Love appears in moments, how long can I hold a moment, as my moment fades, I yearn to catch sight or sound of you, to feel the surging of my heart erupt into joyous sounds of laughter.

Chris Watson

 
 
 
 
 
Tác giả: Doãn Quốc Sỹ
Thể loại: Tiểu Thuyết
Biên tập: Lê Huy Vũ
Upload bìa: Phạm Minh Phức
Số chương: 12
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1434 / 35
Cập nhật: 2017-04-04 13:33:11 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 10
ếu hôm trước xe bus lướt trên con đường thiên lý toàn những nội cỏ hoa vàng thì hôm sau bus đi vào một miền sơn cước rừng thông phủ xanh các sườn núi. Khí hậu đã mát rợi thêm màu nắng hanh vàng nên nhìn về chân trời xa đường cong của dãy núi tuyết càng rõ ràng tinh khiết. Thuận dơ bản đồ thấy đây còn thuộc miền Wenatchee. Đường đi luôn luôn ven theo một dòng suối lớn nước trong suốt và chảy xiết, lòng đá lởm chởm. Thuận liên tưởng ngay đến dòng suối chân đảo Bellevue cũng trên con đường sơn cước về Đà Lạt, Phan Thiết. Thuận nhớ lắm tưởng ngày đó cùng thằng bạn lướt xe trên những đỉnh tràn trề ánh sáng như hôm nay, rồi khi vòng vèo xuống tới chân đèo, dòng suối cũng rộng lòng và trong suốt chảy lấp lánh như ở đây, chỉ khác là dòng suối quê hương chảy quanh bên một đồn binh heo hút với núi rừng nhưng thức tỉnh với những nòng súng hướng về bốn bề. Quê hương của chiến tranh của đau khổ mà! Thuận nhớ mang máng khi dừng bên dòng suối đó có nhìn thấy con chim chèo bẻo cô độc cất tiếng hót thương tâm trên một cành cao vắt vẻo, nhưng điều nhớ rõ nhất là Thuận đã được chứng kiến, khi xe trở ngược lại Đà Lạt, một cây anh đào độc chiếm một sườn đồi, cây anh đào đẹp nhất Đà Lạt, đẹp nhất mùa xuân năm đó và sao lại không đẹp nhất với bất cứ không gian nào thời gian nào vì cây anh đào rưng rưng màu hoa phủ kín đã là cô gái tinh nghịch, là Huyền, khỏa thân trên đồi vắng rồi rùng mình với nắng... với gió... với chính tuổi trẻ của mình. Thuận nhớ lắm, nhớ lắm!
Xe bus dừng lại trước một quán cà phê xung quanh là những vườn táo, nhưng vào mùa này chỉ có lá xanh mà không có quả đỏ, màu xanh rỡ ràng như muốn vươn lên để hòa vào với ánh mặt trời, để trở thành bất diệt với ánh sáng như mối tình giữa Thuận với Huyền. Bây giờ thì Thuận đã có đủ một khoảng thời gian lùi xa để có thể nhận định rõ ràng là Thuận đã yêu Huyền ngay từ buổi đầu gặp mặt vì bao giờ chợt nghĩ đến Huyền Thuận cũng đồng thời nhớ đến hình ảnh chiếc áo mưa màu trắng của Huyền tung ra thật đẹp đi vào trong mưa. Dòng suối trong suốt đáy miền Wenatchee đã gợi lại hình ảnh Huyền và Huyền trở lại như vậy để ở lại mãi mãi, Thuận đến Seatle để xem hội chợ mà đôi khi trí Thuận cũng lãng đi, mấy lần vô tình nhìn ngọn núi tuyết xa - Mount Rainier - như nhìn một hình ảnh quen thuộc nào ở quê hương
Một lần có một người Mỹ đứng tuổi đứng bên Thuận thấy Thuận chăm chú nhìn ngọn núi xa bèn tự ý gợi chuyện:
- Tôi đã ở Nhật hai năm, ông có thấy ngọn Rainier kia giống ngọn Foudjiyama?
Thuận đáp:
- Tôi là người Việt Nam không phải là người Nhật, nhưng nhận xét của ông thật đúng như hình ngọn Foudjiqama tôi vẫn được nhìn trong tranh ảnh.
Người Mỹ tiếp:
- Ông có thể đến ghi tên ở hãng du lịch Grayline họ chỉ lấy có mười hai đô la đi cả một ngày vòng quanh Mount Rainier. Ấy tiếng vậy mà cũng cách Seatle ngót tám mươi dậm đấy ông ạ.
Thuận cùng người Mỹ vào chổ máy xoay dùng sức ly tâm. Lúc cái nền đang đứng thụt xuống bỏ Thuận chơi vơi dính vào thành sắt chân không đặt vào đâu cả, Thuận đưa mắt nhìn cô gái Mỹ bên cạnh, áo, váy xếch ngược bám sát lấy da thịt và Thuận hơi rùng mình nghĩ đến Huyền ở Đà Lạt lần nào nghe Thuận kể chuyện vui về mối tinh già của ông bác.
Hôm sau Thuận đi xem Mount Rainier. Nhưng những nét đều đặn và hùng vĩ của ngọn núi tuyết nhìn xa, khi tới gần lại chỉ thấy những cây những đá, những suối, những lối mòn, và những cảnh đó bỗng trở thành tầm thường. Thuận nhớ lại thuở còn nhỏ có lần đứng xa nhìn được trọn vẹn chiếc cằu vòng, một chân cầu vồng đặt ghếch vào sườn núi, một chân đặt ở dưới cánh đồng rộng
Hình ảnh chiếc cầu vòng rỡ ràng thần thoại vừa gần gũỉ lại vừa xa xôi, chiếc cầu vòng đó còn bám lấy trí nhớ Thuận cho đến ngày nay há chẳng vì Thuận chỉ chiêm ngưỡng nó mà chẳng bao giờ đạt tới nó.
Nhưng núi khác, cầu vòng khác, mà Huyền Khác - Thuận tự cười thầm và nghĩ nghĩ vậy - với Huyền đi tới Huyền, nhập vào Huyền đã nhập vào vũ trụ, nhập vào chân lý. Thành thử đôi lúc Thuận có cảm tưởng cùng đi xem núi tuyết với Huyền và những lúc đó thì cảnh trông gần hay trông xa đều làm đẹp cuộc đời làm đẹp tư tưởng con người cả.
Và hôm sau Thuận lên xe đi San Francisco từ sớm còn ngoải cổ lại ngắm ngọn núi tuyết một lần nữa, màu trắng uy nghi đó lần này có hồng ánh bình minh. Tại Sealle cũng như ba ngày còn nán lại San-Francisco sau đó Thuận không chí gửi carte postale cho Blair mà còn viết thêm hai lá thư dài kể rõ những cuộc đi chơi ngắm phong cảnh. Thuận làm công việc đó một cách khá trân trọng vì Thuận nghĩ đó là bổn phận tinh thần của mình với Blair, nhất là khi Thuận vẫn còn trên đất Mỹ. Khuôn mặt Blair nổi lên choán cả hiện tại khi nàng hiện diện; khuôn mặt Huyền chìm sâu xuống để có mặt mãi! Càng hiểu thế Thuận càng thấy mình có bổn phận lịch thiệp chu đáo với Blair.
Chiếc DC6 bốn động cơ của hãng Worlp Airway cất cánh hồi mười giờ tối dời khỏi phi trường Travis; từ trên nhìn xuống, Thuận thấy San - Francisco đèn xanh đèn đỏ nhấp nhấytuyệt đẹp. Chuyến bay êm ả, êm ả như lòng Thuận lúc đó. Năm giờ sáng hôm sau phi cơ hạ cánh tại phi trường quốc tế của Honolulu, để rồi ba giờ sau Thuận lại lên một chiếc phản lực khác tiếp tục lên đường. Phi cơ bay trên cao 10.000 bộ nhìn xuống những đám mây thấp Thái Bình Dương một màu xanh lơ, những khoảng bọt chỉ là những chấm trắng nhỏ, một con tầu bé nhỏ như một chiếc lá không thể nhận rõ là tầu buôn hay tầu chiến nữa.
Cảnh trời mây và biển lúc đó thật bình lặng. Cả tiếng động cơ của phi cơ cũng đều đều trờ thành bình lặng. Lòng Thuận cùng trở thành bình lặng khi nghĩ đến Huyền, không hối hả hồi hộp như lúc phi cơ mới cất cánh rời khỏi San-Francisco lấp lánh đèn xanh, đèn đỏ bên dưới. Phi cơ hạ xuống đảo Wake một giờ, khí hậu đảo này nóng quá, vừa xuống khỏi máy bay ai nấy mồ hôi ướt áo, nhìn chung quanh chỉ thấy cát và những thứ cây cỏ cằn cỗi, nhà cửa thưa thớt chỉ thấy những kiến trúc quân sự của Mỹ, sát bờ bể xác một chiếc tầu Nhật bị đánh đắm từ thời đệ nhị thế chiến nay đã hoen rỉ.
Một điệu nhạc u buồn từ một trại binh Mỹ thoát ra. Dân ca của địa phương nào hay của địa phương nào? Quyết không phải tiết điệu Tây phương? Điều đó nhắc nhủ Thuận đã về gần tới quê hương. Khi phi cơ đã cất cánh điệu nhạc còn như bám vào trí óc Thuận gọi một nỗi niềrn tê tái của một cái gì muốn vươn lên mà gặp bao nhiêu trở ngại.
Lần về này sau mười sáu giờ miết mải đuổi theo mặt trời, giờ đây cơ hồ phi cơ hụt hơi, Thuận nhìn ra ngoài khung kính, mặt trời sắp lặn đương tung tóe những tia nắng cuối cùng màu hồng thẫm khiến cảnh tượng vẫn rở ràng mà vẫn dìu dịu đìu hiu. Nhìn xuống mặt biển qua các khe mây Thuận thấy rõ một khoảng lớn màu tím đậm, chỗ sáng hơn là màu hoa cà. Thuận đã nhắm mắt lại rồi mà còn như thấy cảnh trời nước hiu hiu đi vào tàn lụi.
May sao khi phi cơ hạ xuống Manille thì có thêm một thiếu nữ Việt-Nam lên ngồi bên Thuận, nàng là một nữ giáo sư chưa chồng qua Manille tu nghiệp sáu tháng về ngành giáo dục tiểu học, nói chuyện với nàng Thuận thấy tình cảm quạnh hiu ám ảnh mình từ đảo Wake bớt đi nhiều lắm. Chỉ vào bộ quốc phục nàng bận, Thuận vào chuyện trước:
- Thời gian ở Mỹ tôi có được đọc một bài phỏng vấn các chàng trai quốc tế tại Saigon về những tình cảm, những nhận xét của họ về phụ nữ nuớc nhà. Đại khái chàng nào cũng nức nở khen tà áo và mái tóc của cô gái Việt Nam là đẹp nhất hoàn cầu.
- Đúng đấy anh ạ, - nàng đáp - tôi nhận thấy ra khỏi nước nhà, hể hôm nào mình bận quốc phục quả nhiên thấy thiên hạ dòm ngó nhiều lắm, ngạc nhiên với nhiều thiện cảm.
- Còn về đức tính - Thuận tiếp - thì có người ca ngợi đức tính nhẫn nại óc thông minh của phụ nữ Việt, có người than phiền phụ nữ Việt e lệ quá nhiều khi thành ra như mất lịch sự với khách ngoại quốc, nhưng lại cũng có người phản đối, mà cho rằng chính nét e lệ đó làm cho phụ nữ Việt Nam còn giữ được nữ tính là điều mà các phụ nữ Tây phương ở những nước mang danh tiến bộ hầu như không còn mấy nữa. Lại có người khen (mà là chê) một số phụ nữ Việt Nam bắt chước giỏi.
- Tôi nghĩ rằng - nàng đáp - người ta khen hay chê đều có lý do cả, cốt sao mình giữ được đúng mức theo ý tôi hình như cả nghệ thuật sống là ở chỗ giữ sao cho đúng mức!
Câu nói của nàng thực khôn ngoan! Thuận nhớ lúc nàng bước lên phi cơ đi giữa hai hàng ghế mấy người ngoại quốc Tây phương đều quay đầu lại ngắm nàng và bộ quốc phục của nàng. Nàng như một ngôi sao độc tôn trong phi cơ cho đến khi phi cơ hạ cánh xuống phi cảng Tân Sơn Nhất, dưới ánh nắng chói chang, lúc đó hình ảnh nàng mới mờ vào đám đông, không phải là vì trời nắng, mà là vì nàng đã về tới quê hương của xứ áo màu quần trắng.
Chị Ninh đã tới đón thuận ở cửa ra…
Thuận người con trai thời loạn đó đã trở về với quê hương loạn ly tràn ngập mâu thuẫn của mình,
Tràn ngập mâu thuẫn thật!
Sau khi tới trình diện tại bộ chỉ huy không quân và sau đó xin nghĩ được một tuần, Thuận đã đi thăm bè bạn khắp mặt, cùng họ đi ăn uống, đi bát phố, ngắm và nghe và đọc báo, và tối đến thì nghe tiếng đại bác từ những ngã ngoại ô vọng lại.
Một bạn đồng đội của Thuận đã chết trong một cuộc lái phi cơ trực thăng tải thương. Ở đây dù là phi tải thương cũng vẫn là đích cho những ổ súng phòng không của đối phương, nhường như cuộc chiến tranh đã phi lý thì thêm một vài chi tiết phi lý nhỏ nữa cũng chẳng sao.
Phố phường rộn rịp! Cứ gia nhập đám đông Sàigòn vào chiều thứ bảy tại những phố lớn thì không ai có thể ngờ rằng trên đất nước này ngoài tiền tuyến đương có cuộc giao tranh khốc liệt từng giờ từng phút. Có người trách kẻ hậu phương vô tâm, nhưng Thuận cũng được nghe lời bênh vực ngược lại là chính nếp sống hậu phương luôn luôn được bình thường hóa như vậy làm nên sức mạnh của cả đoàn thể. Những nguời gia nhập đám đông đường phố Lê Lợi, Tự Do kia mấy kẻ là không có người nhà hoặc đã ngã xuống, hoặc hiện đang có mặt ngoài tiền tuyến.
Những cô gái Việt nhỏ nhắn đi bên những người Mỹ cao lớn, đề tài trào phúng cho nhiều cột báo hàng ngày tại thủ đô. Người ta riễu những nét hạ lưu của những cô gái đó. Nhưng biết thế nào là hạ lưu đây? Một chàng quân nhân Mỹ ở đường Nguyễn Đình Chiều hằng ngày ngắm một cô gái Việt đi gánh nước thuê lấy tiền nuôi mẹ; anh quyết định hỏi cô làm vợ và viết thư về khoe với ông bố triệu phú là anh sẽ cưới một cô gái mà tìm khắp nước Mỹ không có người đức hạnh thứ hai như thế. Anh đã nói đúng!
Thật nhiêu mâu thuẫn! Người ở tiền tuyến chết cho những người hậu phương sống yên ổn, vậy mà có người hậu phương xây xong một căn nhà đồ sộ bên gián tiếp nguyền rủa lên xác những người đã chết cho họ bằng cách tuyên bố trắng ra là sẵn sàng cho Cộng sản ở không nếu họ vào đến Saigon. Nhưng lại đã có người đấu lý với Cộng sản trên con đường Định Quán - Đà Lạt:
- Chính phủ quốc gia chỉ đánh thuế xe tôi có ba ngàn một năm, các ông đánh thuế tám ngàn một chuyến làm sao đóng được?
- Bà có xe Mỹ, bà tất giàu lắm, bà đóng được.
- Tôi không đóng!
- Bà để xe lại!
- Nếu bà không sẳn, bà có thể dóng thiếu, lần sau qua đây bà đóng bù, tôi ghi ở biên lai.
- Tôi không đóng!
Tất nhiên chiếc xe bị đốt, nhưng đồng thời lâu dài mị dân của đối phương cũng nhận thêm một ngọn lửa tự thiêu xém. Chứng có được mà chúng có mất!
Thốt nhiên Thuận nhớ đến anh Cả và những bài báo của anh ngày nào đọc ở Hoa Thịnh Đốn. Ánh đèn đường bật lên, Thuận đến nhà Hội như theo một sức hút vô hình.
Bước qua cổng Thuận vui mừng biết mấy khi thấy anh Cả có nhà.
- Hội có nhà không anh? - Thuận hỏi như thể cốt đến chỉ để thăm Hội. (Hai thằng muốn gặp nhau lúc nào chẳng được, ở bộ Tư Lệnh Không Quân).
- Ô cái thằng ấy thì mấy khi nó chịu nằm nhà - anh Cả đáp - giờ này cu cậu chắc đương dẫn ý trung nhân đi au uống gì đó.
- Ủa nó chọn được ý trung nhân rồi ư hở anh?
- Cậu tưởng nó là thứ ngựa bất kham à? Càng những anh Iài ra bộ hùng hổ nhất khi quy thuận đàn bà lại quy thuận một cách khiếp đảm nhất!
Thuận bật cười hòa với tiếng cười hài hước và bao dung của anh Cả.
- Cậu đã gặp Hội rồi chứ? - Anh Cả hỏi.
- Thưa anh có, ngay hôm tôi lên trình diện ở bộ Tư Lệnh Không Quân. Hồi ở Mỹ tôi có theo rõi những bài báo của anh.
- Ở tòa đại sứ Việt Nam tại Hoa Thịnh Đốn?
- Vâng.
Thuận thuật qua ít chuyện về khóa tu nghiệp phản lực cơ trên đất Mỹ. Rồi Thuận kế lại rất lộn xộn những điều tai nghe mắt thấy đan dệt thành mê cung mâu thuẫn mà Thuận cho là tầm thường nhưng vì chúng nhiều quá và thường xuyên quá nên tựa như chúng nằng nặc quấn lấy ý nghĩ Thuận đòi lời giải thích. Thuận cũng lại thú thật lã đã loay hoay tìm lờí giải thích đây, nhưng khi thì quá trớn, khi thì tầm thường, rút cục Thuận như sa lầy. tâm trạng đôi lúc cực kỳ chán nản.
(Thuận không ngờ mình chán nản đến mức đã đặt chân trở lại trên đất nước nhà mà hình ảnh Huyền bỗng chìm nghĩm).
Anh Cả cười nói với Thuận:
- Những mâu thuẫn đó không phải tầm thường như cậu tuởng, đó là những mâu thuẫn khổng lồ của cả nhân loại mà chỉ riêng cái vùng tủi nhục này là quê hương chúng ta phải dơ đầu ra chịu báng. Cậu vừa ở Mỹ về thấy trẻ con nước nhà ỉa bậy ngoài hè phố mà xấu hổ ư? Việc gì mà xấu hổ! Vững trãi như « ngai vàng gia đình trị» nhà họ Ngô trước đây mà còn tiêu với thời gian nữa là đống phân của đứa trẻ thì … sức mấy, nhất lại đương vào mùa mưa này. Ha ha đùa vậy thôi chứ khi mà đất nước mình vào thời kỳ xây dựng- chẳng lẽ loạn mãi à - thì tật xấu ỉa bậy của đứa trẻ cũng như tật xấu ăn cắp của giới gian chính trong mọi ngành chỉ là những mụn ghẻ lở ngoài da thôi mà.
Cái nhìn, nụ cười và lời nói của anh Cả như trận mưa dìu dịu đến rập tắt kịp thời một đám cháy, Thuận cảm thấy lòng thanh thản hẳn.
Thuận hỏi:
- Lớp tuổi chúng tôi dễ dàng bi quan vì ảnh hưởng chiến tranh phải không anh?
Anh Cả cười lớn hơn:
- Thế dễ thường khi các cậu cơ cực về chiến tranh, chúng tôi vui hưởng thái bình?! Căn bệnh thời đại nào cũng có nhiều lý do, tự ngoài tới cũng có, tự nơi mình nhiều hơn, đừng trăm dâu đổ đầu tằm cho chiến tranh, tội nghiệp! Các
cậu đừng quên rằng trước cuộc chiến tranh này còn cuộc kháng chiến, trước cuộc kháng chiến còn những cay đắng của thời đệ nhị thế chiến với sự hiện diện trịnh trọng của hai cái thòng lọng cùng một lúc quanh cổ dân mình là thực dân Pháp và quân phiệt Nhật. Thời Nhật thuộc bọn chúng tôi đi học không có lấy một chiếc bút chì tốt, không có lấy một tập giấy trắng mà viết, bút chì nội hóa chỉ vừa chạm phải lưỡi dao gọt đã gẫy vụn, giấy viết nội hóa sần sùi đen đủi chỗ dầy chỗ mỏng. Thời chúng tôi đầy rẫy những tên mất gốc bằng vạn bây giờ! Trong khi Tây nó sang nước mình nó cũng phải cởi trần trùng trục trong nhà vào những trưa hè, thì các ông Việt Nam mất gốc nhà ta cương quyết rập đúng kiểu Tây mẫu quốc luôn luôn súng sa súng sính robe de chambre với đai lưng buộc cẩn thận; vào nhà họ chơi, trông lũ nhỏ xinh xắn muốn gọi chúng là cháu Lan, cháu Ngọc thì lại luôn luôn nghe thấy bố mẹ chúng quát tháo hồn nhiên như hơi thở: Thérèse, où es-tu? Jacques, où es-tu alors![1]
Một chú bé chừng bốn tuổi tự trong nhà lũn cũn chạy ra, anh Cả nhấc bổng chú lên giới thiệu với Thuận:
- Thằng út của tôi đây! À há, mày là John cu Tý nhé. John Cu Tý, where are you? O.K Number one!
Giọng hài hước của anh Cả làm Thuận cười thắt bụng và quên mọi bực rọc, trong khi thằng bé cười khanh khách. Anh Cả đặt con xuống cho nó chạy vào nhà trong với mẹ, anh nói giọng trở lại đứng đắn:
- Thằng này tháng trưửóc chạy ngã xương tay,cả cánh tay xưng vù. Nghe nó khóc, cả bố mẹ lẫn các cô các chú cùng đau thắt ruột cái đau của nó. Rồi chiếu điện, rồi bó bột, rồi nó cũng thích ứng với hoàn cảnh nó; bố, mẹ, cô, chú cũng thích ứng với hoàn cảnh ngược xuôi chữa chạy cho nó. Sống là thích ứng mà.
Auh Cả lại mở tủ lấy ra chiếc cravate thắt, Thuận buột miệng hỏi:
- Có khi phải thích ứng hàng mấy chục năm mới lành bệnh!
Anh Cả biết Thuận liên tưởng đến hoàn cảnh đất nước và những mâu thuẫn dày vò, đáp:
- Chứ sao! Và cũng không phải vì bệnh tật đã lành mà khi nghĩ lại mình và những người thân của mình không thấy ớn xương xống, sự đau đớn và sự lành bệnh chỉ là hai bề mặt. Cậu hãy vươn lên thật cao, thật cao mà nhìn xuống, trái đất không còn là những chi tiết núi cao, biển rộng, thung lũng sâu nữa, mà là một hình tròn thiệt tròn, sáng thiệt sáng...
Thuận biết câu nói của anh Cả chẳng phải là nguy tín. « Cậu hãy vươn lên thật cao mà nhìn xuống... tròn thiệt tròn sáng thiệt sáng». Thuận ôn thầm trong trí.
Anh Cả hỏi:
- Đi xem hòa nhạc với tôi không?
- Ở đâu thế anh?
- Ở Âm nhạc viện quốc gia. Tôi có hai carte (thiệp) mời, nhà tôi thì bận trẻ không đi được, còn thằng cha Hội mà giờ này y không về thì 12 giờ y mới về.
- Vâng tôi đi với anh! Chắc là carte mời nhà báo?
- Không, đây là carte mời người nhà. Con cháu gái tôi mười sáu tuổi đậu thủ khoa về dương cầm thi tài với một cậu hai mươi tuổi vừa mới theo học thêm ba năm vĩ cầm tại trường Cao Đẳng Âm nhạc Hamburg Đức về. Sáng nay tôi có tới gặp hai đứa lúc chúng tập dượt, nhưng mà nghe đàn lúc tập dượt dù là nghe Pablo Cassal tập dượt đâu có thú bằng ngồi ở thính phòng với hàng trăm thính giả khác cùng chia sẻ bầu không khí hồi hộp, lắng nghe...
Thuận đã thấy vui, cười nói với anh Cả:
- Ồ! thì ra đua tài đây là hòa họp, cậu chàng vĩ cầm, cô nàng dương cầm!
- Cuộc đua tài nào mà chẳng là cuộc hòa hợp! Chỉ những kẻ ngu xuẩn mới cho rằng đua tài là giành lấy độc quyền sinh sát. Cậu còn nhớ thế vận hội Tokyo, hai phái đoàn lực sĩ Đông Đức và Tây Đức hòa nhập làm một để đua tài với thiên hạ và mỗi lần đoạt giải quán quân nào, cờ Đức kéo lên, ban nhạc Thế Vận Hội cử Hymne à la joie của Beethoven. Có lẽ nước Đức là nước duy nhất của Tây phương đã nghiên cứu nhiều về triết lý Đông phương, lại vừa trải qua một thời phát xít nên chợt cảm thông đưọc ý thức khoan dung của Đông phương, trong khi những cặn bã Đông phuơng trở thành những phần tử cuồng tín khốc liệt, kể cũng ngược đời.
Anh Cả đã ăn bận chỉnh tề xong, cả hai ra đường vẫy tắc xi. Tới Âm nhạc viện quốc gia Thuận và anh Cả ngồi bên một nhạc sĩ đứng tuổi từng đã du học ở Pháp. Nhạc sĩ kể lại có lần qua thăm trường Cao Đẳng Âm Nhạc Stuttgart miền Nam nước Đức, nơi đây mỗi khi có cuộc hòa nhạc họ ghi ở chương trình «màn mở đúng chín giờ một phút, hay màn mở đúng chín giờ kém một phút » và họ làm đúng như vậy, nên nếu chẳng may xe mình kẹt đường thấy rằng không thể đến đúng giờ thì đành rẽ lối mà làm việc khác. Nhạc sĩ chỉ những hàng ghế đằngg sau dán số nham nhở, chỉ lên khoảng cao sân khấu còn những vệt giấy khẩu hiệu cũng nham nhở không kém và một khoảng góc tường có mạng nhện rồi lắc đầu tỏ vẻ không hài lòng về sự cẩu thả của nước mình. Thuận thấy anh Cả nhắc lại với nhạc sĩ là thời Pháp thuộc xưa có bao giờ họ tổ chức âm nhạc viện cho mình học, ngay như trường Cao Đẳng Mỹ Thuật mà rồi họ cùng cho xẹp luôn vậy thì so sánh xưa với nay chúng ta cũng đã tiến nhiều lắm. Nói về kỷ luật anh Cả nhắc lại chuyện ngày lật đổ anh em nhà Ngô, ngày mùng một tháng 11 năm nào, dân chúng ùn ùn xuống đường mà rất kỹ luật trật tự, tắc-xi, xích-lô-máy đi lại vẫn dễ dàng, không một tai nạn lưu thông xảy ra, rồi những cảnh cảm động khiến mình không sao quên được và bắt mình phải suy ngẫm mãi như cảnh những cụ già mang đồ ăn thức uống cho chiến sĩ, cảnh chú nhỏ con nhà nghèo nào đó mặc áo vá vai đứng chơi với các anh chiến sĩ, leo trèo lên xe tăng duới cái nhìn hiền từ của anh v..v... nhưng chỉ sau cách mạng mấy ngày dân chúng nhận thấy cơ cấu lãnh đạo quốc gia vẫn là (chỗ này anh Cả xin lỗi nhạc sĩ) đống cứt nát không có chóp, thì tình trạng lại trở về cảnh hỗn độn, vô trật tự, vô chính phủ như cũ. Anh Cả kết luận với nhạc sĩ: « Những đức tính cố hữu của người dân đẹp như châu ngọc mà bị chúng « bĩnh » phủ lên trên, thành thử người ngoài tới đây nhìn đâu cũng chỉ thấy phân mà chẳng thấy ngọc, hoặc có thấy một vài viên thì lại bê bết những... phân, và vì gớm phân người ta gớm lây cả ngọc (ngừng lại một giây). Vấn đề Việt Nam là của người Việt Nam, người lãnh đạo tài ba của đất nước sau này phải là người giác ngộ tinh thành nắm vững được sinh mệnh đất nước. Người Việt sinh ra sống hòa với thế giới; sống hòa với thế giới sao cứ để thế giới phải lo lắng về vấn đề riêng tư của mình?! »
Ánh đèn tắt dần, tấm màn hồng kéo sang hai bên, hai nhạc sĩ Việt trẻ măng bước ra, một trai một gái cúi chào giữa tiếng vỗ tay nồng nhiệt của đám khán giả quốc tế Việt Mỹ Đức Pháp.
Hai nhạc sĩ trẻ tuổi đã tuần tự trình diễn những bản étude, sonate, concerto cổ điển với một vẽ đầy tự tín với một nghệ thuật uyển chuyển và nhuần nhã. Thuận thấy họ quả là hai viên ngọc đã được rửa sạch và sáng ngời và dòng nhạc trình diễn cũa họ cũng như biến thành dòng suối thần gột rửa những nhơ bẩn những tội lỗi đầy rẫy của cuộc đời. «Nghệ thuật là một cứu rỗi! » Thuận nghĩ thầm điều khám phá đó.
Lẽ tất nhiên khi bản nhạc cuối cùng có ghi trong chương trình vừa dứt thì đám khán giả cứ ngồi lì tại chỗ và vỗ tay liên hồi đòi nghe thêm một lần nữa. Bản nhạc thêm đó là bản mà Thuận vốn rất thích: bản Invitation à la valse. Tiếng dương cầm thoạt trầm trầm vừa êm ả vừa tha thiết, lời của tình yêu chào đón, rồi tiếng nhạc trở nên tưng bừng chói lọi ở quãng giữa; sau cùng nhạc đề chính trở lại ngậm ngùi man mác làm sao trong không khí chia ly của đôi trẻ - Nơi đây âm nhạc quả đã là tiếng nói đại đồng!
Chia tay cùng anh Cả, Thuận thấy lòng êm ả hẳn như cảm giác con người mỗi khi gặp ngày xuân trở lại. Thuận nghĩ đến Blair mà Thuận tự hứa sẽ biên thư kể lại cảm giác về cuộc hòa nhạc đêm nay. Thuận sẽ gửi tặng Blair một bộ đồ ngủ may bằng tơ tầm của nườc nhà, lụa mềm và mịn và phơi phới như ý nghĩa của Thuận lúc đó. Thuận nghĩ đến Huyền Thuận có bao nhiêu chuyện để kể cho Huyền nghe Thuận đã ghi vào phim nhựa bao nhiêu hình ảnh trên đất Mỹ phần lớn cũng là cốt để Huyền xem nữa.
Tới cổng nhà đã mười hai giờ khuya Thuận bấm chuông. Chị Ninh ra mở cửa Thuận kể lại cho chị nghe về cuộc hòa nhạc, rồi kết luận bất ngờ:.
- Mai em đi Đà lạt!
- Cậu còn được nghỉ mấy ngày nữa? — Chị Ninh hỏi.
- Bốn ngày nữa chị ạ.
Chị Ninh im lặng giây lâu tựa như có suy nghĩ điều gì rồi mới nói:
- Cậu lên ĐàLạt mùa này chán chết, đúng mùa mưa lớn, tin báo hôm nay cho hay con đường từ Đà Lạt xuống Phan Thiết nhiều đoạn bị nước lũ cuốn đi cả phần mặt nhựa đá xuống vực, ty kiều lộ phải sửa gấp mới có gạo tiếp tế cho Đà Lạl.
Thuận chỉ lơ đãng hỏi lại:
- Thế ư hở chị?
Chị Ninh nói đến mùa mưa bão ở ĐàLạt mà Thuận chỉ trả lời hững hờ «Thế ư hở chị » rồi thay đồ ngủ lên giường ngay. Không bao giờ Thuận ngờ vào thời chinh chiến này mình lại có thể gặp một giấc mơ đẹp như thế, không biết có phải vì đã gặp anh Cả và đã đi dự cuộc hòa nhạc với anh Cả? Chỉ biết khi lên giường nằm, hào quang trí tưởng tượngcủa Thuận như tỏa ra sáng ngời bao quyện lấy hình ảnh Huyền. Để tăng phần ấm áp cho hào quang đó, bên ngoài đổ trận mưa lớn, tiếng mưa lớn bổng biến thành tiếng phi cơ và Thuận đương lái chiếc phi cơ đó có Huyền ngồi bên, săng dự trữ hai bên cánh bỗng bị đổ, chảy vào không trung.
Thuận cho phi cơ từ từ hạ xuống dọc theo một con sông, săng trút xuống lênh láng mặt nước. Theo lệnh của Thuận, Huyền bắn xuống một mũi tên lửa, cả dòng suối bốc cháy rực rỡ, trời như nhuộm ánh hoàng bôn. Thuận đã ôm Huyền nhảy ra ngoài mặc cho phi cơ theo đà từ từ hạ thấp dần... thấp dần xuống mặt nước. Sát bên bờ sông là thế giới sương mù, Thuậa dẫn Huyền vào thế giới thần tiên đó, bước đi của cả hai. đều nhún nhảy như cùng biểu diễn một điệu vũ tế thần nào của Hy Lạp. Thuận
nghĩ đến Hy Lạp vì Huyền lúc đó khoác y phục bằng voan trắng theo kiểu y phục cổ Hy Lạp. Cả hai đương tung tăng nhún nhảy theo nhịp đều đặn thì thấy một cặp khác cũng ăn bận y hệt như vậy, cũng tung tăng nhún nhảy theo nhịp đều đặn như vậy, từ một lối quanh trong sương xuất hiện. Thoạt cả Thuận cùng Huyền đều rất đỗi ngạc nhiên không ngờ chốn sương lam thần tiên này còn một cặp nữa y hệt mình, nhưng rồi cả hai bỗng cười rộ vì cặp đó nào phải ai xa lạ, chính là bóng của hai người phóng ra. Không khí và ánh sáng của sứ thần tiên này có đặc tính phản ảnh kỳ diệu như thế đó. Thuận rùng mình ngây ngất vì thấy cặp hình ảnh trước mặt âu yếm ôm nhau hôn, thì ra Thuận đương ôm Huyền hôn...
Thuận sực tỉnh bâng khuâng tâm hồn ngạt ngào hạnh phúc. Lên Đà Lạt - Thuận tự nhủ thầm - khi ôm Huyền, Thuận sẽ nói bên tai Huyền: « Hồi còn ở Mỹ tôi đã muốn gửi cho Huyền một tấm carle postale ghi đằng sau « yêu Huyền quá Huyền ơi! » Chẳng thể có tiếng nói tình yêu nào đơn giản mà thiết tha hơn, và chắc chắn trong tình yêu càng thiết tha người ta càng đơn giản! Thuận không cho đấy là một điều nói dối, tuy rằng câu « yêu Huyền quá Huyền ơi » chỉ vừa mới được khám phá ra sau giấc mơ thần tiên.
Thuận thao thức mong cho chóng sáng để đi lấy vé máy bay.
Cái nhìn của chị Ninh vẫn là cái nhìn rất đỗi dò hỏi khi thấy Thuận thức khuya như thế mà vẫn dạy sớm và đã y phục chỉnh tề với chiếc túi xách hành trang. Nhưng khi chị cất tiếng hỏi, Thuận thấy giọng chị vẫn bình tĩnh:
- Cậu nhất định đi ĐàLạt?
- Vâng (Thuận sực nhớ lời chị hôm qua). Mùa mưa cũng chẳng sao em thấy nhớ không khí ĐàLạt, em còn được nghỉ ba ngày nữa mà.
- Cậu định đi bằng phi cơ kia mà.
- Mua vé phi cơ sáng nay cũng phải chiều mới có chuyến đi, em ra bến ô tô đi loại xe lô thì chỉ hai giờ chiều là đã tới nơi rồi.
Rõ ràng Thuận thấy chị Ninh đã hé miệng định nói thêm điều gì rồi lại thôi, mãi tới khi Thuận xách túi vải chào chị, chị mới nói đùa:
- Thôi chúc cậu lên mà ngắm mưa Đà Lạt cho vui!
Vào mùa mưa nên buổi sớm Sàigòn lành lạnh như mùa thu miền Bắc. Thuận ngồi trên một xích lô để đến bến xe. Một cô gái từ trong hẻm đi ra, cô mặc chiếc quần bó sát chân và đùi, gấu quần còn rủ xuống che kín giày... Thuận quay lại nhìn cô đúng hơn là nhìn khoảng nửa người bên dưới của cô, chiếc quần chỗ nào cũng bám sát lấy cơ thể đến nỗi Thuận nghĩ rằng nếu có đi trong sương người ta sẽ tưởng là cô khỏa thân. Một chiếc xích lô máy từ phía trước phóng lại, lần này là một cô gái mặc đầm ngồi trên, gió thổi tung mép váy và hai hàng chân ngọc ruỗi song song, hình ảnh thơ Hồ Xuân Hương. Hai cô thuộc hạng gái nào, Thuận biết, nhưng Thuận còn biết hơn là không phải các cô chấp nhận ngủ với bất cứ người nào vào bất cứ lúc nào. Thành thử sự bước chân vào căn phòng của các cô vẫn có giá trị bước chân vào căn phòng của tình yêu.
Chú thích:
[1]Thérèse mày ở đâu? Jacques mày ở đâu rồi!
Đốt Biên Giới Đốt Biên Giới - Doãn Quốc Sỹ Đốt Biên Giới