A blessed companion is a book, - a book that, fitly chosen, is a lifelong friend,... a book that, at a touch, pours its heart into our own.

Douglas Jerrold

 
 
 
 
 
Tác giả: Bùi Tín
Thể loại: Lịch Sử
Biên tập: Ha Ngoc Quyen
Upload bìa: Ha Ngoc Quyen
Số chương: 49
Phí download: 6 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 0 / 64
Cập nhật: 2023-03-26 22:28:59 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 5
ôi đã nói chuyện ở các trường của Đảng, ở các tỉnh về cái tệ phi pháp đã hình thành từ lâu là Đảng bao biện làm thay và tệ hơn nữa là lấn át chính quyền. Các bí thư Tỉnh Uỷ hay Uỷ viên thường vụ tỉnh uỷ tự cho mình có quyền tối cao giải quyết mọi việc. Các vị này đi đến đâu cũng được "xin ý kiến quyết định của các đồng chí", nào là dựng nên nhà máy gì, ở nơi nào, chổ kia xây dựng trường học hay bệnh viện, xuất khẩu ra sao, thay đổi nhân sự thế nào, các vị cứ cho ý kiến tuốt! Rất nhiều khi việc ấy Chủ tịch ủy ban, phó chủ tịch ủy ban không hề biết gì cả! Các hội đồng nhân dân lại càng lép vế, không có quyền hành gì hết. Tất cả các chuyện này tôi nêu lên, anh chị em học viên các trường cao cấp của đảng là thứ trưởng, tổng cục trưởng đều tán thành và nhiệt liệt hoan nghênh, mong mỏi đảng sớm từ bỏ tệ bao biện, gia trưởng, chuyên quyền. Đặc biệt là ở các tỉnh, anh chị em trí thức làm việc ở các cơ quan chuyên môn không còn chịu đựng được sự kém cỏi và phải nói là dốt nát của một số khá lớn các vị lảnh đạo trong cấp žy đảng, họ chỉ có trình độ hiểu biết và văn hoá cấp trung học, tiểu học. Chính anh chị em nói những câu chí lý là:
Sự dốt nát cộng với nhiệt tình thành ra phá hoại và phản động. Vì thường các vị dốt lại thích tỏ ra ta đây không dốt, cứ giải quyết bừa mọi việc và chỉ gây nên khó khăn và đổ vỡ ở địa phương...
Niềm tin mang nhiều hy vọng của tôi còn dựa vào thực tế từ cuối năm 1986, sau Đại hội 6 anh chị em cán bộ trẻ đã dám mạnh dạn nói lên những điều mình nghĩ, không còn e dè, sợ sệt như trước. Khẩu hiệu: "Nói hết, nhìn "thẳng vào sự thật" đã có tác dụng rõ rệt. Những khẩu hiệu mới mẻ ấy lợi hại vô cùng. Khi đã nói ra rồi, công bố rầm rộ trên báo, trên đài rồi, dù có muốn thu về, muốn hạn chế, hoặc xí xoá đi thì cũng thật là khó.
Hơn nữa, có những điều đã mở ra rồi không sao có thể quay ngược lại được. Trước năm 1975, ai nghe đài BBC, đài tiếng nói Hoa Kỳ đều là phải vặn rất nhỏ, chỉ vừa đủ nghe trong nhà. Hàng xóm láng giềng biết được là không ổn, có khi rất phiền. Cán bộ, công an nghe thấy được lại càng rầy rà, sinh chuyện... Từ năm 1975, người ta nghe tự do hơn, cả những băng nhạc cải lương bị cấm lưu hành. Rồi từ năm 1986 quyền tự do được khẳng định thêm một bước lớn, quyền đòi hỏi bình đẳng, chống đặc quyền, đặc lợi được cất lên mạnh mẽ. Ở nhiều chi bộ, các đảng viên chất vấn những người lãnh đạo: "Chúng tôi là kỹ sư, tốt nghiệp đại học, có phải là trẻ con đâu mà chúng tôi không được đọc các tài liệu tham khảo kia của Thông tấn xã Việt Nam? Chúng tôi chỉ là cán sự, các vị chuyên viên ăn lương cao hơn chúng tôi, nhưng chưa chắc về hiểu biết, cũng như về nhân cách ai hơn ai đâu! Nói là chống đẳng cấp mà cái đảng này chúa là chia theo đẳng cấp... mỗi đảng viên phải bình đẳng! Mỗi công dân phải bình đẳng!" Thế là từ đó, khó còn có thể ngăn chia thứ, bậc như trước được nữa. Mọi nguồn thông tin được tự do tiếp nhận qua đài phát thanh nước ngoài, qua các tài liệu, báo chí của nước ngoài, tuy còn rất hiếm hoi. Một cửa sổ nhìn ra thế giới khá quan trọng là 10 đến 15 phút tóm tắt tình hình thế giới hàng ngày trên màn truyền hình Việt Nam, được chuyển tiếp từ Đài truyền hình (Liên Xô) qua đài thu phát Hoa Sen. Người xem truyền hình Việt Nam được biết qua hình ảnh sống những biến động của thế giới, như bức tường Berlin sụp đổ, Ceaucescu bị xử bắn ở Ru ma ni, tổng thống Havel xuất hiện ở Tiệp Khắc, cuộc bầu cử đa nguyên ở Mông cổ... Tuy hiện nay sự kiểm soát, lựa chọn nội dung truyền hình có chặt chẽ hơn, cố tránh những sự thật gai góc, nhưng không còn có thể trở về lối cũ, bịt mắt, bịt tai nhân dân như trước. Sự hiểu biết về thế giới là một lợi thế sâu sắc của nhân dân, họ hiểu rõ những sự kiện của thế giới- trông người lại nghĩ đến ta nuôi dưỡng những hy vọng lành mạnh cho tương lai.
Chính những thay đổi tích cực trong nhận thức, tư duy của hàng triệu con người đang vươn tới cái tiến bộ, cái thiện, vươn lên đòi quyền tự do, dân chủ, bình đẳng, quyết từ bỏ cái gì là bảo thủ, trí tuệ, cũ kỹ... đã tạo nên sức mạnh động viên tôi cố gắng làm một cái gì đó để đất nước thân yêu của tôi có thể thoát ra khỏi cơn khủng hoảng hiễm nghèo.
Và tôi đã tính toán kỹ, cân nhắc kỹ để dấn thân một cách kiên quyết và quả đoán trong chuyến đi Paris, thủ đô nước Pháp vào cuối năm 1990. Trong suy tính của tôi, công cuộc đổi mới như hiện nay là bế tắc. Kinh tế đổi mới, mà chính trị như cũ thì không ổn, hai chân đi khập khiểng sẽ vấp ngã lăn kềnh. Mà lãnh đạo thì rất sợ đổi mới về chính trị, họ sẽ mất quyền, cả quyền lãnh đạo và quyền lợi riêng.
Đất nước bất hạnh chính là vì thế- "Thế cùng tất biến", nhiều người nói như vậy. Vì đó là quy luật. Nhưng lại là quy luật xã hội. Cứ chờ thì không ổn, biết bao giờ mới thay đổi! Phải có sự thức tỉnh, có ý chí, có hành động của con người! Nếu không sức ỳ sẽ lì lợm tồn tại.
Đông đảo nhân dân vốn có sẵn lương tri sẽ thức tỉnh khi có người trình bầy lý lẽ và thuyết phục. Tôi không mong chờ gì ở sự tỉnh ngộ, thức thời của những người lãnh đạo. Họ đã khác xưa quá nhiều rồi! Có hai đức tính cần thiết nhất cho người lãnh đạo thì ở họ quá nghèo nàn. Đó là đức tính biết lắng nghe, tiếp nhận những điều hay, lẽ phải, và đức tính biết thích ứng một cách chủ động với những biến chuyển đi lên của thế giới ngày naỵ Tai hoa. của đất nước phải chịu đựng là từ đó, từ hai lỗ hổng tai hại ấy.
Vậy chỉ có nguyện vọng của nhân dân được thức tỉnh, và nguyện vọng đó được bộc lộ rõ ràng, rộng khắp, họa chăng mới tạo lên được áp lực xã hội cần thiết để buộc lãnh đạo phải thay đổi.
Hoa Xuyên Tuyết Hoa Xuyên Tuyết - Bùi Tín Hoa Xuyên Tuyết