Start where you are. Use what you have. Do what you can.

Arthur Ashe

 
 
 
 
 
Tác giả: Dave Pelzer
Thể loại: Tiểu Thuyết
Biên tập: Lê Huy Vũ
Upload bìa: hoang viet
Số chương: 10
Phí download: 2 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 3276 / 56
Cập nhật: 2017-04-04 13:32:27 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Tiếng Nói Người Trong Cuộc - Dave Pelzer - Người Sống Sót
hi sống trong thế giới tăm tối lúc còn nhỏ, tôi đã rất lo sợ cho cuộc đời của mình và từng có suy nghĩ rằng mình hoàn toàn đơn độc. Giờ đây khi đã trưởng thành, tôi mới hiểu rằng lúc ấy tôi không phải là trường hợp duy nhất. Có hàng ngàn trẻ em khác cũng bị ngược đãi như tôi.
Theo số liệu ước tính từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau thì ở Mỹ, cứ năm trẻ lại có một em bị xâm hại tình dục, bạo hành tinh thần hoặc thể chất. Thật không may là vẫn có một số người kém hiểu biết lại cho rằng nạn bạo hành trẻ em chẳng qua chỉ là do các bậc bố mẹ áp đặt “quyền” của họ để dạy dỗ và đưa con cái vào khuôn phép và đôi khi họ có hơi quá tay một chút mà thôi. Những người này còn cho rằng việc hành hạ con trẻ sẽ không ảnh hưởng gì đến chúng khi chúng trưởng thành. Suy nghĩ này của họ đã bị lệch lạc một cách nghiêm trọng.
Một ngày nào đó, những người trưởng thành từng là nạn nhân sống trong quá khứ tăm tối của nạn bạo hành trẻ em có thể sẽ trút bỏ nỗi thất vọng dồn nén bấy lâu của họ với những người xung quanh, với cả những người mà họ yêu quý. Xã hội từng gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh từ một số trường hợp bạo hành. Những trường hợp này đã thu hút sự chú ý của giới truyền thông và rất nhiều người dân trong cả nước. Chúng ta từng nghe nói về một người cha là luật sư đấm đá đứa con của mình cho đến khi nó bất tỉnh nằm lăn lóc trên sàn nhà, còn ông ấy thì thản nhiên đi ngủ. Chúng ta cũng đã nghe về một người cha nhấn đầu hai đứa con nhỏ của mình vào trong toa-lét, sau đó cả hai đứa trẻ này đều chết. Một trường hợp dị kỳ khác, là lần lượt cả cha lẫn mẹ ở một gia đình nọ mỗi người đã giết chết một đứa con của mình rồi giấu xác của chúng suốt bốn năm trời, vẫn còn có những câu chuyện khác với kết cục đau lòng hơn nữa, như câu chuyện về một đứa trẻ bị ngược đãi, khi lớn lên nó đã trở thành kẻ gây ra cuộc thảm sát đẫm máu tại một cửa hiệu thức ăn nhanh McDonald’s. Hắn ta đã nã đạn vào nhiều nạn nhân vô tội cho đến khi bị cảnh sát bắn chết tại chỗ.
Những trường hợp bạo hành phổ biến hơn xảy ra với những nạn nhân không được nhắc đến tên tuổi, sau đó họ đã vĩnh viễn biến mất không để lại bất kỳ dấu vết nào như trường hợp của một bé trai vô gia cư sống dưới chân cầu. Mỗi năm hàng ngàn bé gái bị ngược đãi phải trốn chạy khỏi gia đình và bản thân để kiếm sống. Những nạn nhân khác thì nổi loạn bằng cách gia nhập vào những băng đảng chuyên hoạt động bạo lực và phá hoại.
Rất nhiều nạn nhân của nạn bạo hành trẻ em đã tìm cách chôn sâu quá khứ đen tối của họ. Họ tuyệt đối giữ kín quá khứ ấy đến nỗi không một ai nghĩ rằng họ có thể sẽ trở thành người phạm tội ngược đãi người khác. Họ vẫn sống cuộc sống bình thường, lập gia đình, chăm sóc gia đình và gầy dựng sự nghiệp như bao người khác. Nhưng những vấn đề thông thường xảy ra trong đời sống hàng ngày dễ dàng đẩy họ - nạn nhân của nạn bạo hành năm xưa - đến chỗ cư xử giống như những gì mà họ đã trải qua khi còn bé. Chồng, vợ và con cái của họ sẽ trở thành nơi để họ trút cơn giận dữ; và họ cứ thế lặp lại cái vòng luẩn quẩn kia một cách vô thức.
Một số nạn nhân của nạn bạo hành trẻ em lại sống trong im lặng với vỏ bọc kín đáo của mình. Họ tin rằng nếu không khơi lại quá khứ thì mọi chuyện xem như chưa từng tồn tại. Dường như không ai trong số họ muốn nhắc lại quá khứ.
Mỗi năm tại Mỹ, hàng triệu đô-la được rót vào các trung tâm bảo vệ trẻ em. Số tiền này được dùng vào việc trang bị các tiện ích ở các địa phương chẳng hạn như trại nuôi dưỡng và những ngôi nhà dành cho trẻ vị thành niên. Số tiền ấy còn được trợ cấp cho hàng ngàn tổ chức tư nhân có nhiệm vụ ngăn ngừa tối thiểu nạn bạo hành trẻ em, hướng dẫn tư tưởng đối với những người cha, người mẹ ngược đãi trẻ em cũng như cho chính các nạn nhân. Mỗi năm con số trẻ em bị bạo hành lại một tăng cao. Năm 1990, chỉ riêng ở Mỹ đã có hơn hai triệu rưỡi trường hợp trẻ em bị bạo hành. Năm 1991, con số đó tăng lên hai triệu bảy trăm ngàn trường hợp. Còn tại thời điểm quyển sách này được viết, con số thống kê trẻ em bị ngược đãi đã lên đến hơn ba triệu trường hợp.
Tại sao lại có tình trạng này? Điều gì đã gây nên bi kịch trẻ em bị ngược đãi? Thực trạng này có thật sự tồi tệ như người ta vẫn nghĩ? Chúng ta có thể chấm dứt bi kịch đó hay không? Và có lẽ câu hỏi quan trọng nhất chính là trong con mắt trẻ thơ, ngược đãi là như thế nào?
Những gì bạn vừa đọc là câu chuyện về một gia đình bình thường đã bị phá hỏng bởi cách che giấu bí mật của họ. Câu chuyện chuyển tải hai nội dung chính: trước hết, nó cho người đọc biễt rằng một người cha, người mẹ dịu dàng, chu đáo có thể trở thành một con quái vật trút giận lên những đứa con của họ một cách tàn nhẫn và lạnh lùng như thế nào; thứ hai, câu chuyện cho độc giả thấy được sức mạnh tiềm tàng cũng như nỗ lực tinh thần to lớn của những nạn nhân bị ngược đãi để vượt qua những hoàn cảnh tưởng chừng như không có lối thoát.
Một số độc giả có thể cho đây là chuyện bịa đặt dùng để gây sự chú ý, nhưng thực sự thì ngược đãi trẻ em là một hiện tượng có thật trong xã hội chúng ta. Ngược đãi trẻ em sẽ tạo nên một phản ứng liên hoàn và ảnh hưởng đến tất cả mọi người trong gia đình. Tổn thương lớn nhất chính là đứa trẻ, sau đó đến người vợ hoặc chồng khi phải đóng vai trò là người đứng giữa con trẻ và người bạn đời của mình. Không những thế, nó còn lan sang những đứa trẻ khác trong gia đình, chúng không hiểu chuyện và cảm thấy sợ hãi khi phải tận mắt chứng kiến tất cả. Điều này cũng liên quan đến những người hàng xóm - những người chắc chắn có nghe tiếng thét cầu cứu nhưng chẳng có phản ứng gì, những người thầy, người cô thấy những vết bầm và phải lưu tâm đến những đứa trẻ mất tập trung trong giờ học và cả những người muốn can thiệp vào nhưng lại sợ mất lòng.
Đây không chỉ là một câu chuyện liên quan đến sự sống còn, mà nó còn là câu chuyện về khả năng chiến thắng bản thân. Ngay trong những lúc tăm tối nhất, tinh thần cũng không thể nào bị khuất phục. Sống sót được quả là điều rất quan trọng, nhưng điều ý nghĩa nhất vẫn là ý chí mạnh mẽ của con người.
Đây là câu chuyện thật của tôi, của riêng mình tôi. Suốt nhiều năm, tôi bị giam hãm trong bóng tối của cả tinh thần và thể chất, tôi cô độc và là một kẻ thua cuộc thảm thương. Lúc đầu tôi chẳng muốn gì hơn việc được sống bình thường giống những người khác, nhưng sự khích lệ đã tăng dần. Tôi muốn là một người chiến thắng. Tôi đã phục vụ trong quân đội hơn mười ba năm. Giờ đây tôi cống hiến cho đất nước bằng việc tổ chức những buổi hội thảo, những buổi làm việc dựa trên tình huống thực tế, giúp đỡ mọi người thoát khỏi cái vòng luẩn quẩn. Thông qua những người tham dự hội thảo, tôi gửi thông điệp đến những người từng bị ngược đãi, hay những người đang phải làm việc với những nạn nhân này. Tôi cho họ thấy những viễn cảnh phát sinh tính hung bạo từ những đứa trẻ bị ngược đãi và cách nuôi dưỡng hy vọng về một tương lai tốt đẹp hơn. Nhưng quan trọng hơn là tôi đã tự mình phá bung cái vòng luẩn quẩn đó và trở thành một người cha biết yêu thương và luôn động viên con cái.
Ngày nay, có hàng triệu người đang đau khổ cần sự trợ giúp. Sứ mạng của tôi chính là giúp đỡ những con người này. Tôi tin, điều quan trọng nằm ở chỗ họ biết được rằng cho dù quá khứ của họ có thế nào đi nữa, họ vẫn có thể vượt lên bóng đêm tăm tối để hướng đến một ngày mai tươi sáng hơn. Nghịch lý ở chỗ, nếu như không từng là một đứa trẻ bị ngược đãi trong quá khứ, có lẽ tôi sẽ không được là tôi như bây giờ. Chính bởi ấu thơ tối tăm ấy của mình, tôi đã có được một cái nhìn thấu đáo hơn rất nhiều về cuộc sống. Tôi đã rất may mắn khi có thể biến đau thương thành chiến thắng.
Có lẽ chưa có giai đoạn nào trong lịch sử mà các gia đình lại căng thẳng như hiện nay. Sự thay đổi về kinh tế và xã hội đã đẩy các gia đình đến giới hạn của sự chịu đựng và vì thế trẻ em lại càng dễ trở thành nạn nhân của nạn ngược đãi. Nếu xã hội quyết tâm tuyên chiến với vấn nạn này, chắc chắn nó sẽ bị đưa ra ánh sáng. Và khi ấy, nguyên nhân của sự ngược đãi sẽ được đem ra xem xét để xã hội có những hỗ trợ kịp thời. Trẻ thơ phải được vô tư chơi đùa dưới ánh mặt trời chứ không phải sống trong những chuỗi dài ác mộng với những mảng tối trong tâm hồn.
Steven E. Ziegler
Giáo viên
Tháng 9 năm 1992, như thường lệ, đó là thời gian tôi phải trở lại công việc giảng dạy ở trường học. Trong suốt 22 năm đi dạy, tôi vẫn giữ trong lòng niềm say mê và cảm giác hồi hộp không ngừng. Có gần 200 sinh viên mới mà tôi phải quen mặt biết tên cùng vài thành viên mới trong khoa mà tôi phải đến chào hỏi. Mọi thứ có vẻ chẳng có gì thay đổi, cho đến khi tôi nhận được một tin nhắn qua điện thoại vào ngày 21 tháng 9. Tin nhắn đó đã đưa tôi quay trở về 20 năm trước: “David Pelzer muốn thầy liên lạc với người đại diện của ông ấy để bàn về vụ ngược đãi trẻ em cách đây 20 năm mà thầy có biết một số thông tin”. Quá khứ nhanh chóng hiện về trong tôi.
Tôi vẫn còn nhớ rất rõ David Pelzer. Lúc ấy tôi là một giáo viên mới ra trường, và khi nhìn lại mọi thứ, tôi thấy tôi chắng biết gì nhiều về lĩnh vực mà mình đã chọn. Và điều tôi biết ít nhất chính là nạn ngược đãi trẻ em. Vào đầu những năm 1970, bản thân tôi vẫn không biết liệu khái niệm ngược đãi trẻ em có tồn tại hay không. Nếu có thì cùng lắm nó chỉ tồn tại bên lề xã hội cũng như rất nhiều cách sống và hành vi cư xử không được đề cập đến từ trước đó. Chúng ta đã học được rất nhiều, nhưng chúng ta còn có một con đường rất dài phía trước để đi.
Trong tâm trí tôi hiện ra hình ảnh trường Thomas Edison ở thành phố Daly, California. Tháng 9 năm 1972, cậu bé David Pelzer là một trong những học trò lớp năm mà tôi phụ trách. Lúc đó tôi còn quá non nớt trong nghề, nhưng may thay trực giác mách bảo tôi rằng có điều gì đó rất bất ổn với cậu bé. Hộp thức ăn trưa của các học trò bị đánh cắp và cuối cùng thì phát hiện ra cậu bé đó đã lấy. Những vết bầm tím đáng nghi ngờ trên cơ thể lộ ra ngoài. Mọi chuyện bắt đầu lộ ra, cậu bé đã bị đánh đập và trừng phạt quá khắc nghiệt so với những gì mà các bậc cha mẹ có thể áp dụng để răn dạy con cái. Trong nhiều năm sau đó, tôi còn phát hiện ra trong các lớp mình chủ nhiệm một vài trường hợp bị ngược đãi nghiêm trọng khác.
Tôi không muốn kể lại từng chi tiết trong những sự việc mà tôi và các đồng nghiệp làm chứng và báo cáo cho chính quyền trong nhiều năm trước đó. Hãy để cho David được quyền nói lên điều đó. Đây quả là một cơ hội tuyệt vời để chàng trai này kể với mọi người về câu chuyện đời mình, để những đứa trẻ khác không phải chịu đựng tình trạng tương tự. Tôi thật sự ngưỡng mộ cậu ấy về sự can đảm này.
Tôi xin dành những lời chúc tốt đẹp nhất cho cậu, David. Với tôi, cậu đã thực sự trưởng thành với những trải nghiệm mà cậu đã kinh qua.
Valerid Biven
Cán bộ xã hội
Là một cán bộ xã hội chuyên trách việc bảo vệ trẻ em ở California, tôi đã quá quen với các hành vi phạm tội chống lại trẻ em. Quyển sách này giúp ta có thể hình dung được những điều mà bình thường chúng ta không thể nghĩ đến. Chúng ta có thể thấy được cảm nhận của một đứa trẻ và cách mà cậu bé liên tiếp vượt qua những điều khủng khiếp, từ một cậu bé được yêu thương trong một gia đình kiểu mẫu trở thành tù nhân trong chính gia đình mình. Câu chuyện này được chia sẻ với chúng ta bởi một người sống sót, một thanh niên biết tự động viên mình và rất dũng cảm vượt qua nghịch cảnh.
Tiếc thay, xã hội nói chung lại không biết đến những trường hợp ngược đãi trẻ em. Những đứa trẻ ấy là nạn nhân thường xuyên bị xúc phạm và thường không thể nói ra hay kháng cự lại. Nỗi thống khổ đó sau này sẽ chuyển sang người thân của họ và trở thành cái vòng luẩn quẩn.
Ngày nay, chúng ta bắt đầu nghe nói nhiều về ngược đãi trẻ em. Đây đang là đề tài thường xuyên của phim ảnh và báo chí. Đó vẫn là vấn đề riêng tư rất tế nhị của các nạn nhân, còn bản thân chúng ta thì quá mù mờ không thể hiểu hết sự thật cũng như nỗi đau mà nạn nhân là những đứa trẻ phải gánh chịu. Quyển sách đã soi rọi và giúp chúng ta nhận thức rõ hơn về vấn đề này. Trong khi chúng ta cùng David trải qua những sợ hãi, mất mát, cô độc, đau khổ thì bức màn về một thế giới tăm tối của trẻ em bị ngược đãi dần dần lộ rõ - đó rõ ràng là một điều đau đớn vô cùng. Chúng ta hiểu được tiếng khóc của trẻ thơ thông qua cái nhìn, cách lắng nghe và cảm nhận của David Pelzer. Chúng ta cũng hiểu được nỗi lòng của nạn nhân từ những nỗi đau dường như không thể chịu đựng nổi cho đến khi nạn nhân vượt qua được tất cả những điều khủng khiếp đó.
Glen A. Goldberg
Cựu Giám đốc điều hành trung tâm bảo vệ trẻ em bị ngược đãi
Câu chuyện của David Pelzer phải được kể cho mọi người để chúng ta có thể kêu gọi sự quan tâm của xã hội để nước Mỹ không còn tình trạng trẻ em bị ngược đãi. Hàng triệu trẻ em - nguồn lực quý của chúng ta - đang là nạn nhân của tình trạng này và bị xã hội phớt lờ. Cả mức độ và mật độ về nạn ngược đãi trẻ em đã gia tăng một cách đáng kể trong thập niên qua. Câu chuyện của David khiến mọi người hiểu được mức độ khủng khiếp của nạn ngược đãi trẻ em đã vượt xa hơn mức báo động. Mỗi năm, hàng trăm ngàn trẻ em không có khả năng tự vệ đã bị xâm hại bằng bạo lực, bị hành hạ thể xác, cảm xúc và tình dục.
Mỗi hành động của việc ngược đãi luôn ảnh hưởng đến tương lai của trẻ. Khi một đứa trẻ bị tổn thương, tất cả chúng ta có thể sẽ phải gánh chịu hậu quả. David Pelzer là một người chiến thắng. Câu chuyện của cậu đã thắp lửa trong chúng ta. Tuy nhiên, hàng vạn trẻ em khác đã không thể vượt qua được nghịch cảnh và bi kịch đó, và hàng triệu người đang phải gánh chịu hậu quả. Chỉ có một phương pháp duy nhất để chấm dứt vấn nạn này là chúng ta hãy chung tay bảo vệ trẻ em; và tôi hy vọng quyển sách này sẽ giúp chúng ta xây dựng và phát triển đội ngũ nhân viên làm việc trong lĩnh vực bảo vệ trẻ em khỏi sự ngược đãi dưới bất kỳ hình thức nào.
HẾT
Không Nơi Nương Tựa Không Nơi Nương Tựa - Dave Pelzer Không Nơi Nương Tựa