Số lần đọc/download: 2080 / 28
Cập nhật: 2017-04-22 20:50:19 +0700
Chương 10
C
hiếc ghe chài của Cai Hơn mắc cạn ở bến nhà ông Cả.
Nó đã đậu ở đây ba ngày mà không xeo ra được. Lý do là vì cây đòn dài hơi ngắn (đòn dài lại ngắn.I Vậy tìm đòn ngắn sẽ dài nên mấy người "bạn ghe chài" chống vô s.át mé bờ, lườn ghe hít dưới bùn.
Muốn chống ũó ra chỉ cần bốc vài trăm bao lúa lên bờ. Nhưng ông tài công Miêu lại không chịu làm theo kế đó mà bắt mấy người làm mướn (gọi là bạn ghe chài) dùng sào chống ra. Ghe chài là thứ ghe lớn nhút dùng để chở lúa ở nông thôn lên các tỉnh thành hoặc lên tận Sài gòn bán cho các hãng lớn. Mỗi chiếc ghe có thể chở cả ngàn gia. Nó di chuyền trong sông rạch rất chậm, nhờ vào sức lực của những anh bạn vai u thịt bắp kia. Họ dùng những cây sào dài nguyên cây tầm vông già tù gốc tới ngọn, uốn ngay và thui rất săn chắc như những ngọn trường thương của chiến tướng.
Thường thường mỗi ghe phải có ít nhứt 6 người bạn và một Tài Công. Ờ trong rạch nhỏ thì chống mệt nhưng ra sông cái lại tha hồ ngủ hoặc nhậu nhẹt, cờ bạc sát phạt nhau.
Ghe mắc cạn đến ngày thứ ba thì Tài Công bèn đi mua dầu heo để trước mũi ghe nhang đèn cúng vái. Quả nhiên khi nước lớn, mấy người bạn thọc sào xuống chống vài hơi thì chiếc ghe chài nhúc nhích dần rồi ghếch mũi ra giữa lòng sông mà đi theo sự diêu khiển của ông. Ông mừng quýnh rút tù và thổi tưng bừng làm con nít chạy xuống bến xem và vẫy tay chào tạm biệt.
Ra tói vàm sông thì trời đã chiều. Ông Tài Công tìm chỗ đậu ghe. Mọi người được nghỉ xả hơi chờ nước lớn. Từ đây mà lên lói cho tỉnh chỉ một ngày một đêm chạy buồm. Chiếc ghe chài to
lỏn như chiếc cồn nổi giữa rạch thế mà ghếch mũi ra sông cái, hình như nó rùng mình thu hình nhỏ lại. Những người bạn tắm rửa nghỉ ngơi còn tẩm khâu dọn cơm ra sau lái ghe. Cuộc đời trên mặt nước bềnh bồng cũng thú vị. Bởi vậy có những gia đình sống dưới ghe trôi nổi theo dòng nước. Và mỗi khi có dịp lên bờ thì họ cảm thấy cuộc đời cứng ngắc chứ không uyển chuyển như bọt sóng nữa.
Cơm nước xong, có bốn người bắc ghế đẩu trên mui ghe mà đá cầu lông vịt. Đó là người ờ chợ quen chơi thể thao vào buổi chầu ở khoảng đất trống giữa mặt tiền nhà việc và nhà lồng chợ.
Trong bốn người chơi cầu này có một người cụt giò tên là Ba Hứng là thân tín của Cai Hơn, đi theo ghe để coi chùng coi đổi lúa thóc và bạn ghe.
Ba Hứng bị cưa chân trái đâu hồi thuở nhỏ vì bị xe hoi cán. Hứng dùng một cây gậy chống để nhảy vọt từng bước nhưng Hứng đĩ nhanh không kém người thường, đặc biệt Hứng đá hay hơn những người chơi cầu lông ở chợ. Những tay chơi có ý muốn thử anh chàng thọt, giao cầu thật xa, hoặc ó bên trái hoặc ó bên phải, ác hơn nữa là giao tọt ra phía sau lưng, nhưng dù càu rơi "tréo cẳng ngỗng" thế nào Hứng cũng đá trả được cả. Hứng "đá kiếú rất đẹp. Mỗi khi có Hứng chơi người xem đông nghịt. Không ai biết cậu bé Hứng này đã rành chơi môn này hồi nào, nhưng bây giờ thì Hứng đá ngoài hai mươi và đang được ái mộ nhứt trong "làng" cầu lông vịt.
Ba người kia, tuy là tay mơ nhưng lại lỏn tuổi hơn Hứng.
Họ phải học nghề của Hứng tù lâu. Nhưng nhờ có họ, Hứng mới trổ tài được, nếu không, Hứng chi đá một mình. Đá một mình cũng được, nhưng chỉ để cho "con nít coi" chứ không có nghệ thuật gì cho lắm. Tuy vậy Hứng cũng đá ăn thiên hạ. Người giỏi nhứt chỉ đá được trên một trăm cái, nhưng Hứng đá mỏi chân thì thôi chứ cầu không rớt.
V hoàn cảnh nên Hứng bày ra trò đá cầu ngồi và'đá trên mui ghe chài. Mui ghe chài chỉ bằng một phần trăm cái sân chợ.
Vậy người ta đá phải có cái chân rất tinh vi như máy để cầu không lọt xuống sông. Thế chơi cũng giống như miếng Võ Tứ Trụ, như một trò hát xiếc do Ba Hứng vùa phát minh. Mỗi người ngồi một chiếc ghế bắt khá meo ó rìa mui ghe. Không những chiếc cầu lông có thể văng xuống nước mà cả người đá cũng nhào tiều luôn.
Bạn còn nhớ chiếc càu quen thuộc của đồng quê không hả? Đó là chiếc cầu kết bằng 4 cái lông vịt, nhưng phải là hai cái bên cánh trái, hai cái bên cánh phải thì kết mới được. Bốn cái đấu lại buộc bằng chi, dầu nhọn như mũi tên, bốn thân cứng cắm qua lỗ dông xu đỏ, dưới đồng xu có "can" một miếng da mỏng, hoặc một miếng cao su ruột xe đạp. Khi cầu rơi xuống đất sẽ nẩy lên, người dá giỏi có thể "vôi" đá luôn, lượt cầu khỏi "chết". Dó là chiếc càu lông vịt mà Ba cúng luôn luôn bỏ trong túi áo để bất cứ khi nào rảnh rỗi là lấy ra tự luyện.
Và đây là fân luyện gay go nhứt. Chỉ vùa đá qua đá lại vài phát nhẹ thì một tay đã làm lật chiếc ghế và lăn tòm xuống sông.
Sẵn dịp tắm luôn không leo lên đá tiếp. Còn lại ba người Tứ Trụ trở thành Ba Cạnh. Đá được vài phát nữa, cũng lăn ùm xuống sông.
Đi ăn cơm! - Tài công Miều giục.
Anh bạn ó dưới nước ngóng cổ cò lên đáp:
ông Tài ơi! tôi có chuyện này! - vừa nói anh ta vùa ngoắc rồi bơi vòng ra sau lái ghe.
Tài Công Miều (gọi tắt là Tài Miều) rút cây sào dài cắm cho y leo lên.
- Có một ông già đón vớt thây ma.
- Ó đâu?
Hai vợ chồng đang đậu ghe ở dưới nhánh bần kia kìa.
- Thây ma gì mà vót? Tíu nà má? NI nói gạt ngộ hả?
Thiệt mà, tôi không có gạt ông Tài Công đâu! Người ta muốn xin một chén cơm với một tách nước.
- Xin làm gì có bấy nhiêu?
- Để cúng.
- Thối được rồi, cho người ta làm phước.
Tài Miều là người Tàu, chỉ làm mướn cho Cai Hơn trong mùa khô. Lão ta ngoài 50 nhưng còn tráng kiện. Đặc biệt lão có kinh nghiệm đi sông cái. Trước đây lão cũng đi cho Chành Lúa Hiệp Hưng ở tại chợ nhưng Cai Hơn mướn giá cao và cho nhà ở nên lão bỏ Hiệp Hưng mà sang hẳn với ông Cai. Chành Lúa Hiệp Hưng là cái bao tử đựng lúa của làng này. Bao nhiêu lúa của diền chủ, trung phú nông đến mùa đều chạy tọt vô đây hết. Chủ của năm trước và làm giàu nhờ bà con nông dân. Vài ba người giàu, có thế lực cũng mở Chành mua lúa tranh với Hiệp Hưng nhưng không xuể. Vốn của Hiệp Hưng lớn quá. Họ luôn luôn mua cao giá hơn nên chỉ còn Cai Hơn là cầm cự nổi.
Người bạn bỏ cơm nước trong một cái giỏ mây tụt xuống sông và bơi xốc đứng đến ông già.
- Ông đón biết chùng nào gặp mà đón?
- Chùng nước ròng thì nó trôi ra.
- Bộ chìm ghe hả?
- Không, nó tự vận.
- Tự vận gì cái sông này mà tự? Nó cạn nhách, lội tới lưng quần thôi mà!
Không biết bơi thì té dưới đìa cũng chết, cần gì nhảy xuống sông?
Nhưng nó bao lớn mà dễ chết vậy?
- Nó 19 tuổi.
- Con trai hay con gái?
Con gái.
- Tụ vận hồi nào?
Đến đó thì ông già ngập ngừng. Bà già khóc lóc:
- Thôi đùng có hỏi nữa ông ơi!
Nếu quá ba ngày thì ông ở đây mà dón, còn chưa quá ba ngày thì nó chưa trôi ra lới đây đâu?
Tài Miễu ăn cơm xong bảo bạn sửa soạn buồm để ra sông cái Sông nước mênh mông thuyền ghe xuôi ngược như mắc cửi.
Tài Miều có vẻ lo âu mỗi khi ra sông lớn. Ông luôn luôn tin tưởng ràng trên đầu mình có thánh thần và lúc nào gặp tai nạn ông cũng van vái, trong ghe chỗ ông ngồi xem sổ sách có bàn thờ Quan Công lúc nào cũng thơm phức khói hương.
Ba Hứng ngủ một giấc thức dậy thì thấy chiếc ghe chạy giữa sông giữa những ghe thuyền khác. Ba Húng định chuyến này đi lên tinh chơi cho thỏa thích, nào rạp hát bóng, nào rạp cải lương, nào phố xá, cái gì cũng đẹp hơn ó chợ làng.
Ba Hứng đã xin lãnh tiên trước của Cai Hơn để xai chuyến này. Suốt một đêm chạy buồm vừa chèo mái dài, đến chiều thì cặp bến. Đây là Chành Lúa Hiệp Sanh. Nó nằm ngoài rìa thị xã. Cơ ngơi của nó mênh mông. Người vác bao nhộn nhịp lên xuống từ
Chành Lúa đến bến sông, còn những ghe chài ghe tam bản thì đậu dọc theo bến như một bầy cá nhóc mõm đòi ăn.
Về đến sau nên phải đợi tôi phiên bốc vác lúa lên bờ, Tài Miêu bèn cho bạn ghe đi lên chợ uống nước đá hoặc coi hát. Tài Miều không thích di phố. Đời lão đã đi nhiêu rồi. Lão phải ngủ một giấc bù vì suất đêm qua lão gục đầu ôm tay lái. Lão đinh làm một giấc đến 10 giờ đêm thì lên bờ đến xe hủ tiếu ngay trước mũi ghe làm một tô ròi trở xuống hút thuốc.
Nhưng lão vừa thiu thỉu thì nghe có tiếng sạp khua. Lão lè nhè:
- Thằng Hứng về đó hả?
Không nghe trả lời, lão sinh nghi, lão ngồi dậy bấm dèn pin, chiếc đèn luôn luôn có bên mình để đề phòng kẻ trộm. Lão thấy một cái bóng thấp thoáng ở mũi ghe. Trong ghe đã chất (fây cả những bao lúa chỉ chùa một đường nhỏ để mọi người ra vào.
Lão quơ đèn qua lại. Bỗng lão trông thấy một người nép sát vào hàng bao lúa gần bên cái mỏ neo.
Ai? Lão vừa chĩa đèn thẳng vào vừa quát. Rồi lão đến lôi người kia ra.
Lão kêu lên. Đó là một người con gái. Lão lại quát:
- Mày định ăn cắp cái gì?
Người con gái gam mặt không đáp. Thấy dáng người thôn quê, mặt mũi thiệt thà, không phải kẻ cắp ở chợ, lão bèn dịu giọng:
- Mày lén xuống ghe tao làm gì?
- Tôi trốn.
Mày trốn ai?
Dạ tôi trốn nhà.
- Mày xuống ghe tao hồi nào?
- Dạ hồi mấy ông phá bao ở vựa lúa ông Cả.
- Rồi mày nằm ở đâu?
- Dạ Ở khoang hầm mũi.
- Tiểu nà má, cái đó thì không có tốt. Mày trốn rồi ba má mày ở nhà kiếm làm sao?
- Dạ ba má tôi đánh tôi nên tôi phải trốn.
Như vậy không có trở về nhà hả?
Dạ không! Chết tôi cũng không trở về.
- Hà cái con nhỏ này gan thiệt. Rồi mày định đi đâu?
- Dạ chưa biết nhưng đi đâu cũng được, càng xa nhà càng tết Tin chắc đây không phải là kẻ gian, Tài Miêu bèn bảo con bé thuật đầu đuôi xem tại sao ra đi một cách hẽu mạng như vậy.
Cô bé kể rằng cha cô gả cô cho một người ở làng khác nhưng cô không ưng. Cha cô bắt cô phải ưng nhưng cô nhứt dính từ chối. Cha cô hăm nếu không vâng lời, sẽ giết. Cô sợ quá nên phải đi. Tài Miều thấy vậy thì động lòng. Hơn nữa thấy con bé mặt mũi cũng xinh xẻo nên nghĩ ngay đến thằng cháu kêu lão bầng cậu ở trong phố làm nghề bánh kẹo hiện thiếu người giúp đỡ. Thằng cháu còn mẹ già lại chưa vợ. Lạy Đức ông Hiển Thánh phù hộ cho. Đây là duyên tiên định. Lão mùng thầm. Rồi lão khoá cửa ghe. Tuy là ở thành thị trộm cắp như rươi nhưng ở ngay cửa chành lúa bao, hàng chục người vác bao lên xuống rần rần, không tên cắp nào dám xuống ghe.
Tài Miêu dẩn cô gái lên nhà ngói chị kể qua tự sự rồi xì xầm bàn luận. ' Bà Sẩm già nói:
- Để nó o đây giúp việc, ăn com không. Còn vụ đó chưa tinh được. Cái thứ trôi sông lạc chợ ai mà thèm.
Thế là Tài Miêu bỏ một công mà được hai việc:
giúp chị có người làm và giúp cô gái thoát nạn. Lão trở vè ghe nằm nghỉ một lát thì mấy người bạn ghe đi chơi về. Ba Hứng chói nạng lọc cọc đi trên cây đòn dài xuống ghe sau cùng.
Một người nói:
- ề, Hứng? Châu mai tụi mình có chỗ dượt càu rồi!
ở đâu?
- Dám đất trống kia kìa.
Nhưng Ba Hứng không chú ý. Thấy Ba Hứng cầm hai ổ bánh mì thịt trên tay, anh ta hỏi:
- Bộ mày ăn không no à?
- Mua về tối ăn, ủa, khuya ăn.
Sao hồi nãy không ăn luôn thể?
Ba Hứng không dám. Y nằm trước mũi ghe còn mấy người kia thì lên mui trải đệm ra ngủ. V chèo chống mệt mỏi nên vừa dặt lưng là ngáy o o. Ba Hứng bèn bò lại chỗ cái mỏ neo và khom xuống nhìn trong hầm. Tối om, không thấy gì hết. Hứng bèn vỗ lên sạp và chờ đợi. Nhưng không nghe trả lời. Bực mình Ba Hứng thò đầu xuống cất tiếng kêu khe khẽ nhưng vẫn bặt tăm.
Hứng bèn di dân vào trong. Tài Miêu đang ngồi tựa vách đếm thẻ bao lúa, nãy giờ trông thấy cử chỉ của Hứng thì sinh nghi.
Thấy Hứng bò vào, Tài Miều chân trước:
- NI tìm cái gì?
ông Tài có thấy....
- Thấy cái gì?
Hứng lặng thinh. Tài Miêu càng nghi ngờ, càng quyết đoán:
- NI kiếm má ni hả?
- Nói bậy hoài ông.
- Ngộ nói đúng rồi? - Tài Miều cười kháy - Ngộ di guốc trong b.ung ni mà! Ngộ về ngộ bẩm với ông Cai thì ổng đuối ni cho mà coi!
- Tôi làm gì? - Hứng sừng sộ.
- NI làm gì thì ni giết chớ!
Ba Hứng thấy lộ tẩy nhưng không dám nhận. Dù sao cũng không có bằng chứng gì đế người ta có thề bắt tội mình.
Tài Miều vốn già tay ấn nên vùa đánh xong thì quết:
- Nói vậy chớ ở nhà ngộ có bắt được một người "con ngái" xuống ghe. Nhưng không phải là kẻ trộm nên ngộ không kêu mã tà Ngộ cho nó đi ròi!
Ba Hứng kêu lên:
- Thiệt hả ông Tài?
- Ngộ nói láo thì té vàng té pạc gì há?
Ba Hứng đứng tần ngần một giây rồi hỏi:
- Người đó đi đâu ông Tài?
NI hỏi làm cái gì chớ?
à a....
NI có quen không mà hỏi dữ vậy?
Sự thực Ba Hứng đã đem cô gái xuống ghe. Hôm đó Hứng ngồi ó mũi ghe kiểm soát số thẻ. Cứ mỗi người vác một bao xuống ghe thì Hứng đưa cho một thẻ. Đến mười bao thì Hứng đổi cho cái thẻ 10. Khi ghe ăn lúa xong, người vác đem thẻ dện trình cho chủ để lãnh tiên công. Rủi thay kỳ này, ghe đã đầy mà không lui dược vì mắc cạn, bạn làm công bỏ về nhà ăn cơm. Chi còn một mình Hứng ngồi chong ngóc trước mũi ghe nhìn bầy khi leo trên hàng bần ở ven sông. Giữa lúc đó thì cô nàng đến. Cô ta thú thiệt là muốn bỏ nhà đi nhưng không có tiền. Hứng đã 20 tuổi nhưng chưa có cô nào để ý, đây là co hội tốt cho chàng "Nhứt túc". Thấy cô ta xinh xẻo, Hứng len cho xuống ghe nằm trong khoang hầm.
Hứng hứa sẽ che chỏ cô ta lên tói tỉnh nhưng cũng bắt cô ta hứa với Hứng là lên trên đó hai đứa sẽ mướn nhà ở chung. Theo mưu đồ của Hứng, thì Hứng sẽ quơ cả số tiên bán chuyến lúa này và quất ngựa chuối dông luôn. Hai đứa sẽ sống tói bách niên giai lão.
Cô gái chui xuống hầm nằm khoanh khoẻ ru lại có người cung phụng thì dại gì không hứa.
Mọi việc coi dễ như trở bàn tay. Chẳng dè bây giờ con chim đã sổ lòng. Ba Hứng không dám hỏi thêm vì không có lý do chính đáng, đành nằm ôm bung thở không ra hơi. Hứng muốn đi tìm, nhưng làm sao mà tìm? Ơ đây nhà cửa san sát giống như nhau, người đông như kiến cỏ nhưng không có ai chào hỏi thân thiện vòi ai. Lại nữa mình có cái tịch, nên không dám nhúc nhích. Tài Miễu mà biết được thì nguy to.
Ba Sẩm già bảo dứa con gái:
Tù nay mày đổi tên là A Múi nghe chưa? ông Tài Công là chỗ quen nên tao nhận mày ở trong nhà. Ông ta nói mày ăn cắp cái gì của người ta nên mày trốn. Nhớ nghẹn. Không được xài tên cũ!
A Múi ức quá lên tiếng:
- Tôi đâu có...
- Mày cãi lại tao kêu phú lích tới bắt mày lồng vô khám.
A Múi không dám nói tiếng nào nữa. Nhưng A Múi không ân hận vì dã rơi vào tay bà Sẩm già này. ít ra bà ta cũng không dành mình bầm mặt sưng môi. Nàng thấy không còn thương hắn ta một chút nào nữa. Cái nắm tay lớn vậy mà nó đấm thẳng vào mặt người ta.
- Mày ngủ ở cái sạp này. Mày ăn cũng ở cái sạp này. Mày làm kẹo, bánh bao ở ngay bên cạnh cái sạp này!
Đó là mấy câu thân ái nhất của bà Sẩm già đối với nàng trong ìân tiếp xúc đầu tiên.
Cái phòng nhỏ ở phía sau tiệm mở cửa nhìn ra con sông nước chảy. Đó là cái kho vì chứa đủ thứ đồ vật tù những khạp da bò những hũ đường chảy những thùng đường tán đến những giỏ mây thau chậu và một cái lò lớn trên đó đặt một cái chảo lá sen hình như đã hàn dính với cái lò. A Múi không lạ gì với công việc bếp núc, lau nhà, quét dọn, gánh nước, mà nàng đã làm chai tay ở nhà chủ. Cho nên bà Sẩm già có vẻ hài lòng trong mấy ngày đầu của A Múi. Bà thấy hạt cơm của bà thí cho cô gái quê này không đến đỗi vô lý.
A Múi có được cái sung sướng là mỗi buổi sáng dậy sớm mô cửa tiệm và đứng ngó người đi chợ vào mua tương mua nước mắm dầu lửa. Đôi khi con trai bà Sầm để cho Múi bán như chủ tiệm. Và khách hàng cũng tưởng đó là cô chủ. Xem ra anh con trai kia và A Múi xứng đôi lắm. MúI đóng vai chủ giả một chút thì bà Sẩm già ló mặt ra. Bà ta bới một cụm tóc bằng trái cau sau gáy nhưng ghim nó với một cây trâm bằng đồng to bằng ngọn chĩa ba của Trữ Bát Giới. Với cái trâm đó, bà ta có thề đâm chết người ta như choi.
Bà ta rất hằn học mỗi khi con trai của bà đối xử dễ dãi với A Múi. Sự có mặt của bà mang ý nghĩa một sự chia cách giữa hai người hơn là sự kiểm soát buôn bán hàng hóa.
Vợ chồng bà dắt nhau tới đây thuở thiếu thời, trong tay không có đến đồng bạc. Nhờ ở đậu nhà một người bạn, chồng thì đi bán kẹo đục làm bằng đường táng suốt ngày kiếm được một hào, còn vợ thì gánh nước mướn. Cứ 10 đôi nước (mỗi đôi hai từng thiếc đầy, mỗi thùng tiếc 20 lít), - được 1 xu. Không biết ông chồng nấu bao nhiêu mẻ kẹo đục, vợ gánh đầy bao nhiêu mái nước cho khu phố, nhưng trước khi lâm chung, ông chồng đã có được một tiệm tạp hóa nho nhỏ gồm cả một lò làm cốm kẹo lấy hiệu Đại Thành để lại cho vợ con.
Bây giờ thằng con trai làm chủ, nó có biết đâu cha mẹ nó dã đổ bao nhiêu mồ hôi nước mắt cho tùng mảnh gạch từng hòn dá của cái gia sản này. A Múi yên thân sống tạm bợ. Bây giò nàng mới nhớ ngược về quê. Nàng nhớ cái nhà của cha mẹ nàng, nàng nhớ cái mảnh chòi xơ xác của nàng, một cái chòi mới dựng chi có một bộ vạt tre và ngôi hai bên hứa với nhau sẽ ra sức làm lụng đề làm một ngôi nhà đàng hoàng khi có đứa con châu lòng. Ngờ đâu gương vô bình tan.
Đêm xuống mịt mùng. Cảnh lạ quê người, buồn đứt ruột.
Nàng nhó tới Ba Hứng. Hắn muốn nàng ưng hắn. Ung hắn thì thà ở nhà còn tết hơn. Hắn không có nghề ngỗng gì ngoài ba cái cầu lông vịt. Vả lại không đám cưới đám gì cả, sau này có con dắt về thăm cha mẹ, nói làm sao? Ra đi rồi phải trở về chó đâu phải đi luôn.
Nàng trở mình không ngủ được. Nàng muốn tìm một chỗ nào có căn bản hơn, nhưng tìm đâu? Chẳng có ai quen. Ở đây không bị gò bó, công việc không nặng nhọc, nhưng nàng hơi phiên một nỗi là trong nhà toàn là người Tàu, họ nói chuyện với nhau nàng không hiểu, đôi lúc nàng nghĩ là họ nói lén nàng ngay trước mặt nàng, nàng lấy làm khó chịu nhưng đành nhịn.
Bỗng nàng sực nhớ ra rằng lúc còn ở nhà, trong xóm có đồn tiếu rằng nàng là con hoang của một người chủ tiệm Tàu trong chợ làng. Do đó gia đình nàng có một thời lục đục dữ dội. Cha nàng cứ tra hỏi và đánh đập mẹ nàng luôn. Nàng không biết sự thực như thế nào nhưng đôi lúc soi gương nàng cũng thấy mặt nàng phảng phất đôi nét người Tàu. Trời ơi! Nếu nàng biết được cha nàng là ai và ông ta tìm nhận dúm làm phước. Phải chi nàng nói được một ít tiếng Tàu. Đàng này nàng không biết gì hết.
Nàng bỗng giật mình nhớ chuyện hồi chiều. Lúc nàng dang quét rác trước cửa tiệm. Có một đám tù đi ngang. Nàng thấy có một tên nhìn nàng đatl đáu. Do đó hắn bước tụt hậu và bị tên mã tà đập một cây vào đầu chúi nhủi.
Không hiểu sao, nàng cho đó là chồng. Nhưng anh ta làm gì mà phải tù? Nước mắt A Múi tuôn dầm.
Mỗi một dêm đến là một biển đen dìm nàng vào những ác mộng. Tiếng động bên ngoài chẳng quen với tai nàng. Ờ đây không có chó sủa của nhà bên, không có võng đưa con, không có hò đập lúa. Ở đây chỉ có xe hơi, chợ họp ồn ào, nhưng chen lẫn trong đó, thật nhỏ, thật nhẹ nhưng thật sấc là tiếng của đồng xu đỏ từ kẽ tay ngai roi vào tủ sắt.
Hằng đêm độ 10 giờ, sau khi đóng chiếc cửa ngăn có then gài bằng sắt, yên chí rằng con bé ở đợ không thể ăn cắp dược món gì ở trên tiệm mà đi đâu, còn ở dưới bếp thì không có gì ngoài mấy hũ đường và cái chảo sắt, sức nàng không thể vác nổi, hai mẹ con bà Sẩm lên ra Ú R~A; i;ông bạc cắc khua lẻng kẻng trong hộp thiếc.
Bà ta dấm tiền, những đồng tiên đẫm mồ hôi của nàng.
A Múi không biết đời nào nàng mới có thể làm chủ nối một cái tiệm con như thế này. Cả cha nàng nữa! Làm quần quật suốt đời mà có đủ ăn đâu! Anh em trong nhà lớn lên cũng chi đi ở đợ không ở đợ thì bắt ốc mò cua, chẳng làm gì ra tiên. Quanh năm suốt tháng, lúc nào hễ cần tiền thì chắc chắn không có.
Nàng lớn lên trong cảnh nghèo khó. Cho đến lúc có chồng cũng vẫn nghèo khó, đã nghèo khó lại tang thương. Để biếu con làm của hồi môn, ông già đích thân làm một cái hộc bàng lá chầm sau chòi cho con gái. Nàng đi gánh rơm ra. và xin phân trâu vè đổ dầy rồi ông già đem một dây bầu đã ươm sẵn ở nhà đem xuống đặt ở đó ông giải thích rằng dây là giống Bầu Sao trái to và dài, vỏ nó xanh đen và có đốm trắng. Òng còn dặn khi bầu lớn lên thì ngắt hết, chỉ chùa năm ngọn là đủ phủ cả nóc nhà, trái vô số kể, ăn không hết phải đem tới chợ bán.
Nhưng khi bầu mói vừa bỏ vòi, ngọn non rung rinh theo gió, vòi vùa quấn vào những nhánh chà thì nàng phải rời nhà, rời chồng lìa cha mẹ trôi nổi tấm thân.
Buổi sáng mẹ con bà Sẩm tháo cửa ngăn thì nàng ra trước mở cửa tiệm. Nàng ra đứng dưới gốc me nhìn quanh như tìm người tù hôm qua. Nếu quả thật đó là chồng thì sao? Nàng không dám nghĩ tới nữa. Nàng chỉ ước mong đó không phải. Nhưng dầu cho bây giờ chàng ta có gặp lại nàng, nàng cũng không về. Nàng nghĩ vậy A Múi! - Có liếng gọi của bà Sẩm - Vô thằng Cào nó biểu cái gì đó...