563 / 15
Cập nhật: 2018-10-23 10:50:31 +0700
Chương 10
B
iên vươn vai đứng dậy. Anh đưa tay làm vài động tác thể dục rồi lại trở lại ngồi trước máy tính.
Anh làm việc ở đây đã hơn ba tháng từ ngày trở về VN. Trong thời gian bốn năm anh đi du học, ở nha ba anh đã xây dựng được một công ty phần mềm. Bây giờ anh được giao quản lý một bộ phận trong công tỵ Với nhiệt tình của tuổi trẻ, kiêu hảnh của tánh tình, Biên đang muốn chứng tỏ bản lảnh của mình. Anh làm việc quên cả giờ giấc, ăn uống thất thường và ngủ nghê tùy tiện.
Tuy thuê căn gác ấy nhưng Biên thỉnh thoảng vẩn ngủ lại trong công tỵ Ở đây anh có một phòng làm việc riêng với khá đầy đủ tiện nghị Tuy nhiên nó không thể là nơi ấm cúng để người ta ẩn thân sau một ngày vất vả. Biên vẩn thèm một mái nhà. Căn gác có vòm vửa sổ tít trên cao đó cũng không còn là mái nhà đúng theo suy nghì của Biên,nên anh cũng hời hợt với nọ Người xưa không còn, cảnh củ cũng vô hồn, vô Duyên. Biên bám vào căn gác nho như bám vào hy vọng ngày nào đó Phượng Duy se quay về. Dù biết hy vọng ấy hết sức mong manh, Biên vẩn không nguôi hy vọng.
Tập trung làm cho dứt công việc còn lại, Biên đi ăn trưa. Khác với thời sinh viên, phải ăn cơm tháng, Biên bây giờ ă cơm quán. Phảinói là cơm nhà hàng mới đúng. Ở thành phố bây giờ có nhiều nhà hàng phục vụ cơm trưa cho công nhân viên chức. Anh thích bầu không khí ở đây hơn ở nhà Lan Khuệ Bởi vậy dù trả tiền thuê nhà và cả tiền cơm, nhưng anh không ăn. Phần tiền cơmBiên đề nghị bà Thảo mua thêm thức ăn riêng cho bà Nhụ So với bốn năm trước, bà ốm đi nhiều. Suốt ngày bà quanh quẩn trong ngôinhà vắng tanh với vẻ trông ngóng rất tội.
Bà Thảo từngkể lể:
- Nội con Khuê lẩn rồi. Sau khi cô Út Trầm chết bà suy sụp một phần, rồi con Duy bỏ đi, bà suy sụp hẳn. Hừ! cái số cụ khổ về già khiến bác cũng khó theo, chỉ mẹ con Phượng Duy là sướng.
Biên thở dài, chẳng biết Duy sướng ở điểm nào. Anh không tiện hỏi thật cặn kẻ thật chi tiết về Phu8ợng Duỵ Chỉ biết cô đang sống với bà Hiệp và một đứa con không chạ Chính vì đứa bé này mà Duy rời khỏi đây và đã khiến cụ Nhu quỵ hẳn.
Rất nhiều đêm trằn trọc, Biên bệt cười khan khi nhớ lại hồi đó. Anh luôn tin Phượng Duy hồn hiên trong trắng chứ không vừ ranh vừa quỷ như Khuệ Anh tôn thờ cô đến mức ở phút chia tay anh chỉ dám ôm và hôn lên vầng trán bướng ấy rồi hẹn ngày về.
Thế đấy, thánh nử của Biên đã có con, Và đứa con ấy không có nổi một ông bố mới kinh khủng chứ.
Ngay ngày chia tay Phượng Duy đã cho anh leo cây, cô đã đùa cợt trên sự thành thật của Biên. Cô đã làm anh đau đớn suốt ba năm dài thế kia, vậy sao Biên còn mong có ngày trùng lại gặp lại?
Thú thật anh không lý giải được những mâu thuẩn trong hồn mình.
Biên chợt nhớ một bài thơ anh đọc qua mạng internet cách đey không lâu:
Anh lại về giửa mùa thu phố cu?
Lá me xanh ngan ngát phủ con đường
Ô cửa sổ nốt nhạ nào rơi xuống
Âm thanh buồn hiêu hắt đậu trên vai
Cổng rào xưa dây leo tím phủ đầy
Trong ký ức tiếng em cười đâu đấy
Đàn sẻ nhỏ mắt tròn xoe thức dậy
Hỏi thầm anh mầu áo củ nay đâu?
Chạy đuổi theo danh vọng mệt nhoài
Những được mất rồi chỉ là khái niệm
Anh tìm l.ai thưở học trò mực tím
Thiên đường xưa theo mây trắngbay đi
Phố thênh thang xanh tựa chiếc ô xoè
Con sẻ ngậm sợi nắng vàng bay mất
Em cùng khuất tựa tháng ngày xa lắc
Anh nặt giùm mình chút quạnh hiu rơi
Bài thơ buồn nhẹ những sâu lắng ấy không hiểu sao dứ đeo đẳng tâm trí anh. Có lẻ tác giả của bài thơ đã nói lên đúng tâm trạng của Biên chăng?
Con sẻ nhỏ Phượng Duy... tháng ngày xa lắc... chhỉ còn lại anh và một nổi quạnh hiu.
Biên băng quađường vào nhà hàng M. ngồi xuống chổ quen, anh chờ người phục vụ. Ngay lúc ấy anh có cảm giác ó ai nhìn mình.
Đó là một thanh niên nhỏ tuổi hơn anh. Anh ta đang dùng bửa với vài ba người khác và gật đầu chào khi thấy anh ngó sang.
Ai thế nhỉ? Biên nhớ không ra dù anh ta trông khá quen. Lịch sự Biên khẻ gật đầu đáp lể với một dấu hỏi to đùng quanh xung quanh.
Chiếc điện thoại di đông reo trong túi. Biên thư thả nghe.
Bên kia, giọng LanKhuê trách mó:
- Hôm nay đám giổ cô Út mà anhkhông về, nội vó vẻ buồn đó.
Biên ngớ mặt ra:
- Chết! anh quên
Khuê lại tiếp tụ trách:
- PHáI chi anh về nhà thường xuyên hơn, chắc anh đã nhớ. Phải chi anh cho em số di động này, em đã nhắc anh rồi. Làm chức lớn như anh, em muốn... liên hệ cũng khó. Hể điện tới công ty thì người ta tra hỏi là ai, tìm anh làm gì, em năn nỉ muốn gẩy lưởi mới có số phone nầy đấy.
Biên nhỏ nhẹ cho qua chuyện:
- Anh xin lổi.
- Vậy bây giờ anh về đi. Em có chuyện vui lắm.
- Chà! hợi bịkhó đây...
Lan Khuê kêu lên:
- Sao lạikhó? Đã hết giờ làm việc rồi mà
Biên âm ự:
- Anh đang ăn cơm với khách hàng. Chiều anh sè về. Khuê xin lổi nội hộ anh nhé.
KHuê thở dài:
- Đành vậy thôi, anh ăn cơm ngon nhé.
Biên cất điện thoại phần cơm của anh đã được dọn lên nhưng Biên biết mình không thể ăn ngon như lời Khuê vừa chúc.
Người thanh niên và nhóm bạn đã rời nhà hàng tự lúc nào. Lúc này Biên chợt nhớ dường như cậu ta là bạn của Lan Khuê và Phượng Duy, song tên gì Biên đã quên khuấy.
Bốn năm, một khoảng thời gian khá dài với người trẻ tuổi như anh. Biên quên những ai anh đã gặp thoáng qua cũng là lẻ thường tình.
Tạm bằng lòng với lời tự bào chửa cho sự vô tâm của mình, Biên bắt đầu buối cơm trưa va trở về phòng làm việc bốn bề bích kín với mày điều hoà va ánh đèn néon suốt ngày.
Điện thoại trên bàn lại reo. Biên nghe giọng ông Liêm thật rỏ.
- Ba cần bàn thêm với con về vấn đề lấp ráp máy tình xách tay.
Biên nói:
- Vâng, con nghe đây.
Ông Liêm cao gịong giản dạy một hơi hơn mười phút. Biên chỉ nghe và không nói lời nào. Anh chỉ giỏi chuyện môn còn mua bán kinh doanh thì chưa có kinh nghiệm gì. Bởi vậy anh cần nghe những đóng góp của những người từng rải như ba mình.
Sau khi nói xong chuyện làm ăn, ông bổng chuyển đề tài bất ngờ.
- Cháu nội bà cụ Nhu đã tốt nghiệp đại học phải không?
Biên nhíu mày:
- Vâng.
- Trước đây con có ý muốn ba tìm hộ con bé một công việc, nhưng sau khi con đi học ba chờ mà không thấy nó ghé. Mới vừa rồi bác Thảo có tới nhờ ba, nghĩ tới con, ba đã nhận lời.
Biên ngập ngừng:
- Vậy cũng tốt. Nhưng người trước kia con nhờ vả la người cháu khác của bà Nhu.
- Thế con bé ấy bây giờ đâu?
Biên ngậm ngùi:
- Con không biết. chúng con mất liên lạc mấy năm rồi.
Ông Liêm có vẻ băn khoăn:
- Này! Giửa con và con bé ấy đã xẩy ra chuyện gì à?
Biên bối rối:
- Sao ba lại hỏi vậy?
Ông Liêm thở dài:
- Ba nhớ tới mẹ con ngày xưa. Khi trẻ, người ta hay đơn giản mọi vấn đề mà không khi nào nghĩ về già, chính là những vấn đề tưởng là đơn giản ấy lại khiến mình đau khổ khôn nguôi. Ba muốn nhắc con phải cẩn trol.ng trong tình cảm để không phải hối tiếc cả đời.
Biên nói:
- Vang, con hiểu ạ.
Anh nhẹ nhàng gác máy. Lòng suy nghĩ chẳng hiểu bà Thảo nói gì với ba mình. Thì ra Lan Khuê đã được ba mình nhận vào làm việc, Khuê tốt nghiệp đại học, cô đủ tiêu chuẩn tối thiếu để làm việc ở đây. Nhưng tự nhiên Biên thấy khó chiệu khi biết bà Thảo đã lợi dụng anh để xin việc cho Lan Khuê.
Hồi đó, Biên đã hứa như đinh đóng cột với bà Nhu là sẽ đưa Phượng Duy vào công ty của ba minh. Việc ấy đã không thành chắc chắn bà Thảo biết chuyện này, bà đã lập lờ khiến ba anh lầm tưởng cô gái anh từng quan tâM là Lan Khuệ Ông lầm cũng phải vì cách đây bốn năm, khi làm tiệc chia tay, rồi tiển anh ở sân bay, cũng chỉ mỗi Lan Khuệ Phương Duy như cái dấu lặng trong bản tình ca, cô hiện diện trong anh nhưng không ai thấy. Cô cho anh leo cây cũng chả ai hay.
Nhưng tất cả đã qua và đã xa rồi. Anh phải quên dầu đôi khi quên khó hơn nhớ rất nhiều.
Có tiếng gỏ cửa. Biên máy móc:
- Mời vào!
Một nhân viên chìa rươc bàn anh một xấp giấy:
- Đây là bảng báo giá linh kiện máy tính của các hàng ở Phố vi tính. Anh tham khảo ạ.
Biên gật đầu, anh kiểm tra lại mục lục toàn bộlinh kiện công ty vừa thầu vào VN rồi bảo:
- Sáng sớm mai tung bảng giá của mìnhrạ Nhất định sẽ trúng lớn.
- Da.
Đợi người nhân viên ra khỏi, Biên lại dán mắt vào máy. Anh đang thiết kế một phần mềm hổ trợ cho việc tổ chức của chính công ty của ba mình và tấy tâm đắc với nó.
Buổi chiều ra về, Bien ghé chợ mua hoa trái cây. Bới cô Trầm, anh vẫn có một tình cảm, nên anh muốn biểu lộ thương cảm của minh vào ngày giỗ của cô.
Ra mở của cho Biên, Lan Khuê cười tươi roi rói, cô giằng lấy hoa từ giỏ xe của anh.
- Chắc cô Trầm phải ngậm cười nơi chín suối.
Biên nhếch mép. Anh đợi Khuê xếp mọi thứ lên bàn thờ rồi mới đốt nhang.
Giọng Lan Khuê chợt trầm hẳn:
- Hồi sáng Phượng Duy có về.
Tim Biên như thắt lại, anh vờ hờ hửng:
- Thế à?
- Duy gởi lời thăm anh.
Biên chua chát:
- Chỉ vậy thôi sao? anh hơi ngạc nhiên vì thăm hỏi hiểu này không phải thói quen của Duy.
Khuê cười cười:
- Anh hiểu con bé nhỉ? Đúng là Duy không nói gì dù biết anh đã về và ở đây. Con bé vô tâm đến mức khó chấp nhận. Anh đã rất tốt với nó và chẳng được gì ngoài sự bạc bẽo.
Biên lãng đi:
- Bà nội đâu?
- Nằm trong phòng Phượng Duy lại khiến nội lên máu. Khổ ghê!
Rồi Lan Khuê tíu tít khoe:
- Em sắp đi làm rồi.
- Anh có nghe ba anh nói
- THế là mình là đồng nghiệp. thích ghê.
Biên nghĩ to8'i Duy, anh mặc kệ Lan Khuê huyên thuyên gì đó bên tai. Chỉ đợi Khuê ngừng lại để thở là Biên hỏi ngay:
- Dạo này Duy thế nào hả Khuê?
Mặt cô xìu xuống:
- THế nào là sao? em không hiểu?
Biên điềm tỉnh:
- Công việc? cuộc sống riêng? đã ổn định chưa hay vẩ...
Khuê cướp lời anh:
- Vẩn phất phơ trước gió phải không?
Biên gượng cười:
- Anh chào thua cách dùng từ của em.
Lan Khuê hiu hiu tự đắc:
- Em là nhà văn mà. Phượng Duy hân hạnh lắm mới là nhân vật của em đó.
- Em vẩn còn viết à?
Khuê ra vẻ nhà văn hơn:
- Làm sao bỏ được khi Nguyễn Du đã bảo:
"Đã mang lấy nghiệp vào thân
Cũng đừng trách lẩn trời gần trời xa"
Dầu đang nôn nóng muốn biết tin tức của Duy, Biên vẩn phải từ tốn hỏi:
- Em đã viết thế nào về nhân vật Duy?
Lan Khuê khinh khỉnh mặt:
- Đó là một cô gái luôn thích chơi trội hơn người. Cô ta đã thất bại vì cuộc chơi dài ấy, với kết quả là một đứa con rơi đã ra đời.
Biên nói:
- Dường nhu chơi trội không phải tính cách của Phượng Duy?
Khuê phản ứng:
- Dám nuôi... à không dám có một đứa con ở tuổi mười tám, không phải chơi trội là gì? Nhân vật của em yêu cuồng sống vội và dỉ nhiên còn một kết thúc bi thảm.
Biên so vai:
- Nhân vật ấy là do em tưởng tượng chư không phải là Phượng Duỵ Cô ấy không chơi trội, yêu cuồng, sống vội.
- Và cả không có một đứa con chớ gì? Em biết anh không tin em nhưng hảy đợi đấy.
Vừa nói Lan Khuê vừa đi về phía phòng bà Nhụ Lấy ra một quyển album, cô đưa cho Biên với vẻ thách thức:
- Anh xem đi. Duy vừa mang tới khoe bà Nội hoềi sáng. Hừ! nó muốn nội chết sớm hay sao ấy.
Biên mở ra xem. Đó là những bức hình chụp một đứa bé gái khoảng ba tuổi rất xinh gái. Có nhiều hình chụp mổi mình đứa nhỏ rồi có hình chung chung nó, Duy, bà Hiệp.
Tim anh xao động khi thấy Duỵ Cô hơi khác xưa với mái tóc ngang vai, nụ cười đượm một chút phiền muộn chớ không vô tư như ngày nào.
Giọng Lan Khuê vang lên:
- Anh phát biểu cảm tưởng đi.
Biên vẩn không rời mắt khỏi gương mặt Duy:
- Đây là những bức ảnh đẹp
Khuê mĩa mai:
- Và dể làm ngưo8`i ta xúc động nửa chứ
Biên thản nhiên:
- Đúng vậy
Lan Khuê nhấn mạnh:
- Con bé giống Phượng Duy như đúc.
Biên ngắm nghiá tấm hình đứa nhỏ đang cười:
- Nó cũng có nhhiều nét giống em nửa.
Lan Khuê khựng lại:
- Hổng dám đâu!
Rồi cô cáu lên:
- Em không thích đùa như vậy.
Biên nói:
- Anh đâu có đùa, cùng họ hàng có những nét giốngnhau là thường tình mà.
- Nhưng anh ngụ ý gì khi nói thế?
Biên nhếch môi:
- Em đa cã quá. Anh thấy sao nói vậy chớ chả có ngụ ý gì hết.
Để quyển album lên bàn, Biên khô khan:
- Anh lên gác đây.
Rồi không cần quan tâm xem Lan Khuê nói gì, anh bước vội lên cầu thang. Dường như Khuê có gọi anh, nhưng Biên vờ không nghe. Cài chốt cửa lại, anh rút vào cõi riêng. Một cõi riêng cô đơn buồn bả.
Còn có gì để anh nhớ về Phượng Duy nửa không nhỉ? Sự thật đã rành rành ra đó. Phượng Duy cười bên đứa bé của mình. Hai mẹ con đều trẻ con như nhau, trông như hai chị em. Hôm trước, khuê có kể Duy bắt con mình gọi bà Hiệp là mẹ, gọi mình là chị để che mắt thế gian. Thực hư chưa biết thế nào, Nhưng những tấm ảnh được chup rất đẹp ấy đã nói lên tất cả. Đã tới lúc Biên quên hẳng Phượng Duy rồi.
Cái chuông gió anh vừa mua khi về SG lại leng keng. Âm thanh của nó không hay bằng âm thanh của cái củ. Biên bật cười vì nhận xét đầy chất hoài cảm của mình. Câu thơ củ lại vang lên trong tâm trí anh.
"Ô cửa sổ nốt nhạc nào rơi xuống
Âm thanh buồn hiu hắt đậu trên vai... "
Biên nhìn xuống khu vườn lâm thâm tối và thấy ba Nhu đang thơ thẩn bên gốckhế già. Cái dáng ốm yếu của bà trông tội nghiệp làm sao.
Lòng chợt đầy bất nhẩn, Biên trở xuống và ra ghế đá ngồi với bà.
Bà Nhu như hoạt bát hẳn lên:
- Nghe Lan Khuê nói cháu mau hoa và trái cay cho cô Trầm. Bà cám ơn.
Biên nhỏ nhẹ:
- Cháu vẩn xem cô Trầm như cô của minh.
Bà Nhu thở dài:
- Trước kia bà vẩn sơ, mình chết, rồi không biết cô Trầm sẽ như thế nào, giờ lại nghĩ chả biết linh hồn nó đã siêu thoát chưa. Tội nghiệp sống như nó đã là tội, nhưng chết như nó lại càng tội hơn.
Biên quan tâm:
- Cháu nghe cô Út mất nhưngkhông hiểu vì bịnh gì?
Bà Nhu lặng thinh, một lát sau mới nói:
- Nó bị cảm lạnhmà đâu có ai hay.
Rồi bà trớ sang chuyện khác:
- Ba cháu nhận Lan Khuê bào công ty khiến bà vui lắm. Tất cả cũng nhờ cháu.
Biên buột miệng:
- Không biết Phượng Duy bây giờ sống thế nào hả nội?
Bà Nhu ngập ngừng:
- Cũng tạp ổn. Nghe đâu nó với bạn bè làm ăn, buôn bán dĩa mềm, dĩa cứng gì đó bà không rành. Du có được như vậy cũng nhờ cháu... hồi đó đã dạy vi tính cho nó.
Biên nhíu mày:
- Duy làm ở đâu hả nội?
- Bà không biết. Cháu hỏi làm gì? quên nó đi.
Biên nói:
- Công ty của ba cháu có thể nhận Duy vào làm. Cháu muốn...
- Chắc Duy không bỏ tụi bạn đâu. Thây kệ nó đừng nghĩ tới nó nửa.
Bà Nhu ngập ngừng như muốn nói thêm gì đó, nhưng rồi lại thôi. Biên cũng không hiểu sao mình nói thế, khi lúc nảy đứng ngay ô cửa sổ, anh đã tự nhủ phải quên Duy.
Thật ra, giửa anh và cô đã có gì sâu đâm đâu? ngay cả một lời yêu cũng còn lấp lửng. Duy đã xem anh như trò đùa. Ngày đó lúc nào quanh Phương Duy lại vắng bọn con trai. Lẽ ra Biên đừng nên tự cao lẩn chủ quan khi cho rằng trong đám tép riu ấy anh la1 cây đinh làm nghiêng ngả cả chị lẩn em. Lẻ ra anh phải hiểu là Phượng Duy vờ vỉnh với anh vì muốn Lan Khuê phải ghen tức.
Con gái là thế đó, nhưng anh vẩn không sao ghét Duy để yêu khuê?
Bà Nhu chậm chạp bước vào nhà. Biên ngồi lại một mình. Anh ngước lên nhìn ô cửa sô?
Dường như chiếc chuông gió đang run lên. Gió từ đâu đang thổi tới. Những âm thanh trầm bổng lại chợt ngân nga, văng vẳng, xôn xao lạ kỳ như ngày xưa ấy.